window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Tìm hiểu một chút về quá trình mang thai, bạn sẽ hiểu rõ được sự vất vả của vợ mình và thấy được sự phát triển kỳ diệu của em bé. Hãy sẵn sàng để làm một người cha tuyệt vời nhé! Tháng thứ nhất Điều gì đang xảy ra trong cơ thể vợ bạn? Thời điểm này sự thay đổi ở cơ thể vợ bạn chưa thực sự rõ rệt, cô ấy sẽ không thể chắc chắn về việc đậu thai cho đến khi thấy trễ kinh và que thử thai hiện rõ hai vạch. Bạn có thể làm gì giúp cô ấy? Nếu hai bạn đã “lên lịch” chắc chắn về việc có thai, hãy nhắc nhở vợ bạn uống bổ sung axít folic, vitamin C và sắt. Những dưỡng chất này được khuyến cáo bổ sung từ 3 – 6 tháng trước khi có thai. Và đây là thời điểm sự bổ sung này càng cần được thực hiện thường xuyên hơn. Em bé phát triển đến đâu rồi? Từ một tế bào nhỏ bé ban đầu, em bé đã phát triển thành một phôi thai với hơn 100 tế bào. Phôi thai sẽ di chuyển tới tử cung của người mẹ và “định cư” ở đó. Sau khi những tế bào bên ngoài đã xong xuôi việc kết nối với cơ thể người mẹ để lấy dưỡng chất cho sự phát triển, phôi thai sẽ bắt đầu sự phân chia tế bào để dần hình thành nên cơ thể hoàn chỉnh của em bé. Tháng thứ hai Điều gì đang xảy ra trong cơ thể vợ bạn? Tới thời điểm này, việc mang thai đã được xác định. Những dấu hiệu ốm nghén ngày càng rõ rệt khiến cho vợ bạn sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi. Khá nhiều phụ nữ sẽ thường xuyên có cảm giác buồn nôn, táo bón do hệ tiêu hoá hoạt động chậm lại. Vợ bạn sẽ đôi lúc có cảm giác sợ một món ăn gì đó hoặc thèm ăn kinh khủng một món ăn gì đó. Bạn có thể làm gì giúp cô ấy? Tự tay làm cho cô ấy những cốc nước hoa quả mà cô ấy thích uống nhất, hoặc đơn giản là đáp ứng nhu cầu món ăn mà cô ấy muốn ăn trong thời kỳ ốm nghén. Có thể bạn sẽ thường xuyên phải nghe vợ mình kêu ca và đôi khi cáu gắt vì cảm thấy mệt mỏi khó chịu, hãy cố gắng kiên nhẫn, động viên cô ấy. Ngoại trừ thuốc bổ do bác sĩ thai sản kê, bạn hãy nhắc nhở vợ mình hết sức cẩn thận để không bị ốm đau và không sử dụng bừa bãi thuốc chữa bệnh. Em bé phát triển đến đâu rồi? Đây là thời điểm phát triển quan trọng nhất của em bé. Não bộ, xương sống và các cơ quan trong cơ thể bé bắt đầu hình thành. Vào khoảng thời gian này của thai kỳ, trái tim nhỏ bé sẽ bắt đầu hoạt động và đập những nhịp đầu tiên. Những mạch máu kết nối với cơ thể mẹ cũng bắt đầu phát triển thành dây rốn. Những tháng đầu mang thai, có thể bạn sẽ thường xuyên phải nghe vợ mình kêu ca và đôi khi cáu gắt vì cảm thấy mệt mỏi khó chịu, hãy cố gắng kiên nhẫn, động viên cô ấy. (ảnh minh họa) Tháng thứ ba Điều gì đang xảy ra trong cơ thể vợ bạn? Vợ bạn đã bắt đầu đi tới thời điểm cuối của ba tháng đầu thai kỳ. Các dấu hiệu ốm nghén đã bớt đi, việc ăn uống của cô ấy cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cảm giác mệt mỏi vẫn thường xuyên “đeo bám” khiến cho tinh thần của vợ bạn vẫn rất dễ bị ảnh hưởng. Thai nhi phát triển lớn hơn, chèn ép sang bàng quang và thận khiến cho giấc ngủ về đêm của vợ bạn bị gián đoạn khá nhiều do phải thức dậy đi vệ sinh. Bạn có thể làm gì giúp cô ấy? Giúp đỡ cô ấy nhiều hơn trong các công việc nhà, ví dụ như đi chợ cùng vợ để xách đồ giúp cô ấy, rửa bát, lau nhà, hoặc những việc cần bưng bê, với cao… dành thời gian nghỉ ngơi cho vợ càng nhiều càng tốt. Chắc chắn cô ấy sẽ cảm kích lắm và yêu bạn nhiều hơn. Em bé phát triển đến đâu rồi? Em bé đã phát triển thành một bào thai thực sự. Khuôn mặt và đôi mắt đã hình thành rõ ràng hơn. Những tế bào tạo nên móng tay đã “có mặt”, 20 mầm răng bé xíu cũng đã xuất hiện dưới lợi của bé. Và có thể bạn sẽ rất ngạc nhiên, những cơ quan sinh sản của bé cũng đã bắt đầu phát triển ngay từ giai đoạn này. Tất cả sự phát triển phức tạp này đang diễn ra trong một bào thai có kích thước khoảng 12cm, thật kỳ diệu phải không? Tháng thứ tư Điều gì đang xảy ra trong cơ thể vợ bạn? Bắt đầu từ tháng này, việc mang thai của vợ bạn đã có thể thấy rất rõ từ bên ngoài, bụng cô ấy phát triển lớn hơn trông thấy. Một số phụ nữ có dấu hiệu hay quên trong thời điểm này. Nhưng có thể nói, vợ bạn đã bắt đầu bước vào thời điểm thoải mái và dễ chịu nhất của thai kỳ. Bạn có thể làm gì giúp cô ấy? Một lần nữa, sự kiên nhẫn và thông cảm vẫn phải được bạn tận dụng triệt để. “Ghi nhớ” giùm cô ấy những việc cần làm trong ngày, và đừng thắc mắc hay cáu gắt nếu cô ấy thường xuyên quên mất để chìa khoá ở đâu. Nên đưa vợ bạn đi khám răng trong thời điểm này, để đảm bảo vệ sinh răng miệng vì lợi của cô ấy giai đoạn này khá yếu. Em bé phát triển đến đâu rồi? Em bé đã có hình dáng hoàn chỉnh của một con người thực sự. Từ tháng này trở đi, em bé sẽ chỉ phát triển để lớn dần lên. Bạn sẽ có thể cảm nhận sự chuyển động của bé khi áp tay hoặc áp tai vào bụng vợ. Nhịp tim của bé cũng mạnh mẽ hơn, và bạn đừng ngạc nhiên nếu thấy nhịp nhanh quá nhé, vì nhịp tim của thai nhi luôn nhanh gấp đôi nhịp tim người lớn. Tháng thứ năm Điều gì đang xảy ra trong cơ thể vợ bạn? Vợ bạn đang đi được gần một nửa chặng đường của việc mang thai. Đây là thời điểm dễ chịu nhất của thai kỳ. Hầu hết những phụ nữ mang thai thời điểm này trông rất khoẻ mạnh, và tràn đầy sức sống. Thậm chí một vài người còn thú nhận rằng họ cảm thấy chuyện quan hệ vợ chồng tại thời điểm này tốt hơn bao giờ hết. Bạn có thể làm gì giúp cô ấy? Hãy đáp ứng nhu cầu quan hệ vợ chồng của vợ bạn một cách dịu dàng và thoải mái nhất, đừng lo, bạn không “làm đau” em bé được đâu. Ghi nhớ và nhắc vợ bạn khám thai định kỳ, thông thường lịch khám thai của cô ấy là một tháng một lần, và nếu vợ bạn thường xuyên bị đau lưng và chuột rút ở chân, nên thông báo với bác sĩ phụ sản của cô ấy ngay để bác sĩ có hướng giải quyết tốt nhất. Em bé phát triển đến đâu rồi? Thời điểm này bé lớn lên rất nhanh, tỷ lệ giữa đầu bé và cơ thể đã cân xứng hơn, khuôn mặt trông rõ nét hơn. Tóc bé bắt đầu phát triển và những vân tay đầu tiên đã xuất hiện. Khả năng nghe của bé cũng bắt đầu có được vào thời điểm này. Bạn có thể tập cho cho bé nghe nhạc không lời được rồi. Tháng thứ sáu Điều gì đang xảy ra trong cơ thể vợ bạn? Nếu ăn uống vừa đủ và hợp lý, vợ bạn sẽ lên được khoảng 6,5kg cho đến thời điểm này. Các triệu chứng như đau lưng, phù nề, chuột rút, ợ nóng, khó tiêu... tuy không xuất hiện nhiều hơn nhưng lại gây cảm giác khó chịu hơn mỗi khi xuất hiện. Da bụng của cô ấy cũng bắt đầu có dấu hiệu bị rạn do sự phát triển của em bé. Bạn có thể làm gì giúp cô ấy? Thường xuyên mátxa cho vợ để giảm những triệu chứng khó chịu trên. Cùng cô ấy ghi tên vào một lớp học tiền sản để học mátxa đúng cách nhất, đồng thời giúp cô ấy sẵn sàng cho việc sinh em bé. Em bé phát triển đến đâu rồi? Đến khoảng cuối của tháng thứ sáu, cơ thể em bé sẽ sản sinh những chất béo đầu tiên để giúp giữ ấm. Tốc độ lớn của bé đã có phần chậm lại, nhưng những cơ quan bên trong vẫn không ngừng hoàn thiện. Trong giai đoạn này, bé di chuyển nhiều hơn trong túi ối, nhưng đến thời điểm cuối của ba tháng giữa thai kỳ, bé sẽ xoay người đến một tư thế cố định: đầu chúc xuống dưới. Các tế bào máu trắng – đội quân miễn dịch – giúp cơ thể bé chống lại bệnh tật cũng được sản sinh nhiều hơn trong giai đoạn này. Bạn cần thường xuyên động viên và bàn bạc với vợ về vai trò của bạn trong ngày em bé sinh ra. (ảnh minh họa) Tháng thứ bảy Điều gì đang xảy ra trong cơ thể vợ bạn? Chắc chắn cô ấy sẽ cảm thấy em bé đạp khoẻ hơn và nhiều hơn. Sự phát triển của em bé cũng có thể gây cho vợ bạn cảm giác hơi thở bị ngắn đi và khó khăn hơn. Độ lớn của bụng cũng khiến cho giấc ngủ của cô ấy không dễ dàng, những giấc mơ xuất hiện nhiều và rất rõ ràng cũng gây ảnh hưởng khá nhiều đến giấc ngủ. Bạn có thể làm gì giúp cô ấy? Hạn chế cô ấy tối đa việc phải hoạt động quá nhiều, trừ phi đó là những bài tập trước khi sinh và đi bộ. Bạn đã có thể cùng cô ấy sắm đồ sơ sinh cho em bé được rồi. Thường xuyên động viên và bàn bạc với cô ấy về vai trò của bạn trong ngày em bé sinh ra, bạn sẽ làm gì để cô ấy được yên lòng... việc này rất quan trọng vì nó giúp cho tinh thần của vợ bạn tốt hơn. Nhớ tham gia đầy đủ các lớp học tiền sản nữa nhé. Em bé phát triển đến đâu rồi? Xương của bé đã cứng cáp hơn nhiều rồi. Phổi của bé vẫn đang được hoàn thiện. Đến cuối tháng thứ bảy, lông mi của bé sẽ bắt đầu phát triển. Nếu bé là bé trai, tinh hoàn sẽ di chuyển xuống đúng vị trí của nó trong tháng này. Xung động của não bắt đầu mang đến cho bé những giấc mơ. Một vài dấu hiệu bé bị nấc cũng sẽ xuất hiện, nhưng bạn đừng lo, đó là sự phát triển bình thường. Tháng thứ tám Điều gì đang xảy ra trong cơ thể vợ bạn? Những tháng cuối của thai kỳ là thời điểm khó khăn hơn bao giờ hết. Việc phải “mang vác” em bé đến tháng này ngày càng mang đến cho vợ bạn cảm giác mệt mỏi, khó chịu, thậm chí đau đớn do sự phát triển của thai nhi chèn ép lên các cơ quan trong cơ thể. Việc đi lại của cô ấy và đặc biệt là giấc ngủ còn trở nên khó khăn hơn nữa. Bạn có thể làm gì giúp cô ấy? Những chiếc gối mỏng giúp kê bụng, hoặc gối ôm giúp vợ bạn kê chân có thể sẽ mang đến giấc ngủ tốt hơn cho cô ấy. Thường xuyên giúp đỡ cô ấy tập thở, ở bên cô ấy khi cô ấy tập đi lại để việc sinh đẻ sau này được dễ dàng hơn. Nói chuyện với em bé nhiều hơn cũng là cách giúp cho vợ bạn yên tâm hơn về trách nhiệm người cha của bạn, đồng thời để bé có thể dễ dàng hơn trong việc nhận ra giọng nói thân quen của cha mình khi ra đời. Em bé phát triển đến đâu rồi? Bé có thể cảm nhận rất rõ âm thanh, ánh sáng qua lớp da bụng của mẹ. Dây rốn sẽ ngừng phát triển và bắt đầu “già” đi. Thông thường đến khi bé được sinh ra, dây rốn sẽ nặng khoảng bằng 1/6 cân nặng của bé. Phổi của bé đã phát triển hết nhưng vẫn cần được hoàn thiện hơn. Trong ruột của bé lúc này sẽ bắt đầu có đầy những chất thải từ gan và ruột, sau này khi được sinh ra, bé sẽ thải chúng ra, chúng ta hay gọi đó là “phân su”. Tháng thứ chín Điều gì đang xảy ra trong cơ thể vợ bạn? Đến thời điểm này vợ bạn sẽ gần như ngủ được rất ít vào ban đêm, vừa do việc phải dậy đi vệ sinh nhiều, vừa do kích cỡ của em bé đã rất lớn khiến cho việc chọn tư thế ngủ cực kỳ khó khăn. Và chắc chắn hơn bao giờ hết cô ấy mong đến ngày sinh càng nhanh càng tốt. Bạn có thể làm gì giúp cô ấy? Giúp vợ bạn chuẩn bị đầy đủ mọi vật dụng cần cho em bé lúc sinh và sau sinh. Sẵn sàng đưa cô ấy tới bệnh viện bất kỳ lúc nào cô ấy có dấu hiệu sinh nở. Khuyến khích vợ bạn sinh thường để đạt được những ích lợi cho tốt nhất cho cả cô ấy và em bé sau này. Việc sinh nở của phụ nữ là một việc vô cùng đau đớn và khó khăn, nhưng cũng là một việc thiêng liêng và hạnh phúc, nếu như được sự cho phép của bác sĩ, hãy nắm tay cô ấy khi cô ấy sinh em bé, để cô ấy có được hạnh phúc trọn vẹn. Em bé phát triển đến đâu rồi? Em bé đã sẵn sàng để gặp bạn bất kỳ lúc nào trong thời điểm này, hãy sẵn sàng đón bé nhé!
Tìm hiểu một chút về quá trình mang thai, bạn sẽ hiểu rõ được sự vất vả của vợ mình và thấy được sự phát triển kỳ diệu của em bé. Hãy sẵn sàng để làm một người cha tuyệt vời nhé! Tháng thứ nhất Điều gì đang xảy ra trong cơ thể vợ bạn? Thời điểm này sự thay đổi ở cơ thể vợ bạn chưa thực sự rõ rệt, cô ấy sẽ không thể chắc chắn về việc đậu thai cho đến khi thấy trễ kinh và que thử thai hiện rõ hai vạch. Bạn có thể làm gì giúp cô ấy? Nếu hai bạn đã “lên lịch” chắc chắn về việc có thai, hãy nhắc nhở vợ bạn uống bổ sung axít folic, vitamin C và sắt. Những dưỡng chất này được khuyến cáo bổ sung từ 3 – 6 tháng trước khi có thai. Và đây là thời điểm sự bổ sung này càng cần được thực hiện thường xuyên hơn. Em bé phát triển đến đâu rồi? Từ một tế bào nhỏ bé ban đầu, em bé đã phát triển thành một phôi thai với hơn 100 tế bào. Phôi thai sẽ di chuyển tới tử cung của người mẹ và “định cư” ở đó. Sau khi những tế bào bên ngoài đã xong xuôi việc kết nối với cơ thể người mẹ để lấy dưỡng chất cho sự phát triển, phôi thai sẽ bắt đầu sự phân chia tế bào để dần hình thành nên cơ thể hoàn chỉnh của em bé. Tháng thứ hai Điều gì đang xảy ra trong cơ thể vợ bạn? Tới thời điểm này, việc mang thai đã được xác định. Những dấu hiệu ốm nghén ngày càng rõ rệt khiến cho vợ bạn sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi. Khá nhiều phụ nữ sẽ thường xuyên có cảm giác buồn nôn, táo bón do hệ tiêu hoá hoạt động chậm lại. Vợ bạn sẽ đôi lúc có cảm giác sợ một món ăn gì đó hoặc thèm ăn kinh khủng một món ăn gì đó. Bạn có thể làm gì giúp cô ấy? Tự tay làm cho cô ấy những cốc nước hoa quả mà cô ấy thích uống nhất, hoặc đơn giản là đáp ứng nhu cầu món ăn mà cô ấy muốn ăn trong thời kỳ ốm nghén. Có thể bạn sẽ thường xuyên phải nghe vợ mình kêu ca và đôi khi cáu gắt vì cảm thấy mệt mỏi khó chịu, hãy cố gắng kiên nhẫn, động viên cô ấy. Ngoại trừ thuốc bổ do bác sĩ thai sản kê, bạn hãy nhắc nhở vợ mình hết sức cẩn thận để không bị ốm đau và không sử dụng bừa bãi thuốc chữa bệnh. Em bé phát triển đến đâu rồi? Đây là thời điểm phát triển quan trọng nhất của em bé. Não bộ, xương sống và các cơ quan trong cơ thể bé bắt đầu hình thành. Vào khoảng thời gian này của thai kỳ, trái tim nhỏ bé sẽ bắt đầu hoạt động và đập những nhịp đầu tiên. Những mạch máu kết nối với cơ thể mẹ cũng bắt đầu phát triển thành dây rốn. Những tháng đầu mang thai, có thể bạn sẽ thường xuyên phải nghe vợ mình kêu ca và đôi khi cáu gắt vì cảm thấy mệt mỏi khó chịu, hãy cố gắng kiên nhẫn, động viên cô ấy. (ảnh minh họa) Tháng thứ ba Điều gì đang xảy ra trong cơ thể vợ bạn? Vợ bạn đã bắt đầu đi tới thời điểm cuối của ba tháng đầu thai kỳ. Các dấu hiệu ốm nghén đã bớt đi, việc ăn uống của cô ấy cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cảm giác mệt mỏi vẫn thường xuyên “đeo bám” khiến cho tinh thần của vợ bạn vẫn rất dễ bị ảnh hưởng. Thai nhi phát triển lớn hơn, chèn ép sang bàng quang và thận khiến cho giấc ngủ về đêm của vợ bạn bị gián đoạn khá nhiều do phải thức dậy đi vệ sinh. Bạn có thể làm gì giúp cô ấy? Giúp đỡ cô ấy nhiều hơn trong các công việc nhà, ví dụ như đi chợ cùng vợ để xách đồ giúp cô ấy, rửa bát, lau nhà, hoặc những việc cần bưng bê, với cao… dành thời gian nghỉ ngơi cho vợ càng nhiều càng tốt. Chắc chắn cô ấy sẽ cảm kích lắm và yêu bạn nhiều hơn. Em bé phát triển đến đâu rồi? Em bé đã phát triển thành một bào thai thực sự. Khuôn mặt và đôi mắt đã hình thành rõ ràng hơn. Những tế bào tạo nên móng tay đã “có mặt”, 20 mầm răng bé xíu cũng đã xuất hiện dưới lợi của bé. Và có thể bạn sẽ rất ngạc nhiên, những cơ quan sinh sản của bé cũng đã bắt đầu phát triển ngay từ giai đoạn này. Tất cả sự phát triển phức tạp này đang diễn ra trong một bào thai có kích thước khoảng 12cm, thật kỳ diệu phải không? Tháng thứ tư Điều gì đang xảy ra trong cơ thể vợ bạn? Bắt đầu từ tháng này, việc mang thai của vợ bạn đã có thể thấy rất rõ từ bên ngoài, bụng cô ấy phát triển lớn hơn trông thấy. Một số phụ nữ có dấu hiệu hay quên trong thời điểm này. Nhưng có thể nói, vợ bạn đã bắt đầu bước vào thời điểm thoải mái và dễ chịu nhất của thai kỳ. Bạn có thể làm gì giúp cô ấy? Một lần nữa, sự kiên nhẫn và thông cảm vẫn phải được bạn tận dụng triệt để. “Ghi nhớ” giùm cô ấy những việc cần làm trong ngày, và đừng thắc mắc hay cáu gắt nếu cô ấy thường xuyên quên mất để chìa khoá ở đâu. Nên đưa vợ bạn đi khám răng trong thời điểm này, để đảm bảo vệ sinh răng miệng vì lợi của cô ấy giai đoạn này khá yếu. Em bé phát triển đến đâu rồi? Em bé đã có hình dáng hoàn chỉnh của một con người thực sự. Từ tháng này trở đi, em bé sẽ chỉ phát triển để lớn dần lên. Bạn sẽ có thể cảm nhận sự chuyển động của bé khi áp tay hoặc áp tai vào bụng vợ. Nhịp tim của bé cũng mạnh mẽ hơn, và bạn đừng ngạc nhiên nếu thấy nhịp nhanh quá nhé, vì nhịp tim của thai nhi luôn nhanh gấp đôi nhịp tim người lớn. Tháng thứ năm Điều gì đang xảy ra trong cơ thể vợ bạn? Vợ bạn đang đi được gần một nửa chặng đường của việc mang thai. Đây là thời điểm dễ chịu nhất của thai kỳ. Hầu hết những phụ nữ mang thai thời điểm này trông rất khoẻ mạnh, và tràn đầy sức sống. Thậm chí một vài người còn thú nhận rằng họ cảm thấy chuyện quan hệ vợ chồng tại thời điểm này tốt hơn bao giờ hết. Bạn có thể làm gì giúp cô ấy? Hãy đáp ứng nhu cầu quan hệ vợ chồng của vợ bạn một cách dịu dàng và thoải mái nhất, đừng lo, bạn không “làm đau” em bé được đâu. Ghi nhớ và nhắc vợ bạn khám thai định kỳ, thông thường lịch khám thai của cô ấy là một tháng một lần, và nếu vợ bạn thường xuyên bị đau lưng và chuột rút ở chân, nên thông báo với bác sĩ phụ sản của cô ấy ngay để bác sĩ có hướng giải quyết tốt nhất. Em bé phát triển đến đâu rồi? Thời điểm này bé lớn lên rất nhanh, tỷ lệ giữa đầu bé và cơ thể đã cân xứng hơn, khuôn mặt trông rõ nét hơn. Tóc bé bắt đầu phát triển và những vân tay đầu tiên đã xuất hiện. Khả năng nghe của bé cũng bắt đầu có được vào thời điểm này. Bạn có thể tập cho cho bé nghe nhạc không lời được rồi. Tháng thứ sáu Điều gì đang xảy ra trong cơ thể vợ bạn? Nếu ăn uống vừa đủ và hợp lý, vợ bạn sẽ lên được khoảng 6,5kg cho đến thời điểm này. Các triệu chứng như đau lưng, phù nề, chuột rút, ợ nóng, khó tiêu... tuy không xuất hiện nhiều hơn nhưng lại gây cảm giác khó chịu hơn mỗi khi xuất hiện. Da bụng của cô ấy cũng bắt đầu có dấu hiệu bị rạn do sự phát triển của em bé. Bạn có thể làm gì giúp cô ấy? Thường xuyên mátxa cho vợ để giảm những triệu chứng khó chịu trên. Cùng cô ấy ghi tên vào một lớp học tiền sản để học mátxa đúng cách nhất, đồng thời giúp cô ấy sẵn sàng cho việc sinh em bé. Em bé phát triển đến đâu rồi? Đến khoảng cuối của tháng thứ sáu, cơ thể em bé sẽ sản sinh những chất béo đầu tiên để giúp giữ ấm. Tốc độ lớn của bé đã có phần chậm lại, nhưng những cơ quan bên trong vẫn không ngừng hoàn thiện. Trong giai đoạn này, bé di chuyển nhiều hơn trong túi ối, nhưng đến thời điểm cuối của ba tháng giữa thai kỳ, bé sẽ xoay người đến một tư thế cố định: đầu chúc xuống dưới. Các tế bào máu trắng – đội quân miễn dịch – giúp cơ thể bé chống lại bệnh tật cũng được sản sinh nhiều hơn trong giai đoạn này. Bạn cần thường xuyên động viên và bàn bạc với vợ về vai trò của bạn trong ngày em bé sinh ra. (ảnh minh họa) Tháng thứ bảy Điều gì đang xảy ra trong cơ thể vợ bạn? Chắc chắn cô ấy sẽ cảm thấy em bé đạp khoẻ hơn và nhiều hơn. Sự phát triển của em bé cũng có thể gây cho vợ bạn cảm giác hơi thở bị ngắn đi và khó khăn hơn. Độ lớn của bụng cũng khiến cho giấc ngủ của cô ấy không dễ dàng, những giấc mơ xuất hiện nhiều và rất rõ ràng cũng gây ảnh hưởng khá nhiều đến giấc ngủ. Bạn có thể làm gì giúp cô ấy? Hạn chế cô ấy tối đa việc phải hoạt động quá nhiều, trừ phi đó là những bài tập trước khi sinh và đi bộ. Bạn đã có thể cùng cô ấy sắm đồ sơ sinh cho em bé được rồi. Thường xuyên động viên và bàn bạc với cô ấy về vai trò của bạn trong ngày em bé sinh ra, bạn sẽ làm gì để cô ấy được yên lòng... việc này rất quan trọng vì nó giúp cho tinh thần của vợ bạn tốt hơn. Nhớ tham gia đầy đủ các lớp học tiền sản nữa nhé. Em bé phát triển đến đâu rồi? Xương của bé đã cứng cáp hơn nhiều rồi. Phổi của bé vẫn đang được hoàn thiện. Đến cuối tháng thứ bảy, lông mi của bé sẽ bắt đầu phát triển. Nếu bé là bé trai, tinh hoàn sẽ di chuyển xuống đúng vị trí của nó trong tháng này. Xung động của não bắt đầu mang đến cho bé những giấc mơ. Một vài dấu hiệu bé bị nấc cũng sẽ xuất hiện, nhưng bạn đừng lo, đó là sự phát triển bình thường. Tháng thứ tám Điều gì đang xảy ra trong cơ thể vợ bạn? Những tháng cuối của thai kỳ là thời điểm khó khăn hơn bao giờ hết. Việc phải “mang vác” em bé đến tháng này ngày càng mang đến cho vợ bạn cảm giác mệt mỏi, khó chịu, thậm chí đau đớn do sự phát triển của thai nhi chèn ép lên các cơ quan trong cơ thể. Việc đi lại của cô ấy và đặc biệt là giấc ngủ còn trở nên khó khăn hơn nữa. Bạn có thể làm gì giúp cô ấy? Những chiếc gối mỏng giúp kê bụng, hoặc gối ôm giúp vợ bạn kê chân có thể sẽ mang đến giấc ngủ tốt hơn cho cô ấy. Thường xuyên giúp đỡ cô ấy tập thở, ở bên cô ấy khi cô ấy tập đi lại để việc sinh đẻ sau này được dễ dàng hơn. Nói chuyện với em bé nhiều hơn cũng là cách giúp cho vợ bạn yên tâm hơn về trách nhiệm người cha của bạn, đồng thời để bé có thể dễ dàng hơn trong việc nhận ra giọng nói thân quen của cha mình khi ra đời. Em bé phát triển đến đâu rồi? Bé có thể cảm nhận rất rõ âm thanh, ánh sáng qua lớp da bụng của mẹ. Dây rốn sẽ ngừng phát triển và bắt đầu “già” đi. Thông thường đến khi bé được sinh ra, dây rốn sẽ nặng khoảng bằng 1/6 cân nặng của bé. Phổi của bé đã phát triển hết nhưng vẫn cần được hoàn thiện hơn. Trong ruột của bé lúc này sẽ bắt đầu có đầy những chất thải từ gan và ruột, sau này khi được sinh ra, bé sẽ thải chúng ra, chúng ta hay gọi đó là “phân su”. Tháng thứ chín Điều gì đang xảy ra trong cơ thể vợ bạn? Đến thời điểm này vợ bạn sẽ gần như ngủ được rất ít vào ban đêm, vừa do việc phải dậy đi vệ sinh nhiều, vừa do kích cỡ của em bé đã rất lớn khiến cho việc chọn tư thế ngủ cực kỳ khó khăn. Và chắc chắn hơn bao giờ hết cô ấy mong đến ngày sinh càng nhanh càng tốt. Bạn có thể làm gì giúp cô ấy? Giúp vợ bạn chuẩn bị đầy đủ mọi vật dụng cần cho em bé lúc sinh và sau sinh. Sẵn sàng đưa cô ấy tới bệnh viện bất kỳ lúc nào cô ấy có dấu hiệu sinh nở. Khuyến khích vợ bạn sinh thường để đạt được những ích lợi cho tốt nhất cho cả cô ấy và em bé sau này. Việc sinh nở của phụ nữ là một việc vô cùng đau đớn và khó khăn, nhưng cũng là một việc thiêng liêng và hạnh phúc, nếu như được sự cho phép của bác sĩ, hãy nắm tay cô ấy khi cô ấy sinh em bé, để cô ấy có được hạnh phúc trọn vẹn. Em bé phát triển đến đâu rồi? Em bé đã sẵn sàng để gặp bạn bất kỳ lúc nào trong thời điểm này, hãy sẵn sàng đón bé nhé! ... Bạn làm giúp cô ấy? Giúp đỡ cô nhiều công việc nhà, ví dụ chợ vợ để xách đồ giúp cô ấy, rửa bát, lau nhà, việc cần bưng bê, với cao… dành thời gian nghỉ ngơi cho vợ nhiều tốt Chắc chắn cô cảm kích... triển để lớn dần lên Bạn cảm nhận chuyển động bé áp tay áp tai vào bụng vợ Nhịp tim bé mạnh mẽ hơn, bạn đừng ngạc nhiên thấy nhịp nhanh nhé, nhịp tim thai nhi nhanh gấp đôi nhịp tim người lớn Tháng... tháng ngày mang đến cho vợ bạn cảm giác mệt mỏi, khó chịu, chí đau đớn phát triển thai nhi chèn ép lên quan thể Việc lại cô đặc biệt giấc ngủ trở nên khó khăn Bạn làm giúp cô ấy? Những gối mỏng giúp