Cảm nhận: Người lớn & Con nít potx

11 247 0
Cảm nhận: Người lớn & Con nít potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cảm nhận: Người lớn & Con nít Có bao giờ bạn quan tâm đến vấn nạn tự sát của lứa tuổi vị thành niên chưa nhỉ? Hằng ngày trên các bìa báo vẫn thường đưa tin về cuộc chiến ở Iraq hay những chuyện tình ái vớ vẩn của các ngôi sao và dạo gần đây thì trên một vài tờ báo điện tử đã “vội vã” đăng một vài tin về những cuộc tự sát tập thể ở Nhật hay căn bệnh trầm cảm đang hoành hành trong lứa tuổi vị thành niên. Liệu bạn có biết là "suicide" (hành động tự tử) "Suicide" từ một động từ đã trở thành một danh từ để chỉ một ngành học: "Suicidiology". "Suicidiology" đã xuất hiện từ lâu, lâu như thế nào thì tôi không biết nhưng một điều mà tôi biết chắc là nó xuất hiện lâu hơn những tin tức về các vụ tự sát trên mạng điện tử Việt Nam. Một lý do đơn giản để "suicide" trở thành "suicidiology" có lẽ là số trường hợp chết do tự vẫn ngày càng cao. Trong xã hội Mỹ, "suicide" đứng thứ ba trong những nguyên nhân gây nên cái chết cho lứa tuổi vị thành niên sau những tai nạn dưới sự ảnh hường của rượu bia (alcohol-related accidents) và mưu sát (homocides). Tỷ lệ trẻ vị thành niên tự vẫn trong độ tuổi 10-14 đã tăng lên 120% trong khoảng 1980 - nay và vẫn không ngừng gia tăng. Đứng trước con số đó, các nhà xã hội học đã lo sợ và “sốt vó” lập ra một ngành học mới: "Suicidiology". Không những nghiên cứu về tỷ lệ tự vẫn đang ngày một gia tăng trong lứa tuổi vị thành niên, "Suicidiology" còn xoáy sâu vào những nguyên nhân và hiện tượng của một trẻ có nguy cơ tự vẫn. Đó là những trẻ em thường buồn bã ít nói, bị chứng trầm cảm lâu ngày, thường đề cập đến cái chết khi trò chuyện và cảm thấy thất bại trong cuộc sống. Hay những trẻ em thiếu thốn tình thương, tính tình xốc nổi, dễ giận dỗi cũng nằm trong danh sách này. Hẳn là họ - những nhà xã hội học phải thông thái lắm mới có thể thống kê được những tình trạng này. Tôi thật khâm phục họ quá. Khâm phục lắm chứ khi mà họ đã bỏ nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu và thống kê. Những lập luận của họ thật chính xác và logic biết bao. Những con số mà họ đưa ra thật thuyết phục và rõ ràng từng chi tiết một. Ắt là phải có một quá trình nghiên cứu lâu dài và kiến thức của nhiều năm hội tụ. Và để đền đáp cho công ơn đó, tỷ lệ tự vẫn trong lứa tuổi vị thành niên ngày một gia tăng. Có lẽ vì thế mà ngày nào họ cũng nhọc công nghiên cứu, ngày nào cũng nhọc công làm việc. Không biết các nhà xã hội học có nghĩ tới người lớn khi họ nghiên cứu về tự sát trong lứa tuổi vị thành niên hay không nhỉ? "Người lớn", hai tiếng nhưng sao nghe to tát và vĩ đại quá. Có ai chỉ tôi làm “người lớn” phải như thế nào không? Người lớn ư? Đó có phải là những người thường hay bảo bọn con trai không được hút thuốc lá nhưng chính mình lại cứ ngày một ngày hai, cứ “con mèo” rồi lại "ba số". Đó có phải là những người khuyên bảo đám nhóc như chúng tôi đừng xem những bộ phim “người lớn” nhưng chính họ lại được quyền xem. Đó có phải là những người thường hay gạt bỏ những lời nói của đám nhóc với cái câu nói cố hữu “Con nít biết gì”. Vâng, tôi đồng ý đấy chứ. Con nít đâu biết gì đâu! Con nít chỉ biết làm những cái mà người lớn đã làm vì những hành động đó là “noi theo một tấm gương tốt”. Cờ bạc, rượu bia, chè chén hay nặng nề hơn là bạo lực, tầm thường hơn là bồ bịch và nhạy cảm hơn là tình dục và tình yêu - tất cả những thứ đó con nít thường hay làm để cố thành “người lớn” để mong được thoát khỏi cái câu “Con nít biết gì". Những cậu học sinh trung học bắt đầu phì phèo điếu thuốc lá. Cái cách cầm thuốc, rít thuốc, mồi lửa hay thả từng đám khói thật điệu nghệ làm sao. Và còn hơn thế nữa, những buổi trốn học ngồi hàng giờ trong quán cà phê vỉa hè, mắt lim dim mơ màng như một anh thi sĩ thứ thiệt của bọn con trai đã nhận không biết bao nhiêu người lớn phải phì cười, bao nhiêu cái xì xáo bàn tán hay cái nhìn chế giễu. Người lớn nhìn thấy cái phù hiệu của trường trung học trên áo con nít và lắc đầu bước đi. Người lớn đang nghĩ về một tương lai cũng mờ mịt như khói thuốc lá của đám cho nít ngồi bàn bên. Và người lớn nghĩ là lẽ ra vào cái giờ hành chánh này thì con nít phải ngồi trong lớp mới đúng. Vâng, đúng rồi, đúng quá rồi. Trong giờ hành chánh, con nít phải đi học và trong giờ hành chánh, người lớn cũng phải đi làm. Người lớn thật đãng trí quá đi thôi, họ quên mất cái vế sau rồi. Con nít có biết gì đâu? Chúng làm thế vì trong đầu óc “không biết gì” của chúng chỉ nghĩ đơn giản là: những điều do người lớn làm thì đều trưởng thành và mang tính “người lớn”, suy ra con nít muốn thành người lớn thì phải là những điều người lớn thường hay làm. Hình như tôi hơi quá lời khi nói về “người lớn”, vì cũng có nhiều người lớn tốt, rất tốt nữa là đằng khác. Tính cách rõ ràng và phổ biến nhất trong lứa tuổi vị thành niên: khao khát sống, yêu đời và dám nghĩ dám làm. Con nít rất hời hợt và nông cạn, con nít rất nóng nảy và vội vàng. Và cũng nhờ vội vàng mà con nít có được những khoảnh khắc đẹp mà những người khác đôi khi mất cả một đời để tìm mà không có. Con nít sẽ sống một ngày hôm nay cho thật xứng đáng để không hối hận vì ngày mai có khi không bao gìơ đến. Con nít sẽ sống một tuổi trẻ thật sung sức và sôi nổi để khi về già không còn nuối tiếc vấn vương. Đó là một lối sống thường bị chê cười, đó là một lối sống không biết suy nghĩ. Người lớn cho là thế nhưng họ không như thế. Người lớn lại làm ngược với những tiêu chí mình đặt ra. Sắc, tình, nhục, dục hay tham, sân, si, hận người lớn đều có đủ cả đấy nhưng họ không đủ can đảm để thừa nhận chính cái bản thân của họ vì một cái tự ái tồi hay sĩ diện hão. Con nít nhìn đã quá đủ, con nít nghe đã quá đủ và con nít vùng vẫy cũng đã quá đủ. Hãy trả lời cho tôi đâu là khoảng thời gian đẹp nhất trong một đời người? Tuổi nào bạn bắt đầu mơ mộng xao xuyến khi nhìn thấy một tà áo dài thấp thoáng lớp bên? Tuổi nào bạn cứ nghĩ mãi về một người con trai nào đó dừng lại loay hoay sửa hộ bạn chiếc xe đạp bị tuột sên? Tuổi nào bạn tự nhiên giận vì người ta cả buổi không thèm nhìn bạn? Tuổi nào bạn đến lớp mà cứ mãi nhét trong cặp Trong cái tuổi thành niên mà người lớn hay cho là hỗn loạn ấy vẫn còn những chàng trai đến xin phép bố mẹ cô gái để được đưa cô đi dự một buổi sinh hoạt tại trường. Những chàng trai ấy trong trang phục veste chỉnh tề đến đón những cô gái xinh xắn dịu dàng trong những chiếc váy dạ hội. Ai đã nói tuổi trẻ không biết yêu. Tuổi trẻ biết yêu và còn hết giới hạn của tình yêu. Thật kỳ quá, thật buồn cười quá khi hai đứa nhóc đưa môi vào nhau, giữ một lúc rồi khẽ nhăn mặt, vội vàng bảo nhau như thế là đủ. Tuổi của em tuổi đặc biệt, tuổi của em tuổi xinh tươi. Tuổi của một trái ổi hay một bịch me chua? Tuổi nào bạn loay hoay với mảnh giấy nhỏ xíu trong lòng bàn tay trong khi kiểm tra 15 phút hay một tiết? Tuổi nào bạn đầy nhiệt huyết trong một buổi sinh hoạt tập thể, say sưa trong một trận bóng đá, khó khăn vật lộn với mấy bài toán hay vật lý hóc búa, hay thức trắng một đêm để làm một món quà nhỏ một tấm thiệp mong có dịp tặng nàng? em sức mạnh tràn đầy, tuổi của em tuyệt mĩ, tuổi của em là mê say sục sôi hào hứng đầy nhiệt huyết. Tuổi của em cũng cay đắng, tuổi của em cũng giận hờn hay nhọc nhằn đau khổ. Nhưng có gì đâu nhưng điều đó cũng thường thôi bởi vì tuổi của em, tuổi vị thành niên. Tuổi đó là tuổi vị thành niên. Nói đến chuyện chết, tôi chợt nhớ đến nhân vật Lê, 17 tuổi, vai chính của bộ phim tài liệu "Good Morning, Hanoi". Cô và các bạn gái trong lứa tuổi của cô thấy cuộc đời này đáng chán, và nghĩ vẩn vơ về chuyện tự tử. Các cô bàn nhau chết thế nào cho đẹp. Chuyện này chắc chỉ có ở Việt Nam, trong giới mới lớn ở Việt Nam. Người lớn Việt Nam khi xem phim này thì chợt giật mình: Thì ra bọn trẻ chúng nó nghĩ thế à? Người ta mải mê với chuyện cơm áo gạo tiền để mà luôn giật mình với câu hỏi được đặt ra trong bài viết: Có bao giờ bạn quan tâm đến vấn nạn tự sát ở tuổi vị thành niên chưa? Xã hội VN mình khác nên cách nhìn nhận về chuyện tự tử (cũng như nhiều vấn đề khác trong xã hội) khác với bên Tây. Nếu mình nói rằng mình "muốn chết" chẳng qua là vì chán một chuyện gì đó (đa số là vì điểm kém) chứ thực tình ít ai nghĩ đến chuyện tự tử thực sự. Có lẽ đã quen với cuộc sống bộn bề lo toan, học hành căng thẳng, lại phải suy nghĩ vì gia đình (một trong ít cái tốt còn tồn tại trong giới trẻ Việt Nam) nên ít ai chỉ nghĩ đến bản thân mình như rồi tự hành động. Ở Việt Nam cái chất "tôi" trong văn hóa người Việt không nhiều nên sẽ ít thấy có kiểu con cái chống đối lối đi cha mẹ vạch sẵn. Nếu có tự tử thì chắc cũng vì bị nhồi nhét học!!! Trong các hình thức chết, tự tử là xấu xa nhất. Vì dù họ có để lại lời giải thích thế nào, những người thân xung quanh họ (nếu có) đều phải ray rứt suốt đời, tự vấn hàng triệu lần tại sao lại làm như thế, có phải vì ta đối xử tệ với nó ko, ta dồn ép, ta tự giết nó ko. Chết là xong, với họ - những người trẻ bồng bột! Nhưng với những người khác,sẽ là một vết cắt ko bao giờ lành! . do người lớn làm thì đều trưởng thành và mang tính người lớn , suy ra con nít muốn thành người lớn thì phải là những điều người lớn thường hay làm. Hình như tôi hơi quá lời khi nói về người. nói của đám nhóc với cái câu nói cố hữu Con nít biết gì”. Vâng, tôi đồng ý đấy chứ. Con nít đâu biết gì đâu! Con nít chỉ biết làm những cái mà người lớn đã làm vì những hành động đó là “noi. là bồ bịch và nhạy cảm hơn là tình dục và tình yêu - tất cả những thứ đó con nít thường hay làm để cố thành người lớn để mong được thoát khỏi cái câu Con nít biết gì". Những cậu học

Ngày đăng: 05/07/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan