window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Nơi trú ẩn an toàn Sức khỏe của một em bé sơ sinh khi chào đời không chỉ phụ thuộc vào 9 tháng mang thai của người mẹ, mà còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người mẹ trước khi mang thai. Một trong những tiêu chí quan trọng là tình trạng hệ xương của người mẹ, nhất là tình trạng hệ xương của người mẹ, nhất là vùng xương chậu, nơi mà thai nhi sẽ lớn lên và phát triển. Đối với một đứa trẻ tương lai, xương chậu của người mẹ vừa là chiếc nôi để bé nằm trước khi chui ra khỏi bụng mẹ, vừa là một chiếc “đường hầm” mà bé sẽ phải chui qua khi mẹ vượt cạn. Tạo hóa đã phú cho cơ thể người phụ nữ một vùng xương chậu rộng và thấp hơn xương chậu của đàn ông để làm tròn chức năng sinh con. Khu vực bên trong vùng chậu của người phụ nữ cũng rộng hơn, đủ để chứa đứa trẻ tương lai. Vùng xương chậu được cấu thành bởi 4 xương khác nhau: Hai xương hông, một xương cùng và một xương cụt, được nối với nhau bởi các sụn. Trong thời kì mang thai, vùng sụn hơi mềm ra một chút, còn kích thước vùng chậu thì tăng lên một chút, khoảng vài milimet, nhưng cũng đủ ảnh hưởng tới quá trình sinh con. Trong số bốn xương chậu, xương hông trái và xương hông phải lớn hơn cả, mỗi xương hông được đánh dấu bởi ba xương, xương cánh chậu, xuông ngồi và xương mu. Hai trong một Các bác sĩ chia vùng chậu ra thành vùng chậu trên (vùng chậu to) và vùng chậu dưới (vùng chậu nhỏ). Ở phía trước, vùng chậu to bị cách ngăn bởi cơ bụng, ở phía sau bởi cột sống, ở hai bên bởi các phần trên của xương cánh chậu. Vùng chậu dưới thì được ngăn cách ở phía trước bởi xương mu, phía sau bởi xương cùng và xương cụt, hai bên bởi xương ngồi. Chính vùng chậu nhỏ là nơi các cơ quan sinh dục: Tử cung và âm hộ. Từ tuần thứ 13 của thai kì, tử cung vượt ra ngoài ranh giới của vùng chậu nhỏ, vào vùng chậu lớn, và bụng của người mẹ tương lai to lên một cách rõ rệt. Sức khỏe của một em bé sơ sinh khi chào đời không chỉ phụ thuộc vào 9 tháng mang thai của người mẹ, mà còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người mẹ trước khi mang thai. (ảnh minh họa) Quan sát từ bên trong, vùng chậu nhỏ giống như một hình trụ hẹp dần về phía dưới. Vách của vùng chậu nhỏ mấp mô, có những khoảng lồi ra và được cấu tạo bằng xương, sụn và dây chằng. Chính đoạn kênh được cấu tạo bằng xương và “gai góc” này là quãng đường mà em bé sẽ phải chui qua trước khi chào đời. Để lọt qua một cách an toàn, đứa bé buộc phải làm nhiều thao tác phức tạp như xoay người và cúi cổ. Nhưng vì quá trình chuyển dạ của người mẹ khá dài nên bé có đủ thời gian để “nghiên cứu lộ trình” và thận trọng chui qua được những “đoạn cua” nguy hiểm. Cơ thể người mẹ cũng sẽ giúp đỡ con mình trong quá trình này: Do các xương nối với nhau một cách linh động, chúng có thể nới ra để em bé chui ra ngoài. Ví dụ, khi đầu của em bé chui ra ngoài, xương cụt của người mẹ lùi về sau tới 1 – 2 cm. Kích thước rất quan trọng Việc sinh đẻ có dễ dàng hay không phụ thuộc rất nhiều vào hình dáng và kích thước của vùng chậu lớn, cũng như vùng chậu nhỏ. Kích thước của vùng chậu lớn có thể nhận thấy bằng mắt thường, các bác sĩ chỉ cần dùng một chiếc thước bình thường là có thể đo được kích thước của vùng chậu, ngoài ra còn có thước đo vùng chậu chuyên dụng. Khi khám thai, các bác sĩ đặc biệt chú ý tới vùng xương cùng: Nếu quan sát từ phía sau một phụ nữ đang trong tư thế đứng, trên lưng người đó có thể dễ dàng nhìn thấy một vùng lõm hình trám. Về nguyên tắc các cạnh hình trám này phải đều nhau, nếu vùng chậu của người phụ nữ đó nhỏ hơn bình thường thì hình dàng của hình trám sẽ thay đổi. Khác với vùng chậu lớn, kích thước của vùng chậu bé không dễ dàng đo được từ bên ngoài. Nếu các bác sĩ chuẩn đoán rằng vùng chậu của người mẹ tương lai bị hẹp ở phần ngang thì sau tuần thai thứ 38, thai phụ sẽ được kiểm tra bằng máy tính vùng chậu để xem xét, liệu đầu của đứa bé có thể chui lọt qua hình trụ bằng xương hay không. Để đánh giá thể tích của vùng chậu, các bác sĩ sản khoa thường áp dụng một phương pháp đáng tin cậy sau đây: Họ đo chu vi của cánh tay ở vùng cổ tay, chỗ mọi người thường đeo đồng hồ. Kết quả đo được còn gọi là chỉ số Soloviov. Nếu kết quả là 14cm hay ít hơn thì có nghĩa xương của người mẹ tương lai mảnh và bé có đủ chỗ để cư trú trong vùng chậu.
Nơi trú ẩn an toàn Sức khỏe của một em bé sơ sinh khi chào đời không chỉ phụ thuộc vào 9 tháng mang thai của người mẹ, mà còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người mẹ trước khi mang thai. Một trong những tiêu chí quan trọng là tình trạng hệ xương của người mẹ, nhất là tình trạng hệ xương của người mẹ, nhất là vùng xương chậu, nơi mà thai nhi sẽ lớn lên và phát triển. Đối với một đứa trẻ tương lai, xương chậu của người mẹ vừa là chiếc nôi để bé nằm trước khi chui ra khỏi bụng mẹ, vừa là một chiếc “đường hầm” mà bé sẽ phải chui qua khi mẹ vượt cạn. Tạo hóa đã phú cho cơ thể người phụ nữ một vùng xương chậu rộng và thấp hơn xương chậu của đàn ông để làm tròn chức năng sinh con. Khu vực bên trong vùng chậu của người phụ nữ cũng rộng hơn, đủ để chứa đứa trẻ tương lai. Vùng xương chậu được cấu thành bởi 4 xương khác nhau: Hai xương hông, một xương cùng và một xương cụt, được nối với nhau bởi các sụn. Trong thời kì mang thai, vùng sụn hơi mềm ra một chút, còn kích thước vùng chậu thì tăng lên một chút, khoảng vài milimet, nhưng cũng đủ ảnh hưởng tới quá trình sinh con. Trong số bốn xương chậu, xương hông trái và xương hông phải lớn hơn cả, mỗi xương hông được đánh dấu bởi ba xương, xương cánh chậu, xuông ngồi và xương mu. Hai trong một Các bác sĩ chia vùng chậu ra thành vùng chậu trên (vùng chậu to) và vùng chậu dưới (vùng chậu nhỏ). Ở phía trước, vùng chậu to bị cách ngăn bởi cơ bụng, ở phía sau bởi cột sống, ở hai bên bởi các phần trên của xương cánh chậu. Vùng chậu dưới thì được ngăn cách ở phía trước bởi xương mu, phía sau bởi xương cùng và xương cụt, hai bên bởi xương ngồi. Chính vùng chậu nhỏ là nơi các cơ quan sinh dục: Tử cung và âm hộ. Từ tuần thứ 13 của thai kì, tử cung vượt ra ngoài ranh giới của vùng chậu nhỏ, vào vùng chậu lớn, và bụng của người mẹ tương lai to lên một cách rõ rệt. Sức khỏe của một em bé sơ sinh khi chào đời không chỉ phụ thuộc vào 9 tháng mang thai của người mẹ, mà còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người mẹ trước khi mang thai. (ảnh minh họa) Quan sát từ bên trong, vùng chậu nhỏ giống như một hình trụ hẹp dần về phía dưới. Vách của vùng chậu nhỏ mấp mô, có những khoảng lồi ra và được cấu tạo bằng xương, sụn và dây chằng. Chính đoạn kênh được cấu tạo bằng xương và “gai góc” này là quãng đường mà em bé sẽ phải chui qua trước khi chào đời. Để lọt qua một cách an toàn, đứa bé buộc phải làm nhiều thao tác phức tạp như xoay người và cúi cổ. Nhưng vì quá trình chuyển dạ của người mẹ khá dài nên bé có đủ thời gian để “nghiên cứu lộ trình” và thận trọng chui qua được những “đoạn cua” nguy hiểm. Cơ thể người mẹ cũng sẽ giúp đỡ con mình trong quá trình này: Do các xương nối với nhau một cách linh động, chúng có thể nới ra để em bé chui ra ngoài. Ví dụ, khi đầu của em bé chui ra ngoài, xương cụt của người mẹ lùi về sau tới 1 – 2 cm. Kích thước rất quan trọng Việc sinh đẻ có dễ dàng hay không phụ thuộc rất nhiều vào hình dáng và kích thước của vùng chậu lớn, cũng như vùng chậu nhỏ. Kích thước của vùng chậu lớn có thể nhận thấy bằng mắt thường, các bác sĩ chỉ cần dùng một chiếc thước bình thường là có thể đo được kích thước của vùng chậu, ngoài ra còn có thước đo vùng chậu chuyên dụng. Khi khám thai, các bác sĩ đặc biệt chú ý tới vùng xương cùng: Nếu quan sát từ phía sau một phụ nữ đang trong tư thế đứng, trên lưng người đó có thể dễ dàng nhìn thấy một vùng lõm hình trám. Về nguyên tắc các cạnh hình trám này phải đều nhau, nếu vùng chậu của người phụ nữ đó nhỏ hơn bình thường thì hình dàng của hình trám sẽ thay đổi. Khác với vùng chậu lớn, kích thước của vùng chậu bé không dễ dàng đo được từ bên ngoài. Nếu các bác sĩ chuẩn đoán rằng vùng chậu của người mẹ tương lai bị hẹp ở phần ngang thì sau tuần thai thứ 38, thai phụ sẽ được kiểm tra bằng máy tính vùng chậu để xem xét, liệu đầu của đứa bé có thể chui lọt qua hình trụ bằng xương hay không. Để đánh giá thể tích của vùng chậu, các bác sĩ sản khoa thường áp dụng một phương pháp đáng tin cậy sau đây: Họ đo chu vi của cánh tay ở vùng cổ tay, chỗ mọi người thường đeo đồng hồ. Kết quả đo được còn gọi là chỉ số Soloviov. Nếu kết quả là 14cm hay ít hơn thì có nghĩa xương của người mẹ tương lai mảnh và bé có đủ chỗ để cư trú trong vùng chậu. ... Kết đo gọi số Soloviov Nếu kết 14cm hay có nghĩa xương người mẹ tương lai mảnh bé có đủ chỗ để cư trú vùng chậu