Tínhantoàncủa thuốc khángcúmtrênthaikỳ Ảnh minh họa. Nguy cơ củacúm A/H1N1 với người có thai, cho con bú thế nào? dùng thuốckhángcúm (Tamifflu, relenza) có antoàn không? trả lời được câu hỏi này sẽ định hướng đúng, kịp thời . trong điều trị cúm cho các đối tượng này. Nguy cơ củacúm và cúm A/H1H1 trên người mang thai Với cúm mùa: Theo Neuzil (1998) và Doldds L (2007), biến chứng cúm mùa trên nhóm người mang thai, đặc biệt là 3 tháng cuối thaikỳ cao hơn nhóm người không mang thai và người sau sinh trong đại dịch cúm trước đây (theo Harri JW-1919 và theo Freeman DW Barno .A- 1959), tỷ lệ tử vong do cúm ở nhóm người mang thai vẫn cao hơn các nhóm khác. Với cúm A/H1N1 gây dịch: thực tế cho thấy tỷ lệ bị biến chứng, tỷ lệ tử vong ở nhóm người mang thai nhiễm cúm A/H1N1 là cao. Như vậy, trong cúm mùa cũng như cúm A/H1N1 gây dịch, thì nhóm người mang thai vẫn nằm trong nhóm có nguy cơ cao, cùng với trẻ em dưới 5 tuổi, người cao tuổi trên 65, người có các bệnh mạn tính (tim mạch, hô hấp, đái tháo đường…). Tính antoàncủa thuốc khángcúm với thai Với tamiflu Tamiflu không chỉ đang dùng trong cúm A/H1N1 gây dịch mà trước đó từng dùng khá nhiều trong cúm mùa. Dưới đây là các số liệu nghiên cứu về tínhantoàn với thaicủathuốc này trong thử nghiệm, trong cúm mùa, trong cúm A/H1N1 gây dịch. Bản thân cúm gây sốt cao đã gián tiếp gây quái thai, bởi sự tăng thân nhiệt thường di kèm với với tăng xuất độ khuyết tật ống thần kinh (Moretti ME - 2005). Do thế, các nghiên cứu này đều có so sánh tỷ lệ gây dị dạng quan trọng thai ở người dùng tamiflu với tỷ lệ bị dị dạng chung trong dân số. Nghiên cứu trên mô hình nhau thai ngoài cơ thể nhận thấy: tamiflu được chuyển hóa mạnh trong nhau thai. Chất chuyển hóa qua nhau thai không hoàn toàn, có tích lũy nhỏ ở bào thai. Số liệu nghiên cứu trêncúm mùa: Nhật Bản là nơi dùng tamiflu cho cúm mùa khá nhiều trước khi có dịch cúm A/H1N1. Số liệu dùng tamiflu cho người mang thai do Bệnh viện Toranomom cung cấp (65 người) và do Viện thông tin Dược phẩm Nhật Bản cung cấp (25 người), công bố năm 2009 cho thấy: tổng cộng số người dùng tamiflu: 90 (=65+25). Liều dùng: uống, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 75mg, đợt dùng 5 ngày. Kết quả trong đó 90 trường hợp đó có: 3 sảy thai tự nhiên, 1 chấm dứt thaikỳ vì mục đích điều trị, 4 sinh non, 7 trẻ sinh ra có cân nặng thấp, chỉ có 1 trẻ có dị dạng quan trọng (tỷ lệ: 1,1%). Tỷ lệ này nằm trong giới hạn tỷ lệ dị dạng quan trọng trong dân số chung (thường ở mức từ 1 - 3%). Số liệu nghiên cứu hậu mại của hãng sản xuất: báo cáo khảo sát hậu mại (năm 2005) cho biết, trong 65 trường hợp có thai dùng tamiflu (không xác định rõ thời điểm dùng) thì có 10 sảy thai, 6 chấm dứt thaikỳ vì mục đich điều trị, chỉ có 1 tam nhiểm thể 21 và 1 bị dị dạng quan trọng không não. Trường hợp tam nhiểm thể 21 không thể qui ngay do dùng tamiflu (vì thường liên quan đến yếu tố khác). Trường hợp dị dạng quan trọng chỉ là 1 (tỷ lệ: 1,53%). Tỷ lệ này nằm trong giới hạn tỷ lệ bị dị dạng quan trọng trong dân số chung. Như vậy có thể kết luận: tamiflu antoàn với thai. Với relenza Liều dùng mỗi lần hít 10mg, mỗi ngày hít 2 lần, mỗi đợt 5 ngày, khởi đầu điều trị 48 giờ kể từ khi có triệu chứng. Được biết, sinh khả dụng của dạng hít là 10 - 20%, cao hơn dạng uống chỉ 2%. Thời gian bán thảicủa dạng hít khoảng 2,5 - 5,1 giờ. Trong một quan sát lâm sàng ngẫu nhiên thấy: có 3 thai phụ dùng relenza (như cách trên) thấy thì có 1 sảy thai tự nhiên, 1 chấm dứt thaikỳ do mục đích điều trị và 1 sinh con khỏe mạnh (sau khi đã dùng relenza ở tuần thứ tư củathai kỳ). Những ghi nhận ngẫu nhiên trong quan sát lâm sàng trên quá nhỏ, chưa đủ để có một kết luận tin cậy. Tính antoàncủa tamiflu - relenza cho trẻ bú mẹ Với tamiflu: nếu người mẹ dùng tamiflu theo liều uống, mỗi lần 75mg, mỗi ngày 2 lần trong 5 ngày, thì nồng độ lớn nhất tiết vào sữa của tamiflu là 38,2ng/l và của chất chuyển hóa có hoạt tính là 39,5ng/l, tương đương với tổng nồng độ tính theo tamiflu là 81,6ng/l, ứng với liều dùng 0,012mg/ngày. Trong khi đó, liều dùng điều trị antoàncủa tamiflu cho trẻ là 2 - 4mg ngày. Như vậy, tamiflu tiết vào sữa với nồng độ thấp hơn nồng độ điều trị antoàn cho trẻ nhiều lần (chỉ bằng 0,6% đến 1,2% liều điều trị antoàn cho trẻ em). Với relenza: nếu người mẹ dùng relenza theo liều hít, mỗi lần 15mg, mỗi ngày 2 lần trong 5 ngày, thì nồng độ lớn nhất trong máu mẹ và trong sữa mẹ (gần bằng nhau) xấp xỉ 100ng/l. Một trẻ nặng 5kg mỗi ngày bú khoảng 750ml sữa, tương đương với khoảng 0,075mg relenza, trong khi đó liều điều trị antoàn cho trẻ em là 10mg/ngày. Như vậy, relenza tiết vào sữa với mức thấp, liều trẻ em bú relenza thấp hơn liều điều rị antoàn cho trẻ nhiều lần (chỉ bằng 0,75% liều điều trị antoàn cho trẻ em). Kết luận: tuy có bài tiết vào sữa nhưng cả tamiflu và relenza đều có nồng độ thấp, không gây hại cho trẻ bú mẹ. Kết luận Từ các số liệu nghiên cứu trên, các nhà lâm sàng đưa ra khuyến cáo: - Cúm A/H1N1 gây dịch cũng như cúm mùa có nguy cơ cao với người mang thai, do đó cần thiết phải dùng kháng sinh chống cúm cho người mang thai theo phác đồ khuyên cáo. - Tamiflu antoàn với thai, vì thế không nên lưỡng lự khi dùng cho người mang thai bị nhiễm cúm. Sự lưỡng lự sẽ làm chậm trễ và có hại (làm tăng tỷ lệ biến chứng, tăng tỷ lệ tử vong). - Nên ưu tiên chọn tamiflu, vì đã có tương đối đầy đủ thông tin về tínhan toàn, trong khi thông tin về tính antoàncủa relenza chưa đầy đủ, hơn nữa tamiflu dễ dùng hơn. - Người cho con bú vẫn dùng được tamiflu và relenza, vì hai chất này tiết vào sữa với mức thấp và không gây hại cho trẻ bú mẹ. . Tính an toàn của thuốc kháng cúm trên thai kỳ Ảnh minh họa. Nguy cơ của cúm A/H1N1 với người có thai, cho con bú thế nào? dùng thuốc kháng cúm (Tamifflu,. các bệnh mạn tính (tim mạch, hô hấp, đái tháo đường…). Tính an toàn của thuốc kháng cúm với thai Với tamiflu Tamiflu không chỉ đang dùng trong cúm A/H1N1