window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Durham (Anh). Theo đó, trưởng nhóm nghiên cứu là tiến sĩ Nadja Reissland đã thực hiện 4 lần siêu âm 4D trong thai kỳ cho 15 bà mẹ mang bầu. Thay vì thu được hình ảnh phẳng như khi sử dụng máy siêu âm 2D, máy siêu âm 4D kết hợp các hình ảnh được chụp từ nhiều góc độ khác nhau để tạo ra hình ảnh ba chiều rõ nét về thai nhi trong bụng mẹ. Sau đó, họ cẩn thận phân tích từng khung hình trong đoạn video để xem thai nhi cử động như thế nào. Đồng thời, các bà mẹ tương lai cũng sẽ trả lời các câu hỏi về mức độ căng thẳng trước mỗi lần siêu âm để tìm mối liên hệ với tần suất thai nhi chạm vào khuôn mặt của mình. Kết quả cho thấy 8 bé gái và 7 bé trai đã đưa tay lên mặt tổng cộng 342 lần. Thai nhi cũng biết suy tư khi mẹ bầu căng thẳng. Theo tiến sĩ Reissland: “Người mẹ càng lo lắng thì tần suất thai nhi đưa tay lên mặt càng nhiều”. Nhà nghiên cứu tin rằng, những đứa trẻ đưa tay lên trán là do sự gia tăng hormone căng thẳng cortisol được sinh ra từ người mẹ. Hầu hết những đứa trẻ đều có xu hướng sử dụng tay trái khi chạm vào mặt mình khi người mẹ bị stress. Đây là điều đáng lưu tâm vì hầu hết các chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, tự kỷ, trầm cảm... đều phổ biến ở những người thuận tay trái. Do những ảnh hưởng trên, tiến sĩ Reissland khuyên các bà mẹ nên trong thời kỳ mang thai đừng quá lo lắng nhằm giảm căng thẳng, rủi ro cho đứa trẻ trong bụng. Mẹ bầu nên tạo tâm lý thoải mái trong suốt thai kỳ. (ảnh minh họa) Để thoải mái hơn trong thai kỳ, mẹ bầu nên loại bỏ căng thẳng trong công việc, nhờ sự giúp đỡ của người thân, bạn bè, có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và chăm chỉ tập thể thao.
Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Durham (Anh). Theo đó, trưởng nhóm nghiên cứu là tiến sĩ Nadja Reissland đã thực hiện 4 lần siêu âm 4D trong thai kỳ cho 15 bà mẹ mang bầu. Thay vì thu được hình ảnh phẳng như khi sử dụng máy siêu âm 2D, máy siêu âm 4D kết hợp các hình ảnh được chụp từ nhiều góc độ khác nhau để tạo ra hình ảnh ba chiều rõ nét về thai nhi trong bụng mẹ. Sau đó, họ cẩn thận phân tích từng khung hình trong đoạn video để xem thai nhi cử động như thế nào. Đồng thời, các bà mẹ tương lai cũng sẽ trả lời các câu hỏi về mức độ căng thẳng trước mỗi lần siêu âm để tìm mối liên hệ với tần suất thai nhi chạm vào khuôn mặt của mình. Kết quả cho thấy 8 bé gái và 7 bé trai đã đưa tay lên mặt tổng cộng 342 lần. Thai nhi cũng biết suy tư khi mẹ bầu căng thẳng. Theo tiến sĩ Reissland: “Người mẹ càng lo lắng thì tần suất thai nhi đưa tay lên mặt càng nhiều”. Nhà nghiên cứu tin rằng, những đứa trẻ đưa tay lên trán là do sự gia tăng hormone căng thẳng cortisol được sinh ra từ người mẹ. Hầu hết những đứa trẻ đều có xu hướng sử dụng tay trái khi chạm vào mặt mình khi người mẹ bị stress. Đây là điều đáng lưu tâm vì hầu hết các chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, tự kỷ, trầm cảm... đều phổ biến ở những người thuận tay trái. Do những ảnh hưởng trên, tiến sĩ Reissland khuyên các bà mẹ nên trong thời kỳ mang thai đừng quá lo lắng nhằm giảm căng thẳng, rủi ro cho đứa trẻ trong bụng. Mẹ bầu nên tạo tâm lý thoải mái trong suốt thai kỳ. (ảnh minh họa) Để thoải mái hơn trong thai kỳ, mẹ bầu nên loại bỏ căng thẳng trong công việc, nhờ sự giúp đỡ của người thân, bạn bè, có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và chăm chỉ tập thể thao.