window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Tưởng chừng thai kì sẽ suôn sẻ vì những tháng đầu không hề gặp vấn đề gì bất thường. Ấy vậy mà đến tháng thứ 7, chị Vũ Thị Hợp (24 tuổi) còn bị ra máu rồi phải nhập viện để theo dõi đến tận lúc sinh. Dù người thân, rồi cả các bác sĩ, điều dưỡng trong khoa Sản bệnh - bệnh viện Phụ sản Hà Nội động viên rất nhiều, chị Hợp vẫn cảm thấy vô cùng lo lắng cho bé trai trong bụng. Nhau tiền đạo - "phấp phỏng" lo cho con Chị Hợp kể lại: "Lần đầu bị ra máu, mình cũng đi khám ngay ở bệnh viện huyện nhưng không lo lắng nhiều, vì nghĩ tình trạng không đến mức nghiêm trọng. Thực ra, lúc đó mình chỉ bị ra một chút máu và không có dấu hiệu bất thường nào khác. Cho đến lần thứ hai bị như vậy, mình đi siêu âm và tình hình lúc này có vẻ không ổn, nên bác sĩ ở đó giới thiệu mình lên đây điều trị". Được kết luận là nhau tiền đạo trung tâm và phải nhập viện ngay để theo dõi, chị Hợp mới thực sự lo lắng rất nhiều. Chị bảo: "Mình đã tìm hiểu về vấn đề này và biết rằng nó không hề đơn giản. Vì không chỉ gây chảy máu mà mình còn có nguy cơ sinh non. Nếu ra huyết nhiều thì em bé còn dễ bị suy dinh dưỡng, suy thai nữa; cả rất nhiều biến chứng mà mình và con đều có nguy cơ đối mặt. Thế nên làm sao mà không lo được". Giống như bất cứ mẹ bầu nào, chị Hợp cũng luôn mong con được khỏe mạnh, phát triển tốt. Thế nên, dù là những biến cố rất nhỏ xảy ra trong thai kì cũng khiến các mẹ lo lắng, huống chi với chị Hợp, nhau tiền đạo trung tâm lại không phải vấn đề đơn giản. Đó là lý do mà dù được rất nhiều người động viên, chị vẫn phấp phỏng từng ngày một để cầu mong em bé trong bụng được an toàn. Máu ra xối xả tới mức phải dùng bỉm Kể lại những ngày trong viện, chị Hợp bảo: "Hôm nào "bình yên" thì không sao, nhưng có những lúc mình bị chảy máu xối xả, đến mức phải dùng bỉm cơ. Mình đã sợ hãi đến nghẹt thở. Chỉ lo chẳng may bị sinh sớm thì thương con lắm! May là sau đó được bác sĩ tiêm thuốc cầm lại và 2 mẹ con vẫn ổn đến bây giờ". Tuy vậy, những ngày nằm viện với chị cũng khá mệt mỏi, phần vì lo lắng nhiều, phần khác lại bị gò bó trong phòng bệnh suốt một thời gian dài, khiến người thân phải thay nhau lên chăm sóc trong khi ai cũng có công việc riêng. Bản thân chị cũng chẳng làm gì được vì phải hạn chế đi lại. "Nhiều khi mình thèm cảm giác được đi sắm đồ cho con, được chuẩn bị mọi thứ để đón bé chào đời. Lúc mang thai mình cũng có nhiều dự định như vậy lắm, thậm chí còn lên sẵn danh sách những thứ cần mua cho con. Thế mà chưa kịp mua thì đã phải nhập viện rồi" - chị Hợp buồn bã nói. "May là trong phòng cũng toàn các chị em "cùng cảnh ngộ" nên mọi người thân thiết và chia sẻ được với nhau rất nhiều, nên mình cũng được an ủi phần nào. Nhất là các bác sĩ, điều dưỡng trong khoa rất tốt, ai cũng thường xuyên hỏi han, động viên nên mình cảm thấy yên tâm hơn để điều trị. Thực ra, trước đây chưa bao giờ mình phải nằm viện thế này cả, nên nghĩ đến bệnh viện là thấy sợ lắm! Nhưng vào đây rồi mới cảm thấy một khía cạnh khác của cuộc sống nơi này: vẫn có rất nhiều tình cảm, sẻ chia,... Và dù vướng phải tình trạng bệnh tật chẳng ai mong đợi như thế, mình vẫn cảm thấy còn may mắn hơn rất nhiều so với những mẹ vẫn đang gian nan tìm con" - chị Hợp chia sẻ thêm. "Chỉ thèm một bữa cơm ở nhà" Mang thai nhưng không được đi lại nhiều và nhất là phải hạn chế vận động, bởi bất kỳ một chấn động nhỏ nào ở vùng bụng cũng có thế kích thích tử cung gây chảy máu. Vì thế, giống như nhiều mẹ gặp vấn đề về thai kì đang điều trị ở đây, chị Hợp cũng cảm thấy vô cùng khó chịu. Chị bảo, cơm nước, giặt giũ thì đã có người thân chăm sóc hàng ngày, "việc" duy nhất của chị chỉ là giữ an toàn cho em bé thôi, vậy mà nhiều lúc chị vẫn cuống cuồng sợ hãi vì bị chảy máu mà không làm thế nào được. "Các mẹ bình thường khi mang thai thì được ở nhà nghỉ ngơi, "bồi bổ" và làm nhiều việc có ý nghĩa khác; còn mình và các mẹ ở đây thì cứ "phấp phỏng" không yên. Mỗi ngay trôi qua mà con được bình an là thở phào nhẹ nhõm, rồi lại lo tiếp đến ngày hôm sau. Vì người lớn dù có ốm đau, bệnh tật cũng chẳng đáng lo bằng em bé mới nhỏ xíu như vậy. Những tác động rất nhỏ cũng gây ảnh hưởng lớn đến con". Chị kể tiếp: "Thế nên các mẹ ở đây thường đùa nhau rằng: "Ở viện lâu thì kêu buồn, kêu chán, nhưng giờ có cho về nhà cũng "đố" ai dám về". Đúng là thế thật, có mẹ nào mà không lo cho con chứ. Mình với các mẹ ở đây cũng thường cố gắng động viên nhau ăn uống, nghỉ ngơi để con mau lớn. Rồi mỗi khi có mẹ nào sinh xong ra viện là ai nấy đều mừng lây, nhưng sau đó lại chạnh lòng vì không biết khi nào mới tới lượt mình, và không biết mình có sinh nở suôn sẻ như vậy không,..." Chị bảo, các mẹ ở nhà lúc mang thai thì có điều kiện để được chăm sóc tốt hơn. Muốn ăn món gì tốt cho con cũng dễ kiếm. Nhưng ở bệnh viện lâu thì dù bầu bí cũng phải chịu cảnh "cơm hàng cháo chợ" hết. Bởi đâu phải mẹ nào cũng ở gần để người nhà đưa cơm vào ngày ba bữa. "Nhiều khi mệt mỏi, nhìn suất cơm hộp mà ngán đến tận cổ! Mình chỉ thèm được về nhà, ăn một bữa cơm thật vui vẻ với mọi người thôi. Thế nhưng tình trạng này, điều đó với mình quá là... xa xỉ!" Đợi bác sĩ gọi đi đẻ mới dám... cười Gặp chị Hợp ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đúng vào ngày chị được chỉ định mổ đẻ. Suốt cả buổi sáng, chị bồn chồn không yên. "Mình cứ nửa mừng lại nửa lo. Mừng là vì sắp được gặp con, vì 2 mẹ con đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất. Nhưng lo vì không biết mọi chuyện có suôn sẻ không, vả lại, sau bao nhiêu ngày chờ đợi, mình thậm chí không dám tin là đã trải qua mọi chuyện rồi. Lúc này, mình chỉ đợi từng giây từng phút để gặp con thôi. Bác sĩ nói những thai phụ như mình thì bắt buộc phải sinh mổ chứ không được sinh thường vì sẽ gặp nguy hiểm, thế nên mình không phải (được) đợi đến khi đau chuyển dạ đâu..." Đang dở câu chuyện thì đúng lúc 1 chị điều dưỡng vào phòng gọi chị Hợp chuẩn bị mổ. Như đã chờ đợi bao lâu để được trút bỏ những lo lắng, chị bỗng bật dậy thở phào và... cười rất tươi. Dáng vẻ như vội vàng, chị còn cố ngoảnh lại cười nói: "Đến bây giờ mình mới thực sự cười được đấy! Cảm thấy nhẹ nhõm lắm rồi. Vậy nhé! Mình đi đón con yêu đây!"
Tưởng chừng thai kì sẽ suôn sẻ vì những tháng đầu không hề gặp vấn đề gì bất thường. Ấy vậy mà đến tháng thứ 7, chị Vũ Thị Hợp (24 tuổi) còn bị ra máu rồi phải nhập viện để theo dõi đến tận lúc sinh. Dù người thân, rồi cả các bác sĩ, điều dưỡng trong khoa Sản bệnh - bệnh viện Phụ sản Hà Nội động viên rất nhiều, chị Hợp vẫn cảm thấy vô cùng lo lắng cho bé trai trong bụng. Nhau tiền đạo - "phấp phỏng" lo cho con Chị Hợp kể lại: "Lần đầu bị ra máu, mình cũng đi khám ngay ở bệnh viện huyện nhưng không lo lắng nhiều, vì nghĩ tình trạng không đến mức nghiêm trọng. Thực ra, lúc đó mình chỉ bị ra một chút máu và không có dấu hiệu bất thường nào khác. Cho đến lần thứ hai bị như vậy, mình đi siêu âm và tình hình lúc này có vẻ không ổn, nên bác sĩ ở đó giới thiệu mình lên đây điều trị". Được kết luận là nhau tiền đạo trung tâm và phải nhập viện ngay để theo dõi, chị Hợp mới thực sự lo lắng rất nhiều. Chị bảo: "Mình đã tìm hiểu về vấn đề này và biết rằng nó không hề đơn giản. Vì không chỉ gây chảy máu mà mình còn có nguy cơ sinh non. Nếu ra huyết nhiều thì em bé còn dễ bị suy dinh dưỡng, suy thai nữa; cả rất nhiều biến chứng mà mình và con đều có nguy cơ đối mặt. Thế nên làm sao mà không lo được". Giống như bất cứ mẹ bầu nào, chị Hợp cũng luôn mong con được khỏe mạnh, phát triển tốt. Thế nên, dù là những biến cố rất nhỏ xảy ra trong thai kì cũng khiến các mẹ lo lắng, huống chi với chị Hợp, nhau tiền đạo trung tâm lại không phải vấn đề đơn giản. Đó là lý do mà dù được rất nhiều người động viên, chị vẫn phấp phỏng từng ngày một để cầu mong em bé trong bụng được an toàn. Máu ra xối xả tới mức phải dùng bỉm Kể lại những ngày trong viện, chị Hợp bảo: "Hôm nào "bình yên" thì không sao, nhưng có những lúc mình bị chảy máu xối xả, đến mức phải dùng bỉm cơ. Mình đã sợ hãi đến nghẹt thở. Chỉ lo chẳng may bị sinh sớm thì thương con lắm! May là sau đó được bác sĩ tiêm thuốc cầm lại và 2 mẹ con vẫn ổn đến bây giờ". Tuy vậy, những ngày nằm viện với chị cũng khá mệt mỏi, phần vì lo lắng nhiều, phần khác lại bị gò bó trong phòng bệnh suốt một thời gian dài, khiến người thân phải thay nhau lên chăm sóc trong khi ai cũng có công việc riêng. Bản thân chị cũng chẳng làm gì được vì phải hạn chế đi lại. "Nhiều khi mình thèm cảm giác được đi sắm đồ cho con, được chuẩn bị mọi thứ để đón bé chào đời. Lúc mang thai mình cũng có nhiều dự định như vậy lắm, thậm chí còn lên sẵn danh sách những thứ cần mua cho con. Thế mà chưa kịp mua thì đã phải nhập viện rồi" - chị Hợp buồn bã nói. "May là trong phòng cũng toàn các chị em "cùng cảnh ngộ" nên mọi người thân thiết và chia sẻ được với nhau rất nhiều, nên mình cũng được an ủi phần nào. Nhất là các bác sĩ, điều dưỡng trong khoa rất tốt, ai cũng thường xuyên hỏi han, động viên nên mình cảm thấy yên tâm hơn để điều trị. Thực ra, trước đây chưa bao giờ mình phải nằm viện thế này cả, nên nghĩ đến bệnh viện là thấy sợ lắm! Nhưng vào đây rồi mới cảm thấy một khía cạnh khác của cuộc sống nơi này: vẫn có rất nhiều tình cảm, sẻ chia,... Và dù vướng phải tình trạng bệnh tật chẳng ai mong đợi như thế, mình vẫn cảm thấy còn may mắn hơn rất nhiều so với những mẹ vẫn đang gian nan tìm con" - chị Hợp chia sẻ thêm. "Chỉ thèm một bữa cơm ở nhà" Mang thai nhưng không được đi lại nhiều và nhất là phải hạn chế vận động, bởi bất kỳ một chấn động nhỏ nào ở vùng bụng cũng có thế kích thích tử cung gây chảy máu. Vì thế, giống như nhiều mẹ gặp vấn đề về thai kì đang điều trị ở đây, chị Hợp cũng cảm thấy vô cùng khó chịu. Chị bảo, cơm nước, giặt giũ thì đã có người thân chăm sóc hàng ngày, "việc" duy nhất của chị chỉ là giữ an toàn cho em bé thôi, vậy mà nhiều lúc chị vẫn cuống cuồng sợ hãi vì bị chảy máu mà không làm thế nào được. "Các mẹ bình thường khi mang thai thì được ở nhà nghỉ ngơi, "bồi bổ" và làm nhiều việc có ý nghĩa khác; còn mình và các mẹ ở đây thì cứ "phấp phỏng" không yên. Mỗi ngay trôi qua mà con được bình an là thở phào nhẹ nhõm, rồi lại lo tiếp đến ngày hôm sau. Vì người lớn dù có ốm đau, bệnh tật cũng chẳng đáng lo bằng em bé mới nhỏ xíu như vậy. Những tác động rất nhỏ cũng gây ảnh hưởng lớn đến con". Chị kể tiếp: "Thế nên các mẹ ở đây thường đùa nhau rằng: "Ở viện lâu thì kêu buồn, kêu chán, nhưng giờ có cho về nhà cũng "đố" ai dám về". Đúng là thế thật, có mẹ nào mà không lo cho con chứ. Mình với các mẹ ở đây cũng thường cố gắng động viên nhau ăn uống, nghỉ ngơi để con mau lớn. Rồi mỗi khi có mẹ nào sinh xong ra viện là ai nấy đều mừng lây, nhưng sau đó lại chạnh lòng vì không biết khi nào mới tới lượt mình, và không biết mình có sinh nở suôn sẻ như vậy không,..." Chị bảo, các mẹ ở nhà lúc mang thai thì có điều kiện để được chăm sóc tốt hơn. Muốn ăn món gì tốt cho con cũng dễ kiếm. Nhưng ở bệnh viện lâu thì dù bầu bí cũng phải chịu cảnh "cơm hàng cháo chợ" hết. Bởi đâu phải mẹ nào cũng ở gần để người nhà đưa cơm vào ngày ba bữa. "Nhiều khi mệt mỏi, nhìn suất cơm hộp mà ngán đến tận cổ! Mình chỉ thèm được về nhà, ăn một bữa cơm thật vui vẻ với mọi người thôi. Thế nhưng tình trạng này, điều đó với mình quá là... xa xỉ!" Đợi bác sĩ gọi đi đẻ mới dám... cười Gặp chị Hợp ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đúng vào ngày chị được chỉ định mổ đẻ. Suốt cả buổi sáng, chị bồn chồn không yên. "Mình cứ nửa mừng lại nửa lo. Mừng là vì sắp được gặp con, vì 2 mẹ con đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất. Nhưng lo vì không biết mọi chuyện có suôn sẻ không, vả lại, sau bao nhiêu ngày chờ đợi, mình thậm chí không dám tin là đã trải qua mọi chuyện rồi. Lúc này, mình chỉ đợi từng giây từng phút để gặp con thôi. Bác sĩ nói những thai phụ như mình thì bắt buộc phải sinh mổ chứ không được sinh thường vì sẽ gặp nguy hiểm, thế nên mình không phải (được) đợi đến khi đau chuyển dạ đâu..." Đang dở câu chuyện thì đúng lúc 1 chị điều dưỡng vào phòng gọi chị Hợp chuẩn bị mổ. Như đã chờ đợi bao lâu để được trút bỏ những lo lắng, chị bỗng bật dậy thở phào và... cười rất tươi. Dáng vẻ như vội vàng, chị còn cố ngoảnh lại cười nói: "Đến bây giờ mình mới thực sự cười được đấy! Cảm thấy nhẹ nhõm lắm rồi. Vậy nhé! Mình đi đón con yêu đây!" ... với người Thế tình trạng này, đi u với xa xỉ!" Đợi bác sĩ gọi đẻ dám cười Gặp chị Hợp ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đúng vào ngày chị được đi nh mổ đẻ Suốt cả buổi sáng, chị... chuyện thì đúng lúc chị đi ̀u dưỡng vào phòng gọi chị Hợp chuẩn bị mổ Như chờ đợi để được trút bỏ những lo lắng, chị bật dậy thở phào và cười rất tươi Dáng vẻ vội... lượt mình, có sinh nở suôn sẻ không, " Chị bảo, các mẹ ở nhà lúc mang thai thì có đi ̀u kiện để được chăm sóc tốt Muốn ăn gì tốt cho cũng dễ kiếm Nhưng ở bệnh viện lâu thì dù