1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Truyền máu song thai: BS Việt thường mổ lấy con gấp

2 321 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 10,13 KB

Nội dung

window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Ngày hôm qua, khi câu chuyện đầy xúc động về hai vợ chồng chị Ngô Thị Thu Dung (Tp. HCM) một mình sang Malaysia điều trị truyền máu song thai với chi phí ra viện không đến 8 triệu VNĐ được đăng tải, đã có rất nhiều ý kiến, thắc mắc của độc giả nói chung cũng như các mẹ bầu Việt Nam nói riêng về lý do vì sao các Bệnh viện ở Việt Nam không thực hiện được thủ thuật này. Thủ thuật này Thái Lan, Singapore cũng chưa thực hiện thành công Trao đổi với chúng tôi, Tiến sỹ - Bác sỹ Huỳnh Thị Thu Thuỷ, Phó giám đốc Bệnh viện Từ Dũ cho biết: Truyền máu song thai là một hội chứng vô cùng hiếm gặp và thường hay xảy ra ở những ca song thai một trứng, chung bánh nhau.  Ở Việt Nam, tỷ lệ mẹ bầu có song thai một trứng rất ít, những ca song thai cùng trứng mắc hiện tượng truyền máu song thai lại càng ít hơn với tỷ lệ chỉ khoảng 1/10.000 ca song thai. Do đó, bệnh dễ bị bỏ sót nếu thiếu kinh nghiệm và kiến thức. Mặt khác, bác sỹ Thuỷ cũng công nhận rằng y học Việt Nam chưa có nhiều tiến bộ trong những ca can thiệp vào tử cung mẹ bầu. “Đúng là những tiến bộ về y học trên thế giới chúng ta vẫn phải tiếp thu. Tuy nhiên thủ thuật này thực sự vẫn hiếm nước có thể làm được, kể cả Thái Lan, Singapore cũng chưa thực hiện thành công việc điều trị truyền máu song thai.”   Trong các ca truyền máu song thai có sự thông nối mạch máu của hai thai với nhau. Truyền máu song thai là trường hợp hiếm gặp, xảy ra khi song thai có sự phân chia trễ, dẫn đến có một túi ối, một bánh nhau. Nếu trễ nữa sẽ dẫn đến song thai dính nhau. Song thai cùng trứng với một túi ối, một bánh nhau dễ diễn ra hiện tượng truyền máu thai nhi, chiếm đến 95%. Sự thông nối mạch máu của hai thai nhi với nhau khiến máu từ một thai nhi được truyền vào thai nhi còn lại với một tốc độ chậm nhưng liên tục. Thai cho trở nên teo đét và suy dinh dưỡng vì không đủ máu nuôi, trong khi thai nhận ngày càng phì đại. Cả hai thai nhi đều có khả năng tử vong trong bụng mẹ rất lớn. Chính vì hội chứng hình thành trong phôi thai ngay từ lúc còn rất nhỏ nên không có cách nào để phòng tránh. Có thể cứu sống thai nhi bằng cách mổ lấy thai rồi nuôi dưỡng từ bên ngoài Theo bác sỹ Thuỷ, các bệnh viện ở Việt Nam chưa điều trị được truyền máu song thai nhưng cũng có phương án giúp cứu sống thai nhi bằng cách phát hiện sớm và hỗ trợ giữ thai đến cùng bằng cách nâng cao sức khoẻ mẹ và bé hoặc cách phổ biến hơn là tiến hành mổ lấy thai ngay lập tức. Việc phát hiện truyền máu song thai và tiến hành mổ lấy thai rồi nuôi dưỡng ở bên ngoài có thể giúp cứu sống thai nhi, đặc biệt, khả năng sống sẽ cao hơn nếu thai được lấy ra khi đã đạt từ 28-30 tuần.   Tiến sỹ - Bác sỹ Huỳnh Thị Thu Thuỷ, Phó giám đốc Bệnh viện Từ Dũ cho biết các bệnh viện ở Việt Nam vẫn có thể cứu sống thai nhi.  Trước đó, bác sĩ Thủy cũng điều trị một trường hợp mắc hội chứng song thai truyền máu tương tự bằng phương pháp dưỡng thai. Sản phụ được hỗ trợ giữ thai đến cùng bằng cách nâng cao sức khoẻ mẹ và bé qua chế độn ăn nhiều vi chất, tăng cường acid folic, kẽm, hạn chế đạm, đường… kết hợp vận động hợp lý và được theo dõi thai kỳ gắt gao. May mắn cũng đã mẹ tròn con vuông. “Tuy nhiên, cách làm này không thể có sự chuyển biến nhanh và tốt giống như phương pháp can thiệp vào tử cung”, bác sỹ Thuỷ nhấn mạnh. Trả lời về câu hỏi liệu Bệnh viện có kế hoạch sẽ cập nhật phương pháp điều trị truyền máu song thai, bác sỹ Thuỷ cho biết “Bác sỹ Quang Thanh – Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ cũng đã nghĩ đến vấn đề này. Nó phụ thuộc vào việc cử bác sỹ đi học, trang bị kiến thức, dụng cụ, thuốc men và trang thiết bị máy móc. Cũng cần nghĩ đến tính khả thi. Trang bị máy móc quá đắt tiền mà một năm chỉ thực hiện 1,2 ca thì sẽ không hiệu quả. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ có hướng cập nhật phương pháp điều trị của nước bạn trong thời gian sớm”

Ngày hôm qua, khi câu chuyện đầy xúc động về hai vợ chồng chị Ngô Thị Thu Dung (Tp. HCM) một mình sang Malaysia điều trị truyền máu song thai với chi phí ra viện không đến 8 triệu VNĐ được đăng tải, đã có rất nhiều ý kiến, thắc mắc của độc giả nói chung cũng như các mẹ bầu Việt Nam nói riêng về lý do vì sao các Bệnh viện ở Việt Nam không thực hiện được thủ thuật này. Thủ thuật này Thái Lan, Singapore cũng chưa thực hiện thành công Trao đổi với chúng tôi, Tiến sỹ - Bác sỹ Huỳnh Thị Thu Thuỷ, Phó giám đốc Bệnh viện Từ Dũ cho biết: Truyền máu song thai là một hội chứng vô cùng hiếm gặp và thường hay xảy ra ở những ca song thai một trứng, chung bánh nhau. Ở Việt Nam, tỷ lệ mẹ bầu có song thai một trứng rất ít, những ca song thai cùng trứng mắc hiện tượng truyền máu song thai lại càng ít hơn với tỷ lệ chỉ khoảng 1/10.000 ca song thai. Do đó, bệnh dễ bị bỏ sót nếu thiếu kinh nghiệm và kiến thức. Mặt khác, bác sỹ Thuỷ cũng công nhận rằng y học Việt Nam chưa có nhiều tiến bộ trong những ca can thiệp vào tử cung mẹ bầu. “Đúng là những tiến bộ về y học trên thế giới chúng ta vẫn phải tiếp thu. Tuy nhiên thủ thuật này thực sự vẫn hiếm nước có thể làm được, kể cả Thái Lan, Singapore cũng chưa thực hiện thành công việc điều trị truyền máu song thai.” Trong các ca truyền máu song thai có sự thông nối mạch máu của hai thai với nhau. Truyền máu song thai là trường hợp hiếm gặp, xảy ra khi song thai có sự phân chia trễ, dẫn đến có một túi ối, một bánh nhau. Nếu trễ nữa sẽ dẫn đến song thai dính nhau. Song thai cùng trứng với một túi ối, một bánh nhau dễ diễn ra hiện tượng truyền máu thai nhi, chiếm đến 95%. Sự thông nối mạch máu của hai thai nhi với nhau khiến máu từ một thai nhi được truyền vào thai nhi còn lại với một tốc độ chậm nhưng liên tục. Thai cho trở nên teo đét và suy dinh dưỡng vì không đủ máu nuôi, trong khi thai nhận ngày càng phì đại. Cả hai thai nhi đều có khả năng tử vong trong bụng mẹ rất lớn. Chính vì hội chứng hình thành trong phôi thai ngay từ lúc còn rất nhỏ nên không có cách nào để phòng tránh. Có thể cứu sống thai nhi bằng cách mổ lấy thai rồi nuôi dưỡng từ bên ngoài Theo bác sỹ Thuỷ, các bệnh viện ở Việt Nam chưa điều trị được truyền máu song thai nhưng cũng có phương án giúp cứu sống thai nhi bằng cách phát hiện sớm và hỗ trợ giữ thai đến cùng bằng cách nâng cao sức khoẻ mẹ và bé hoặc cách phổ biến hơn là tiến hành mổ lấy thai ngay lập tức. Việc phát hiện truyền máu song thai và tiến hành mổ lấy thai rồi nuôi dưỡng ở bên ngoài có thể giúp cứu sống thai nhi, đặc biệt, khả năng sống sẽ cao hơn nếu thai được lấy ra khi đã đạt từ 28-30 tuần. Tiến sỹ - Bác sỹ Huỳnh Thị Thu Thuỷ, Phó giám đốc Bệnh viện Từ Dũ cho biết các bệnh viện ở Việt Nam vẫn có thể cứu sống thai nhi. Trước đó, bác sĩ Thủy cũng điều trị một trường hợp mắc hội chứng song thai truyền máu tương tự bằng phương pháp dưỡng thai. Sản phụ được hỗ trợ giữ thai đến cùng bằng cách nâng cao sức khoẻ mẹ và bé qua chế độn ăn nhiều vi chất, tăng cường acid folic, kẽm, hạn chế đạm, đường… kết hợp vận động hợp lý và được theo dõi thai kỳ gắt gao. May mắn cũng đã mẹ tròn con vuông. “Tuy nhiên, cách làm này không thể có sự chuyển biến nhanh và tốt giống như phương pháp can thiệp vào tử cung”, bác sỹ Thuỷ nhấn mạnh. Trả lời về câu hỏi liệu Bệnh viện có kế hoạch sẽ cập nhật phương pháp điều trị truyền máu song thai, bác sỹ Thuỷ cho biết “Bác sỹ Quang Thanh – Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ cũng đã nghĩ đến vấn đề này. Nó phụ thuộc vào việc cử bác sỹ đi học, trang bị kiến thức, dụng cụ, thuốc men và trang thiết bị máy móc. Cũng cần nghĩ đến tính khả thi. Trang bị máy móc quá đắt tiền mà một năm chỉ thực hiện 1,2 ca thì sẽ không hiệu quả. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ có hướng cập nhật phương pháp điều trị của nước bạn trong thời gian sớm”

Ngày đăng: 19/10/2015, 11:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w