1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Sẵn sàng cho ca "vượt cạn"

1 159 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 7,4 KB

Nội dung

window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Trang bị thông tin cần thiết Những lời đồn đại trong dân gian được nhiều chị em rỉ tai nhau về chuyện sinh nở, bầu bí khiến việc “vượt cạn” trở nên đáng sợ hơn thực tế rất nhiều. Càng sợ hãi thì áp lực sinh nở càng tăng, khiến mẹ bầu càng chuyển dạ đau đớn hơn. Vì thế, đừng dao động tâm lí trước những lời đồn không có cơ sở khoa học. Chị em bầu bí nên tham gia các lớp học tiền sản, đọc thêm sách báo, tạp chí để có kiến thức vững vàng, tâm thế tự tin “vượt cạn”. Tập yoga Yoga đem đến lợi ích cực kì tuyệt vời cho các bà mẹ mang thai. Qua yoga, mẹ bầu học được kĩ thuật hít thở và thả lỏng cơ thể rất hữu ích khi rặn đẻ. Ngoài ra, các tư thế trong yoga rất tốt cho việc giảm áp lực vùng lưng dưới, mở rộng vùng ngực, vai và hông. Vận động thường xuyên Bà bầu nên vận động thường xuyên để máu được lưu thông và có sức khỏe chuẩn bị cho lúc sinh con. Đi bộ mỗi ngày ít nhất 30 phút trong quá trình thai kỳ sẽ giúp giảm bớt căng thẳng và duy trì cơ bắp khỏe mạnh. Ngoài ra, mỗi tuần bạn cũng có thể dành khoảng 1 hoặc 2 lần, mỗi lần 30 phút để đi bơi vì đây cũng là một bài tập thể dục tuyệt vời giúp giải tỏa căng thẳng trong quá trình mang thai. Các bài tập Kegel cho vùng xương chậu cũng giúp việc “lâm bồn” dễ dàng hơn rất nhiều.   Mẹ chăm vận động sẽ giúp ca vượt cạn dễ dàng hơn. (ảnh minh họa) Có người hỗ trợ bên cạnh Còn gì yên tâm, vững tin hơn khi được chính đức ông chồng cầm tay, đỡ bạn, truyền cho bạn sức mạnh để vượt qua lúc khó khăn nhất? Đôi khi, có những quyết định trong tình huống phát sinh mà bạn không thể quyết định được thì chồng bạn chính là người sẽ đứng ra chịu trách nhiệm. Có anh ấy bên cạnh, bạn sẽ cảm thấy an toàn và tự tin tập trung vào “chuyên môn” hơn. Đối mặt với cơn đau Dù chuyện gì có đang xảy ra thì cũng hãy bình tĩnh, hít sâu thở đều. Không thể chạy trốn, không thể thoát khỏi, cơn “vượt cạn” này là có thật và chính bạn là người phải đối mặt với nó. Hãy coi mỗi cơn co bóp tử cung như một đợt sóng, còn bạn là một chú sứa biển. Sóng trồi lên, dập xuống, nhấn chìm bạn nhưng bạn vẫn dập dềnh trong đại dương, không thể đầu hàng, không thể mềm yếu. Cần có niềm tin chắc chắn rằng: “Rồi mọi chuyện sẽ qua” và phần thưởng cho bạn chính là một thiên thần xinh như mộng. Phát huy trí tưởng tượng Mường tượng các hình ảnh dễ chịu trong đầu có tác dụng bất ngờ giúp sản phụ giảm đau và vượt cạn dễ dàng. Tưởng tượng mỗi cơn gò tử cung chỉ đơn giản như những đợt sóng dâng lên rồi lại rút xuống hoặc mỗi lần tử cung giãn mở chỉ như một bông hoa xòe ra lại cụp vào, mẹ bầu sẽ thấy bớt đau đớn hơn rất nhiều. Tâm trí con người có sức mạnh phi thường, điều khiển và kiểm soát được cảm giác đến mức bạn phải kinh ngạc đấy.

Trang bị thông tin cần thiết Những lời đồn đại trong dân gian được nhiều chị em rỉ tai nhau về chuyện sinh nở, bầu bí khiến việc “vượt cạn” trở nên đáng sợ hơn thực tế rất nhiều. Càng sợ hãi thì áp lực sinh nở càng tăng, khiến mẹ bầu càng chuyển dạ đau đớn hơn. Vì thế, đừng dao động tâm lí trước những lời đồn không có cơ sở khoa học. Chị em bầu bí nên tham gia các lớp học tiền sản, đọc thêm sách báo, tạp chí để có kiến thức vững vàng, tâm thế tự tin “vượt cạn”. Tập yoga Yoga đem đến lợi ích cực kì tuyệt vời cho các bà mẹ mang thai. Qua yoga, mẹ bầu học được kĩ thuật hít thở và thả lỏng cơ thể rất hữu ích khi rặn đẻ. Ngoài ra, các tư thế trong yoga rất tốt cho việc giảm áp lực vùng lưng dưới, mở rộng vùng ngực, vai và hông. Vận động thường xuyên Bà bầu nên vận động thường xuyên để máu được lưu thông và có sức khỏe chuẩn bị cho lúc sinh con. Đi bộ mỗi ngày ít nhất 30 phút trong quá trình thai kỳ sẽ giúp giảm bớt căng thẳng và duy trì cơ bắp khỏe mạnh. Ngoài ra, mỗi tuần bạn cũng có thể dành khoảng 1 hoặc 2 lần, mỗi lần 30 phút để đi bơi vì đây cũng là một bài tập thể dục tuyệt vời giúp giải tỏa căng thẳng trong quá trình mang thai. Các bài tập Kegel cho vùng xương chậu cũng giúp việc “lâm bồn” dễ dàng hơn rất nhiều. Mẹ chăm vận động sẽ giúp ca vượt cạn dễ dàng hơn. (ảnh minh họa) Có người hỗ trợ bên cạnh Còn gì yên tâm, vững tin hơn khi được chính đức ông chồng cầm tay, đỡ bạn, truyền cho bạn sức mạnh để vượt qua lúc khó khăn nhất? Đôi khi, có những quyết định trong tình huống phát sinh mà bạn không thể quyết định được thì chồng bạn chính là người sẽ đứng ra chịu trách nhiệm. Có anh ấy bên cạnh, bạn sẽ cảm thấy an toàn và tự tin tập trung vào “chuyên môn” hơn. Đối mặt với cơn đau Dù chuyện gì có đang xảy ra thì cũng hãy bình tĩnh, hít sâu thở đều. Không thể chạy trốn, không thể thoát khỏi, cơn “vượt cạn” này là có thật và chính bạn là người phải đối mặt với nó. Hãy coi mỗi cơn co bóp tử cung như một đợt sóng, còn bạn là một chú sứa biển. Sóng trồi lên, dập xuống, nhấn chìm bạn nhưng bạn vẫn dập dềnh trong đại dương, không thể đầu hàng, không thể mềm yếu. Cần có niềm tin chắc chắn rằng: “Rồi mọi chuyện sẽ qua” và phần thưởng cho bạn chính là một thiên thần xinh như mộng. Phát huy trí tưởng tượng Mường tượng các hình ảnh dễ chịu trong đầu có tác dụng bất ngờ giúp sản phụ giảm đau và vượt cạn dễ dàng. Tưởng tượng mỗi cơn gò tử cung chỉ đơn giản như những đợt sóng dâng lên rồi lại rút xuống hoặc mỗi lần tử cung giãn mở chỉ như một bông hoa xòe ra lại cụp vào, mẹ bầu sẽ thấy bớt đau đớn hơn rất nhiều. Tâm trí con người có sức mạnh phi thường, điều khiển và kiểm soát được cảm giác đến mức bạn phải kinh ngạc đấy.

Ngày đăng: 19/10/2015, 11:07

w