window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Gần đây, News Limited - hãng tin lớn nhất ở Australia đưa ra một báo cáo gây sốc: 70% cơ sở sinh đẻ ở các vùng nông thôn và vùng xa xôi hẻo lánh tại New South Wales (tiểu bang đông dân nhất của Úc) đã đóng cửa trong vòng 2 thập kỉ vừa qua. Rất hiếm bác sĩ tình nguyện cống hiến đời mình cho y học ở những nơi thưa thớt dân cư và xa trung tâm đô thị, vì thế mà hàng loạt nhà hộ sinh đã phải đóng cửa, dẫn đến việc nhiều bà mẹ không kịp đi cả một quãng đường dài để đến được trung tâm y tế ở khu vực thành phố và đành sinh con ngay dọc đường. Trường hợp của cặp vợ chồng Doug và Kimberly Lisle là một ví dụ. Chị Kimberley đã chuyển dạ sớm hơn dự định, ngay tại trang trại nuôi cừu của gia đình ở Wollun, gần Walcha, phía bắc New South Wales. Quãng đường hai vợ chồng lái xe để đến bệnh viện Armindale quá dài và chỉ sau 10 phút lên đường, Kimberley đã phải bảo chồng đỗ vào lề đường và gọi xe cấp cứu tới. Anh Lisle đã lấy những tấm khăn lau trên xe, trải chúng lên lề đường và cố gắng làm theo những chỉ dẫn của chuyên viên y tế qua điện thoại. “Họ hỏi tôi là tôi có nhìn thấy đầu em bé chui ra không và tôi thầm nghĩ, Chúa ơi, chết tiệt, hi vọng là không, nhưng sự thực là tôi đã nhìn thấy. Họ hướng dẫn tôi mọi thứ qua điện thoại”. Anh Lisle kể lại trải nghiệm khó quên khi làm “bà đỡ” cho vợ. 10 phút sau, cậu bé Charlie đã cất tiếng khóc chào đời rất to, ngay bên đường. Giờ thì Charlie đã được 5 tháng tuổi, rất khỏe mạnh và bố mẹ cậu bé vẫn còn chưa hết hoàn hồn khi nghĩ lại ca sinh nở oái oăm này. Ở thị trấn Bourke, New South Wales, những trường hợp như thế cũng không phải là hiếm. Bệnh viện Bourke đóng cửa từ năm 2009 đã khiến các bà mẹ đến kì “vượt cạn” phải đ một đoạn đường trường dài 412km đến bệnh viện gần nhất là Dubbo. Họ có hai lựa chọn: một là đến sớm trước đó 2 tuần, chịu nằm chờ trực và tốn chi phí ở khách sạn, hai là đối mặt với nguy cơ đẻ con dọc đường. Một bà mẹ từng đẻ rơi con trên đường đến bệnh viện tại Úc Bà bầu 9 tháng Becky Cole, một phụ nữ 36 tuổi sống ở trang trại trồng bông ngoại ô Bourke, trong lúc chồng đang đi công tác tận Irac, đã phải tự mình lái xe và đưa 4 đứa con nhỏ đi cùng đến bệnh viện Dubbo và ở tại khách sạn chờ sinh. Cô sinh bé Grace 2 tuần sau đó và tổng số tiền chi cho việc ở khách sạn là 2000 đô. “May mắn là tôi còn có gia đình và đủ tiền trang trải. Có hàng ngàn phụ nữ không được như vậy”, Becky chia sẻ. Bác sĩ Elaine Dietsch, Giáo sư Khoa sản tại Đại học Charles Sturt University đã phỏng vấn 45 phụ nữ từng đẻ con dọc đường và viết thành bài báo cáo “Lucky we had a torch” – nghiên cứu về tình trạng những phụ nữ vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh phải đối mặt với nhiều hiểm nguy trên quãng đường rất xa mới có thể đến được bệnh viện để sinh con. Bà cho rằng chính phủ cần phải xem xét lại việc đóng cửa các cơ sở y tế vùng sâu vùng xa. “Chúng ta nghiên cứu đủ thứ, nghiên cứu về những nguy cơ do đẻ mổ, nguy cơ do gây tê ngoài màng cứng, nguy cơ về những tai biến trong sản khoa nhưng lại quên mất những nguy cơ từ việc người phụ nữ vùng nông thôn phải xa gia đình, phải tốn một khoản phí cực lớn để lặn lội đường trường đến bệnh viện sinh con." Trên khắp Australia có hơn một nửa số nhà hộ sinh đóng cửa trong vòng 2 thập kỉ qua. Một cuộc khảo sát năm 2010 về các hộ gia đình khu vực nông thôn cho thấy chỉ có 12% số người được phỏng vấn trả lời rằng họ cảm thấy hài lòng trong việc tiếp cận với các dịch vụ y tế về sức khỏe sinh sản. Khi đọc được những dòng này, hẳn là các bà mẹ sống ở khu vực thành phố có điều kiện sẽ thấy mình thật may mắn biết bao. Dịch vụ chăm sóc y tế mà họ cảm thấy rất bình thường lại là điều xa xỉ đối với những phụ nữ mang thai vùng nông thôn hẻo lánh.
Gần đây, News Limited - hãng tin lớn nhất ở Australia đưa ra một báo cáo gây sốc: 70% cơ sở sinh đẻ ở các vùng nông thôn và vùng xa xôi hẻo lánh tại New South Wales (tiểu bang đông dân nhất của Úc) đã đóng cửa trong vòng 2 thập kỉ vừa qua. Rất hiếm bác sĩ tình nguyện cống hiến đời mình cho y học ở những nơi thưa thớt dân cư và xa trung tâm đô thị, vì thế mà hàng loạt nhà hộ sinh đã phải đóng cửa, dẫn đến việc nhiều bà mẹ không kịp đi cả một quãng đường dài để đến được trung tâm y tế ở khu vực thành phố và đành sinh con ngay dọc đường. Trường hợp của cặp vợ chồng Doug và Kimberly Lisle là một ví dụ. Chị Kimberley đã chuyển dạ sớm hơn dự định, ngay tại trang trại nuôi cừu của gia đình ở Wollun, gần Walcha, phía bắc New South Wales. Quãng đường hai vợ chồng lái xe để đến bệnh viện Armindale quá dài và chỉ sau 10 phút lên đường, Kimberley đã phải bảo chồng đỗ vào lề đường và gọi xe cấp cứu tới. Anh Lisle đã lấy những tấm khăn lau trên xe, trải chúng lên lề đường và cố gắng làm theo những chỉ dẫn của chuyên viên y tế qua điện thoại. “Họ hỏi tôi là tôi có nhìn thấy đầu em bé chui ra không và tôi thầm nghĩ, Chúa ơi, chết tiệt, hi vọng là không, nhưng sự thực là tôi đã nhìn thấy. Họ hướng dẫn tôi mọi thứ qua điện thoại”. Anh Lisle kể lại trải nghiệm khó quên khi làm “bà đỡ” cho vợ. 10 phút sau, cậu bé Charlie đã cất tiếng khóc chào đời rất to, ngay bên đường. Giờ thì Charlie đã được 5 tháng tuổi, rất khỏe mạnh và bố mẹ cậu bé vẫn còn chưa hết hoàn hồn khi nghĩ lại ca sinh nở oái oăm này. Ở thị trấn Bourke, New South Wales, những trường hợp như thế cũng không phải là hiếm. Bệnh viện Bourke đóng cửa từ năm 2009 đã khiến các bà mẹ đến kì “vượt cạn” phải đ một đoạn đường trường dài 412km đến bệnh viện gần nhất là Dubbo. Họ có hai lựa chọn: một là đến sớm trước đó 2 tuần, chịu nằm chờ trực và tốn chi phí ở khách sạn, hai là đối mặt với nguy cơ đẻ con dọc đường. Một bà mẹ từng đẻ rơi con trên đường đến bệnh viện tại Úc Bà bầu 9 tháng Becky Cole, một phụ nữ 36 tuổi sống ở trang trại trồng bông ngoại ô Bourke, trong lúc chồng đang đi công tác tận Irac, đã phải tự mình lái xe và đưa 4 đứa con nhỏ đi cùng đến bệnh viện Dubbo và ở tại khách sạn chờ sinh. Cô sinh bé Grace 2 tuần sau đó và tổng số tiền chi cho việc ở khách sạn là 2000 đô. “May mắn là tôi còn có gia đình và đủ tiền trang trải. Có hàng ngàn phụ nữ không được như vậy”, Becky chia sẻ. Bác sĩ Elaine Dietsch, Giáo sư Khoa sản tại Đại học Charles Sturt University đã phỏng vấn 45 phụ nữ từng đẻ con dọc đường và viết thành bài báo cáo “Lucky we had a torch” – nghiên cứu về tình trạng những phụ nữ vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh phải đối mặt với nhiều hiểm nguy trên quãng đường rất xa mới có thể đến được bệnh viện để sinh con. Bà cho rằng chính phủ cần phải xem xét lại việc đóng cửa các cơ sở y tế vùng sâu vùng xa. “Chúng ta nghiên cứu đủ thứ, nghiên cứu về những nguy cơ do đẻ mổ, nguy cơ do gây tê ngoài màng cứng, nguy cơ về những tai biến trong sản khoa nhưng lại quên mất những nguy cơ từ việc người phụ nữ vùng nông thôn phải xa gia đình, phải tốn một khoản phí cực lớn để lặn lội đường trường đến bệnh viện sinh con." Trên khắp Australia có hơn một nửa số nhà hộ sinh đóng cửa trong vòng 2 thập kỉ qua. Một cuộc khảo sát năm 2010 về các hộ gia đình khu vực nông thôn cho thấy chỉ có 12% số người được phỏng vấn trả lời rằng họ cảm thấy hài lòng trong việc tiếp cận với các dịch vụ y tế về sức khỏe sinh sản. Khi đọc được những dòng này, hẳn là các bà mẹ sống ở khu vực thành phố có điều kiện sẽ thấy mình thật may mắn biết bao. Dịch vụ chăm sóc y tế mà họ cảm thấy rất bình thường lại là điều xa xỉ đối với những phụ nữ mang thai vùng nông thôn hẻo lánh.