window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Bạn sẽ cảm thấy vô cùng háo hức khi sắp sửa được trở thành mẹ, nhưng cũng đồng thời vô cùng lo lắng về việc chắc chắn phải hoàn thành trước đó – ‘sinh con’. Cho dù bạn chọn sinh thường hay sử dụng các biện pháp hỗ trợ khác, thì những suy nghĩ sau chắc chắn vẫn sẽ hiện lên trong đầu bạn: Có phải là vỡ nước ối hay mình ‘lại vừa tè ra quần’ vậy? Đây có lẽ là suy nghĩ đầu tiên hiện lên trong đầu bạn khi đột nhiên ‘lại làm ướt quần’ một cách mất kiểm soát. Thậm chí khi tìm kiếm google cụm từ ‘dấu hiệu vỡ nước ối’ thì có rất nhiều kết quả hiện ra đại loại như ‘phân biệt nước tiểu và nước ối’!!! Đó là bởi vì cơn đau đẻ đối với một số phụ nữ thường đến sau khi vỡ nước ối khiến họ đôi khi ‘chưa kịp’ nhận ra. Để tuần sau đẻ có được không? Cho dù bạn đã lên kế hoạch chi tiết cho việc sinh em bé tới thế nào đi nữa thì khi giây phút bước lên bàn đẻ tới, bạn cũng sẽ không tránh được sự ‘sợ hãi’. Và rồi cái tâm lý ‘việc khó để làm sau’ lại trỗi dậy. Tuy nhiên sinh em bé thì chắc chắn là không thể ‘để làm sau’ được. Xin đừng có ‘ị’ ra đây! Thực tế khi rặn đẻ thì kết quả có thể không chỉ làm bạn ‘mất mặt’ ở mức tè ra ngay trên bàn đẻ mà thậm chí còn có thể ị nữa. Tuy vậy, cho dù biết trước điều này thì bạn cũng sẽ không thể ngăn cản được, thế nên cũng không cần quá lo lắng hay xấu hổ đâu. Sao lại đau bụng như ‘mẹ cả tới thăm’ thế này? Cơn đau đẻ ở một số phụ nữ thường là các cơn đau co thắt, tuy nhiên không liên tục mà ngắt quãng tầm 5 tới 10 phút. Do vậy, nó khiến cho chị em đôi khi có cảm giác lại đang bị ‘mẹ cả’ viếng thăm vậy. Cơn đau đẻ ngắt quãng đôi khi có thể khiến bà bầu nhầm tưởng rằng lại bị 'mẹ cả tới thăm'. (Ảnh minh họa) Trời ơi, bị nhìn thấy hết cả rồi! Các bác sỹ, y tá trực tiếp chỉ đạo ca sinh của bạn thì không nói làm gì, thế nhưng đôi khi cũng có những sinh viên y khoa được cho vào phòng sinh để ‘kiến tập’ khiến bạn đã ngượng còn ngượng hơn. Tới khi nào thì khoa học mới ‘phát minh’ ra cách sinh nở khác đây? Hầu như bất kỳ công việc nào cũng đang ngày càng ít đòi hỏi sức người tham gia mà thay thế vào đó bằng máy móc, thế nhưng tại sao việc sinh nở cả ngàn năm nay vẫn do một mình phụ nữ gánh vác hết toàn bộ thế này? Xin thề sẽ không bao giờ làm ‘chuyện ấy’ nữa! Đúng vậy, ‘chuyện ấy’ chính là cái tiền đề tạo ra ‘nỗi khổ’ mà bạn đang phải chịu đựng lúc này đây. Vì vậy bạn chắc chắn sẽ tự nhủ với bản thân mình không bao giờ làm ‘chuyện ấy’ nữa. Thật quá bất công! “Tại sao phụ nữ lại phải sinh con mà không phải là đàn ông?” chắc chắn là câu hỏi mà mọi phụ nữ trên bàn đẻ nghĩ tới. ‘Thật xứng đáng!’ Cuối cùng, khi bé yêu đã ngoan ngoãn nằm trên tay và bạn có thể gạt mồ hôi mà cười với con thì bạn cũng sẽ nhận ra rằng tất cả những sự đau đớn trên để đánh đổi một em bé đáng yêu như thế này là hoàn toàn xứng đáng nhỉ.
Bạn sẽ cảm thấy vô cùng háo hức khi sắp sửa được trở thành mẹ, nhưng cũng đồng thời vô cùng lo lắng về việc chắc chắn phải hoàn thành trước đó – ‘sinh con’. Cho dù bạn chọn sinh thường hay sử dụng các biện pháp hỗ trợ khác, thì những suy nghĩ sau chắc chắn vẫn sẽ hiện lên trong đầu bạn: Có phải là vỡ nước ối hay mình ‘lại vừa tè ra quần’ vậy? Đây có lẽ là suy nghĩ đầu tiên hiện lên trong đầu bạn khi đột nhiên ‘lại làm ướt quần’ một cách mất kiểm soát. Thậm chí khi tìm kiếm google cụm từ ‘dấu hiệu vỡ nước ối’ thì có rất nhiều kết quả hiện ra đại loại như ‘phân biệt nước tiểu và nước ối’!!! Đó là bởi vì cơn đau đẻ đối với một số phụ nữ thường đến sau khi vỡ nước ối khiến họ đôi khi ‘chưa kịp’ nhận ra. Để tuần sau đẻ có được không? Cho dù bạn đã lên kế hoạch chi tiết cho việc sinh em bé tới thế nào đi nữa thì khi giây phút bước lên bàn đẻ tới, bạn cũng sẽ không tránh được sự ‘sợ hãi’. Và rồi cái tâm lý ‘việc khó để làm sau’ lại trỗi dậy. Tuy nhiên sinh em bé thì chắc chắn là không thể ‘để làm sau’ được. Xin đừng có ‘ị’ ra đây! Thực tế khi rặn đẻ thì kết quả có thể không chỉ làm bạn ‘mất mặt’ ở mức tè ra ngay trên bàn đẻ mà thậm chí còn có thể ị nữa. Tuy vậy, cho dù biết trước điều này thì bạn cũng sẽ không thể ngăn cản được, thế nên cũng không cần quá lo lắng hay xấu hổ đâu. Sao lại đau bụng như ‘mẹ cả tới thăm’ thế này? Cơn đau đẻ ở một số phụ nữ thường là các cơn đau co thắt, tuy nhiên không liên tục mà ngắt quãng tầm 5 tới 10 phút. Do vậy, nó khiến cho chị em đôi khi có cảm giác lại đang bị ‘mẹ cả’ viếng thăm vậy. Cơn đau đẻ ngắt quãng đôi khi có thể khiến bà bầu nhầm tưởng rằng lại bị 'mẹ cả tới thăm'. (Ảnh minh họa) Trời ơi, bị nhìn thấy hết cả rồi! Các bác sỹ, y tá trực tiếp chỉ đạo ca sinh của bạn thì không nói làm gì, thế nhưng đôi khi cũng có những sinh viên y khoa được cho vào phòng sinh để ‘kiến tập’ khiến bạn đã ngượng còn ngượng hơn. Tới khi nào thì khoa học mới ‘phát minh’ ra cách sinh nở khác đây? Hầu như bất kỳ công việc nào cũng đang ngày càng ít đòi hỏi sức người tham gia mà thay thế vào đó bằng máy móc, thế nhưng tại sao việc sinh nở cả ngàn năm nay vẫn do một mình phụ nữ gánh vác hết toàn bộ thế này? Xin thề sẽ không bao giờ làm ‘chuyện ấy’ nữa! Đúng vậy, ‘chuyện ấy’ chính là cái tiền đề tạo ra ‘nỗi khổ’ mà bạn đang phải chịu đựng lúc này đây. Vì vậy bạn chắc chắn sẽ tự nhủ với bản thân mình không bao giờ làm ‘chuyện ấy’ nữa. Thật quá bất công! “Tại sao phụ nữ lại phải sinh con mà không phải là đàn ông?” chắc chắn là câu hỏi mà mọi phụ nữ trên bàn đẻ nghĩ tới. ‘Thật xứng đáng!’ Cuối cùng, khi bé yêu đã ngoan ngoãn nằm trên tay và bạn có thể gạt mồ hôi mà cười với con thì bạn cũng sẽ nhận ra rằng tất cả những sự đau đớn trên để đánh đổi một em bé đáng yêu như thế này là hoàn toàn xứng đáng nhỉ. ...Cuối cùng, bé yêu ngoan ngoãn nằm tay bạn gạt mồ hôi mà cười với bạn nhận tất đau đớn để đánh đổi em bé đáng yêu hoàn toàn xứng