1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tôi đi đẻ thường!

2 184 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 13,07 KB

Nội dung

window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Khi một phóng viên gợi ý với tôi về ý tưởng miêu tả lại ca sinh thường của mình, tôi suýt nữa định từ chối. Thành thật mà nói, trải nghiệm đó đau đớn quá sức tưởng tượng và bởi bây giờ số lượng phụ nữ lựa chọn không dùng biện pháp giảm đau khi sinh khá ít, tôi sợ câu chuyện của mình sẽ làm sợ hãi bất cứ ai có ý định đi theo phương pháp này. Nhưng cuối cùng, tôi đã thay đổi ý định vì tôi tin một trong những cách hiệu quả nhất để chuẩn bị cho việc sinh nở là lắng nghe câu chuyện từ những người phụ nữ từng có kinh nghiệm và hiểu rõ những gì mình sắp trải qua để có tâm lí vững vàng, tránh bị "sốc". Tôi đã dự định sinh không cần giảm đau từ lâu. Vì thế, ngay từ khi biết mình có thai, tôi tập yoga hàng ngày, học các tư thế sinh nở dễ dàng và cùng chồng đến lớp học tiền sản. Chúng tôi đã học các kĩ thuật mát-xa và thực hành nhiều phương pháp giảm đau như thiền hay thôi miên. Tôi cũng rất chăm tập bài tập Kegels và còn lồng kính bức hình chụp siêu âm thai để tập trung nhìn vào đó lúc "vượt cạn". Bức hình là động lực lớn lao để tôi quên đi mọi đau đớn và chú tâm vào một nhiệm vụ duy nhất: làm sao gặp con yêu càng nhanh càng tốt.   Tôi rất sẵn sàng vì mình đã chuẩn bị kĩ lưỡng. Nhưng hỡi ôi, có "lâm trận" thực sự mới biết "vượt cạn" nó khủng khiếp thế nào. (Ảnh minh họa) Chuẩn bị kĩ lưỡng như vậy nên tôi cảm thấy rất sẵn sàng và không sợ hãi gì cả. Nhưng hỡi ôi, có "lâm trận" thực sự mới biết "vượt cạn" nó khủng khiếp thế nào. 6 ngày sau ngày tôi mang thai đủ tháng, tôi thức giấc lúc 3 giờ sáng. Một cảm giác siết mạnh ở bụng xuất hiện, như có ai đó đang vắt một tấm vải trong bụng tôi. Tôi cố đi ngủ nhưng những cơn co thắt tử cung càng dồn dập hơn và cơn đau càng lúc càng mạnh hơn. Sam – chồng tôi bấm giờ những cơn co thắt tử cung  và quyết định gọi cho người hỗ trợ sinh của chúng tôi. Ngay khi cô ấy đến, chúng tôi lên đường đến bệnh viện. Người hỗ trợ sinh khuyến cáo với tôi rằng đoạn đường trên xe có thể khá xóc và cô ấy đặt 2 quả bóng tennis được buộc lại với nhau đằng sau phần lưng dưới của tôi để giảm bớt áp lực. Cô ấy cũng đặt một chiếc lược vào tay tôi để tôi nắm lấy, giúp tôi phân tâm khỏi cơn đau đang hành hạ. Quãng đường lái xe 30 phút (bao gồm cả thời gian bị cảnh sát chặn lại vì đi quá tốc độ) mà tôi tưởng dài như vô tận còn chồng tôi thì phấn khích, gào lên cả với cảnh sát: “Vợ tôi sắp sinh rồi đấy nhé!” Khi được chuyển vào phòng hộ sinh, thật khó để diễn tả được cơn đau của tôi. Dường như tôi không còn đau nữa vì bản thân tôi đã biến thành cơn đau rồi. Mọi hành động tiếp theo của tôi diễn ra như những thước phim loang loáng, không rõ là thực hay mơ. Tôi nằm nghiêng người, quả bóng sinh kẹp giữa hai đầu gối. Rồi tôi leo xuống bồn nước cùng Sam - chồng tôi. Anh giúp tôi giữ người ở tư thế ngồi xổm mỗi khi những cơn co thắt tử cung kéo đến và giúp tôi ngả người vào cánh tay anh lúc chúng rút đi. Thỉnh thoảng tôi nhấp một ngụm nhỏ nước ép gừng và việt quất cho bớt cảm giác nôn nao. Tôi đứng dậy trong đau đớn mỗi lẫn để y tá đo tim thai, mặc dù tay đã vịn vào vai cô ấy.   Dường như tôi không còn đau nữa vì bản thân tôi đã biến thành cơn đau rồi. (Ảnh minh họa) Nữ hộ sinh chỉ cho tôi một mẹo rất hiệu quả để đẩy nhanh tiến độ sinh nở, ấy là ngồi trên bồn cầu nhưng theo hướng ngược lại vào trong. Tôi gào rú và nện thình thình lên những tấm gạch lát trong nhà vệ sinh mỗi lần em bé tụt dần xuống vùng khung xương chậu. Cuối cùng, nữ hộ sinh của tôi mỉm cười rất bình tĩnh và thông báo rằng cổ tử cung của tôi đã mở hoàn toàn. Sam liên tục động viên tôi là cứ sau mỗi cú rặn, anh ấy lại thấy thêm tóc của con. Xung quanh tôi mọi thứ nhòa đi. Tôi nghe được những tiếng hét của mình vang vọng qua cả bộ óc. Cảm giác mệt không tưởng xen lẫn với hưng phấn cực độ. Cuối cùng thì cả thân hình của em bé cũng lọt ra ngoài. Tôi nghe Sam hét “Là con trai!” và thấy anh đặt con lên ngực tôi. Nữ hộ sinh nói tôi còn phải đưa nốt nhau thai ra ngoài nữa, mặc dù lúc đó tôi dường như không còn chút sức lực nào sót lại nữa. Tiếng nữ hộ sinh thất thanh khi thấy nhau thai của tôi đứt thành các mảnh và người ta không thể tìm được hết các phần. Khăn trải giường long tong đầy máu. Hàng tá cánh tay chạm tới cơ thể tôi, hết lượt này đến lượt khác, tưởng như quãng thời gian đó dài vô tận, cho đến khi người ta tìm thấy hết các mảnh nhau thai. Sau đó, tôi được chuyển qua phòng khác, mọi thứ bắt đầu tối dần và chìm vào yên tĩnh. Tôi nằm lì trên giường hàng tuần trời sau sinh, cảm thấy nhợt nhạt ốm yếu và kiệt sức. Mấy tháng sau tôi mới có thể trở lại mọi hoạt động bình thường và thú thực, cơ thể tôi chẳng thể hoàn toàn quay về như cũ. Mặc dù hạnh phúc hết sức vì đã sinh được bé Theo khỏe mạnh đáng yêu, tôi cũng hơi thất vọng vì trong thai kì mình chuẩn bị khá kĩ lưỡng, vậy mà khi sinh vẫn ... đau khủng khiếp.   Đẻ thường đúng là... đau khủng khiếp nhưng lần sinh tới, tôi vẫn sẽ chọn. (Ảnh minh họa) Thế nhưng,  nếu có ai hỏi tôi, sinh thêm đứa thứ hai có dám thế này nữa không, nghe có vẻ điên rồ đấy nhưng câu trả lời là "có". Tuy ca sinh nở của tôi không thể gọi là “đẹp như trong mơ” như dự tính, tôi vẫn hết sức tự hào vì nếu tôi không luyện tập, chuẩn bị kì công, có lẽ tôi đã không đủ sức mạnh thể chất lẫn tinh thần để “vượt cạn” mà không cần gây tê hay giảm đau như vậy. Lần sinh tới, nhất định tôi cũng sẽ không bỏ cuộc đâu.

Khi một phóng viên gợi ý với tôi về ý tưởng miêu tả lại ca sinh thường của mình, tôi suýt nữa định từ chối. Thành thật mà nói, trải nghiệm đó đau đớn quá sức tưởng tượng và bởi bây giờ số lượng phụ nữ lựa chọn không dùng biện pháp giảm đau khi sinh khá ít, tôi sợ câu chuyện của mình sẽ làm sợ hãi bất cứ ai có ý định đi theo phương pháp này. Nhưng cuối cùng, tôi đã thay đổi ý định vì tôi tin một trong những cách hiệu quả nhất để chuẩn bị cho việc sinh nở là lắng nghe câu chuyện từ những người phụ nữ từng có kinh nghiệm và hiểu rõ những gì mình sắp trải qua để có tâm lí vững vàng, tránh bị "sốc". Tôi đã dự định sinh không cần giảm đau từ lâu. Vì thế, ngay từ khi biết mình có thai, tôi tập yoga hàng ngày, học các tư thế sinh nở dễ dàng và cùng chồng đến lớp học tiền sản. Chúng tôi đã học các kĩ thuật mát-xa và thực hành nhiều phương pháp giảm đau như thiền hay thôi miên. Tôi cũng rất chăm tập bài tập Kegels và còn lồng kính bức hình chụp siêu âm thai để tập trung nhìn vào đó lúc "vượt cạn". Bức hình là động lực lớn lao để tôi quên đi mọi đau đớn và chú tâm vào một nhiệm vụ duy nhất: làm sao gặp con yêu càng nhanh càng tốt. Tôi rất sẵn sàng vì mình đã chuẩn bị kĩ lưỡng. Nhưng hỡi ôi, có "lâm trận" thực sự mới biết "vượt cạn" nó khủng khiếp thế nào. (Ảnh minh họa) Chuẩn bị kĩ lưỡng như vậy nên tôi cảm thấy rất sẵn sàng và không sợ hãi gì cả. Nhưng hỡi ôi, có "lâm trận" thực sự mới biết "vượt cạn" nó khủng khiếp thế nào. 6 ngày sau ngày tôi mang thai đủ tháng, tôi thức giấc lúc 3 giờ sáng. Một cảm giác siết mạnh ở bụng xuất hiện, như có ai đó đang vắt một tấm vải trong bụng tôi. Tôi cố đi ngủ nhưng những cơn co thắt tử cung càng dồn dập hơn và cơn đau càng lúc càng mạnh hơn. Sam – chồng tôi bấm giờ những cơn co thắt tử cung và quyết định gọi cho người hỗ trợ sinh của chúng tôi. Ngay khi cô ấy đến, chúng tôi lên đường đến bệnh viện. Người hỗ trợ sinh khuyến cáo với tôi rằng đoạn đường trên xe có thể khá xóc và cô ấy đặt 2 quả bóng tennis được buộc lại với nhau đằng sau phần lưng dưới của tôi để giảm bớt áp lực. Cô ấy cũng đặt một chiếc lược vào tay tôi để tôi nắm lấy, giúp tôi phân tâm khỏi cơn đau đang hành hạ. Quãng đường lái xe 30 phút (bao gồm cả thời gian bị cảnh sát chặn lại vì đi quá tốc độ) mà tôi tưởng dài như vô tận còn chồng tôi thì phấn khích, gào lên cả với cảnh sát: “Vợ tôi sắp sinh rồi đấy nhé!” Khi được chuyển vào phòng hộ sinh, thật khó để diễn tả được cơn đau của tôi. Dường như tôi không còn đau nữa vì bản thân tôi đã biến thành cơn đau rồi. Mọi hành động tiếp theo của tôi diễn ra như những thước phim loang loáng, không rõ là thực hay mơ. Tôi nằm nghiêng người, quả bóng sinh kẹp giữa hai đầu gối. Rồi tôi leo xuống bồn nước cùng Sam - chồng tôi. Anh giúp tôi giữ người ở tư thế ngồi xổm mỗi khi những cơn co thắt tử cung kéo đến và giúp tôi ngả người vào cánh tay anh lúc chúng rút đi. Thỉnh thoảng tôi nhấp một ngụm nhỏ nước ép gừng và việt quất cho bớt cảm giác nôn nao. Tôi đứng dậy trong đau đớn mỗi lẫn để y tá đo tim thai, mặc dù tay đã vịn vào vai cô ấy. Dường như tôi không còn đau nữa vì bản thân tôi đã biến thành cơn đau rồi. (Ảnh minh họa) Nữ hộ sinh chỉ cho tôi một mẹo rất hiệu quả để đẩy nhanh tiến độ sinh nở, ấy là ngồi trên bồn cầu nhưng theo hướng ngược lại vào trong. Tôi gào rú và nện thình thình lên những tấm gạch lát trong nhà vệ sinh mỗi lần em bé tụt dần xuống vùng khung xương chậu. Cuối cùng, nữ hộ sinh của tôi mỉm cười rất bình tĩnh và thông báo rằng cổ tử cung của tôi đã mở hoàn toàn. Sam liên tục động viên tôi là cứ sau mỗi cú rặn, anh ấy lại thấy thêm tóc của con. Xung quanh tôi mọi thứ nhòa đi. Tôi nghe được những tiếng hét của mình vang vọng qua cả bộ óc. Cảm giác mệt không tưởng xen lẫn với hưng phấn cực độ. Cuối cùng thì cả thân hình của em bé cũng lọt ra ngoài. Tôi nghe Sam hét “Là con trai!” và thấy anh đặt con lên ngực tôi. Nữ hộ sinh nói tôi còn phải đưa nốt nhau thai ra ngoài nữa, mặc dù lúc đó tôi dường như không còn chút sức lực nào sót lại nữa. Tiếng nữ hộ sinh thất thanh khi thấy nhau thai của tôi đứt thành các mảnh và người ta không thể tìm được hết các phần. Khăn trải giường long tong đầy máu. Hàng tá cánh tay chạm tới cơ thể tôi, hết lượt này đến lượt khác, tưởng như quãng thời gian đó dài vô tận, cho đến khi người ta tìm thấy hết các mảnh nhau thai. Sau đó, tôi được chuyển qua phòng khác, mọi thứ bắt đầu tối dần và chìm vào yên tĩnh. Tôi nằm lì trên giường hàng tuần trời sau sinh, cảm thấy nhợt nhạt ốm yếu và kiệt sức. Mấy tháng sau tôi mới có thể trở lại mọi hoạt động bình thường và thú thực, cơ thể tôi chẳng thể hoàn toàn quay về như cũ. Mặc dù hạnh phúc hết sức vì đã sinh được bé Theo khỏe mạnh đáng yêu, tôi cũng hơi thất vọng vì trong thai kì mình chuẩn bị khá kĩ lưỡng, vậy mà khi sinh vẫn ... đau khủng khiếp. Đẻ thường đúng là... đau khủng khiếp nhưng lần sinh tới, tôi vẫn sẽ chọn. (Ảnh minh họa) Thế nhưng, nếu có ai hỏi tôi, sinh thêm đứa thứ hai có dám thế này nữa không, nghe có vẻ điên rồ đấy nhưng câu trả lời là "có". Tuy ca sinh nở của tôi không thể gọi là “đẹp như trong mơ” như dự tính, tôi vẫn hết sức tự hào vì nếu tôi không luyện tập, chuẩn bị kì công, có lẽ tôi đã không đủ sức mạnh thể chất lẫn tinh thần để “vượt cạn” mà không cần gây tê hay giảm đau như vậy. Lần sinh tới, nhất định tôi cũng sẽ không bỏ cuộc đâu. ... kĩ lưỡng, mà sinh đau khủng khiếp Đẻ thường đau khủng khiếp lần sinh tới, chọn (Ảnh minh họa) Thế nhưng, có hỏi tôi, sinh thêm đứa thứ hai có dám không, nghe đi n rồ câu trả lời "có" Tuy ca sinh... chạm tới thể tôi, hết lượt đến lượt khác, tưởng quãng thời gian dài vô tận, người ta tìm thấy hết mảnh thai Sau đó, chuyển qua phòng khác, thứ bắt đầu tối dần chìm vào yên tĩnh Tôi nằm lì giường

Ngày đăng: 19/10/2015, 06:07

w