window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Khi đứa con thứ 4 chào đời được an toàn, tôi mới nghiệm ra rằng, mỗi cuộc sinh nở là một hành trình kỳ diệu và không lần nào giống lần nào. Trong lần mang thai đầu tiên tôi đã rất lo lắng cho sự an toàn của con do trước đó tôi từng bị sảy thai do gặp phải vấn đề về rối loạn đông máu. Tuy nhiên, do tôi thường xuyên được sự giám sát chặt chẽ từ y bác sĩ nên tôi vấn được đẻ thường. Khi thai kỳ được 40 tuần, cũng như bao sản phụ khác, tôi có dấu hiệu đau đẻ và nhập viện. Lúc đó huyết áp của tôi lên cao nên tôi đã xin được đẻ mổ nhưng bác sĩ nói tôi vẫn có thể đẻ thường được. Vậy là tôi chấp nhận đẻ thường. Những cơn đau đẻ lúc đó gần như quật ngã tôi và tôi đã phải mím chặt môi để vượt qua. Nhưng phải nói thật, sinh thường cũng chẳng khác gì sinh mổ do tôi bị rạch tầng sinh môn dài quá. Do con tôi to, lại là con đầu nên khi sinh thường bị rạch tầng sinh môn khá dài. Những ngày sau sinh, tôi phải vật vã chịu đựng cơn đau của vết rạch và phải mất đến gần 10 ngày, vết thương mới lành lại. Bốn đứa con vô cùng xinh xắn, đáng yêu của Devan Đến lần sinh thứ 2, 3, tôi yêu cầu bác sĩ không được rạch tầng sinh môn nữa. Tôi muốn sinh thường tự nhiên bởi tôi ngán ngẩm với vết đau do rạch tầng sinh môn lắm rồi. Tôi nhập viện sinh con ở tuần 38 thai kỳ. Dù không yêu cầu rạch tầng sinh môn nhưng bộ phận này cũng tự rách khi con tôi chào đời. Do tôi gặp vấn đề về rối loạn máu đông nên mỗi lần sinh nở, tôi đều được tiêm thuốc để làm loãng máu. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian sinh con do thuốc chỉ có tác dụng trong một thời gian nào đó. Lần sinh thứ 2 của tôi kéo dài trong 15 giờ, còn lần thứ 3 là 5 giờ. Việc tầng sinh môn tự bị rách trong quá trình sinh nở sẽ nhanh phục hồi hơn rất nhiều. Và tôi hài lòng với quyết định này của mình. Tuy nhiên, tôi cũng phải mất cả tuần mới lấy lại được sức khỏe sau sinh đấy. Đến lần mang thai thứ 4 - bé Silver, vợ chồng tôi đã dự định sẽ sinh con bằng phương pháp tự nhiên nhưng đúng là không thể nói trước được điều gì. Bác si khuyên tôi nên sinh mổ bởi vùng kín của tôi đã bị tổn thương nghiêm trọng sau 3 lần sinh thường. Hơn nữa, việc sinh mổ sẽ chủ động và đảm bảo an toàn với người bị chứng rối loạn đông máu như tôi. Sau một thời gian bàn bạc, lên kế hoạch cụ thể. Vợ chồng tôi quyết định nghe theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Sau khi được tiêm thuốc làm loãng máu, các bác sĩ có 6 giờ để tiến hành phẫu thuật mổ lấy thai cho tôi. Và phải công nhận, quá trình mổ lấy thai diễn ra rất nhanh chóng. Chỉ khoảng 10 phút sau khi lên bàn mổ, con tôi đã chào đời. Vợ chồng tôi quyết định đẻ mổ trong lần sinh con thứ 4 này còn bởi em bé của tôi bị dây rốn quấn cổ. Tôi lo bé sẽ không an toàn khi chào đời bằng phương pháp sinh thường. Tôi biết rằng, sau khi sinh con bằng phương pháp đẻ mổ, kế hoạch sinh nở HOÀN HẢO – CHỈ ĐẺ THƯỜNG – của tôi đã phá sản nhưng đó cũng là một trải nghiệm hết sức thú vị. Ngẫm lại tôi thấy mình thật may mắn bởi qua 4 lần mang thai, sinh nở, tôi đã rất hiểu về kiến thức thai kỳ, các cơn đau chuyển dạ, và các cách sinh nở. Với riêng cảm nhận của tôi bây giờ, việc sinh nở bằng cách đẻ mổ hay đẻ thường không còn quan trọng mà miễn là con yêu được chào đời khỏe mạnh, mẹ sớm phục hồi sau sinh. Mẹ Devan khi mang bầu tuần thứ 24 38 tuần, Devan bước vào phòng đẻ mổ đón con trai chào đời. Devan và con trai Silver Bé Silver khi được 7 tuần tuổi. Bé chào đời hồi cuối năm ngoái 2013.
Khi đứa con thứ 4 chào đời được an toàn, tôi mới nghiệm ra rằng, mỗi cuộc sinh nở là một hành trình kỳ diệu và không lần nào giống lần nào. Trong lần mang thai đầu tiên tôi đã rất lo lắng cho sự an toàn của con do trước đó tôi từng bị sảy thai do gặp phải vấn đề về rối loạn đông máu. Tuy nhiên, do tôi thường xuyên được sự giám sát chặt chẽ từ y bác sĩ nên tôi vấn được đẻ thường. Khi thai kỳ được 40 tuần, cũng như bao sản phụ khác, tôi có dấu hiệu đau đẻ và nhập viện. Lúc đó huyết áp của tôi lên cao nên tôi đã xin được đẻ mổ nhưng bác sĩ nói tôi vẫn có thể đẻ thường được. Vậy là tôi chấp nhận đẻ thường. Những cơn đau đẻ lúc đó gần như quật ngã tôi và tôi đã phải mím chặt môi để vượt qua. Nhưng phải nói thật, sinh thường cũng chẳng khác gì sinh mổ do tôi bị rạch tầng sinh môn dài quá. Do con tôi to, lại là con đầu nên khi sinh thường bị rạch tầng sinh môn khá dài. Những ngày sau sinh, tôi phải vật vã chịu đựng cơn đau của vết rạch và phải mất đến gần 10 ngày, vết thương mới lành lại. Bốn đứa con vô cùng xinh xắn, đáng yêu của Devan Đến lần sinh thứ 2, 3, tôi yêu cầu bác sĩ không được rạch tầng sinh môn nữa. Tôi muốn sinh thường tự nhiên bởi tôi ngán ngẩm với vết đau do rạch tầng sinh môn lắm rồi. Tôi nhập viện sinh con ở tuần 38 thai kỳ. Dù không yêu cầu rạch tầng sinh môn nhưng bộ phận này cũng tự rách khi con tôi chào đời. Do tôi gặp vấn đề về rối loạn máu đông nên mỗi lần sinh nở, tôi đều được tiêm thuốc để làm loãng máu. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian sinh con do thuốc chỉ có tác dụng trong một thời gian nào đó. Lần sinh thứ 2 của tôi kéo dài trong 15 giờ, còn lần thứ 3 là 5 giờ. Việc tầng sinh môn tự bị rách trong quá trình sinh nở sẽ nhanh phục hồi hơn rất nhiều. Và tôi hài lòng với quyết định này của mình. Tuy nhiên, tôi cũng phải mất cả tuần mới lấy lại được sức khỏe sau sinh đấy. Đến lần mang thai thứ 4 - bé Silver, vợ chồng tôi đã dự định sẽ sinh con bằng phương pháp tự nhiên nhưng đúng là không thể nói trước được điều gì. Bác si khuyên tôi nên sinh mổ bởi vùng kín của tôi đã bị tổn thương nghiêm trọng sau 3 lần sinh thường. Hơn nữa, việc sinh mổ sẽ chủ động và đảm bảo an toàn với người bị chứng rối loạn đông máu như tôi. Sau một thời gian bàn bạc, lên kế hoạch cụ thể. Vợ chồng tôi quyết định nghe theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Sau khi được tiêm thuốc làm loãng máu, các bác sĩ có 6 giờ để tiến hành phẫu thuật mổ lấy thai cho tôi. Và phải công nhận, quá trình mổ lấy thai diễn ra rất nhanh chóng. Chỉ khoảng 10 phút sau khi lên bàn mổ, con tôi đã chào đời. Vợ chồng tôi quyết định đẻ mổ trong lần sinh con thứ 4 này còn bởi em bé của tôi bị dây rốn quấn cổ. Tôi lo bé sẽ không an toàn khi chào đời bằng phương pháp sinh thường. Tôi biết rằng, sau khi sinh con bằng phương pháp đẻ mổ, kế hoạch sinh nở HOÀN HẢO – CHỈ ĐẺ THƯỜNG – của tôi đã phá sản nhưng đó cũng là một trải nghiệm hết sức thú vị. Ngẫm lại tôi thấy mình thật may mắn bởi qua 4 lần mang thai, sinh nở, tôi đã rất hiểu về kiến thức thai kỳ, các cơn đau chuyển dạ, và các cách sinh nở. Với riêng cảm nhận của tôi bây giờ, việc sinh nở bằng cách đẻ mổ hay đẻ thường không còn quan trọng mà miễn là con yêu được chào đời khỏe mạnh, mẹ sớm phục hồi sau sinh. Mẹ Devan khi mang bầu tuần thứ 24 38 tuần, Devan bước vào phòng đẻ mổ đón con trai chào đời. Devan và con trai Silver Bé Silver khi được 7 tuần tuổi. Bé chào đời hồi cuối năm ngoái 2013. .. .38 tuần, Devan bước vào phòng đẻ mổ đón trai chào đời Devan trai Silver Bé Silver tuần tuổi Bé chào đời hồi cuối năm ngoái 20 13