1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Chảy máu chân răng thường xuyên là bệnh gì?

1 190 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 5,89 KB

Nội dung

window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Tôi bị chảy máu răng thường xuyên, bất cứ lúc nào. Tôi ngậm muối chỉ bớt đau mà máu răng cứ còn hoài. Xin bác sĩ cho biết tôi có phải bị ung thư răng hay không? (Hoàng) Trả lời: Theo trao đổi của bạn, chúng tôi nghĩ là bạn có bệnh lý nha chu. Mô nha chu là tổ chức nâng đỡ răng gồm nướu, xương ổ răng viền quanh cổ răng và các thành phần khác. Bệnh lý nha chu có thể là viêm nướu, nặng hơn là viêm nha chu, lâu ngày nếu không điều trị răng sẽ lung lay và mất răng. Bệnh nha chu có thể có các dấu chứng như khó chịu, ê răng, đau, hôi miệng, nhạy cảm, lung lay răng, sưng nướu răng, nung mủ…Tuy nhiên dấu chứng quan trọng nhất là chảy máu răng khi đụng phải hay khi bác sĩ thăm khám.   Cần chải răng bằng bàn chải mềm, nhẹ nhàng, nhưng phải bảo đảm bề mặt răng trơn láng khi thử rà lưỡi lên răng (Ảnh minh họa) Bệnh nha chu do vi khuẩn gây ra. Trên bề mặt răng có một lớp màng hơi nhớt bao quanh, nếu đánh răng không kỹ lớp màng này sẽ dày lên và tích tụ càng nhiều vi khuẩn có hại cho nướu. Bệnh nha chu có thể phát triển do sự chi phối của các yếu tố khác như một số bệnh lý, đặc biệt là bệnh đái tháo đường, yếu tố di truyền. Quá trình điều trị gồm nhiều bước, trước hết là loại bỏ vi khuẩn. Đầu tiên phải giữ vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng bằng bàn chải và chỉ nha khoa để làm sạch vùng kẽ răng. Việc chải răng được thực hiện sau ba bữa ăn chính. Bạn cần chải răng bằng bàn chải mềm, nhẹ nhàng, nhưng phải bảo đảm bề mặt răng trơn láng khi thử rà lưỡi lên răng. Ngoài ra bạn có thể súc miệng bằng các dung dịch súc miệng hoặc nước muối pha loãng. Đồng thời bạn cần đi khám bác sĩ răng hàm mặt để có chẩn đoán, điều trị và theo dõi thích hợp.

Tôi bị chảy máu răng thường xuyên, bất cứ lúc nào. Tôi ngậm muối chỉ bớt đau mà máu răng cứ còn hoài. Xin bác sĩ cho biết tôi có phải bị ung thư răng hay không? (Hoàng) Trả lời: Theo trao đổi của bạn, chúng tôi nghĩ là bạn có bệnh lý nha chu. Mô nha chu là tổ chức nâng đỡ răng gồm nướu, xương ổ răng viền quanh cổ răng và các thành phần khác. Bệnh lý nha chu có thể là viêm nướu, nặng hơn là viêm nha chu, lâu ngày nếu không điều trị răng sẽ lung lay và mất răng. Bệnh nha chu có thể có các dấu chứng như khó chịu, ê răng, đau, hôi miệng, nhạy cảm, lung lay răng, sưng nướu răng, nung mủ…Tuy nhiên dấu chứng quan trọng nhất là chảy máu răng khi đụng phải hay khi bác sĩ thăm khám. Cần chải răng bằng bàn chải mềm, nhẹ nhàng, nhưng phải bảo đảm bề mặt răng trơn láng khi thử rà lưỡi lên răng (Ảnh minh họa) Bệnh nha chu do vi khuẩn gây ra. Trên bề mặt răng có một lớp màng hơi nhớt bao quanh, nếu đánh răng không kỹ lớp màng này sẽ dày lên và tích tụ càng nhiều vi khuẩn có hại cho nướu. Bệnh nha chu có thể phát triển do sự chi phối của các yếu tố khác như một số bệnh lý, đặc biệt là bệnh đái tháo đường, yếu tố di truyền. Quá trình điều trị gồm nhiều bước, trước hết là loại bỏ vi khuẩn. Đầu tiên phải giữ vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng bằng bàn chải và chỉ nha khoa để làm sạch vùng kẽ răng. Việc chải răng được thực hiện sau ba bữa ăn chính. Bạn cần chải răng bằng bàn chải mềm, nhẹ nhàng, nhưng phải bảo đảm bề mặt răng trơn láng khi thử rà lưỡi lên răng. Ngoài ra bạn có thể súc miệng bằng các dung dịch súc miệng hoặc nước muối pha loãng. Đồng thời bạn cần đi khám bác sĩ răng hàm mặt để có chẩn đoán, điều trị và theo dõi thích hợp.

Ngày đăng: 19/10/2015, 01:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w