KIỂM TRA 15 PHÚT PHẦN DI TRUYỀN PHÂN TỬ
Họ và tên học sinh:
Lớp:
Câu 1:Điều hòa hoạt động của gen chính là:
A. Điều hòa lượng mARN, tARN, rARN tạo ra để tham gia tổng hợp protein.
B. Điều hòa lượng enzim tạo ra để tham gia tổng hợp protein.
C. Điều hòa lượng sản phẩm của gen đó được tạo ra.
D. Điều hòa lượng ATP cần thiết cho quá trình tổng hợp protein.
Câu 2:Có 1 trình tự mARN 5’ AXX GGX UGX GAA XAU 3’ mã hóa cho 1 đoạn polipeptit gồm 5 axit amin.
Sự thay thế nuclêôtit nào dẫn đế việc đoạn polipeptit này chỉ con lai 2 axit amin.
A. Thay thế X ở bộ 3 nuclêôtit thứ 3 bằng A.
B. Thay thế G ở bộ 3 nuclêôtit thứ 4 bằng U.
C. Thay thế G ở bộ 3 nuclêôtit thứ 2 bằng A.
D. Thay thế A ở bộ 3 nuclêôtit thứ 5 bằng G.
Câu 3: ADN được nhân đôi theo nguyên tắc nào ?
A. Theo nguyên tắc bán bảo toàn và nguyên tắc bắt đôi bổ sung.
B. Theo nguyên tắc bán bảo toàn và nguyên tắc nửa gián đoạn.
C. Theo nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc nửa gián đoạn.
D. Theo nguyên tắc nửa gián đoạn và nguyên tắc bắt đôi bổ sung.
Câu 4:Nơi để prôtêin ức chế gắn vào trong điều hòa gen ở Ecoli là:
A. Vùng vận hành (O).
B. Vùng khởi động (P).
C. Gen điều hòa (R).
D. Gen cấu trúc (Y).
Câu 5:Chất 5-BU tác động gây đột biến gen loại:
A. Thay thế A-T bằng T-A.
B. Thay thế G-X bằng A-T.
C. Thay thế G-X bằng X-G.
D. Thay thế A-T bằng G-X.
Câu 6:Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực khác với nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ ở chỗ:
A. Cần năng lượng và các nuclêôtit tự do của môi trường
B. Có nhiều đơn vị nhân đôi và nhiều loại enzim tham gia
C. Hai mạch đều được tổng hợp liên tục.
D. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
Câu 7:Dưới đây là trình tự các axit amin của một đoạn chuỗi polipeptit bình thường và một chuỗi polipeptit đột
biến:
Chuỗi polipeptit bình thường: Phe - ser - Lis - Leu - Alu - Val
Chuỗi polipeptit đột biến: Phe -ser - Lis - Leu
Loại đột biến nào có thể gây nên chuỗi polipeptit đột biến trên?
A. Đột biến thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác B. Đột biến thêm 1 cặp nucleotit
C. Tất cả các loại đột biến đều có thể
D. Đột biến mất cặp nucleotit
Câu 8:Trình tự bắt đầu của các ribônuclêôtit trong phân tử mARN là:
5’ AUG UXA GUU 3’
Gen tổng hợp mARN trên có trình tự các cặp nuclêôtit được bắt đầu như sau:
A. 5’ TAX AGT XAA 3’ 3’ ATG TXA GTT 5’ B. 3’ UAX AGU XAA 5’ 5’ AUG UXA GUU 3’
C. 3’ TAX AGT XAA 5’ 5’ ATG TXA GTT 3’ D. 5’ UAX AGU XAA 3’ 3’ AUG UXA GUU 5’
Câu 9:Trong quá trình dịch mã, trên một phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động. Các
ribôxôm này được gọi là
A. pôliribôxôm.
B. pôlinuclêôxôm.
C. pôlinuclêôtit.
D. pôlipeptit.
Câu 10:Bộ ba đối mã (anticôđon) của tARN vận chuyển axit amin mêtiônin là
A. 5'AUG3'.
B. 3'XAU5'. C. 5'XAU3'. D. 3'AUG5'.