1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Cách phân biệt cảm lạnh và cúm

1 421 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 6,78 KB

Nội dung

window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} Thời tiết thay đổi thất thường khiến bé nhà tôi rất hay bị cảm lạnh hoặc bị cúm. Tuy nhiên, tôi không thể phân biệt được hai loại bệnh này. Mong chuyên mục tư vấn giúp và tư vấn cách phòng cúm hiệu quả cho bé. Mỹ Hạnh (Thái Bình) Trả lời: Mặc dù cảm lạnh và cúm có triệu chứng giống nhau nhưng lại rất khác nhau về mức độ nguy hiểm và biến chứng: Bệnh cảm lạnh thường tự khỏi và không gây bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào cho con người, ngược lại bệnh cúm nếu không theo dõi và chăm sóc người bệnh đúng cách có thể gây những biến chứng nghiêm trọng. Dấu hiệu phân biệt cảm lạnh và cúm: Cảm lạnh và cúm là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau, mặc dù hai bệnh này có những triệu chứng tương tự nhau. Sự khác biệt thể hiện qua 3 đặc điểm sau đây:   Bệnh cảm lạnh thường tự khỏi và không gây bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào cho con người, ngược lại bệnh cúm nếu không theo dõi và chăm sóc người bệnh đúng cách có thể gây những biến chứng nghiêm trọng. (Ảnh minh họa) Bệnh cảm lạnh thường do một số siêu vi thông thường đường hô hấp như Adenovirus, Rhinovirus, Coronavirus… còn bệnh cúm thì do virus cúm có tên khoa học là Influenzae gây ra. Khi bị cảm lạnh, bé sẽ có những triệu chứng đường hô hấp ở mức độ nhẹ hoặc trung bình như: Hắt hơi, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, một số bệnh nhân có thể bị ho khan hoặc cơ thể mệt mỏi thoáng qua. Khi bị cúm, triệu chứng bệnh thường rầm rộ biểu hiện qua 3 hội chứng sau: Bị sốt cao liên tục 39 – 40oC khi nhiễm cúm, mặt đỏ bừng, mạch nhanh, biếng ăn, tiểu ít, nước tiểu vàng sậm. Trẻ thường bị mệt lả, đuối sức vì sốt. Nhức đầu dữ dội và liên tục gia tăng khi sốt cao hoặc khi ho gắng sức, thường đau nhiều ở vùng trán và vùng trên nhãn cầu. Ngoài ra, còn đau các bắp cơ thân mình và có cảm giác nóng, đau vùng trên xương ức. Hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, mắt đỏ, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cảm giác khô và đau rát họng. Trẻ em thường kèm theo dấu hiệu buồn nôn, nôn ói hoặc đau bụng. Để trẻ không mắc cúm, bạn nên: Rửa sạch tay bằng xà phòng và nước sạch thường xuyên cho trẻ. Tránh tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm khuẩn hô hấp cấp, giữ khoảng cách an toàn (>1m). Mang khẩu trang y tế khi đến chỗ đông người: Bệnh viện, siêu thị, công viên, rạp chiếu phim… Nhắc nhở trẻ thói quen che miệng khi ho. Đưa trẻ đi tiêm ngừa vaccine phòng bệnh cúm.  

Thời tiết thay đổi thất thường khiến bé nhà tôi rất hay bị cảm lạnh hoặc bị cúm. Tuy nhiên, tôi không thể phân biệt được hai loại bệnh này. Mong chuyên mục tư vấn giúp và tư vấn cách phòng cúm hiệu quả cho bé. Mỹ Hạnh (Thái Bình) Trả lời: Mặc dù cảm lạnh và cúm có triệu chứng giống nhau nhưng lại rất khác nhau về mức độ nguy hiểm và biến chứng: Bệnh cảm lạnh thường tự khỏi và không gây bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào cho con người, ngược lại bệnh cúm nếu không theo dõi và chăm sóc người bệnh đúng cách có thể gây những biến chứng nghiêm trọng. Dấu hiệu phân biệt cảm lạnh và cúm: Cảm lạnh và cúm là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau, mặc dù hai bệnh này có những triệu chứng tương tự nhau. Sự khác biệt thể hiện qua 3 đặc điểm sau đây: Bệnh cảm lạnh thường tự khỏi và không gây bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào cho con người, ngược lại bệnh cúm nếu không theo dõi và chăm sóc người bệnh đúng cách có thể gây những biến chứng nghiêm trọng. (Ảnh minh họa) Bệnh cảm lạnh thường do một số siêu vi thông thường đường hô hấp như Adenovirus, Rhinovirus, Coronavirus… còn bệnh cúm thì do virus cúm có tên khoa học là Influenzae gây ra. Khi bị cảm lạnh, bé sẽ có những triệu chứng đường hô hấp ở mức độ nhẹ hoặc trung bình như: Hắt hơi, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, một số bệnh nhân có thể bị ho khan hoặc cơ thể mệt mỏi thoáng qua. Khi bị cúm, triệu chứng bệnh thường rầm rộ biểu hiện qua 3 hội chứng sau: Bị sốt cao liên tục 39 – 40oC khi nhiễm cúm, mặt đỏ bừng, mạch nhanh, biếng ăn, tiểu ít, nước tiểu vàng sậm. Trẻ thường bị mệt lả, đuối sức vì sốt. Nhức đầu dữ dội và liên tục gia tăng khi sốt cao hoặc khi ho gắng sức, thường đau nhiều ở vùng trán và vùng trên nhãn cầu. Ngoài ra, còn đau các bắp cơ thân mình và có cảm giác nóng, đau vùng trên xương ức. Hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, mắt đỏ, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cảm giác khô và đau rát họng. Trẻ em thường kèm theo dấu hiệu buồn nôn, nôn ói hoặc đau bụng. Để trẻ không mắc cúm, bạn nên: Rửa sạch tay bằng xà phòng và nước sạch thường xuyên cho trẻ. Tránh tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm khuẩn hô hấp cấp, giữ khoảng cách an toàn (>1m). Mang khẩu trang y tế khi đến chỗ đông người: Bệnh viện, siêu thị, công viên, rạp chiếu phim… Nhắc nhở trẻ thói quen che miệng khi ho. Đưa trẻ đi tiêm ngừa vaccine phòng bệnh cúm.

Ngày đăng: 18/10/2015, 20:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w