1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Ăn nhiều mứt Tết có hại như thế nào?

1 120 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 6,84 KB

Nội dung

window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} PGS TS Nguyễn Thị Lâm – Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, mứt Tết là một món ăn cổ truyển của Việt Nam và được bày biện trong mâm cỗ cúng trong ngày Tết. Trước đây chỉ có chừng chục loại mứt nhưng ngày nay, mứt tết xuất hiện rất nhiều, từ các loại rau, củ như khoai lang, bí đao, cà chua, gừng…đến tất cả các loại quả như hồng, đào, lê, me, mận, táo, dâu, kiwi, khế… đều được chế biến thành mứt. Mứt là các thực phẩm dinh dưỡng vì có chứa nhiều thành phần tốt cho cơ thể như đường bột, protein, axit hữu cơ, vitamin và khoáng chất, nhiều chất chống lão hóa tốt cho sức khỏe. Đặc biệt hơn là các nhóm hóa thực vật có tác dụng chống oxy hóa tế bào tăng cường lợi gan, thải độc cho cơ thể.   Ảnh minh họa. Tuy nhiên, mứt thường quá ngọt, không thích hợp cho người tiểu đường, người có đường máu cao, béo phì, hay người muốn ăn kiêng.  Một số loại mứt chứa nhiều loại beta carotene hoặc vitamin A, C như mứt cà chua, cà rốt, táo, mận, kiwi…sẽ bị phân hủy do nhiệt độ và thời gian chế biến mứt quá lâu sẽ làm mất tác dụng của các nhóm vitamin này. Do đường nhiều nên mứt tạo ra năng lượng là chính, không cung cấp đủ thành phần dưỡng chất nhất là các vitamin, khoáng chất cho cơ thể so với lúc còn tươi. Vì vậy không tốt khi dùng cho người già, trẻ em, và các phụ nữ mang thai trong suốt thai kỳ; không nên ăn nhiều hoặc thay thế cho các thực phẩm khác. Ăn nhiều mứt dễ sinh đầy bụng và làm giảm mất cảm giác đói, do đó làm hạn chế cảm giác thèm ăn trong 2 bữa ăn chính. Dưới khía cạnh dinh dưỡng, PGS Lâm cũng cho rằng trong ngày Tết, tốt nhất là nên giảm bớt lượng mứt sử dụng và thay thế bằng cách ăn các loại trái cây tươi như dưa hấu, cam, quýt, bưởi, hồng, dâu, táo… có lợi cho sức khỏe. Có thể thay thế mứt tết bằng các loại hạt ngũ cốc hoặc hạt bí, đậu phộng, hạt điều, đậu hòa lan. Riêng với hạt dưa thì chú ý vì nếu được nhuộm bằng phẩm màu sẽ không tốt cũng có hại cho sức khỏe. Ngoài ra, an toàn thực phẩm mứt Tết cũng được đặt lên hàng đầu. Tại Việt Nam vào dịp Tết là các loại bánh kẹo và mứt Tết được tung ra thị trường và đây cũng là cơ hội để các cơ sở sản xuất bánh kẹo, mứt không an toàn thực phẩm có cơ hội bán sản phẩm. PGS Lâm khuyến cáo người sử dụng nên chọn mứt của Việt Nam nhưng được chế biến bởi các công ty lớn, có thương hiệu, có nhãn mác đầy đủ, có ngày sản xuất và hạn sử dụng.

PGS TS Nguyễn Thị Lâm – Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, mứt Tết là một món ăn cổ truyển của Việt Nam và được bày biện trong mâm cỗ cúng trong ngày Tết. Trước đây chỉ có chừng chục loại mứt nhưng ngày nay, mứt tết xuất hiện rất nhiều, từ các loại rau, củ như khoai lang, bí đao, cà chua, gừng… đến tất cả các loại quả như hồng, đào, lê, me, mận, táo, dâu, kiwi, khế… đều được chế biến thành mứt. Mứt là các thực phẩm dinh dưỡng vì có chứa nhiều thành phần tốt cho cơ thể như đường bột, protein, axit hữu cơ, vitamin và khoáng chất, nhiều chất chống lão hóa tốt cho sức khỏe. Đặc biệt hơn là các nhóm hóa thực vật có tác dụng chống oxy hóa tế bào tăng cường lợi gan, thải độc cho cơ thể. Ảnh minh họa. Tuy nhiên, mứt thường quá ngọt, không thích hợp cho người tiểu đường, người có đường máu cao, béo phì, hay người muốn ăn kiêng. Một số loại mứt chứa nhiều loại beta carotene hoặc vitamin A, C như mứt cà chua, cà rốt, táo, mận, kiwi…sẽ bị phân hủy do nhiệt độ và thời gian chế biến mứt quá lâu sẽ làm mất tác dụng của các nhóm vitamin này. Do đường nhiều nên mứt tạo ra năng lượng là chính, không cung cấp đủ thành phần dưỡng chất nhất là các vitamin, khoáng chất cho cơ thể so với lúc còn tươi. Vì vậy không tốt khi dùng cho người già, trẻ em, và các phụ nữ mang thai trong suốt thai kỳ; không nên ăn nhiều hoặc thay thế cho các thực phẩm khác. Ăn nhiều mứt dễ sinh đầy bụng và làm giảm mất cảm giác đói, do đó làm hạn chế cảm giác thèm ăn trong 2 bữa ăn chính. Dưới khía cạnh dinh dưỡng, PGS Lâm cũng cho rằng trong ngày Tết, tốt nhất là nên giảm bớt lượng mứt sử dụng và thay thế bằng cách ăn các loại trái cây tươi như dưa hấu, cam, quýt, bưởi, hồng, dâu, táo… có lợi cho sức khỏe. Có thể thay thế mứt tết bằng các loại hạt ngũ cốc hoặc hạt bí, đậu phộng, hạt điều, đậu hòa lan. Riêng với hạt dưa thì chú ý vì nếu được nhuộm bằng phẩm màu sẽ không tốt cũng có hại cho sức khỏe. Ngoài ra, an toàn thực phẩm mứt Tết cũng được đặt lên hàng đầu. Tại Việt Nam vào dịp Tết là các loại bánh kẹo và mứt Tết được tung ra thị trường và đây cũng là cơ hội để các cơ sở sản xuất bánh kẹo, mứt không an toàn thực phẩm có cơ hội bán sản phẩm. PGS Lâm khuyến cáo người sử dụng nên chọn mứt của Việt Nam nhưng được chế biến bởi các công ty lớn, có thương hiệu, có nhãn mác đầy đủ, có ngày sản xuất và hạn sử dụng.

Ngày đăng: 18/10/2015, 17:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w