BASICS FOR BANK DIRECTORS SONG NGỮ ANH VIỆT PHÂN TÍCH CAMELS

229 655 2
BASICS FOR BANK DIRECTORS SONG NGỮ ANH VIỆT PHÂN TÍCH CAMELS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BASICS FOR BANK DIRECTORS SONG NGỮ ANH VIỆT PHÂN TÍCH CAMELS tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bà...

1 2 MỤC LỤC 1/ Giới thiệu bản dịch…………………................................................... 4 2/ Lời nói đầu …………………………………………………………… 8 3/ Giới thiệu sự hình thành tài liệu ……………………………………... .10 4/ Chương 1 : Thưa quý vị, đây là ngân hàng …………………………. .. 15 5/ Chương 2 : Khung luật pháp và quy định quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng………………………………………………… .. 24 6/ Chương 3 : Tính an toàn và vững chắc của ngân hàng ……………. 40 • Vốn chủ sở hữu ..…………………………………………….. .44 • Chất lượng tài sản có ………………………………….…….. 68 • Lãnh đạo,điều hành …………………………………………… 96 • Thu nhập …..……………………………………………….. 132 • Tính thanh khoản ………………………………………….. 148 • Tính nhạy cảm với rủi ro thị trường ……………………….. 172 ------------------------------------- 3 GIỚI THIỆU BẢN DỊCH Cùng với đất nước đang tiến hành hội nhập quốc tế một cách mạnh mẽ, ngành ngân hàng Việt Nam cũng đang trải qua nhiều thay đổi tích cực về vốn, mô hình tổ chức, quản trị điều hành, công nghệ, cơ sở mạng lưới hoạt động và nhất là nguồn nhân lực để có thể đạt được những thành quả cao trong hoạt động kinh doanh khi ngày càng phải đối mặt với nhiều thách thức, cạnh tranh gay gắt trong bối cảnh hoạt động hiện nay và trong những năm sắp tới. Với tinh thần chủ động và tư thế đón đầu, nhiều ngân hàng đã quan tâm tổ chức các khóa đào tạo, huấn luyện trong và ngoài ngân hàng để làm thế nào có được nguồn nhân lực thông thạo chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng, có năng lực cao trong tổ chức quản trị điều hành, được trang bị những kiến thức cần thiết cho hoạt động kinh doanh và tinh thông ngoại ngữ . Trong việc tổ chức các khóa huấn luyện đào tạo nội bộ tại các ngân hàng, điều kiện cần và đủ là giảng viên và học viên cần có những giáo trình, tài liệu mang tính chuyên nghiệp, thực tiễn và cập nhật về các nghiệp vụ của một ngân hàng hiện đại như tổ chức quản trị điều hành, quản trị rủi ro, hoạt động tín dụng, nghiệp vụ ngân hàng quốc tế (tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ..), ngân hàng điện tử, chăm sóc khách hàng, các nghiệp vụ của giao dịch viên ngân hàng, kế toán hiện đại…. Các tài liệu này được phổ biến rộng rãi tại các nước phát triển và do Ngân hàng Trung ương hay Hiệp hội ngân hàng tại các nước này xuất bản, nhằm đào tạo và truyền bá thêm kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ ngân hàng và quản trị điều hành cho tất cả nhân viên ngân hàng ở các cấp khác nhau có mối quan tâm sâu sắc về lĩnh vực ngân hàng. Thực tế hiện nay tại Việt Nam, không có nhiều những tài liệu như vậy được soạn thảo bằng tiếng Việt để đáp ứng nhu cầu đào tạo và tự đào tạo cho các nhân viên của ngân hàng, và nếu có cũng ít nhiều mang tính hàn lâm mà mục đích chỉ phù hợp với việc đào tạo sinh viên tại các trường Đại học. Trong khi đó, nhân viên ngân hàng muốn tự nâng cao nghề nghiệp và cập nhật tri thức, thì phải tự lực tìm tài liệu nghiên cứu. Một khó khăn của vấn đề này là hầu hết các tài liệu được phổ biến rộng rãi trên mạng Internet đều bằng tiếng Anh nên phần nào làm hạn chế sự tiếp thu của người học. Với mong muốn chia sẻ chút thiện ý với cộng đồng, nhân dịp có được trong tay một tài liệu mới được Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại Thành phố Kansas (Hoa kỳ) phổ biến trong tháng 1/ 2010 là “BASICS FOR BANK DIRECTORS” ( KIẾN THỨC CƠ BẢN CHO THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG), chúng tôi mạnh dạn gửi bản dịch cho các bạn đồng nghiệp để vừa nâng cao được trình độ am hiểu và sử dụng tiếng Anh chuyên ngành tài chính – ngân hàng, vừa nâng cao được kỹ năng biên dịch Anh – Việt, đồng thời học hỏi thêm được những kinh nghiệm thực tiễn qua việc phân tích một mô hình đánh giá hoạt động của một ngân hàng dựa trên các yếu tố CAMELS : 4 • Capital (Vốn tự có) • Asset quality (Chất lượng tài sản có) • Management (Quản trị điều hành) • Earnings (Thu nhập) • Liquidity (Thanh khoản) • Sensitivity to market risk (Tính nhạy cảm đối với rủi ro thị trường) Đây là nội dung chủ yếu của tập tài liệu này, được xuất bản lần thứ năm sau khi nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ nói riêng trải qua cơn khủng hoảng trầm trọng trong năm 2008 . Do trình độ biên dịch còn hạn chế và một số thuật ngữ dùng trong tài liệu này không thể dịch một cách chuẩn xác vì chưa được sử dụng phổ biến tại Việt nam, tài liệu dịch này chắc chắn còn nhiều thiếu sót nhưng nhóm biên dịch chúng tôi cũng xin được chia sẻ những kiến thức cập nhật và thực tiễn này đến các bạn đồng nghiệp để tham khảo thêm. Trong bản dịch này, nhóm biên dịch chỉ tập trung dịch các phần chính để có thể tham khảo là : Giới thiệu tổng quát, Chương 1, Chương 2 và Chương 3; không dịch Chương 4, Chương 5 và Chương 6 do các phần này đề cập đến những đặc thù của khung luật pháp về quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng tại Hoa Kỳ. Với ước muốn ngày càng được mở mang thêm kiến thức nghiệp vụ ngân hàng và nâng cao được trình độ sử dụng tiếng Anh chuyên ngành hầu có thể đóng góp một phần nhỏ vào thành quả chung của hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, chúng tôi xin được gửi đến các bạn đồng nghiệp bản dịch này để tham khảo và phổ biến nội bộ. Trân trọng. Nhóm biên dịch Nguyễn Hà Đại Nguyễn Huỳnh Yến Lý Thị Hiền Nguyễn Thị Hồng Biên tập bản dịch Nguyễn Hữu Thư 5 KIẾN THỨC CƠ BẢN CHO THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG -------------- NGÂN HÀNG DỰ TRỮ LIÊN BANG KANSAS CITY VỤ GIÁM SÁT VÀ QUẢN LÝ RỦI RO 6 FOREWORD Welcome to the fifth edition of Basics for Bank Directors.Recognizing the key role directors play in banks, the Federal Reserve Bank of Kansas City has offered this book for more than a decade. The primary goal of the book is to provide bank directors with basic information that defines their role and helps them evaluate their institutions’ operations. The impetus to do this came out of the 1980s, when our financial system experienced severe banking problems and numerous bank closures. One of the lessons learned from that period was that people are often asked to serve as directors without the benefit of any training, either on their duties and responsibilities as directors, or on bank operations. That lack of training can result in either uninformed directors or discouragement from even becoming a director. It is our experience that informed directors are more engaged and, in turn, have a positive impact on the health of a bank. Where board oversight is strong, problems are fewer and less severe. Those problems that do exist are addressed and corrected in a timely fashion. Where oversight is weak, problems are more numerous and severe. They may recur or remain uncorrected, possibly resulting in bank failure. Accordingly, this book shares information gained from that experience, which we believe will help directors meet their fiduciary responsibilities. The Federal Reserve System also offers an online companion course to this book, accessible at no charge, at www.BankDirectorsDesktop.org. We hope that Basics and the Bank Director’s Desktop are useful resources for you. THOMAS M. HOENIG President January 2010 7 LỜI NÓI ĐẦU Chào mừng các bạn đến với ấn bản lần thứ V “KIẾN THỨC CƠ BẢN CHO THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG”. Nhận thức được vai trò chủ chốt mà các thành viên Hội đồng quản trị đóng góp trong các ngân hàng, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Thành phố Kansas đã xuất bản cuốn sách này từ hơn một thập kỷ trước. Mục tiêu chủ yếu của cuốn sách là cung cấp cho các thành viên HĐQT ngân hàng những thông tin cơ bản nhằm xác định rõ vai trò của các thành viên và giúp họ đánh giá các hoạt động của ngân hàng. Động lực để tạo nên cuốn sách này đến từ thập niên 1980, khi hệ thống tài chính của chúng ta đã trải qua những vấn đề nghiêm trọng trong hoạt động ngân hàng và việc đóng cửa nhiều ngân hàng. Một trong những bài học rút ra từ thời kỳ đó là những người thường được mời tham gia làm thành viên HĐQT ngân hàng mà không được đào tạo , hoặc là về nghĩa vụ và trách nhiệm của họ với tư cách là thành viên HĐQT ngân hàng, hoặc là về các hoạt động của ngân hàng. Việc không được đào tạo đó có thể đưa đến kết quả hoặc là tạo ra những thành viên HĐQT ngân hàng thiếu hiểu biết hoặc không khuyến khích họ tham gia làm thành viên HĐQT ngân hàng. Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy những thành viên HĐQT ngân hàng nào hiểu biết nhiều thường tham gia nhiều hơn trong hoạt động ngân hàng và đến lượt mình, họ có tác động tích cực đến sức khỏe của một ngân hàng. Ở đâu mà việc giám sát của HĐQT ngân hàng chặt chẽ, các vướng mắc trong hoạt động ngân hàng xảy ra ít hơn và ít nghiêm trọng hơn. Bất kỳ vấn đề nào xảy ra đều được xử lý và chỉnh sửa kịp thời. Ở đâu mà việc giám sát của HĐQT ngân hàng kém, các vấn đề xảy ra nhiều hơn và nghiêm trọng hơn. Những vấn đề đó có thể trở đi trở lại hoặc vẫn không được sửa chữa, có thể dẫn tới sự sụp đổ của một ngân hàng. Cuốn sách này là sự chia sẻ thông tin có được từ những kinh nghiệm của chúng tôi, điều mà chúng tôi tin sẽ giúp cho các thành viên hội đồng quản trị ngân hàng đáp ứng các trách nhiệm được ủy thác của họ. Hệ thống dự trữ liên bang Hoa Kỳ cũng cung ứng một lớp đào tạo trực tuyến đồng hành với cuốn sách này, truy cập không tốn phí tại địa chỉ www.BankDirectorsDesktop.org. Chúng tôi hy vọng các kiến thức cơ bản và cuốn giáo trình trên mạng này sẽ là nguồn tư liệu hữu ích cho các bạn. THOMAS M.HOENIG Tổng Giám đốc Ngân hàng Dự trữ Liên bang Kansas City Tháng 1/ 2010 8 INTRODUCTION In today’s world, commercial banks are fighting hard to maintain their historic role as leaders of the financial community. They are faced with increasing pressures from competitive institutions which are eager to offer services that have heretofore been restricted to banks; ... A bank director, particularly a non-management director, has a greater opportunity and a greater responsibility today than at any period in recent history ... These words were written in 1974. Yet, they have a familiar ring and could just as easily describe challenges facing banks and bank leadership in the 21st century. If anything, events of the last three decades serve only to reinforce this earlier observation: Banks must work harder to meet shareholder profit expectations, and more is expected from bank directors. Increased competition from other financial service providers, deregulation, financial and technological innovations, and economic swings have made it increasingly difficult for bank management to steer a consistently profitable course. As a result, many banks have merged or been acquired by others. Today, slightly more than 7,400 commercial banks operate in the United States, compared to nearly 14,500 in the mid-1980s. Additionally, legal changes and court actions have placed greater responsibility and accountability on bank directors. For example, the Financial Institutions Reform, Recovery and Enforcement Act of 1989 (FIRREA) strengthened enforcement authority and increased penalties the federal regulatory agencies can assess against directors and others for problems at banks. The Federal Deposit Insurance Corporation Improvement Act of 1991 (FDICIA) required board review of more matters, and placed greater responsibility on outside directors of larger banking organizations. 9 GIỚI THIỆU Trong thế giới ngày nay, các ngân hàng thương mại đang đấu tranh quyết liệt để duy trì vai trò lịch sử của họ như là những người lãnh đạo của cộng đồng tài chính. Họ phải đối mặt với sức ép ngày càng gia tăng từ các tổ chức cạnh tranh đang nóng lòng cung ứng các dịch vụ mà cho đến nay vẫn chỉ dành riêng cho ngân hàng;… Hiện nay, thành viên hội đồng quản trị ngân hàng, đặc biệt là thành viên hội đồng quản trị không tham gia điều hành, có một cơ hội lớn hơn và một trách nhiệm to lớn hơn bất cứ thời kỳ nào trong lịch sử gần đây… Những từ này được viết ra vào năm 1974. Tuy nhiên, chúng có một giọng điệu quen thuộc và cũng dễ dàng mô tả những thách thức mà các ngân hàng và lãnh đạo của các ngân hàng đang đối mặt trong thế kỷ 21. Những sự kiện trong 3 thập niên gần đây chỉ nhằm khẳng định nhận xét trước đây: các ngân hàng phải hoạt động vất vả hơn để đáp ứng các kỳ vọng lợi nhuận của cổ đông và các thành viên hội đồng quản trị ngân hàng còn được kỳ vọng nhiều hơn nữa. Sự cạnh tranh gia tăng từ các nhà cung ứng dịch vụ tài chính khác, sự nới lỏng các quy định, sự cải tiến công nghệ và tài chính và những biến động của nền kinh tế tạo ra các khó khăn ngày càng gia tăng cho ban lãnh đạo ngân hàng trong việc chỉ đạo một tiến trình sinh lời một cách nhất quán. Kết quả là nhiều ngân hàng phải sáp nhập hay bị các ngân hàng khác mua lại. Ngày nay chỉ còn hơn 7.400 ngân hàng thương mại hoạt động tại Hoa Kỳ so với con số gần 14.500 giữa thập niên 1980. Ngoài ra, các thay đổi về pháp lý, các hoạt động của tòa án cũng đặt ra trách nhiệm và trách nhiệm giải trình to lớn hơn đối với các thành viên hội đồng quản trị ngân hàng. Ví dụ, đạo luật Đổi mới, Hồi phục và Bắt buộc tuân thủ của các Định Chế Tài Chính năm 1989 (FIRREA) đã tăng cường quyền lực bắt buộc thi hành và gia tăng các hình phạt mà các cơ quan quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng của liên bang có thể áp đặt đối với các thành viên HĐQT ngân hàng và các chức danh khác đối với các vấn đề xảy ra tại các ngân hàng. Đạo luật Bổ sung của Công ty Bảo Hiểm Tiền Gửi Liên Bang Hoa Kỳ năm 1991 (FDICIA) yêu cầu các thành viên HĐQT ngân hàng phải soát xét nhiều vấn đề hơn và áp đặt trách nhiệm lớn hơn đối với các thành viên HĐQT không tham gia điều hành của các tổ chức ngân hàng lớn. 10 Subsequent court decisions have clarified what constitutes director negligence, making it easier for the Federal Deposit Insurance Corporation (FDIC) to pursue claims in some states against directors of failed institutions. The Sarbanes-Oxley Act of 2002, stock and other exchange listing requirements, and bank regulatory guidance stressed greater independence of outside directors and generally raised expectations regarding their oversight of bank management. As the future unfolds, outside directors will play an increasingly important role in guiding their banks and serving as unbiased judges of their operational performance. Outside bank directors differ from “inside” or “management” directors in that they do not also serve as officers and management officials of the bank and own less than 5 percent of its stock. Fulfilling this role will not be easy. Studies of failed banks reveal that many were supervised by directors who received insufficient or untimely information or were inattentive to the bank’s affairs. This impaired their ability to judge bank operations and to identify and correct problems. Thus, for outside directors to meet the demands placed upon them, they must be knowledgeable, well-informed, and active in overseeing the management of their banks. In light of these challenges, you might ask, “Why serve as an outside bank director?” The answer is that banks play an important role in the economic lives of their communities. As a director, you can have influence over and help shape your local economy. Further, many consider service as a bank director to be an honor. You may be asked to serve for a variety of reasons, including your business expertise or prominence in your community. Whatever the reason, your invitation to serve is testimony to the valuable contribution the bank’s shareholders believe you can provide to its management. 11 Các quyết định nối tiếp của tòa án đã làm rõ những gì cấu thành sự thiếu quan tâm của các thành viên HĐQT ngân hàng, khiến cho việc khiếu kiện của công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC) ở một số bang đối với các thành viên HĐQT ở các ngân hàng bị thua lỗ được dễ dàng hơn. Đạo luật SarbannesOxley năm 2002, các yêu cầu niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán và các sở giao dịch khác, hướng dẫn khung luật pháp và quy định về quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng đã nhấn mạnh tính độc lập lớn hơn đối với các thành viên HĐQT không tham gia điều hành và nói chung đã nâng cao sự kỳ vọng liên quan đến việc giám sát của các thành viên này đối với việc quản lý điều hành ngân hàng. Trong tương lai, các thành viên HĐQT không tham gia điều hành sẽ đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong việc chỉ đạo ngân hàng mà họ tham gia và có những đánh giá không thiên vị về thành quả hoạt động của các ngân hàng này. Các thành viên HĐQT không tham gia điều hành khác với các thành viên HĐQT tham gia điều hành ở chỗ họ không làm việc như là “các viên chức điều hành ” của ngân hàng và họ sở hữu ít hơn 5% cổ phiếu của ngân hàng đó. Thực hiện vai trò này sẽ không dễ dàng. Các nghiên cứu về các ngân hàng bị sụp đổ cho thấy rằng nhiều ngân hàng được giám sát bởi các thành viên HĐQT không nhận được đầy đủ thông tin hay nhận được các thông tin không kịp thời hoặc các thành viên này không quan tâm đến các công việc của ngân hàng. Việc này làm giảm khả năng của họ trong việc đánh giá các hoạt động ngân hàng, trong việc nhận diện và sửa chữa các vấn đề phát sinh. Vì vậy, để đáp ứng các đòi hỏi đặt ra với các thành viên HĐQT không tham gia điều hành, họ phải am hiểu các hoạt động của ngân hàng, được thông tin đầy đủ và chủ động trong việc giám sát việc quản lý điều hành của ngân hàng. Đối mặt với những thách thức này, bạn có thể tự hỏi “ Tại sao lại phục vụ như là một thành viên HĐQT không tham gia điều hành?”. Câu trả lời là vì ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của cộng đồng của họ. Là một thành viên HĐQT ngân hàng, quý vị có thể có ảnh hưởng và giúp định hình nền kinh tế tại địa phương của quý vị. Thêm vào đó, nhiều người coi việc trở thành một thành viên HĐQT ngân hàng là một vinh dự. Quý vị có thể được yêu cầu để trở thành một thành viên HĐQT ngân hàng vì nhiều lý do khác nhau, bao gồm việc quý vị có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh hoặc sự nổi bật của quý vị trong cộng đồng. Vì lý do gì đi nữa thì việc quý vị được mời vào vị trí thành viên HĐQT ngân hàng là bằng chứng cho thấy cổ đông của ngân hàng tin vào sự đóng góp quý giá của quý vị cho việc quản trị điều hành ngân hàng. 12 While a director’s job is important and carries responsibility, it is not as daunting as it first appears. Basic management experience and skills necessary to succeed in other endeavors are equally applicable to banks. Thus, the knowledge and experience you have developed in your profession can be effectively used in your role as a director. Add to this an inquisitive attitude and willingness to commit time and energy to bank matters, and you have many of the attributes of an effective bank director. The only things missing may be a basic knowledge of banking and what to consider in overseeing a bank. Many approaches could be followed to impart this knowledge. The approach used here employs many of the methods, techniques, and reports used by examiners to evaluate bank condition and compliance. This is not to suggest that directors should behave as bank examiners. Rather, you, like the examiner, must be able to draw conclusions about your bank’s condition in a relatively short time without intimate knowledge of its daily operations. An examiner-like approach lets you do this by focusing attention on key bank operations and giving you an organized way to understand bank affairs. Before we move into the main section of the book, we want to leave you with this thought on the need to learn basics. No less than the legendary Green Bay Packers football coach Vince Lombardi recognized the importance of teaching basics to his players. Even after winning championships and being surrounded by future Hall of Fame players, Lombardi had a tradition of beginning every preseason training camp the same way: standing before his players, holding a football in one hand and saying, “Gentlemen, this is a football.” He assumed that his players were a blank slate at the beginning of each season. With that in mind, we begin in Chapter 1 with the very basic discussion, “Ladies and gentlemen, this is a bank.” 13 Trong khi công việc của một thành viên HĐQT là quan trọng và đầy trách nhiệm, nó cũng không có vẻ đáng sợ như ấn tượng ban đầu. Kinh nghiệm quản lý cơ bản và các kỹ năng cần thiết để thành công trong các công việc khác đều có thể áp dụng được vào ngân hàng. Vì vậy, kiến thức và kinh nghiệm có được trong nghề nghiệp của mình có thể được sử dụng hiệu quả khi quý vị là một thành viên HĐQT của ngân hàng. Thêm vào đó, với một tinh thần cầu thị tìm hiểu và sự sẵn lòng cống hiến thời gian và năng lực cho hoạt động của ngân hàng, quý vị có nhiều tố chất để trở thành một thành viên HĐQT ngân hàng có hiệu quả. Điều duy nhất còn thiếu có thể là kiến thức cơ bản về ngân hàng và cái gì cần quan tâm trong việc giám sát hoạt động ngân hàng. Nhiều cách tiếp cận có thể đem lại kiến thức này. Cách tiếp cận được sử dụng ở đây là sử dụng nhiều phương pháp, kỹ thuật và báo cáo mà các thanh tra viên sử dụng để đánh giá tình hình và sự tuân thủ pháp luật và quy định của ngân hàng. Điều này không có nghĩa là các thành viên HĐQT ngân hàng nên cư xử như là thanh tra viên ngân hàng. Ở một mức độ nào đó, giống như một thanh tra viên, quý vị phải có khả năng đưa ra kết luận về tình trạng ngân hàng của quý vị trong một thời gian tương đối ngắn mà không có kiến thức chuyên biệt về các hoạt động thường nhật của ngân hàng. Phương pháp tiếp cận giống-như-thanhtra-viên cho phép quý vị làm điều này bằng cách tập trung sự chú ý vào các hoạt động chủ yếu của ngân hàng và đem đến cho quý vị một cách thức có tổ chức để hiểu được công việc của ngân hàng. Trước khi chuyển tới phần chính của cuốn sách này, chúng tôi muốn quý vị lưu giữ tư tưởng về sự cần thiết phải học những điều cơ bản. Huấn luyện viên huyền thoại Vince Lombardi của đội bóng đá Green Bay Packer đã nhận ra tầm quan trọng trong việc dạy những điều cơ bản cho các cầu thủ của mình. Ngay cả khi đoạt cúp vô địch và được vây quanh bởi các cầu thủ - sau này được lưu danh trong Viện Bảo tàng lưu niệm bóng đá , ông Lombardi có truyền thống bắt đầu mỗi kỳ tập trung huấn luyện trước mùa bóng bằng một cách thức giống nhau: đứng trước cầu thủ của mình, giữ trái bóng trên một tay và nói “Các chàng trai, đây là quả bóng”. Ông giả định rằng các cầu thủ của mình là một trang giấy trắng vào đầu mỗi mùa bóng. Với tư tưởng đó, chúng ta bắt đầu chương 1 với việc thảo luận rất cơ bản: “Thưa Quý vị , đây là ngân hàng”. 14 CHAPTER 1 LADIES AND GENTLEMEN, THIS IS A BANK What is a bank? This may seem like an elementary question, but it is important to start at the begining of what being a bank director is all about and where you fit in. The word “bank” evokes different mental pictures for different individuals. Some will think of the quintessential bank building with the big stone columns and a large vault. Others will envision a balance sheet showing a bank’s assets, liabilities, and capital. Still others will fall back on the regulatory definition of a bank, which is, generally, an organization that is chartered by either a state or the federal government for the purpose of accepting deposits. Banks may also make loans and invest in securities. For your purposes, however, a bank is a financial intermediary. That means the bank acts as a financial go-between. People who save money put it on deposit in a bank. People who need money ask for loans. A bank facilitates this by lending out a portion of the deposits to qualified borrowers, hopefully for a higher interest rate than is paid on the deposits. The bank may also invest some of those deposits in U.S. government securities, municipal bonds, or other investments. This use of deposits, by the way, distinguishes banks from other industries that rely solely on their capital to support their activities. This intermediary role is what makes a bank so important to its community. Through loans and investments, a bank fosters economic development, job creation, and a system to easily transfer money between individuals or businesses. A bank is, in effect, a community’s economic engine. However, that engine generates risk. Risk is generally defined as the potential that events—planned or unanticipated—may have an adverse impact on capital and earnings. The Federal Reserve has identified six categories of risk: 15 CHƯƠNG 1 THƯA QUÝ VỊ, ĐÂY LÀ NGÂN HÀNG Ngân hàng là gì? Đây dường như là một câu hỏi sơ đẳng, nhưng làm việc gì khi bắt đầu trở thành một thành viên HĐQT ngân hàng và làm thế nào để phù hợp với cương vị một thành viên HĐQT ngân hàng thì câu hỏi này lại trở nên quan trọng. Từ “ngân hàng” gợi ra những hình ảnh khác nhau trong tâm trí của nhiều người. Đối với một số người, họ sẽ nghĩ đến các tòa nhà ngân hàng khang trang với những cây cột bằng đá lớn và một kho tiền rộng rãi . Những người khác lại nghĩ tới bảng Tổng kết tài sản với tài sản có, tài sản nợ và vốn sở hữu của một ngân hàng. Còn một số người khác sẽ tìm đến định nghĩa về quy định quản lý & điều tiết hoạt động của một ngân hàng, nói chung, đó là một tổ chức được chính quyền bang hoặc liên bang chấp nhận điều lệ hoạt động nhằm mục đích nhận tiền gửi của khách hàng. Các ngân hàng cũng có thể cho vay và đầu tư vào chứng khoán. Tuy nhiên, đối với quý vị, ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính. Điều đó có nghĩa rằng ngân hàng hoạt động như là một nhà trung gian giữa những người tiết kiệm tiền để gửi vào ngân hàng và những người cần tiền yêu cầu một khoản tín dụng từ ngân hàng. Ngân hàng tạo thuận lợi cho những người này bằng cách cho vay một phần của khoản tiền gửi cho những người đủ điều kiện đi vay với hi vọng rằng lãi suất cho vay sẽ cao hơn lãi suất phải trả cho các khoản tiền gửi. Ngân hàng cũng có thể đầu tư một số khoản tiền gửi đó vào công trái , trái phiếu đô thị hoặc các khoản đầu tư khác. Việc sử dụng các khoản tiền gửi như thế này tạo sự khác biệt giữa ngân hàng và các ngành khác, khi các ngành này dựa chủ yếu vào vốn của mình để hỗ trợ các hoạt động của chính họ. Vai trò trung gian này làm cho ngân hàng trở nên rất quan trọng với cộng đồng. Thông qua các khoản cho vay và đầu tư, ngân hàng đẩy mạnh phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm và một hệ thống giúp chuyển tiền giữa các cá nhân và doanh nghiệp một cách dễ dàng. Thực vậy, ngân hàng là một đầu máy của nền kinh tế phục vụ cộng đồng. Tuy nhiên, chính đầu máy đó lại tạo ra rủi ro. Rủi ro được định nghĩa một cách tổng quát là một khả năng mà các sự kiện - đã được hoạch định hay không dự báo được - có thể có một tác động bất lợi đối với vốn tự có và thu nhập của ngân hàng. Ngân hàng dự trữ liên bang (FED) đã xác định 6 loại rủi ro như sau: 16 1. Credit risk arises from the potential that a borrower will fail to repay the bank as agreed. 2. Market risk is the risk to a bank’s condition resulting from adverse movements in market rates or prices, such as interest rates, foreign exchange rates, or equity prices. 3. Liquidity risk is the potential that a bank may be unable to meet its obligations as they come due, because of an inability to liquidate assets or obtain other funding. 4. Operational risk emanates from the potential that inadequate information systems, operational problems, breaches in internal controls, fraud, or unforeseen catastrophes will disrupt bank operations or otherwise result in unexpected losses. 5. Legal risk comes from the potential for operational disruption or other negative effects from unenforceable contracts, lawsuits, adverse judgments, or noncompliance with laws and regulations. Compliance risk falls under the legal risk umbrella. 6. Reputational risk is the potential for negative publicity from a bank’s business practices to cause a decline in the customer base, costly litigation, or revenue reductions. Risk Management Taking and managing risks are fundamental to the business of banking. Accordingly, the Federal Reserve emphasizes the importance of sound risk management processes and strong internal controls when evaluating the activities of the institutions it supervises. Properly managing risks is critical to ensuring compliance with banking laws and regulations and meeting the needs of the bank’s customers. Risk management has become even more important as new technologies, product innovation, and the size and speed of financial transactions have changed the nature of financial services markets. 17 1. Rủi ro tín dụng phát sinh từ khả năng người đi vay không hoàn trả lại tiền cho ngân hàng như đã cam kết. 2. Rủi ro thị trường là rủi ro cho hoạt động của ngân hàng do các biến động bất lợi về giá cả thị trường như lãi suất, tỷ giá hối đoái hoặc giá cổ phiếu. 3. Rủi ro thanh khoản là khả năng ngân hàng không có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ khi các khoản nợ đến hạn vì không có khả năng thanh lý các tài sản hoặc nhận được các khoản vốn khác. 4. Rủi ro vận hành xuất phát từ khả năng hệ thống thông tin không thích ứng, các vấn đề trong vận hành, các vi phạm trong kiểm soát nội bộ, gian lận hoặc các thiên tai không thể dự báo được sẽ làm gián đoạn các hoạt động của ngân hàng hoặc có thể gây ra các khoản lỗ không mong đợi. 5. Rủi ro pháp lý xuất phát từ khả năng gián đoạn vận hành hoặc tác động bất lợi từ các hợp đồng không thể thi hành được, các vụ kiện tụng, các phán quyết bất lợi hoặc việc không tuân thủ luật pháp và các qui định quản lý. Rủi ro về tuân thủ nằm trong khung rủi ro pháp lý. 6. Rủi ro về danh tiếng là khả năng về hình ảnh, ấn tượng không tốt của công chúng về thông lệ kinh doanh của ngân hàng gây ra sự sụt giảm khách hàng, tốn kém chi phí kiện tụng hoặc giảm doanh thu hoạt động. Quản trị rủi ro Chấp nhận và quản trị rủi ro là nền tảng cho việc kinh doanh của ngân hàng. Do đó, ngân hàng dự trữ liên bang (FED) nhấn mạnh tầm quan trọng của các qui trình quản trị rủi ro vững chắc và kiểm soát nội bộ chặt chẽ khi đánh giá các hoạt động của các ngân hàng mà FED giám sát. Quản trị rủi ro một cách thích đáng là vấn đề sống còn để đảm bảo việc tuân thủ luật và các qui định về ngân hàng và đáp ứng nhu cầu của các khách hàng của ngân hàng. Quản trị rủi ro ngày càng trở nên quan trọng hơn vì các công nghệ mới, sự đổi mới sản phẩm và qui mô, tốc độ của các giao dịch tài chính đã thay đổi bản chất của các thị trường dịch vụ tài chính. 18 This is where you come in as a director. In addition to being a financial intermediary, a bank is also a corporate entity governed by a board of directors elected by the shareholders to represent and protect their interests. Thus, directors are an important part of a bank’s governance system, possessing ultimate responsibility for the conduct of the bank’s affairs. A director’s major responsibility regarding risk is to provide a management structure that adequately identifies, measures, controls, and monitors risk. Examiners give significant weight to the quality of risk management practices and internal controls when evaluating management and the overall financial condition of banks. Failure to establish a risk management structure is considered unsafe and unsound conduct. Whenever you see or hear the term “unsafe and unsound” from a bank examiner, the issue is very serious and will require some immediate corrective action or response from the board of directors and management. That action or response may be prescribed in something called an enforcement action, which is discussed in Chapter 5. 19 Đây là nơi mà quý vị tham gia với tư cách là thành viên HĐQT ngân hàng. Ngoài việc là một tổ chức trung gian tài chính, ngân hàng còn là một doanh nghiệp được quản lý điều hành bởi HĐQT ngân hàng do các cổ đông bầu ra nhằm đại diện và bảo vệ các lợi ích của họ. Vì thế, các thành viên HĐQT ngân hàng là một phần quan trọng của hệ thống quản trị điều hành ngân hàng, là người có trách nhiệm cuối cùng trong việc chỉ đạo thực hiện các công việc của ngân hàng. Trách nhiệm chính của một thành viên HĐQT ngân hàng liên quan đến rủi ro là phải cung ứng một cơ cấu quản trị nhằm nhận diện, đo lường, kiểm soát và theo dõi rủi ro một cách thích ứng. Các thanh tra viên đánh giá tầm quan trọng đáng kể trong chất lượng của hoạt động quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ khi đánh giá việc quản trị điều hành và tình hình tài chính tổng thể của các ngân hàng. Thất bại trong việc thiết lập một cơ cấu quản trị rủi ro được coi như là việc chỉ đạo không an toàn và không vững chắc. Bất cứ khi nào quý vị thấy hoặc nghe cụm từ “không an toàn và không vững chắc” từ các thanh tra viên ngân hàng thì vấn đề đang rất nghiêm trọng và sẽ yêu cầu một hành động sửa chữa hay đáp ứng ngay lập tức từ hội đồng quản trị và ban điều hành ngân hàng. Hành động hoặc đáp ứng đó có thể được mô tả là hành động bắt buộc phải được thực hiện ngay. Việc này sẽ được thảo luận ở chương 5. 20 As a director, you won’t be involved in the day-to-day management of the bank, but you will be involved through the strategic plan you adopt for the bank. This will determine the bank’s direction, how it will conduct its business, and address acceptable products the bank may offer. The policies you adopt will set the risk limits for those products. Your involvement will also come from your participation in the board of directors meetings, reading the various reports that are reviewed at the meetings, supervising bank management, and knowing the bank’s financial condition. In short, you and your management team will identify, measure, control, and monitor your bank’s risk to achieve profitability. This is where you fit in, but we have just covered a general description of your duties and responsibilities. A more detailed discussion occurs in the Management section of Chapter 3. Before we move on, here is a word of caution. Directors are typically asked to serve on a board by the bank’s chief executive officer (CEO). That often engenders some allegiance to that CEO; however, it is important to remember that management works for the board of directors, not the other way around. It is equally important for both the board and management to understand this concept. 21 Là một thành viên HĐQT ngân hàng, quý vị sẽ không phải tham gia điều hành công việc hằng ngày của ngân hàng nhưng quý vị sẽ tham gia thông qua việc chấp nhận một kế hoạch chiến lược cho ngân hàng. Việc này sẽ xác lập định hướng của ngân hàng, chỉ đạo ngân hàng sẽ kinh doanh như thế nào và đưa ra các sản phẩm mà khách hàng có thể chấp nhận . Các chính sách mà quý vị chấp nhận sẽ đặt ra mức độ rủi ro cho các sản phẩm này. Việc tham gia của quý vị cũng thực hiện từ việc tham dự các cuộc họp của hội đồng quản trị, đọc nhiều báo cáo khác nhau được trình bày tại các buổi họp, giám sát ban điều hành ngân hàng và hiểu biết tình hình tài chính của ngân hàng. Tóm lại, quý vị và ban điều hành ngân hàng sẽ nhận diện, đo lường, kiểm soát và theo dõi rủi ro ngân hàng của quý vị để đạt được lợi nhuận. Đây là nơi mà quý vị dấn thân nhưng chúng ta chỉ mới đề cập đến những mô tả tổng quát về trách nhiệm và nghĩa vụ của quý vị. Phần thảo luận chi tiết hơn sẽ được đề cập ở phần Quản lý điều hành của chương 3. Trước khi chúng ta tiếp tục, dưới đây là một lời nhắc nhở. Các thành viên HĐQT ngân hàng thường nhận được lời mời tham gia HĐQT từ tổng giám đốc (CEO) ngân hàng . Điều đó thường dẫn đến phần nào sự ủng hộ vị tổng giám đốc đó của các thành viên của HĐQT ngân hàng. Tuy nhiên, điều quan trọng cần phải nhớ là ban điều hành ngân hàng phục vụ cho hội đồng quản trị chứ không phải là điều ngược lại. Điều này có tầm quan trọng như nhau cho cả hội đồng quản trị lẫn ban điều hành ngân hàng để thấu hiểu quan niệm này. 22 CHAPTER 2 REGULATORY FRAMEWORK Now that you know what a bank is and the associated risks, this chapter will describe the regulatory framework in which banks are created and supervised. A director’s major duties regarding regulators include: • knowing your bank’s regulator; • reviewing reports and other correspondence from the regulator; • formulating corrective action of any issues identified in those regulatory reports and correspondence; • assigning responsibility to appropriate bank management or staff for implementing corrective action; and • monitoring and managing the progress of corrective action to its timely completion. Your bank’s regulator is determined by the charter of your bank. The United States employs what is called a dual banking system in which banks can be chartered by either one of the 50 states or the federal government. See Reference 2.1 below depicting the dual banking system. REFERENCE 2.1 THE DUAL BANKING SYSTEM AND ITS REGULATORS Types Of Banks Dual Banking System State banks National Banks Office of the Comptroler of the Currency (OCC) 23 State Member Banks (SMB) State Nonmember Banks (SNMB) State banking authority and Federal Reserve State banking authority and FDIC CHƯƠNG 2 KHUNG LUẬT PHÁP VÀ QUY ĐỊNH QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU TIẾT HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG Vì quý vị đã biết ngân hàng là gì và các rủi ro liên quan đến ngân hàng, chương này sẽ mô tả khung luật pháp và quy định liên quan đến việc thành lập và giám sát các ngân hàng. Các trách niệm chính của một thành viên HĐQT liên quan đến các cơ quan quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng bao gồm: • Hiểu biết về cơ quan quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng của quý vị; • Xem xét các báo cáo và các văn bản giao dịch khác từ cơ quan quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng; • Đưa ra các biện pháp chỉnh sửa về bất kỳ vấn đề nào đã được xác định trong các báo cáo và văn bản giao dịch của cơ quan quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng; • Giao trách nhiệm cho ban điều hành hoặc nhân viên thích hợp để thực hiện các hành động chỉnh sửa; và • Theo dõi và quản lý tiến trình thực hiện biện pháp chỉnh sửa đảm bảo hoàn thành đúng thời gian quy định. Các nhà quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng của quý vị được xác định bởi điều lệ của ngân hàng quý vị. Hoa Kỳ sử dụng mô thức hệ thống ngân hàng song hành, theo đó các ngân hàng được một chính quyền trong số 50 tiểu bang hoặc chính quyền liên bang cấp điều lệ hoạt động. Xem bảng tham khảo 2.1 dưới đây minh hoạ về hệ thống ngân hàng song hành. THAM KHẢO 2.1 HỆ THỐNG NGÂN HÀNG SONG HÀNH VÀ CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ & ĐIỀU TIẾT HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG LOẠI NGÂN HÀNG Hệ thống Ngân hàng song hành Các Ngân hàng hoạt động trên toàn quốc Cơ quan Kiểm soát tiền tệ OCC 24 Các Ngân hàng hoạt động trong phạm vi tiểu bang Các ngân hàng là thành viên của FED Các ngân hàng không là thành viên của FED Cơ quan quản lý ngân hàng tiểu bang và FED Cơ quan quản lý ngân hàng tiểu bang và FDIC Each state has its own department that charters banks, called something like the Financial Institutions Division, Department of Banking, the Banking Commission, or other similar name. Banks chartered by the states are called state banks, although the word “state” is not required to be in the bank name. State banks have a choice on whether to become a member of the Federal Reserve System (Federal Reserve). If they choose to join the Federal Reserve, these state member banks are supervised by their state banking agency and the Federal Reserve, with the Federal Reserve being the primary federal regulator. If they elect not to join the Federal Reserve, these state nonmember banks are supervised by their state banking agency and the FDIC, with the FDIC being the primary federal regulator. State and federal regulators coordinate their examination efforts, either rotating examination responsibilities or conducting joint examinations. The federal banking authority that charters banks is the Office of the Comptroller of the Currency (OCC), a bureau of the United States Department of Treasury. These national banks must have the word “national,” or the letters “N.A.,” meaning national association, in their names. For example, you will now know that First National Bank of Anywhere, or XYZ Bank, N.A., are chartered and supervised by the OCC as the primary federal regulator. Banks are often owned and controlled by other corporations called bank holding companies (BHCs). BHCs were originally formed to avoid location and product restrictions on banks. Later, they provided bank owners with certain tax advantages. BHCs are an important feature of the nation’s banking system, controlling the vast majority of U.S. banking assets. The Federal Reserve exercises consolidated supervisory oversight of BHCs, meaning that it is the “umbrella supervisor” for these companies, regardless of which agency regulates the subsidiary banks. Functional regulators, however, retain supervisory responsibility for the portions of BHCs that fall within their jurisdiction. For example, the OCC supervises national bank subsidiaries, FDIC and state banking agencies supervise state nonmember bank subsidiaries, state insurance commissioners supervise insurance subsidiaries, and the Securities and Exchange Commission supervises broker/dealer subsidiaries. 25 Mỗi tiểu bang có cơ quan chuyên trách cấp điều lệ hoạt động cho các ngân hàng như Bộ Phận Định Chế Tài Chính, Cơ quan quản lý hoạt động ngân hàng, Uỷ ban ngân hàng hoặc một cái tên tương tự khác. Các ngân hàng được các tiểu bang cấp điều lệ hoạt động gọi là các ngân hàng tiểu bang mặc dù chữ “tiểu bang” không cần phải kèm với tên ngân hàng. Các ngân hàng tiểu bang có thể lựa chọn là thành viên của hệ thống ngân hàng dự trữ liên bang (FED) hoặc không. Nếu họ chọn tham gia vào FED, các ngân hàng thành viên của FED này được cơ quan quản lý hoạt động ngân hàng tiểu bang và FED thực hiện giám sát / điều tiết hoạt động, trong đó FED là cơ quan quản lý và điều tiết chính. Nếu họ chọn không tham gia vào FED, các ngân hàng không phải là thành viên của FED này được giám sát bởi cơ quan quản lý hoạt động ngân hàng tiểu bang và công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC), trong đó FDIC là cơ quan quản lý và điều tiết hoạt động chính. Các cơ quan quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng ở tiểu bang và liên bang phối hợp với nhau trong hoạt động thanh tra bằng cách thay phiên nhau hoặc cùng nhau thực hiện thanh tra. Cơ quan quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng liên bang cấp điều lệ hoạt động cho các ngân hàng là Cơ quan quản lý tiền tệ (OCC), một bộ phận của bộ tài chính Mỹ. Những ngân hàng hoạt động trên toàn quốc này phải có từ “National” hay chữ “N.A.,” với ý nghĩa đây là các tổ chức hoạt động trên toàn quốc. Ví dụ, bây giờ quý vị sẽ biết rằng Ngân hàng First National hoặc Ngân hàng XYZ, N.A., được cấp điều lệ và giám sát bởi OCC và đây cũng là cơ quan quản lý và điều tiết hoạt động chính của liên bang đối với các ngân hàng này. Các ngân hàng cũng thường được sở hữu và kiểm soát bởi các công ty khác gọi là công ty mẹ / chủ quản ngân hàng ( bank holding companies - BHCs). Trước đây, các BHC được thành lập nhằm tránh các hạn chế về sản phẩm và địa điểm trong hoạt động ngân hàng. Sau này, các BHC mang lại cho các chủ sở hữu ngân hàng một số lợi thế nhất định về thuế. Các BHC là một đặc tính quan trọng của hệ thống ngân hàng hoạt động trên toàn quốc vì các công ty này nắm phần lớn tài sản của các ngân hàng ở Hoa Kỳ. FED thực hiện việc giám sát hợp nhất đối với các BHC, nghĩa là FED “giám sát tổng thể” các công ty này bất kể cơ quan nào quản lý theo quy định và pháp luật các ngân hàng trực thuộc. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng theo chức năng lại giữ trách nhiệm giám sát đối với các bộ phận trực thuộc của BHC thuộc thẩm quyền phán quyết của mình. Ví dụ, OCC giám sát các ngân hàng trực thuộc hoạt động trên phạm vi liên bang, FDIC và cơ quan quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng tiểu bang giám sát các ngân hàng tiểu bang không phải là thành viên của FED, cơ quan bảo hiểm tiểu bang giám sát các cơ quan bảo hiểm trực thuộc và Uỷ ban giao dịch và chứng khoán giám sát các công ty môi giới/giao dịch trực thuộc. 26 Purpose of Regulation The laws and regulations that govern banking have evolved over the years and accomplish several broad purposes. These purposes include maintaining or promoting a banking system that is: • safe, sound, and stable; • efficient and competitive; and • “even-handed” or “fair.” A safe, sound, and stable banking system The promotion of a safe, sound, and stable banking system is one of the most basic reasons for bank supervision and regulation. A stable banking system provides depositors with a secure place to keep their funds. It provides businesses and individuals with a dependable framework for conducting monetary transactions. Finally, it provides the Federal Reserve with a reliable channel through which to conduct monetary policy. Deposit insurance, access to the Federal Reserve’s discount window and payment system guarantees, and the implicit certification of soundness that counterparties believe accompanies federal supervision and regulation are all important tools for achieving banking stability. Together, they are a significant part of a federal safety net for banking, insuring deposits, and giving solvent banks access to liquidity when the need arises. To help reduce risk to the federal safety net, the government uses a system of bank regulation and supervision. Regulations place limits or prohibit practices that experience indicates may cause banking problems, including: • inadequate or imprudent loan policies and procedures, poor credit analysis, weak loan administration, and poor loan documentation; • inadequate supervision by the board of directors; • heavy reliance on volatile funding sources; • failure to establish an adequate loan loss reserve; • insider abuse and fraud; and • the presence of a dominant figure on the board of directors, usually the CEO. 27 Mục đích của quy định pháp lý Khung pháp lý và các quy định quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng đã diễn tiến qua nhiều năm và đạt được nhiều mục đích rộng lớn. Những mục tiêu này bao gồm việc duy trì và xúc tiến một hệ thống ngân hàng: • An toàn, vững chắc và ổn định; • Hiệu quả và mang tính cạnh tranh; • Công bằng, không thiên vị. Một hệ thống ngân hàng an toàn, vững chắc và ổn định Việc xúc tiến một hệ thống ngân hàng an toàn, vững chắc và ổn định là một trong những lý do cơ bản nhất cho việc quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng. Một hệ thống ngân hàng ổn định cung cấp cho những người gửi tiền một nơi an toàn để họ giữ tiền của mình; cung cấp cho các doanh nghiệp và các cá nhân một khung pháp lý đáng tin cậy để thực hiện các giao dịch tiền tệ và cuối cùng, nó cung cấp cho FED một kênh đáng tin trong việc thực hiện chính sách tiền tệ. Bảo hiểm tiền gửi, tiếp cận với bộ phận chiết khấu của FED và những bảo đảm hệ thống thanh toán và việc ngầm chứng nhận tính vững chắc – mà đối tác tin cậy- đi kèm với sự quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng theo quy định của liên bang đều là các công cụ quan trọng nhằm đạt tới sự ổn định trong hoạt động ngân hàng. Tổng hợp lại, chúng là một phần quan trọng của một mạng lưới an toàn liên bang cho hệ thống ngân hàng, bảo hiểm tiền gửi và giúp các ngân hàng có khả năng thanh toán tiếp cận với thanh khoản khi nhu cầu phát sinh. Nhằm giúp giảm thiểu rủi ro cho mạng lưới an toàn liên bang, chính phủ sử dụng một hệ thống quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng . Các quy định quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng đặt ra các hạn chế hoặc cấm các thông lệ thực hiện mà kinh nghiệm cho thấy có thể gây ra các vấn đề cho hoạt động ngân hàng, bao gồm: • Các chính sách và quy trình tín dụng không thích ứng hoặc không cẩn trọng, việc phân tích tín dụng thiếu sót, quản lý thực hiện cho vay yếu kém và các hồ sơ vay không đầy đủ và phù hợp; • Việc giám sát sơ sài của hội đồng quản trị; • Phụ thuộc nặng nề vào các nguồn vốn không ổn định; • Không thiết lập một khoản dự phòng mất vốn phù hợp; • Lạm dụng trong nội bộ và gian lận; và • Sự hiện diện của một nhân vật có ảnh hưởng lớn trong hội đồng quản trị, thường là CEO. 28 Through laws, regulations, and on-site examinations, regulators have the supervisory tools to address such issues. Supervision also includes off-site monitoring of a bank’s financial trends and other actions taken by bank management that could affect the bank’s condition. An efficient and competitive banking system Another important purpose of bank regulation is the maintenance of a competitive banking system. A competitive banking system provides customers with the lowest priced, most efficiently produced goods and services. A number of laws and regulations influence banking competition. Chartering and branching laws and regulations establish minimum standards for opening new banks and bank branch offices and thereby influence banking competition. Additionally, other banking statutes prohibit merger and acquisition transactions that create undue banking concentrations in any part of the country. Banking law (the Management Interlocks Act) also prohibits management interlocks among unaffiliated institutions located in the same community in order to reduce possible anti-competitive behavior. An even-handed or fair banking system Another important goal of regulation is consumer protection. Some laws, such as the Truth in Lending Act and the Truth in Savings Act, require banks to disclose information that helps consumers evaluate product options open to them. The Equal Credit Opportunity Act requires banks to be even-handed in their customer dealings, while the Community Reinvestment Act (CRA) encourages banks to meet the community’s credit needs. Other laws, such as the Fair Credit Reporting Act, Fair Debt Collection Practices Act, GLBA, and Fair and Accurate Credit Transaction Act, provide consumer safeguards in the extension, collection, and reporting of consumer credit. They set out administrative, technical, and physical safeguards for customer records and information, including sharing of customer information. 29 Thông qua luật pháp và các quy định quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng và các cuộc thanh tra ngân hàng tại chỗ, các cơ quan quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng có các công cụ giám sát để giải quyết các vấn đề nêu trên. Việc giám sát cũng bao gồm giám sát từ xa các khuynh hướng tài chính của ngân hàng và các hành động khác được ban lãnh đạo ngân hàng thực hiện có thể ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của ngân hàng. Một hệ thống ngân hàng hiệu quả và có tính cạnh tranh Một mục đích quan trọng khác của việc quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng là duy trì một hệ thống ngân hàng có tính cạnh tranh. Một hệ thống như vậy mang lại cho khách hàng các hàng hóa và dịch vụ có giá thấp nhất và có tính hiệu quả nhất. Có nhiều bộ luật và quy định quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của hoạt động ngân hàng. Các luật và quy định quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng về cấp điều lệ hoạt động và mở chi nhánh xác lập các tiêu chuẩn tối thiểu trong việc mở các ngân hàng mới và các cơ sở chi nhánh ngân hàng và như thế ảnh hưởng tới tính cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng. Ngoài ra, các quy chế trong hoạt động ngân hàng khác nghiêm cấm các giao dịch sáp nhập và mua lại tạo ra sự tập trung quá mức các ngân hàng ở bất cứ phần lãnh thổ nào của đất nước. Luật ngân hàng (bộ luật chống móc ngoặc của ban lãnh đạo ngân hàng) cũng nghiêm cấm ban lãnh đạo móc ngoặc với các tổ chức không cùng cơ quan chủ quản tọa lạc trong cùng một cộng đồng nhằm làm giảm các hành vi phi cạnh tranh có thể xảy ra. Hệ thống ngân hàng công bằng, không thiên vị Một mục tiêu quan trọng khác của quy định quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng là nhằm bảo vệ người tiêu dùng. Một số bộ luật như Bộ Luật Trung Thực trong Cho Vay, Bộ Luật Trung Thực trong gửi tiền Tiết Kiệm yêu cầu ngân hàng công bố thông tin giúp khách hàng đánh giá được các lựa chọn về sản phẩm mà ngân hàng cung ứng cho họ. Bộ Luật Cơ Hội Tín Dụng Ngang Bằng yêu cầu ngân hàng phải công bằng trong các giao dịch với khách hàng của họ, trong khi Bộ Luật Tái Đầu Tư Cho Cộng Đồng (CRA) lại khuyến khích ngân hàng đáp ứng nhu cầu tín dụng của cộng đồng. Các bộ luật khác như Bộ Luật Báo Cáo Lưu trữ Tín Dụng Công Bằng, Luật Nghiệp Vụ Thu Nợ Công Bằng, GLBA, và Bộ Luật Giao Dịch Tín Dụng Công Bằng Và Chính Xác cung cấp sự bảo vệ cho khách hàng trong việc cấp, thu hồi, và báo cáo tín dụng tiêu dùng. Những luật này thiết lập sự bảo vệ an toàn về mặt hành chính, kỹ thuật và vật thể cho các báo cáo lưu trữ và thông tin của khách hàng, bao gồm cả việc chia sẻ thông tin khách hàng. 30 Bank Examinations Each regulator employs its own group of bank examiners to examine the banks it charters or for which it is otherwise responsible. Sometimes you will hear the words “regulate” or “supervise” used interchangeably with “examine.” Bank examinations are an important supervisory tool. The agencies use examinations to periodically assess the overall condition of an institution, its risk exposures, and its compliance with laws and regulations. Depending upon circumstances, a bank is examined every 12 to 18 months. Over the years, the agencies have worked to make the examination process more effective to ease examination burdens on banks, make the examinations more consistent, and improve communication of examination findings. They have adapted the examination process in order to respond to rapid changes occurring at financial institutions. For example, there was a time when examiners arrived unannounced at a bank to determine its financial condition and regulatory compliance by laboriously going through its books and records. Today, examinations are generally announced in advance, and the process used to determine an institution’s financial health focuses on the institution’s risk exposures and its risk control systems in addition to checking on its financial condition. Bank examiners still arrive together, but in smaller numbers, and much of the work can be done away from the bank itself, or off-site With the rapid change in financial conducted by institutions, risk management systems are critical to their safe and sound operation. As a result, internal control systems receive greater examiner attention. This increased emphasis on controls provides the supervisory agencies with a better picture of an institution’s ability to effectively deal with future events and successfully enter new activities. 31 Thanh tra ngân hàng Mỗi cơ quan quản lý và và điều tiết hoạt động ngân hàng lại sử dụng một nhóm các thanh tra viên của mình để thanh tra các ngân hàng mà cơ quan này cấp điều lệ hoạt động hoặc có các trách nhiệm khác. Thỉnh thoảng quý vị sẽ nghe thấy từ “quy định” hoặc “giám sát” được sử dụng nhằm thay thế cho từ “thanh tra”. Các cuộc thanh tra ngân hàng là một công cụ giám sát quan trọng. Các cơ quan quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng sử dụng các cuộc thanh tra nhằm đánh giá định kỳ tình hình tổng thể của một tổ chức tín dụng, các rủi ro gặp phải và việc tuân thủ các luật và quy định của tổ chức này. Tùy theo từng trường hợp, một ngân hàng sẽ được thanh tra mỗi 12-18 tháng. Trải qua nhiều năm, các cơ quan quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng đã làm việc để làm cho quy trình thanh tra trở nên hiệu quả hơn nhằm giảm đi gánh nặng thanh tra cho các ngân hàng, làm cho các cuộc thanh tra trở nên nhất quán hơn và tăng cường đối thoại trong các vấn đề phát sinh trong cuộc thanh tra. Các cơ quan này đã điều chỉnh quy trình thanh tra nhằm đáp ứng các thay đổi nhanh chóng phát sinh tại các tổ chức tài chính. Ví dụ, đã có một thời các thanh tra viên đột xuất đến ngân hàng để xác định các tình hình tài chính và việc tuân thủ luật pháp và qui định qua việc xem xét kỹ càng các sổ sách và ghi chép của ngân hàng này. Ngày nay, các cuộc thanh tra nói chung đều được thông báo trước và quy trình được sử dụng để xác định sức khỏe tài chính của một ngân hàng tập trung vào những nguy cơ rủi ro của ngân hàng và các hệ thống kiểm soát rủi ro của ngân hàng ngoài việc kiểm tra tình hình tài chính của ngân hàng này. Các thanh tra viên vẫn đến cùng nhau nhưng với số lượng ít hơn và nhiều công việc có thể được làm từ xa chứ không phải tại ngân hàng. Với sự thay đổi nhanh chóng các sản phẩm tài chính và các hoạt động do các ngân hàng thực hiện, các hệ thống quản trị rủi ro rất quan trọng cho các hoạt động an toàn và vững chắc của họ. Do đó, hệ thống kiểm soát nội bộ nhận được sự chú ý nhiều hơn của các thanh tra viên. Việc nhấn mạnh vào kiểm soát ngày càng gia tăng này cung cấp cho các cơ quan giám sát một bức tranh rõ ràng hơn về khả năng của một ngân hàng trong việc xử lý hiệu quả các sự kiện tương lai và triển khai thành công các nghiệp vụ mới. 32 The federal and state banking agencies customize their examinations to suit the size and complexity of an institution and to concentrate examination resources on activities that may pose significant risk. This is called risk-based supervision. Off-site, prior to an examination, examiners determine the institution’s significant activities and the types and amount of risk exposure these activities pose. Once this preliminary work is completed, the information is used to develop a strategy for directing examination resources to significant, high-risk areas of the bank’s operations. During this risk assessment process, examiners review previous examination reports and current financial data. They might interview bank staff via telephone or make a pre-examination visit to the bank. At this time, examiners discuss with the bank’s senior management matters such as: • the bank’s economic and competitive environment; • recent or contemplated changes in personnel, procedures, operations, and organization; • internal audit, monitoring, and compliance programs; and • management’s own assessment of the bank’s risk areas. Additionally, they review: • internal policies and procedures; • management reports; • internal and external audit reports; • audit work papers; • strategic plans and budgets; • minutes of board of directors and committee meetings; and • other materials necessary to gain insights regarding the extent and reliability of the bank’s internal risk management systems. 33 Các cơ quan quản lý và và điều tiết hoạt động ngân hàng của liên bang và tiểu bang không có chuẩn nhất định trong các cuộc thanh tra của mình. Tùy thuộc vào qui mô và tính phức tạp của một ngân hàng, họ sẽ tập trung các nguồn lực thanh tra vào các nghiệp vụ có những rủi ro đáng kể. Việc này được gọi là giám sát dựa trên mức độ rủi ro. Trước một cuộc thanh tra, từ văn phòng của mình, các thanh tra viên xác định các nghiệp vụ chính của ngân hàng và loại hình, số lượng các rủi ro mà các nghiệp vụ này mang lại. Một khi công việc sơ khởi hoàn tất, các thông tin này được sử dụng để triển khai một chiến lược hướng các nguồn lực thanh tra vào các lĩnh vực có rủi ro cao và đáng kể của các hoạt động ngân hàng. Trong tiến trình đánh giá rủi ro này, các thanh tra viên soát xét lại các báo cáo thanh tra trước đó và dữ liệu tài chính hiện hành. Họ có thể phỏng vấn nhân viên ngân hàng qua điện thoại hoặc đến ngân hàng trước kỳ thanh tra. Tại thời điểm này, các thanh tra viên thảo luận với ban lãnh đạo ngân hàng các vấn đề như: • Môi trường kinh tế và cạnh tranh của ngân hàng; • Những thay đổi gần đây hoặc sắp tới về nhân sự, quy trình, nghiệp vụ và tổ chức; • Các chương trình kiểm toán nội bộ, giám sát, tuân thủ pháp luật và quy định; và • Sự đánh giá của chính ban lãnh đạo về các lĩnh vực rủi ro của ngân hàng. • Ngoài ra, họ cũng soát xét: • Các quy trình và các chính sách nội bộ; • Các báo cáo của ban lãnh đạo ngân hàng; • Các báo cáo kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập; • Các tài liệu về công việc kiểm toán; • Các kế hoạch chiến lược và ngân sách; • Các biên bản họp của hội đồng quản trị và các ủy ban thuộc hội đồng quản trị; và • Các tài liệu cần thiết khác để có một cái nhìn thấu đáo liên quan đến phạm vi hoạt động và tính tin cậy của hệ thống quản trị rủi ro nội bộ của ngân hàng. 34 During this process, examiners form an initial assessment of the bank’s management. They may also ask for basic information on individual loans in the bank’s portfolio, e.g., original loan amount, current loan balance, borrower name, payment history, etc. Later, the examiners review capital adequacy, earnings, liquidity, and market risk and formulate questions to be asked while actually at the bank, or on-site. They determine a sample of loans to be reviewed. The sample often includes: • all loan relationships, including loan commitments, above a certain dollar size (the loan cut); • all loans past due 30 days or more, or on nonaccrual status; • all previously classified loans; • all loans to insiders; • all loans on the bank’s watch or problem loan list; and • a random sample of loans from the remainder of the loan portfolio with balances below the loan cut. On-site, examiners review the riskier areas identified in their preliminary work. They also continue their assessment of the bank’s risk management systems and its management team. When on-site work is completed, examiners hold an exit meeting with senior management to discuss preliminary examination results. Matters discussed at this meeting may vary, but typically include the: . 35 • scope of the examination; • condition of the bank; and • quality of management oversight and processes. Trong suốt quá trình này, các thanh tra viên thiết lập một bản đánh giá sơ khởi của việc quản trị điều hành tại ngân hàng. Họ cũng có thể yêu cầu các thông tin cơ bản về các khoản vay cá nhân trong danh mục cho vay của ngân hàng như số tiền cho vay ban đầu, số dư cho vay hiện hành, tên người đi vay, lịch sử trả nợ… Sau đó, các thanh tra viên xem xét mức đảm bảo an toàn vốn, thu nhập, tính thanh khoản và rủi ro thị trường cùng với việc thiết lập các câu hỏi sẽ đưa ra khi họ thực sự có mặt ở ngân hàng. Họ xác định mẫu về các khoản cho vay cần được soát xét. Mẫu này thường bao gồm: • Tất cả các mối quan hệ về khoản cho vay, bao gồm các cam kết về khoản cho vay dựa trên một hạn mức nhất định nào đó; • Tất cả các khoản cho vay quá hạn từ 30 ngày trở lên hoặc các khoản nợ không sinh lời; • Tất cả các khoản cho vay đã phân loại trước đây; • Tất cả các khoản cho vay trong nội bộ ngân hàng; • Tất cả các khoản cho vay trong danh sách cần đề phòng hoặc có vấn đề của ngân hàng; và • Mẫu ngẫu nhiên các khoản vay còn lại của danh mục cho vay có số dư dưới một hạn mức nào đó. Tại ngân hàng, các thanh tra viên soát xét các lĩnh vực rủi ro hơn đã được nhận diện trong công việc sơ khởi trước đó. Họ cũng tiếp tục sự đánh giá của mình về hệ thống quản trị rủi ro và đội ngũ lãnh đạo ngân hàng. Khi các công việc tại ngân hàng hoàn tất, các thanh tra viên tổ chức một cuộc họp kết thúc thanh tra với ban lãnh đạo ngân hàng nhằm thảo luận các kết quả thanh tra sơ khởi. Các vấn đề được thảo luận tại cuộc họp này có thể thay đổi nhưng nói chung sẽ bao gồm: 36 • Phạm vi cuộc thanh tra; • Tình hình của ngân hàng; và • Chất lượng các quy trình và giám sát của ban lãnh đạo. As part of the bank’s management team, directors may want to attend the exit meeting, because it provides an advance look at any strengths or weaknesses identified by the examiners. In some instances, examiners may ask directors to attend, especially when significant problems have been discovered, although a separate meeting with the board of directors is usually scheduled in light of such issues, too. Subsequent to on-site work, examiners prepare their report of examination (ROE), which goes through several layers of review. The completed report is forwarded to the institution’s board of directors and senior management. The ROE provides a rating for the institution’s capital, asset quality, management, earnings, liquidity, and sensitivity to market risk. These are collectively referred to as the CAMELS ratings.Examiners also assign an overall, or composite, rating. Because the ROE represents a third-party assessment of your institution’s condition, it is a valuable tool for you as you oversee the many aspects of your bank. The ROE will contain a letter to the board of directors, giving the examiner’s overall assessment of the bank’s condition and summarizing significant matters found during the examination. Those significant matters will be prominently identified in the body of the ROE. You might see headings such as “Matters Requiring Immediate Attention” or “Matters Requiring Attention.” You might also see comments saying that you are “required” or “directed” to do something, or “must” do something, in response to an ROE item. You will want to pay particular attention to these items and the violations of law. It is important that those significant issues are resolved in a timely manner, which will require assigning their responsibility to a specific person in the bank and reporting their status periodically to the board. One of the biggest red flags to wave at bank examiners is lack of corrective action on the substantive items noted in your last ROE, as repeated issues may be indicative of an uncooperative or incompetent management. The same diligence should be shown in responding to internal and external audits. 37 Như là một phần của đội ngũ lãnh đạo ngân hàng, các thành viên HĐQT có thể muốn tham dự cuộc họp kết thúc thanh tra bởi vì nó cung cấp cái nhìn ban đầu về bất cứ điểm mạnh và điểm yếu nào mà các thanh tra viên đã nhận diện. Trong một số trường hợp, các thanh tra viên có thể yêu cầu các thành viên HĐQT tham dự, đặc biệt khi các vấn đề nghiêm trọng được phát hiện, mặc dù các cuộc họp riêng rẽ với HĐQT cũng thường được xếp lịch để giải quyết các trường hợp như thế này. Tiếp theo việc thanh tra tại ngân hàng, các thanh tra viên lập báo cáo thanh tra (Report of Examination- ROE) sẽ được soát xét theo nhiều cấp. Một báo cáo hoàn tất sẽ được gửi tới hội đồng quản trị và ban điều hành ngân hàng. Báo cáo thanh tra cung cấp một sự xếp hạng về vốn, chất lượng tài sản, quản trị điều hành , thu nhập, thanh khoản và rủi ro nhạy cảm với thị trường của ngân hàng. Tập hợp các đánh giá này được gọi là đánh giá theo tiêu chuẩn CAMELS. Các thanh tra viên cũng đưa ra một đánh giá tổng thể. Bởi vì ROE thể hiện sự đánh giá của bên thứ ba về tình trạng ngân hàng của quý vị - các thành viên HĐQT , do đó đây là một công cụ quý giá cho quí vị vì quý vị phải giám sát nhiều lĩnh vực trong ngân hàng của mình. ROE sẽ bao gồm một bức thư gửi HĐQT nêu ra sự đánh giá chung của các thanh tra viên về tình hình của ngân hàng và tóm tắt các vấn đề đáng chú ý đã được phát hiện trong cuộc thanh tra. Những vấn đề đáng kể này sẽ được thể hiện nổi bật trong phần chính của ROE. Quý vị có thể thấy các tiêu đề như “các vấn đề cần phải chú ý ngay lập tức” hoặc “các vấn đề cần chú ý”. Quý vị cũng có thể thấy các yêu cầu là “được yêu cầu” hoặc “được chỉ đạo” phải làm điều gì đó hoặc “phải” làm gì đó đối với các mục trong ROE. Quý vị sẽ cần phải chú ý đặc biệt những khoản mục này và các vi phạm luật pháp. Điều quan trọng là các vấn đề đáng kể này phải được giải quyết đúng lúc, việc này sẽ yêu cầu quý vị phải giao trách nhiệm xử lý chúng cho một người chịu trách nhiệm cụ thể ở ngân hàng và báo cáo tiến độ định kỳ thực hiện việc chỉnh sửa này cho hội đồng quản trị. Một trong những điều tệ hại lớn nhất bị các thanh tra viên phất cờ đỏ ( Red Flag) là việc thiếu các hành động chỉnh sửa các vấn đề quan trọng đã được chỉ ra ở báo cáo thanh tra kỳ trước vì những vấn đề được lặp đi lặp lại này có thể là dấu chỉ báo cho thấy sự không hợp tác hoặc thiếu năng lực của Ban Lãnh Đạo ngân hàng. Sự quan tâm theo dõi một cách chu đáo tương tự phải được thể hiện tương ứng trong các báo cáo kiểm toán nội bộ và độc lập. 38 CHAPTER 3 BANK SAFETY AND SOUNDNESS The term “safety and soundness” refers to the health, or condition, of banks individually and as a group, or systemically. To assess a bank’s safety and soundness, you must consider compliance and operational matters as well as the bank’s financial condition. This requires that you establish policies to set your bank’s risk limits, govern its operations, and safeguard its assets. It also requires that you periodically check bank performance to ensure policies are being followed and are achieving desired results. The information to do this check-up can be obtained from internal reviews, directors’ audits, external audits, examination reports, operating budgets, and the bank’s financial reports. These resources can be used to judge the effectiveness of internal controls, identify weaknesses where controls need to be added or strengthened, and judge the bank’s financial soundness. As we mentioned in the Introduction section, we will use bank examiner methods and reports in imparting a basic way a director may evaluate a bank’s condition and compliance. This involves the use of the Uniform Financial Institutions Rating System that the regulatory agencies utilize to evaluate a bank’s condition in six areas: • Capital, • Asset quality, • Management, • Earnings, • Liquidity, • and Sensitivity to market risk The first letter of each of these areas is where the term, or acronym, CAMELS ratings comes from. In addition to these components, the regulators also rate electronic data processing, trust, compliance and community reinvestment. 39 CHƯƠNG 3 TÍNH AN TOÀN VÀ VỮNG CHẮC CỦA NGÂN HÀNG Thuật ngữ “an toàn và vững chắc” đề cập đến sức khỏe, hay tình hình hoạt động của các ngân hàng một cách riêng lẻ và trong một tập đoàn ngân hàng hoặc cả hệ thống ngân hàng. Để đánh giá tính an toàn và vững chắc của một ngân hàng, quý vị phải xem xét các vấn đề về tuân thủ luật pháp và quy định, các vấn đề hoạt động cũng như tình hình tài chính của ngân hàng. Việc này yêu cầu quý vị phải thiết lập các chính sách nhằm giới hạn các rủi ro cho ngân hàng của quý vị, quản trị điều hành các hoạt động và bảo toàn tài sản của ngân hàng. Việc này cũng yêu cầu quý vị định kỳ phải kiểm tra thành quả hoạt động của ngân hàng nhằm đảm bảo các chính sách đang được tuân thủ và đang đạt được các kết quả như mong muốn. Thông tin để thực hiện công việc “kiểm tra sức khỏe” tổng quát này có thể có được từ các báo cáo nội bộ, các báo cáo kiểm toán của HĐQT , các báo cáo kiểm toán độc lập, các báo cáo thanh tra, các kế hoạch dự trù hoạt động và các báo cáo tài chính của ngân hàng. Các nguồn thông tin này có thể được sử dụng nhằm đánh giá tính hiệu lực của việc kiểm soát nội bộ, nhận diện các yếu kém nhằm tăng cường kiểm soát và đánh giá tính vững chắc về mặt tài chính của ngân hàng. Như đã đề cập ở phần giới thiệu, chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp và báo cáo của các thanh tra viên ngân hàng trong việc cung cấp một phương cách cơ bản để một thành viên HĐQT có thể đánh giá tình hình hoạt động và tính tuân thủ luật pháp và quy định của một ngân hàng. Phương pháp này liên quan đến việc sử dụng hệ thống xếp hạng các tổ chức tài chính đồng bộ ( Uniform Financial Institutions Rating System ) mà các cơ quan quản lý và giám sát sử dụng để đánh giá tình hình hoạt động của một ngân hàng trong 6 lĩnh vực: •Vốn chủ sở hữu (C_capital), •Chất lượng tài sản có (A_asset quality), •Quản trị điều hành (M_management), •Thu nhập (E_earnings), •Tính thanh khoản (L_liquidity), và •Tính nhạy cảm với rủi ro thị trường (S_sensitivity to market risk). Những chữ cái đầu tiên của 6 lĩnh vực này tạo thành thuật ngữ của phương pháp đánh giá, xếp hạng CAMELS. Ngoài những yếu tố trên, các cơ quan quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng cũng đánh giá, xếp hạng việc xử lý dữ liệu điện tử, sự tín thác, tính tuân thủ các qui định và pháp luật và việc tái đầu tư cho cộng đồng. 40 Each of these component areas is viewed separately and assigned a component rating. They are considered together to arrive at an overall, or composite, rating. Ratings are on a scale of one to five, with one being best. Composite and component ratings of three or worse are considered less than satisfactory. Additionally, as ratings go from one to five, the level of supervisory concern increases, the ability of management to correct problems is questioned, the presence of regulators becomes more pronounced, and the likelihood of failure increases. The following sections of this chapter discuss the importance of each CAMELS component, review topics that often are considered in evaluating them, and offer ideas on how each component can be evaluated. For more explanation of the CAMELS rating system, please see the Federal Reserve’s Commercial Bank Examination Manual, section A.5020.1. You may find it by going to www.BankDirectorsDesktop.org and clicking on Resources for Bank Directors. This manual may be a good resource for other examinationrelated topics. 41 Mỗi một lĩnh vực nêu trên được soát xét một cách riêng rẽ và gán cho một chỉ số đánh giá. Tất cả các thành tố nêu trên sẽ được đánh giá để cho ra kết quả xếp hạng tổng hợp. Việc đánh giá dựa trên thang điểm từ 1 đến 5, với điểm 1 là tốt nhất. Các chỉ số xếp hạng tổng hợp và riêng rẽ đạt điểm 3 hay lớn hơn được coi như chưa đạt yêu cầu. Ngoài ra, khi điểm đánh giá đi từ 1 đến 5 thì mức độ quan tâm giám sát ngân hàng sẽ gia tăng, khả năng của ban điều hành ngân hàng trong việc chỉnh sửa các vấn đề sẽ được xem xét , sự hiện diện của các cơ quan quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng sẽ trở nên rõ ràng hơn và khả năng sụp đổ của ngân hàng gia tăng. Các phần tiếp theo của chương này thảo luận tầm quan trọng của mỗi thành tố tạo thành chỉ số xếp hạng CAMELS, soát xét các chủ đề thường được xem xét trong việc đánh giá chúng và đưa ra các ý tưởng về việc mỗi một thành tố có thể được đánh giá như thế nào. Để giải thích rõ hơn về hệ thống đánh giá CAMELS xin tham khảo Cẩm Nang Thanh Tra Ngân Hàng Thương Mại của Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang, phần A.5020.1. Quý vị có thể tìm thấy tài liệu này bằng cách vào địa chỉ www.BankDirectorsDestop.org và nhấp vào Resources for Bank Directors. Cuốn cẩm nang này có thể là một nguồn thông tin tốt cho các chủ đề liên quan đến thanh tra khác. 42 Capital Asset Management Earnings Liquidity Sensitivity to Quality market risk A M E L S C CAPITAL As a bank director, you are responsible for making sure your bank’s capital is adequate for safe and sound operation. Fulfilling this responsibility entails evaluating and monitoring your bank’s capital position and planning for its capital needs. This section discusses capital adequacy. It describes regulatory guidelines for bank capital, addresses how capital is measured, discusses the need for bank capital planning, and offers ways to judge a bank’s capital position. Bank capital serves the same purpose as capital in any other busineses:It supports the business’ operations. In the case of banks, though, it is the cushion that protects a bank against unanticipated losses and asset declines that could otherwise cause it to fail. Capital also: • provides protection to uninsured depositors and debt holders in the event of liquidation; • sustains it through poor economic times; and • represents the shareholders’ investment and appreciation in that investment from successful operations. Different industries have varying needs for capital. Relative to nonfinancial businesses, banks and other financial service providers operate with small amounts of capital. Many businesses with little capital support would find it difficult to borrow funds to support their operations. Yet, banks are able to borrow funds due to the protection afforded bank depositors by federal deposit insurance. This protection, in effect, makes the federal government a cosigner on the insured portion of bank 43 deposit liabilities, enabling banks to operate with far less capital than other firms do. 44 Capital Asset Management Quality C A M Earnings E Liquidity Sensitivity to market risk L S VỐN CHỦ SỞ HỮU / VỐN TỰ CÓ Là một thành viên HĐQT, quý vị có trách nhiệm đảm bảo rằng vốn chủ sở hữu (vốn tự có) của ngân hàng phải đủ để hoạt động ngân hàng được an toàn và vững chắc. Việc thực hiện trách nhiệm này kéo theo việc đánh giá và theo dõi trạng thái vốn tự có và hoạch định các nhu cầu vốn của ngân hàng. Phần này thảo luận sự đảm bảo an toàn vốn tối thiểu, mô tả các hướng dẫn theo luật pháp và quy định đối với vốn tự có , đề cập việc vốn được đo lường như thế nào, thảo luận nhu cầu về hoạch định vốn cho ngân hàng và đưa ra các cách thức để đánh giá trạng thái vốn của ngân hàng. Vốn tự có của ngân hàng có mục đích tương tự như vốn tự có ở bất cứ doanh nghiệp nào khác: hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp. Tuy vậy, đối với các ngân hàng, nó là tấm đệm bảo vệ cho ngân hàng trước những thất thoát không dự đoán được và việc giảm tài sản có thể làm cho một ngân hàng sụp đổ. Vốn tự có của ngân hàng cũng: • Cung cấp sự bảo vệ cho những người gửi tiền không được bảo hiểm và các trái chủ trong trường hợp ngân hàng bị thanh lý; • Duy trì hoạt động ngân hàng trong thời buổi kinh tế khó khăn; và • Thể hiện tiền vốn đầu tư của các cổ đông và việc tăng giá trị khoản đầu tư đó từ các hoạt động thành công. Các ngành kinh tế khác nhau có những nhu cầu vốn khác nhau. So với các doanh nghiệp phi tài chính, ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác hoạt động với lượng vốn tự có nhỏ. Nhiều doanh nghiệp có vốn tự có nhỏ sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn để hỗ trợ hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, các ngân hàng có khả năng vay vốn nhờ sự bảo hộ của cơ quan bảo hiểm tiền gửi liên bang cung cấp cho những người gửi tiền ngân hàng. Thực vậy, việc bảo hộ này làm cho chính quyền liên bang trở thành người đồng bảo lãnh các nghĩa vụ về tiền gửi của ngân hàng 45 đối với phần tiền gửi được bảo hiểm, cho phép ngân hàng hoạt động với vốn tự có ít hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp khác. 46 Although federal deposit insurance protects depositors, a bank’s thin capital provides little room for error. A sudden, unexpected interest rate change, losses on loans and investments, lawsuits, or embezzlement may leave a bank with inadequate capital protection and, in some instances, push it into insolvency. Because of this, the adequacy of a bank’s capital position is an important concern for both bankers and bank regulators. 47 Mặc dù cơ quan bảo hiểm tiền gửi liên bang bảo vệ người gửi tiền, một ngân hàng có vốn ít sẽ không có nhiều sự xoay sở khi sai sót sảy ra. Một sự thay đổi lãi suất bất ngờ, các khoản lỗ tín dụng và đầu tư, các vụ kiện tụng hoặc biển thủ có thể làm cho một ngân hàng không còn được sự đảm bảo an toàn vốn tự có tối thiểu và, trong một số trường hợp, mất khả năng chi trả. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn trạng thái vốn của ngân hàng là một vấn đề quan trọng cần quan tâm cho cả các ngân hàng và các cơ quan quản lý và giám sát ngân hàng. 48 Bank Capital and its Regulation Regulatory guidelines define capital and spell out the minimum acceptable capital levels for banks. The purpose of these guidelines is to protect depositors and the federal deposit insurance fund. The three federal banking agencies use a risk-based approach to gauge bank capital. Under this approach, the agencies define what is included in bank capital and establish minimum capital levels based on the inherent risk in a bank’s assets. Regulatory guidelines are also tied to global capital standards for banks. The global capital standards are established by the Basel Committee on Banking Supervision, so named because it is based in Basel, Switzerland. The committee provides a forum for international cooperation on bank supervision matters. Its members include the central banks and major bank regulators from the United States and many European, Asian, African, and South American countries. The basis for the current risk-based capital guidelines approach is called Basel I, which was a 1988 accord that focused on credit risk. Currently, implementation of the Basel II Advanced Approaches capital framework is underway. Issued in 2004, Basel II improves upon Basel I, introducing operational risk into the capital guidelines along with a three-pillar concept that includes minimum capital requirements, supervisory review, and market discipline. Basel II, however, is only mandatory for large, internationally active banks (core banks) and optional for certain other large banking organizations. Coincident with Basel II implementation, the agencies proposed alternative capital guidelines for noncore banks. The Standardized Approach for Determining Required Minimum Capital would modify existing capital guidelines to make them more risksensitive. As proposed, noncore organizations could opt to be subject to the new guidelines or remain subject to current riskbased capital guidelines. At this writing, the Standardized Approach has not been finalized, and by necessity, the remaining discussion focuses on Basel I regulations under which noncore banks currently operate. 49 Vốn tự có của ngân hàng và quy định về quản lý và điều tiết Các hướng dẫn về quy định và điều tiết hoạt động ngân hàng xác định vốn tự có của ngân hàng và giải thích rõ ràng mức vốn tối thiểu có thể chấp nhận được đối với các ngân hàng. Mục đích của các hướng dẫn này nhằm bảo vệ người gửi tiền và quỹ bảo hiểm tiền gửi liên bang. Ba cơ quan quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng liên bang sử dụng phương pháp dựa trên rủi ro để đo lường vốn tự có của ngân hàng. Theo phương pháp này, các cơ quan quản lý xác định cái gì cấu thành vốn tự có của ngân hàng và thiết lập mức vốn tối thiểu dựa trên các rủi ro nội tại trong tài sản có của ngân hàng. Các hướng dẫn về quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng cũng gắn chặt với các tiêu chuẩn toàn cầu về vốn tự có cho các ngân hàng. Các tiêu chuẩn toàn cầu về vốn tự có được thiết lập bởi ủy ban Basel vể giám sát hoạt động ngân hàng, được đặt tên như vậy bởi vì ủy ban này tọa lac ở Basel, Thụy Sĩ. Ủy ban này cung cấp một diễn đàn hợp tác quốc tế về các vấn đề giám sát hoạt động ngân hàng. Thành viên của ủy ban này bao gồm các ngân hàng trung ương và đa số các cơ quan quản lý và giám sát hoạt động ngân hàng từ Hoa Kỳ và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi và Nam Mỹ. Nền tảng cho phương pháp hướng dẫn xác định vốn tự có dựa trên rủi ro hiện hành được gọi là Basel I, đó là một thỏa ước ra đời năm 1988 tập trung vào rủi ro tín dụng. Hiện nay, việc thực hiện các phương pháp tiếp cận tiên tiến Basel II về vốn tự có đang được xúc tiến. Basel II - được đưa vào sử dụng năm 2004- hoàn thiện từ Basel I bằng cách đưa rủi ro vận hành vào các hướng dẫn về vốn tự có cùng với khái niệm ba trụ cột bao gồm yêu cầu vốn tối thiểu, soát xét giám sát và kỷ luật thị trường. Tuy vậy, Basel II chỉ bắt buộc áp dụng đối với các ngân hàng lớn và hoạt động toàn cầu (core banks) và tùy chọn cho một số tổ chức ngân hàng lớn khác. Cùng với việc thực hiện Basel II, các cơ quan quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng đưa ra những hướng dẫn khác về vốn tự có đối với các ngân hàng lớn không hoạt động toàn cầu (noncore banks). Phương pháp tiếp cận được tiêu chuẩn hóa trong việc xác định vốn tự có tối thiểu cần có sẽ điều chỉnh các hướng dẫn vốn tự có hiện hành và làm cho chúng trở nên nhạy cảm với rủi ro hơn. Như đã đề cập, các tổ chức ngân hàng lớn không hoạt động toàn cầu có thể lựa chọn tuân thủ các hướng dẫn mới hay tiếp tục tuân thủ các hướng dẫn vốn tự có dựa trên rủi ro hiện hành. Khi tài liệu này được soạn thảo , phương pháp tiêu chuẩn hóa chưa được hoàn thành ; do đó , việc thảo luận ở đây được tập trung vào các quy 50 định của Basel I mà các ngân hàng không hoạt động toàn cầu hiện đang thực hiện theo quy định này . The risk-based capital regulations divide capital into core and supplemental capital. Core, or Tier 1, capital is similar to what is normally thought of as capital in other businesses. It consists of: • common and certain preferred stock; • surplus; and • undivided profits. Supplemental, or Tier 2, capital consists, within certain specified limits, of such things as: • the allowance for loan and lease losses (ALLL); • hybrid capital instruments; and • subordinated debt. These supplemental items are often forms of debt that are subordinate to claims of depositors and the FDIC. As such, they provide depositor protection and are included in bank capital. The sum of Tier 1 and Tier 2 capital, less certain deductions, represents a bank’s total capital. In the capital regulations, Tier 1 capital must constitute at least 50 percent of a bank’s total capital. As part of their capital adequacy assessment, the regulatory agencies convert a bank’s assets, including off-balance sheet items, to risk-equivalent assets. Off-balance sheet items are assets that, under accounting rules, are not reflected on a bank’s balance sheet but can, nonetheless, expose the bank to financial losses for which capital must be maintained. Examples of off-balance sheet items include such things as standby letters of credit, unfunded loan commitments, interest rate swaps, and commercial letters of credit. 51 Các quy định về vốn tự có của ngân hàng dựa trên rủi ro chia vốn này thành vốn chính và vốn bổ sung. Vốn chính hay là vốn cấp 1 tương tự như vốn ở các doanh nghiệp khác. Nó bao gồm: • Cổ phần thông thường và một số cổ phần ưu đãi nhất định; • Thặng dư vốn; và • Lợi nhuận chưa chia. Vốn bổ sung hay vốn cấp 2 bao gồm, trong một số giới hạn đã xác định, những thứ như: • Sử dụng / phân bố khoản Dự trữ thất thoát vốn cho vay và cho thuê tài chính ( Allowance for loan and lease losses - ALLL); • Công cụ vốn lai ( hybrid capital instruments); và • Nợ thứ cấp ( nợ có quyền đòi hoàn trả thấp hơn) ( subordinated debt) . Những hạng mục bổ sung này thường dưới hình thức nợ mà quyền đòi hoàn trả thấp hơn các khiếu đòi của những người gửi tiền và của công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC). Vì thế, vốn cấp 2 cung cấp sự bảo vệ cho người gửi tiền và được đưa vào vốn tự có của ngân hàng. Tổng vốn cấp 1 và cấp 2 trừ đi một số khoản giảm trừ chính là tổng vốn tự có của ngân hàng. Trong các quy định về vốn tự có, vốn cấp 1 phải chiếm ít nhất 50% tổng vốn tự có của ngân hàng. Vì vậy, việc sử dụng vốn cấp 2 bị giới hạn bởi vốn “lõi/cứng” trong cấu trúc vốn tự có của ngân hàng. Tham gia vào quy trình đánh giá mức độ đảm bảo an toàn vốn, các cơ quan quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng quy đổi tài sản có của ngân hàng, bao gồm các hạng mục ngoại bảng, thành tài sản rủi ro tương đương. Các hạng mục ngoại bảng là tài sản có, theo các chuẩn mực kế toán, không được phản ánh trên bảng tổng kết tài sản của ngân hàng, nhưng dù cho có được liệt kê ngoài bảng tổng kết tài sản đi nữa, các hạng mục này vẫn có thể làm cho ngân hàng phải đối diện với những nguy cơ mất mát về tài chính nên ngân hàng phải duy trì vốn tự có để hỗ trợ cho việc này. Các ví dụ 52 về các hạng mục ngoại bảng bao gồm thư tín dụng dự phòng, cam kết cho vay chưa giải ngân, hoán đổi lãi suất và thư tín dụng thương mại. 53 The purpose of this risk-equivalency conversion is to quantify the relative risk, primarily credit risk, in these assets and to determine the minimum capital necessary to compensate for this risk. For example, assets that pose little risk, such as cash held at the bank’s offices and U.S. government securities, are weighted zero, meaning that no capital support is required for these assets. Assets that pose greater risk are weighted at 20, 50, or 100 percent of their dollar value, indicating the level of capital support they require. Reference 3.2 presents a sample calculation of risk-weighted assets and shows the effect of risk weighting. Except for banks with large “off-balance sheet” asset positions, risk weighting will nearly always lower total assets requiring capital support. However, even if a bank held nothing but cash and U.S. securities, it would still be required to maintain capital support for these assets. The reason is that banks face more than credit risk (for example, liquidity, market, and operational risks), and these other risks require that capital be kept at some minimum level to protect the bank and its depositors. REFERENCE 3.2 SAMPLE RISK-WEIGHTED ASSET CALCULATION Bank Assets Cash Assets Amount $ 5,000 Risk weight Risk-weighted Asset 0% $0 Balances at domestic banks Loans secured by first lien on 1-to-4 family residental property Loan to private corporations $ 5,000 20% $ 1,000 $ 5,000 50% $ 2,500 $ 65,000 100% $ 65,000 Total $ 80,000 $ 68,500 54 55 Mục đích của việc chuyển đổi rủi ro tương đương này nhằm định lượng rủi ro có liên quan, chủ yếu là rủi ro tín dụng, đối với các tài sản có này và để xác định vốn tối thiểu cần thiết nhằm bù đắp cho các rủi ro này. Ví dụ, các tài sản có ít rủi ro như tiền mặt tại quỹ ở các cơ sở của ngân hàng và công trái chính phủ Hoa Kỳ có hệ số rủi ro bằng 0% , nghĩa là không cần phải hỗ trợ vốn cho các tài sản có này. Các tài sản có rủi ro lớn hơn thì được xác định hệ số rủi ro là 20, 50 hoặc 100% giá trị bằng tiền, thể hiện mức độ hỗ trợ vốn mà các tài sản này yêu cầu. Bảng tham khảo 3.2 thể hiện việc tính toán mẫu đối với các tài sản có rủi ro và cho thấy tác động của việc điều chỉnh theo hệ số rủi ro. Ngoại trừ các ngân hàng có trạng thái “tài sản ngoại bảng” lớn, việc điều chỉnh theo hệ số rủi ro sẽ hầu như luôn làm giảm thấp tổng tài sản yêu cầu hỗ trợ vốn ( tài sản có rủi ro) so với tổng tài sản thực có. Tuy nhiên, ngay cả khi một ngân hàng chỉ giữ tiền mặt và công trái chính phủ Hoa Kỳ, ngân hàng này sẽ vẫn được yêu cầu phải duy trì vốn an toàn tối thiểu cho các tài sản này. Lý do là các ngân hàng đối mặt với nhiều rủi ro khác ngoài rủi ro tín dụng (ví dụ, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường và rủi ro vận hành) và các rủi ro khác này yêu cầu vốn tự có của ngân hàng phải được giữ tại một mức tối thiểu nào đó nhằm bảo vệ ngân hàng và những người gửi tiền tại ngân hàng. THAM KHẢO 3.2 TÍNH MẪU TÀI SẢN CÓ RỦI RO Tài sản có ngân hàng Tiền mặt Tiền gửi tại các NH trong nước Cho vay căn hộ gia đình (1-4 gia đình) được đảm bảo bằng chính căn hộ này Cho vay các DN chưa niêm yết Tổng cộng Tổng tài sản có $ 5.000 $ 5.000 Hệ số rủi ro 0% 20% Tài sản có rủi ro $0 $ 1.000 $ 5.000 50% $ 2.500 $ 65.000 100% $ 65.000 $ 80.000 $ 68.500 56 The federal banking agencies use several ratio measures to assess the adequacy of a bank’s capital. For a bank to be adequately capitalized, it must have total (Tier 1 + Tier 2) capital-to-riskweighted assets of at least 8 percent. Additionally, it must have at least a 4 percent Tier 1 capital-to-risk-weighted assets ratio and a 4 percent Tier 1 capital-to-average total assets ratio, also known as the “leverage ratio.” The agencies caution, however, that banks should keep their capital above regulatory minimums, especially if they face increased risks or contemplate significant asset growth or expansion. Capital adequacy takes on an added dimension with the establishment of a formal system of prompt corrective action under FDICIA.This system uses bank capital levels to trigger supervisory actions designed to quickly correct banking problems. Reference 3.3 presents the capital adequacy zones used by the federal banking agencies to trigger these actions at the bank level. The ratios and the definition of “adequate capital” (refer to line two in Reference 3.3) are the same as those used by the agencies in their capital adequacy guidelines. Under prompt corrective action, banks that are inadequately capitalized face a variety of mandatory and discretionary supervisory actions. For example, “undercapitalized banks” must restrict asset growth, obtain prior approval for business expansion, and have an approved plan to restore capital. “Critically undercapitalized banks” must be placed in receivership or conservatorship within 90 days unless some other action would result in lower long-term costs to the deposit insurance fund. In addition to mandatory actions, the agencies have discretion to require inadequately capitalized banks to, among other things, limit dividend payments, limit deposit rates paid, replace senior executive officers, and elect new directors. 57 Các cơ quan quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng liên bang sử dụng nhiều cách đo lường bằng chỉ số để đánh giá vốn an toàn tối thiểu của ngân hàng. Để một ngân hàng được đánh giá có đủ vốn an toàn tối thiểu, ngân hàng này phải có tỷ lệ tổng vốn tự có cấp 1 và cấp 2 / tổng tài sản “có” rủi ro ít nhất là 8%. Ngoài ra, ngân hàng phải có ít nhất tỷ lệ vốn cấp 1 / tổng tài sản “có” rủi ro là 4% và tỷ lệ vốn cấp 1 / tổng tài sản “có” bình quân cũng được gọi là “chỉ số đòn bẩy”- là 4%. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng liên bang lưu ý các ngân hàng cần giữ tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định, đặc biệt nếu các ngân hàng đối mặt với các rủi ro tăng lên hay có ý định tăng trưởng hay mở rộng đáng kể tài sản có. Việc đảm bảo an toàn vốn tối thiểu đưa thêm vào một thông số là thiết lập một hệ thống chính thức trong việc chỉnh sửa tức thời theo Đạo Luật Bổ Sung Của Công Ty Bảo Hiểm Tiền Gửi Liên Bang ban hành năm 1991 (FDICIA). Hệ thống này sử dụng mức an toàn vốn tối thiểu ngân hàng để đưa ra các hành động giám sát nhằm chỉnh sửa các vấn đề của ngân hàng một cách nhanh chóng. Bảng tham khảo 3.3 thể hiện các vùng đảm bảo an toàn vốn tối thiểu được các cơ quan quản lý ngân hàng liên bang sử dụng để đưa ra các hành động này theo mức độ an toàn vốn ngân hàng. Các chỉ số và định nghĩa “đảm bảo an toàn vốn tối thiểu” (xem dòng 2 bảng tham khảo 3.3) tương tự như các chỉ số và định nghĩa được các cơ quan quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng sử dụng trong các hướng dẫn về đảm bảo an toàn vốn tối thiểu. Theo hành động chỉnh sửa ngay lập tức, các ngân hàng nào thiếu đảm bảo an toàn vốn tối thiểu đối mặt với một loạt các hành động giám sát bắt buộc và tùy nghi. Ví dụ, “các ngân hàng thiếu đảm bảo an toàn vốn tối thiểu” phải hạn chế tăng trưởng tài sản, phải nhận được sự phê chuẩn trước khi mở rộng kinh doanh và phải có một kế hoạch được phê chuẩn nhằm phục hồi mức đảm bảo an toàn vốn tối thiểu. “Các ngân hàng thiếu vốn trầm trọng” phải được đặt trong tình trạng giám sát đặc biệt ( receivership / conservatorship) trong 90 ngày trừ khi có một hành động nào khác sẽ làm giảm các chi phí dài hạn trong việc đóng bảo hiểm tiền gửi. Ngoài các hành động bắt buộc, các cơ quan quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng sẽ tùy nghi yêu cầu các ngân hàng nào thiếu đảm bảo an toàn vốn tối thiểu phải – trong số những hành động khác – hạn chế chi trả cổ tức, hạn chế lãi suất tiền gửi phải trả, thay 58 thế các viên chức điều hành cấp cao và bầu chọn các thành viên hội đồng quản trị mới. 59 REFERENCE 3.3 CAPITAL ADEQUACY GUIDELINES Capital adequacy zone Total risk-based ratio Well-capitalized 10% or more and Tier 1 riskbased ratio Leverage ratio 6% or more and 5% or more Adequately 8% or more and capitalized Undercapitalized Less than 8% or 4% or more and 4% or more Less than 4% or Significantly Less than 6% or undercapitalized Less than 3% or Less than 4% Less than 3% Critically undercapitalized - - Less than 2% Planning for the Bank’s Capital Needs Fulfilling your responsibility to maintain adequate capital encompasses more than making sure the bank meets regulatory guidelines. It requires considering a wide range of matters that may call on the bank’s capital resources. Additionally, it requires developing plans for building capital resources to meet these calls. In order to assess your bank’s capital needs, you need to know its current position and the adequacy of that position in protecting the bank, now and in the future. Accordingly, you need to be familiar with the level and trend of your bank’s financial condition. Familiarity with the bank’s plans for the future and how they may affect capital adequacy is also necessary. 60 THAM KHẢO 3.3 CÁC HƯỚNG DẪN ĐẢM BẢO AN TOÀN VỐN TỐI THIỂU Vùng đảm bảo an toàn vốn tối thiểu Chỉ số tổng hợp Chỉ số đảm bảo đảm bảo an toàn an toàn vốn tối vốn tối thiểu thiểu cấp 1 Thừa đảm bảo an Từ 10% trở lên Từ 6% trở lên và toàn vốn tối thiểu và Đủ đảm bảo an Từ 8% trở lên và Từ 4% trở lên và toàn vốn tối thiểu Thiếu đảm bảo an Ít hơn 8% hoặc Ít hơn 4% hoặc toàn vốn tối thiểu Thiếu đảm bảo an Ít hơn 6% hoặc Ít hơn 3% hoặc toàn vốn tối thiểu đáng kể Thiếu đảm bảo an toàn vốn tối thiểu nghiêm trọng Chỉ số đòn bẩy 5% trở lên 4% trở lên Ít hơn 4% Ít hơn 3% Ít hơn 2% Hoạch định nhu cầu vốn tự có của ngân hàng Thực hiện trách nhiệm của quý vị trong việc duy trì mức đảm bảo an toàn vốn tối thiểu bao gồm nhiều việc hơn là chỉ đảm bảo cho ngân hàng đáp ứng được các hướng dẫn theo quy định của pháp luật. Điều này yêu cầu xem xét một loạt vấn đề có thể yêu cầu thực hiện đối với các nguồn vốn tự có của ngân hàng. Ngoài ra, trách nhiệm của quý vị cũng phải yêu cầu triển khai các kế hoạch nhằm xây dựng các nguồn vốn để đáp ứng các yêu cầu này. Để đánh giá nhu cầu vốn tự có của ngân hàng của mình, quý vị cần biết trạng thái vốn hiện hành và mức độ đảm bảo của trạng thái đó để bảo vệ ngân hàng trong hiện tại và tương lai .Theo đó, qúy vị cần hiểu rõ mức độ và khuynh hướng của tình hình tài chính của ngân hàng quý vị. Việc biết rõ các kế hoạch của ngân hàng trong tương lai và các kế hoạch đó ảnh hưởng như thế nào đến mức đảm bảo an toàn vốn tối thiểu cũng là điều cần thiết. 61 For example, if your bank has a high level of problem loans and this level is growing over time, capital will need to be bolstered to support greater possible future charge-offs. If your bank plans to make significant acquisitions, to rapidly increase assets, to start new business activities, or to make significant additions or changes to facilities, added capital may be needed to support these efforts. If your bank’s strategy is to emphasize lending or to specialize in lending to a few industries, additional capital will be required to compensate for the concentration of risk these strategies may develop. Besides determining capital needs, the directors and management must develop plans to raise capital as needed. These plans may use a variety of strategies to keep the bank’s capital position strong.For example, one strategy may call for strengthening capital by tapping external sources. Another may call for building capital internally through earnings retention or using a combination of external and internal capital sources. Alternatively, plans may call for lessening the need for capital by selling assets or by replacing higher-risk assets with lower-risk assets. External sources of capital Whether a bank can raise capital from external sources depends upon a number of factors. Two of the most important of these are the bank’s financial condition and size. Financially sound banks or banks that are subsidiaries of strong bank holding companies generally can find purchasers for their equity and debt capital issues. On the other hand, banks or companies that are in poor or deteriorating condition generally may find few takers for their stock issues and debt instruments. Capital can be difficult to obtain during economic downturns, too, regardless of a bank’s condition. Size can be another important factor in funding capital needs from external sources. For example, larger banks and companies may have better access to capital markets, giving them more options for raising capital. Smaller institutions, on the other hand, may have fewer options, requiring them to rely largely on current shareholders for capital injections. 62 Ví dụ, nếu ngân hàng của quý vị có các khoản cho vay có vấn đề với mức độ cao, và mức độ này đang tăng lên theo thời gian thì vốn tự có của ngân hàng sẽ cần phải được tăng lên để hỗ trợ cho các khoản xóa nợ lớn hơn có thể xảy ra trong tương lai. Nếu ngân hàng quý vị có các kế hoạch mua sắm lớn, tăng nhanh tài sản có, bắt đầu các hoạt động kinh doanh mới hoặc bổ sung hay thay đổi đáng kể các tiện ích thì tăng vốn có thể là cần thiết để hỗ trợ các nỗ lực này. Nếu chiến lược của ngân hàng quý vị chú trọng vào cho vay hay chuyên cho vay một số ngành kinh tế thì cũng cần phải tăng vốn để bù đắp các rủi ro mà các chiến lược này có thể gặp phải. Bên cạnh việc xác định nhu cầu vốn tự có, các thành viên HĐQT và ban điều hành ngân hàng phải triển khai các kế hoạch để huy động vốn tự có khi cần. Các kế hoạch này có thể sử dụng các chiến lược khác nhau để giữ cho tình trạng vốn tự có của ngân hàng trong tình trạng khỏe mạnh. Ví dụ, một chiến lược có thể yêu cầu tăng cường vốn tự có bằng cách khai thác các nguồn lực bên ngoài. Môt chiến lược khác có thể yêu cầu tạo vốn tự có nội bộ thông qua việc giữ lại các khoản thu nhập hoặc sử dụng kết hợp các nguồn lực bên ngoài và nội bộ. Một lựa chọn khác, các kế hoạch có thể làm giảm nhu cầu vốn tự có bằng cách bán bớt tài sản hay thay thế các tài sản có độ rủi ro cao bằng các tài sản có độ rủi ro thấp hơn. Nguồn vốn bên ngoài Việc các ngân hàng có huy động được các nguồn vốn bên ngoài hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Hai yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố này là tình hình tài chính và quy mô của ngân hàng. Các ngân hàng có tình trạng tài chính vững chắc hoặc các ngân hàng là các đơn vị trực thuộc các công ty chủ quản ngân hàng mạnh thường có thể tìm được người mua cho việc phát hành vốn cổ phần và vốn nợ của họ. Ngược lại, các ngân hàng hay công ty có tình hình tài chính yếu thường có ít người mua cổ phiếu hoặc các công cụ nợ mà họ phát hành. Vốn cũng có thể khó huy động được trong tình hình kinh tế suy giảm, bất kể tình hình tài chính của ngân hàng đó tốt hay xấu. Quy mô của ngân hàng cũng là một yếu tố quan trọng khác trong việc tài trợ các nhu cầu vốn từ các nguồn lực bên ngoài. Ví dụ, các ngân hàng hay các công ty lớn có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các thị trường vốn, làm cho họ có nhiều lựa chọn trong việc huy động vốn. Ngược lại, các tổ chức có quy nhỏ có thể có ít cơ hội lựa chọn 63 hơn, làm cho các tổ chức này phụ thuộc rất nhiều vào các cổ đông hiện hữu trong việc bơm thêm vốn. Internal sources of capital Another method for building capital is through earnings retention. Depending upon your bank’s circumstances, this may require making some hard choices. For example, bank dividends may have to be reduced or eliminated until capital is restored to sound levels, even though this may cause possible financial hardship for shareholders who rely on dividends as an income source. If your bank’s earnings power is low, it may mean reducing asset growth, abandoning planned acquisitions, or scaling back branch additions and other facility improvements. Selling assets and reducing credit risk An alternative to raising capital is to reduce the need for capital by selling assets or by redistributing asset holdings to those requiring less capital support. In following this strategy, your bank may be able to sell assets to others, thereby reducing the asset base on which capital must be held. Additionally, your bank might redistribute its asset portfolio, moving to lower-risk-weighted assets (for example, reducing loans in favor of U.S. government securities), which require less capital. Some banking analysts view these approaches as a less-desirable way to restore a bank’s capital position. They argue that asset sales, especially loans, may result in the loss of good customers to those who purchase the loans. In addition, asset sales may leave a bank with poorer quality and less-liquid assets because purchasers may only be interested in a bank’s highest-quality, most readily marketable assets. Resulting portfolio shifts may lower earnings as the bank moves away from higher-risk, higher-yielding assets (for example, loans) to lower-risk, lower-yielding assets (such as U.S. government securities). In summary, evaluating and planning for a bank’s capital needs is a major responsibility for directors. To carry out this 64 responsibility, directors must monitor their bank’s capital position on an ongoing basis and identify factors that may influence the adequacy of this position over time. It also requires that the directorate work with management to develop strategies to meet identified needs. 65 Nguồn vốn nội bộ Một phương thức khác để tạo dựng vốn tự có là thông qua việc giữ lại thu nhập. Tùy thuộc vào từng trường hợp ở ngân hàng quý vị, điều này có thể yêu cầu thực hiện một số lựa chọn khó khăn. Ví dụ , cổ tức ngân hàng có thể bị giảm hoặc không được phân phối - cho dù điều này dẫn đến khó khăn tài chính cho các cổ đông xem cổ tức như là một nguồn thu nhập - cho đến khi mức an toàn vốn tối thiểu được phục hồi. Nếu thu nhập của ngân hàng quý vị thấp, điều này có nghĩa là ngân hàng phải giảm tăng trưởng tài sản, từ bỏ các kế hoạch mua sắm đã được dự kiến, hoặc giảm quy mô mở rộng mạng lưới chi nhánh và cải thiện các tiện ích khác. Bán tài sản và giảm rủi ro tín dụng Một cách huy động vốn khác là giảm nhu cầu vốn tự có bằng cách bán bớt tài sản hay tái phân phối các tài sản nắm giữ cần nhiều vốn hỗ trợ sang các tài sản cần ít vốn hỗ trợ hơn. Theo chiến lược này, ngân hàng của quý vị có thể bán bớt tài sản cho những người khác, vì thế làm giảm đi các tài sản cần đến vốn tự có hỗ trợ. Ngoài ra, ngân hàng quý vị có thể tái phân phối danh mục tài sản của mình, chuyển thành các tài sản có rủi ro thấp (ví dụ, giảm các khoản cho vay bằng các công trái chính phủ Hoa Kỳ) làm cho vốn hỗ trợ cần ít đi. Một số nhà phân tích ngân hàng coi các cách xử lý này là biệnpháp-ít-mong-muốn nhằm phục hồi trạng thái đảm bảo an toàn vốn tối thiểu. Họ lập luận rằng, việc bán tài sản, đặc biệt là các khoản cho vay, có thể làm mất các khách hàng tốt qua tay những người mua các khoản cho vay này. Ngoài ra, việc bán tài sản còn để lại cho ngân hàng các tài sản có chất lượng và tính thanh khoản kém hơn vì những người mua chỉ quan tâm đến các tài sản có chất lượng cao nhất và dễ chuyển nhượng nhất trên thị trường. Việc chuyển đổi danh mục tài sản như trên có thể làm giảm thu nhập của ngân hàng vì ngân hàng đã bán đi các tài sản có rủi ro cao hơn nhưng có lợi suất cao hơn (ví dụ các khoản vay) và giữ lại các tài sản có rủi ro thấp hơn nhưng cũng có lợi suất thấp hơn ( như công trái chính phủ Hoa Kỳ). Tóm lại, đánh giá và hoạch định các nhu cầu vốn tự có của ngân hàng là một trách nhiệm chính cho các thành viên HĐQT ngân hàng. Để thực hiện trách nhiệm này, các thành viên HĐQT phải giám sát tình trạng vốn của ngân hàng mình trên cơ sở ngân hàng đang hoạt động và nhận diện các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc đảm bảo an toàn vốn của trạng thái này qua thời gian. Điều này 66 cũng yêu cầu các thành viên HĐQT cùng làm việc với ban điều hành ngân hàng để triển khai các chiến lược nhằm đáp ứng các nhu cầu đã được nhận diện. 67 Monitoring Capital Adequacy A useful tool for evaluating your bank’s capital position, as well as other areas of performance, is financial ratio analysis. A principal benefit of using ratios to analyze performance is that they provide information that dollar values may not. For example, if during the course of a board meeting you were told that your bank’s equity capital doubled over an operating period, you may conclude that the bank has strengthened its capital position. However, if over the same period the bank’s assets tripled, you would conclude that capital support actually declined. Financial ratios facilitate making these comparisons. Current-period values for financial ratios can be made more meaningful if they are placed in context. For example, comparisons with historical ratio values place your bank’s performance in context with its past operation. With this information, you can see changes in the bank’s capital position, either positive or negative, and evaluate if your bank’s capital will be sufficient for safe and sound operation. Comparison with budget and peer information can be helpful. The Uniform Bank Performance Report (UBPR) is a valuable source of peer information. This report shows financial information for your bank and a peer group of comparable banks. The report is generated from reports of condition (balance sheet) and income, also known as call reports, submitted by all FDIC-insured banks at each calendar quarter end. The information is fed into a database located at the Federal Financial Institutions Examination Council (FFIEC), an interagency bank supervision body that promotes consistency among the federal and state banking regulators. UBPRs may be obtained from the FFIEC website. See Chapter 6 for Other Resources for Bank Directors, or select Resources for Bank Directors at www.BankDirectorsDesktop.org. 68 Giám sát việc đảm bảo an toàn vốn tối thiểu Một công cụ hữu ích để đánh giá tình trạng vốn tự có của ngân hàng quý vị cũng như các lĩnh vực khác là phân tích các chỉ số tài chính. Một lợi ích chính của việc sử dụng các chỉ số để phân tích kết quả hoạt động là các chỉ số này cung cấp thông tin mà giá trị bằng tiền không cung cấp được. Ví dụ, nếu trong buổi họp của HĐQT , quí vị được báo cáo rằng vốn tự có của ngân hàng mình đã tăng gấp đôi so với thời kỳ trước, quý vị có thể kết luận rằng ngân hàng đã tăng cường trạng thái vốn . Tuy nhiên, nếu cũng trong thời gian đó tài sản của ngân hàng tăng gấp ba lần, quý vị sẽ kết luận rằng trong thực tế mức đảm bảo an toàn vốn tối thiểu đã đi xuống. Các chỉ số tài chính tạo thuận lợi để thực hiện các phép so sánh này. Các giá trị hiện tại của các chỉ số tài chính có thể được thực hiện nhiều ý nghĩa hơn nếu các chỉ số này được đặt trong bối cảnh so sánh. Ví dụ, so sánh giá trị các chỉ số trước đây đặt thành quả hoạt động ngân hàng của quý vị trong bối cảnh so sánh với các hoạt động của ngân hàng trong quá khứ. Với những thông tin này, quý vị có thể thấy sự thay đổi tình trạng vốn tự có của ngân hàng mình, hoặc thuận lợi hoặc bất lợi, và đánh giá liệu vốn tự có ngân hàng có đủ để đảm bảo ngân hàng hoạt động an toàn và vững chắc hay không. Việc so sánh với kế hoạch kinh doanh và thông tin của các ngân hàng đồng cỡ có thể hữu ích. Báo cáo kết quả hoạt động ngân hàng đồng nhất (Uniform Bank Performance Report-UBPR) là nguồn thông tin có giá trị về các ngân hàng cùng cỡ. Báo cáo này cung cấp các thông tin tài chính về ngân hàng quý vị và các ngân hàng đồng cỡ có thể so sánh được. Báo cáo này được tạo ra từ các báo cáo tình hình bảng tổng kết tài sản và báo cáo kết quả kinh doanh, cũng được gọi là Các Báo Cáo Theo Yêu Cầu, các báo cáo này được tất cả các-ngân-hàng-được-FDIC bảo hiểm nộp vào cuối mỗi quý dương lịch. Thông tin được đưa vào dữ liệu của Hội đồng thanh tra các tổ chức tài chính liên bang (Federal Finalcial Institutions Examination Council-FFIEC), một liên cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng, tạo ra tính nhất quán giữa các cơ quan quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng ở các tiểu bang và liên bang. Các Báo cáo kết quả hoạt động ngân hàng đồng nhất (UBPRs) có thể tìm thấy trên 69 website của FFIEC. Xem chương 6 về các nguồn thông tin khác cho các thành viên hội đồng quản trị Ngân hàng, hoặc chọn Resources for Bank Directors ở www.BankDirectorsDesktop.org. 70 The comparisons allowed by the UBPR can help answer such questions as “Is the bank’s capital position where we planned it to be?” or “Is our capital position on par with similarly situated banks?” Reference 3.4 presents ratios commonly used to monitor bank capital. The first three are used to assess compliance with capital adequacy guidelines. The last three ratios take into account factors that may temper your bank’s capital needs. In this regard, ratios four and five provide insights regarding asset and capital growth at your bank. The last ratio gives an indication of a bank’s ability to fund asset growth internally through earnings retention. In conclusion, bank capital serves many of the same purposes as capital in any other business. However, because bank capital protects depositors and reduces the loss exposure of the federal safety net for banks, bank capital levels are subject to regulatory guidelines. It is an important director responsibility to make sure that cushion remains strong. This requires monitoring the bank’s capital position closely, anticipating capital needs, and planning ways to meet those needs. 71 Các so sánh dựa trên các Báo cáo kết quả hoạt động ngân hàng đồng nhất (Uniform Bank Performance Report-UBPR) có thể giúp trả lời những câu hỏi như “Trạng thái vốn của ngân hàng có đúng với kế hoạch dự trù không?”, hoặc “ Trạng thái vốn tự có của ngân hàng chúng ta có ngang bằng với tình trạng vốn tự có của các ngân hàng đồng cở hay không?”Bảng tham khảo 3.4 thể hiện các chỉ số thường được sử dụng để theo dõi vốn tự có của ngân hàng. Ba chỉ số đầu dùng đánh giá việc tuân thủ các hướng dẫn về đảm bảo an toàn vốn tối thiểu. Ba chỉ số cuối đề cập tới các yếu tố có thể làm giảm đi nhu cầu vốn tự có của ngân hàng của quý vị. Theo chiều hướng này, các chỉ số 4 và 5 cung cấp một cái nhìn thấu đáo về tài sản có và tăng trưởng vốn tự có ở ngân hàng quý vị. Chỉ số cuối cùng đưa ra một chỉ báo về khả năng tự tài trợ tăng trưởng tài sản có của ngân hàng thông qua việc giữ lại thu nhập. Để kết luận, vốn tự có ngân hàng có nhiều vai trò tương tự như vốn tự có của bất cứ doanh nghiệp nào khác. Tuy nhiên, vì vốn tự có của ngân hàng bảo vệ những người gửi tiền và giảm nguy cơ mất vốn của hệ thống an toàn liên bang đối với các ngân hàng, các mức độ vốn tự có của ngân hàng phải tuân thủ các hướng dẫn theo quy định và pháp luật. Đó là trách nhiệm quan trọng đối với thành viên HĐQT để đảm bảo rằng tấm đệm an toàn đó vẫn hoạt động tốt. Điều này yêu cầu việc theo dõi chặt chẽ trạng thái vốn tự có, dự đoán các nhu cầu vốn và hoạch định các cách thức để đáp ứng các nhu cầu đó. 72 REFERENCE 3.4 RATIO ANALYSIS – CAPITAL What trend is evident? Increasing capital strength? Or decreasing? How does the bank compare to its peer group ? Current period Actual Budget Peer Measure Total risk-based Does capital growth adequately support asset growth ? How does the growth compare to the bank’s capital plan? capital/ risk- weighted assets Tier 1 capital/ risk-weighted assets Is the dividend pay out consistent with the bank’s capital needs? Does the payout comply with regulation on dividend payment? Leverage ratio Asset growth Capital growth Cash dividends/ net income Historical Previous Same period last year In what Prompt Corrective Action category do these ratios place your bank? If it is something less than adequately capitalized, what are your plans to improve capital? Compare the bank’s problem asset level to capital. More problem assets require more capital. Does capital adequately support your expansion plan for the bank? What lending concentratons exist that may require more capital? How does actual performance compare to the budget? Ask what the reasons are for significant variances. 73 THAM KHẢO 3.4 PHÂN TÍCH CHỈ SỐ- VỐN TỰ CÓ Cho thấy khuynh hướng gì? Khi so sánh với nhóm ngân Tăng hay giảm vốn tự có? hàng đồng cở , Ngân hàng của Quý vị như thế nào? Kỳ hiện hành Thực Kế Các hiện hoạch ngân hàng đồng cở Đo lường Tổng vốn tự có trợ rủi Tăng trưởng vốn có đủ hỗ trợ hỗ cho tăng trưởng tài sản có? ro/Tổng TS có Mức tăng trưởng đó so với kế hoạch vốn tự có của NH như rủi ro Vốn tự có cấp thế nào ? 1/Tài sản có rủi ro Chỉ số đòn bẫy Tăng trưởng tài Lịch sử Quý Cùng kỳ năm trước ngoái Những chỉ số này đặt NH quý vị vào loại hành động cần chỉnh sửa gì? Nếu các chỉ số này thấp hơn mức đảm bảo an toàn vốn tối thiểu, các kế hoạch nào cần có để tăng vốn tự có của NH? Hãy so sánh mức độ tài sản trưởng có vấn đề với vốn. Nhiều TS có vấn đề cần nhiều vốn vốn hơn. Cổ tức trả bằng Vốn tự có của NH có đủ để tiền/thu nhập tài trợ các kế hoạch mở rộng của NH? ròng Những việc tập trung cho vay hiện có nào cần nhiều Kết quả hoạt động thực tế so với kế vốn tự có để hỗ trợ hơn? hoạch như thế nào? Hãy hỏi lý do tại sao lại có những khác biệt đáng kể như vậy. Có sự nhất quán giữa trả cổ tức với các nhu cầu vốn của NH không? Việc chi trả có tuân thủ các quy định về trả cổ tức không? sản Tăng 74 Capita Asset l Quality C A Management Earnings Liquidity M E L Sensitivity to market risk S ASSET QUALITY Your responsibilities regarding asset quality are to provide a basis for responsible lending, oversee management’s maintenance of an adequate ALLL, and retain qualified lending personnel. You will do this through your involvement in developing and approving your bank’s lending policies. Through policies, directors set the risk limits for the bank by specifying the type of loans they want the bank to make and methods to determine an adequate ALLL. Directors may also occasionally participate directly in making significant lending decisions, or reviewing, approving, and monitoring the loan decisions of others. Asset quality refers to the amount of risk or probable loss in a bank’s assets and the strength of management processes to control credit risk. Where these losses are judged to be small and management processes are strong, asset quality is considered good. Where losses are large and management processes are weak, asset quality is considered poor. A comprehensive evaluation of asset quality is one of the most important components in assessing the current condition and viability of a bank. A bank can suffer asset losses in many ways. For example, it may experience loan losses because of borrower unwillingness or inability to repay. The bank may see a decline in the value of its repossessed or foreclosed collateral, like other real estate owned, because of poor market conditions. It may suffer depreciation in its securities holdings, because of market interest rate changes or issuer default. Additionally, it may experience losses from theft or incur losses on deposits held at other financial institutions that fail. 75 Capital C Asset Quality A Management Earnings Liquidity M E L Sensitivity to market risk S CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN CÓ Trách nhiệm của quý vị liên quan đến chất lượng tài sản có là cung cấp một nền tảng trong việc cho vay có trách nhiệm, giám sát việc duy trì khoản phân bố / sử dụng mức dự phòng thích ứng về mất vốn trong cho vay và cho thuê tài chính ( Allowance for Loan and Lease losses - ALLL) của ban điều hành ngân hàng và duy trì đội ngũ nhân sự cho vay có trình độ. Quý vị sẽ làm điều này thông qua sự tham gia của mình trong việc triển khai và phê chuẩn các chính sách cho vay của ngân hàng. Thông qua các chính sách, các thành viên HĐQT thiết lập các giới hạn rủi ro cho ngân hàng bằng cách xác định loại hình cho vay nào mà họ muốn ngân hàng thực hiện và các phương pháp xác định mức phân bố /sử dụng khoản dự phòng thích ứng về mất vốn trong cho vay và cho thuê tài chính (ALLL) . Các thành viên HĐQT có thể thỉnh thoảng tham gia trực tiếp trong việc đưa ra các quyết định cho vay quan trọng hoặc soát xét, phê chuẩn và giám sát các quyết định cho vay của những người khác. Chất lượng tài sản có đề cập đến một số rủi ro hay mất mát có thể xảy ra cho tài sản của ngân hàng và sức mạnh của các qui trình quản lý điều hành nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng. Nơi nào những mất mát này được đánh giá là nhỏ và các qui trình quản lý điều hành mạnh mẽ thì ở đó chất lượng tài sản có được coi là tốt. Ở đâu có các mất mát lớn và qui trình quản lý điều hành yếu kém thì ở đó chất lượng tài sản có được coi là xấu. Việc đánh giá toàn diện chất lượng tài sản có là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc đánh giá tình hình hoạt động hiện tại và khả năng tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Một ngân hàng có thể phải gánh chịu các mất mát tài sản bằng nhiều cách. Ví dụ, ngân hàng có thể bị mất vốn vì người đi vay không có thiện chí hoặc không có khả năng hoàn trả nợ vay. Như những bất động sản khác mà ngân hàng sở hữu, khi các điều kiện thị trường xấu đi thì các tài sản đảm bảo nợ vay mà ngân hàng lấy lại quyền sở hữu hay phát mãi có thể bị sụt giảm về giá trị. Ngân hàng cũng có thể phải chịu việc giảm giá các chứng khoán mà ngân hàng nắm giữ do những thay đổi về lãi suất thị trường hoặc người phát hành chứng khoán không thực hiện những nghĩa vụ như đã 76 cam kết. Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể đối diện với mất mát do bị mất trộm hoặc mất mát những khoản tiền gửi ở các tổ chức tài chính khác khi các tổ chức này vỡ nợ. Of these losses, the greatest concern is with credit quality in the loan portfolio. This is because historically most bank failures occur because of loan problems.10 Loans typically constitute a majority of a bank’s assets, and interest earned on loans is an important source of a bank’s revenues. Consequently, even relatively small problems in a bank’s loan portfolio can quickly reduce earnings, deplete capital, and cause insolvency. This section discusses bank asset quality, focusing on the quality of the loan portfolio. It discusses possible causes of loan problems and methods typically used by banks to manage loan quality. It also discusses some tools you may find useful for monitoring asset quality. Sources of Asset Quality Problems Over time, various lending practices have been associated with greater credit risk for banks. For example, studies show that lax lending policies, failure to follow the tenets of sound lending (including proper analysis of the borrower’s ability to repay and maintaining appropriate loan documentation), excessive loans to insiders, and concentrations of credit can lead to loan problems and bank failure. Because of this, laws and regulations address many of these known lending trouble spots, and examiners during the course of their review look for compliance with these laws and regulations. Additionally, they scrutinize loan policies, loan review, loan documentation and administration, and loan monitoring, looking for weaknesses in the lending function. Despite restrictions, banks have considerable latitude in their lending. Besides making good loans that will be repaid, it is important for the bank to judge credit risk and price it appropriately. This is the principal business of banks. Pricing appropriately means that the greater the risk, the higher the interest rate should be on the loan. How well an individual bank does this job largely determines its profitability and viability. 77 78 Trong những mất mát này, mối quan tâm lớn nhất là với chất lượng tín dụng trong danh mục cho vay. Lịch sử đã cho thấy hầu hết các vụ vỡ nợ của ngân hàng là do các yếu kém, thiếu sót trong việc cho vay. Các khoản cho vay tạo thành một cách tiêu biểu phần lớn tài sản có của ngân hàng và tiền lãi thu được từ các khoản cho vay là một nguồn thu nhập quan trọng của ngân hàng. Kết quả là, ngay cả những yếu kém tương đối nhỏ trong danh mục cho vay của ngân hàng cũng có thể nhanh chóng làm giảm thu nhập, làm suy yếu vốn tự có và gây ra việc mất khả năng chi trả của ngân hàng. Phần này thảo luận chất lượng tài sản có của ngân hàng, tập trung vào chất lượng của danh mục cho vay; thảo luận các nguyên nhân có thể có về những yếu kém, sai sót đối với các khoản vay; đồng thời cũng thảo luận một số công cụ có thể hữu ích cho quý vị trong việc giám sát chất lượng tài sản có. Nguồn gốc của những yếu kém, sai sót về chất lượng tài sản có Theo thời gian, các thông lệ cho vay khác nhau đi kèm với các rủi ro tín dụng lớn dần hơn đối với ngân hàng. Ví dụ, các nghiên cứu cho thấy rằng các chính sách tín dụng lỏng lẻo, không tuân thủ những nguyên tắc về cho vay vững chắc (bao gồm sự phân tích thích ứng về khả năng hoàn trả nợ của người đi vay và duy trì hồ sơ chứng từ cho vay thích hợp), các khoản cho vay quá mức đối với người trong nội bộ ngân hàng và việc tập trung tín dụng quá mức có thể dẫn đến các yếu kém, sai sót trong cho vay và sự đổ vỡ của ngân hàng. Vì thế, luật pháp và các qui định đề cập đến nhiều điểm yếu kém, thiếu sót trong việc cho vay đã được biết đến này và các thanh tra viên, trong quá trình soát xét của mình, sẽ tìm hiểu việc tuân thủ các luật lệ và qui định này của các ngân hàng. Ngoài ra, họ xem xét kỹ lưỡng các chính sách cho vay, xét duyệt khoản vay, lập hồ sơ chứng từ và quản lý khoản vay và giám sát việc cho vay, tìm ra những yếu kém, thiếu sót trong chức năng cho vay. Mặc dù có những giới hạn trên, các ngân hàng có sự tự do đáng kể trong việc cho vay của họ. Bên cạnh tạo ra các khoản cho vay tốt – các khoản vay sẽ được hoàn trả, điều quan trọng đối với ngân hàng là phán đoán các rủi ro tín dụng và định giá các rủi ro này một cách thích hợp. Đây là công việc kinh doanh chính của các ngân hàng. Định giá thích hợp nghĩa là rủi ro càng cao thì lãi suất dành cho khoản cho vay đó càng cao. 79 Một ngân hàng riêng rẽ thực hiện công việc định giá này tốt như thế nào thì sẽ xác định phần lớn khả năng sinh lời, khả năng tồn tại và phát triển của ngân hàng. 80 The Loan Policy Decisions regarding extensions of credit, loan review, ALLL, and charge-offs are all important matters that should be addressed by written policies approved by the board of directors. Policies provide objective criteria for evaluating individual credit decisions and help promote consistency and stability in the lending function. In doing so, lending policies help a bank avoid pitfalls that may lead to loan problems. Because a bank’s lending function has ramifications for its overall financial condition, it is important that lending policies take into consideration the total bank. In this regard, the bank’s lending orientation, trade area, size, facilities, personnel, and financial resources deserve consideration. The bank’s trade area and customer base, competition, and the state of the local and national economy also need to be taken into account. The bank’s liquidity position and its sensitivity to interest rate movements are additional factors to consider. It is easy to see why close attention to these matters is important in guiding a bank’s lending decisions. For example, if a bank’s strategy is to be a consumer bank, then its lending policies should emphasize installment lending with less attention given to commercial or real estate lending. If the bank’s strategy is to pursue a specialized type of lending activity, then it should make sure it has the facilities and the qualified staff necessary to support this type of lending. 81 Chính sách cho vay Các quyết định liên quan đến việc cấp tín dụng, xét duyệt cho vay, mức phân bố khoản dự phòng thích ứng về mất vốn trong cho vay và cho thuê tài chính (ALLL) và xóa nợ là tất cả các vấn đề quan trọng cần phải được đề cập trong các chính sách bằng văn bản do HĐQT phê duyệt. Các chính sách cung cấp các tiêu chí khách quan để đánh giá các quyết định tín dụng riêng lẻ và giúp thúc đẩy tính nhất quán và sự ổn định trong chức năng cho vay. Làm được như vậy, các chính sách cho vay sẽ giúp ngân hàng tránh được các nguy hiểm không lường trước được có thể dẫn đến các yếu kém, sai sót trong cho vay . Vì chức năng cho vay của một ngân hàng có sự phân cấp quyết định cho vay đối với tình hình tài chính tổng thể của ngân hàng, điều quan trọng là các chính sách cho vay phải được xem xét trong hoạt động tổng thể của ngân hàng. Liên quan đến vấn đề này, định hướng cho vay, lĩnh vực kinh doanh, qui mô, các tiện ích, nhân sự và các nguồn lực tài chính của một ngân hàng là các yếu tố đáng được quan tâm. Lĩnh vực kinh doanh và cơ sở khách hàng của ngân hàng, sự cạnh tranh và tình hình nền kinh tế tại địa phương và trên toàn quốc cũng cần phải quan tâm xem xét. Trạng thái thanh khoản của ngân hàng và sự nhạy cảm với biến động lãi suất của ngân hàng đó là các nhân tố cộng thêm cần xem xét. Thật dễ dàng để thấy tại sao sự quan tâm chặt chẽ đến các vấn đề này là quan trọng trong việc hướng dẫn các quyết định cho vay của một ngân hàng. Ví dụ, nếu chiến lược của ngân hàng là ngân hàng bán lẻ, lúc đó chính sách cho vay sẽ nhấn mạnh đến việc cho vay trả góp mà ít quan tâm đến cho vay thương mại hoặc bất động sản. Còn nếu chiến lược của ngân hàng là theo đuổi một loại hình cho vay chuyên biệt, lúc đó ngân hàng phải đảm bảo là ngân hàng có các tiện ích và đội ngũ nhân viên có trình độ cần thiết để hỗ trợ loại hình cho vay này. 82 Today, almost all banks operate with written loan policies. The details covered in these policies vary from bank to bank, depending upon individual needs and circumstances. Despite this, bank loan policies tend to have common elements. For example, policies usually set out objectives to be accomplished. Basic objectives often include: •granting loans on a sound and collectible basis; •investing the bank’s funds profitably for the benefit of shareholders and the protection of depositors; and •serving the legitimate credit needs of the bank’s community. Additionally, most policies spell out the scope of the bank’s lending activities (for example, where it will make loans, maximum size and types of loans it will make, and the terms on which it will make those loans) and how loans will be made, serviced, and collected. Additionally, they address “who will grant credit, in what amount, and what organizational structure will be used to ensure compliance with the bank’s guidelines and procedures.” Reference 3.5 summarizes many of the factors covered by loan policies. 83 Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều hoạt động với các chính sách cho vay bằng văn bản. Các chi tiết đề cập đến trong các chính sách này tại mỗi ngân hàng đều khác nhau tùy thuộc vào các nhu cầu và các trường hợp riêng lẻ. Mặc dù vậy, các chính sách cho vay của ngân hàng thường có một số thành phần thông dụng. Ví dụ, các chính sách đều thiết lập các mục tiêu cần phải hoàn thành. Các mục tiêu cơ bản thường bao gồm: •Cho vay trên cơ sở vững chắc và có khả năng thu hồi nợ vay; •Đầu tư sinh lời từ vốn của ngân hàng vì lợi ích của cổ đông và bảo vệ những người gởi tiền; và •Phục vụ các nhu cầu tín dụng hợp pháp của cộng đồng nơi ngân hàng hoạt động. Ngoài ra, hầu hết các chính sách đều làm rõ phạm vi các hoạt động cho vay của ngân hàng (ví dụ, cho vay ở đâu, hạn mức tín dụng tối đa và loại hình cho vay mà ngân hàng sẽ thực hiện và các điều kiện để ngân hàng thực hiện các khoản cho vay này) và các khoản vay sẽ được cho vay như thế nào, trả lãi ra sao, thu hồi như thế nào. Bên cạnh đó, các chính sách đề cập đến việc “ai sẽ cấp tín dụng, số tiền bao nhiêu và cơ cấu tổ chức nào sẽ được sử dụng để đảm bảo việc tuân thủ các hướng dẫn và qui trình của ngân hàng”. Bảng tham khảo 3.5 tóm tắt một số yếu tố được đề cập đến trong chính sách cho vay . 84 REFERENCE 3.5 MATTERS TO CONSIDER IN DEVELOPING A LOAN POLICY • Acceptable types of loans and loan collateral. • Guidelines and methods to determine ALLL adequacy • Proportion of loans by type (agriculture, commercial, consumer, real estate) in the loan portfolio and the maximum amount the bank will commit to a single borrower, groups of borrowers, or industries. • Geographic area in which the bank will ordinarily lend. • Documentation requirements, acceptable financial ratios, and other factors considered by the bank in credit decisions. • Collateral appraisal standards and who can perform appraisals. • Pricing, structure, and other loan terms, including maximum loan term • Limits on renewals and extensions, including specific criteria for additional lending to problem borrowers. • Periodic review, inspection, and administration of loans after disbursement. • Criteria for collecting delinquent loans and charging off loans. • Procedures for exceptions to the loan policy. • Requirements and limitation on loans to “insiders” and their related interests. • Compliance with consumer protection, fair lending and community reinvestment laws. • Internal loan review program. • Reports to the board of directors. • Loan policy review by the board of directors. 85 THAM KHẢO 3.5 CÁC VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG TRIỂN KHAI MỘT CHÍNH SÁCH CHO VAY • Các loại hình cho vay và tài sản đảm bảo nợ vay có thể chấp nhận được. • Các hướng dẩn và phương pháp xác định mức phân bố khoản dự phòng thích ứng về mất vốn trong cho vay và cho thuê tài chính ( Allowance for Loan and Lease losses - ALLL) . • Tỷ lệ các khoản cho vay được phân loại theo danh mục cho vay (nông nghiệp, thương mại, tiêu dùng, địa ốc) và số tiền tối đa mà ngân hàng cam kết cho một người vay đơn lẻ, một nhóm người vay hoặc các ngành kinh tế. • Khu vực địa lý mà ngân hàng thường cho vay. • Các yêu cầu về hồ sơ chứng từ cho vay, các chỉ số tài chính có thể chấp nhận được và các yếu tố khác được ngân hàng xem xét trong các quyết định tín dụng. • Các tiêu chuẩn thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay và ai có thể thực hiện các công việc thẩm định. • Định giá, cấu trúc và các điều khoản khác của khoản vay, bao gồm thời hạn cho vay tối đa. • Các giới hạn về tái tục, gia hạn khoản vay, bao gồm các tiêu chí cụ thể cho việc cho vay thêm đối với những người đi vay có vấn đề trong việc hoàn trả nợ vay. • Rà soát, kiểm tra và quản lý định kỳ các khoản cho vay sau khi giải ngân. • Tiêu chí thu hồi các khoản nợ quá hạn không sinh lời và xoá nợ các khoản cho vay. • Các quy trình ngoại lệ trong chính sách cho vay. • Các yêu cầu và giới hạn cho vay “với người trong nội bộ ngân hàng” và những người có quyền lợi liên quan. • Sự tuân thủ các bộ luật Bảo Vệ Người Tiêu Dùng, Cho Vay Công Bằng và Tái Đầu tư cho Cộng Đồng. • Chương trình xét duyệt cho vay nội bộ. • Các báo cáo cho Hội đồng Quản trị. • Rà soát chính sách cho vay của hội đồng quản trị. 86 • Allowance for Loan and Lease losses - ALLL Besides the loan policy, an important consideration in managing bank asset quality is the ALLL. The ALLL was formerly called the reserve for bad debts or reserve for loan losses, so you might still hear someone refer to the ALLL as “the reserve.” The ALLL is a bank’s best estimate of the amount it will not be able to collect on its loans and leases based on current information and events. To fund the ALLL, the bank takes a periodic charge against earnings. Such a charge is called a provision for loan and lease losses. When loan losses occur, the bank charges them to the ALLL. Thus, the ALLL provides a protective cushion for bank capital and an additional layer of depositor protection. A bank should have a defined method, or ALLL policy, for determining an adequate level for the ALLL. This may be a separate bank policy or included in the loan policy. If the ALLL method is nonexistent or materially flawed, loans on a bank’s books will be carried at inflated values. Until the proper provision is charged, earnings and capital will be overstated. This may lead to the filing of inaccurate call reports of condition and income, for which there could be monetary penalties. Generally, the ALLL policy establishes: • lines of responsibility for determining an appropriate reserve for the bank; • the bank’s loan loss methodology; • the bank’s loan review system, including its loan grading system, and responsibilities for its implementation; • criteria and procedures for charging-off and collecting on charged-off loans; • reports and communication channels among those involved in the ALLL determination process; 87 88 Mức phân bố / sử dụng khoản Dự phòng về mất vốn trong cho vay và cho thuê tài chính (Allowance for Loan and Lease losses ALLL) Bên cạnh chính sách cho vay, một lưu ý quan trọng trong việc quản lý chất lượng tài sản có là ALLL. Trước đây ALLL được gọi là dự trữ cho những khoản nợ xấu hoặc dự trữ mất vốn cho vay, vì thế quý vị vẫn có thể còn nghe người ta gọi ALLL là “dự trữ”. ALL là ước tính tốt nhất của ngân hàng về số tiền ngân hàng sẽ không có khả năng thu hồi về các khoản cho vay và cho thuê tài chính dựa trên các thông tin và sự kiện hiện tại. Ngân hàng định kỳ thực hiện trích thu nhập để tài trợ cho ALLL. Khoản trích này được gọi là dự phòng mất vốn cho vay và cho thuê tài chính (Provision for Loan and Lease Losses- PLLL). Khi việc mất vốn cho vay xảy ra, ngân hàng trích từ ALLL để bù đắp phần mất vốn đó. Vì vậy, ALLL là tấm đệm bảo vệ vốn tự có của ngân hàng và là lớp bảo vệ phụ trợ trong việc bảo vệ người gửi tiền. Ngân hàng cần phải có phương pháp xác định ALLL- hoặc chính sách ALLL- để xác định mức thích ứng cho ALLL. Chính sách này có thể là một chính sách riêng biệt hay được kèm trong chính sách cho vay của ngân hàng. Nếu ALLL không được thiết lập hay có sai sót nghiêm trọng, các khoản cho vay trên sổ sách ngân hàng sẽ được thể hiện bằng các giá trị phóng đại. Chỉ đến khi nào ALLL được trích một cách thích ứng thì thu nhập và vốn tự có của ngân hàng mới không bị thổi phồng. Việc thổi phồng này có thể dẫn tới việc nộp các báo cáo Tổng kết tài sản và Thu nhập của ngân hàng theo yêu cầu không chính xác và có thể phải chịu các hình thức phạt tiền. Nói chung, chính sách ALLL thiết lập: • Các bộ phận nghiệp vụ chịu trách nhiệm xác định mức dự trữ thích hợp cho ngân hàng; • Phương pháp tính khả năng mất vốn cho vay của ngân hàng; • Hệ thống xét duyệt cho vay của ngân hàng, bao gồm hệ thống xếp hạng cho vay và các trách nhiệm trong việc thực hiện chính sách ALLL; • Các tiêu chí và quy trình xóa nợ và thu hồi các khoản nợ đã xóa; 89 • Các kênh báo cáo và thông tin có liên quan đến quy trình xác định ALLL; 90 • periodic independent review of the ALLL determination process for compliance with policy, adequacy with respect to the bank’s charge-off history, changes in the size and complexity of its lending, and consistency with accounting and supervisory guidance; and • the periodic review of the ALLL policy by the board of directors. Because of the importance of ALLL, the federal banking agencies issued updated policy guidance on ALLL methodologies and documentation in late 2006.12 The guidance sets out board and management responsibilities for ensuring a bank has an appropriate reserve and requires that the ALLL be determined in accordance with generally accepted accounting principles (GAAP) and supervisory guidance. Under the guidance, the ALLL is comprised of mainly two components. The first component includes the estimated loss inimpaired credits. The estimated losses in these credits constitute the FAS 114 portion of the ALLL. The second component, the FAS 5 component, includes the estimated loss in the remainder of the bank’s portfolio. In overseeing management of the ALLL, you are responsible for: •reviewing and approving the bank’s written ALLL policies and procedures at least annually; •reviewing management’s assessment and justification that the loan review system is sound and appropriate for the size and complexity of your bank; •reviewing management’s assessment and justification for the amounts estimated and reported each period for the ALLL; and •requiring management to periodically validate and, when appropriate, revise the ALLL methodology. It is unlikely you will actually develop the data for the components that make up your bank’s ALLL. However, basic information about the general framework on which the ALLL methodology is based may help you establish your ALLL policy. The policy can provide staff guidance for determining an appropriate reserve, assist in your quarterly review of the reserve’s 91 adequacy, and aid in determining if changes should be made in the bank’s reserve methodology and its supporting documentation. 92 • soát xét độc lập, định kỳ quy trình xác định ALLL xem có tuân thủ chính sách không, phù hợp với quá trình xóa nợ của ngân hàng không, thích ứng với những thay đổi về quy mô và tính phức tạp của các khoản cho vay của ngân hàng không và có nhất quán với hướng dẫn kế toán và giám sát hay không; và • việc rà soát định kỳ của hội đồng quản trị về chính sách ALLL. Vì tầm quan trọng của ALLL, các cơ quan quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng liên bang đã phát hành cẩm nang hướng dẫn cập nhật về phương pháp tính và hồ sơ chứng từ liên quan đến ALLL vào cuối năm 2006. Cẩm nang hướng dẫn chỉ ra trách nhiệm của HĐQT và ban điều hành ngân hàng trong việc đảm bảo dự trữ thích hợp và yêu cầu ALLL phải được xác định phù hợp với các chuẩn mực kế toán đã được chấp nhận phổ biến (Generally Accepted Accounting Principles-GAAP) và với hướng dẫn giám sát ALLL. Theo hướng dẫn này, ALLL gồm 2 thành phần chính. Thành phần đầu tiên là dự báo khả năng mất vốn cho vay ở các khoản nợ xấu. Thành phần thứ 2 là dự báo khả năng mất vốn ở phần còn lại trong danh mục cho vay của ngân hàng. Trong việc giám sát thực hiện ALLL, quý vị có trách nhiệm: •Xét duyệt và chấp thuận các chính sách và quy trình thủ tục thực hiện ALLL bằng văn bản của ngân hàng tối thiểu mỗi năm một lần. •Soát xét việc đánh giá và chứng minh của ban điều hành về hệ thống xét duyệt cho vay có vững chắc và phù hợp với quy mô và tính phức tạp của ngân hàng quý vị hay không. •Soát xét việc đánh giá và chứng minh của ban điều hành về việc dự đoán số tiền phải trích và báo cáo định kỳ việc trích lập ALLL của ban điều hành. •Yêu cầu ban điều hành ngân hàng phải định kỳ thông qua và, khi cần thiết, phải xem lại phương pháp tính ALLL. Chắc chắn là quý vị sẽ không thể thực sự khai thác các dữ liệu về thành phần cấu tạo thành ALLL cho ngân hàng của mình. Tuy nhiên, thông tin cơ bản về khung tổng quát để thiết lập phương pháp tính ALLL có thể giúp quý vị thiết lập chính sách ALLL của mình. Chính sách này có thể hướng dẫn nhân viên xác định mức dự 93 trữ thích hợp, hỗ trợ việc soát xét định kỳ hàng quý về mức thích ứng của ALLL và giúp xác định liệu có cần phải thay đổi phương pháp trích dự trữ và các hồ sơ hỗ trợ hay không. Years ago, a general benchmark was often used for ALLL adequacy. The benchmark was 1percent of total loans. However, with the recent advent, such a benchmark is wholly inadequate. If you hear bank staff or management tell you, “The ALLL is OK, because it’s 1 percent of loans,” you should ask questions as to why the ALLL is adequate. Determining an adequate ALLL for a bank requires considerable judgment. In the end, it represets management’s best estimate, given the facts and circumstances when the estimmate was made, of estimated credit loss in the bank’s loan portfolio. To achieve consistency in this estimate requires policy guidance, supporting written documentation, and perodic review to validate and assess the need for changes in determining the bank’s ALLL balance. Monitoring Bank Asset Quality Given the significance of credit risk to a bank’s financial condition, it is important that you monitor the level and trend in loan quality and assess the adequacy of the ALLL at your bank to judge the effectiveness of policies in managing asset quality. To do this, you can draw upon a number of information sources. These sources include financial statements prepared by the bank; reports developed by the bank’s lending, loan review, and internal audit functions; and reports developed by independent parties, external to the bank. The bank’s financial statements can be used to construct broad asset quality measures for comparing its current loan quality with planned and historic figures and with quality at other banks. Reference 3.7 provides frequently used ratios to judge asset quality and reserve adequacy. 94 Nhiều năm qua, chuẩn mực chung về mức ALLL thích ứng là 1% của tổng dư nợ cho vay. Tuy nhiên, với những quy định mới đưa ra gần đây thì chuẩn mực này hoàn toàn không phù hợp. Nếu quý vị nghe nhân viên hay ban điều hành ngân hàng nói “ ALLL tốt vì nó bằng 1% dư nợ cho vay” thì quý vị nên đặt câu hỏi với họ rằng tại sao ALLL như thế là đủ. Việc xác định ALLL thích ứng cho ngân hàng cần phải xem xét nhiều mặt. Cuối cùng, ALLL thể hiện sự dự báo sát nhất của ban điều hành dựa trên các sự kiện và tình huống tại thời điểm dự báo về khả năng mất mát tín dụng trong danh mục cho vay của ngân hàng. Để đạt được sự nhất quán trong dự báo yêu cầu việc hướng dẫn chính sách, hồ sơ văn bản hỗ trợ và việc soát xét định kỳ nhằm thông qua và tiếp cận nhu cầu thay đổi trong xác định mức dự trữ ALLL của ngân hàng. Theo dõi chất lượng tài sản có của ngân hàng Xét về ý nghĩa quan trọng của rủi ro tín dụng đối với tình hình tài chính của ngân hàng, điều quan trọng là quý vị phải theo dõi mức độ và khuynh hướng về chất lượng cho vay và đánh giá mức độ thích ứng của ALLL tại ngân hàng quý vị nhằm phán đoán tính hiệu lực của các chính sách trong quản lý chất lượng tài sản có. Để làm được điều này, quý vị có thể dựa vào nhiều nguồn thông tin. Những nguồn thông tin này bao gồm các báo cáo tài chính do ngân hàng lập; các báo cáo do bộ phận cho vay, bộ phận xét duyệt tín dụng và bộ phận kiểm toán nội bộ của ngân hàng lập; và các báo cáo của các đối tác độc lập, bên ngoài ngân hàng thực hiện. Báo cáo tài chính của ngân hàng có thể được sử dụng để xây dựng các chỉ số đo lường chất lượng tài sản có một cách tổng quát nhằm so sánh chất lượng cho vay hiện tại với những số liệu của kế hoạch và quá khứ và với chất lượng cho vay tại các ngân hàng khác. Bảng tham khảo 3.7 cung cấp các chỉ số thường được sử dụng để đánh giá chất lượng tài sản có và mức đảm bảo dự trữ. 95 REFERENCE 3.7 RATIO ANALYSIS—ASSET QUALITY Actual results should be compared with budget and peer to determine and the performance of similar banks. Significant differences should be explained. Current period Actual Budget Peer The ratios provide an indication of the bank’s ability to absorb loan losses. A declining trend may indicate a decreased ability to absorb loan losses. Reasons for trends should be discussed and plans to reverse negative trends formulated. The ratios give an indication of overall asset quality. Upward trends generally mean asset quality is deteriorating and should be explained. Measure Historical Previous Same period last year Noncurrent loans/Total loans Net loan losses/average total loans ALLL/ net loan losses ALLL/ noncurrent loans Total capital/noncurrent loans Net income before taxes/net loan losses Compare current period information against historical information to identify unfavorable trends. In addition to financial statements, there is other information by which you can assess credit risk management. For example, during a bank examination, assets, such as loans and investments, are reviewed by the examiners and assigned a classification. Those assets for which there are no concerns are given a “pass” rating. Those for which there are concerns may be classified into one of the following categories: 96 THAM KHẢO 3.7 PHÂN TÍCH CHỈ SỐ - CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN CÓ Kết quả thực tế cần được so sánh với kế hoạch và nhóm ngân hàng đồng cở để xác định mục tiêu và kết quả hoạt động của các ngân hàng tương tự. Cần phải giải trình nếu có những khác biệt đáng kể. Kỳ hiện hành Thực Kế Nhóm tế hoạch đồng cỡ Các chỉ số này cho thấy khả năng đối phó với mất vốn vay của ngân hàng. Chỉ số càng thấp thì khả năng đối phó với mất vốn cho vay càng giảm. Cần phải nêu lý do và thảo luận về xu hướng chỉ số đi xuống này và lập ra các kế hoạch nhằm đảo ngược xu hướng đi xuống này Những chỉ số này cho thấy tổng thể chất lượng tài sản có. Chỉ số càng cao cho thấy chất lượng tài sản có đang đi xuống và cần phải được giải trình Chỉ số đo lường Kỳ quá khứ Kỳ Cùng kế kỳ năm ngay trước trước Nợ quá hạn/ tổng dư nợ Mất vốn ròng/tổng dư nợ bình quân ALLL/ mất vốn ròng ALLL/ nợ quá hạn Tổng vốn tự có/ nợ quá hạn Thu nhập ròng trước thuế/mất vốn ròng Hãy so sánh các thông tin của kỳ hiện hành với các thông tin quá khứ nhằm nhận diện các xu hướng bất lợi Ngoài các báo cáo tài chính, còn có những thông tin khác mà quý vị có thể dùng để đánh giá việc quản lý rủi ro tín dụng. Ví dụ, trong một cuộc thanh tra ngân hàng, các thanh tra viên sẽ xem xét và xếp loại tài sản có, chẳng hạn như các khoản cho vay và đầu tư. Các đánh giá nào mà không cần phải quan tâm, lo lắng về chất lượng thì được xếp loại đủ tiêu chuẩn. Những tài sản nào có sự quan ngại có thể xếp vào một trong các loại sau : 97 • Substandard, which means the asset is inadequately protected by the current sound worth and paying capacity of the obligor or of the collateral. It has a well-defined weakness that if not corrected could jeopardize the liquidation of the debt. In lay terms, this often means that the primary source of repayment is no longer viable, but secondary sources, including the collateral, cover the value of the loan. • Doubtful, which means the asset has all the weaknesses exhibited in the substandard asset, but that the weaknesses make collection or liquidation in full highly questionable. Again, in lay terms, this typically means that the primary source of repayment is no longer viable and there is some question as to the viability or value of the secondary sources of repayment. The viability or value of the secondary sources is subject to some event transpiring that brings them into better focus. • Loss, which means that the asset is considered uncollectible and of such little value that its continuance as a bank asset is no longer warranted. In other words, they should be charged off the bank’s books as keeping it would be a misrepresentation of the bank’s financial position and condition. This classification does not mean the asset has no recovery or salvage value, or that the bank must cease collection efforts. Banks should have their own internal loan review system to maintain an ongoing review of their credit risk and asset quality. Your bank’s internally graded loans14 can be used to create a “problem loan” or “watch list” of credits that may pose abovenormal credit risk that deserve special attention by management. You should review this list periodically and consider these questions: • Is the list growing or shrinking with time? • If it is growing, what is the reason behind the increase? 98 • Nợ dưới tiêu chuẩn: có nghĩa là tài sản không được bảo vệ một cách thích ứng bằng vốn tự có vững chắc hiện hành và khả năng trả nợ của người đi vay hoặc của tài sản đảm bảo. Tài sản dưới chuẩn là tài sản có những khiếm khuyết đã được xác định rõ mà nếu không được chỉnh sửa sẽ ảnh hưởng xấu đến việc thanh lý ( liquidation) khoản nợ đó. Trong thuật ngữ thông thường, điều này thường có nghĩa là nguồn trả nợ chính không còn tồn tại, chỉ có nguồn trả nợ thứ cấp bao gồm tài sản đảm bảo nợ vay, dùng để bù đắp cho gía trị của khoản vay. • Nợ nghi ngờ: có nghĩa là tài sản có tất cả các điểm yếu thể hiện ở tài sản dưới tiêu chuẩn, nhưng các khiếm khuyết làm cho việc thu hồi hoặc thanh lý khoản nợ trở nên rất khó khăn. Một lần nữa theo thuật ngữ thông thường, điều này thường có nghĩa là nguồn trả nợ chính không còn tồn tại và có một số nghi ngờ về sự tồn tại và giá trị của nguồn trả nợ thứ cấp dùng để hoàn trả nợ vay. Sự tồn tại hoặc giá trị của nguồn trả nợ thứ cấp tùy thuộc vào một số sự kiện đang xảy ra làm cho chúng cần phải được quan tâm hơn nữa. • Nợ khó thu hồi ( có khả năng bị mất vốn): có nghĩa là tài sản được coi là không có khả năng thu hồi và giá trị ít ỏi đó tiếp tục thể hiện như là tài sản có của ngân hàng là hoàn toàn không còn đảm bảo nữa. Nói cách khác, những khoản này cần được xóa nợ trên sổ sách của ngân hàng vì nếu giữ trên sổ sách thì sẽ làm sai lệch tình hình và trạng thái tài chính của ngân hàng. Việc xếp loại này không có nghĩa là tài sản đó không thể phục hồi hoặc không có giá trị thu hồi, hoặc ngân hàng phải ngừng các nỗ lực thu hồi. Các ngân hàng cần phải có hệ thống soát xét khoản cho vay nội bộ của mình nhằm duy trì việc theo dõi liên tục các rủi ro tín dụng và chất lượng tài sản có của mình. Các khoản cho vay đã xếp hạng nội bộ tại ngân hàng của quý vị có thể được sử dụng để tạo thành một “danh sách các khoản cho vay có vấn đề” hoặc “danh sách các khoản cho vay cần theo dõi”. Những khoản cho vay có rủi ro tín dụng trên mức bình thường đáng nhận được sự lưu tâm đặc biệt của ban điều hành ngân hàng. Quý vị cần định kỳ soát xét danh sách này và xem xét các câu hỏi sau: 99 • Theo thời gian, danh sách này dài ra hay thu hẹp lại? • Nếu danh sách này dài ra, lý do đằng sau của sự tăng lên này là gì? • Is there a written plan to fully collect or minimize the bank’s loss on each listed credit? • Is progress being shown in collecting credits listed? • Does the list show signs of poor problem loan identification? (For example, are loans listed in one period and charged off the next?) When you hear bank examiners speak about asset quality, you may hear them use the term “total classified assets” and relate it as a percentage of capital. You can use your watch list information to construct two benchmark ratios used by examiners as part of their assessment of your bank’s asset quality: • Total classified assets ratio >The sum of watch list loans graded substandard, doubtful and loss divided by the sum of the bank’s Tier 1 capital and ALLL. If your bank uses numerical ratings, ask management to translate these ratings into the substandard, doubtful, and loss classifications used by examiners. The federal and most state banking agencies use this ratio. • Weighted classified assets ratio >Used by the Federal Reserve, it is a ratio that is useful in a selfassessment of your bank’s asset quality. >Problem loans are weighted according to their severity: • loss loans are multiplied by 1.0; • doubtful loans are multiplied by 0.5; and • substandard loans by 0.2. • The weighted sum is divided by the sum of the bank’s Tier 1 capital and ALLL. 100 See Reference 3.8 for sample calculations of the total classification and weighted classification ratios. 101 • Có một kế hoạch bằng văn bản nhằm thu hồi toàn bộ hay tối thiểu hóa các mất mát của ngân hàng cho mỗi khoản tín dụng có trong danh sách này hay không? • Có cho thấy sự tiến bộ trong việc thu hồi các khoản tín dụng có trong danh sách này hay không? • Danh sách này có cho thấy các dấu hiệu yếu kém trong việc nhận diện các khoản cho vay có vấn đề hay không? (ví dụ, các khoản cho vay bị lên danh sách trong một thời kỳ này và được xóa nợ trong kỳ kế tiếp không?) Khi quý vị nghe các thanh tra viên ngân hàng nói về chất lượng tài sản có, quý vị có thể nghe họ sử dụng thuật ngữ “Tổng Tài sản Có đã được xếp loại” và đề cập Tổng Tài sản Có đã được xếp loại theo một tỷ lệ phần trăm của Vốn tự có. Quý vị có thể sử dụng thông tin về danh sách tài sản có cần theo dõi của quý vị để xây dựng hai hệ số chuẩn mực được các thanh tra viên ngân hàng sử dụng như một phần của việc đánh giá của họ về chất lượng tài sản có của ngân hàng quý vị: • Hệ số Tổng Tài sản Có đã được xếp loại : >Tổng các khoản nợ vay nằm trong danh sách cần chú ý được xếp loại dưới tiêu chuẩn , nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn / Tổng nguồn vốn tự có cấp I và ALLL. Nếu ngân hàng của quý vị sử dụng cách xếp hạng biểu thị bằng số ( numerical rating : 1,2,3, ..), quý vị có thể yêu cầu ban điều hành chuyển cách xếp hạng này sang hình thức phân loại nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ mất vốn được các thanh tra viên ngân hàng sử dụng. Các cơ quan quản lý ngân hàng liên bang và ở hầu hết các tiểu bang sử dụng hệ số này. • Hệ số Tài sản Có xếp loại theo trọng số Được Ngân hàng Dự trữ liên bang sử dụng, đây là một hệ số hữu ích trong việc tự đánh giá chất lượng tài sản có của ngân hàng quý vị. Các khoản nợ có vấn đề được áp dụng trọng số tùy theo mức độ nghiêm trọng của các khoản nợ vay này : o Nợ có khả năng mất vốn được nhân trọng số 100% o Nợ nghi ngờ được nhân trọng số 50% o Nợ dưới tiêu chuẩn được nhân trọng số 20% • Tổng nợ có vấn đề nhân theo trọng số / Tổng nguồn vốn tự có cấp I và ALLL 102 Hãy xem Bảng tham khảo 3.8 về mẫu tính toán của Hệ số Tổng Tài sản Có đã được xếp loại và Hệ số Tài sản Có xếp loại theo trọng số. 103 REFERENCE 3.8 WEIGHTED CLASSIFICATION RATIO Loan classification Substandard Doubtful Loss Total $ 200 $ 800 $ 150 $ 1,150 x Loan weighting = 20% 50% 100% Tier 1 capital +ALLL Total classified assets ratio (=1,150/4,400) Weighted classified assets ratio ( =540/4,400) • Weighted amount $ 40 $ 400 $ 150 $ 540 $ 4,400 26.14% 12.27% A total classified assets ratio nearing 40 percent or a weighted classified assets ratio approaching 15 percent may be indicators of less-than-satisfactory asset quality. However, you should not wait until ratio values reach these levels before asking management about its plans for addressing loan quality at your bank. The fact that the ratios are rising and moving toward these values should be enough to trigger your concern and questions to management. While the sample calculation includes loss loans, the amount of loss loans should be relatively small, if not zero, at any given point. The reason for this is that when a loss is recognized in a loan, the bank should promptly charge it off. Besides the watch list, there are reports on new loans, delinquent credits, nonaccrual loans, restructured loans, charge-offs, overdrafts, and transactions with insiders and their related interests that may give you insights regarding potential loan problems and management’s speed and effectiveness in addressing those problems. 104 $ THAM KHẢO 3.8 HỆ SỐ XẾP LOẠI THEO TRỌNG SỐ Xếp loại khoản cho vay x Dưới tiêu $ 200 chuẩn Nghi ngờ $ 800 Mất vốn $ 150 Tổng số $ 1.150 Trọng số mất Số tiền theo vốn = trọng số 20% $ 40 50% 100% Vốn tự có cấp 1 +ALLL Hệ số Tổng Tài sản Có đã được xếp loại (=1.150/4.400) Hệ số Tài sản Có xếp loại theo trọng số ( =540/4.400) $ 400 $ 150 $ 540 $ 4.400 26,14% 12,27% Chỉ số tổng tài sản đã được xếp loại gần 40% hoặc chỉ số tài sản xếp loại theo trọng số gần 15% có thể là những dấu hiệu cho thấy chất lượng tài sản không đạt yêu cầu. Tuy nhiên, quý vị không nên chờ đến khi chỉ số đạt đến mức đó mới yêu cầu ban điều hành lên kế hoạch để giải quyết chất lượng tín dụng tại ngân hàng quý vị. Sự kiện các chỉ số tăng lên và có xu hướng tiến tới các mức này cũng đủ để quý vị đưa ra sự quan ngại và những câu hỏi cho ban điều hành. Trong khi việc tính toán mẫu bao gồm các khoản vay có khả năng thất thoát, số tiền mất mát của các khoản vay cần tương đối nhỏ, nếu không phải là bằng không, ở một mức xác định nào đó. Lý do cho số tiền mất mát của các khoản vay cần tương đối nhỏ là khi nhận biết một khoản vay có khả năng mất vốn , ngân hàng sẽ nhanh chóng xóa khoản nợ này. Bên cạnh danh sách các khoản cho vay cần theo dõi, các báo cáo của các khoản vay mới, nợ quá hạn, nợ không sinh lãi, các khoản vay cơ cấu lại, xóa nợ, thấu chi và các giao dịch nội bộ và các người có liên quan với người trong nội bộ ngân hàng có thể cho quý vị một cái nhìn thấu đáo liên quan đến các yếu kém, thiếu sót tiềm tàng trong các khoản vay cùng với tốc độ và tính hiệu lực 105 trong việc giải quyết các vấn đề đó của ban điều hành ngân hàng. 106 In looking at these reports, ask management to explain sudden and large movements in items listed. You may also want to compare reports, looking for borrowers that appear on multiple reports, or you may want to track reports over time to see if the same borrowers reappear. Once again, you may ask management to explain circumstances pertaining to these borrowers. Internal and external audit reports are another useful information source for keeping abreast of asset quality at your bank. The federal banking agencies encourage all institutions to establish some form of internal audit function to inform directors and senior management of the adequacy, effectiveness, and efficiency of accounting, operating, and administrative controls and to provide an assessment of the quality of ongoing operations. This function may identify weaknesses in and noncompliance with lending policies and procedures and make recommendations on matters to be corrected. In addition, the directorate itself is sometimes required by the bank’s bylaws or by banking law to perform a “directors’ examination” to keep itself informed about the bank. This examination may include an evaluation of the bank’s financial condition and the adequacy of its reserves. Similarly, audits and asset/operational reviews performed by accounting firms, consulting firms, and others may help identify policy compliance weaknesses, provide data on loan quality, furnish an assessment of the bank’s loan review system, determine the adequacy of its loan administration, and give an indication of loan documentation inadequacies. Bank examination reports are another valuable source of information on the bank’s lending function. Among other things, examiners review asset quality, ALLL adequacy, loan review adequacy, loan policy adherence, and credit administration effectiveness. They also provide an overall assessment of a bank’s ability to identify, administer, and collect problem credits. 107 Khi xem xét các báo cáo này, quý vị hãy yêu cầu ban điều hành giải thích các biến động lớn và đột ngột của các khoản vay trong danh sách đã nêu. Quý vị cũng cần so sánh các báo cáo, tìm hiểu các khách hàng vay xuất hiện trong nhiều báo cáo, hoặc quý vị cần theo dõi các báo cáo qua từng thời gian để xem liệu cũng những khách hàng đó lại tái xuất hiện. Một lần nữa, quý vị có thể yêu cầu ban điều hành giải trình các trường hợp liên quan đến các khách hàng này. Các báo cáo kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập là một nguồn thông tin hữu ích khác giúp quý vị cập nhật chất lượng tài sản có tại ngân hàng của mình. Các cơ quan quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng liên bang khuyến khích tất cả các ngân hàng thiết lập một dạng chức năng kiểm toán nội bộ nào đó nhằm thông báo cho HĐQT và ban điều hành sự phù hợp, tính hiệu lực và hiệu quả của việc kiểm soát các hoạt động kế toán, vận hành và quản lý hành chính và nhằm đưa ra sự đánh giá về chất lượng các hoạt động đang diễn ra. Chức năng này có thể nhận diện các khiếm khuyết và sự không tuân thủ các chính sách và quy trình cho vay và đưa ra các đề nghị về các vấn đề cần phải chỉnh sửa . Ngoài ra, các quy định dưới luật và luật ngân hàng cũng yêu cầu bản thân HĐQT phải thực hiện một cuộc “thanh tra của các thành viên HĐQT ” để giúp họ am hiểu tình hình hoạt động của ngân hàng. Cuộc thanh tra này bao gồm việc đánh giá tình hình tài chính và mức dự trữ thích ứng về vốn tự có của ngân hàng. Tương tự, việc soát xét các báo cáo kiểm toán, báo cáo về tài sản có / vận hành do các công ty kế toán, tư vấn và các đơn vị khác thực hiện có thể giúp nhận ra những yếu kém trong tuân thủ chính sách, cung cấp dữ liệu về chất lượng các khoản cho vay, hỗ trợ việc đánh giá hệ thống xét duyệt cho vay của ngân hàng, xác định tính thích ứng trong quản trị các khoản cho vay của ngân hàng và cho thấy những thiếu sót trong hồ sơ chứng từ cho vay. Các báo cáo thanh tra ngân hàng là một nguồn thông tin có giá trị khác cho hoạt động cho vay của ngân hàng. Trong những yếu tố cần quan tâm , các thanh tra viên xem xét chất lượng tài sản có, mức độ phù hợp của ALLL, sự tuân thủ chính sách cho vay và tính hiệu lực của quy trình quản trị tín dụng. Các báo cáo này cũng cung ứng sự đánh giá chung về khả năng của ngân hàng trong trong việc nhận diện, quản trị và thu hồi các món cho vay có vấn đề. 108 In using your bank’s examination reports to gauge its asset quality, you can compare the level and severity of loan classifications with internally generated loan grades as a form of “reality check.” You may want to ask management to address any examiner comments calling for increased reserves and for improving loan policies and credit administration. If you see repeat criticisms on these and other matters pertaining to the lending function in the bank’s examination reports, you should ask management for specific plans to address the criticisms and monitor implementation of plans to correct them. Finally, another method by which to monitor credit risk is to stress test the loan portfolio. An institution’s lending policies should prescribe meaningful stress testing of the loan portfolio. Portfolio stress testing allows management to quantify and assess the bank’s ability to withstand the impact of changing economic conditions, such as a change in interest rates, on asset quality, earnings, and capital. Banks should consider stress testing portfolio segments that possess common risk characteristics to potential market conditions, like commercial real estate loans. The sophistication of stress testing practices and sensitivity analysis should be consistent with the size, complexity, and risk characteristics of a bank’s loan portfolio. In summary, bank directors are responsible for asset quality and for ensuring their banks maintain an adequate reserve to absorb loan losses. To do this, you and other board members should establish a policy to guide the bank’s lending activities. Additionally, you should put in place policies and processes to determine probable loss in the loan portfolio and to maintain an adequate reserve to cover these losses. Finally, you should monitor asset quality and the adequacy of the reserve to ensure that the policies in place are effective in preserving bank asset quality and cushioning the bank against foreseeable losses. 109 Bằng cách sử dụng các báo cáo thanh tra ngân hàng để đo lường chất lượng tài sản có, quý vị có thể so sánh mức độ và sự nghiêm trọng trong việc xếp loại các khoản cho vay với mức xếp hạng cho vay do nội bộ tạo ra như là một hình thức “kiểm tra thực tế”. Quý vị có thể yêu cầu ban điều hành giải quyết bất cứ kiến nghị nào của các thanh tra viên về yêu cầu tăng mức dự trữ ALLL và yêu cầu cải thiện các chính sách cho vay và quản trị tín dụng. Nếu quý vị thấy các kiến nghị cứ lặp đi lặp lại về các yêu cầu kể trên và các vấn đề khác về hoạt động cho vay trong các báo cáo thanh tra, quý vị cần phải yêu cầu ban điều hành có các kế hoạch cụ thể nhằm xử lý và theo dõi việc thực hiện các kế hoạch khắc phục các kiến nghị này. Cuối cùng, một phương pháp khác để theo dõi rủi ro tín dụng là thử nghiệm sức chịu đựng của danh mục các khoản vay. Các chính sách cho vay của một tổ chức tài chính cần có việc thử nghiệm sức chịu đựng của danh mục khoản vay. Việc thử nghiệm sức chịu đựng của danh mục cho vay cho phép Ban điều hành định lượng và đánh giá khả năng của ngân hàng đủ sức chịu đựng tác động của các điều kiện kinh tế thay đổi, chẳng hạn như thay đổi lãi suất, chất lượng tài sản có, thu nhập và vốn tự có. Các ngân hàng cần quan tâm đến các phân khúc danh mục các khoản vay được thử nghiệm sức chịu đựng có các đặc tính rủi ro thông thường đối với các điều kiện thị trường tiềm tàng , như các khoản vay bất động sản thương mại. Tính phức tạp của việc thực hành thử nghiệm sức chịu đựng của các khoản vay và phân tích độ nhạy cảm cần phải nhất quán với quy mô, tính phức tạp và đặc tính rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng. Tóm lại, các thành viên HĐQT chịu trách nhiệm về chất lượng tài sản có và đảm bảo ngân hàng của họ duy trì mức dự trữ đủ cho việc bù đắp mất mát vốn cho vay. Để làm việc này, quý vị và các thành viên khác trong HĐQT cần xây dựng một chính sách để hướng dẫn các hoạt động cho vay của ngân hàng. Ngoài ra, quý vị cần ban hành những chính sách và quy trình để xác định các khoản mất mát có thể xảy ra trong danh mục cho vay và để duy trì mức dự trữ đủ để bù đắp các khoản thất thoát này. Cuối cùng, quý vị cần theo dõi chất lượng tài sản có và mức dự trữ đủ để đảm bảo rằng các chính sách ban hành có hiệu lực nhằm bảo tồn chất lượng tài sản ngân hàng và là đệm đỡ cho các khoản mất mát vốn cho vay của ngân hàng. 110 Capital C Asset Quality A Management Earnings Liquidity M E L Sensitivity to market risk S MANAGEMENT A director’s main responsibilities regarding management are to: • provide competent management for the bank; • participate in board meetings; • develop the bank’s strategic plan; • establish clear policies and monitor the bank’s operations; and • know where the bank stands. The term “management” refers to a host of factors necessary to operate a bank in a safe and sound manner. It includes the quality and character of individuals who guide and supervise the bank, encompassing their: • knowledge, experience, and technical expertise; • leadership, organizational, and administrative skills; • planning skills and adaptability; and • honesty and integrity. “Management” also encompasses the policies, procedures, and controls these individuals have put in place to protect the bank from excessive risk and the systems they have installed to provide feedback on the bank’s financial and operational status. This section discusses the director’s role as part of the bank’s management team. It sets out director responsibilities as part of this team and suggests matters to consider in judging bank management performance. 111 Capital C Asset Quality A Management Earnings Liquidity E L M Sensitivity to market risk S LÃNH ĐẠO, ĐIỀU HÀNH NGÂN HÀNG Trách nhiệm chính của một thành viên HĐQT liên quan đến lãnh đạo điều hành là phải: •Cung cấp sự lãnh đạo, điều hành có năng lực cho ngân hàng; •Tham dự các cuộc họp của hội đồng quản trị; •Triển khai kế hoạch chiến lược của ngân hàng; •Thiết lập các chính sách rõ ràng và theo dõi các hoạt động của ngân hàng; •Biết ngân hàng của mình đứng ở đâu. Thuật ngữ “lãnh đạo, điều hành” liên quan đến một loạt các nhân tố cần thiết cho một ngân hàng hoạt động an toàn và vững chắc. Lãnh đạo, điều hành bao gồm chất lượng và các phẩm chất của những cá nhân chỉ đạo và giám sát hoạt động ngân hàng. Họ là những người: • Có kiến thức, kinh nghiệm và tinh thông công nghệ; • Có tài lãnh đạo, óc tổ chức và kỹ năng quản trị ; • Có kỹ năng hoạch định và thích ứng với thay đổi; • Trung thực và liêm khiết. “Lãnh đạo, điều hành” cũng bao gồm các chính sách, quy trình và kiểm soát mà những cá nhân này thực hiện nhằm bảo vệ ngân hàng khỏi các rủi ro quá mức và những hệ thống họ thiết lập để biết được tính trạng tài chính và vận hành của ngân hàng. Phần này sẽ thảo luận vai trò của một thành viên HĐQT như là một phần của đội ngũ lãnh đạo, điều hành ngân hàng; đưa ra các trách nhiệm của 112 họ và các vần đề họ cần quan tâm trong việc xét đoán thành quả quản trị, điều hành ngân hàng. 113 Director’s Role Your bank is a corporation organized and chartered under state or national law. Like other corporations, it is managed under the oversight of a board of directors that is elected by its shareholders. The board normally delegates the authority and responsibility for running the bank on a daily basis to its officers (See Reference 3.9). Despite this, you, as a director, ultimately remain accountable to the bank’s shareholders and other stakeholders—employees, depositors, community, and regulators—for its safe, sound, and efficient operation. In discharging these responsibilities, you owe your bank the duties of care, obedience, and loyalty. Duty of care means that you will devote time, exercise ordinary diligence, and use reasonable judgment to ensure your bank is run prudently and with due regard for the bank’s stakeholders. It also means that you will act in good faith, and not misuse your position or confidential bank information for your personal benefit. Duty of obedience means you will obey applicable laws in your personal dealings with the bank and ensure that your bank complies with laws and regulations. Duty of loyalty means you will not engage in activities or make use of information obtained as a director that benefits you or benefits you at the expense of your bank. All of your dealings with the bank should be at arm’s length and not on preferable terms. Your bank should follow a board-approved policy on insider transactions that addresses a code of conduct, ethics, and conflicts of interest. On such matters that come before the board, the affected director should be excused from the meeting so that he or she does not participate in discussions or voting on those matters. 114 Vai trò của thành viên hội đồng quản trị Ngân hàng của quý vị là một đơn vị kinh tế được tổ chức và cấp điều lệ hoạt động theo luật của tiểu bang hay liên bang. Cũng giống như bất kỳ đơn vị kinh tế nào, ngân hàng cũng chịu sự giám sát của HĐQT do các cổ đông bầu chọn. HĐQT thường ủy quyền và trách nhiệm cho các viên chức điều hành hoạt động hàng ngày của ngân hàng (Xem tham khảo 3.9). Dầu vậy, quý vị, với tư cách là một thành viên HĐQT , vẫn là người chịu trách nhiệm giải trình cuối cùng đối với cổ đông và những người có quyền lợi liên quan- như các nhân viên, người gửi tiền, cộng đồng và các nhà quản lý theo quy định và luật pháp- về hoạt động an toàn, vững chắc và hiệu quả của ngân hàng. Không thực hiện tốt các trách nhiệm này là quý vị đã mắc nợ ngân hàng của mình do quý vị đã không quan tâm chăm sóc, tuân thủ và trung thành. Trách nhiệm quan tâm chăm sóc là quý vị phải dành thời gian, thực hiện các quan tâm thích đáng thông thường và sử dụng các phán đoán hợp lý để đảm bảo cho ngân hàng của quý vị hoạt động một cách cẩn trọng và dành sự quan tâm thích đáng cho cổ đông của ngân hàng. Trách nhiệm quan tâm chăm sóc cũng có nghĩa là quý vị sẽ hành động một cách trung thực và không lạm dụng chức vụ và thông tin mật của ngân hàng vì lợi ích cá nhân của mình. Trách nhiệm tuân thủ nghĩa là quý vị sẽ tuân thủ các luật hiện hành trong các giao dịch cá nhân với ngân hàng và đảm bảo rằng ngân hàng của quý vị tuân thủ các luật pháp và quy định. Trách nhiệm trung thành nghĩa là quý vị không tham gia vào các hoạt động hoặc lạm dụng các thông tin có được nhờ là một thành viên HĐQT để làm lợi cho quý vị hoặc có lợi cho quý vị nhưng gây tổn thất cho ngân hàng. Tất cả các giao dịch với ngân hàng đều không được ưu đãi một cách đặc biệt. Ngân hàng của quí vị phải tuân theo một chính sách được HĐQT phê chuẩn về các giao dịch đối với người nội bộ. Các chính sách này đề cập đến quy tắc phẩm chất đạo đức và xung đột lợi ích. Với những vấn đề như thế nếu phải trình ra trước HĐQT , thành viên HĐQT có liên quan không được tham dự cuộc họp để những người 115 này không tham gia vào việc thảo luận hay biểu quyết về những vấn đề đó. 116 REFERENCE 3.9 BANK GOVERNANCE In simple terms, governance is how corporations organize themselves to accomplish their goals. This chart shows the governance structure typically found at many banks, outlining reporting relationships and job responsibilities. As such, it shows the importance you, as a director, have as part of the bank’s management team. Board of Directors Committees (loan, audit, ALM, investment, etc) Compliant Officer Internal Auditor CEO/ President Chief Operation Officer Or Cashier Chief Loan Officer Chief Financial Officer Chief Technology Officer 117 THAM KHẢO 3.9 TỔ CHỨC QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNH NỘI BỘ NGÂN HÀNG Theo thuật ngữ thông thường, tổ chức quản trị điều hành nội bộ là các đơn vị tự tổ chức như thế nào nhằm hoàn thành các mục tiêu đã định. Sơ đồ dưới đây cho thấy cấu trúc tổ chức quản trị điều hành nội bộ tiêu biểu ở rất nhiều ngân hàng, mô tả tổng quát mối quan hệ báo cáo và trách nhiệm công việc. Như vậy, nó cho thấy tầm quan trọng mà quý vị, với tư cách một thành viên HĐQT , như là một phần của đội ngũ quản trị điều hành ngân hàng. Hội đồng quản trị Các ủy ban (tín dụng, Kiểm toán, Quản lý TS có-TS nợ, đầu tư… Giám đốc QLRR và tuân thủ Kiểm tra, kiểm soát nội bộ Tổng giám đốc Giám đốc kinh doanh Giám đốc tín dụng Giám Đốc Tài Chính Giám đốc công nghệ thông tin 118 At the top of the structure is the board of directors. The board of directors is ultimately responsible to the bank’s shareholders and other stakeholders for its profitable operation and its compliance with all applicable laws and regulations. The board is led by a chairperson who heads the bank and has responsibility for the effective functioning of the board. Reporting directly to the board is the bank’s chief executive officer (CEO). The CEO is responsible for running the bank on a daily basis. Reporting to the CEO are a number of officers who have responsibility for the daily management of various facets of the bank’s operations. For example, the chief lending officer is responsible for the bank’s lending function. The chief operating officer or cashier is responsible for all aspects of the bank’s daily operations. The chief financial officer is responsible for all financial aspects of the bank’s operations. The chief technology officer is responsible for oversight and maintenance of the bank’s investments in technology. The chart also shows board committees. Committees do work for the board and make recommendations to the board on matters under their purview. They distribute the board’s workload, making possible more in-depth analysis and discussion of issues confronting a bank and its management. Consequently, they play an important role in helping boards be more effective in their oversight. Reporting directly to a board committee, most likely the Audit Committee, is the head of internal audit and, perhaps, the compliance officer. An important job of internal audit is to look for the presence, adequacy, and compliance with the bank’s financial and operational controls, processes, and procedures (collectively controls). Because the CEO has responsibility for the bank’s controls, most boards have the head of internal audit report to the Audit Committee or the board. This is to avoid conflicts of interest and to help obtain an unbiased evaluation of the bank’s controls. 119 Trên cùng của cấu trúc là HĐQT . HĐQT có trách nhiệm cuối cùng đối với cổ đông và người có quyền lợi liên quan khác về hoạt động tạo ra lợi nhuận và sự tuân thủ luật pháp và quy định hiện hành. Lãnh đạo HĐQT là chủ tịch HĐQT- người chịu trách nhiệm về hiệu năng của HĐQT. Báo cáo trực tiếp cho HĐQT là Tổng giám đốc. Tổng giám đốc có trách nhiệm điều hành hoạt động hàng ngày của ngân hàng. Báo cáo cho Tổng giám đốc là các viên chức chịu trách nhiệm quản lý điều hành hàng ngày về nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau của ngân hàng. Ví dụ, Giám đốc tín dụng chịu trách nhiệm trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động hàng ngày. Giám đốc tài chính chịu trách nhiệm về khía cạnh tài chính trong hoạt động ngân hàng. Giám đốc công nghệ thông tin chịu trách nhiệm theo dõi và thực hiện đầu tư về công nghệ của ngân hàng. Biểu đồ cũng cho thấy các ủy ban của HĐQT. Các ủy ban này làm việc cho HĐQT và đề xuất với HĐQT các vấn để thuộc trách nhiệm của họ. Các ủy ban chia sẻ khối lượng cộng việc của HĐQT , thực hiện các phân tích chuyên sâu hơn và thảo luận các vấn đề mà ngân hàng và ban điều hành đang đối mặt. Do vậy, các ủy ban đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ HĐQT giám sát hoạt động ngân hàng hiệu quả hơn. Báo cáo trực tiếp cho một ủy ban của HĐQT , thường là ủy ban kiểm tra, là lãnh đạo (bộ phận) kiểm tra, kiểm soát nội bộ và, có lẽ, là giám đốc tuân thủ và quản trị rủi ro ( compliance). Công việc quan trọng của kiểm tra, kiểm soát nội bộ là phát hiện sự hiện hữu, tính thích ứng và tuân thủ các kiểm soát hoạt động và tài chính, các quy trình và thủ tục của ngân hàng (gọi chung là kiểm soát). Vì Tổng giám đốc có trách nhiệm về việc kiểm soát các hoạt động của ngân hàng, hầu hết các HĐQT đều yêu cầu lãnh đạo bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ báo cáo trực tiếp cho ủy ban kiểm tra, kiểm soát hoặc HĐQT. Đây là cách để tránh xung đột lợi ích và giúp có được sự đánh giá trung thực về kiểm soát hoạt động ngân hàng. 120 The policy on the code of conduct should address the board’s response to misdeeds or misfortunes of the individual directors. This is to protect the bank’s reputation. For example, in the unfortunate circumstance that a director’s financial situation becomes tenuous, such as a filing for bankruptcy or defaulting on a loan to the bank, or they are charged with a crime of mistrust, the policy should address the expectation for the director to suspend, voluntarily or otherwise, his or her involvement with the board. The policy should go so far as to specify the circumstances under which the director will be removed absent voluntary resignation when such is in the best interests of the bank. Beyond these basic obligations, there is no definitive list of the basic responsibilities for the board of directors and its members. However, several key responsibilities are commonly cited and are discussed below. Provide the bank with competent management Directors are charged with providing the bank with capable management. If management is poor, all areas of the bank’s operations suffer. Moreover, you and other board members will have to spend considerable time and effort to correct problems in order to restore the bank to a satisfactory condition. Because of this, providing the bank with competent management is often listed as job number one for bank directors. Providing the bank with competent management does not mean that individual board members take responsibility for running the bank’s daily operation. That is not a director’s job. Instead, board members are charged with the responsibility of providing a bank with a competent CEO to manage its daily operations, advising that management, and making sure succession plans are in place to provide for the bank’s future management. Hand-in-hand with this responsibility is the job of periodically evaluating management to make sure it is meeting the board’s expectations in running the bank. 121 Chính sách về quy tắc phẩm chất đạo đức phải đề cập đến sự đáp ứng của HĐQT với việc làm có hại hay không may mắn của từng thành viên HĐQT. Việc này nhằm bảo vệ danh tiếng của ngân hàng. Ví dụ, trong trường hợp thiếu may mắn, tình trạng tài chính của một thành viên HĐQT trở nên có vấn đề như nộp đơn xin phá sản hay không trả được nợ cho ngân hàng, hoặc họ bị kết tội hình sự về tội thiếu tín nhiệm, chính sách phải đưa ra các dự trù cho một thành viên HĐQT phải tạm treo, tự nguyện hoặc không tự nguyện, sự tham dự của thành viên này trong HĐQT. Chính sách phải đề cập đến một mức cụ thể những trường hợp mà thành viên HĐQT này sẽ phải tự nguyện từ chức vì lợi ích của ngân hàng. Ngoài những bắt buộc cơ bản này, không có một danh sách lập sẵn nào về trách nhiệm cơ bản đối với HĐQT và những thành viên HĐQT. Tuy nhiên, một số trách nhiệm chính thường được liệt kê và thảo luận dưới đây. Cung cấp cho ngân hàng sự lãnh đạo, điều hành có năng lực Các thành viên HĐQT có trách nhiệm cung cấp cho ngân hàng sự lãnh đạo, điều hành có năng lực. Nếu công tác lãnh đạo, điều hành kém, tất cả các lĩnh vực hoạt động ngân hàng đều phải chịu thiệt thòi. Hơn nữa, quí vị và các thành viên HĐQT khác sẽ phải sử dụng một lượng thời gian và nỗ lực đáng kể để khắc phục các vấn đề thiếu sót, yếu kém xảy ra nhằm đưa ngân hàng trở lại tình trạng hoạt động bình thường. Vì thế, cung ứng sự lãnh đạo, điều hành có năng lực cho ngân hàng thường được liệt kê như là công việc số một cho các thành viên HĐQT ngân hàng. Cung ứng sự lãnh đạo, điều hành có năng lực cho ngân hàng không có nghĩa là cá nhân các thành viên HĐQT chịu trách nhiệm điều hành hoạt động hàng ngày của ngân hàng. Đó không phải là trách nhiệm của thành viên HĐQT. Thay vào đó, các thành viên HĐQT chịu trách nhiệm cung ứng cho ngân hàng một Tổng giám đốc có năng lực để điều hành các hoạt động hàng ngày của ngân hàng, tư vấn cho việc điều hành của vị Tổng giám đốc và quy hoạch người kế thừa ban điều hành ngân hàng trong tương lai. Song hành với trách nhiệm này là công việc định kỳ đánh giá ban điều hành ngân hàng để đảm bảo ban điều hành đáp ứng được kỳ vọng của HĐQT trong điều hành ngân hàng. 122 “[It is an] inescapable responsibility of directors to see that management is doing its job. The wise choice of capable management and the removal of management that fails the responsibility are true central and culminating responsibilities of the board.” While a formal performance appraisal process is not required, it is highly recommended as it provides for a regular, documented discussion of the CEO’s performance. This is true for all bank employees, although directors usually evaluate the CEO, with management evaluating the remainder of the staff. Evaluating management calls for the consideration of many factors, requiring you to draw on a number of different sources of information. Among these sources are the bank’s financial statements, internal/external audit reports, other reviews conducted or commissioned by the board, and supervisory reports of examination. An important part of the evaluation will be a review of the bank’s financial statements. Declines in financial performance and unfavorable comparison with peer banks may be indicators of management inadequacies. However, some boards fall into the trap of thinking that financial performance trumps all else when evaluating the CEO. Financial performance should not be the sole measure of management performance. Bad management practices can be masked by such things as a strong economy or a strong competitive position. Once conditions reverse or competition strengthens, poor practices are revealed. Thus, your review should look behind the numbers to the organizational and operational matters that produced the bank’s operating results. This means understanding the reasons for the bank’s performance and determining if it is sustainable. It also requires an analysis of the level of risk the bank has assumed, whether it is reasonable and within the board’s risk tolerances, and determining if management is aware of the risks being taken. 123 124 “Trách nhiệm không thể né tránh của HĐQT là phải biết ban điều hành ngân hàng có đang làm tốt công việc của mình hay không. Sự lựa chọn khôn khéo một ban điều hành có năng lực và bãi nhiệm nếu họ không thực hiện nhiệm vụ như kỳ vọng thật sự là trách nhiệm trung tâm và cao nhất của HĐQT ”. Không nhất thiết phải có một quy trình đánh giá chính thức nhưng là điều nên làm vì quy trình này cung cấp sự nhận xét được lập hồ sơ và thường xuyên về thành quả hoạt động của tổng giám đốc ngân hàng. Quy trình này đúng với tất cả các nhân viên ngân hàng, mặc dù HĐQT thường đánh giá tổng giám đốc và đến lượt ban điều hành đánh giá các nhân viên còn lại. Đánh giá ban điều hành cần phải xem xét nhiều nhân tố, yêu cầu quý vị phải sử dụng nhiều nguồn thông tin khác nhau như báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán nội bộ/độc lập hoặc các báo cáo khác được HĐQT thực hiện hay yêu cầu thực hiện và các báo cáo giám sát của các cuộc thanh tra. Một phần quan trọng của việc đánh giá sẽ là việc soát xét các báo cáo tài chính của ngân hàng. Kết quả hoạt động tài chính sụt giảm và sự so sánh bất lợi với nhóm ngân hàng đồng hạng có thể là các chỉ báo về sự yếu kém của ban điều hành. Tuy nhiên, một số HĐQT sa vào cái bẫy khi coi kết quả hoạt động tài chính bao trùm tất cả khi đánh giá một tổng giám đốc. Kết quả hoạt động tài chính không phải là đo lường duy nhất đánh giá thành quả hoạt động điều hành. Việc thực hiện điều hành yếu kém có thể bị che dấu bởi những thứ như nền kinh tế mạnh hay vị thế cạnh tranh mạnh của ngân hàng đó. Một khi tình hình thay đổi bất lợi hay cạnh tranh mạnh lên, việc thực hiện điều hành yếu kém sẽ bị bộc lộ. Vì thế, việc soát xét của quý vị cần nhìn sâu vào đằng sau các con số về các vấn đề tổ chức và hoạt động tạo ra kết quả hoạt động ngân hàng. Điều này cũng hàm ý quý vị cần hiểu được các lý do tạo nên kết quả hoạt động ngân hàng và cần xác định liệu các kết quả đó có bền vững hay không. Để hiểu và xác định rõ kết quả hoạt động, quý vị cần phân tích mức độ rủi ro mà ngân hàng đã trải qua, liệu 125 có hợp lý và nằm trong giới hạn cho phép của HĐQT hay không và xác định liệu ban điều hành có nhận thức được các rủi ro đang diễn ra hay không. 126 You can glean information on these and other matters relating to the management of your bank from a number of sources. One source is the director’s packet, which is described later in this section under Know where the bank stands. Another source is information gathered from the board’s own oversight of bank operations. At many banks, directors review loans and other major decisions made by bank officers. At smaller banks, one or more board members may be responsible for conducting these reviews and making periodic reports to the full board. At larger banks, board committees may carry out this review role. Of the review tools available to the board, the audit is probably the most valuable. The OCC and many states require directors to commission an examination of their banks. Additionally, federal and state banking authorities encourage banks to establish an independent audit function that reports directly to the board of directors. Moreover, federal banking law16 requires certain insured institutions to establish an independent audit committee made up of outside directors who are independent of management. For larger institutions, the audit committee must include members who have banking or related financial institution expertise. In certain instances, the law requires insured depository institutions to have their financial statements audited by independent public accounting firms in accordance with generally accepted accounting principles. Bank examination reports are another important information source for judging management. Examination reports discuss adequacy of policies, procedures, and controls, and specifically address the matter of management adequacy, pointing out areas that need improvement. Quality of risk-management practices and internal controls is an important element in an examiner’s evaluation of bank management. One element of those controls is to provide business contingency planning for the bank. Reference 3.10 provides matters to consider in your reviewing the adequacy of your plan, which will help in your evaluation of management. 127 Quý vị có thể thu thập thông tin liên quan đến việc đánh giá hoạt động quản trị điều hành ngân hàng và các vấn đề khác từ nhiều nguồn khác nhau. Một nguồn là từ cẩm nang dành cho thành viên HĐQT, sẽ được mô tả ở phần dưới của chương này với tên “Biết ngân hàng của quý vị đứng ở đâu”. Một nguồn khác là thông tin thu thập từ việc theo dõi riêng của HĐQT về hoạt động ngân hàng. Tại nhiều ngân hàng, các thành viên HĐQT xét duyệt các khoản vay và các quyết định quan trọng khác của các viên chức ngân hàng. Tại các ngân hàng nhỏ hơn, một hay nhiều thành viên HĐQT có thể thực hiện các xét duyệt này và định ký báo cáo cho toàn thể HĐQT . Ở nhiều ngân hàng lớn hơn, các ủy ban của HĐQT có thể thực hiện vai trò xét duyệt này. Trong số những công cụ có sẵn của HĐQT thì kiểm toán có thể là công cụ có giá trị nhất. Cơ quan kiểm soát tiền tệ (Office of Currency Controler-OCC), và nhiều tiểu bang yêu cầu các thành viên HĐQT thực hiện một cuộc thanh tra ngân hàng của họ. Ngoài ra, các cơ quan quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng liên bang và tiểu bang khuyến khích các ngân hàng thiết lập bộ phận kiểm toán độc lập để báo cáo trực tiếp cho HĐQT. Không những thế, luật ngân hàng liên bang yêu cầu một số tổ chức ngân hàng có tham gia bảo hiểm tiền gửi thiết lập ủy ban kiểm toán độc lập bao gồm các thành viên HĐQT độc lập không tham gia điều hành ngân hàng. Đối với các ngân hàng lớn hơn, ủy ban kiểm toán phải bao gồm các thành viên am hiểu hoạt động ngân hàng và các định chế tài chính có liên quan. Trong một số trường hợp, luật yêu cầu các tổ chức nhận tiền gửi có tham gia bảo hiểm phải có báo cáo tài chính được được kiểm toán bởi các công ty kế toán công chứng độc lập phù hợp với Thông lệ Kế toán được chấp nhận phổ biến (Generally Accepted Accounting Principles- GAAP). Các báo cáo thanh tra ngân hàng là một nguồn thông tin quan trọng khác để đánh giá ban điều hành. Các báo cáo thanh tra xem xét sự thích ứng của các chính sách, quy trình và kiểm soát và đặc biệt đề cập đến tính thích ứng trong hoạt động quản trị, điều hành và chỉ ra các lĩnh vực cần phải cải thiện. Chất lượng của thông lệ thực hành quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ là một nhân tố quan trọng trong đánh giá của thanh tra về ban điều hành ngân hàng. Một nhân tố của những việc kiểm soát này là cung cấp kế hoạch xử trí những bất trắc xảy ra trong kinh doanh của ngân hàng. Bảng tham khảo 3.10 cho thấy những vấn đề 128 quý vị cần quan tâm trong soát xét sự thích ứng đối với kế hoạch này nhằm giúp quý vị trong công việc đánh giá ban điều hành. Together, board reviews and examination reports will help you piece together an accurate, qualitative picture of management at your bank. As you look over these materials, consider some of the ideas presented in Reference 3.11. It is important to note that the checklist is not meant to be all-inclusive of the things to consider in your review of management. There may be other standards of performance adopted by the board at your bank for evaluating management. Before closing this discussion on management evaluations, one last matter deserves consideration. Directors are part of the bank’s management team. As such, the board should evaluate its own performance and that of it members. Many boards feel uncomfortable doing this because of the collegial nature of boards. However, peer review is an important ingredient in ensuring the board remains effective in it bank oversight. Such reviews identify individuals who provide little, if any, meaningful contribution to the bank’s management, or who try to dominate the board’s decision-making. These individuals may not regularly attend board and committee meetings or they may habitually arrive late or leave meetings early. They may not prepare for meetings by reviewing reports and other materials to be discussed. They may remain nearly silent throughout meetings, or they may be combative and disdainful of others’ views. They may dominate all discussions and limit the free interchange of ideas. Reviews, therefore, become a tool for changing behavior or for providing a basis for not reappointing a director. In the end, reviews make the board stronger and its oversight more effective. Reviews can help strengthen boards in other ways. For instance, they may help identify knowledge gaps that need to be filled to better align board expertise with the bank’s activities. Reviews may help show the need for changes in board committee structure to better support the board in managing its workload. 129 Các soát xét của HĐQT cùng với các báo cáo thanh tra sẽ giúp quý vị tập hợp thành một bức tranh chính xác về chất lượng của ban điều hành tại ngân hàng của mình. Khi quý vị xem xét các tài liệu này, cần lưu tâm đến các ý tưởng được trình bày trong bảng tham khảo 3.11. Điều quan trọng cần ghi nhớ là danh sách dùng đánh giá không phải là tất cả những gì cần lưu tâm trong việc đánh giá ban điều hành của quý vị. Vẫn còn những tiêu chuẩn khác về thành quả hoạt động được HĐQT chấp thuận để đánh giá ban điều hành ngân hàng. Trước khi kết thúc thảo luận về việc đánh giá ban điều hành, vấn đề cuối cùng đáng lưu tâm là các thành viên HĐQT cũng là một phần của đội ngũ lãnh đạo-điều hành ngân hàng. Vì thế, HĐQT cần phải đánh giá hoạt động của chính mình và của các thành viên HĐQT . Nhiều thành viên hội đồng quản trị cảm thấy không thoải mái khi làm điều này vì bản chất quyền lực được chia sẻ ngang nhau giữa các thành viên HĐQT. Tuy nhiên, bản chất của việc đánh giá lẫn nhau trong hội đồng quản trị là một chất liệu quan trọng đảm bảo rằng hội đồng quản trị vẫn có hiệu lực trong việc giám sát ngân hàng của mình. Những đánh giá như thế này sẽ cho thấy ai là những người ít có sự đóng góp có ý nghĩa trong việc lãnh đạo-điều hành ngân hàng hoặc ai là người khống chế việc ra quyết định của HĐQT. Những cá nhân này có thể không thường xuyên tham dự các cuộc họp của HĐQT hay của các ủy ban hoặc họ có thói quen vào họp trễ hoặc rời cuộc họp sớm. Có thể họ không chuẩn bị sẵn sàng tham gia các cuộc họp bằng cách không xem xét các báo cáo hoặc các tài liệu sẽ được thảo luận. Họ có thể duy trì tình trạng hầu như im lặng trong các cuộc họp hoặc họ có thái độ hung hăng hay khinh thị đối với quan điểm của những người khác. Họ có thể thống trị tất cả các cuộc thảo luận và hạn chế trao đổi tự do các ý kiến. Vì thế, các đánh giá của các thành viên HĐQT trở thành một công cụ để thay đổi thái độ, hành vi ứng xử hay để làm cơ sở cho việc không tái bổ nhiệm một thành viên HĐQT. Cuối cùng, các đánh giá này làm cho HĐQT trở nên mạnh hơn và chức năng giám sát của HĐQT trở nên hiệu quả hơn. Các đánh giá này có thể làm cho HĐQT mạnh hơn theo nhiều cách khác. Ví dụ, chúng sẽ giúp nhận diện các lỗ hổng kiến thức cần phải lấp đầy nhằm để HĐQT nắm bắt tốt hơn các hoạt động của ngân hàng. Các đánh giá có thể giúp cho thấy nhu cầu thay đổi 130 cơ cấu các ủy ban của HĐQT để hỗ trợ quản lý công việc của HĐQT tốt hơn. REFERENCE 3.10 OPERATIONAL RISK MANAGEMENT:BUSINESS CONTINGENCY PLAN (BCP) One aspect of operational risk is business contingency planning. The purpose of a BCP is to return the bank to an operational mode in the aftermath of some uncontrollable event until permanent operations can be restored, minimizing the consequences of such events. Once a BCP is in place, it is just as important to determine if it works. The best way to make this determination is to test the BCP and adjust it accordingly to fill any gaps revealed by the test. Critically important components for any test are the set of assumptions used in it, the scope of the test, and the time period simulated. If test assumptions are unrealistic, then the results may provide a misleading picture of the bank’s ability to operate subsequent to an adverse event. For example, if the test does not incorporate appropriate assumptions regarding staff availability and ability to reach contingency sites, it may not reveal operations being impaired due to inadequate staff resources. Similarly, if the test’s scope only involves selected functional areas of the bank, rather than the whole bank, it may miss key interactions with other parts of the bank. A whole-bank test may be more revealing, because it simulates the interaction of all departments/functional areas of the bank under adverse conditions. Finally, if the time period assumed for operation under the BCP is too short, test results may not show the depletion of resources critical to operations, e.g., diesel fuel to run backup generators. Here are some questions to keep in mind as you review your BCP: ● Has the plan been updated to reflect operational changes at the bank, e.g., opening new offices, organizational, product, and 131 personnel changes, etc.? ● What triggers the plan? THAM KHẢO 3.10 QUẢN TRỊ RỦI RO VẬN HÀNH: KẾ HOẠCH ĐỐI PHÓ CÁC BẤT TRẮC TRONG KINH DOANH (Business Contingency Plan – BCP) Một khía cạnh của rủi ro vận hành là lập kế hoạch đối phó bất trắc trong kinh doanh (BCP). Mục đích của BCP là -trên cơ sở hoạt động ngân hàng đã bị ảnh hưởng bởi một số sự kiện không thể kiểm soát được- đưa ngân hàng trở lại trạng thái hoạt động thường xuyên, giảm thiểu hậu quả xấu của những sự kiện này. Một khi có BCP, điều quan trọng là phải xác định được nó có hoạt động hay không. Cách thức tốt nhất để xác định là thử nghiệm BCP và điều chỉnh một cách thích ứng để xử lý bất cứ khiếm khuyết nào xuất hiện trong cuộc thử nghiệm này. Trong bất kỳ cuộc thử nghiệm nào, những nhân tố quan trọng sống còn là một nhóm giả định được sử dụng, phạm vi cuộc thử nghiệm và thời gian được mô phỏng. Nếu các giả định thử nghiệm phi thực tiễn thì các kết quả có thể mang lại một bức tranh sai lệch về khả năng của ngân hàng khi hoạt động trong mội trường bất lợi sau đó. Ví dụ, nếu thử nghiệm không đưa vào giả định thích hợp liên quan đến sự sẵn sàng của nhân viên trong hoạt động và khả năng tiếp cận tại chỗ khi xảy ra bất trắc thì sẽ không bộc lộ các ảnh hưởng của việc thiếu nguồn nhân lực nếu điều này xảy ra. Tương tự như thế, nếu phạm vi cuộc thử nghiệm chỉ liên quan đến một số lĩnh vực hoạt động được chọn lựa thay vì kiểm nghiệm toàn bộ các hoạt động của ngân hàng, cuộc kiểm nghiệm đó có thể bỏ lỡ đi sự tương tác quan trọng với các lĩnh vực khác của ngân hàng. Một cuộc kiểm nghiệm toàn diện có thể bộc lộ nhiều vấn đề hơn, do mô phỏng tác động qua lại giữa tất cả các phòng, ban của ngân hàng trong các điều kiện bất lợi. Sau 132 hết, nếu thời gian giả định dành cho việc vận hành BCP quá ngắn, kết quả cuộc thử nghiệm có thể không phô bày hết sự thiếu sót của các nguồn lực quan trọng cho việc vận hành, ví dụ như dầu đốt diesel dùng chạy máy phát điện dự phòng. Dưới đây là một số câu hỏi cần lưu ý khi quý vị soát xét hoạch định BCP: ● Kế hoạch liệu đã cập nhật kịp thời để phản ảnh các thay đổi trong hoạt động của ngân hàng như việc mở thêm các chi nhánh mới, những thay đổi về tổ chức, các sản phẩm và nhân sự ...? ● Điều gì làm khởi động kế hoạch? 133 • Who communicates with the public about the bank response to an event? • Who has responsibility for what under the BCP? • Has the plan been tested recently? • Was the test for the whole bank or a department or functional test? • What assumptions were made in conducting the BCP test, and were they realistic? • Have shortcomings from BCP tests been addressed? Answers to these and other questions will help you assess the adequacy of the bank’s risk-management processes for identifying, measuring, monitoring, and controlling operational risk. 134 • Ai là người liên hệ với công chúng về các đáp ứng của ngân hàng đối với một sự kiện? • Ai là người chịu trách nhiệm cho những vấn đề được thực hiện theo BCP? • Kế hoạch đối phó này có được thử nghiệm gần đây hay không? • Thử nghiệm toàn ngân hàng hay thử nghiệm một số bộ phận chức năng? • Các giả định nào được tạo ra trong việc thực hiện BCP? và chúng có tính thực tiễn hay không? • Những thiếu sót được phát hiện từ việc thử nghiệm BCP đã được giải quyết chưa? Lời đáp của các câu hỏi này và một số câu hỏi khác sẽ giúp quý vị đánh giá được sự thích ứng của quy trình Quản trị Rủi ro ngân hàng nhằm nhận diện, đo lường, theo dõi và kiểm soát được rủi ro vận hành. 135 THAM KHẢO 3.11 MATTERS TO CONSIDER IN EVALUATING MANAGEMENT YES Is the bank operated in a safe and sound matter? Is the bank operated in compliance with laws and regulations? Does the bank compare favorably with other banks in major performance areas, such as capitalization, asset quality, earnings, liquidity, and sensitivity to market risk? Does management respond quickly to address shortcomings identified in audits and supervisory examinations? Does management keep the board informed and provide sufficient and timely information on the bank to enable the board to judge the bank’s operational and financial status? Are decisions made by management consistent with goals, plans, and policies set out for the bank? Is management responsive to requests, directives, and questions from the board, including complying with board-approved policies? Does management have the knowledge and expertise to supervise the affairs of the bank effectively, instill confidence,and demonstrate an ability to lead the bank? Is management informed about the affairs of the bank and knowledgeable about events in the community that may affect the bank? Are management’s presentations and recommendations to the board done so on a timely basis, of high quality, and accurate? Has management put in place a corporate structure that establishes lines of authority and accountability; provides for delegation of authority and monitoring of delegated responsibilities; and permits open communication and free flow of information within the bank? 136 NO THAM KHẢO 3.11 CÁC VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ BAN ĐIỀU HÀNH Có Ngân hàng có hoạt động trong tình trạng an toàn an toàn và vững chắc hay không? Ngân hàng có hoạt động phù hợp với luật pháp và các quy định hay không? Ngân hàng có lợi thế so sánh với các ngân hàng khác trong các lĩnh vực hoạt động chủ yếu như vốn , chất lượng tài sản có, thu nhập, thanh khoản và nhạy cảm với rủi ro thị trường hay không ( các chỉ số CAMELS) ? Ban điều hành có đáp ứng nhanh chóng trong việc xử lý các khiếm khuyết được xác định trong các báo cáo kiểm toán và báo cáo thanh tra giám sát hay không? Ban điều hành có báo cáo HĐQT và có cung cấp thông tin ngân hàng đầy đủ và đúng lúc nhằm giúp HĐQT đánh giá tình trạng hoạt động và tài chính của ngân hàng hay không? Các quyết định của ban điều hành có nhất quán với các mục tiêu, kế hoạch và chính sách được xác lập của ngân hàng hay không? Ban điều hành có đáp ứng các yêu cầu, chỉ thị và các câu hỏi của HĐQT , bao gồm các chính sách đã được HĐQT phê duyệt hay không? Ban điều hành có kiến thức và sự tinh thông để theo dõi các công việc của ngân hàng một cách hiệu quả, truyền dẫn sự tự tin, chứng tỏ khả năng lãnh đạo ngân hàng hay không? Ban điều hành có được báo cáo về các công việc của ngân hàng và có am hiểu những sự kiện trong cộng đồng có thể ảnh hưởng đến ngân hàng hay không? Các trình bày hay đề nghị của ban điều hành đối với HĐQT có đúng lúc, có chất lượng cao, và chính xác hay không? Ban điều hành có thực hiện cơ cấu tổ chức doanh nghiệp nhằm thiết lập việc phân quyền và trách nhiệm giải trình; ủy quyền và theo dõi các trách nhiệm đã ủy quyền; cho phép trao đổi cởi mở và lưu chuyển thông tin tự do trong ngân hàng hay không? 137 Không Has management seen to the staffing needs of the bank: established job descriptions, hired qualified staff, offered competitive compensation, provided training, and planned for management succession? Has management established information systems to provide timely information on the status of the bank in order to identify evolving problems quickly? Has management put in place sufficient procedures to direct the bank’s operation and instituted sufficient internal controls to protect the bank’s resources? Does management plan for the bank and develop reasonable strategies for carrying out these plans? Does management, in conjunction with the board, develop budgets for the bank and keep the board informed of the bank’s progress in meeting budget goals? 138 Ban điều hành có nhận biết các nhu cầu nhân sự của ngân hàng: thiết lập các bản mô tả công việc, tuyển dụng nhân sự có trình độ, đưa ra các đãi ngộ cạnh tranh, tổ chức đào tạo và quy hoạch đội ngũ điều hành kế thừa hay không? Ban điều hành có thiết lập hệ thống thông tin để cung cấp thông tin kịp thời về tình trạng hoạt động của ngân hàng nhằm nhanh chóng nhận diện các vấn đề đang diễn biến hay không? Ban điều hành có đưa vào thực hiện đầy đủ các quy trình nhằm hướng dẫn các hoạt động ngân hàng và thiết lập sự kiểm soát nội bộ đầy đủ để bảo vệ các nguồn lực ngân hàng hay không? Ban điều hành có lập kế hoạch và triển khai các chiến lược hợp lý nhằm thực hiện các kế hoạch này không? Cùng với HĐQT , Ban điều hành có triển khai các kế hoạch dự trù cho ngân hàng và báo cáo HĐQT về tiến trình đáp ứng các mục tiêu dự trù hay không? 139 Participate in board meetings To remain knowledgeable about the bank’s affairs, it is crucial that you attend regular and special board and committee meetings. When attending, you should participate in the deliberations and ask questions if you do not understand what is being presented. For example, if the bank is going to engage in a new lending activity, make “high-risk” investments, or enter into some new nonbanking activity, you might ask at the meeting: • Do we really understand the activity and its risks? • What analyses have been done to quantify the risks? • Do we have the personnel and control systems necessary to protect or lessen the bank’s exposure to these risks? • Does it make sense for our bank given its size, location, and expertise? • Is the activity or investment consistent with our bank’s long-term objectives? It is important to not blindly accept management’s recommendations, or assume “they know what they are doing” or “it’s OK” on issues you don’t understand. As a director, you need to be an independent thinker and a good questioner, not a rubber stamp. Where your knowledge is limited on matters before the board, ask for explanations to improve your understanding. If you don’t understand an answer, ask more questions until you do, for you cannot exercise effective oversight of the bank until you understand the matters being discussed. It is important to record the board’s deliberations and those of its committees in meeting minutes. You should review the minutes from meetings you attend for their accuracy and completeness before you approve them. Minutes are an official record of a bank and play an important role in the supervisory assessment of your bank. 140 Tham dự các cuộc họp của hội đồng quản trị Để kịp thời nắm bắt các công việc của ngân hàng, quý vị cần phải tham gia các cuộc họp định kỳ và đặc biệt của HĐQT và các ủy ban của HĐQT. Trong khi tham dự cuộc họp, quý vị cần phải tham gia thảo luận và đặt câu hỏi nếu quý vị không hiểu điều gì đang được trình bày. Ví dụ, nếu ngân hàng sắp tham gia vào việc cho vay mới, thực hiện các vụ đầu tư có “rủi ro cao”, hoặc tham gia vào một hoạt động phi ngân hàng mới nào đó thì tại buổi họp, quý vị có thể hỏi: • Chúng ta có thực sự hiểu hoạt động kinh doanh này và các rủi ro mà chúng đem lại hay không? • Có những phân tích nào được thực hiện để định lượng các rủi ro nay hay không? • Chúng ta có hệ thống kiểm soát và nhân sự cần thiết để bảo vệ hay giảm thiểu các nguy cơ cho ngân hàng đối với các rủi ro này hay không? • Các hoạt động này có hợp lý đối với ngân hàng về quy mô, địa điểm và sự tinh thông hay không? • Các hoạt động cho vay hay đầu tư có nhất quán với các mục tiêu dài hạn của ngân hàng chúng ta hay không? Điều quan trọng là không được chấp nhận một cách không suy nghĩ chín chắn về các đề nghị của ban điều hành hoặc giả định rằng “họ biết những gì họ đang làm” hoặc “đồng ý” với các vấn đề quý vị không hiểu. Là một thành viên HĐQT , quý vị cần phải là một người suy nghĩ độc lập và một người đặt câu hỏi thông minh chứ không phải là một con dấu bằng cao su. Trong trường hợp kiến thức của quý vị về một vấn đề nào còn hạn chế, thì trước HĐQT quý vị hãy yêu cầu giải thích nhằm nâng cao sự hiểu biết của mình. Nếu quý vị vẫn không hiểu câu trả lời, hãy hỏi thêm nhiều câu hỏi hơn cho đến khi quý vị thực sự hiểu vì quý vị sẽ chỉ thực hiện việc giám sát có hiệu quả hoạt động ngân hàng khi quý vị hiểu các vấn đề đang được thảo luận. Việc lưu lại các thảo luận của HĐQT và các ủy ban của HĐQT trong các biên bản cuộc họp là điều quan trọng. Quý vị cần phải soát xét các biên bản cuộc họp mà quý vị tham gia để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ trước khi phê chuẩn chúng. Các biên bản này 141 là lưu trữ chính thức của ngân hàng và đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh giá hoạt động giám sát ngân hàng của quý vị. 142 During the course of an examination, examiners review all board minutes since the last examination. In broad terms, they use this review to determine if the board of directors is meeting its oversight responsibilities. Among other things, examiners note attendance at board meetings and if the board has: • approved business strategies for the bank; • approved and reviewed policies that articulate risk tolerances and set exposure limits for its important activities; and • periodically reviewed the bank’s performance in orde to monitor its risk exposures and effectiveness of its risk management. Additionally, examiners note discussion and resolution of issues on introducing new products, serving new customers, or entering into new geographic areas. They watch for the creation of new committees and the responsibilities given to these committees. They are also interested in major board actions that are not part of the normal monthly meeting and board actions that may be in contravention of the bank’s bylaws or banking laws and regulations. Another use of board minutes is to determine which individual directors may be responsible or liable for substantive violations of law or actions that harm a bank. For example, if a bank exceeds its legal lending limit to an individual borrower, the approving directors may be exposed to personal liability should any loss be incurred on those loans. This is why it is important for directors to voice their opinions, concerns and dissenting votes in board meetings and for those to be appropriately documented in the board minutes. Review them before approving them. This review may pay dividends later if the bank encounters problems and the board’s diligence is questioned. Otherwise, the record will not be there when you need it most. As one examiner put it, “If it’s not in the minutes, it didn’t happen.” 143 Trong quá trình thanh tra, các thanh tra viên rà soát tất cả các biên bản họp của HĐQT kể từ kỳ thanh tra gần nhất. Nói rộng hơn, các thanh tra viên dùng việc tra soát này để xác định liệu các thành viên HĐQT có đáp ứng trách nhiệm giám sát của họ hay không. Ngoài một số điểm cần quan tâm khác, các thanh tra viên quan tâm đến việc tham dự các cuộc họp của HĐQT và liệu HĐQT đã : •Phê chuẩn các chiến lược kinh doanh của ngân hàng hay không; •Phê chuẩn và rà soát các chính sách chấp thuận mức độ rủi ro cho phép và thiết lập các giới hạn phòng ngừa rủi ro cho các hoạt động quan trọng của ngân hàng hay không;và •Tra soát định kỳ kết quả hoạt động của ngân hàng nhằm theo dõi nguy cơ phát sinh rủi ro và tính hiệu quả của công tác quản trị điều hành phòng ngừa rủi ro. Thêm vào đó, các thanh tra viên lưu tâm đến việc thảo luận và nghị quyết về việc triển khai các sản phẩm mới, phục vụ các khách hàng mới, hoặc thâm nhập vào các vùng lãnh thổ mới. Họ tìm hiểu việc lập ra các Ủy ban mới của HĐQT và trách nhiệm giao phó cho các Ủy ban này. Các thanh tra viên cũng quan tâm đến các hoạt động chính của HĐQT không thuộc phạm vi các kỳ họp hàng tháng thường lệ và các hành động nào của HĐQT có thể vi phạm quy định của ngân hàng hoặc luật và các quy định trong hoạt động ngân hàng. Một công dụng khác của các biên bản họp của HĐQT là xác định thành viên nào của HĐQT có thể phải chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc các hành động gây tổn hại cho ngân hàng. Ví dụ, nếu ngân hàng cho vay vượt quá hạn mức đối với một người đi vay riêng lẻ, các thành viên nào của HĐQT phê chuẩn khoản cho vay đó có thể phải chịu trách nhiệm cá nhân nếu có bất cứ mất mát nào xảy ra đối với khoản vay đó. Đây là lý do tại sao điều quan trọng đối với các thành viên HĐQT là phải nêu các ý kiến, các mối quan ngại và bỏ phiếu không đồng ý trong các cuộc họp của HĐQT và sự quan trọng của các ý kiến được ghi nhận thích ứng trong các biên bản của HĐQT. Hãy soát xét các biên bản trước khi phê chuẩn chúng. Việc soát xét này có thể có lợi sau này nếu ngân hàng gặp vấn đề và sự quan tâm theo dõi của HĐQT được đặt thành câu hỏi. Nếu không, các 144 ghi chép sẽ không có khi quý vị cần chúng nhất. Như lời một thanh tra viên đã nói “ nếu sự việc không được thể hiện trong biên bản thì điều đó chưa từng xảy ra”. Plan for the bank The board sets the long-term direction and goals for a bank to make sure there is an orderly transition from where the bank is today to where it will be tomorrow. Providing long-term direction helps the bank identify financial and personnel resources and technological and organizational capabilities needed to meet its goals. It provides management a guide that can be used to compare shorter-term decisions for their consistency with the bank’s longerterm goals. Additionally, planning helps management budget resources to move the bank progressively toward long-term objectives. Because of this, decisions that represent major changes in direction or philosophy from the bank’s established plan should be given careful consideration since they often carry resource implications for the bank. In addition to long-term planning, the board has responsibility for making sure the bank has adequate plans and backup procedures in place to address operational contingencies, such as destruction of its building or failure of its automated systems. Those plans should be tested periodically to identify any weaknesses and to ensure they work as intended. Preferably, tests should be done on a whole-bank basis in order to identify any gaps that need to be fixed among the bank’s many functions. Establish clear policies and monitor the bank’s operations for compliance Another key responsibility of directors is to establish written operating policies covering such facets of the bank’s operations as lending, ALLL, investments, asset/liability management, and ethics and conflicts of interest. These policies establish risk limits and an operating framework for guiding the bank’s operation. Whenever a bank has trouble, it is often due to the lack of adequate, written operating policies or frequently ignoring or overriding its policies. 145 Hoạch định cho ngân hàng HĐQT thiết lập định hướng và các mục tiêu dài hạn cho ngân hàng nhằm đảm bảo một sự chuyển đổi có trật tự cho ngân hàng từ tình trạng hiện tại đến một tình trạng trong tương lai. Cung ứng một định hướng dài hạn giúp ngân hàng nhận diện được các nguồn lực tài chính và nhân sự và các khả năng cần thiết về tổ chức và công nghệ để đáp ứng các mục tiêu đó. Định hướng này giúp cho ban điều hành một sự hướng dẫn để có thể đưa ra các quyết định ngắn hạn trong sự nhất quán với các mục tiêu dài hạn của ngân hàng. Ngoài ra, hoạch định giúp ban điều hành dự phòng các nguồn lực nhằm đưa ngân hàng liên tục tiến tới các mục tiêu dài hạn. Vì thế, các quyết định nào thể hiện những thay đổi lớn về định hướng hay triết lý với kế hoạch đã thiết lập cho ngân hàng cần phải được xem xét cẩn thận vì chúng thường gây ra sự xáo trộn nguồn lực cho ngân hàng. Bên cạnh sự hoạch định dài hạn, HĐQT có trách nhiệm đảm bảo ngân hàng có những kế hoạch và quy trình dự phòng thích ứng được đưa vào nhằm giải quyết những thay đổi bất thường trong vận hành như việc phá hủy tòa nhà ngân hàng hay sự hư hỏng của những hệ thống tự động. Những kế hoạch này cần phải được thử nghiệm định kỳ nhằm nhận diện bất cứ khiếm khuyết nào và nhằm đảm bảo chúng hoạt động như đã dự kiến. Cần phải nhớ rằng, các thử nghiệm cần phải được thực hiện trên cơ sở toàn ngân hàng để nhận diện bất kỳ kẽ hở nào cần phải bịt kín trong nhiều hoạt động chức năng của ngân hàng. Thiết lập các chính sách rõ ràng và giám sát việc tuân thủ các quy định và luật pháp trong các hoạt động của ngân hàng Một trách nhiệm chủ chốt khác của các thành viên HĐQT là thiết lập các chính sách vận hành bằng văn bản bao gồm các lĩnh vực của hoạt động ngân hàng như cho vay, ALLL, đầu tư, quản lý tài sản có/tài sản nợ và các qui tắc đạo đức và xung đột quyền lợi. Các chính sách này thiết lập các giới hạn rủi ro và khung vận hành nhằm hướng dẫn hoạt động ngân hàng. Bất cứ khi nào ngân hàng có vấn đề, thường do thiếu các chính sách vận hành bằng văn bản thích hợp hoặc sự thường xuyên phớt lờ hoặc vượt quá chính sách. 146 Besides establishing policies, it is important that the board, in conjunction with senior management, establish the necessary internal controls to provide feedback on compliance and adequacy of policies put in place. Where deficiencies are noted, the board should ask for management’s plans to address them and track management’s progress in completing its plan. Know where the bank stands To be effective, it is important you remain knowledgeable about the bank’s financial condition and the adequacy of its internal controls. Studies of failed banks show that many were governed by inattentive, uninformed, or passive directorates. As a result, many trouble signs went unrecognized until it was too late and the banks failed. Keeping up with the bank requires the board to specify reports it needs for tracking the bank’s progress and to study these reports. You should request and review meeting materials far enough in advance of a board meeting to give you the knowledge necessary to actively participate. The following outline of a board packet is not meant be all-inclusive, but, generally, it should contain: • an agenda; • minutes from the previous meeting; and • key financial information, such as: o Balance sheet o Income statement o Capital and dividends o Comparisons to peer banks o Off-balance-sheet items 147 Bên cạnh việc thiết lập các chính sách, điều quan trọng là HĐQT cùng với ban điều hành cần thiết lập sự kiểm soát nội bộ cần thiết để cung cấp sự phản hồi về tính tuân thủ và sự thích ứng của các chính sách được đưa vào hoạt động. Khi phát hiện ra những thiếu sót, HĐQT cần yêu cầu có các kế hoạch của ban điều hành ngân hàng nhằm sửa chữa chúng và theo dõi tiến độ thực hiện của ban điều hành ngân hàng trong việc hoàn tất các kế hoạch sửa chữa . Biết ngân hàng của mình đang đứng ở đâu Để đạt được hiệu quả, điều quan trọng là quí vị cần luôn am hiểu về tình hình tài chính và sự thích ứng của hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng. Việc nghiên cứu các ngân hàng sụp đổ cho thấy nhiều ngân hàng được tổ chức quản trị điều hành bởi các thành viên HĐQT thiếu quan tâm, không được thông tin đầy đủ và kịp thời hoặc thụ động. Kết quả là nhiều dấu hiệu yếu kém không được nhận diện cho đến khi quá trễ và ngân hàng bị sụp đổ. Việc theo kịp diễn tiến hoạt động tại ngân hàng yêu cầu HĐQT phải xác định các báo cáo nào HĐQT cần có nhằm theo dõi tiến độ của ngân hàng và phải nghiên cứu các báo cáo này. Quý vị phải yêu cầu và soát xét các văn kiện cuộc họp kỹ càng trước khi tiến hành cuộc họp của HĐQT nhằm giúp quý vị có những kiến thức cần thiết để tham gia cuộc họp một cách tích cực. Phác thảo sau đây về gói tài liệu cần thiết / cẩm nang làm việc của HĐQT, không có nghĩa là bao gồm tất cả, nhưng nói chung những tài liệu này cần bao gồm: • Một cuốn sổ công tác ghi lịch trình những buổi họp; • Các biên bản của các cuộc họp trước; và • Các thông tin tài chính chủ yếu như: o Bảng tổng kết tài sản o Bảng báo cáo thu nhập o Báo cáo vốn tự có và cổ tức o Các so sách với nhóm ngân hàng đồng cở o Các khoản mục ngoại bảng 148 Reports in the packet will generally address: • • Lending: o loan volume o problem loans o past-due and nonaccrual loans o watch list loans o loan charge-offs and recoveries o other real estate owned (OREO) o new and large loans, renewals and participations o lending limit o analysis of the ALLL o summary of internal loan reviews o loans to insiders and affiliates o overdrafts Asset/liability management, or funds management: o analysis of interest rate sensitivity • o liquidity position o funding needs and sources Investments: o Quarterly investment reports, possibly showing securities designated held-to-maturity and available-for-sale • o maturity breakdown by type of investment o market values and depreciation/appreciation o current investment ratings o list of securities purchased, sold and matured o yield analysis Planning: o policies for review and approval 149 o strategic planning materials Các báo cáo trong gói tài liệu, nói chung, sẽ bao gồm: • Cho vay o Dư nợ cho vay o Các khoản nợ có vấn đề o Nợ quá hạn và nợ không sinh lời o Danh sách nợ cần chú ý o Xóa nợ và thu hồi nợ o Những bất động sản khác của ngân hàng (other real estate owned - OREO) o Các khoản cho vay mới và lớn, các khoản tái tục và đồng tài trợ o Hạn mức cho vay o Phân tích ALLL o Tóm tắt các báo cáo xét duyệt cho vay nội bộ o Các khoản cho vay nội bộ và tổ chức trực thuộc o Các khoản thấu chi • Quản trị tài sản có/tài sản nợ: o Phân tích sự nhạy cảm của lãi suất o Trạng thái thanh khoản o Nhu cầu vốn và nguồn vốn • Các khoản đầu tư: o Các báo cáo đầu tư hàng quý, có thể cho thấy chứng khoán được chỉ định giữ đến đáo hạn và chứng khoán sẵn sàng để bán o Phân loại kỳ hạn theo loại đầu tư o Giá trị thị trường và tăng/giảm giá o Đánh giá / xếp hạng các khoản đầu tư hiện hành o Danh sách các chứng khoán đã mua, đã bán và giữ đến đáo hạn 150 o Phân tích lợi suất đầu tư • Hoạch định: o Các chính sách soát xét và phê chuẩn o Các tài liệu hoạch định chiến lược 151 • Operations o risk assessments o internal/external audits o insider activities o compliance with laws and regulations o marketing o new products and services o human resources/personnel matters o training plan • Regulatory matters: o recently completed reports of examination o assigned ratings o status of corrective action on previously noted deficiencies • Other significant items: o legal actions taken by or against the bank Additionally, it is important that the board independently verify the information it receives through internal and external audits and examination reports. This is not to imply that management is dishonest or lacks integrity. It is simply a good business practice, or internal control, and a source of protection for the board. One of the tenets of internal controls, by the way, is to evaluate the position a person is in, not the person in the position. What that means is even those that we trust can be driven to perpetrate a significant fraud when faced with a strong motive and the opportunity to do so due to the absence of controls to detect such a fraud in a timely manner. Make sure the bank serves the credit needs of the community Banks have been and will continue to be vital sources of credit and the engines of economic growth for their communities. As a result, you have a responsibility for making sure your bank is an “unbiased” source of credit to the entire community. In this regard, you and other board members need to be aware of the economic environment in which your bank operates and be knowledgeable on any special credit needs of the communities it serves. In summary, the board of directors has many obligations and responsibilities with respect to its oversight of the bank. The most 152 important of these is to provide the bank with competent management, to evaluate management’s performance, and to remove management that fails in its performance. 153 Các hoạt động: o Đánh giá rủi ro o Kiểm toán nội bộ/độc lập o Các giao dịch nội bộ o Tuân thủ luật pháp và qui định o Marketing o Các sản phẩm và dịch vụ mới o Nguồn nhân lực/các vấn đề nhân sự o Kế hoạch đào tạo • Các vấn đề về quản lý và giám sát ngân hàng: o Các báo cáo thanh tra vừa hoàn thành o Xếp hạng được lập o Tình trạng của hành động chỉnh sửa về những thiếu sót được phát hiện trước đây • Những hạng mục đáng kể khác: o Các vụ kiện mà ngân hàng là nguyên đơn hoặc bị đơn Ngoài ra, điều quan trọng là HĐQT phải xác thực một cách độc lập những thông tin họ nhận được thông qua các báo cáo kiểm toán nội bộ và độc lập và các báo cáo thanh tra. Điều này không hàm ý rằng ban điều hành thiếu trung thực. Đó chỉ đơn thuần là thông lệ thực hành kinh doanh hoặc kiểm soát nội bộ tốt và là một nguồn bảo vệ cho HĐQT. Tiện thể xin được nói thêm, một trong những nguyên tắc của kiểm tra nội bộ là đánh giá tình trạng mà một người làm việc trong đó chứ không phải là đánh giá con người trong tình trạng đó. Điều đó có nghĩa là ngay cả những người chúng ta tin tưởng cũng có thể bị lôi kéo tới việc gây ra một sự gian lận đáng kể khi bị đối mặt với động lực hay cơ hội mạnh mẽ phải gian lận do sự thiếu vắng việc kiểm tra nhằm phát hiện một cách đúng lúc các gian lận như vậy. Đảm bảo ngân hàng phục vụ các nhu cầu tín dụng của cộng đồng Các ngân hàng đã, đang và sẽ tiếp tục là những nguồn tín dụng quan trong và là động cơ của tăng trưởng kinh tế cho cộng đồng nơi ngân hàng hoạt động. Do vậy, quý vị có trách nhiệm đảm bảo ngân hàng của mình là một nguồn tín dụng “ công bằng / không thiên vị” cho toàn bộ cộng đồng. Về mặt này, quý vị và những thành viên khác của HĐQT cần phải nhận biết được môi trường kinh tế mà ngân hàng quý vị đang hoạt động và hiểu rõ về bất cứ nhu cầu tín dụng đặc biệt nào của cộng đồng mà ngân hàng phục vụ. 154 Tóm lại, HĐQT có nhiều trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan đến việc giám sát ngân hàng. Nhiệm vụ quan trọng nhất trong những trách nhiệm và nghĩa vụ này là cung cấp việc lãnh đạo, điều hành có năng lực, đánh giá kết quả hoạt động của ban điều hành, và bãi nhiệm ban điều hành nếu họ không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Capital Asset Management Earnings Liquidity Sensitivity Quality market risk C A M E L S EARNINGS Your primary duties when it comes to bank earnings are to oversee and understand the bank’s business performance and know the key areas that impact bank performance. Besides being concerned with how much your bank earns, you should also concern yourself with the quality of the earnings. Earnings quality refers to the composition, level, trend, and sustainability of bank profits. For bank directors and managers, earnings quality represents a “financial report card” on how well the bank is doing. When earnings quality is good, the bank has sufficient profits to support operations, provide for asset growth, and build capital. Moreover, depositors are given an extra margin of protection, and shareholders receive a competitive return on their investment. On the other hand, when earnings quality is poor, the bank may not be able to adequately serve the credit needs of the community, provide for losses, or build capital. Depositors may be at greater risk, and shareholder returns may be inadequate. For you, as a bank director, information on your bank’s earnings performance and the factors contributing to that performance are invaluable in ascertaining the effectiveness of its risk management.This information helps pinpoint strengths and weaknesses and is essential to your success in governing the bank and meeting your responsibilities to its stakeholders. Your board packet should information to allow you to: contain sufficient financial 155 to • compare the bank’s performance to budgeted goals; • understand why goals are or are not being met; • review the consistency of earnings; and • determine if earnings are from planned bank strategies or from one-time, or extraordinary, transactions. Capital C Asset Quality A Management Earnings Liquidity M E L Sensitivity to market risk S THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG Các trách nhiệm chủ yếu của quý vị liên quan đến thu nhập của ngân hàng là giám sát và am hiểu thành quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng và biết những lãnh vực chủ yếu nào ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh việc quan tâm đến ngân hàng của mình có bao nhiêu thu nhập, quý vị cũng phải tự quan tâm đến chất lượng của các khoản thu nhập. Chất lượng thu nhập đề cập đến thành phần, mức độ, khuynh hướng và sự bền vững của lợi nhuận ngân hàng. Đối với các thành viên HĐQT và ban điều hành, chất lượng thu nhập thể hiện “một thẻ theo dõi báo cáo tài chính” về việc ngân hàng đang hoạt động kinh doanh tốt như thế nào. Khi chất lượng thu nhập tốt, ngân hàng có đủ lợi nhuận hỗ trợ các hoạt động kinh doanh, tăng trưởng tài sản có và tăng vốn tự có. Không những thế, những người gửi tiền còn được một sự bảo vệ tăng thêm và những cổ đông nhận được khoản cổ tức mang tính cạnh tranh về khoản đầu tư của họ. Trái lại, khi chất lượng thu nhập thấp, ngân hàng có thể không có đủ vốn để phục vụ các nhu cầu tín dụng của cộng đồng, bù đắp các khoản mất mát hoặc tăng vốn tự có. Những người gửi tiền có thể gặp rủi ro lớn hơn và lợi suất đầu tư của các cổ đông có thể không thích ứng. Đối với quí vị, là một thành viên HĐQT, các thông tin về kết quả thu nhập của ngân hàng và các nhân tố đóng góp vào các kết quả đó là vô giá trong việc xác định tính hiệu lực của quản lý rủi ro của ngân hàng. Thông tin này giúp vạch ra điểm mạnh và điểm yếu và cần thiết cho sự thành công của quí vị trong việc tổ chức quản trị điều hành nội bộ ngân hàng (bank governance) và đáp ứng các trách nhiệm của quí vị đối với những người có quyền lợi liên quan. Gói tài liệu cần thiết / cẩm nang làm việc quý vị cần phải có bao gồm thông tin tài chính một cách đầy đủ cho phép quý vị: 156 • So sánh thành quả hoạt động của ngân hàng với các mục tiêu dự trù; • Hiểu tại sao các mục tiêu đạt được hoặc không đạt được; • Soát xét tính nhất quán của các khoản thu nhập; và • Xác định liệu các khoản thu nhập là từ các chiến lược kinh doanh ngân hàng đã được dự kiến hay từ các giao dịch nhất thời hoặc bất thường. This section looks at the composition of bank earnings and discusses matters that influence earnings performance. It also presents some tools for monitoring and evaluating bank earnings quality. Composition of Bank Earnings · · Bank net income is the difference between revenues and · expenses, taking into account various gains, losses, and taxes. Bank · revenues come from interest and noninterest sources. As expected, interest income from loans and investments makes up most of bank revenues. However, noninterest income from such things as fees, service charges, and commissions is an important and growing source of bank revenues. Likewise, bank expenses are comprised of interest and noninterest components. Besides these revenue and expense components, bank net income is affected by other items. These include the provision for loan and lease losses, securities gains and losses, extraordinary items, and taxes. Factors That Influence Bank Earnings The level and quality of bank earnings depend upon a host of factors, both external and internal to the bank. External factors relate primarily to the environment in which the bank operates and pertain to conditions that are largely beyond its control. They determine the relative ease or difficulty a bank encounters in turning a profit. Included among external factors affecting bank earnings performance are economic conditions, competition, laws, regulations, and technological change. 157 Instances where external factors have influenced profitability are fairly easy to find. For example, in the 1980s, declines in the agriculture, energy, and commercial real estate sectors in various regions across the country contributed to high loan losses at many banks, causing earnings to plunge. In the early 1990s, the downward slide in interest rates improved margins at many banks, causing earnings to surge. During the early part of the new millennium, the prolonged drop in interest rates that ended near a 40-year low, and a nearly flat yield curve, pinched earnings. Recent real estate loan losses and turmoil in the financial markets have made the task of earnings growth more challenging. 158 Phần này sẽ xem xét thành phần các khoản thu nhập của ngân hàng và thảo luận các vấn đề ảnh hưởng đến kết quả thu nhập. Nó cũng thể hiện một số công cụ để theo dõi và đánh giá chất lượng thu nhập của ngân hàng. Thành phần các khoản thu nhập của ngân hàng Thu nhập ròng của ngân hàng là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí có tính đến các khoản thu nhập, mất mát và thuế khác nhau. Thu nhập của ngân hàng đến từ những nguồn lãi và ngoài lãi. Như đã dự trù, thu nhập lãi từ các khoản cho vay và đầu tư chiếm hầu hết doanh thu của ngân hàng. Tuy nhiên, thu nhập ngoài lãi từ những hạng mục như phí, lệ phí và hoa hồng là một nguồn quan trọng và đang tăng lên của doanh thu của ngân hàng. Tương tự, các chi phí của ngân hàng cũng bao gồm các thành phần lãi và ngoài lãi. Bên cạnh các thành phần doanh thu và chi phí này, thu nhập ròng của ngân hàng còn bị ảnh hưởng bởi các hạng mục khác như dự phòng mất vốn và cho thuê tài chính, lãi và lỗ đầu tư chứng khoán, các hạng mục bất thường và thuế. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng Mức độ và chất lượng các khoản thu nhập của ngân hàng phụ thuộc vào một loạt các nhân tố cả bên trong lẫn bên ngoài ngân hàng. Các nhân tố bên ngoài liên quan chủ yếu đến môi trường mà ngân hàng đang hoạt động và gắn liền với những tình trạng chủ yếu ở ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng. Chúng xác định sự thuận lợi hay khó khăn có liên quan mà một ngân hàng phải đối mặt trong việc tạo ra lợi nhuận. Những nhân tố bên ngoài được tính đến là có ảnh hưởng đến kết quả thu nhập của ngân hàng là sự thay đổi về tình hình kinh tế, cạnh tranh, luật pháp và các qui định và công nghệ. Những ví dụ về những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến khả năng sinh lời khá dễ tìm. Ví dụ, vào thập niên 1980, những sự suy giảm trong các lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng và địa ốc thương mại ở các khu vực khác nhau trên toàn quốc đã đóng góp vào sự mất mát tín dụng cao tại nhiều ngân hàng, làm cho thu nhập của ngân hàng giảm sút rất nhiều. Vào đầu thập niên 1990, khuynh hướng đi xuống của lãi suất đã cải thiện biên độ lãi tại nhiều ngân hàng làm cho thu nhập của ngân hàng tăng lên. Trong thời gian đầu của thiên niên kỷ thứ 3, việc hạ lãi suất kéo dài đã kết thúc đường biểu diễn lãi suất hầu như thẳng và thấp trong 40 năm qua làm giảm thu nhập của ngân hàng. Các khoản mất mát về cho vay bất 159 động sản và sự bất ổn ở các thị trường tài chính gần đây đã làm cho nhiệm vụ tăng trưởng thu nhập ngân hàng trở nên nhiều thách thức hơn. Despite the importance of external events on bank performance, internal factors often play an even more important role. One federal regulator noted that “... while poor economic conditions make it more difficult to steer a profitable course, [a bank’s] policies and procedures … have the greater influence on whether [it] will succeed or fail.” From an internal perspective, bank earnings quality depends heavily upon a number of factors. Important among these are the bank’s business strategy, asset/liability mix, asset quality, and operating efficiency. As you monitor your bank’s performance, keep these factors in mind and think about how they, along with external factors, have and will influence earnings performance. Monitoring Bank Earnings Return on average assets (ROAA), defined as bank net income divided by average assets, is one of the most often used measures to judge bank performance. Reference 3.12 shows the derivation of ROAA from bank revenues, expenses, and other items. By looking at the items that make up ROAA, it is possible to isolate areas that lie behind poor or deteriorating performance. From there, you can delve deeper into these areas, searching out root causes of bottom-line performance changes. Thus, the information in the reference should be considered a beginning step in monitoring bank earnings performance. The following sections discuss the individual components included in the reference in more detail, suggesting additional matters to consider as you review your bank’s performance. 160 Mặc dù tầm quan trọng của các sự kiện bên ngoài ảnh hưởng lên thành quả hoạt động của ngân hàng, các nhân tố bên trong thường đóng một vai trò thậm chí còn quan trọng hơn. Một cơ quan quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng liên bang đã lưu ý rằng “…khi các điều kiện kinh tế xấu đi làm ngân hàng gặp khó khăn hơn trong tiến trình tạo ra lợi nhuận, các chính sách và qui trình… của ngân hàng lại có ảnh hưởng lớn hơn đến sự thành công hay sụp đổ của ngân hàng đó”. Quan sát từ bên trong, chất lượng thu nhập của ngân hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhân tố quan trọng trong những nhân tố này là chiến lược kinh doanh, cơ cấu tài sản có/tài sản nợ, chất lượng tài sản có và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Vì quí vị giám sát thành quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hãy lưu ý các yếu tố này và suy nghĩ về việc chúng cùng với những nhân tố bên ngoài đã và sẽ ảnh hưởng đến kết quả thu nhập của ngân hàng như thế nào. Theo dõi thu nhập của ngân hàng Suất sinh lời tài sản có bình quân (Return On Average Assets – ROAA), được xác định là thu nhập ròng của ngân hàng chia cho tài sản có bình quân, là một trong những biện pháp thường được sử dụng nhất để đánh giá kết quả hoạt động của ngân hàng. Bảng tham khảo 3.12 cho thấy sự biến đổi của ROAA phát sinh từ doanh thu và chi phí và các hạng mục khác. Xem xét các hạng mục tạo thành ROAA giúp chúng ta tách rời các hạng mục tạo ra những kết quả hoạt động yếu kém hay đang giảm sút của ngân hàng. Từ đó quí vị có thể nhìn sâu hơn vào các khu vực này, tìm kiếm nguyên nhân cơ bản về những thay đổi về kết quả lãi lỗ trong hoạt động ngân hàng. Vì thế, những thông tin trong tài liệu tham khảo cần phải được coi như là bước đầu tiên trong việc theo dõi kết quả thu nhập của ngân hàng. Các phần sau đây sẽ thảo luận chi tiết từng nhân tố trong bảng tham khảo, đề cập đến các vấn đề cần phải xem xét thêm khi quí vị soát xét kết quả hoạt động của ngân hàng 161 REFERENCE 3.12 - EARNINGS ANALYSIS Current period Actual Budget Peer MEASURE Historical Previous Same period last year Interest income (TE)*/average assets Interrest expense/average assets Compare actual results with budget and peer to see if bank is performing according to plan and in line with similar types of banks. Compare current period with historical Net interest income to results. If unfavorable average assets trends exist, ask for explanations. Noninterest income to average assets Provision for loan loss/ average assets Net income before gains, losses, and taxes (TE)/ Average assets Realized gains/losses on HTM &AFS securities/ average assets** Taxes and extrardinary items/average assets Net income/average assets • * Because some interest income on some bank assets may be tax-free, (for example municipal bonds), interest income from these assets is restated to a tax equivalent (TE) amount. This is done to improve the comparability of reported income among banks. • ** HTM means held-to-maturity; AFS means available for sale. 162 THAM KHẢO 3.12 - PHÂN TÍCH THU NHẬP Kỳ hiện hành Thực Kế Các hiện hoạch ngân hàng đồng cở Đo lường Kỳ quá khứ Quý Cùng kỳ năm trước ngoái Thu nhập lãi (TE)*/Tổng TS có bình quân Chi phí lãi/ Tổng TS có bình quân Hãy so sánh kỳ hiện Thu nhập lãi ròng/ hành với kết quả kỳ Tổng TS có bình quân quá khứ. Nếu có tồn tại Hãy so sánh kết quả thực Thu nhập ngoài lãi/ khuynh hướng bất lợi, tế với kế hoạch và các Tổng TS có bình quân hãy yêu cầu giải thích. ngân hàng đồng cỡ để biết Dự phòng mất vốn ngân hàng hoạt động có vay/ Tổng TS có bình phù hợp với kế hoạch và quân các ngân hàng đồng cỡ Thu nhập ròng trước hay không. lãi/lỗ đầu tư chứng khoán và thuế (TE)/ Tổng TS có bình quân Lãi /lỗ thực sự về các chứng khoán HTM và AFS/ Tổng TS có bình quân** Các khoản mục thuế và thu nhập bất thường/ Tổng TS có bình quân Thu nhập ròng/ Tổng TS có bình quân *Vì một số thu nhập lãi của một số tài sản của ngân hàng có thể được miễn thuế (ví dụ, trái phiếu đô thị), thu nhập lãi từ các tài sản có này được xác định lại thành số liệu tương đương thuế (Tax Equivalent-TE). Xác định TE để cải thiện khả năng so sánh của thu nhập được báo cáo giữa các ngân hàng. ** HTM (Held To Maturity) nghĩa là chứng khoán giữ-đến-khi-đáo-hạn; AFS (Available For Sale) nghĩa là chứng khoán sẵn-sàng-bán. 163 Interest income Interest income consists of revenues from earning assets adjusted for tax benefits on tax-exempt loans, leases, and municipal securities. This revenue component is influenced by a number of factors. Some of the more important of these are a bank’s business strategy, the interest rate environment in which the bank operates, the proportion of earning assets on its balance sheet, and the distribution of its asset holdings. Consequently, if you see an adverse trend in your bank’s interest income, check for changes in the character of its business. For example, there could have been a change in the types of loans, or loan mix, or a move from higher-yielding assets, such as loans, to lower-yielding assets, such as securities. Changes in national and local interest rates could be a factor. Review for increased competition in the bank’s market that, perhaps, has put pressure on loan rates or entrance into new products. Also, determine if nonearning assets, such as fixed assets, real estate taken in foreclosure, or nonaccrual loans, have increased, causing interest income to fall. Interest expense Interest expense consists of interest payments made by the bank on deposits and other borrowings. This expense item depends heavily upon the interest rate environment the bank faces and the strategy management follows to fund bank assets. Bank capital also affects interest expense. Since capital is a source of funds, using it to support assets reduces interest expense. Additionally, since it acts as a source of repayment, strong capital may reduce a bank’s interest cost on other borrowings. Because some interest income on some bank assets may be tax-free, (for example municipal bonds), interest income from these assets is restated to a tax equivalent (TE) amount. This is done to improve the comparability of reported income among banks. HTM means held-to-maturity; AFS means available for sale. See FAS 115, Accounting for Certain Investments in Debt and Equity Securities, for definitions of the terms. If this ratio shows an upward trend, look at the trend of national or local market deposit interest rates. Also, check for changes in the 164 way management funds bank assets. For example, has the bank moved away from using low-cost core deposits, like demand and savings deposits, to using higher-cost large CDs ($100,000 or more), brokered deposits, and other borrowings to fund bank assets? 165 Thu nhập từ lãi Thu nhập từ lãi bao gồm doanh thu từ tài sản có sinh lời đã được điều chỉnh theo lợi ích thuế trên các khoản cho vay, cho thuê tài chính và trái phiếu đô thị được miễn thuế. Hạng mục doanh thu này bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Một vài yếu tố quan trọng hơn trong những yếu tố này là chiến lược kinh doanh của ngân hàng, môi trường lãi suất mà ngân hàng đang hoạt động, tỉ lệ tài sản có sinh lời trên bảng tổng kết tài sản và sự phân phối việc nắm giữ các tài sản có của ngân hàng. Kết quả là nếu quí vị thấy một khuynh hướng bất lợi trong thu nhập lãi của ngân hàng, hãy kiểm tra những thay đổi trong bản chất kinh doanh của ngân hàng. Ví dụ, có thể có một sự thay đổi về loại hình cho vay hay cơ cấu các khoản vay hoặc một sự dịch chuyển từ các tài sản có suất sinh lời cao hơn như các khoản cho vay sang các tài sản có suất sinh lời thấp hơn như chứng khoán. Những thay đổi về lãi suất khu vực và trong nước cũng có thể là một nhân tố. Hãy soát xét sự cạnh tranh đã gia tăng trên thị trường ngân hàng mà có lẽ đã tạo áp lực lên lãi suất các khoản cho vay hoặc đưa ra thị trường các sản phẩm mới. Cũng như vậy, hãy xác định liệu tài sản có không sinh lời -như tài sản cố định, bất động sản xiết nợ hoặc các khoản nợ xấu- có gia tăng hay không và đang làm cho thu nhập từ lãi giảm xuống hay không. Chi phí lãi Chi phí lãi bao gồm các khoản thanh toán lãi mà ngân hàng thực hiện cho các khoản tiền gửi và đi vay khác. Hạng mục chi phí này phụ thuộc chủ yếu vào môi trường lãi suất mà ngân hàng đang đối mặt và chiến lược ban điều hành áp dụng để tài trợ vốn cho tài sản có của ngân hàng. Vốn tự có của ngân hàng cũng ảnh hưởng lên chi phí lãi. Vì vốn tự có là một nguồn vốn dùng để hỗ trợ tài sản có nhằm giảm chi phí lãi. Ngoài ra, vì vốn tự có đóng vai trò như một nguồn thanh toán, một ngân hàng có vốn tự có mạnh có thể giảm được chi phí lãi của ngân hàng trên các khoản vay khác. Nếu chỉ số chi phí lãi có khuynh hướng tăng lên, hãy xem xét khuynh hướng lãi suất tiền gửi trên thi trường khu vực và toàn quốc. Cũng vậy, hãy kiểm tra những thay đổi về cách thức ban điều hành tài trợ cho tài sản có của ngân hàng ( tìm kiếm nguồn vốn). Ví dụ, liệu ngân hàng có từ bỏ việc sử dụng nguồn tiền gửi chủ yếu có lãi suất thấp như tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm sang sử dụng chứng chỉ tiền gửi số tiền lớn có chi phí cao hơn (từ 166 100.000USD trở lên), huy động tiền gửi qua môi giới và các khoản vay khác để tài trợ cho tài sản có của ngân hàng hay không? 167 Net interest margin Net interest margin (NIM) is the difference between interest income and interest expense. It represents the spread or gross margin on the bank’s loans and investments. Beyond the factors discussed previously that can influence bank interest income and expense, the size of this spread depends upon the relative responsiveness of rates received and paid on a bank’s assets and liabilities to changes in market interest rates. Among the tools banks use to help gauge the possible effects of interest rate movements on NIM are gap analyses and earnings-atrisk simulation models. These tools for judging a bank’s interest rate exposure and other aspects of market risk will be discussed later in the Sensitivity to Market Risk section. Noninterest income This revenue component consists of such things as fees, service charges, and commissions. Like other revenue and expense components, it also depends upon such factors as the bank’s business strategy and the market conditions in which the bank operates. For example, a decline in this item may indicate a shift away from activities that produce noninterest income. Bank management may have decided that certain fee-generating activities are not profitable given competition in the market or that they entail too much risk for the bank relative to income generated. Provision for loan and lease losses As noted in the section on asset quality, the provision for loan and lease losses is the amount set aside by a bank to maintain the ALLL at a level sufficient to absorb estimated loan losses. The ALLL is increased through charges to current earnings called provisions for loan and lease losses. Whether a high or low provision is appropriate depends upon a bank’s asset quality. If loan volume is growing, loan losses and nonperforming loans are increasing, and the ALLL balance is declining or estimated losses in the portfolio exceed the bank’s existing ALLL balance, then a high provision may be necessary. On the other hand, if loan growth and losses are low, nonperforming loans are small and declining, and the bank’s ALLL 168 methodology indicates that the existing loan loss reserve balance appears adequate to absorb probable loan losses, a low provision may be appropriate. 169 Biên độ lãi ròng (Net Interest Margin – NIM) NIM là sự chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi. Nó thể hiện biên độ chênh lệch hay biên độ gộp của các khoản cho vay và đầu tư của ngân hàng. Ngoài những nhân tố đã được thảo luận trước đây có thể ảnh hưởng đến thu nhập và chi phí lãi của ngân hàng, qui mô và biên độ này phụ thuộc vào sự đáp ứng liên quan đến lãi suất đầu vào và đầu ra của các tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng đối với những biến động của lãi suất trên thị trường. Trong những công cụ mà ngân hàng sử dụng để giúp đo lường những tác động có thể có của biến động lãi suất lên NIM là phân tích độ lệch / khe hở và mô thức mô phỏng các khoản thu nhập có thể bị rủi ro. Những công cụ này nhằm đánh giá nguy cơ rủi ro lãi suất mà ngân hàng gặp phải và các khía cạnh khác của rủi ro thị trường sẽ được thảo luận sau ở phần nhạy cảm với rủi ro thị trường. Thu nhập ngoài lãi Bộ phận doanh thu này bao gồm các hạng mục như phí, lệ phí và hoa hồng. Cũng giống như các thành phần doanh thu và chi phí khác, chi phí ngoài lãi cũng phụ thuộc những nhân tố như chiến lược kinh doanh và điều kiện thị trường mà ngân hàng hoạt động trong đó. Ví dụ, một sự sụt giảm ở hạng mục này có thể cho thấy việc tách rời các hoạt động tạo ra thu nhập ngoài lãi. Ban điều hành ngân hàng có thể đã quyết định một số hoạt động nhất định tạo ra phí hiện nay không thể sinh lời được do có sự cạnh tranh trên thị trường hoặc chúng kéo theo quá nhiều rủi ro cho ngân hàng khi so sánh với thu nhập tạo ra. Dự phòng mất vốn cho vay và cho thuê tài chính (PLLL) Như đã lưu ý ở phần chất lượng tài sản có, dự phòng mất vốn cho vay và cho thuê tài chính (PLLL) là số tiền được ngân hàng để dành nhằm duy trì ALLL ở mức độ đủ để hấp thu các khoản mất vốn đã được dự kiến. ALLL được tăng lên thông qua việc trích thu nhập hiện hành được gọi là dự phòng mất vốn cho vay và cho thuê tài chính (PLLL). Việc xác định mức dự phòng cao hay thấp là thích hợp phụ thuộc vào chất lượng tài sản có của ngân hàng. Nếu khối lượng cho vay đang tăng lên, các khoản cho vay có khả năng mất vốn và không sinh lời cũng đang tăng, và số dư ALLL đang giảm xuống hoặc các khoản mất mát dự kiến trong danh mục vượt quá số dư ALLL hiện hành của ngân hàng thì dự phòng cao có thể là điều cần thiết. Ngược lại, nếu tăng trưởng tín dụng và mất vốn thấp, nợ không sinh lời ít và đang giảm xuống, phương thức tính ALLL của 170 ngân hàng cho thấy số dư khoản phân bố dự phòng mất vốn cho vay (ALLL) hiện hành dường như đủ để hấp thụ các khoản mất vốn cho vay có thể xảy ra thì mức dự phòng (PLLL) thấp có thể thích hợp. Noninterest expenses Noninterest expenses consist of salaries, depreciation, management fees, losses on asset sales, legal fees, and other overhead of thebank. Many of these expenses are affected by the operational efficiency or cost-effectiveness of the bank in providing deposits, loans, and other services to its customers. They may also be affected by the cost of resolving loan problems and losses from disposing of troubled assets. If you see an increasing trend in this ratio, you may want to look at individual expense items to see which have shown large increases over time. For example, if personnel costs have risen substantially over time, you may want to look at salaries paid to see if they are in line with those paid by others in the bank’s market. You also may want to compare the bank’s number of employees with peer banks to see if productivity has fallen. Net realized securities gains, losses, taxes, and extraordinary items These items are largely one-time gains, losses, and charges (for example, securities gains/losses, accounting adjustments, gains/losses on sales of assets, etc.). They play a role in determining the bottom-line performance of every bank. However, they should not be relied upon as a significant or continued earnings source because they normally are not sustainable. If these items remain a significant part of your bank’s earnings for long periods, review them more closely. One place to focus your review is on securities gains. It may be that your bank is selling off its high-yielding securities to record gains to boost current earnings. This is called gains trading, and it could sacrifice long-term profitability because the bank may not be able to reinvest the funds in instruments that carry a comparable interest rate. 171 Chi phí ngoài lãi Chi phí ngoài lãi bao gồm chi phí lương, khấu hao, chi phí quản lý, bán lỗ tài sản, phí kiện tụng và các chi phí quản lý hành chính khác của ngân hàng. Nhiều mục trong những khoản mục chi phí này bị ảnh hưởng bởi hiệu quả vận hành hay tính hiệu quả trong việc tiết kiệm chi phí của ngân hàng trong việc cung cấp các dịch vụ tiền gửi, tín dụng và các dịch vụ khác cho khách hàng. Chi phí ngoài lãi cũng bị ảnh hưởng bởi chi phí xử lý các vấn đề yếu kém trong cho vay và các khoản mất mát từ việc thanh lý các tài sản có vấn đề. Nếu quí vị thấy một khuynh hướng đang gia tăng về chỉ số chi phí ngoài lãi này có thể quí vị cần phải xem xét các khoản mục chi phí riêng lẻ để xem khoản mục nào có mức gia tăng lớn theo thời gian. Ví dụ, nếu chi phí nhân sự tăng đáng kể theo thời gian, quí vị có thể xem xét lương đã trả để xem liệu chi phí này có phù hợp với chi phí lương mà các ngân hàng khác đã trả trên thị trường ngân hàng hay không. Quí vị cũng có thể so sánh số lượng nhân viên của ngân hàng mình với các ngân hàng đồng cỡ để biết liệu năng suất của nhân viên ngân hàng mình có giảm xuống hay không. Các khoản mục thực hiện ròng- net realized ( đã thực hiện chứ không phải chưa thực hiện, còn ở trên sổ sách - nonrealized) về lãi lỗ trong đầu tư chứng khoán , thuế, và các khoản thu nhập bất thường Những khoản mục này chủ yếu là các khoản lãi, lỗ, phí (ví dụ, lãi lỗ chứng khoán, điều chính kế toán, lãi lỗ bán tài sản có,…) không thường xuyên. Chúng đóng một vai trò trong việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh của mỗi một ngân hàng. Tuy nhiên, người ta không dựa vào chúng như nguồn thu nhập đáng kể hay thường xuyên của ngân hàng bởi vì chúng thường không bền vững. Nếu những hạng mục này là một phần đáng kể trong thu nhập của ngân hàng quí vị trong một thời gian dài, hãy xem xét chúng một cách chặt chẽ hơn. Một nơi quí vị có thể tập trung vào soát xét là hạng mục lãi chứng khoán. Có thể ngân hàng của quí vị đang bán tống các chứng khoán có lợi suất cao của mình để có lãi nhằm tăng thu nhập hiện hành. Việc này được gọi là kinh doanh lãi, và ngân hàng có thể phải hy sinh khả năng sinh lời dài hạn vì ngân 172 hàng có thể không có khả năng tái đầu tư vốn vào các công cụ nợ có thể mang lại lãi suất tương tự. 173 Another concern with gains trading pertains to the source of the gains. Banks are required to segregate their securities holdings according to the purpose for which they are held—for trading, available-for-sale, and investment.19 These purposes determine how the securities are to be valued for financial reporting. If the bank is registering gains by selling investment securities, then it is likely that these securities are not being held for long-term investment and, as a result, may not be valued appropriately. This may cause the bank’s financial statements to be misstated, exposing the bank, directors, and others to monetary penalties. In summary, earnings quality refers to the composition, level, trend, and stability of bank earnings. For you, the director, and bank management, bank earnings quality is a financial report card. It tells how the bank has managed its risk exposure. Where risk management is good, earnings will be consistently strong and earnings quality will be good. Where risk management is poor, the opposite will be the result. In such cases, dissecting earnings into its component parts provides insights regarding areas needing attention. 174 Một vấn đề cần quan tâm với kinh doanh lãi liên quan đến nguồn gốc của lãi chứng khoán. Các ngân hàng được yêu cầu phải tách rời việc nắm giữ chứng khoán của mình tùy thuộc vào mục đích chứng khoán nào được ngân hàng nắm giữ - để kinh doanh, để sẵn sàng bán hay để đầu tư. Những mục đích này xác định các chứng khoán được định giá như thế nào cho việc báo cáo tài chính. Nếu ngân hàng hạch toán những khoản lãi bằng cách bán chứng khoán đầu tư thì có thể các chứng khoán này không được nắm giữ vì mục đích đầu tư dài hạn và kết quả là nó có thể không được định giá phù hợp. Việc này có thể làm cho báo cáo tài chính của ngân hàng có thể bị sai lệch, dẫn đến nguy cơ ngân hàng, các thành viên HĐQT và các bộ phận khác bị phạt tiền. Tóm lại, chất lượng thu nhập liên quan đến thành phần, mức độ, khuynh hướng và sự ổn định của thu nhập ngân hàng. Đối với quí vị, thành viên HĐQT, và ban điều hành ngân hàng, chất lượng thu nhập của ngân hàng là một thẻ theo dõi báo cáo tài chính ngân hàng. Nó cho biết ngân hàng đã quản trị nguy cơ rủi ro như thế nào. Nơi nào quản trị rủi ro tốt, thu nhập sẽ cao một cách nhất quán và chất lượng thu nhập sẽ tốt. Nơi nào quản trị rủi ro yếu kém, kết quả sẽ là điều ngược lại. Trong những trường hợp như thế này, việc tách thu nhập ngân hàng thành những thành phần sẽ cung cấp một cái nhìn thấu đáo liên quan đến các lĩnh vực cần phải chú ý. 175 Capital C Asset Quality A Management Earnings Liquidity M E L Sensitivity to market risk S LIQUIDITY Directors are responsible for adopting a funds management, or asset/liability management, policy that sets liquidity risk tolerances within which it expects management to operate. Procedures for identifying, measuring, monitoring, and controlling liquidity risk should be included. The policy should state what products will be used to manage interest rate risk and liquidity and include a liquidity contingency plan in the event of unusual liquidity pressures. Bank liquidity refers to the ability of a bank to raise cash quickly at a reasonable cost. Banks must have adequate liquidity in order to serve their customers and to operate efficiently. Those with adequate liquidity are able to pay creditors; meet unforeseen deposit runoffs; accommodate sudden, unexpected changes in loan demand; and fund normal loan growth without making costly balance sheet adjustments. Banks with poor liquidity may not be able to meet these funding demands and, in extreme cases, may be closed due to what is called liquidity insolvency. Providing for a bank’s liquidity needs can present many practical challenges. One reason is that funding demands may change suddenly and unexpectedly in response to the bank’s financial condition or economic and other events. Thus, like the magician’s coin, ample liquidity may be there one minute and gone the next. As a result, a liquidity position thought adequate for one set of circumstances may not be enough to support a bank’s funding needs for another. This section reviews bank liquidity needs. It discusses bank liquidity sources, describes monitoring and planning for bank liquidity needs, and discusses ways to analyze a bank’s liquidity position. 176 Capital C Asset Management Earnings Quality A M E Liquidity L Sensitivity to market risk S THANH KHOẢN Các thành viên HĐQT có trách nhiệm chấp thuận việc quản trị nguồn vốn và sử dụng vốn hay quản trị tài sản có/tài sản nợ, là chính sách thiết lập mức độ có thể chấp nhận được về rủi ro thanh khoản trong phạm vi mà HĐQT mong đợi ban điều hành ngân hàng thực hiện . Các quy trình nhận diện, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro thanh khoản cần phải được bao gồm trong chính sách. Chính sách thiết lập rủi ro thanh khoản cần phải nêu lên các sản phẩm nào sẽ được sử dụng để quản trị rủi ro lãi suất và thanh khoản và đi kèm là một kế hoạch xử lý các tình huống bất ngờ về thanh khoản trong trường hợp có những áp lực thanh khoản bất thường. Thanh khoản ngân hàng đề cập đến khả năng một ngân hàng có thể huy động tiền một cách nhanh chóng với chi phí hợp lý. Các ngân hàng phải có đủ thanh khoản để phục vụ khách hàng của mình và hoạt động có hiệu quả. Những ngân hàng nào có đủ thanh khoản thì có khả năng trả tiền cho các chủ nợ, đáp ứng các nhu cầu rút tiền ồ ạt không dự báo trước được, đáp ứng những thay đổi bất thường, không dự báo trước được về nhu cầu vay vốn và tài trợ mức tăng trưởng vay vốn một cách bình thường mà không cần phải điều chỉnh một cách tốn kém về nguồn vốn. Những ngân hàng nào có thanh khoản kém, có thể không có khả năng đáp ứng nhu cầu huy động vốn này và, trong những trường hợp tệ hại nhất, có thể bị đóng cửa do mất khả năng thanh toán. Cung ứng các nhu cầu thanh khoản của một ngân hàng có thể gặp nhiều thách thức thực tế. Một trong những lý do là nhu cầu huy động vốn có thể thay đổi bất ngờ và không thể dự báo trước được trong việc đáp ứng tình hình tài chính của ngân hàng hoặc các sự kiện kinh tế và các sự kiện khác. Vì thế, giống như đồng xu của nhà ảo thuật, dư thừa thanh khoản có thể xuất hiện trong thời khắc 177 này nhưng lại bị biến mất trong vài phút sau đó. Kết quả là, tình trạng thanh khoản được người ta nghĩ là đủ trong những trường hợp này, có thể lại không đủ để hỗ trợ nhu cầu vốn của ngân hàng trong một trường hợp khác. Phần này sẽ xem xét các nhu cầu thanh khoản của ngân hàng, thảo luận các nguồn thanh khoản của ngân hàng, mô tả việc theo dõi và hoạch định các nhu cầu thanh khoản của ngân hàng và thảo luận các cách thức phân tích tình trạng thanh khoản của ngân hàng. Sources of Liquidity Banks can fund their operations in variety of ways: • sell assets; • attract short-term and long-term deposit liabilities; • increase short-term and long-term borrowings; and • increase capital funds. The way a bank meets its funding needs depends upon the cost and availability of its funding options. Costs, which include losses on forced asset sales as well as higher interest charges, depend upon such matters as asset and liability maturity mix and marketability of asset holdings. Available funding options depend largely upon the bank’s overall financial condition and creditworthiness. Assets Bank assets are storehouses of liquidity. Theoretically, any asset item can serve as a liquidity source. How well a particular asset serves in this capacity depends upon the length of time it takes to dispose of it and the price the asset brings when it is sold. Assets that can be sold at a moment’s notice without any appreciable loss to the bank are ideal candidates for meeting unexpected liquidity demands. As a practical matter, few bank assets meet this ideal. For example, a bank could not quickly dispose of its building, furniture and fixtures, loans, and real estate to meet depositor demands for funds except at considerable loss. 178 In most instances, banks use their investment portfolio as a source of liquidity. Even securities, however, may have to be sold at a loss if an unexpected demand for funds should occur. Because of this, it is important that banks plan for future liquidity needs. An important part of this planning process is designating the purpose served by the bank’s securities holdings. Prior to 1993, banks held their securities either for investment or trading purposes. With the application of market value accounting to banks’ balance sheets, banks were required to designate their investment securities as “held-to-maturity” securities (HTM securities) and “available-for-sale” securities (AFS securities). Các nguồn thanh khoản Ngân hàng có thể huy động vốn cho các hoạt động của mình bằng nhiều cách: • Bán tài sản có; • Thu hút các khoản tiền gửi ngắn và dài hạn; • Tăng các khoản vay mượn ngắn hạn và dài hạn; • Tăng vốn tự có. Cách thức mà một ngân hàng đáp ứng nhu cầu huy động vốn của mình phụ thuộc vào chi phí và tính sẵn sàng của các nguồn vốn huy động được lựa chọn . Các chi phí, bao gồm các khoản lỗ do bắt buộc phải bán tài sản cũng như phải chịu mức lãi suất cao hơn, phụ thuộc vào các vấn đề như sự pha trộn kỳ hạn của tài sản nợ và tài sản có và khả năng có thể bán được trên thị trường của các hạng mục tài sản có được nắm giữ. Các chọn lựa nguồn vốn huy động có sẵn phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng tài chính tổng thể và mức độ tín nhiệm của ngân hàng. Tài sản có Tài sản có của ngân hàng là kho thanh khoản. Về mặt lý thuyết, bất cứ hạng mục tài sản có nào cũng có thể phục vụ như một nguồn thanh khoản. Một tài sản nhất định nào đó phục vụ khả năng này tốt ra sao phụ thuộc vào thời gian để bán được tài sản đó và giá mà tài sản đó mang lại khi nó được bán đi. Những tài sản nào có thể bán hầu như ngay lập tức mà không có bất kỳ khoản lỗ đáng kể nào cho ngân hàng là các tài sản lý tưởng để đáp ứng các nhu cầu thanh khoản bất thường. Trong thực tế, rất ít tài sản của ngân hàng có thể trở thành tài sản lý tưởng. Ví dụ, ngân hàng không thể nhanh chóng bán nhà cửa, đồ đạc, trang thiết bị, các khoản cho vay và bất động sản của mình để 179 đáp ứng nhu cầu vốn của người gửi tiền mà không phải chịu một mất mát đáng kể nào. Trong hầu hết trường hợp, các ngân hàng sử dụng danh mục đầu tư của mình như là một nguồn thanh khoản. Tuy nhiên, ngay cả chứng khoán cũng có thể phải bán lỗ nếu nhu cầu bất thường về vốn xuất hiện. Vì thế, điều quan trọng là các ngân hàng phải hoạch định các nhu cầu thanh khoản tương lai của mình. Một phần quan trọng của tiến trình hoạch định là chỉ ra mục đích của việc nắm giữ chứng khoán của ngân hàng là gì. Trước năm 1993, các ngân hàng nắm giữ các chứng khoán của mình nhằm mục đích đầu tư hoặc kinh doanh. Với việc áp dụng hạch toán theo giá thị trường trên bảng tổng kết tài sản của ngân hàng, các ngân hàng được yêu cầu phải chỉ định các chứng khoán đầu tư là chứng khoán “giữ đến đáo hạn” (Held-to-maturity_ HTM) hay chứng khoán “sẵn sàng để bán” (AFS_Available-for-sale). HTM securities are those that a bank purchases with the intent (and it has the ability) to hold until maturity. Since the bank’s intent is to hold its HTM securities until they mature, they are reported on a bank’s balance sheet at amortized cost—the bank’s cost adjusted for premium paid or discount received. A bank may decide to hold investment securities as HTM securities for a variety of reasons. For example, if securities offer a high yield, the bank may decide to purchase and hold them until maturity simply because they provide a good return. If the securities are issued by state and local political subdivisions (for example, county and city government, water districts, school districts, etc.), the bank may purchase them as a gesture of community support. Besides return and community support motives, HTM securities purchases may play a role in the bank’s liquidity management by being “pledged” or used as collateral against government deposits. AFS securities are those that a bank purchases with the intent of selling if the need arises. AFS securities are reported on the bank’s balance sheet at fair value—the value the bank could obtain for the securities at the time the balance sheet is prepared. Any difference between this value and the book value of a bank’s AFS securities is reported as an unrecognized gain or loss and is shown as an adjustment to its reported capital position. 180 It is important to note that the federal banking agencies currently do not explicitly take into account unrecognized losses in determining capital adequacy. However, these losses can raise supervisory concerns if the liquidity position of a bank is strained and it has large unrecognized losses in its AFS securities. In the event the bank was forced to sell its AFS securities in order to meet liquidity needs, previously unrecognized losses would have to be taken, and this would negatively affect the bank’s capital position. 181 Chứng khoán HTM là các chứng khoán mà một ngân hàng mua với dự kiến (hoặc ngân hàng đó có khả năng) sẽ giữ cho đến khi đáo hạn. Vì dự định của ngân hàng là giữ chứng khoán HTM của mình cho đến khi chúng đáo hạn nên chúng được báo cáo trên bảng tổng kết tài sản theo giá được điều chỉnh theo giá thị trường- là chi phí của ngân hàng được điều chỉnh trả thêm phí hay chiết khấu nhận được. Một ngân hàng có thể quyết định giữ chứng khoán đầu tư là chứng khoán HTM vì nhiều lý do. Ví dụ, nếu chứng khoán có lợi suất cao, ngân hàng có thể quyết định mua chúng và giữ cho đến khi đáo hạn đơn giản chỉ vì chúng mang lại lợi suất đầu tư tốt. Nếu chứng khoán đựơc chính quyền liên bang và các cơ quan ban ngành địa phương phát hành (ví dụ như chính quyền hạt, chính quyền thành phố, các cơ quan quản lý cấp nước, trường học…), thì ngân hàng có thể mua chúng như một hành động hỗ trợ cộng đồng. Bên cạnh động cơ lợi suất cao và hỗ trợ cộng đồng, việc mua chứng khoán HTM có thể đóng một vai trò trong việc quản trị thanh khoản của ngân hàng vì các chứng khoán này được cầm cố hoặc được sử dụng như là tài sản đảm bảo từ các khoản tiền gửi của chính phủ. Chứng khoán AFS là các chứng khoán mà ngân hàng mua với dự kiến sẽ bán khi nhu cầu phát sinh. Chứng khoán AFS được báo cáo đúng giá trị trên bảng tổng kết tài sản - là giá trị mà ngân hàng có thể nhận được vào lúc lập bảng tổng kết tài sản. Bất cứ sai biệt nào giữa giá trị này và giá trị ghi sổ của chứng khoán AFS được ghi nhận như là các khoản lời/lỗ trên giấy ( chưa thành hiện thực ) và được thể hiện như một sự điều chỉnh trạng thái vốn được báo cáo của ngân hàng này. Điều quan trọng cần nhớ là hiện nay các cơ quan quản lý và giám sát hoạt động ngân hàng liên bang không tính các khoản lời/lỗ trên giấy ( chưa thành hiện thực ) trong việc xác định mức đảm bảo vốn an toàn tối thiểu. Tuy nhiên, những khoản lỗ này có thể gia tăng những quan ngại về giám sát nếu tình trạng thanh khoản của một ngân hàng bị căng thẳng và ngân hàng có những khoản lỗ trên giấy lớn đối với các chứng khoán AFS của mình. Trong trường hợp ngân hàng bị buộc phải bán chứng khoán AFS nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản thì các khoản lỗ trên giấy ( chưa thành hiện thực) trước kia trở thành hiện thực và điều này sẽ có tác động tiêu cực đến tình trạng vốn tự có của ngân hàng. 182 AFS securities serve as an important source of liquidity for banks, and approximately 98 percent of U.S. banks’ investment securities are held as AFS securities. Thus, when a bank needs cash for liquidity purposes, it can sell some of its AFS securities. This raises the question, “What happens if these securities are not sufficient to meet liquidity needs and the bank must sell some HTM securities?” The answer is the bank “taints” its HTM securities portfolio, and it must reclassify all of these securities as AFS securities (see Reference 3.13). The ramification of this reclassification is that the reclassified securities must be valued at their current market price. Any unrecognized gains/losses must be taken into account in the bank’s capital position, once again raising supervisory concerns if the reclassified securities have large embedded unrecognized losses within them and the bank’s liquidity position is strained. Liabilities A bank can also meet its funding needs through liability management. Historically, deposits have been the predominant and lowest-cost funding source for a great majority of banks. However, banks of all sizes have seen low-cost core deposits (demand, money market, NOW, time, and savings accounts; and small denomination certificates of deposits) decline in response to increased competition for these funds from other financial service providers. Consequently, banks today depend more heavily on expensive noncore sources, such as large denomination CDs, brokered deposits, federal funds purchased and Federal Home Loan Bank (FHLB) advances, to meet their funding needs. 183 Chứng khoán AFS là một nguồn thanh khoản quan trọng đối với ngân hàng và khoảng 98% chứng khoán đầu tư của các ngân hàng Mỹ được giữ như là chứng khoán AFS. Vì thế, khi ngân hàng cần tiền vì mục đích thanh khoản, ngân hàng có thể bán một số chứng khoán AFS của mình. Điều này đưa đến một câu hỏi “Điều gì sẽ xảy ra nếu những chứng khoán này không đủ đáp ứng nhu cầu thanh khoản và ngân hàng phải bán một số chứng khoán HTM?”. Câu trả lời là ngân hàng phải “ hạ cấp” danh mục chứng khoán HTM và ngân hàng phải phân loại lại tất cả các chứng khoán này là chứng khoán AFS (xem tham khảo 3.13). Hệ quả thứ yếu của việc phân loại lại này là các chứng khoán bị phân loại lại phải được định giá theo giá của thị trường hiện hành. Bất cứ khoản lời, lỗ trên giấy ( chưa thành hiện thực) nào cũng phải được tính vào trạng thái vốn tự có của ngân hàng, một lần nữa làm tăng mối quan ngại giám sát nếu các chứng khoán được phân loại lại có những khoản lỗ trên giấy lớn và trạng thái thanh khoản của ngân hàng bị căng thẳng. Tài sản nợ Ngân hàng cũng có thể đáp ứng nhu cầu huy động vốn của mình thông qua hoạt động quản trị tài sản nợ của mình. Trước đây, tiền gửi là nguồn huy động vốn có chi phí thấp và chủ lực của hầu hết các ngân hàng. Tuy nhiên, các ngân hàng ở mọi quy mô đã nhìn thấy tiền gửi truyền thống có chi phí thấp (như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi trên thị trường tiền tệ, tài khoản NOW - Negotiable Order of Withdrawal – Lệnh rút tiền có thể chuyển nhượng được – là một dạng phái sinh của tài khoản séc, tiền gửi có kỳ hạn và tài khoản tiết kiệm và các chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá nhỏ) giảm đi do sự cạnh tranh các nguồn vốn huy động này đã gia tăng từ các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác. Kết quả là, ngày nay các ngân hàng phụ thuộc nhiều hơn vào các nguồn vốn huy động phi truyền thống có chi phí cao như các chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá lớn, tiền gửi qua môi giới, nguồn vốn được mua lại từ khoản vượt trội dự trữ bắt buộc của các ngân hàng tại FED (Mua quỹ vốn dự trữ tại FED – fed funds) và các khoản cho vay ứng trước của Ngân hàng cho vay mua nhà thế chấp liên bang (Federal Home Loan Bank _FHLB) để đáp ứng các nhu cầu tài trợ vốn của mình. 184 Federal funds are reserves held in a bank’s account with its Federal Reserve Bank. Reserve Banks have paid interest on those reserves since November 2008. If a bank has more reserves in its account than is required by the Federal Reserve, it can loan these excess reserves to other depository institutions. When a bank borrows federal funds, they are fed funds purchased. Most fed funds transactions are done on an overnight basis. However, longer-term arrangements can be made. For example, there are term fed funds that generally mature between two days and one year. Typically, fed funds purchased are viewed as a short-term funding source. The Federal Reserve discount window is a credit source that provides borrowing banks time to make orderly adjustments in their assets and/or liabilities to meet liquidity needs. Since January 2003, the discount window offers three permanent credit programs: primary, secondary, and seasonal credit. • Under the primary credit program, healthy institutions can borrow to meet short-term liquidity needs. To qualify for the program, an institution must be at least “adequately capitalized” under the federal banking agencies’ capital guidelines and have a CAMELS composite rating of 3 or better. The interest rate charged for primary credit is typically 100 basis points above the targeted federal funds rate, although the spread was temporarily reduced to as low as 25 basis points above the targeted fed funds rate in 2008 in response to market conditions. • For those institutions that do not qualify for primary credit, secondary credit is available. Secondary credit also can be obtained to facilitate an orderly resolution of a troubled institution. Among other things, discount window staff reviews requests under this program to ensure that a borrowing institution can return to market funding. The rate for secondary credit program is 50 basis points higher than that of the primary credit program. 185 Federal funds hay fed funds là các khoản dự trữ được giữ tại một tài khoản của ngân hàng mở tại FED. FED trả lãi cho những khoản dự trữ này từ tháng 11 năm 2008. Nếu một ngân hàng có nhiều dự trữ trên tài khoản của mình hơn mức yêu cầu của FED, ngân hàng đó có thể cho vay phần dự trữ vượt trội đó cho các tổ chức nhận tiền gửi khác. Khi một ngân hàng vay fed funds , có nghĩa là ngân hàng đó mua lại khoản fed funds vượt trội tại FED (mua fed funds). Hầu hết các giao dịch mua fed funds được thực hiện trên cơ sở qua đêm. Tuy nhiên, các thỏa thuận dài hạn cũng có thể được thực hiện. Ví dụ, fed funds cũng có những kỳ hạn từ hai ngày đến một năm. Nói chung, mua fed funds được xem như là nguồn huy động vốn ngắn hạn. Bộ phận chiết khấu tại FED là một nguồn tín dụng mang lại cho các ngân hàng đi vay thời gian để điều chỉnh một cách êm ả về tài sản có và/hoặc tài sản nợ để đáp ứng các nhu cầu thanh khoản. Kể từ tháng giêng năm 2003, bộ phận chiết khấu cung ứng ba chương trình tín dụng thường xuyên: tín dụng sơ cấp, thứ cấp và thời vụ. •Theo chương trình tín dụng sơ cấp, các ngân hàng lành mạnh có thể vay tiền để đáp ứng các nhu cầu thanh khoản. Để được tham dự chương trình, một ngân hàng phải ít nhất “có đủ vốn” theo hướng dẫn về vốn của các cơ quan quản lý và giám sát ngân hàng liên bang và có mức đánh giá xếp hạng tổng hợp CAMELS từ 3 điểm trở lên. Lãi suất áp dụng đối với tín dụng sơ cấp thường là lãi suất fed funds cộng thêm 100 điểm phần trăm cơ bản – basis point (1%) , mặc dù biên độ này tạm thời được giảm xuống thấp tới 25 điểm phần trăm cơ bản (0,25%) trên lãi suất fed funds năm 2008 để đáp ứng các điều kiện của thị trường. • Với các ngân hàng không đủ điều kiện tham dự chương trình tín dụng sơ cấp thì chương trình tín dụng thứ cấp dành sẵn cho họ. Tín dụng thứ cấp được sử dụng để tạo thuận lợi cho việc giải quyết thanh khoản êm thấm tại một ngân hàng gặp khó khăn. Ngoài những tiêu chí khác, nhân viên bộ phận chiết khấu sẽ soát xét các yêu cầu theo chương trình này để đảm bảo rằng ngân hàng đi vay tiền có thể trở lại việc tìm kiếm nguồn vốn huy động trên thị trường. Lãi suất áp dụng cho chương trình tín dụng thứ cấp cao hơn lãi suất áp dụng cho chương trình tín dụng sơ cấp là 50 điểm phần trăm cơ bản (0,50%). 186 • The seasonal credit program is available for longer periods (generally up to nine months) to assist smaller institutions in meeting regular funding needs arising from expected movement in their deposits and loans. The interest charged for seasonal credit is set by a formula tied to short-term market rates. Beginning in late 2007, the Federal Reserve began offering temporary discount window programs, such as the Term Auction Facility (TAF), to address elevated pressures in short-term funding markets. Like the primary credit program, TAF credit is only available to healthy institutions. TAF credit is typically available for 28-day and 84-day terms. Other temporary programs were also introduced to address particular market issues. A longer-term funding source is the FHLB. A bank can be an FHLB member and, if it qualifies, make use of a regional FHLB’s lending programs. These programs have a wide range of maturities and interest rate terms and can be used to fund residential loans and, in the case of smaller banks, fund small business, small farm, and small agribusiness loans. • An important issue in using the liability side of the balance sheet as a liquidity management tool is the stability of a bank’s liabilities. Often, fed funds, noncore deposits, and FHLB advances are available only as long as a bank is willing and able to pay for their use. Furthermore, a bank’s access to these funds may be limited if its financial condition comes under question or its capital slips below satisfactory levels. Because of this, banks that rely heavily on noncore deposits and nondeposit liabilities may be particularly vulnerable to liquidity pressure in times of trouble. 187 •Chương trình tín dụng thời vụ (theo lãi suất thị trường) sẵn sàng cung ứng cho những thời kỳ dài hơn (nói chung lên tới 9 tháng) nhằm hỗ trợ các ngân hàng nhỏ hơn để đáp ứng nhu cầu huy động vốn thường xuyên phát sinh từ biến động về tiền gửi và cho vay của ngân hàng đã được dự kiến. Lãi suất áp dụng cho tín dụng thời vụ được hình thành theo một công thức gắn liền với lãi suất thị trường ngắn hạn. Bắt đầu từ cuối năm 2007, FED bắt đầu cung ứng các chương trình chiết khấu tạm thời như Tiện Ích Đấu Giá Nguồn Vốn Có Kỳ Hạn (Term Aution Facility-TAF) để giải quyết các sức ép gia tăng trên thị trường nguồn vốn ngắn hạn. Giống như chương trình tín dụng sơ cấp, tín dụng TAF chỉ dành cho các ngân hàng lành mạnh. Tín dụng TAF thường có kỳ hạn từ 28 ngày (4 tuần) đến 84 ngày (12 tuần). Các chương trình tạm thời khác cũng được đưa ra để giải quyết các vấn đề thị trường cá biệt. Một nguồn huy động vốn dài hạn là các khoản cho vay ứng trước của Ngân hàng cho vay mua nhà thế chấp liên bang (Federal Home Loan Bank advances-FHLB). Một ngân hàng có thể là thành viên của FHLB và, nếu đủ tiêu chuẩn, có thể sử dụng các chương trình cho vay của FHLB khu vực. Các chương trình này có nhiều kỳ hạn và lãi suất khác nhau và có thể được sử dụng để tài trợ các khoản cho vay mua nhà dân cư và, trong trường hợp các ngân hàng nhỏ hơn, để tài trợ doanh nghiệp nhỏ, nông trại nhỏ và các khoản cho vay kinh doanh nông nghiệp nhỏ. Một vấn đề quan trọng trong việc sử dụng bên Tài sản Nợ của bảng tổng kết tài sản như một công cụ quản trị thanh khoản là sự ổn định của tài sản nợ của ngân hàng. Thông thường, nguồn vốn được mua lại từ khoản vượt trội dự trữ bắt buộc của các ngân hàng tại FED (fed funds), các khoản tiền gửi phi truyền thống, các khoản ứng trước FHLB chỉ được sẵn sàng cung ứng nếu một ngân hàng sẵn lòng và có thể trả lãi để sử dụng nguồn vốn đó. Hơn thế nữa, sự tiếp cận các nguồn vốn này của một ngân hàng có thể bị hạn chế nếu tình trạng tài chính của ngân hàng đó đang bị đặt câu hỏi hoặc vốn tự có của ngân hàng đó tụt xuống dưới mức thỏa đáng. Vì thế, các ngân hàng nào phụ thuộc nặng nề vào nguồn tiền gửi phi truyền thống và các khoản đi vay có thể dễ bị tổn hại trước sức ép thanh khoản trong những lúc khó khăn. 188 Until the passage of the FDICIA, the liability side of the balance sheet, especially deposits, was an almost limitless funding source for a bank. As long as it was willing to pay higher interest rates, perhaps even above the rest of the market, a bank could attract deposits. FDICIA, however, changed this by instilling greater depositor discipline over banks and by tying the use of purchased funds to bank capital. FDICIA increased depositor discipline by making it illegal for the FDIC to take any action that would increase insurance fund losses by protecting depositors for more than the insured portion of their deposits. Because depositors risk losing all or part of the uninsured portion of their deposits, they will be less apt to keep large uninsured amounts at banks unless they are in good financial health. As a result, banks in poor or deteriorating condition may find it more difficult to retain uninsured deposits to fund their operations and thus may be more prone to liquidity problems. FDICIA also made it more difficult for problem banks to use purchased money, such as brokered deposits, as a funding source. Under the law and implementing regulations, well-capitalized banks (refer to Reference 3.3 for capital definitions) that are not in troubled condition face no restrictions on their use of brokered deposits. Any insured depository institution that is less than wellcapitalized is restricted in the effective yield it can pay on deposits and/or its ability to accept, renew or rollover any brokered deposit. Because of these restrictions, undercapitalized banks have fewer liability options to address liquidity needs. 189 Cho đến khi thông qua Đạo Luật Bổ Sung Công Ty Bảo Hiểm Tiền Gửi Liên Bang (Federal Deposit Insurance Corporation Improvement Act – FDICIA), bên Nợ của bảng tổng kết tài sản, đặc biệt là các khoản tiền gửi, hầu như là một nguồn huy động vốn không hạn chế đối với một ngân hàng. Miễn là ngân hàng đồng ý trả lãi suất cao hơn, có lẽ cao nhất trên thị trường, ngân hàng đó có thể thu hút được các khoản tiền gửi. Tuy nhiên, FDICIA đã thay đổi điều này bằng cách làm các ngân hàng thấm nhuần hơn về kỷ luật / sự trừng phạt của người gửi tiền ( depositor discipline : kỷ luật / sự trừng phạt của người gửi tiền đối với những ngân hàng hoạt động yếu kém bằng cách rút các khoản tiền ở trên mức được FDIC bảo hiểm) và cột chặt việc sử dụng fed funds được mua vào vốn tự có của ngân hàng. FDICIA đã tăng cường kỷ luật /sự trừng phạt của người gửi tiền bằng cách coi việc Công Ty Bảo Hiểm Tiền Gửi Liên Bang (Federal Deposit Insurance Corporation –FDIC) thực hiện bất kỳ hành động nào sẽ làm tăng khoản mất mát vốn được bảo hiểm nhằm bảo hiểm nhiều hơn phần đã được bảo hiểm cho các khoản tiền gửi của khách hàng là bất hợp pháp. ( Ghi chú : Liên quan đến Depositor discipline, FDICIA cũng quan tâm đến việc các ngân hàng có thể trả lãi suất cao hơn để người gửi tiền không rút ra khoản tiền cao hơn mức được FDIC bảo hiểm – lớn hơn USD 100.000). Vì những người gửi tiền gặp rủi ro mất tất cả hay một phần số tiền không được bảo hiểm trong khoản tiền gửi của họ, họ sẽ ít có khả năng giữ những khoản tiền lớn không được bảo hiểm tại các ngân hàng nếu các ngân hàng không có tình trạng tài chính lành mạnh. Kết quả là, các ngân hàng trong tình trạng suy giảm hoặc yếu kém có thể bị khó khăn hơn nhằm duy trì những khoản tiền gửi không được bảo hiểm nhằm tài trợ vốn cho hoạt động của mình và vì thế dễ gặp các vấn đề về thanh khoản. FDICIA cũng làm cho các ngân hàng yếu kém gặp khó khăn hơn trong sử dụng nguồn vốn huy động, như tiền gửi thông qua môi giới ( brokered deposits), như là một nguồn huy động vốn. Theo luật pháp và các quy định thực hiện, các ngân hàng nào đủ vốn tự có (tham khảo Bảng tham khảo 3.3-định nghĩa vốn tự có), có nghĩa là không ở trong tình trạng khó khăn, sẽ không gặp một hạn chế nào trong việc sử dụng tiền gửi thông qua môi giới. Bất cứ tổ chức nhận tiền gửi có bảo hiểm nào bị xem là không đủ vốn tự có đều bị hạn chế trong việc trả lãi suất thực cho các khoản tiền gửi và/hoặc bị giới hạn về khả năng chấp nhận, tái tục hoặc xoay vòng bất cứ 190 khoản tiền gửi thông qua môi giới nào. Vì những hạn chế này, các ngân hàng nào thiếu vốn tự có sẽ có ít những lựa chọn nguồn vốn huy động hơn để giải quyết các nhu cầu thanh khoản của mình. FDICIA also altered the availability of the Federal Reserve’s discount window to meet funding needs. Discount window advances are available to banks and other insured depository institutions to meet liquidity needs that may arise from such things as unexpectedly large withdrawals of deposits, seasonal fluctuation in deposits and loans, or exceptional circumstances. Under FDICIA, the Federal Reserve is limited on how long it may lend to undercapitalized banks without incurring any liability. Additionally, FDICIA made the Federal Reserve liable for any increased loss to the FDIC insurance fund resulting from any outstanding loans to banks five days after they have become critically undercapitalized. Consequently, some banks may find discount window borrowing a more-limited funding source. Capital A bank may use sales of new equity and debt capital instruments to help meet its funding needs. However, because raising capital requires considerable planning and can be both time consuming and costly, banks seldom use capital sales as a short-term funding source. Instead, these sales play a more important role in restoring capital and reopening other funding sources to banks. Establishing Policies As you can see, banks have a variety of balance sheet resources to draw upon to meet expected and unexpected funding needs. However, because of law and regulatory changes, some sources of liquidity may not be as readily available as they once were. Moreover, in times of trouble, some funding avenues simply may not be open. As a result, it is essential that you and other board members establish policies that address how your bank will provide for adequate liquidity. For example, the investment policy should define how the bank’s liquidity requirements are considered in determining the type and maturity of securities purchased. The asset/liability management policy should spell out asset and 191 liability mix and maturity and set operating limits (for example, maximum loans-to-total deposits ratio, that helps preserve the bank’s funding options). You also must monitor the bank’s liquidity position and, with management, develop plans to meet expected and unexpected funding needs. 192 FDICIA cũng thay đổi tính sẵn sàng của bộ phận chiết khấu của FED nhằm đáp ứng các nhu cầu huy động vốn. FED sẵn sàng cho vay chiết khấu cho các ngân hàng và các tổ chức nhận tiền gửi có bảo hiểm khác để đáp ứng nhu cầu thanh khoản có thể phát sinh trong trường hợp rút tiền gửi bất thường với khối lượng lớn, biến động theo mùa về tiền gửi và cho vay hoặc trong những trường hợp bất thường. Theo FDICIA, FED bị hạn chế về thời gian cho vay trong bao lâu đối với các ngân hàng nào bị thiếu vốn tự có mà không chịu một trách nhiệm nào. Thêm vào đó, FDICIA buộc FED phải chịu trách nhiệm đối với bất cứ khoản mất mát gia tăng nào xảy ra cho quỹ bảo hiểm của FDIC đối với các khoản dư nợ tại các ngân hàng 5 ngày sau khi các ngân hàng này được xác định là thiếu vốn trầm trọng. Kết quả là, một số ngân hàng coi việc vay tiền tại bộ phận chiết khấu của FED là một nguồn huy động vốn đã bị hạn chế nhiều hơn. Vốn tự có Một ngân hàng có thể dùng tiền bán các công cụ vốn chủ sở hữu mới và vốn nợ nhằm đáp ứng các nhu cầu huy động vốn của mình. Tuy nhiên, vì việc huy động vốn tự có yêu cầu phải lập kế hoạch chu đáo và có thể tốn kém cả thời gian lẫn chi phí, các ngân hàng hiếm khi sử dụng việc bán các công cụ huy động vốn tự có như là một nguồn huy động vốn ngắn hạn. Thay vào đó, việc bán các công cụ vốn này đóng một vai trò quan trọng hơn trong việc phục hồi vốn tự có và mở ra lại các nguồn huy động vốn khác cho các ngân hàng. Thiết lập chính sách Như quý vị thấy, các ngân hàng có nhiều nguồn trên bảng tổng kết tài sản để đáp ứng các nhu cầu huy động vốn dự kiến và bất thường. Tuy nhiên, vì những thay đổi về luật và quy định quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng, một số nguồn thanh khoản có thể không có sẵn để sử dụng như trước đây. Hơn nữa, trong thời kỳ khủng hoảng, một số con đường huy động vốn đơn thuần là không thể mở ra. Kết quả là, điều cần thiết mà quý vị và các thành viên HĐQT khác cần thiết lập các chính sách nhằm giải quyết cách mà ngân hàng quý vị sẽ cung cấp thanh khoản thích hợp như thế nào. Ví dụ, chính sách đầu tư cần xác định rõ các yêu cầu thanh khoản của ngân hàng được xem xét như thế nào trong việc xác định loại hình và kỳ hạn các chứng khoán được mua. Chính sách quản trị tài sản nợ/tài sản có cần chỉ ra được cơ cấu tài sản nợ, tài sản có và kỳ hạn của chúng và thiết lập các giới hạn hoạt động kinh doanh (ví dụ, tỉ 193 lệ cho vay tối đa trên tổng tiền gửi nhẳm giúp duy trì các lựa chọn khác nhau về huy động vốn của ngân hàng). Quý vị cũng phải theo dõi tình trạng thanh khoản của ngân hàng và, cùng với ban điều hành, triển khai các kế hoạch nhằm đáp ứng các nhu cầu huy động vốn dự kiến và bất thường. Monitoring and Planning for Bank Liquidity Ratio Analysis Reference 3.14 presents some liquidity measures and offers thoughts on matters to consider in reviewing your bank’s liquidity. The ratios included in the reference, however, focus primarily on the bank’s current liquidity position and trends in that position. It also is important to have a picture of your bank’s future liquidity needs to help plan for these needs. Knowing in advance when liquidity pressure points might occur makes it possible to explore alternative ways to deal with them in advance. This advanced planning permits a more reasoned, less frantic, and less costly approach to raising funds to meet the bank’s liquidity requirements. A useful tool for looking at your bank’s future liquidity position is a liquidity forecast. Liquidity forecasts A forward forecast of the bank’s liquidity needs is helpful in ensuring the bank’s funding needs are met regardless of what the future holds. Reference 3.15 provides a sample of a worksheet that might be used to forecast your bank’s funding needs. This worksheet divides funding into what controls the decision regarding sources and uses of bank funding: Is it customer- or management-driven? A cash-flow-projection worksheet describes an institution’s liquidity profile under an established set of assumptions about the future. The set of assumptions used in the cash-flow projection constitutes a scenario to forecast the bank’s funding needs. Often, banks generate multiple forecasts based on different scenarios. For example, they make cash-flow projections for normal-course-ofbusiness scenarios; short-term, institution-specific stress scenarios; and more-severe, intermediate-term, institution-specific stress 194 scenarios. Each scenario requires assessing the likelihood of funding needs and planning for potential funding shortfalls. 195 Theo dõi và lập kế hoạch thanh khoản cho ngân hàng Phân tích chỉ số Bảng tham khảo 3.14 thể hiện các chỉ số đo lường thanh khoản và đề xuất những cách tư duy về các vấn đề cần xem xét trong việc soát xét thanh khoản của ngân hàng. Tuy nhiên, các chỉ số trong bảng tham khảo tập trung chủ yếu vào trạng thái thanh khoản hiện hành của ngân hàng và các khuynh hướng trong những trạng thái đó. Việc có một bức tranh tổng thể về nhu cầu thanh khoản tương lai của ngân hàng của quý vị rất quan trọng để giúp hoạch định các nhu cầu này. Việc biết trước khi nào các điểm áp lực thanh khoản xảy ra sẽ giúp đưa ra các cách thức giải quyết khác nhau trước khi chúng xảy ra. Việc hoạch định trước này cho phép một phương pháp huy động vốn hợp lý hơn, ít cảm tính và tốn ít chi phí hơn nhằm đáp ứng các nhu cầu thanh khoản của ngân hàng. Một công cụ hữu ích trong việc xác định nhu cầu thanh khoản tương lai của ngân hàng của quý vị là dự báo thanh khoản. Dự báo thanh khoản Việc dự báo nhu cầu thanh khoản sẽ hữu ích trong việc đảm bảo đáp ứng các nhu cầu huy động vốn của ngân hàng bất kể điều gì xảy ra trong tương lai. Bảng tham khảo 3.15 cung cấp một bảng mẫu được dùng trong dự báo các nhu cầu huy động vốn của ngân hàng. Bảng này cho thấy cái gì kiểm soát việc ra quyết định liên quan đến nguồn vốn huy động và sử dụng nguồn vốn huy động của ngân hàng: Quyết định này do yêu cầu / kỳ vọng của khách hàng hay của ban điều hành thúc đẩy? Bảng dự báo lưu chuyển tiền tệ mô tả tổng quát thanh khoản của một ngân hàng qua việc xác lập một bộ các giả định về tương lai. Bộ giả định sử dụng trong dự báo lưu chuyển tiền tệ tạo thành một kịch bản để dự báo nhu cầu huy động vốn của ngân hàng. Các ngân hàng thường tạo ra nhiều dự báo dựa trên nhiều kịch bản khác nhau. Ví dụ, ngân hàng thực hiện các dự báo lưu chuyển tiền tệ đối với các kịch-bản-kinh doanh-theo-tiến-trình-bình-thường; kịch bản trong ngắn hạn, có các áp-lực-cụ-thể đối với ngân hàng này; và kịch bản trong trung hạn, có áp-lực-cụ-thể nghiêm-trọng-hơn. Mỗi kịch bản yêu cầu đánh giá khả năng về nhu cầu huy động vốn và hoạch định các thiếu hụt nguồn vốn huy động tiềm tàng. 196 REFERENCE 3.14 RATIO ANALYSIS - LIQUIDITY High actual values relative to budget and peer should be explained. High value may mean: • Lower cost funds to support additional loan growth are nearly exhausted. • Liquidity is being sacrificed for earnings. Current period Actual Budget Peer Historical Previous Same period last year Measure Loans/deposits High positive value may indicate few, short-term investment that can be easily liquidated are available to meet the sudden loss of non-core funding. High value may mean that few investment securities remain that can be sold to raise cash. USD 100,000 deposit/Total Deposit Brokered deposits deposit/Total Net non-core fund dependence* Fed funds purchase/Total assets FHLB assets advancce Pledged securities / High value may indicate an overreliance on a funding source that may not be available to the bank if its capital or financial condition deteriorates. Also may mean reduced earnings due to the high cost of these funds. Total securities/total * Net non-core fund dependence= Noncore liabilities less short term investment Long-term investments This shows a bank’s ability to fund its assets in the event of noncore liability loss. For 197 large banks that rely more heavily on noncore funding, this ratio is typically positive. For community banks that rely more heavily on core deposits, this ratio often will be negative. See pages III-5 of A User’s Guide for the Uniform Bank Performance Report, March 2006, for a description of the balance sheet items that make up this ratio. THAM KHẢO 3.14 PHÂN TÍCH CHỈ SỐ - THANH KHOẢN Các giá trị thực tế cao so với kế hoạch và các ngân hàng đồng cở cần phải được giải thích. Kỳ hiện hành Thực Kế Các hiện hoạch ngân hàng đồng cở Giá trị dương cao có thể là chỉ báo có ít các khoản đầu tư ngắn hạn có thể dễ dàng thanh lý nhằm đáp ứng cho những mất mát bất thường của việc huy động vốn phi truyền thống. Giá trị cao có thể có ý nghĩa là còn lại ít chứng khoán đầu tư có thể bán được để huy động tiền. Các giá trị thực tế cao có nghĩa: • Chi phí huy động vốn thấp hơn để hỗ trợ tăng trưởng tín dụng thêm hầu như cạn kiệt. • Thanh khoản đang bị hy sinh cho thu nhập. Chỉ số đo lường Cho vay/Tổng tiền gửi Tiền gửi 100.000USD/Tổng tiền gửi Tiền gửi qua môi giới/Tổng tiền gửi Mức Phụ thuộc vào tiền gửi phi truyền thống ròng* Mua fed funds/tổng tài sản có Ứng trước FHLB/ tổng tài sản có Chứng khoán đã cầm cố/ tổng chứng khoán Kỳ quá khứ Quý Cùng trước kỳ năm ngoái Giá trị cao có thể là chỉ báo sự phụ thuộc quá mức vào những nguồn vốn huy động mà ngân hàng có thể không có sẵn nếu tình hình tài chính hoặc vốn tự có của ngân hàng bị xấu đi. Giá trị này cũng có thể có ý nghĩa là thu nhập ngân hàng bị giảm đi do chi phí cao của các nguồn vốn huy động này. * Mức Phụ thuộc vào tiền gửi phi truyền Vốn huy động phi truyền thống – đầu tư thống ròng = ngắn hạn Đầu tư dài hạn Chỉ số này cho thấy khả năng của ngân hàng để tài trợ vốn (huy động vốn) cho tài sả có của mình trong trường hợp mất mát do huy động vốn phi truyền thống. Với các ngâ hàng lớn, phụ thuộc nặng vào huy động vốn phi truyền thống, chỉ số này thường dươn (+). Với các ngân hàng cộng đồng phụ thuộc nhiều vào nguồn tiền gửi truyền thống, c 198 số này thường sẽ âm (-). Xem trang III-5 tài liệu Hướng Dẫn Báo Cáo Thành Quả Hoạ Động Ngân Hàng Đồng Nhất, tháng 3 năm 2006, mô tả các khoản mục trong bảng tổn kết tài sản tạo thành chỉ số này. Importantly, no single cash-flow projection reflects the range of liquidity sources and needs required for planning purposes. Normal- course-of-business scenarios are used to establish benchmarks for the ‘‘normal’’ behavior of cash flows of the institution. These scenarios are those the institution expects under normal conditions, reflecting among other things seasonal fluctuations in loans or deposit flows and expected growth in assets and liabilities. Adverse, institution-specific scenarios simulate the institution under constrained liquidity conditions. For example, they might simulate the bank’s cash flows under a bank specific event such as credit quality problems. Others scenarios might analyze liquidity issues arising from external events that somehow disrupt the payments system. Scenarios may differ regarding the severity of problems encountered. They might vary in duration from short to long. In the end, these simulations help identify the timing, nature, and magnitude of liquidity issues the bank is likely to encounter. As such, simulations done under a variety of scenarios are a useful tool for developing contingency plans to deal with funding problems that could arise. In conclusion, a bank’s liquidity position can change quickly, and directors are responsible for ensuring that their banks can effectively deal with these changes. This requires establishing policies that address the bank’s liquidity needs, monitoring its liquidity position, and planning for its future funding needs. 199 Điều quan trọng là không có một dự báo lưu chuyển tiền tệ đơn lẻ nào phản ánh hết các nguồn thanh khoản và các nhu cầu cần thiết cho mục đích hoạch định. Các kịch bản kinh doanh-theo-tiến-trìnhbình-thường được dùng để thiết lập chuẩn mực cho hành vi “bình thường” trong lưu chuyển tiền tệ của một ngân hàng. Các kịch bản này là các kịch bản mà các ngân hàng kỳ vọng sử dụng trong điều kiện bình thường, phản ánh những biến động thời vụ trong một số tình huống khác nhau về cho vay, hay luồng tiền gửi và tăng trưởng dự kiến về tài sản có và tài sản nợ. Ngược lại, các kịch bản áp-lực-cụ-thể đối với một ngân hàng mô phỏng một ngân hàng hoạt động trong những điều kiện thanh khoản căng thẳng. Ví dụ, các kịch bản có thể mô phỏng lưu chuyển tiền tệ của ngân hàng trong một tình huống đặc biệt của ngân hàng như các vấn đề chất lượng tín dụng. Những kịch bản khác có thể phân tích các vấn đề thanh khoản phát sinh từ các sự kiện bên ngoài làm rối loạn hệ thống thanh toán phần nào. Các kịch bản có thể khác nhau liên quan đến mức độ trầm trọng của vấn đề gặp phải. Chúng có thể khác nhau về thời gian dài hay ngắn. Cuối cùng, các giả định này giúp các ngân hàng xác định được thời gian, bản chất và quy mô của các vấn đề thanh khoản mà họ có khả năng gặp phải. Như vậy, các giả định được thực hiện trong nhiều kịch bản khác nhau là công cụ hữu ích trong việc triển khai các kế hoạch xử lý tình huống bất ngờ nhằm giải quyết các vấn đề về huy động vốn có thể phát sinh. Kết luận, tình trạng thanh khoản của một ngân hàng có thể thay đổi nhanh chóng và các thành viên HĐQT có trách nhiệm đảm bảo rằng ngân hàng của quý vị có thể xử lý hiệu quả những sự thay đổi này. Việc này yêu cầu phải thiết lập các chính sách để xử lý các nhu cầu thanh khoản, theo dõi tình trạng thanh khoản của ngân hàng và hoạch định các nhu cầu huy động vốn trong tương lai của ngân hàng. 200 REFERENCE 3.15 EXAMPLE CASH FLOW PROJECTION WORKSHEET Day 1 Customer-driven cash flows Consumer loans Business loans Residential mortgage loans Fixed assets Other assets Non-interest bearing deposits NOW accounts MMDA Passbook savings Statement savings CDs < $100,000 Jumbo CDs Net interest income Micellaneous and other liabilities Other Subtotal Managementcontrolled cash flows Invesment securities Repos, FFP, other short-term borrowings FHLB & other borrowings Committed lines Uncommitted lines Other Subtotal Week 1 Week 2 Week 3 Month 1 Month 3 Month 4-6 • Are the underlying assumptions for each scenario well-documented? • What assumptions are made for the values included under each scenario presented? • What is the underlying basis for those assumptions? Are they realistic and tailored to the market and economic environment in which the bank operates or could operate? • Are the assumptions consistent with the scenario presented? For example, if the scenario is triggered by asset problems at the bank, do funding sources remain available? • Are the assumptions for each scenario consistent with the bank’s liquidity management strategy and any liquidity contingency plan established by the board and management? • Are there plans to address funding shortfalls? Do those plans change with scenario severity? Net cash flows gaps Commulative position 201 Month 7-12 THAM KHẢO 3.15 VÍ DỤ BẢNG DỰ BÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ Ngày 1 Lưu chuyển tiền tệ do nhu cầu / kỳ vọng của khách hàng quyết định Cho vay tiêu dùng Cho vay doanh nghiệp Cho vay mua nhà ở thế chấp Tài sản cố định Các tài sản khác Tiền gửi không trả lãi Tài khoản NOW- Negotiable Order of Withdrawal MMDAs – Money Market Deposit Accounts Tiết kiệm có sổ Tiết kiệm nhận được bản sao kê TK Chứng chỉ tiền gửi< 100.000USD Chứng chỉ tiền gửi >100.000USD Thu nhập phi lãi ròng Linh tinh và nợ phải trả khác Khác Cộng Lưu chuyển tiền tệ do ban điều hành quyết định Đầu tư chứng khoán Repos, mua fed funds, vay ngắn hạn khác FHLB& các khoản vay khác Hạn mức cam kết Hạn mức không cam kết Khác Cộng Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tháng 1 Tháng 3 Tháng 4-6 Tháng 7-12 • Các giả định cơ bản cho mỗi kịch bản có tập hợp đầy đủ hồ sơ không? • Giả định nào được lập đối với các giá trị tương ứng với mỗi kịch bản được thể hiện? • Cơ sở nền tảng của các giả định này là gì? Các giả định có thực tế và phù hợp với môi trường kinh tế và thị trường mà ngân hàng đang hoạt động hay không? • Các giả định có nhất quán với kịch bản được thể hiện hay không? Ví dụ, nếu kịch bản nhằm giải quyết khó khăn về tài sản có của ngân hàng, các nguồn vốn huy động vẫn có sẵn hay không? • Các giả định cho mỗi kịch bản có nhất quán với chiến lược quản trị thanh khoản của ngân hàng và bất cứ kế hoạch xử lý các tình huống bất ngờ về thanh khoản nào do hội đồng quản trị và ban điều hành thiết lập hay không? • Các kế hoạch này có giải quyết được vấn đề thiếu nguồn vốn huy động hay không? Những kế hoạch đó có thay đổi theo mức độ khốc liệt / trầm trọng của kịch bản hay không? Chênh lệch luồng tiền ròng Tình trạng lũy kế 202 203 Capital C Asset Quality A Management M Earnings Liquidity E L Sensitivity to market risk S SENSITIV ITY TO MARKET RISK As part of the bank’s management team, you are responsible for understanding the nature and level of your bank’s interest rate risk and how that risk fits into your overall business strategy. You are also responsible for ensuring necessary processes are in place to identify, measure, monitor, and control your bank’s interest rate exposure. How detailed and formal these processes are depends upon the size, complexity, and risk profile of your bank. Your responsibilities include adopting a funds management, or asset/liability management, policy. In the case of sensitivity, though, you will set risk tolerances to preserve the bank’s ability to maintain earnings and protect capital in the face of changing interest rates. Management information systems should allow you to review management’s sensitivity strategies so that you can be alerted to those that could compromise the bank’s earnings potential. Various modeling software is available that can help directors monitor interest rate exposure. Sensitivity to market risk reflects the degree to which changes in interest rates, foreign exchange rates, commodity prices, or equity prices can adversely affect a financial institution’s earnings or economic capital. For some large institutions, foreign operations can be a significant source of market risk. Trading activities, where the institution buys and sells investment securities or foreign currencies hoping to profit on price movements, also can be a significant source of market risk for some. For most institutions, however, the primary source of market risk stems from interest rate changes and their effects on bank earnings and capital. It is this aspect of market risk that is the focus here. 204 Capital C Asset Quality A Management Earnings Liquidity M E L Sensitivity to market risk S NHẠY CẢM VỚI RỦI RO THỊ TRƯỜNG Là một thành viên của ban lãnh đạo ngân hàng, quý vị có trách nhiệm hiểu rõ bản chất và mức độ rủi ro lãi suất của ngân hàng của mình và rủi ro đó hòa hợp như thế nào với chiến lược kinh doanh tổng thể của ngân hàng quý vị. Quý vị cũng có trách nhiệm trong việc đảm bảo các quy trình cần thiết được đưa vào nhằm nhận diện, đo lường, theo dõi và kiểm soát các nguy cơ rủi ro lãi suất cho ngân hàng của mình. Các quy trình này được chi tiết hóa và quy định chính thức thế nào tùy thuộc vào quy mô, tính phức tạp và danh mục rủi ro sẵn sàng chấp nhận của ngân hàng quý vị. Trách nhiệm của quý vị bao gồm việc chấp thuận chính sách quản trị nguồn vốn /sử dụng vốn hoặc quản trị tài sản có/tài sản nợ. Dù vậy, đề cập đến tính nhạy cảm của rủi ro thị trường, quý vị sẽ phải thiết lập mức độ rủi ro có thể chấp nhận được nhằm bảo toàn khả năng duy trì thu nhập và bảo vệ vốn tự có của ngân hàng mình trước thay đổi về lãi suất. Hệ thống thông tin quản trị (Management Information System – MIS) phải cho phép quý vị theo dõi các chiến lược nhạy cảm rủi ro lãi suất thị trường của ban điều hành để quý vị có thể nhận được các cảnh báo về các rủi ro có thể làm tổn hại tiềm năng thu nhập của ngân hàng. Có sẵn các phần mềm mô phỏng khác nhau có thể giúp các thành viên HĐQT theo dõi các nguy cơ rủi ro lãi suất. Tính nhạy cảm với rủi ro thị trường phản ánh một mức độ mà sự thay đổi về lãi suất, tỉ giá hối đoái, giá hàng hóa hoăc giá cổ phần có thể tác động bất lợi đến thu nhập hoặc vốn kinh tế của một ngân hàng. Đối với một số ngân hàng lớn, các hoạt động bên ngoài lãnh thổ quốc gia có thể là một nguồn rủi ro thị trường đáng kể. Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng như mua bán chứng khoán đầu tư hoặc ngoại tệ với hy vọng kiếm lời từ biến động giá cũng có thể, trong một mức độ nào đó, là một nguồn rủi ro thị trường đáng kể. Tuy nhiên, đối với hầu hết các ngân hàng, nguồn rủi ro thị 205 trường cơ bản bắt nguồn từ thay đổi lãi suất và những tác động của chúng đối với thu nhập và vốn tự có của ngân hàng. Khía cạnh này của rủi ro thị trường được tập trung ở đây. 206 Banks are large holders of financial assets. Because of this, interest rate movements can have significant effects on their financial condition and operating performance. This is due to the inverse relationship between market interest rates and market values of investment securities. For example, when market interest rates rise, the value of currently held investment securities will decline. There have been periods in our history when market interest rates have risen after a long period of decline. In a rising rate environment, banks can experience significant market value declines in their securities portfolios. Collectively, this can amount to billions of dollars in unrecognized losses on AFS securities \These unrecognized losses are not unimportant, even though an actual loss does not occur until the securities are, in fact, sold. Unrecognized losses matter because they indicate that bank assets are not earning current market returns and that earnings would be higher if the bank could invest its assets at higher market rates. For banks with publicly traded stock, the lost earnings translate into lower stock prices because investors are less willing to purchase stock in banks with such losses. The unrecognized losses present a potential liquidity issue if securities must be sold to meet funding needs. They can also pose a capital adequacy issue if they are large enough to trigger bank examiner concerns regarding the bank’s safety and soundness. This section reviews your bank’s exposure to interest rate changes. It discusses how interest rate changes can affect bank earnings and capital and the need to establish controls over a bank’s interest rate risk-taking. Additionally, it describes tools to monitor bank interest rate exposure and discusses matters to consider when reviewing output from these tools. 207 Các ngân hàng là những người nắm giữ rất nhiều tài sản tài chính. Vì thế, biến động lãi suất có những tác động đáng kể lên tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng này. Điều này là do mối quan hệ ngược chiều giữa lãi suất thị trường và giá trị thị trường của chứng khoán đầu tư. Ví dụ, khi lãi suất thị trường tăng thì giá trị chứng khoán đầu tư hiện đang nắm giữ sẽ giảm xuống. Đã có những thời kỳ lãi suất thị trường tăng lên sau một thời kỳ dài sụt giảm. Trong môi trường lãi suất tăng, các danh mục chứng khoán đầu tư của các ngân hàng có thể sụt giảm giá trị thị trường đáng kể. Nói chung, sự sụt giảm này có thể dẫn đến các khoản thua lỗ chưa thành hiện thực lên đến hàng tỷ đô la Mỹ ở các chứng khoán AFS. Các khoản thua lỗ chưa thành hiện thực không phải là không quan trọng mặc dù các khoản lỗ thật chỉ xảy ra khi các chứng khoán thực sự được bán đi. Các khoản thua lỗ chưa thành hiện thực trở thành có vấn đề vì chúng cho thấy tài sản có của ngân hàng không mang lại suất thu lợi theo thị trường hiện hành và các khoản thu nhập sẽ cao hơn nếu như ngân hàng đầu tư các tài sản của mình ở mức lãi suất thị trường cao hơn. Đối với các ngân hàng có cổ phần được giao dịch trên thị trường chứng khoán, các khoản thu nhập bị mất sẽ làm cho giá cổ phiếu xuống thấp hơn nữa vì các nhà đầu tư hiếm khi sẵn lòng mua các cổ phiếu ở các ngân hàng có các khoản lỗ như vậy. Các khoản thua lỗ chưa thành hiện thực cho thấy vấn đề thanh khoản tiềm tàng nếu các chứng khoán phải bán đi nhằm đáp ứng các nhu cầu huy động vốn. Chúng cũng có thể tạo ra một vấn đề về đảm bảo an toàn vốn tối thiểu nếu chúng đủ lớn để kích hoạt / tạo ra mối quan ngại của các thanh tra viên ngân hàng liên quan đến tính an toàn và vững chắc của ngân hàng. Phần này soát xét các nguy cơ của ngân hàng của quý vị trước những thay đổi lãi suất, thảo luận việc thay đổi lãi suất ảnh hưởng thế nào đến thu nhập và vốn tự có của ngân hàng và nhu cầu cần phải thiết lập sự kiểm soát về mức độ chấp nhận rủi ro lãi suất của ngân hàng. Thêm vào đó, phần này cũng mô tả các công cụ để theo dõi nguy cơ rủi ro lãi suất và thảo luận các vấn đề cần quan tâm khi xem xét các kết quả từ các công cụ này. 208 Interest Rate Changes and Their Effects on Earnings and Equity When speaking of interest rate risk, you might hear terms such as re-pricing risk, basis risk, yield curve risk, and options risk. These are components of interest rate risk. You may read more about them in the regulatory supervisory manuals that are referenced in Chapter 6, Other Resources for Bank Directors, and are available at www.BankDirectorsDesktop.org These risks can affect a bank’s income and equity value. Because of this, it is important that the directors and senior management establish policies and procedures to control the bank’s interest rate risk exposure and establish monitoring and reporting systems to track compliance with established limits. Asset/Liability Management Policy The asset/liability management (ALM) policy is the primary tool for controlling interest rate risk. Although ALM policies vary from bank to bank based on individual need, they typically: • establish risk limits; • delineate lines of authority for managing interest rate risk; • set out procedures, documentation requirements, and analyses that are required prior to acquiring specified financial instruments and for managing the bank’s investments • indicate appropriate methods for controlling the bank’s aggregate interest rate exposure; • specify the reports required by the board to monitor the bank’s interest rate risk exposure and the frequency these reports are provided to the board; • establish the process for handling policy exceptions; • establish time frames for the board’s periodic review of the ALM policy to keep it current; and • enumerate audit requirements for the bank’s ALM function. 209 Thay đổi lãi suất và tác động của chúng lên thu nhập và vốn tự có của ngân hàng Khi nói về rủi ro lãi suất, quý vị có thể nghe các thuật ngữ như rủi ro do định giá lại, rủi ro cơ bản, rủi ro đường cong lợi suất và rủi ro chọn lựa các nguồn huy động vốn. Những thành phần này tạo thành rủi ro lãi suất. Quý vị có thể tham khảo chi tiết hơn trong sổ tay giám sát quản lý theo quy định đề cập ở chương 6, các nguồn tài liệu khác dành cho các thành viên HĐQT, và có sẵn trên địa chỉ www.BankDirectorsDesktop.org . Những rủi ro này có thế ảnh hưởng đến thu nhập và giá trị vốn cổ phần. Vì thế, điều quan trọng là các thành viên HĐQT và ban điều hành ngân hàng cần phải thiết lập các chính sách và quy trình nhằm kiểm soát các nguy cơ rủi ro lãi suất và thiết lập hệ thống theo dõi và báo cáo để giám sát việc tuân thủ các giới hạn đã đề ra. Chính sách quản trị tài sản có/ tài sản nợ. Chính sách quản trị tài sản có/tài sản nợ (the Assets/Liability Manegement- ALM) là công cụ chủ yếu để kiểm soát rủi ro lãi suất. Mặc dù các chính sách ALM ở các ngân hàng khác nhau do nhu cầu khác biệt của từng ngân hàng, chúng tiêu biểu là: • Thiết lập mức độ chấp nhận rủi ro; • Mô tả việc phân bố quyền hạn và trách nhiệm trong quản trị rủi ro lãi suất; • Thiết lập quy trình, hồ sơ cần thiết và các phân tích cần có trước khi nhận được các công cụ tài chính chuyên biệt và để quản lý các khoản đầu tư của ngân hàng; • Chỉ ra các phương pháp thích hợp nhằm kiểm soát nguy cơ rủi ro lãi suất tổng thể của ngân hàng; • Nêu rõ các báo cáo HĐQT cần có để giám sát nguy cơ rủi ro lãi suất của ngân hàng và tần suất cung cấp các báo cáo này cho HĐQT; • Thiết lập quy trình xử lý các ngoại lệ chưa có trong chính sách; • Thiết lập khung thời gian để các soát xét định kỳ của HĐQT về chính sách ALM được cập nhật kịp thời; và • Liệt kê các yêu cầu kiểm toán đối với chức năng ALM của ngân hàng. 210 Monitoring bank interest rate risk Once the board has established interest rate risk boundaries, it is important that appropriate risk measurement systems are put in place to monitor policy compliance. As previously noted, interest rate changes present risk to both bank earnings and capital. Because of this, the federal banking agencies encourage banks to put in place systems capable of measuring earnings and capital at risk. Typically, banks use models to assess their exposure to interest rate changes. These models combine bank financial data, interest rate assumptions, behavioral assumptions for the bank and its customers, and finance concepts to judge a bank’s potential interest rate exposures. In general, models can be grouped into two broad categories based on the focus of the risk analysis they provide: • Earnings at risk (EAR) models focus on possible changes in a bank’s net interest income, noninterest income, and bottomline profitability from interest rate movements. This risk assessment approach is sometimes referred to as a “shortterm view,” “accounting approach,” or “earnings perspective” to judging interest rate risk. Banks may develop their own EAR models or purchase models developed by others. The models they use vary with respect to their features and to what they will allow you to include, assume, and change in the model. Two EAR models commonly used by banks are gap analysis and income simulation. Gap analysis Gap analysis was one of the first analytical methods developed to assess banks’ interest rate exposure. It remains one of the most frequently used methods. Gap analysis looks at timing differences between the repricing of interest rates on a bank’s assets and liabilities to determine its interest rate exposure, making it a good tool for judging re-pricing risk. When these timing differences are 211 large, the bank faces greater net income exposure than when these differences are small (see Reference 3.16). 212 Theo dõi rủi ro lãi suất của ngân hàng Một khi HĐQT đã thiết lập mức độ rủi ro lãi suất, thì điều quan trọng là những hệ thống đo lường rủi ro thích hợp được đưa vào thực hiện nhằm giám sát việc tuân thủ chính sách ALM. Như đã đề cập trước đây, những thay đổi lãi suất thể hiện rủi ro cả trong thu nhập lẫn vốn tự có của ngân hàng. Vì thế, các cơ quan quản lý, giám sát ( điều tiết hoạt động) ngân hàng liên bang khuyến khích các ngân hàng đưa vào sử dụng các hệ thống có khả năng đo lường rủi ro thu nhập và vốn tự có. Tiêu biểu là, các ngân hàng dùng các mô hình đánh giá các nguy cơ của ngân hàng trước việc thay đổi lãi suất. Các mô hình này kết hợp các dữ liệu tài chính, các giả định lãi suất, các giả định hành vi cho ngân hàng và các khách hàng của ngân hàng và các khái niệm tài chính để xét đoán các nguy cơ rủi ro lãi suất tiềm tàng mà ngân hàng có thể gặp phải. Nói chung, các mô hình có thể tập hợp vào 2 nhóm lớn dựa trên mức độ tập trung phân tích rủi ro mà chúng cung cấp: • Các mô hình thu nhập có thể bị tổn thất (Earnings at riskEAR) tập trung vào những thay đổi có thể có đối với thu nhập lãi ròng, thu nhập phi lãi và khả năng sinh lời từ các biến động lãi suất. Phương pháp đánh giá rủi ro này đôi khi còn được gọi là “phương pháp đánh giá ngắn hạn”, “phương pháp kế toán” hoặc “phương pháp viễn cảnh thu nhập” để đánh giá rủi ro lãi suất. Các ngân hàng có thể triển khai các mô hình EAR của riêng mình hay mua các mô hình do các đơn vị khác triển khai. Các mô hình mà các ngân hàng sử dụng thay đổi liên quan đến các đặc tính của từng ngân hàng và những gì mà các mô hình này cho phép quý vị đưa vào, giả định và thay đổi. Hai mô hình thường được các ngân hàng sử dụng là giả định phân tích độ lệch nhạy cảm lãi suất và giả định thu nhập. Phân tích độ lệch nhạy cảm lãi suất Phân tích độ lệch nhạy cảm lãi suất là một trong những phương pháp phân tích đầu tiên được triển khai để đánh giá nguy cơ rủi ro lãi suất của ngân hàng. Phương pháp vẫn còn là một trong những phương pháp được sử dụng thường xuyên nhất. Phân tích độ lệch nhạy cảm lãi suất đề cập đến sự khác biệt thời gian giữa việc định giá lại lãi suất đối với tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng nhằm xác định nguy cơ rủi ro lãi suất do khác biệt 213 về thời gian mang lại. Do vậy, phân tích độ lệch nhạy cảm lãi suất là một công cụ tốt để xét đoán rủi ro do định giá lại. Các ngân hàng đối mặt với rủi ro thu nhập ròng lớn hơn khi những khác biệt về thời gian này là lớn và ngược lại. (xem tham khảo 3.16) REFERENCE 3.16 GAP AND NET INTEREST INCOME EXPOSURE TO CHANGING INTEREST RATES Gap analysis is one tool used by a bank to determine the possible effects of interest rate movements on net interest income and profitability. The table below presents a sample gap calculation for two banks and shows how a bank’s gap position can influence its earnings. Normally, a gap report shows a bank’s interest-bearing assets and liabilities according to when they re-price—the period when the interest rate received or paid on them can change. To simplify the analysis here, re-pricing horizons are limited to 12 months, and interest-bearing assets and liabilities are grouped and shown as totals rather than being shown individually. After the totals, interval gaps are presented. These are calculated by subtracting total rate-sensitive liabilities from rate-sensitive assets for each bucket. The cumulative gap, the next item, is the sum of the interval gaps across the buckets. The last item, RSA/RSL, is a summary measure to give the reader some perspective on the bank’s interest rate exposure. It is calculated using cumulative ratesensitive assets and liabilities across the re-pricing intervals. Most banks try to keep this ratio close to 1.0, implying a neutral interest rate risk position—an equal amount of interest-sensitive assets and liabilities re-price, resulting in interest income and interest expense changing by the same amount, leaving net interest income unchanged. 214 THAM KHẢO 3.16 ĐỘ LỆCH KỲ HẠN VÀ NGUY CƠ CỦA THU NHẬP LÃI RÒNG DO THAY ĐỔI LÃI SUẤT Phân tích độ lệch kỳ hạn là một công cụ được một ngân hàng sử dụng để xác định các tác động có thể có do biến động lãi suất lên thu nhập lãi ròng và khả năng sinh lời. Bảng dưới đây cho thấy một ví dụ về tính toán độ lệch cho hai ngân hàng và cho thấy tình trạng độ lệch của một ngân hàng có thể ảnh hưởng lên thu nhập của ngân hàng ấy như thế nào. Thông thường, một bản báo cáo độ lệch cho thấy tài sản có và tài sản nợ có trả lãi của một ngân hàng tùy thuộc khi chúng được định giá lại- thời kỳ khi các khoản lãi nhận được hay phải trả từ các tài sản này có thể thay đổi. Nhằm đơn giản việc phân tích ở đây, các khung định giá được giới hạn tới 12 tháng và các tài sản có và tài sản nợ được nhóm lại và thể hiện theo tổng số chứ không phải là thể hiện riêng lẻ. Sau khi tính tổng số, độ lệch kỳ hạn được thể hiện bằng cách lấy tổng tài sản có nhạy cảm với lãi suất (Rate-sensitive liabilities – RSL) trừ đi tổng tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất (Rate-sensity assets – RSA) trong mỗi ô. Độ lệch lũy kế, hạng mục kế tiếp, là tổng độ lệch các kỳ hạn chạy ngang các ô. Hạng mục cuối cùng, tỉ số RSA/RSL, là chỉ số đo tóm tắt mang lại cho người đọc một viễn cảnh về các nguy cơ rủi ro lãi suất của ngân hàng. Tỉ số này được tính toán bằng cách sử dụng tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất qua các kỳ hạn định giá lại. Hầu hết các ngân hàng cố gắng giữ chỉ số này gần đến 1.0, hàm ý rằng tình trạng rủi ro lãi suất trung tính- một con số như nhau giữa định giá lại các tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất, làm cho thu nhập lãi và chi phí lãi thay đổi một con số giống nhau, làm cho thu nhập lãi ròng không thay đổi. 215 Bank 1 ($ millions) Measure Total rate-sensitive assets (RSA) Total rate-sensitive liabilities (RSL) Interval gap Cumulative gap RSA/RSL Re-pricing interval 31-60 61-90 4-6 days days months 10 5 4 0-30 days 5 6-12 months 16 10 20 10 10 10 (5) (10) (5) 0.5 (5) (6) (15) 0.5 6 Bank 2 ($ millions) Measure Total rate-sensitive assets (RSA) Total rate-sensitive liabilities (RSL) Interval gap Cumulative gap RSA/RSL 0-30 days 10 Re-pricing interval 31-60 61-90 4-6 days days months 20 10 10 6-12 months 10 5 10 5 4 16 5 5 2.0 10 15 1.67 5 20 2.25 6 26 2.63 (6) 20 1.5 At one year, the focus of many gap analyses, Bank 1 is negatively gapped by $20 million—rate-sensitive liabilities exceed rate-sensitive assets by $20 million. Bank 2 is positively gapped at one year— rate-sensitive assets exceed rate-sensitive liabilities by $20 million. If market interest rates rise by 200 basis points (2 percent) from 5 percent to 7 percent, interest expense for Bank 1 will rise faster than interest income, causing its net interest income to fall. Using simplifying assumptions, the amount of this fall would be $400,000 (0.02 x $20 million). If it is assumed that the bank’s net interest income was originally $1.2 million, net interest income would decline 33 percent to $800,000. 216 Ngân hàng 1 (triệu USD) Đo lường Tổng tài sản có nhạy cảm với lãi suất (RSA)] Tổng tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất (RSL) Độ lệch kỳ hạn Độ lệch lũy kế) RSA/RSL Kỳ hạn định giá lại 31-60 61-90 4-6 ngày ngày tháng 5 10 5 4 0-30 ngày 6-12 tháng 16 10 20 10 10 10 (5) (10) (5) 0.5 (5) (6) (15) 0.5 6 Ngân hàng 2 (triệu USD) Đo lường Tổng tài sản có nhạy cảm với lãi suất (RSA)] Tổng tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất (RSL) Độ lệch kỳ hạn Độ lệch lũy kế) RSA/RSL Kỳ hạn định giá lại 31-60 61-90 4-6 ngày ngày tháng 0-30 ngày 6-12 tháng 10 20 10 10 10 5 10 5 4 16 5 5 2.0 10 15 1.67 5 20 2.25 6 26 2.63 (6) 20 1.5 Tại thời điểm 1 năm, thời điểm tập trung của nhiều phân tích độ lệch kỳ hạn, ngân hàng 1 có độ lệch âm 20 triệu USD, RSL vượt quá RSA 20 triệu USD. Ngân hàng 2 có độ lệch dương tại thời điểm 1 năm- RSA vượt quá RSL 20 triệu USD. Nếu lãi suất thị trường tăng 200 điểm phần trăm cơ bản (2%) từ 5% lên 7%, chi phí lãi của ngân hàng 1 sẽ tăng nhanh hơn thu nhập lãi, làm cho thu nhập lãi ròng giảm xuống. Bằng cách sử dụng giả định đơn giản hóa, số tiền bị sụt giảm này sẽ là 400.000 USD (0,02 x 20 triệu USD). Nếu giả định rằng thu nhập lãi ròng ban đầu là 1,2 triệu USD, thì thu nhập lãi ròng sẽ giảm 33% xuống còn 800.000 USD. 217 218 The effect on Bank 2 would be just the opposite. If the bank originally had net interest income of $1.2 million, its net interest income would rise by $400,000 to $1.6 million, an increase of 33 percent. As this example shows, a bank’s gap position tells you how interest rate changes may affect its net interest income—a negatively gapped bank is hurt by market interest rate increases; a positively gapped bank is helped. Conversely, a negatively gapped bank is helped by a rate fall; a positively gapped bank is hurt. Thus, a bank’s gap position provides information on the vulnerability of its net interest income to interest rate changes. Gap, unfortunately, is not a very good tool for judging basis, yield curve, and options risk in a bank’s assets and liabilities. Accordingly, many banks use income simulation to judge their interest rate risk exposure. Income simulation Income simulations are generally computer-based models that use information on a bank’s current balance sheet position and assumptions about future interest rate movements, management strategies, customer behavior, and new business and reinvestment plans to project future cash flows, income, and expenses. These projections, or simulations, can be run for a variety of interest rate scenarios and can be used to perform “what if ” analyses on the effects of interest rate changes under alternative business strategies. Often, however, analyses are done for a base-case scenario— the bank under no interest rate change—and for rising and falling rate scenarios. In some instances, other scenarios may be presented (for example, a most-likely rate change scenario). 219 Tác động lên ngân hàng 2 lại theo chiều ngược lại, nếu thu nhập lãi ròng ban đầu là 1,2 triệu USD thì số tiền thu nhập lãi ròng tăng thêm sẽ là 400.000USD và lên đến con số 1,6 triệu USD, tăng 33%. Như ví dụ này cho thấy, tình trạng chênh lệch kỳ hạn của ngân hàng cho quý vị biết những thay đổi lãi suất tác động thế nào đến thu nhập lãi ròng của ngân hàng- một ngân hàng có độ chênh lệch âm sẽ bị tổn hại nếu lãi suất thị trường tăng; và ngân hàng có độ chênh lệch dương thì có lợi. Ngược lại, một ngân hàng có độ chênh lệch âm sẽ có lợi nếu lãi suất thị trường giảm; còn ngân hàng có độ chênh lệch dương thì bị tổn hại. Vì vậy, tình trạng chệnh lệch kỳ hạn giữa RSA và RSL của một ngân hàng cung cấp các thông tin về tính dễ bị tổn thương của thu nhập lãi ròng khi có những thay đổi lãi suất. Thật không may, phân tích độ lệch nhạy cảm lãi suất không phải là một công cụ tốt lắm để xét đoán các rủi ro cơ bản, rủi ro đường cong lợi suất và rủi ro lựa chọn các nguồn vốn huy động trong tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng. Do vậy, nhiều ngân hàng sử dụng mô phỏng thu nhập để đánh giá các nguy cơ rủi ro lãi suất. Mô phỏng thu nhập Mô phỏng thu nhập thường là các mô hình tính toán trên máy tính, sử dụng các thông tin trên về tình hình bảng Tổng kết tài sản và các giả định về biến động lãi suất trong tương lai, các chiến lược của ban điều hành, hành vi của khách hàng và các kế hoạch kinh doanh và tái đầu tư mới để dự báo luồng tiền, thu nhập và chi phí trng tương lai. Các dự báo hoặc các giả định này có thể hoạt động ở nhiều kịch bản lãi suất khác nhau và có thể sử dụng để thiết lập phân tích “ cái gì sẽ… nếu” về tác động của những thay đổi lãi suất trong các chiến lược kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên, các phân tích thường được thực hiện đối với kịch bản trong trường hợp cơ bản – ngân hàng không phải chịu sự thay đổi lãi suấtvà các kịch bản tăng hay giảm lãi suất. Trong một số trường hợp, các kịch bản khác nhau có thể được trình bày (ví dụ, kịch bản thay đổi lãi suất có nhiều khả năng xảy ra nhất). 220 • Capital-at-risk, or economic valuation and duration models, the second category of models, focus on possible changes in the market value of a bank’s assets, liabilities, and off-balance sheet items due to interest rate movements and the impact these changes have on the bank’s equity capital position. This approach is sometimes referred to as a “long-term view” or an “economic approach” for determining interest rate risk. Economic valuation focuses on possible changes in the market value of a bank’s assets, liabilities, and off-balance sheet items due to interest rate movements and the impact these changes have on the bank’s equity capital position. Like EAR models, banks generally use two broad categories of models to judge their equity exposure to interest rate changes: duration analysis and economic value of equity simulation. Duration Duration is a time measure that can be used to assess a bank’s capital exposure to small changes in interest rates. As an analytical tool, duration analysis can provide valuable insights regarding the effects of interest rate changes on the value of a bank’s assets, liabilities, and hence its capital position. However, it has a number of weaknesses, which leads many institutions to use an economic value of equity simulation model as a tool to judge their capital exposure to interest rate changes. Economic Value of Equity Simulation (EVE) EVE analysis attempts to forecast the effects of interest rate changes on the value of a bank’s capital. This is done by looking at the net effects of interest rate changes on the market value of a bank’s assets and liabilities. 221 • Mô hình vốn tự có có thể bị tổn thất hoặc mô hình định giá theo thực trạng kinh tế và mô hình kỳ hạn, loại thứ 2 của mô hình, tập trung vào những thay đổi có thể có về giá trị thị trường của tài sản có, tài sản nợ và các hạng mục ngoại bảng của ngân hàng do biến động lãi suất và tác động của những thay đổi này lên tình trạng vốn tự có của ngân hàng. Cách tiếp cận này thỉnh thoảng được đề cập đến như “phương pháp đánh giá dài hạn” hoặc “ phương pháp tiếp cận kinh tế” để xác định rủi ro lãi suất. Định giá theo thực trạng kinh tế tập trung vào những thay đổi có thể có về giá thị trường của tài sản có, tài sản nợ và các hạng mục ngoại bảng của ngân hàng do biến động lãi suất và tác động của những thay đổi này lên tình trạng vốn tự có của ngân hàng. Giống như các mô hình EAR (mô hình thu nhập có thể bị tổn thất -Earnings at risk), các ngân hàng thường dùng hai loại mô hình lớn để đánh giá nguy cơ vốn tự có trước những thay đổi lãi suất: phân tích rủi ro chênh lệch kỳ hạn tài sản có/tài sản nợ và mô phỏng giá trị vốn tự có theo thực trạng kinh tế ( khác với vốn điều lệ, vốn pháp định của ngân hàng). Rủi ro chênh lệch kỳ hạn tài sản có/tài sản nợ Rủi ro chênh lệch kỳ hạn tài sản có/tài sản nợ là sự đo lường thời gian có thể dùng để đánh giá nguy cơ vốn tự có của ngân hàng khi gặp những thay đổi nhỏ về lãi suất. Là một công cụ phân tích, phân tích rủi ro chênh lệch kỳ hạn tài sản có/tài sản nợ có thể cung cấp cái nhìn thấu đáo có giá trị về những tác động của việc thay đổi lãi suất lên giá trị tài sản có, tài sản nợ và như thế tác động lên tình trạng vốn tự có của ngân hàng. Tuy nhiên, việc phân tích rủi ro chênh lệch kỳ hạn tài sản có/tài sản nợ có nhiều điểm yếu dẫn tới việc các ngân hàng sử dụng mô hình mô phỏng vốn tự có theo thực trạng kinh tế như là một công cụ để đánh giá nguy cơ vốn tự có của ngân hàng trước những thay đổi lãi suất. Mô phỏng Giá trị vốn tự có theo thực trạng kinh tế (Economic Value of Equity Simulation – EVE) 222 Phân tích EVE cố gắng dự báo những tác động của thay đổi lãi suất lên giá trị vốn tự có của ngân hàng. Mô hình này được thực hiện bằng cách xem xét tác động ròng của những thay đổi lãi suất lên giá trị thị trường của tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng. 223 Unfortunately, many bank assets and liabilities are not actively traded on organized markets. This makes it difficult to value the assets and determine changes in their market values resulting from interest rate movements. As a result, market value changes are often estimated using present value analysis. With present value, the market price of an income-producing asset or an expense-causing liability is equal to the present value of its discounted cash flows over the life of the asset or liability. Therefore, by making assumptions regarding cash flows and yields, EVE models can determine the effect of interest rate changes on the market value of a bank’s assets and liabilities and, hence, its capital. Like income simulations, EVE simulations draw information from a large number of sources internal and external to the bank and rely heavily on assumptions. Also like income simulations, EVE simulations can be run for a wide variety of business strategies and interest rate scenarios, and simulation results are generally presented to directors and senior management in summary form. The content and the format of these summaries depend upon what the board needs to judge the bank’s risk profile. Reference 3.18 presents an example of a summary report you might see. As the designations “short-term” and “long-term” denote, both EAR and EVE models should be used to obtain a complete picture of a bank’s interest rate risk exposure. Model results often are presented to the boards of directors and senior management in summary tables and graphs in time frames spelled out by the ALM policy. Reference 3.17 presents one type of summary report you might see. In the report, the effects of a 200 basis point increase and decrease in interest rates on net interest income is compared with a no change, base case. Columns 2, 3, and 4 show how much net interest income changes under the different rate scenarios. 224 Thật không may, nhiều tài sản có và tài sản nợ của các ngân hàng không được giao dịch thường xuyên trên các thị trường có tổ chức. Việc này làm cho việc định giá tài sản có và xác định những thay đổi về giá thị trường của các tài sản này trước các biến động lãi suất trở nên khó khăn. Kết quả là, những thay đổi giá thị trường thường được dự báo bằng cách sử dụng việc phân tích giá trị hiện hành ( hiện giá). Với phân tích hiện giá , giá thị trường của một tài sản có tạo ra thu nhập hoặc tài sản nợ phải trả chi phí bằng hiện giá của dòng tiền chiết khấu (Discounted Cash Flow-DCF) trong cả vòng đời của tài sản có hay tài sản nợ. Do vậy, bằng cách tạo ra các giả định về dòng tiền và lợi suất, các mô hình EVE có thể xác định tác động của những thay đổi lãi suất lên giá trị thị trường của tài sản có và tài sản nợ và, vì thế, vốn tự có của ngân hàng. Giống như các mô hình giả định thu nhập, các mô hình giả định EVE lấy thông tin từ nhiều nguồn cả bên trong lẫn bên ngoài ngân hàng và phụ thuộc nhiều vào các giả định. Cũng giống như các mô hình giả định thu nhập, các mô hình giả định EVE có thể chạy cho nhiều chiến lược kinh doanh và kịch bản lãi suất khác nhau và các kết quả mô phỏng thường được trình bày cho các thành viên hội đồng quản trị và ban điều hành dười hình thức tóm tắt. Nội dung và hình thức của các bản tóm tắt này phụ thuộc vào cái gì HĐQT cần để xét đoán tổng quan rủi ro của ngân hàng. Bảng tham khảo 3.18 cho quý vị thấy một ví dụ về một bản báo cáo tóm tắt. Như nội dung của cụm từ “ngắn hạn” và “dài hạn”, cả mô hình EAR và EVE cần phải được sử dụng để có được một bức tranh toàn diện về nguy cơ rủi ro lãi suất của ngân hàng. Kết quả của các mô hình thường được trình bày với hội đồng quản trị và ban điều hành dưới hình thức các bảng tóm tắt và các biểu đồ theo khung thời gian phù hợp với chính sách ALM (Assets and Liabilities Manegement-ALM). Bảng tham khảo 3.17 cho quý vị thấy một loại báo cáo tóm tắt. Trong báo cáo này, những tác động của việc lãi suất tăng hay giảm 200 điểm phần trăm cơ bản (2%) lên thu nhập lãi ròng được so sánh với một trường hợp cơ bản, không thay đổi. Cột 2,3 và 4 cho thấy các thay đổi lãi ròng như thế nào tương ứng với các kịch bản lãi suất khác nhau. 225 REFERENCE 3.17 REFERENCE 3.18 EARNINGS AT RISK SIMULATION ECONOMIC VALUE OF EQUITY SIMULATION ($THOUSANDS) Net interest income change Period rate change Interest rise Interest change rates infall Interest rateNo change Market valuerates of equity Percent (2) 200 basis points 200 basis points market value (3) -200 basis points $ 2,512 (18.77) Quarter 1 points $ 400 $(20) $ 20 -100 basis $ 2,819 (8.87) Quarter 2 - no change $ 200 $(20) $0 20 Base case $ 3,093 Quarter 3 points $ 500 $(80) $ 100 +100 basis $ 3,348 8.25 Quarter 4 points $ 600 $(90) $ 120 +200 basis $ 3,601 16.43 Total $ 1,700 $(210) $ 260 Because model results are in summary form, you may not be aware of the many complexities associated with their use. This cause the whole interest rate risk measurement process to be viewed as a “black box.” Data are input into the black box, i.e., the model, where something happens. After blinking of lights and grinding of gears, results come out. 226 THAM KHẢO 3.17 MÔ PHỎNG THU NHẬP CÓ THỂ BỊ RỦI RO Kỳ Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Tổng Thay đổi thu nhập lãi ròng Lãi suất không LS tăng 200 điểm % LS giảm 200 điểm thay đổi (2) cơ bản (3) % cơ bản $ 400 $(20) $ 20 $ 200 $(20) $ 20 $ 500 $(80) $ 100 $ 600 $(90) $ 120 $ 1.700 $(210) $ 260 THAM KHẢO 3.18 MÔ PHỎNG GIÁ TRỊ VỐN TỰ CÓ THEO THỰC TRẠNG KINH TẾ (ngàn USD) Thay đổi lãi suất -200 điểm % cơ bản -100 điểm % cơ bản Trường hợp cơ bản - không thay đổi +100 điểm % cơ bản +200 điểm % cơ bản Giá trị thị trường của vốn tự có $ 2.512 $ 2.819 $ 3.093 % thay đổi giá trị thị trường (18,77) (8,87) 0 $ 3.348 $ 3.601 8,25 16,43 Vì các kết quả của các mô hình trình bày dưới dạng tóm tắt, quý vị có thể không nhận thức được tính phức tạp liên quan đến việc sử dụng các kết quả này. Điều này gây ra việc xem quy trình đo lường rủi ro lãi suất tổng thể của ngân hàng như là một “hộp đen”. Dữ liệu được nhập vào hộp đen, ví dụ như một mô hình, và việc gì đó xảy ra trong hộp đen này. Sau vài cái chớp đèn và vận hành vài bộ phận, các kết quả được đưa ra. 227 However, models make use of a lot of financial data, rely onmany assumptions, and utilize innumerable finance theories to measure a bank’s interest rate risk. If there were ever a process where the old computer maxim “garbage in, garbage out” is particularly apropos, it is the interest rate risk measurement process. Therefore, if you are to have confidence in the interest rate risk exposure information you are presented, it is important that you become familiar with your bank’s models, the assumptions used in them, and the accuracy of their output. Although no one expects you to be a finance wizard or a modeling expert, it is important that you are generally familiar with the capabilities of the models your bank uses and that you are satisfied that they meet the bank’s needs. As one expert put it, make the “black box” a “glass box.” By doing so, you can gain perspective on the suitability of models used by your bank and your bank’s ability, given its level of expertise, to effectively use them. In summary, banks use models to assess their earnings and capital vulnerability to changes in interest rates. EAR models providea short-term perspective on a bank’s net interest income and bottom-line profitability. EVE models provide a long-term view on its capital exposure. The two approaches to risk measurement complement oneanother and can be viewed as two sides of the interest rate risk coin./. 228 Tuy nhiên, các mô hình sử dụng nhiều thông tin tài chính, phụ thuộc vào nhiều giả định và dùng vô số lý thuyết tài chính để đo lường các rủi ro lãi suất của ngân hàng. Nếu như đã từng có một quy trình đặc biệt thích hợp với câu châm ngôn tính toán cổ xưa “ Nạp dữ liệu sai thì cho kết quả sai”, thì đây chính là quy trình đo lường rủi ro lãi suất. Vì thế, nếu quý vị tin tưởng vào các thông tin về nguy cơ rủi ro lãi suất được trình bày thì điều quan trọng là quý vị phải quen thuộc với các mô hình của ngân hàng, các giả định sử dụng trong các mô hình đó và sự chính xác của các kết quả của chúng. Mặc dù không ai mong chờ quý vị sẽ trở thành một thầy phù thủy tài chính hay một chuyên gia về các mô hình này, điều quan trọng là quý vị phải biết được một cách tổng quát khả năng mà các mô hình ngân hàng quý vị sử dụng và quý vị hài lòng vì các mô hình này đáp ứng các nhu cầu của ngân hàng. Như một chuyên gia đã nói, hãy làm cho “hộp đen” trở thành “hộp kiếng”. Làm được điều này, quý vị có thể có được viễn cảnh về tính phù hợp của các mô hình mà ngân hàng quý vị sử dụng và khả năng của ngân hàng, xét về mức độ tinh thông, trong việc sử dụng hiệu quả các mô hình này. Tóm lại, các ngân hàng sử dụng nhiều mô hình để đánh giá thu nhập và tính dễ bị tổn thương của vốn tự có đối với những thay đổi lãi suất. Mô hình EAR cung cấp một triển vọng ngắn hạn về thu nhập lãi ròng và khả năng sinh lời của ngân hàng. Mô hình EVE cung cấp một cái nhìn dài hạn về nguy cơ vốn tự có của ngân hàng. Hai phương pháp tiếp cận đo lường rủi ro này bổ sung cho nhau và có thể được xem như hai mặt của đồng xu rủi ro lãi suất./. 229 [...]... federal government See Reference 2.1 below depicting the dual banking system REFERENCE 2.1 THE DUAL BANKING SYSTEM AND ITS REGULATORS Types Of Banks Dual Banking System State banks National Banks Office of the Comptroler of the Currency (OCC) 23 State Member Banks (SMB) State Nonmember Banks (SNMB) State banking authority and Federal Reserve State banking authority and FDIC CHƯƠNG 2 KHUNG LUẬT PHÁP VÀ QUY... a bank, which is, generally, an organization that is chartered by either a state or the federal government for the purpose of accepting deposits Banks may also make loans and invest in securities For your purposes, however, a bank is a financial intermediary That means the bank acts as a financial go-between People who save money put it on deposit in a bank People who need money ask for loans A bank. .. role in guiding their banks and serving as unbiased judges of their operational performance Outside bank directors differ from “inside” or “management” directors in that they do not also serve as officers and management officials of the bank and own less than 5 percent of its stock Fulfilling this role will not be easy Studies of failed banks reveal that many were supervised by directors who received... or untimely information or were inattentive to the bank s affairs This impaired their ability to judge bank operations and to identify and correct problems Thus, for outside directors to meet the demands placed upon them, they must be knowledgeable, well-informed, and active in overseeing the management of their banks In light of these challenges, you might ask, “Why serve as an outside bank director?”... of laws and regulations influence banking competition Chartering and branching laws and regulations establish minimum standards for opening new banks and bank branch offices and thereby influence banking competition Additionally, other banking statutes prohibit merger and acquisition transactions that create undue banking concentrations in any part of the country Banking law (the Management Interlocks... IS A BANK What is a bank? This may seem like an elementary question, but it is important to start at the begining of what being a bank director is all about and where you fit in The word bank evokes different mental pictures for different individuals Some will think of the quintessential bank building with the big stone columns and a large vault Others will envision a balance sheet showing a bank s... hàng tiểu bang và FDIC Each state has its own department that charters banks, called something like the Financial Institutions Division, Department of Banking, the Banking Commission, or other similar name Banks chartered by the states are called state banks, although the word “state” is not required to be in the bank name State banks have a choice on whether to become a member of the Federal Reserve... as the primary federal regulator Banks are often owned and controlled by other corporations called bank holding companies (BHCs) BHCs were originally formed to avoid location and product restrictions on banks Later, they provided bank owners with certain tax advantages BHCs are an important feature of the nation’s banking system, controlling the vast majority of U.S banking assets The Federal Reserve... meaning that it is the “umbrella supervisor” for these companies, regardless of which agency regulates the subsidiary banks Functional regulators, however, retain supervisory responsibility for the portions of BHCs that fall within their jurisdiction For example, the OCC supervises national bank subsidiaries, FDIC and state banking agencies supervise state nonmember bank subsidiaries, state insurance commissioners... important tools for achieving banking stability Together, they are a significant part of a federal safety net for banking, insuring deposits, and giving solvent banks access to liquidity when the need arises To help reduce risk to the federal safety net, the government uses a system of bank regulation and supervision Regulations place limits or prohibit practices that experience indicates may cause banking ... RỦI RO FOREWORD Welcome to the fifth edition of Basics for Bank Directors.Recognizing the key role directors play in banks, the Federal Reserve Bank of Kansas City has offered this book for more... For your purposes, however, a bank is a financial intermediary That means the bank acts as a financial go-between People who save money put it on deposit in a bank People who need money ask for. .. you won’t be involved in the day-to-day management of the bank, but you will be involved through the strategic plan you adopt for the bank This will determine the bank s direction, how it will

Ngày đăng: 18/10/2015, 07:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan