TÍNH AN TOÀN VÀ VỮNG CHẮC CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu BASICS FOR BANK DIRECTORS SONG NGỮ ANH VIỆT PHÂN TÍCH CAMELS (Trang 40 - 60)

Thông tin để thực hiện công việc “kiểm tra sức khỏe” tổng quát này có thể có được từ các báo cáo nội bộ, các báo cáo kiểm toán của HĐQT , các báo cáo kiểm toán độc lập, các báo cáo thanh tra, các kế hoạch dự trù hoạt động và các báo cáo tài chính của ngân hàng. Các nguồn thông tin này có thể được sử dụng nhằm đánh giá tính hiệu lực của việc kiểm soát nội bộ, nhận diện các yếu kém nhằm tăng cường kiểm soát và đánh giá tính vững chắc về mặt tài chính của ngân hàng.

Như đã đề cập ở phần giới thiệu, chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp và báo cáo của các thanh tra viên ngân hàng trong việc cung cấp một phương cách cơ bản để một thành viên HĐQT có thể đánh giá tình hình hoạt động và tính tuân thủ luật pháp và quy định của một ngân hàng.

Phương pháp này liên quan đến việc sử dụng hệ thống xếp hạng các tổ chức tài chính đồng bộ ( Uniform Financial Institutions Rating System ) mà các cơ quan quản lý và giám sát sử dụng để đánh giá tình hình hoạt động của một ngân hàng trong 6 lĩnh vực:

Vốn chủ sở hữu (C_capital),

Chất lượng tài sản có (A_asset quality),

Quản trị điều hành (M_management),

Thu nhập (E_earnings),

Tính thanh khoản (L_liquidity), và

Tính nhạy cảm với rủi ro thị trường (S_sensitivity to market risk).

Những chữ cái đầu tiên của 6 lĩnh vực này tạo thành thuật ngữ của phương pháp đánh giá, xếp hạng CAMELS. Ngoài những yếu tố trên, các cơ quan quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng cũng đánh giá, xếp hạng việc xử lý dữ liệu điện tử, sự tín thác, tính tuân thủ các qui định và pháp luật và việc tái đầu tư cho cộng đồng.

40

Each of these component areas is viewed separately and assigned a component rating. They are considered together to arrive at an overall, or composite, rating. Ratings are on a scale of one to five, with one being best. Composite and component ratings of three or worse are considered less than satisfactory. Additionally, as ratings go from one to five, the level of supervisory concern increases, the ability of management to correct problems is questioned, the presence of regulators becomes more pronounced, and the likelihood of failure increases.

The following sections of this chapter discuss the importance of each CAMELS component, review topics that often are considered in evaluating them, and offer ideas on how each component can be evaluated. For more explanation of the CAMELS rating system, please see the Federal Reserve’s Commercial Bank Examination Manual, section A.5020.1. You may find it by going to www.BankDirectorsDesktop.org and clicking on Resources for Bank Directors. This manual may be a good resource for other examination- related topics.

Mỗi một lĩnh vực nêu trên được soát xét một cách riêng rẽ và gán cho một chỉ số đánh giá. Tất cả các thành tố nêu trên sẽ được đánh giá để cho ra kết quả xếp hạng tổng hợp. Việc đánh giá dựa trên thang điểm từ 1 đến 5, với điểm 1 là tốt nhất. Các chỉ số xếp hạng tổng hợp và riêng rẽ đạt điểm 3 hay lớn hơn được coi như chưa đạt yêu cầu. Ngoài ra, khi điểm đánh giá đi từ 1 đến 5 thì mức độ quan tâm giám sát ngân hàng sẽ gia tăng, khả năng của ban điều hành ngân hàng trong việc chỉnh sửa các vấn đề sẽ được xem xét , sự hiện diện của các cơ quan quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng sẽ trở nên rõ ràng hơn và khả năng sụp đổ của ngân hàng gia tăng.

Các phần tiếp theo của chương này thảo luận tầm quan trọng của mỗi thành tố tạo thành chỉ số xếp hạng CAMELS, soát xét các chủ đề thường được xem xét trong việc đánh giá chúng và đưa ra các ý tưởng về việc mỗi một thành tố có thể được đánh giá như thế nào.

Để giải thích rõ hơn về hệ thống đánh giá CAMELS xin tham khảo Cẩm Nang Thanh Tra Ngân Hàng Thương Mại của Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang, phần A.5020.1. Quý vị có thể tìm thấy tài liệu này bằng cách vào địa chỉ www.BankDirectorsDestop.org và nhấp vào Resources for Bank Directors. Cuốn cẩm nang này có thể là một nguồn thông tin tốt cho các chủ đề liên quan đến thanh tra khác.

Capital Asset Quality

Management Earnings Liquidity Sensitivity to market risk

C A M E L S

CAPITAL

As a bank director, you are responsible for making sure your bank’s capital is adequate for safe and sound operation. Fulfilling this responsibility entails evaluating and monitoring your bank’s capital position and planning for its capital needs.

This section discusses capital adequacy. It describes regulatory guidelines for bank capital, addresses how capital is measured, discusses the need for bank capital planning, and offers ways to judge a bank’s capital position.

Bank capital serves the same purpose as capital in any other busineses:It supports the business’ operations. In the case of banks, though, it is the cushion that protects a bank against unanticipated losses and asset declines that could otherwise cause it to fail.

Capital also:

• provides protection to uninsured depositors and debt holders in the event of liquidation;

• sustains it through poor economic times; and

• represents the shareholders’ investment and appreciation in that investment from successful operations.

Different industries have varying needs for capital. Relative to nonfinancial businesses, banks and other financial service providers operate with small amounts of capital.

Many businesses with little capital support would find it difficult to borrow funds to support their operations. Yet, banks are able to

deposit liabilities, enabling banks to operate with far less capital than other firms do.

Capital Asset Quality

Management Earnings Liquidity Sensitivity to market risk

C A M E L S

VỐN CHỦ SỞ HỮU / VỐN TỰ CÓ

Là một thành viên HĐQT, quý vị có trách nhiệm đảm bảo rằng vốn chủ sở hữu (vốn tự có) của ngân hàng phải đủ để hoạt động ngân hàng được an toàn và vững chắc. Việc thực hiện trách nhiệm này kéo theo việc đánh giá và theo dõi trạng thái vốn tự có và hoạch định các nhu cầu vốn của ngân hàng.

Phần này thảo luận sự đảm bảo an toàn vốn tối thiểu, mô tả các hướng dẫn theo luật pháp và quy định đối với vốn tự có , đề cập việc vốn được đo lường như thế nào, thảo luận nhu cầu về hoạch định vốn cho ngân hàng và đưa ra các cách thức để đánh giá trạng thái vốn của ngân hàng.

Vốn tự có của ngân hàng có mục đích tương tự như vốn tự có ở bất cứ doanh nghiệp nào khác: hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp. Tuy vậy, đối với các ngân hàng, nó là tấm đệm bảo vệ cho ngân hàng trước những thất thoát không dự đoán được và việc giảm tài sản có thể làm cho một ngân hàng sụp đổ. Vốn tự có của ngân hàng cũng:

• Cung cấp sự bảo vệ cho những người gửi tiền không được bảo hiểm và các trái chủ trong trường hợp ngân hàng bị thanh lý;

• Duy trì hoạt động ngân hàng trong thời buổi kinh tế khó khăn; và

• Thể hiện tiền vốn đầu tư của các cổ đông và việc tăng giá trị khoản đầu tư đó từ các hoạt động thành công.

Các ngành kinh tế khác nhau có những nhu cầu vốn khác nhau.

So với các doanh nghiệp phi tài chính, ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác hoạt động với lượng vốn tự có nhỏ.

Nhiều doanh nghiệp có vốn tự có nhỏ sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn để hỗ trợ hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên,

đối với phần tiền gửi được bảo hiểm, cho phép ngân hàng hoạt động với vốn tự có ít hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp khác.

Although federal deposit insurance protects depositors, a bank’s thin capital provides little room for error. A sudden, unexpected interest rate change, losses on loans and investments, lawsuits, or embezzlement may leave a bank with inadequate capital protection and, in some instances, push it into insolvency. Because of this, the adequacy of a bank’s capital position is an important concern for both bankers and bank regulators.

Mặc dù cơ quan bảo hiểm tiền gửi liên bang bảo vệ người gửi tiền, một ngân hàng có vốn ít sẽ không có nhiều sự xoay sở khi sai sót sảy ra. Một sự thay đổi lãi suất bất ngờ, các khoản lỗ tín dụng và đầu tư, các vụ kiện tụng hoặc biển thủ có thể làm cho một ngân hàng không còn được sự đảm bảo an toàn vốn tự có tối thiểu và, trong một số trường hợp, mất khả năng chi trả. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn trạng thái vốn của ngân hàng là một vấn đề quan trọng cần quan tâm cho cả các ngân hàng và các cơ quan quản lý và giám sát ngân hàng.

Bank Capital and its Regulation

Regulatory guidelines define capital and spell out the minimum acceptable capital levels for banks. The purpose of these guidelines is to protect depositors and the federal deposit insurance fund. The three federal banking agencies use a risk-based approach to gauge bank capital. Under this approach, the agencies define what is included in bank capital and establish minimum capital levels based on the inherent risk in a bank’s assets.

Regulatory guidelines are also tied to global capital standards for banks. The global capital standards are established by the Basel Committee on Banking Supervision, so named because it is based in Basel, Switzerland. The committee provides a forum for international cooperation on bank supervision matters. Its members include the central banks and major bank regulators from the United States and many European, Asian, African, and South American countries.

The basis for the current risk-based capital guidelines approach is called Basel I, which was a 1988 accord that focused on credit risk. Currently, implementation of the Basel II Advanced Approaches capital framework is underway. Issued in 2004, Basel II improves upon Basel I, introducing operational risk into the capital guidelines along with a three-pillar concept that includes minimum capital requirements, supervisory review, and market discipline. Basel II, however, is only mandatory for large, internationally active banks (core banks) and optional for certain other large banking organizations.

Coincident with Basel II implementation, the agencies proposed alternative capital guidelines for noncore banks. The Standardized Approach for Determining Required Minimum Capital would modify existing capital guidelines to make them more risk- sensitive. As proposed, noncore organizations could opt to be subject to the new guidelines or remain subject to current risk- based capital guidelines. At this writing, the Standardized Approach has not been finalized, and by necessity, the remaining

Vốn tự có của ngân hàng và quy định về quản lý và điều tiết Các hướng dẫn về quy định và điều tiết hoạt động ngân hàng xác định vốn tự có của ngân hàng và giải thích rõ ràng mức vốn tối thiểu có thể chấp nhận được đối với các ngân hàng. Mục đích của các hướng dẫn này nhằm bảo vệ người gửi tiền và quỹ bảo hiểm tiền gửi liên bang. Ba cơ quan quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng liên bang sử dụng phương pháp dựa trên rủi ro để đo lường vốn tự có của ngân hàng. Theo phương pháp này, các cơ quan quản lý xác định cái gì cấu thành vốn tự có của ngân hàng và thiết lập mức vốn tối thiểu dựa trên các rủi ro nội tại trong tài sản có của ngân hàng.

Các hướng dẫn về quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng cũng gắn chặt với các tiêu chuẩn toàn cầu về vốn tự có cho các ngân hàng. Các tiêu chuẩn toàn cầu về vốn tự có được thiết lập bởi ủy ban Basel vể giám sát hoạt động ngân hàng, được đặt tên như vậy bởi vì ủy ban này tọa lac ở Basel, Thụy Sĩ. Ủy ban này cung cấp một diễn đàn hợp tác quốc tế về các vấn đề giám sát hoạt động ngân hàng. Thành viên của ủy ban này bao gồm các ngân hàng trung ương và đa số các cơ quan quản lý và giám sát hoạt động ngân hàng từ Hoa Kỳ và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi và Nam Mỹ.

Nền tảng cho phương pháp hướng dẫn xác định vốn tự có dựa trên rủi ro hiện hành được gọi là Basel I, đó là một thỏa ước ra đời năm 1988 tập trung vào rủi ro tín dụng. Hiện nay, việc thực hiện các phương pháp tiếp cận tiên tiến Basel II về vốn tự có đang được xúc tiến. Basel II - được đưa vào sử dụng năm 2004- hoàn thiện từ Basel I bằng cách đưa rủi ro vận hành vào các hướng dẫn về vốn tự có cùng với khái niệm ba trụ cột bao gồm yêu cầu vốn tối thiểu, soát xét giám sát và kỷ luật thị trường. Tuy vậy, Basel II chỉ bắt buộc áp dụng đối với các ngân hàng lớn và hoạt động toàn cầu (core banks) và tùy chọn cho một số tổ chức ngân hàng lớn khác.

Cùng với việc thực hiện Basel II, các cơ quan quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng đưa ra những hướng dẫn khác về vốn tự có đối với các ngân hàng lớn không hoạt động toàn cầu (noncore banks). Phương pháp tiếp cận được tiêu chuẩn hóa trong việc xác định vốn tự có tối thiểu cần có sẽ điều chỉnh các hướng dẫn vốn tự có hiện hành và làm cho chúng trở nên nhạy cảm với rủi ro hơn.

Như đã đề cập, các tổ chức ngân hàng lớn không hoạt động toàn cầu có thể lựa chọn tuân thủ các hướng dẫn mới hay tiếp tục tuân thủ các hướng dẫn vốn tự có dựa trên rủi ro hiện hành. Khi tài liệu này được soạn thảo , phương pháp tiêu chuẩn hóa chưa được hoàn thành ; do đó , việc thảo luận ở đây được tập trung vào các quy

định của Basel I mà các ngân hàng không hoạt động toàn cầu hiện đang thực hiện theo quy định này .

The risk-based capital regulations divide capital into core and supplemental capital. Core, or Tier 1, capital is similar to what is normally thought of as capital in other businesses.

It consists of:

• common and certain preferred stock;

• surplus; and

• undivided profits.

Supplemental, or Tier 2, capital consists, within certain specified limits, of such things as:

• the allowance for loan and lease losses (ALLL);

• hybrid capital instruments; and

• subordinated debt.

These supplemental items are often forms of debt that are subordinate to claims of depositors and the FDIC. As such, they provide depositor protection and are included in bank capital.

The sum of Tier 1 and Tier 2 capital, less certain deductions, represents a bank’s total capital. In the capital regulations, Tier 1 capital must constitute at least 50 percent of a bank’s total capital.

As part of their capital adequacy assessment, the regulatory agencies convert a bank’s assets, including off-balance sheet items, to risk-equivalent assets. Off-balance sheet items are assets that, under accounting rules, are not reflected on a bank’s balance sheet but can, nonetheless, expose the bank to financial losses for which capital must be maintained. Examples of off-balance sheet items include such things as standby letters of credit, unfunded loan commitments, interest rate swaps, and commercial letters of credit.

Các quy định về vốn tự có của ngân hàng dựa trên rủi ro chia vốn này thành vốn chính và vốn bổ sung. Vốn chính hay là vốn cấp 1 tương tự như vốn ở các doanh nghiệp khác.

Nó bao gồm:

• Cổ phần thông thường và một số cổ phần ưu đãi nhất định;

• Thặng dư vốn; và

• Lợi nhuận chưa chia.

Vốn bổ sung hay vốn cấp 2 bao gồm, trong một số giới hạn đã xác định, những thứ như:

• Sử dụng / phân bố khoản Dự trữ thất thoát vốn cho vay và cho thuê tài chính ( Allowance for loan and lease losses - ALLL);

• Công cụ vốn lai ( hybrid capital instruments); và

• Nợ thứ cấp ( nợ có quyền đòi hoàn trả thấp hơn) ( subordinated debt) .

Những hạng mục bổ sung này thường dưới hình thức nợ mà quyền đòi hoàn trả thấp hơn các khiếu đòi của những người gửi tiền và của công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC). Vì thế, vốn cấp 2 cung cấp sự bảo vệ cho người gửi tiền và được đưa vào vốn tự có của ngân hàng.

Tổng vốn cấp 1 và cấp 2 trừ đi một số khoản giảm trừ chính là tổng vốn tự có của ngân hàng. Trong các quy định về vốn tự có, vốn cấp 1 phải chiếm ít nhất 50% tổng vốn tự có của ngân hàng. Vì vậy, việc sử dụng vốn cấp 2 bị giới hạn bởi vốn “lõi/cứng” trong cấu trúc vốn tự có của ngân hàng.

Tham gia vào quy trình đánh giá mức độ đảm bảo an toàn vốn, các cơ quan quản lý và điều tiết hoạt động ngân hàng quy đổi tài sản có của ngân hàng, bao gồm các hạng mục ngoại bảng, thành tài sản rủi ro tương đương. Các hạng mục ngoại bảng là tài sản có, theo các chuẩn mực kế toán, không được phản ánh trên bảng tổng kết tài sản của ngân hàng, nhưng dù cho có được liệt kê ngoài bảng tổng kết tài sản đi nữa, các hạng mục này vẫn có thể làm cho ngân hàng phải đối diện với những nguy cơ mất mát về tài chính nên ngân hàng phải duy trì vốn tự có để hỗ trợ cho việc này. Các ví dụ

Một phần của tài liệu BASICS FOR BANK DIRECTORS SONG NGỮ ANH VIỆT PHÂN TÍCH CAMELS (Trang 40 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(229 trang)
w