window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);} 1. Giấm Giấm (hoặc chanh) có thể rất hữu dụng và an toàn nhưng điều đó không có nghĩa là lúc nào cũng dùng giấm để vệ sinh nhà cửa. Dùng giấm để lau mặt sàn gỗ cứng, bề mặt đá tự nhiên và đá granit có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lớp phủ, khiến chúng bị mờ xỉn. Nguyên nhân: giấm (hay chanh) đều chứa axit ăn mòn đá. Lời khuyên: Lau chùi sàn gỗ hoặc bề mặt đá bằng dung dịch trung tính được chiết xuất chuyên dùng. 2. Xà phòng/Chất tẩy rửa Thật tai hại nếu bạn sử dụng xà phòng hay các chất tẩy rửa để giặt sạch thảm dày hay đồ dùng làm từ chất liệu da. Dùng xà phòng/các chất tẩy rửa để làm sạch thảm hay chất liệu da? - Sai lầm. Điều này có thể khiến tấm thảm hay miếng da bị xù xì, hư hại. Ngoài ra, nó còn để lại dư lượng chất tẩy rửa/xà phòng trên đồ của bạn. 3. Chất tẩy trắng Chất tẩy chứa Clo dùng để rửa phòng tắm rất hiệu quả Clo trong chất tẩy là lựa chọn hoàn hảo cho việc lau rửa phòng tắm nhưng lại là kẻ thù đối với các thiết bị làm bằng thép không gỉ và đồ dùng nấu bếp. Và bạn hãy cẩn thận, việc trộn lẫn chất tẩy có chứa Clo với các thuốc tẩy rửa khác (chứa a-mô-ni-ắc) có nguy cơ tạo ra khí độc. 4. Dung dịch chứa a-mô-ni-ắc Công dụng làm sạch vết bẩn của dung dịch chứa a-mô-ni-ắc là điều không phải bàn cãi, tuy nhiên, chính những dung dịch này lại cực kỳ gây hại và không bao giờ được dùng để lau rửa các đồ nội thất bọc vải (ghế sofa chẳng hạn). Đơn giản vì dung dịch chứa a-mô-ni-ắc có thể làm nội thất nhà bạn bị mất màu. 5. Bùi nhùi thép (để rửa bát) Không dùng bùi nhùi thép cọ những bề mặt nhẵn mịn. Với "sức mạnh" của mình, bùi nhùi thép là dụng cụ rất thích hợp để cọ sạch chất bẩn (do việc chiên rán thức ăn đọng lại) cũng như các vết nhọ nồi. Nhưng tác dụng sẽ biến thành tác hại nếu bạn dùng bùi nhùi để cọ những bề mặt nhẵn mịn, như đồ dùng làm bằng thép không gỉ hay nồi niêu xoong chảo đúc gang. 6. Nước nóng Dùng nước nóng để rửa các đồ dùng làm từ kim loại như đồng và bạc có thể làm bong các vết bẩn bám bề mặt nhưng rất nhanh sau đó, các bề mặt này sẽ bị mất màu. Với kim loại thô thì tác hại này không thể tránh được. Lời khuyên: bạn nên sử dụng hóa chất chuyên dùng để đánh bóng kim loại. Các chất này rất phổ biến tại Việt Nam (kem đánh bóng kim loại) và trên thế giới, dùng để làm sạch và đánh bóng các bề mặt kim loại như: crôm, nhôm, inox, đồng... Dùng kem chuyên dụng để làm sạch đồ kim loại chuẩn hơn là dùng nước nóng. 7. Chổi rơm Loại chổi này có thể có hại nhiều hơn là có lợi. Không bao giờ nên dùng chổi rơm để quét trên bề mặt đá lát nhà - rơm có thể gây ra các vết trầy xước nhỏ. Lời khuyên: Thay bằng chổi rơm, bạn có thể dùng chổi quét bụi hoặc máy hút bụi. Đừng quét nhà bằng chổi rơm, hãy dùng chổi quét bụi hoặc máy hút bụi.
1. Giấm Giấm (hoặc chanh) có thể rất hữu dụng và an toàn nhưng điều đó không có nghĩa là lúc nào cũng dùng giấm để vệ sinh nhà cửa. Dùng giấm để lau mặt sàn gỗ cứng, bề mặt đá tự nhiên và đá granit có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lớp phủ, khiến chúng bị mờ xỉn. Nguyên nhân: giấm (hay chanh) đều chứa axit ăn mòn đá. Lời khuyên: Lau chùi sàn gỗ hoặc bề mặt đá bằng dung dịch trung tính được chiết xuất chuyên dùng. 2. Xà phòng/Chất tẩy rửa Thật tai hại nếu bạn sử dụng xà phòng hay các chất tẩy rửa để giặt sạch thảm dày hay đồ dùng làm từ chất liệu da. Dùng xà phòng/các chất tẩy rửa để làm sạch thảm hay chất liệu da? - Sai lầm. Điều này có thể khiến tấm thảm hay miếng da bị xù xì, hư hại. Ngoài ra, nó còn để lại dư lượng chất tẩy rửa/xà phòng trên đồ của bạn. 3. Chất tẩy trắng Chất tẩy chứa Clo dùng để rửa phòng tắm rất hiệu quả Clo trong chất tẩy là lựa chọn hoàn hảo cho việc lau rửa phòng tắm nhưng lại là kẻ thù đối với các thiết bị làm bằng thép không gỉ và đồ dùng nấu bếp. Và bạn hãy cẩn thận, việc trộn lẫn chất tẩy có chứa Clo với các thuốc tẩy rửa khác (chứa a-mô-ni-ắc) có nguy cơ tạo ra khí độc. 4. Dung dịch chứa a-mô-ni-ắc Công dụng làm sạch vết bẩn của dung dịch chứa a-mô-ni-ắc là điều không phải bàn cãi, tuy nhiên, chính những dung dịch này lại cực kỳ gây hại và không bao giờ được dùng để lau rửa các đồ nội thất bọc vải (ghế sofa chẳng hạn). Đơn giản vì dung dịch chứa a-mô-ni-ắc có thể làm nội thất nhà bạn bị mất màu. 5. Bùi nhùi thép (để rửa bát) Không dùng bùi nhùi thép cọ những bề mặt nhẵn mịn. Với "sức mạnh" của mình, bùi nhùi thép là dụng cụ rất thích hợp để cọ sạch chất bẩn (do việc chiên rán thức ăn đọng lại) cũng như các vết nhọ nồi. Nhưng tác dụng sẽ biến thành tác hại nếu bạn dùng bùi nhùi để cọ những bề mặt nhẵn mịn, như đồ dùng làm bằng thép không gỉ hay nồi niêu xoong chảo đúc gang. 6. Nước nóng Dùng nước nóng để rửa các đồ dùng làm từ kim loại như đồng và bạc có thể làm bong các vết bẩn bám bề mặt nhưng rất nhanh sau đó, các bề mặt này sẽ bị mất màu. Với kim loại thô thì tác hại này không thể tránh được. Lời khuyên: bạn nên sử dụng hóa chất chuyên dùng để đánh bóng kim loại. Các chất này rất phổ biến tại Việt Nam (kem đánh bóng kim loại) và trên thế giới, dùng để làm sạch và đánh bóng các bề mặt kim loại như: crôm, nhôm, inox, đồng... Dùng kem chuyên dụng để làm sạch đồ kim loại chuẩn hơn là dùng nước nóng. 7. Chổi rơm Loại chổi này có thể có hại nhiều hơn là có lợi. Không bao giờ nên dùng chổi rơm để quét trên bề mặt đá lát nhà - rơm có thể gây ra các vết trầy xước nhỏ. Lời khuyên: Thay bằng chổi rơm, bạn có thể dùng chổi quét bụi hoặc máy hút bụi. Đừng quét nhà bằng chổi rơm, hãy dùng chổi quét bụi hoặc máy hút bụi. ... quét bề mặt đá lát nhà - rơm gây vết trầy xước nhỏ Lời khuyên: Thay chổi rơm, bạn dùng chổi quét bụi máy hút bụi Đừng quét nhà chổi rơm, dùng chổi quét bụi máy hút bụi ... bong vết bẩn bám bề mặt nhanh sau đó, bề mặt bị màu Với kim loại thô tác hại tránh Lời khuyên: bạn nên sử dụng hóa chất chuyên dùng để đánh bóng kim loại Các chất phổ biến Việt Nam (kem đánh