Ngôn ngữ là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của một tác phẩm, nhất là thể loại truyện. Nó là phương tiện cơ bản để nhà văn bộc lộ chủ đề, tư tưởng của tác phẩm, để trội bật lên tính cách của nhân vật và thuyết phục người đọc đồng tình với mình về cách đánh giá đối với những hiện tượng và con người được miêu tả. Như Gorki đã từng nói "Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học". Nam Cao có lẽ có dụng ý nghệ thuật khi mở đầu truyện ngắn "Chí Phèo" như thế này: "Hắn vừa đi… không ai biết". Mặc dù chỉ có một đoạn văn ngắn nhưng Nam Cao đã thể hiện tư tưởng của tác phẩm và đặc biệt ông bộc lộ tài năng bậc thầy trong sử dụng ngôn ngữ một cách nghệ thuật. Xét trong kết cấu một truyện ngắn, đoạn văn mở đầu của truyện phải giới thiệu dược hoàn cảnh của nhân vật hoặc của cảnh được miêu tả, nó chỉ mang tín hiệu gợi mở rất nhẹ nhàng để người đọc hình dung và theo dõi truyện. Chính vì vậy mà đoạn đầu của truyện dễ mà khó bởi nó rất khó hay, để tạo được sự hấp dẫn cho người đọc không phải là một việc dễ lại đối với nhà văn. "Đầu có xuôi thì đuôi mới lọt", ta đã có câu nói như vậy. "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam mở đầu là cảnh thiên nhiên lúc chiều tối "tiêng trông thu không trên cái chòi của huyện nhỏ, từng tiếng một vang xa xa để gọi buổi chiều, Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại, cắt hình rõ rệt trên nền trời". Đoạn mở đầu này đơn thuần chỉ dựng lên không gian của phố huyện và tín hiệu về thời gian, người đọc chỉ có ấn tượng về thiên nhiên trong những câu văn ấy. Nội dung của truyện chưa được gợi mở nhiều lắm. Hay trong "Chữ người tử tù", Nguyễn Tuân mở đầu truyện bằng cách giới thiệu hoàn cảnh xuất hiện của nhân vật Huấn Cáo qua các câu văn đối thoại giữa viên quan quản ngục và thầy thơ lại. Có lẽ như thế đã tạo được ấn tượng cho truyện rồi mặc dù nó mang giọng đều đều.. Khi đọc "Chí Phèo", người đọc dường như bị bất ngờ bởi Nam Cao không đi theo những cách mở thông thường. Đây là đoạn mở đầu mới mẻ, sáng tạo độc đáo của nhà văn. Bước vào tác phẩm ngay từ đoạn mở đầu, người đọc như bị nhúng mình vào bầu không khí âm ỉ, quyết liệt, trả thù. Và chủ đề tư tưởng của tác phẩm được bộc lộ khá rõ nét. Đoạn văn thể hiện cái cô đơn đến hư vô, trơ trụi của Chí Phèo. Chí Phèo chửi là một cách muốn giao lưu, giao tiếp với con người nhưng không được bởi thế giới giao tiếp bị bịt kín. Trong đoạn văn chủ yếu là ngôn ngữ. của người kể chuyện nhưng khi có ngôn ngữ của nhận vật thì ta rất khó phân biệt, tách bạch. Đầu tiên là một câu thông báo: "Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi…". Song đây cũng không phải chỉ đơn thuần là mang ý nghĩa thông báo khách quan thuần túy mà đã bao hàm một sự đánh giá, bình luận. Ngôn ngữ kể chuyện bằng cách này đã góp phần định hình một kiểu người như Chí Phèo. Cách chửi của Chí Phèo rất bài bản, từ cao đến thấp, từ nhiều đến ít, từ không cụ thể đến cụ thể: chửi trời, chửi đời, chửi làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi với hắn, chửi mẹ đứa nào đã đẻ ra thân hắn, nhưng hóa ra toàn chửi vào chỗ trông, chửi "đổng", trừu tượng, vu vơ. Nhà văn đã xác định được hoàn cảnh của Chí Phèo vừa cô đơn giữa đời người vừa hư vô giữa cuộc đời mà tự ngôn ngữ tác giả tạo ra với nhiều lối diễn đạt có ngôn ngữ trần thuật, có ngôn ngữ kể, có ngôn ngữ bình luận "có hề gì", "thế cũng chẳng sao", "không ai ra điều"… Đây (có thể) là một đoạn văn đa giọng điệu của truyện. Cách trần thuật gián tiếp xen lẫn với những đoạn văn nửa trực tiếp nửa gián tiếp tô đậm một nét của nhận vật: "Ớ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất!… Mẹ kiếp! Thế này thì có phí rượu không?… Người kể vừa có định hướng cho người dọc, hướng dẫn người đọc là vừa nhập thân vào nhân vật. Điều đó là diều khiến cho ta không nhận ra được đâu là ngôn ngữ tác giả, đâu là ngôn ngữ nhân vật. Hai mà là một, một là hai vậy. Chí Phèo bị cô lập ngay từ khi ra tù hơn mười năm trời. Người ta coi Chí Phèo không phải là người mà là con vật. Con người phải được giao tiếp. Chí Phèo muốn được giao tiếp thì phải chửi nhưng không có ai đáp lại, cô đơn đến cùng cực vì sống giữa con người mà như sống giữa đảo hoang, cô đơn giữa cuộc đời Chí Phèo là con người hư vô. Dường như cứ một câu chửi lại nhấn thêm vào nỗi đau của Chí Phèo. Đoạn văn sử dụng hàng loạt những câu văn ngắn, rất ngắn tạo nên nhịp điệu nhanh, dồn dập và tạo nên kịch tính cho truyện. Nỗi đau cứ lần lượt bị trần trụi ra, nỗi đau cứ ngày một bị nhấn thêm một bậc nữa. "Tức mình", rồi "tức thật! Thế này thì tức thật. Tức chêt đi mất", "mẹ kiếp",, "nghiến răng mà chửi". Nhưng câu văn ngắn đã cho ta cảm nhận được trực tiếp nỗi đau của Chí. Chí tìm mọi cách bật ra nồi cô lập của bản thân nhưng đều không được và hiện lên trong đoạn văn là hình ảnh Chí Phèo đang vật vã, đang quằn quại trong nỗi đau khổ, trong bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người củamình. Ngữ điệu của những câu văn thay đổi rất linh hoạt và các cung bậc của bài chửi – các cung bậc của nỗi đau cũng được bộc lộ từ đó.; Những từ ngữ cảm thán mang sắc thái bình luận sử dụng với mật độ dày đặc "Có hề gì?", "Tức thật", "Ờ thế này thì tức thật!"…, "Mẹ kiếp", "thế có phí rượu không? Thế thì cổ khổ hắn không?" "A ha!", "có trời mà biết!" một mặt đã làm sinh động thêm cho câu văn, một mặt bộc lộ được sắc thái tình cảm của nhân vật, bộc lộ thái độ bình luận của người kể chuyện. Trong đoạn văn, tác giả sử dụng rất nhiều hình thức phủ định: "chẳng sao", "chẳng là ai", "trừ", "không ai lên tiếng","không chửi nhau với hắn", "không ai ra điều", "cổ phí rượu không", "cố khổ hắn không?", "không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn…", "cổ trời mà biết", "hắn không biết", "cả làng Vũ Đại không ai biết". Dù là trực tiếp phủ định hay dùng hình thức hỏi để phủ định nhưng nó đều nhằm một mục đích phủ định có một Chí Phèo trên cuộc đời này, khẳng định cái sự hư vô, cô đợn, trông trụi của Chí Phèo. Dù là có cô" gắng giao tiếp với loài người nhưng Chí vẫn là con số không, không bè bạn, không có những cử chỉ bình thường đối với hắn như một con người; duy chỉ có trong hắn một cái mang hình hài hài rõ rệt: đó là khối cô đơn ngày càng kết tụ sâu sắc, gay gắt, xót xa. Về phương thức sử dụng ngôn từ thì đoạn văn không phải là một sáng tạo độc đáo, mới mẻ của riêng Nam Cao nhưng cái độc đáo là ở sự chân xác trong cách chọn ngôn từ phù hợp với tình cảm của nhân vật. Chí Phèo muôn giao tiếp với cuộc đời nhưng lại phải giao tiếp ở điều kiện không bình thường là trong cơn say, trong lúc đầy uất ức, hận đời, có đối tượng cụ thể mà chưa có cách nào hướng trực tiếp vào nó. Ngôn ngữ của Nam Cao chính xác bởi nhà văn đã có sự nhập thân vào nhân vật, hiểu hết tâm lí của nhân vật. Phải hiểu và thông cảm thì Nam Cao mới viết được những câu văn tràn đầy tâm trạng, nỗi lòng trăn trở như vậy. Cách kể của Nam Cao cứ tăng dần nhịp điệu phù hợp với sự vận động của tâm trạng, hành động của nhân vật; chỉ bằng một đoạn văn ngắn mà đã định hình được một con người với nhiều sắc thái tình cảm, tâm trạng. Ngôn ngữ đã tái họa nhân vật sống động mà có người từng phải thốt lên: Chí Phèo đã ngật ngưỡng bước ra ngoài đời với tiếng chửi cô đơn ấy. Cách xưng hô của Nam Cao rất lạ: "hắn". Nếu chỉ xét bề ngoài của ngôn ngữ thì dường như nhà văn "khinh miệt" Chí Phèo, lạnh lùng, tàn nhẫn với nhân vật nhưng phải thật tinh tế ta mới nhận ra được những điều ẩn chứa đằng sau câu chữ. Nhà văn xưng hô như vậy là để đảm bảo được sự khách quan, người đọc từ đó mà .cảm nhận cũng thật khách quan điều mà tác giả miêu tả có lẽ khi nhà văn viết những dòng này thì ông cũng phải đau đớn khổ tâm, dằn vật nhiều lắm bởi cái cô đơn của Chí. Ngòi bút của Nam Cao dữ dội nhưng cái tình của ông gửi gắm ở ngôn ngữ lại thật đằm thắm, thiết tha. Một niềm trắc ẩn, mênh mang tình người… Say, chửi để rồi chờ đợi tín hiệu giao tiếp nhưng thế giới ấy đã bị bịt kín, chờ đợi đến độ tuyệt vọng chờ đợi đến mức cuồng nộ, cay đắng, bi phẫn. Dường như mỗi lần Chí bị nhấn sâu vào nỗi cô đơn trông trụi ấy thì Nam Cao lại thêm một lần oằn minh trở trăn, đau nỗi đau tận cùng của nhân vật. Phải rất đau khổ khi Nam Cao viết những dòng bi phẫn như thế. Hành vi chửi của Chí Phèo còn được lặp đi lặp lại nhiều lần trong toàn truyện, mỗi lần chửi là mỗi lần tủi nhục, xót xa của Chí và cả cuộc đời Chí là sự kiếm tìm thế giới giao tiếp tưởng chừng như bình thường ấy. Xét trong kết cấu truyện thì đây là điểm sáng nghệ thuật quan trọng. Như vậy là ngay trong đoạn mở đầu của tác phẩm, người đọc đã được tiếp xúc trực tiếp với nhân vật, với cả một thế giới tâm trạng phong phú đa sắc thái tiếp xúc với sinh khí của truyện, để rồi mở ra tự tưởng của tác giả. Chỉ trong một đoạn văn ngắn, chân dung của nhân vật trung tâm đã hiện lên với hai tầng. Tầng thứ nhất là chân dung cua một kẻ lưu manh,du côn, say rồi chửi, tầng thứ hai là chân dung của một nạn nhân đạu khổ mang trong mình nỗi cô đơn hư vô, trống rỗng, bị cự tuyệt quyền làm người. Hình ảnh Chí vật vã, quằn quại trong nồi đau khổ của mình đã ám ảnh người đọc cho nện truyện đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ, dữ dội trong người đọc. Sức nặng của ngôn ngữ là yếu tố chính để tạo nên sức ám gợi của hình ảnh giàu chất tự sự, đa giọng điệu…Đó chính là những đóng góp độc đáo sáng tạo của Nam Cao. Có thể xem truyện có kết cấu hình tròn liên hoàn bởi hành vị chửi đoạn mở đầu của truyện cũng được lặp lại ở những đoạn giữa và cuối của truyện. Điều đó tăng thêm tính lôgic và tính kịch cho truyện, ở những truyện ngắn của các nhà văn khác không có điều này. Đoạn mở đầu của truyện chỉ là một phép mở thông thường để viết tiếp những vấn đề tư tưởng. Những ở Nam Cao, ở truyện ngắn "Chí Phèo", ông nhấn mạnh hành vi chửi và đặt nó ngay ở mở đầu của truyện. Nó là một hành vi diễn ra thường xuyên và mở đầu bằng một lần chửi như bao lần chửi khác đã tạo ra tín hiệu tiếp nhận cho người đọc. Tính cách, tâm trạng của nhân vật, thái độ của hgười kể chuyện được thể hiện, tạo sự hấp dẫn cho người đọc. Ta không thể không đọc tiếp truyện khi đã đọc đoạn mở đầu này. Kết cấu vòng tròn có thể cho ta liên hệ tới cuộc đời Chí Phèo – một cái vòng tròn luẩn quẩn bế tắc. Đóng góp mới mẻ của Nam Cao trong sáng tạo đoạn mở đầu này có thể xem là một sáng tạo mang tính đơn nhất. Bởi ta dám chắc rằng trước Nam Cao hoặc sau Nam Cao sẽ không có truyện nào có mở đầu đa thanh,đa giọng, đa từ như vậy, sẽ không có truyện nào có mở đầu ấn tượng như vậy. Có lẽ với một mở đầu truyện như vậy sẽ còn nhiều kiến giải mới, phát hiện mới của người đọc
Ngôn ngữ là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của một tác phẩm, nhất là thể loại truyện. Nó là phương tiện cơ bản để nhà văn bộc lộ chủ đề, tư tưởng của tác phẩm, để trội bật lên tính cách của nhân vật và thuyết phục người đọc đồng tình với mình về cách đánh giá đối với những hiện tượng và con người được miêu tả. Như Gorki đã từng nói "Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học". Nam Cao có lẽ có dụng ý nghệ thuật khi mở đầu truyện ngắn "Chí Phèo" như thế này: "Hắn vừa đi… không ai biết". Mặc dù chỉ có một đoạn văn ngắn nhưng Nam Cao đã thể hiện tư tưởng của tác phẩm và đặc biệt ông bộc lộ tài năng bậc thầy trong sử dụng ngôn ngữ một cách nghệ thuật. Xét trong kết cấu một truyện ngắn, đoạn văn mở đầu của truyện phải giới thiệu dược hoàn cảnh của nhân vật hoặc của cảnh được miêu tả, nó chỉ mang tín hiệu gợi mở rất nhẹ nhàng để người đọc hình dung và theo dõi truyện. Chính vì vậy mà đoạn đầu của truyện dễ mà khó bởi nó rất khó hay, để tạo được sự hấp dẫn cho người đọc không phải là một việc dễ lại đối với nhà văn. "Đầu có xuôi thì đuôi mới lọt", ta đã có câu nói như vậy. "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam mở đầu là cảnh thiên nhiên lúc chiều tối "tiêng trông thu không trên cái chòi của huyện nhỏ, từng tiếng một vang xa xa để gọi buổi chiều, Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại, cắt hình rõ rệt trên nền trời". Đoạn mở đầu này đơn thuần chỉ dựng lên không gian của phố huyện và tín hiệu về thời gian, người đọc chỉ có ấn tượng về thiên nhiên trong những câu văn ấy. Nội dung của truyện chưa được gợi mở nhiều lắm. Hay trong "Chữ người tử tù", Nguyễn Tuân mở đầu truyện bằng cách giới thiệu hoàn cảnh xuất hiện của nhân vật Huấn Cáo qua các câu văn đối thoại giữa viên quan quản ngục và thầy thơ lại. Có lẽ như thế đã tạo được ấn tượng cho truyện rồi mặc dù nó mang giọng đều đều.. Khi đọc "Chí Phèo", người đọc dường như bị bất ngờ bởi Nam Cao không đi theo những cách mở thông thường. Đây là đoạn mở đầu mới mẻ, sáng tạo độc đáo của nhà văn. Bước vào tác phẩm ngay từ đoạn mở đầu, người đọc như bị nhúng mình vào bầu không khí âm ỉ, quyết liệt, trả thù. Và chủ đề tư tưởng của tác phẩm được bộc lộ khá rõ nét. Đoạn văn thể hiện cái cô đơn đến hư vô, trơ trụi của Chí Phèo. Chí Phèo chửi là một cách muốn giao lưu, giao tiếp với con người nhưng không được bởi thế giới giao tiếp bị bịt kín. Trong đoạn văn chủ yếu là ngôn ngữ. của người kể chuyện nhưng khi có ngôn ngữ của nhận vật thì ta rất khó phân biệt, tách bạch. Đầu tiên là một câu thông báo: "Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi…". Song đây cũng không phải chỉ đơn thuần là mang ý nghĩa thông báo khách quan thuần túy mà đã bao hàm một sự đánh giá, bình luận. Ngôn ngữ kể chuyện bằng cách này đã góp phần định hình một kiểu người như Chí Phèo. Cách chửi của Chí Phèo rất bài bản, từ cao đến thấp, từ nhiều đến ít, từ không cụ thể đến cụ thể: chửi trời, chửi đời, chửi làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi với hắn, chửi mẹ đứa nào đã đẻ ra thân hắn, nhưng hóa ra toàn chửi vào chỗ trông, chửi "đổng", trừu tượng, vu vơ. Nhà văn đã xác định được hoàn cảnh của Chí Phèo vừa cô đơn giữa đời người vừa hư vô giữa cuộc đời mà tự ngôn ngữ tác giả tạo ra với nhiều lối diễn đạt có ngôn ngữ trần thuật, có ngôn ngữ kể, có ngôn ngữ bình luận "có hề gì", "thế cũng chẳng sao", "không ai ra điều"… Đây (có thể) là một đoạn văn đa giọng điệu của truyện. Cách trần thuật gián tiếp xen lẫn với những đoạn văn nửa trực tiếp nửa gián tiếp tô đậm một nét của nhận vật: "Ớ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất!… Mẹ kiếp! Thế này thì có phí rượu không?… Người kể vừa có định hướng cho người dọc, hướng dẫn người đọc là vừa nhập thân vào nhân vật. Điều đó là diều khiến cho ta không nhận ra được đâu là ngôn ngữ tác giả, đâu là ngôn ngữ nhân vật. Hai mà là một, một là hai vậy. Chí Phèo bị cô lập ngay từ khi ra tù hơn mười năm trời. Người ta coi Chí Phèo không phải là người mà là con vật. Con người phải được giao tiếp. Chí Phèo muốn được giao tiếp thì phải chửi nhưng không có ai đáp lại, cô đơn đến cùng cực vì sống giữa con người mà như sống giữa đảo hoang, cô đơn giữa cuộc đời Chí Phèo là con người hư vô. Dường như cứ một câu chửi lại nhấn thêm vào nỗi đau của Chí Phèo. Đoạn văn sử dụng hàng loạt những câu văn ngắn, rất ngắn tạo nên nhịp điệu nhanh, dồn dập và tạo nên kịch tính cho truyện. Nỗi đau cứ lần lượt bị trần trụi ra, nỗi đau cứ ngày một bị nhấn thêm một bậc nữa. "Tức mình", rồi "tức thật! Thế này thì tức thật. Tức chêt đi mất", "mẹ kiếp",, "nghiến răng mà chửi". Nhưng câu văn ngắn đã cho ta cảm nhận được trực tiếp nỗi đau của Chí. Chí tìm mọi cách bật ra nồi cô lập của bản thân nhưng đều không được và hiện lên trong đoạn văn là hình ảnh Chí Phèo đang vật vã, đang quằn quại trong nỗi đau khổ, trong bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người củamình. Ngữ điệu của những câu văn thay đổi rất linh hoạt và các cung bậc của bài chửi – các cung bậc của nỗi đau cũng được bộc lộ từ đó.; Những từ ngữ cảm thán mang sắc thái bình luận sử dụng với mật độ dày đặc "Có hề gì?", "Tức thật", "Ờ thế này thì tức thật!"…, "Mẹ kiếp", "thế có phí rượu không? Thế thì cổ khổ hắn không?" "A ha!", "có trời mà biết!" một mặt đã làm sinh động thêm cho câu văn, một mặt bộc lộ được sắc thái tình cảm của nhân vật, bộc lộ thái độ bình luận của người kể chuyện. Trong đoạn văn, tác giả sử dụng rất nhiều hình thức phủ định: "chẳng sao", "chẳng là ai", "trừ", "không ai lên tiếng","không chửi nhau với hắn", "không ai ra điều", "cổ phí rượu không", "cố khổ hắn không?", "không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn…", "cổ trời mà biết", "hắn không biết", "cả làng Vũ Đại không ai biết". Dù là trực tiếp phủ định hay dùng hình thức hỏi để phủ định nhưng nó đều nhằm một mục đích phủ định có một Chí Phèo trên cuộc đời này, khẳng định cái sự hư vô, cô đợn, trông trụi của Chí Phèo. Dù là có cô" gắng giao tiếp với loài người nhưng Chí vẫn là con số không, không bè bạn, không có những cử chỉ bình thường đối với hắn như một con người; duy chỉ có trong hắn một cái mang hình hài hài rõ rệt: đó là khối cô đơn ngày càng kết tụ sâu sắc, gay gắt, xót xa. Về phương thức sử dụng ngôn từ thì đoạn văn không phải là một sáng tạo độc đáo, mới mẻ của riêng Nam Cao nhưng cái độc đáo là ở sự chân xác trong cách chọn ngôn từ phù hợp với tình cảm của nhân vật. Chí Phèo muôn giao tiếp với cuộc đời nhưng lại phải giao tiếp ở điều kiện không bình thường là trong cơn say, trong lúc đầy uất ức, hận đời, có đối tượng cụ thể mà chưa có cách nào hướng trực tiếp vào nó. Ngôn ngữ của Nam Cao chính xác bởi nhà văn đã có sự nhập thân vào nhân vật, hiểu hết tâm lí của nhân vật. Phải hiểu và thông cảm thì Nam Cao mới viết được những câu văn tràn đầy tâm trạng, nỗi lòng trăn trở như vậy. Cách kể của Nam Cao cứ tăng dần nhịp điệu phù hợp với sự vận động của tâm trạng, hành động của nhân vật; chỉ bằng một đoạn văn ngắn mà đã định hình được một con người với nhiều sắc thái tình cảm, tâm trạng. Ngôn ngữ đã tái họa nhân vật sống động mà có người từng phải thốt lên: Chí Phèo đã ngật ngưỡng bước ra ngoài đời với tiếng chửi cô đơn ấy. Cách xưng hô của Nam Cao rất lạ: "hắn". Nếu chỉ xét bề ngoài của ngôn ngữ thì dường như nhà văn "khinh miệt" Chí Phèo, lạnh lùng, tàn nhẫn với nhân vật nhưng phải thật tinh tế ta mới nhận ra được những điều ẩn chứa đằng sau câu chữ. Nhà văn xưng hô như vậy là để đảm bảo được sự khách quan, người đọc từ đó mà .cảm nhận cũng thật khách quan điều mà tác giả miêu tả có lẽ khi nhà văn viết những dòng này thì ông cũng phải đau đớn khổ tâm, dằn vật nhiều lắm bởi cái cô đơn của Chí. Ngòi bút của Nam Cao dữ dội nhưng cái tình của ông gửi gắm ở ngôn ngữ lại thật đằm thắm, thiết tha. Một niềm trắc ẩn, mênh mang tình người… Say, chửi để rồi chờ đợi tín hiệu giao tiếp nhưng thế giới ấy đã bị bịt kín, chờ đợi đến độ tuyệt vọng chờ đợi đến mức cuồng nộ, cay đắng, bi phẫn. Dường như mỗi lần Chí bị nhấn sâu vào nỗi cô đơn trông trụi ấy thì Nam Cao lại thêm một lần oằn minh trở trăn, đau nỗi đau tận cùng của nhân vật. Phải rất đau khổ khi Nam Cao viết những dòng bi phẫn như thế. Hành vi chửi của Chí Phèo còn được lặp đi lặp lại nhiều lần trong toàn truyện, mỗi lần chửi là mỗi lần tủi nhục, xót xa của Chí và cả cuộc đời Chí là sự kiếm tìm thế giới giao tiếp tưởng chừng như bình thường ấy. Xét trong kết cấu truyện thì đây là điểm sáng nghệ thuật quan trọng. Như vậy là ngay trong đoạn mở đầu của tác phẩm, người đọc đã được tiếp xúc trực tiếp với nhân vật, với cả một thế giới tâm trạng phong phú đa sắc thái tiếp xúc với sinh khí của truyện, để rồi mở ra tự tưởng của tác giả. Chỉ trong một đoạn văn ngắn, chân dung của nhân vật trung tâm đã hiện lên với hai tầng. Tầng thứ nhất là chân dung cua một kẻ lưu manh,du côn, say rồi chửi, tầng thứ hai là chân dung của một nạn nhân đạu khổ mang trong mình nỗi cô đơn hư vô, trống rỗng, bị cự tuyệt quyền làm người. Hình ảnh Chí vật vã, quằn quại trong nồi đau khổ của mình đã ám ảnh người đọc cho nện truyện đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ, dữ dội trong người đọc. Sức nặng của ngôn ngữ là yếu tố chính để tạo nên sức ám gợi của hình ảnh giàu chất tự sự, đa giọng điệu…Đó chính là những đóng góp độc đáo sáng tạo của Nam Cao. Có thể xem truyện có kết cấu hình tròn liên hoàn bởi hành vị chửi đoạn mở đầu của truyện cũng được lặp lại ở những đoạn giữa và cuối của truyện. Điều đó tăng thêm tính lôgic và tính kịch cho truyện, ở những truyện ngắn của các nhà văn khác không có điều này. Đoạn mở đầu của truyện chỉ là một phép mở thông thường để viết tiếp những vấn đề tư tưởng. Những ở Nam Cao, ở truyện ngắn "Chí Phèo", ông nhấn mạnh hành vi chửi và đặt nó ngay ở mở đầu của truyện. Nó là một hành vi diễn ra thường xuyên và mở đầu bằng một lần chửi như bao lần chửi khác đã tạo ra tín hiệu tiếp nhận cho người đọc. Tính cách, tâm trạng của nhân vật, thái độ của hgười kể chuyện được thể hiện, tạo sự hấp dẫn cho người đọc. Ta không thể không đọc tiếp truyện khi đã đọc đoạn mở đầu này. Kết cấu vòng tròn có thể cho ta liên hệ tới cuộc đời Chí Phèo – một cái vòng tròn luẩn quẩn bế tắc. Đóng góp mới mẻ của Nam Cao trong sáng tạo đoạn mở đầu này có thể xem là một sáng tạo mang tính đơn nhất. Bởi ta dám chắc rằng trước Nam Cao hoặc sau Nam Cao sẽ không có truyện nào có mở đầu đa thanh,đa giọng, đa từ như vậy, sẽ không có truyện nào có mở đầu ấn tượng như vậy. Có lẽ với một mở đầu truyện như vậy sẽ còn nhiều kiến giải mới, phát hiện mới của người đọc ... điều Đoạn mở đầu truyện phép mở thông thường để viết tiếp vấn đề tư tưởng Những Nam Cao, truyện ngắn "Chí Phèo" , ông nhấn mạnh hành vi chửi đặt mở đầu truyện Nó hành vi diễn thường xuyên mở đầu. .. Cao sáng tạo đoạn mở đầu xem sáng tạo mang tính đơn Bởi ta dám trước Nam Cao sau Nam Cao truyện có mở đầu đa thanh,đa giọng, đa từ vậy, truyện có mở đầu ấn tượng Có lẽ với mở đầu truyện nhiều... đáo sáng tạo Nam Cao Có thể xem truyện có kết cấu hình tròn liên hoàn hành vị chửi đoạn mở đầu truyện lặp lại đoạn cuối truyện Điều tăng thêm tính lôgic tính kịch cho truyện, truyện ngắn nhà văn