I. DÀN Ý 1. Mở bài: - Thầy bói xem voi là truyện ngụ ngôn có nội dung giáo dục thâm thúy dưới hình thức hài hước, gây cười thú vị và hấp dẫn. - Truyện là bài học thiết thực về cách nhìn nhận, đánh giá con người và sự vật trong cuộc sống hằng ngày. 2. Thân bài: * Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: - Năm thầy bói mù ế khách ngồi tán gẫu, thấy có người bảo rằng voi sắp đi qua nên bàn nhau góp tiền biếu quản tượng để được xem voi. * Diễn biến câu chuyện: - Năm thầy xúm lại xem voi bằng cách lấy tay sờ. - Mỗi thầy sờ vào một bộ phận của voi (vòi, chân, tai, ngà, đuôi). - Mỗi thầy mường tượng ra hình dáng của con voi theo cái mà mình sờ được (sun sun như con đỉa, sừng sững như cột đình, bè bè như quạt thóc, chần chần như đòn càn, tun tủn như chổi sể cùn). - Ai cũng cho rằng ý kiến của mình là đúng. Cuối cùng, năm thầy bói lao vào đánh nhau toác đầu chảy máu. 3. Kết bài: - Truyện như một màn hài kịch vui nhộn mà chứa đựng ý nghĩa giáo dục sâu sắc. - Thành ngữ Thầy bói xem voi phê phán hạng người thiếu hiểu biết nhưng lại hay tỏ ra thông thái. người khác, cả năm thầy đều chung một cách xem voi phiến diện, dùng bộ phận để khái quát toàn thể. Truyện không nhằm chế giễu cái “mù” về thể chất (đây chỉ là chi tiết cần có của tình huống truyện), mà muốn nói đến cái “mù” về nhận thức và phương pháp nhận thức của các thầy bói. Cao hơn thế, truyện có ý giễu cợt những người làm nghề xem bói (Thầy bói nói càn). Tiếng cười trong truyện nhẹ nhàng nhưng cũng rất thâm thúy. Truyện là màn hài kịch ngắn nhưng chứa đựng một bài học bổ ích. Người xưa muốn thông qua truyện để nhắc nhở mọi người khi giao tiếp, vấn đề nào tìm hiểu chưa thấu đáo thì không nên thể hiện quan điểm của mình vì không thể nào có được một nhận xét đúng đắn về thực tế xung quanh (hiện tượng, sự việc, sự vật, con người) nếu chưa tìm hiểu đầy đủ, kĩ càng. Muốn kết luận đúng về sự vật thì phải xem xét nó một cách toàn diện. Những hiểu biết hời hợt, nông cạn, những suy đoán mò mẫm thiếu thực tế... chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi. Qua truyện, người xưa còn ngầm phê phán những kẻ thiếu hiểu biết nhưng lại hay tỏ ra thông thái. Ý nghĩa này được gói gọn trong câu thành ngữ: Thầy bói xem voi.
I. DÀN Ý 1. Mở bài: - Thầy bói xem voi là truyện ngụ ngôn có nội dung giáo dục thâm thúy dưới hình thức hài hước, gây cười thú vị và hấp dẫn. - Truyện là bài học thiết thực về cách nhìn nhận, đánh giá con người và sự vật trong cuộc sống hằng ngày. 2. Thân bài: * Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: - Năm thầy bói mù ế khách ngồi tán gẫu, thấy có người bảo rằng voi sắp đi qua nên bàn nhau góp tiền biếu quản tượng để được xem voi. * Diễn biến câu chuyện: - Năm thầy xúm lại xem voi bằng cách lấy tay sờ. - Mỗi thầy sờ vào một bộ phận của voi (vòi, chân, tai, ngà, đuôi). - Mỗi thầy mường tượng ra hình dáng của con voi theo cái mà mình sờ được (sun sun như con đỉa, sừng sững như cột đình, bè bè như quạt thóc, chần chần như đòn càn, tun tủn như chổi sể cùn). - Ai cũng cho rằng ý kiến của mình là đúng. Cuối cùng, năm thầy bói lao vào đánh nhau toác đầu chảy máu. 3. Kết bài: - Truyện như một màn hài kịch vui nhộn mà chứa đựng ý nghĩa giáo dục sâu sắc. - Thành ngữ Thầy bói xem voi phê phán hạng người thiếu hiểu biết nhưng lại hay tỏ ra thông thái. người khác, cả năm thầy đều chung một cách xem voi phiến diện, dùng bộ phận để khái quát toàn thể. Truyện không nhằm chế giễu cái “mù” về thể chất (đây chỉ là chi tiết cần có của tình huống truyện), mà muốn nói đến cái “mù” về nhận thức và phương pháp nhận thức của các thầy bói. Cao hơn thế, truyện có ý giễu cợt những người làm nghề xem bói (Thầy bói nói càn). Tiếng cười trong truyện nhẹ nhàng nhưng cũng rất thâm thúy. Truyện là màn hài kịch ngắn nhưng chứa đựng một bài học bổ ích. Người xưa muốn thông qua truyện để nhắc nhở mọi người khi giao tiếp, vấn đề nào tìm hiểu chưa thấu đáo thì không nên thể hiện quan điểm của mình vì không thể nào có được một nhận xét đúng đắn về thực tế xung quanh (hiện tượng, sự việc, sự vật, con người) nếu chưa tìm hiểu đầy đủ, kĩ càng. Muốn kết luận đúng về sự vật thì phải xem xét nó một cách toàn diện. Những hiểu biết hời hợt, nông cạn, những suy đoán mò mẫm thiếu thực tế... chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi. Qua truyện, người xưa còn ngầm phê phán những kẻ thiếu hiểu biết nhưng lại hay tỏ ra thông thái. Ý nghĩa này được gói gọn trong câu thành ngữ: Thầy bói xem voi.