1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Thuyết minh thể thơ thất ngôn bát cú

2 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 7,9 KB

Nội dung

Đường luật là thơ có từ đời Đường (618-907)ở Trung Quốc.Thơ thất ngôn bát cú có tám câu .mỗi câu 7 chữ. Có gieo vần(chỉ 1 vần)ở các chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8.Có phép đối giữa các câu 3 và câu 4,câu 5 với câu 6(tức 4 câu giữa).Có luật bằng trắc. Không đúng những điều trên bị coi là thất luật.bài thơ qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan là một bài thơ thất ngôn bát cú đường luật. Nguyễn Khuyến cũng có bài thơ bạn đến chơi nhà cũng theo thể thơ này Thơ Đường luật là thể thơ cách luật xuất hiện từ đời Đường, Trung Quốc. Thơ Đường luật gọi là thơ cận thể để đối lập với thơ cổ thể, không theo cách luật ấy. Vì giáo dục, thi cử... đều bằng tiếng Hán, nên từ lâu người Việt Nam đã sáng tác thơ văn bằng tiếng Hán, trong đó có thơ theo luật Đường. Nguyễn Thuyên là người đầu tiên đưa tiếng Việt vào thơ văn, đặt ra thể thơ Hàn luật, là sự kết hợp thơ Đường luật với các thể thơ dân tộc Việt. Thể loại thơ này của Việt Nam kéo dài từ thời nhà Trần cho đến nửa đầu thế kỷ 20. Kể từ phong trào Thơ Mới trở đi, người Việt rất ít làm thơ theo luật Đường. Bố cục một bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật gồm 4 phần: Đề, thực, Luận, Kết. -"Đề" gồm 2 câu đầu,câu đầu goị là câu phá đề, câu thứ 2 gọi là câu thừa đề, chuyển tiếp ý để đí vào phần sau. -"Thực" gồm 2 câu tiếp theo, giải thích ró ý đầu bài. -"Luận" gồm 2 câu tiếp theo nữa, phát triển rộng ý của đầu bài. -"Kết" là 2 câu cuối, kết thúc ý toàn bài. Thơ Đường luật nghiêm khắc ở 3 chỗ: Luật, Niêm và Vần. Về hình thức, thơ Đường luật có các dạng "thất ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu bảy chữ) được xem là dạng chuẩn, biến thể có các dạng: "thất ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), "ngũ ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu năm chữ), "ngũ ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu năm chữ) cũng như các dạng ít phổ biến khác. Người Việt Nam cũng tuân thủ hoàn toàn các quy tắc này. Luật Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng và thanh trắc, và dùng các chữ thứ 2-4-6 và 7 trong một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng gồm các chữ có dấu huyền hay không dấu; thanh trắc gồm các dấu: sắc, hỏi, ngã, nặng. Luật bằng trắc Nếu chữ thứ 2 của câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là bài có "luật bằng"; nếu chữ thứ 2 câu đầu dùng thanh trắc thì gọi là bài có "luật trắc". Trong một câu, chữ thứ 2 và chữ thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, và chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Ví dụ, nếu chữ thứ 2 và 6 là thanh bằng thì chữ thứ 4 phải dùng thanh trắc, hay ngược lại. Nếu một câu thơ Đường mà không theo quy định này thì được gọi "thất luật". Ví dụ: xét câu "Bước tới đèo Ngang bóng xế tà" trong bài Qua Đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan, có các chữ "tới" (thứ 2) và "xế" (thứ 6) giống nhau vì đều là thanh trắc còn chữ "Ngang" là thanh bằng thì đó là bài thất ngôn bát cú luật trắc. Luật bằng trắc trong thể Thất ngôn tứ tuyệt và Thất ngôn bát cú có thể nôm na liệt kê như sau, nếu chỉ vần bằng bằng chữ "B", vần trắc bằng chứ "T", những vần không có luật để trống, thì luật trong các chứ thứ 2-4-6-7 có thể viết là: 1. Luật vần bằng • Thất ngôn bát cú Câu số Vần Ví dụ: Thương vợ của Trần Tế Xương 1 B T B B Quanh năm buôn bán ở mom sông 2 T B T B Nuôi đủ năm con với một chồng 3 T B T T Lặn lội thân cò khi quãng vắng 4 B T B B Eo sèo mặt nước buổi đò đông. 5 B T B T Một duyên hai nợ âu đành phận 6 T B T B Năm nắng mười mưa dám quản công. 7 T B T T Cha mẹ thói đời ăn ở bạc! 8 B T B B Có chồng hờ hững cũng như không! Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7 2. Luật vần trắc • Thất ngôn bát cú Câu số Vần Ví dụ: Nhớ bạn phương trời của Trần Tế Xương 1 T B T B Ta nhớ người xa cách núi sông 2 B T B B Người xa, xa lắm nhớ ta không 3 B T B T Sao đương vui vẻ ra buồn bã! 4 T B T B Vừa mới quen nhau đã lạ lùng 5 T B T T Lúc nhớ, nhớ cùng trong mộng tưởng 6 B T B B Khi riêng, riêng cả đến tình chung 7 B T B T Tương tư lọ phải là trai gái, 8 T B T B Một ngọn đèn xanh trống điểm thùng Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7 Luật đối Nguyên tắc cố định của một bài thơ Đường là ý nghĩa của hai câu 3 và 4 phải "đối" nhau và hai câu 5, 6 cũng "đối" nhau.

Trang 1

Đường luật là thơ có từ đời Đường (618-907)ở Trung Quốc.Thơ thất ngôn bát cú có tám câu mỗi câu 7 chữ Có gieo vần(chỉ 1 vần)ở các chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8.Có phép đối giữa các câu 3 và câu 4,câu

5 với câu 6(tức 4 câu giữa).Có luật bằng trắc Không đúng những điều trên bị coi là thất luật.bài thơ qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan là một bài thơ thất ngôn bát cú đường luật Nguyễn Khuyến cũng

có bài thơ bạn đến chơi nhà cũng theo thể thơ này

Thơ Đường luật là thể thơ cách luật xuất hiện từ đời Đường, Trung Quốc Thơ Đường luật gọi là thơ cận thể để đối lập với thơ cổ thể, không theo cách luật ấy

Vì giáo dục, thi cử đều bằng tiếng Hán, nên từ lâu người Việt Nam đã sáng tác thơ văn bằng tiếng Hán, trong đó có thơ theo luật Đường

Nguyễn Thuyên là người đầu tiên đưa tiếng Việt vào thơ văn, đặt ra thể thơ Hàn luật, là sự kết hợp thơ Đường luật với các thể thơ dân tộc Việt

Thể loại thơ này của Việt Nam kéo dài từ thời nhà Trần cho đến nửa đầu thế kỷ 20 Kể từ phong trào Thơ Mới trở đi, người Việt rất ít làm thơ theo luật Đường

Bố cục một bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật gồm 4 phần: Đề, thực, Luận, Kết -"Đề" gồm 2 câu đầu,câu đầu goị là câu phá đề, câu thứ 2 gọi là câu thừa đề, chuyển tiếp ý để đí vào phần sau -"Thực" gồm 2 câu tiếp theo, giải thích ró ý đầu bài -"Luận" gồm 2 câu tiếp theo nữa, phát triển rộng ý của đầu bài -"Kết" là 2 câu cuối, kết thúc ý toàn bài

Thơ Đường luật nghiêm khắc ở 3 chỗ: Luật, Niêm và Vần Về hình thức, thơ Đường luật có các dạng

"thất ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu bảy chữ) được xem là dạng chuẩn, biến thể có các dạng: "thất ngôn

tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), "ngũ ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu năm chữ), "ngũ ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu năm chữ) cũng như các dạng ít phổ biến khác Người Việt Nam cũng tuân thủ hoàn toàn các quy tắc này

Luật

Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng và thanh trắc, và dùng các chữ thứ 2-4-6 và 7 trong một câu thơ

để xây dựng luật Thanh bằng gồm các chữ có dấu huyền hay không dấu; thanh trắc gồm các dấu: sắc, hỏi, ngã, nặng

Luật bằng trắc

Nếu chữ thứ 2 của câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là bài có "luật bằng"; nếu chữ thứ 2 câu đầu dùng thanh trắc thì gọi là bài có "luật trắc" Trong một câu, chữ thứ 2 và chữ thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, và chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia Ví dụ, nếu chữ thứ 2 và 6 là thanh bằng thì chữ thứ 4 phải dùng thanh trắc, hay ngược lại Nếu một câu thơ Đường mà không theo quy định này thì được gọi "thất luật"

Ví dụ: xét câu "Bước tới đèo Ngang bóng xế tà" trong bài Qua Đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan, có các chữ "tới" (thứ 2) và "xế" (thứ 6) giống nhau vì đều là thanh trắc còn chữ "Ngang" là thanh bằng thì đó

là bài thất ngôn bát cú luật trắc

Luật bằng trắc trong thể Thất ngôn tứ tuyệt và Thất ngôn bát cú có thể nôm na liệt kê như sau, nếu chỉ vần bằng bằng chữ "B", vần trắc bằng chứ "T", những vần không có luật để trống, thì luật trong các chứ thứ 2-4-6-7 có thể viết là:

1 Luật vần bằng

• Thất ngôn bát cú

Câu số Vần Ví dụ: Thương vợ của Trần Tế Xương

1 B T B B Quanh năm buôn bán ở mom sông

2 T B T B Nuôi đủ năm con với một chồng

3 T B T T Lặn lội thân cò khi quãng vắng

4 B T B B Eo sèo mặt nước buổi đò đông

5 B T B T Một duyên hai nợ âu đành phận

6 T B T B Năm nắng mười mưa dám quản công

7 T B T T Cha mẹ thói đời ăn ở bạc!

8 B T B B Có chồng hờ hững cũng như không!

Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7

2 Luật vần trắc

• Thất ngôn bát cú

Câu số Vần Ví dụ: Nhớ bạn phương trời của Trần Tế Xương

1 T B T B Ta nhớ người xa cách núi sông

2 B T B B Người xa, xa lắm nhớ ta không

Trang 2

3 B T B T Sao đương vui vẻ ra buồn bã!

4 T B T B Vừa mới quen nhau đã lạ lùng

5 T B T T Lúc nhớ, nhớ cùng trong mộng tưởng

6 B T B B Khi riêng, riêng cả đến tình chung

7 B T B T Tương tư lọ phải là trai gái,

8 T B T B Một ngọn đèn xanh trống điểm thùng

Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7

Luật đối

Nguyên tắc cố định của một bài thơ Đường là ý nghĩa của hai câu 3 và 4 phải "đối" nhau và hai câu 5, 6 cũng "đối" nhau

Ngày đăng: 16/10/2015, 02:07

w