Phân tích Hai khổ cuối “Ông đồ” Theo dòng thời gian bất tận, mọi thứ sẽ lui vào dĩ vàng mịt mờ để lại cho con người bao nỗi niềm tiếc nuối. Nhất là khi vẻ đẹp tài hoa của một thời chỉ còn vang bóng. Cũng bắt nguồn từ cảm hứng ấy, bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên đã thể hiện một hoài niệm day dứt, thương cảm cho một giá trị tinh thần sắp tàn lụi. Bài thơ là tiếng lòng của một hồn thơ giàu lòng thương người và nỗi niềm hoài cổ mênh mang. Có lẽ hai khổ thơ cuối đã bộc lộ rõ nét nhất và cảm động nhất cho hồn thơ ấy: Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài giời mưa bụi bay Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ ? Ngay từ câu thơ đầu tiên đã cho ta cảm nhận được tình cảnh đáng thương của ông đồ, hình ảnh ông đang dần mờ phai trong mỗi dịp tết đến xuân về rồi rơi hẳn vào quên lãng “Ông đồ vẫn ngồi đấy, Qua đường không ai hay”. Đâu còn nữa một thời huy hoàng của cảnh “Bao nhiêu người thuê viết , Tấm tắc ngời khen tài, Hoa tay thảo những nét, Như phượng múa rồng bay”. Vẫn giấy đỏ, vẫn mực tàu, vẫn phố phường tấp nập đông vui nhưng chẳng ai biết đến một ông đồ đang ngồi bó gối lặng lẽ bên hè phố. Trong sắc phai bẽ bàng của giấy đỏ, trong sự kết đọng lạnh lùng của mực tàu là nỗi buồn tủi của ông đồ. Trong chút hi vọng mong manh, ông vẫn gắng gỏi vì miếng cơm manh áo, kiên nhẫn ngồi chờ. Nhưng đáp lại sự chờ đợi vô vọng ấy là những dáng người tấp nập hững hờ. Giữa sự tấp nập của phố phường là bóng dáng cô độc của ông đồ. Sự đối lập giữa hình ảnh ông đồ và cuộc sống hiện đại đã khiến nhà thơ ngậm ngùi thương cảm. Có lẽ trên thế gian này chỉ còn có mỗi mình nhà thơ là đang cảm thông với cảnh ngộ của ông đồ. Hai câu thơ “Lá vàng rơi trên giấy, Ngoài giời mưa bụi bay” gợi ra một hkông gian thấm đẫm nỗi buồn. Nhưng chiếc lá vàng vô tình rơi trên mặt giấy, nhưng do không có nhu cầu dùng đến nên ông đồ cũng chẳng buồn phủi đi. Nó rơi mãi, rơi mãi đến một lúc khuất lấp cả hình ảnh ông đồ. Trời vào xuân, những cơn mưa bụi giăng giăng buồn đến não lòng. Hay trời cũng đang nhỏ lệ xót thương cho một cảnh ngộ bẽ bàng buồn tủi? Bút pháp tả cảnh ngụ tình được sử dụng thật đặc sắc, ngoại cảnh cũng chính là tâm cảnh của chủ thể trữ tình. Khổ cuối của bài thơ cho ta biết số phận hẩm hiu “còn duyên kẻ đón người đưa, Hết duyên đi sớm về trưa một mình” của ông đồ cũng đến hồi kết thúc: Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa Thông điệp mùa xuân đã được gửi đến rồi. Vòng tuần hoàn của trời đất vẫn tiếp tục quay, hoa đào lại nở, Tết lại về. Cảnh vẫn như xưa nhưng người đâu không thấy nữa. Có lẽ khi viết câu thơ này Vũ Đình Liên đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của Thôi Hộ: “Nhân diện bất tri hà xứ khứ, Đào hoa y cựu tiếu đông phong”. Cảnh vẫn như xưa nhưng người không biết tìm đâu bởi “ông đồ già” bây giờ đã trở thành “ông đồ xưa” đã trở thành “người muôn năm cũ”. Câu hỏi tu từ kết thúc bài thơ khiến mạch đồng cảm của người xưa và nay được nối liền. Có lẽ trong lòng ta, ai cũng đang dâng lên một nỗi niềm ân hận, một sự tiếc nuối của lớp hậu sinh đã vô tình lãng quên những gì tốt đẹp của thế hệ cha ông. Câu hỏi ấy cũng xoáy sâu vào lòng ta như một lời nhắc nhở đừng bao giớ lãng quên quá khứ, đừng bao giờ lãng quên đi lòng yêu nước và văn hóa dân tộc. Tóm lại, chỉ với hai khổ thơ, bốn mươi chữ ngắn gọn nhưng mênh mang một tấm lòng của VĐL. Cội nguồn của tình cảm ấy là sự cảm thông chân thành của tác giả đối với một lớp người bị lãng quên, sự xót xa trước một nét văn hóa cổ truyền “một đi không trở lại”. Chính tấm lòng ấy đã làm nên giá trị vĩnh viễn cho bài thơ “Ông đồ”.
Phân tích Hai khổ cuối “Ông đồ” Theo dòng thời gian bất tận, mọi thứ sẽ lui vào dĩ vàng mịt mờ để lại cho con người bao nỗi niềm tiếc nuối. Nhất là khi vẻ đẹp tài hoa của một thời chỉ còn vang bóng. Cũng bắt nguồn từ cảm hứng ấy, bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên đã thể hiện một hoài niệm day dứt, thương cảm cho một giá trị tinh thần sắp tàn lụi. Bài thơ là tiếng lòng của một hồn thơ giàu lòng thương người và nỗi niềm hoài cổ mênh mang. Có lẽ hai khổ thơ cuối đã bộc lộ rõ nét nhất và cảm động nhất cho hồn thơ ấy: Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài giời mưa bụi bay Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ ? Ngay từ câu thơ đầu tiên đã cho ta cảm nhận được tình cảnh đáng thương của ông đồ, hình ảnh ông đang dần mờ phai trong mỗi dịp tết đến xuân về rồi rơi hẳn vào quên lãng “Ông đồ vẫn ngồi đấy, Qua đường không ai hay”. Đâu còn nữa một thời huy hoàng của cảnh “Bao nhiêu người thuê viết , Tấm tắc ngời khen tài, Hoa tay thảo những nét, Như phượng múa rồng bay”. Vẫn giấy đỏ, vẫn mực tàu, vẫn phố phường tấp nập đông vui nhưng chẳng ai biết đến một ông đồ đang ngồi bó gối lặng lẽ bên hè phố. Trong sắc phai bẽ bàng của giấy đỏ, trong sự kết đọng lạnh lùng của mực tàu là nỗi buồn tủi của ông đồ. Trong chút hi vọng mong manh, ông vẫn gắng gỏi vì miếng cơm manh áo, kiên nhẫn ngồi chờ. Nhưng đáp lại sự chờ đợi vô vọng ấy là những dáng người tấp nập hững hờ. Giữa sự tấp nập của phố phường là bóng dáng cô độc của ông đồ. Sự đối lập giữa hình ảnh ông đồ và cuộc sống hiện đại đã khiến nhà thơ ngậm ngùi thương cảm. Có lẽ trên thế gian này chỉ còn có mỗi mình nhà thơ là đang cảm thông với cảnh ngộ của ông đồ. Hai câu thơ “Lá vàng rơi trên giấy, Ngoài giời mưa bụi bay” gợi ra một hkông gian thấm đẫm nỗi buồn. Nhưng chiếc lá vàng vô tình rơi trên mặt giấy, nhưng do không có nhu cầu dùng đến nên ông đồ cũng chẳng buồn phủi đi. Nó rơi mãi, rơi mãi đến một lúc khuất lấp cả hình ảnh ông đồ. Trời vào xuân, những cơn mưa bụi giăng giăng buồn đến não lòng. Hay trời cũng đang nhỏ lệ xót thương cho một cảnh ngộ bẽ bàng buồn tủi? Bút pháp tả cảnh ngụ tình được sử dụng thật đặc sắc, ngoại cảnh cũng chính là tâm cảnh của chủ thể trữ tình. Khổ cuối của bài thơ cho ta biết số phận hẩm hiu “còn duyên kẻ đón người đưa, Hết duyên đi sớm về trưa một mình” của ông đồ cũng đến hồi kết thúc: Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa Thông điệp mùa xuân đã được gửi đến rồi. Vòng tuần hoàn của trời đất vẫn tiếp tục quay, hoa đào lại nở, Tết lại về. Cảnh vẫn như xưa nhưng người đâu không thấy nữa. Có lẽ khi viết câu thơ này Vũ Đình Liên đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của Thôi Hộ: “Nhân diện bất tri hà xứ khứ, Đào hoa y cựu tiếu đông phong”. Cảnh vẫn như xưa nhưng người không biết tìm đâu bởi “ông đồ già” bây giờ đã trở thành “ông đồ xưa” đã trở thành “người muôn năm cũ”. Câu hỏi tu từ kết thúc bài thơ khiến mạch đồng cảm của người xưa và nay được nối liền. Có lẽ trong lòng ta, ai cũng đang dâng lên một nỗi niềm ân hận, một sự tiếc nuối của lớp hậu sinh đã vô tình lãng quên những gì tốt đẹp của thế hệ cha ông. Câu hỏi ấy cũng xoáy sâu vào lòng ta như một lời nhắc nhở đừng bao giớ lãng quên quá khứ, đừng bao giờ lãng quên đi lòng yêu nước và văn hóa dân tộc. Tóm lại, chỉ với hai khổ thơ, bốn mươi chữ ngắn gọn nhưng mênh mang một tấm lòng của VĐL. Cội nguồn của tình cảm ấy là sự cảm thông chân thành của tác giả đối với một lớp người bị lãng quên, sự xót xa trước một nét văn hóa cổ truyền “một đi không trở lại”. Chính tấm lòng ấy đã làm nên giá trị vĩnh viễn cho bài thơ “Ông đồ”. ... Tóm lại, với hai khổ thơ, bốn mươi chữ ngắn gọn mênh mang lòng VĐL Cội nguồn tình cảm cảm thông chân thành tác giả lớp người bị lãng quên, xót xa trước nét văn hóa cổ truyền “một không trở lại”...đồng cảm người xưa nối liền Có lẽ lòng ta, dâng lên nỗi niềm ân hận, tiếc nuối lớp hậu sinh vô tình lãng quên tốt đẹp hệ cha ông Câu hỏi xoáy sâu vào lòng ta... trước nét văn hóa cổ truyền “một không trở lại” Chính lòng làm nên giá trị vĩnh viễn cho thơ Ông đồ