1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Tư liệu thơ của Phạm Tiến Duật

9 524 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 60,2 KB

Nội dung

Phạm Tiến Duật Ông đóng góp chủ yếu là tác phẩm thơ, phần lớn thơ được sáng tác trong thời kỳ ông tham gia quân ngũ. Thơ của ông được các nhà văn khác đánh giá cao và có nét riêng như: giọng điệu sôi nổi, trẻ trung và có cái "tinh nghịch" nhưng cũng rất sâu sắc. Nhiều bài thơ của ông đã được phổ nhạc thành bài hát trong đó tiêu biểu nhất là "Trường Sơn đông, Trường Sơn tây". Những tập thơ chính: Vầng trăng quầng lửa (thơ, 1970), nổi tiếng nhất với tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" Ở hai đầu núi (thơ, 1981) Vầng trăng và những quầng lửa (thơ, 1983) Thơ một chặng đường (tập tuyển, 1994) Nhóm lửa (thơ, 1996) Tiếng bom và tiếng chuông chùa (trường ca, 1997) Tuyển tập Phạm Tiến Duật (in xong đợt đầu ngày 17-11-2007, khi Phạm Tiến Duật đang ốm nặng) Ông được ca tụng là "con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại", "cây săng lẻ của rừng già”, "nhà thơ lớn nhất thời chống Mỹ”. Thơ ông thời chống Mỹ từng được đánh giá là "có sức mạnh của một sư đoàn"[3]. Bài viết MỘT TIẾNG NÓI LẠC QUAN TRONG NHỮNG NĂM CHIẾN TRANH- THƠ PHẠM TIẾN DUẬT NHững người đã có dịp đi với bộ đội ít nhiều hẳn biết rõ người chiến sĩ của chúng ta có một đời sống tinh thần đặc biệt; các anh rất dễ vui, và niềm vui của các anh rất trẻ, khoẻ. Hành quân nhọc mệt nhưng đặt ba lô nghỉ là nói đùa, nói “trạng”. Leo những cái dốc “ê ẩm”, đặt cho dốc đủ mọi thứ tên để cười. Làm được cái hầm đẹp đã vui. Cải thiện được bữa rau rừng cũng vui!. Cái lạc quan, cái vui đã thành một nét bản chất của người chiến sĩ, nó nảy sinh trong mọi hoàn cảnh, như một thứ thách thức vượt lên khó khăn; nó là cái hơi ấm toát lên từ tâm tình của những người tự tin và đang chiến thắng. Trong chiến tranh , Phạm Tiến Duật luôn luôn có mặt giữa những người chiến sĩ như thế. Anh đi với lái xe, với công binh, với thanh niên xung phong trên một tuyến đường vận tải quân sự đặc biệt, và những bài thơ in lại trong Vầng trăng quầng lửa,trong Thơ một chặng đường chính là được bắt nguồn từ cái vui, cái lạc quan của cảnh và người gặp trên đường. Như là có một sự gặp gỡ đặc biệt giữa tâm hồn một người chiến sĩ và một người làm thơ. Và chúng ta có một tiếng thơ khá độc đáo. Lần theo những trang thơ, người đọc biết rằng Phạm Tiến Duật đã đi nhiều nơi lắm. Trong văn học, từ việc sống đến việc viết, có nhiều cách thức khác nhau. Có người đi rất nhiều nhưng chỉ cốt nắm lấy không khí, cái “thần” chung nhất của khung cảnh. Đọc những trang viết của họ, nhiều khi thấy ánh lên một cái gì rất mới mà không bao giờ có địa chỉ rõ ràng. Phạm Tiến Duật không như thế. Anh đi đến đâu, anh gặp những ai, ta dễ đoán biết. Anh muốn vang vào trong thơ cả những chi tiết bộn bề như văn xuôi: những chuyến xe bom giật, bom rung vỡ kính; những đêm “cao xạ thình thình điểm đầu canh ba”; khu vực cho một ngày 17 trận bom Mỹ dội. Gợi ý cho bài thơ của anh là một cái cặp tóc ai để quên trên cỏ, tiếng đuổi gà của bà mẹ khi lúa chín trên đồng. Đọc thơ như được cùng anh vào một cuộc đi xa xôi và đầy hứng thú. Mọi thứ đều được anh chăm lo, chi chút. Lúc nào anh cũng giữ được một thứ ngạc nhiên, một niềm say mê “say miền đất lạ” rất tự nhiên. Tuy vậy, đó chỉ là cách viết. Điều quan trọng là thơ Phạm Tiến Duật không bó hẹp trong những người, những cảnh cụ thể. Mọi người khác, ở những đơn vị khác, đều có thể tìm thấy ở thơ anh một sự thông cảm. Một mặt, anh không muốn đơn giản, sơ lược. Như một người chứng kiến nghiêm chỉnh, anh nói khá đầy đủ về những vất vả đến với mỗi chúng ta trong cuộc chiến đấu. Mặt khác anh nói rõ những cái đó, nhưng không làm chúng ta băn khoăn do dự, mà ngược trở lại, một tiếng cười giòn tan cất lên, với tất cả sức trẻ của mình, chúng ta đã vượt qua mọi gian khổ. Người chiến sĩ trong thơ Phạm Tiến Duật vừa thực vừa đẹp một cách lạ lùng. Dù có thế nào vẫn “không có chuyện gì” về tất cả những người ở đây hết. Những xa cách “Trường Sơn đông Trường Sơn tây” không làm cho ai buồn. Trong cái đêm bom rung vỡ cả mái ngói, người chiến sĩ vẫn ung dung ngủ lại với gió sông Lam. Phải lạc quan lắm mới có được một giọng thơ như trong bài Qua một mảnh trời thành phố Vinh ấy! Càng đi vào những miền trọng điểm như Seng Phan, “tiếng bom như tiếng thú” nghe lại càng nhỏ. Và hơn thế nữa, không những ung dung tự tin, người chiến sĩ còn tìm được những niềm vui ấm áp. Anh không bỏ qua một đàn bươm bướm trên lèn đá, một câu hò trong đêm bốc vác rộn ràng. Biết tiếng hát trong rừng “nhịp với phách xem chừng sai cả” anh vẫn lắng nghe. Một tình thương mến bao trùm. Thương em, thương em, thương em biết mấy. Trong bài Gửi em, cô thanh niên xung phong, tình cảm giữa hai nhân vật rất tiêu biểu của cuộc chiến đấu của chúng ta, của anh bộ đội và cô thanh niên xung phong, được biểu hiện thật lành mạnh mà thấm thía, đậm đà. ở các bài khác Khi em qua đèo, nghe em hát trong rừng cũng vậy. Tất cả những tâm tình chiến sĩ ấy là rất phổ biến, nhưng lại mang một dáng vẻ riêng của Phạm Tiến Duật. Anh hóm hỉnh nghịch ngợm mà đôn hậu thương yêu. Anh dễ dàng sao trong việc làm thân trò chuyện với mọi người! Và không chỉ có vui, anh còn có dụng ý muốn mang tới chúng ta những suy nghĩ khái quát. Chuyện các cô gái lái xe: niềm tin có thật trong cuộc chiến đấu. Nói về các lứa tuổi kế tiếp nhau trong trưởng thành là bài Khi em qua đèo. Về mặt này, bài thơ dựng cảnh Vầng trăng quầng lửa khá tiêu biểu. Trong ánh chớp nhoáng nhoàng của bom đạn, tiếng hát vẫn cất lên, mọi dấu hiệu của sự sống vẫn nảy nở. “Và vầng trăng, vầng trăng đất nước – vút qua quầng lửa vụt lên cao” – như là có một thoáng tượng trưng, nửa thực nửa hư, về đất nước, về chiến thắng như cùng trở về trong ta. Sức thuyết phục của bài thơ là ở cả một không khí được gợi lên khá trọn vẹn. Không phải ngẫu nhiên, trong những năm chống Mỹ, thơ Phạm Tiến Duật thường được mọi người nhắc nhở. Đó là một tiếng nói trẻ, thứ tiếng nói mới trong thơ. Người làm thơ này bao giờ cũng coi bài thơ là một kiến trúc. Anh chọn được tình thế đáng nói. Anh biết nói một cách đặc biệt, thường lướt qua những chỗ lặt vặt, giành bất ngờ cho cái chốt chính, cái kíp nổ của bài thơ. Đọc thơ anh, dễ có những thoáng giật mình: sao có những điểm thi vị thế này mà không ai nhìn ra! Riêng cách đặt câu, dùng chữ trong bài đã chứng tỏ Phạm Tiến Duật là một người làm thơ có nghề nghiệp vững chãi đến độ dám đi ra khỏi một số khuôn sáo thông thường. Về mặt giọng điệu, nếu xưa nay thơ của nhiều người như một tiếng hát, thì Phạm Tiến Duật làm cách khác: Anh muốn trò chuyện với người đọc. Anh luôn luôn đi bên cạnh ta, thì thầm với ta điều kia điều nọ. Cách viết này mang lại cho tác giả một lối đi riêng, hợp với sức viết đang độ khoẻ. Cái tài hoa, cái khéo léo tay nghề, là tương ứng với cách cảm, cách nghĩ của anh và hai mặt đó gắn bó làm thành một phong cách thống nhất. Tại sao lại nảy sinh và tồn tại phong cách đó? Từ những năm chống Mỹ, trong bộ đội ta đã hình thành một lớp chiến sĩ mới, với cách sống, cách chiến đấu mới, dáng dấp tâm lý mới, có phần kế thừa mà có phần phát triển so với các thế hệ cha anh. Họ vẫn đọc những bài thơ của các nhà thơ lớp trước. Nhưng họ cần có tiếng nói của mình trong văn học. Thơ Phạm Tiến Duật là một trong những tiếng nói đó. Có điều không nên cường điệu, coi thơ Phạm Tiến Duật là một mẫu mực, hơn nữa, một mẫu mực duy nhất cho tiếng thơ của cả thế hệ cùng tuổi với anh. Trên cái nền phát triển rộng rãi về mọi mặt của xã hội miền Bắc từ sau 1954, người chiến sĩ của chúng ta đã trưởng thành vượt bậc, với rất nhiều vẻ khác nhau. Để nói lên tiếng nói của họ, cần nhiều tiếng thơ khác nhau. Chỉ có thể nói Phạm Tiến Duật là một tiếng thơ trong đó với nghĩa nó có những chỗ mạnh chỗ yếu nhất định. Chỗ yếu quan trọng trong thơ Phạm Tiến Duật là bề ngoài bao quát được một hiện thực nhiều mầu sắc, song vẫn có cái vẻ đơn điệu của nó. Đây đó, một vài bài thơ dường như chỉ khác nhau về đề tài, về khung cảnh, về cách nói, mà ý tứ thì lặp lại. Thực tế lớn lao quá! Có lúc, tác giả như bị ngợp: Anh chỉ kịp làm những đoạn “ống kính chụp nhanh” mà chưa có sự cảm thụ và chuyển hoá sâu sắc. Thường khi anh chạy theo những thay đổi ở bề ngoài khung cảnh mà quên lắng nghe đúng mức về những phản ánh, những vang vọng của mọi thay đổi đó trong lòng, để sự kiện có dịp hoà cùng nhịp điệu với lòng mình. Cũng như nhiều người viết trẻ khác, một số khái quát ở Phạm Tiến Duật hoặc không sáng rõ, hoặc rơi vào chỗ đơn giản, sơ lược. Niềm vui mà anh gợi lên có phần dễ dàng, nhưng lại chưa thật sâu lắng. “Say miền đất lạ”, anh đâm ra sa đà vào những cái ngồ ngộ, kỳ lạ, rồi tự bằng lòng, cười đùa vui vẻ mà không thấy hết những cái mới cơ bản trong khung cảnh và trong lòng người. Trong đời sống cũng như trong văn học, kinh nghiệm cho biết chưa bao giờ những cái ngồ ngộ đó có khả năng biểu hiện những điều quan trọng nhất. Cũng như về mặt cách viết, khi nào cố làm ra vẻ đơn giản. Phạm Tiến Duật lại rơi vào một sự sắp xếp, thành ra một thứ sáo mới, muốn làm duyên hơn là có duyên thật sự. Lẫn với cái thô mộc chân chính; một đôi khi sự qua loa cẩu thả đã xuất hiện trong thơ anh. Bấy nhiêu chỗ yếu chỗ mạnh nói trên cố kết lại hữu cơ trong thơ Phạm Tiến Duật. Anh là người có bản sắc mạnh mẽ, bản sắc không giống ai, nên rất khó thay đổi. Mà có thay đổi, thì vẫn là đổi mới trong cung cách của mình. Cho nên, hơn cả nhưng đóng góp cụ thể, nên tìm ở thành công của anh một ý nghĩa khái quát: Nó là một bằng chứng xác minh thêm cái phương hướng lớn, phương hướng đi vào đời sống của nền văn nghệ mới. Thực tế dân tộc ta nói chung, thực tế bộ đội ta nói riêng là nguồn cảm hứng vô tận đủ sức nuôi dưỡng những tài năng lớn và khác nhau. Đó là điều lâu nay chúng ta vẫn nói. Đặt trong cái toàn cảnh đó, thơ Phạm Tiến Duật mới là một trường hợp, một thí nghiệm. Triển vọng của nó ra sao còn tuỳ thuộc ở sự phấn đấu của riêng người viết. Nhưng có điều chắc chắn: khi được phổ biến, ngay từ bây giờ nó đã là một gợi ý, một kích thích tốt cho những tiếng nói bằng thơ khác đang tiềm tàng trong lớp người trẻ tuổi đang cầm súng. 1971 Ý NGHĨA CỦA MỘT PHONG CÁCH Những người mới quen giới văn nghệ nhiều lúc có cảm tưởng rằng những người viết có phần khắt khe: người ta khen nhau ít quá. Thực ra thì “nằm trong chăn mới biết chăn có rận” người nào tỉnh táo một chút khi nói về ngành mình cũng đều có nhiều băn khoăn lo lắng. Có lo lắng, băn khoăn thì mới biết hướng phải đi, biết đường mà phấn đấu. Nữa là đây lại là công việc văn nghệ, một thứ thực tế thứ hai, một thứ phản ánh của đòi sống, bao giờ cũng ít nhiều đi sau đời sống. Chúng ta hiểu đời sống thì lớn lao, cái phạm vi mà văn nghệ phải bao quát thì vô cùng, công việc trước mặt mình thật nhiều, đường xa mòn mỏi. Chúng ta trông ở nhau để làm việc, để sốt ruột hộ nhau, cũng là để thúc đẩy nhau tiến lên hơn nữa. Nhưng trong đời sống, những điểu cực đoan lại hay đi với nhau. Người ròn cười thì cũng tươi khóc, người hay nghi ngại khi tìm được tri kỷ thì hết sức tin yêu. Đó cũng là quy luật của sự khen chê trong văn nghệ: giữa lúc mọi người đang bối rối, đang lo toan, bỗng nhiên một người mở ra được đường đi, vạch thêm được một lối thoát, thì mọi người đều hỉ hả vui mừng. Người ta không chỉ vui mừng cho chính người kia. Người ta vui mừng vì một khả năng của thực tế được phát hiện. Người ta vui mừng vì tương lai chung còn sán lạn, mình còn có hướng để phấn đấu. Người ta tìm được chỗ mà tin yêu. Nghe các anh nhà văn lớp trước kể lại, tôi thường cố tưởng tượng khung cảnh chào đón những sự kiện lớn của đời sống văn học ta từ hơn hai chục năm nay, khi mà những giải thưởng văn học lớn được công bố. Khi những tác phẩm có tính chất cổ điển như một Đất nước đứng lên ra đời. Nhưng riêng trong năm 1969, năm thứ năm của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc và năm thứ 15 của cuộc đấu tranh vì thống nhất nước nhà cùng một thời gian, tôi được chứng kiến sự chào đón của giới văn nghệ với hai tác phẩm đặc biệt: mấy chương đầu tiểu thuyết ở xã Trung Nghĩa của nhà văn miền Nam Nguyễn Thi và chùm thơ dự thi trên tờ báo Văn nghệ của Phạm Tiến Duật. Trong một năm mà tìm được một ít chương truyện với một chùm thơ hay, thế đã là hiếm hoi lắm. Riêng trong phạm vi thơ mà nói, cho đến cuộc thi thơ vừa qua, thơ Phạm Tiến Duật là trung tâm chú ý của tất cả mọi người. Các nhà thơ lớp trước đã không ngại dùng những chữ như “tài năng”, “hiện tượng”. Điều đó chứng tỏ thơ Phạm Tiến Duật vượt qua phạm vi thơ già- thơ trẻ, mà là một hiện tượng riêng, đòi hỏi mọi người phải nghiên cứu. Còn những người viết trẻ thì vui mừng cách khác. Đây lại là một trường hợp chứng tỏ khả năng của lứa mình. Người ta thấy những triển vọng mở ra: nếu mình được đi được làm việc, mình cũng sẽ có những đóng góp như thế. Ngay cả những người viết văn xuôi, ngoài cái sự “thẩm thơ” rất ngược văn xuôi, nhiều anh vẫn cảm thấy trong các thứ thơ, thơ Phạm Tiến Duật gần với thể loại của mình hơn cả, và mình có thể có những liên tưởng nhất định, giúp cho nghề nghiệp riêng của mình nhất định, khi đọc những bài thơ của tác gải trẻ này. Chẳng riêng giới văn nghệ: nhiều người ở các ngành khác, đông đảo bạn đọc của chúng ta đã hỏi thăm về những bài Gửi em cô thanh niên xung phong. Tiểu đội xe không kính v.v… Khi cùng đi những chuyến đi công tác ở cơ sở với tác giả các bài thơ ấy, tôi đã được chứng kiến những cảnh làm xong thơ, anh mang ra đọc cho mọi người. Anh chăm chú nghe ý kiến trao đổi của một đồng chí cán bộ chính trị. Anh sung sướng nhận lời khen của một bà cụ già. Anh thường đọc thơ ngay cho những đối tượng thơ mình nói đến để chờ người ta góp ý kiến trực tiếp. ở những cửa khẩu, những trọng điểm vận tải quân sự, anh chép thơ của mình thành nhiều bản nhỏ, dúi vào tay các đồng chí lái xe, như một lời dặn dò tin tưởng giúp họ thêm nghị lực đi vào vùng địch đánh phá. Tôi biết rằng không phải người làm thơ nào cũng có gan làm như thế, và không phải thơ nào cũng có sức đi vào lòng nhiều người khác nhau như thế. Trong sự đa dạng nhiều màu sắc của thơ, thơ đã có sự phân công nhất định: có thứ thơ cho lứa thanh niên cuối cấp hai, đầu cấp ba đọc. Có thứ thơ cho những anh em sinh viên, anh em trí thức. Dĩ nhiên, có thứ thơ hợp với một số bà con ta quen nghe đài vào những buổi phát thanh nông thôn hơn. Xưa nay, thứ thơ được nhiều tầng lớp khác nhau thích vốn hiếm: hoặc là dở, hoặc là thật hay. Thơ Phạm Tiến Duật rồi sẽ chịu sự sàng lọc gắt gao của thời gian; tuy nhiên, ngay từ bây giờ, nó đã chứng tỏ khả năng phổ cập rất rộng, phổ cập mà vẫn không rơi vào thơ ca hò vè “tỉnh lẻ” cho nên càng dễ có khả năng sống lâu – phổ cập, dễ hiểu mà vẫn sâu sắc, hàm xúc vốn là một yêu cầu của văn nghệ nói chung, lại là một yêu cầu rất cao trong văn nghệ xã hội chủ nghĩa. * Ngay từ cuối năm 1966, trong giới thơ chuyên nghiệp của chúng ta đã có một cuộc trao đổi ý kiến về thơ chiến đấu. Thường chúng ta bận nhiều việc quá, cứ lo làm tới làm lui, chưa có những tổng kết kinh nghiệm, đúng hơn là chưa có những tổng kết có sức thuyết phục mạnh mẽ. ở một nước mà lịch sử là chống ngoại xâm liên tiếp như ở nước ta, đặc diểm của nền văn học là gì? Nền văn học nói về chiến tranh ra sao? Người văn nghệ trong các cuộc chiến tranh đã có những đóng góp gì? Vẫn chưa có những nhận xét cụ thể. Ngay sau cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc 1946-54, chúng ta cũng chưa có dịp bàn luận cho kỹ càng, thì đã bước vào cuộc chiến đấu mới. Đành là vừa làm vừa mò mẫm. Đành là có những nhận xét vụn vặt từng người từng trường hợp, để rồi lại tiếp tục làm mạnh hơn. Có một điều chắc chắn là: mặc dầu vậy, văn nghệ có những quy luật phát triển của nó, có những quy luật nội tại của văn nghệ mà cũng là những quy luật gắn liền với tình hình xã hội chính trị nói chung. ứng với mỗi giai đoạn có những phong cách văn học nổi lên, nó phản ánh những yêu cầu tâm lý chung, và sự tiếp nối của phong cách này bằng phong cách kia bao giờ cũng có tính chất tất yếu. Riêng trong phạm vi tiếng thơ của thanh niên, thơ của các bạn trẻ mà tôi thường đọc và tìm ở đó tình cảm ý nghĩ của mình chẳng hạn. Những ngày đầu chiến tranh, cuối 1965, đầu 1966, tôi rất yêu những câu thơ của một bạn trẻ là Lưu Quang Vũ. Ta đi chiến đấu yêu thương lắm Mỗi xóm thôn qua, mỗi nghĩa tình. Cả dòng thơ Lưu Quang Vũ là một tiếng tâm tình tỉ tê tâm sự và thương yêu như thế. Cho đến những ngày 1967, 1968, tôi mới lại gặp một tiếng thơ khác đi - Đi qua những chiến hào ta nhìn ra hạnh phúc Đôi mắt nhìn nhau xanh hơn xưa - Tự những năm ai cũng hoá anh hùng Sẽ rèn đúc ai cũng đều nhân hậu Thay cho cái bỡ ngỡ tin yêu là cái cần mẫn nhận thức trong thơ Bằng Việt. Tập Bếp lưủa ấy là một tập thơ suy nghĩ như ta vẫn nói. Bây giờ thì các bạn thơ ấy của tôi vẫn đang phấn đấu theo đường của mình. Nhưng cũng không hiểu tự lúc nào, một tiếng thơ khác xen vào, và dần dần có sức lay động tâm hồn chúng ta: mọi nguời vui mừng vì lại có thêm Phạm Tiến Duật. Chưa bao giờ trong thơ lại có nhiều chi tiết sinh hoạt như thế. Anh nói về những tiểu đội xe không kính, anh nói về các cô thanh niên xung phong đóng cọc dào rào quanh hố bom: anh nói về cái quệt nước trên xe ô tô những ngày mùa mưa ở Trường Sơn. Mà vào trong thơ những chữ nghĩa mới, khung cảnh mới, người đọc thơ như được làm một cuộc viễn du. Phạm Tiến Duật dẫn ta đi, anh có thơ về mọi bước đường của anh, mà cũng là mọi bước đường của cuộc chiến đấu hiện nay. Khi nói thơ Phạm Tiến Duật nói được những cái cụ thể hàng ngày, những người làm thơ hiểu ngay khó khăn của anh: đưa những cái này thành thơ, người viết phải nói có duyên lắm Cây trúc làm duyên phải nhờ gió thổi Cô gái làm duyên phải dùng giọng nói Bông hoa làm duyên phải luỵ hướng bay. Phạm Tiến Duật đã ví quả ớt như ngọn đèn tín hiệu, vết xước trên vai áo của cô thanh niên bốc vác hồn nhiên như bông hoa lan trắng ngần. Cái duyên nói nghe lọt tai của anh là nhờ anh có tình với những gì mà anh nói tới. Tình của một người tuổi trẻ, hồn nhiên đang mở rộng tấm lòng ra để thương yêu, có khi như là trêu đùa bỡn cợt nữa. Về phương diện này, một bài như tài Gửi em cô thanh niên xung phong rất tiêu biểu. Tôi nhớ cách nói của một nhà văn: Có lẽ đã nhiều người ca ngợi thanh niên xung phong họ dùng nhiều chữ nghĩa kêu hơn, mạnh hơn trong lòng họ. Còn hồn nhiên như bông hoa lan trắng ngần là người ở trong cuộc, anh mến yêu những người con gái ấy một cách rất cụ thể. Thương em, thương em, thương em biết mấy. Thương để rồi đi tìm, thương nên mới trêu, đùa, như là bỡn cợt nữa, cái bỡn cợt duyên dáng vốn rất cần sau những giờ phút làm việc mệt nhọc, vốn là một bản tính của những người lao động chúng ta. Theo chỗ tôi hiểu, không phải hồn nhiên như bông hoa lan trắng ngần là người đầu tiên chủ trương đưa cái thực tế với những chi tiết nhỏ nhất của nó vào thơ ca. Có cả một nhà thơ chủ trương trong những bài tiểu luận quan trọng và anh đã mạnh dạn cắt bỏ những bài thơ theo một dọng điệu khác, để dễ xuống một thứ thơ như thế này. Trong số các bạn viết thơ trẻ, cũng đã có người nói thơ anh như công trường lúc nào cũng dở dang gạch ngói. So với những người ấy, thì thơ Phạm Tiến Duật có duyên hơn. Nếu cắt nghĩa rằng như thế, Phạm Tiến Duật có tài hơn thì chưa đủ. Bao giờ cũng thế ở trong văn học, cái tài bắt nguồn từ cái tình. Nhất là trường hợp lối thơ thực tế này, người viết phải có tình với đối tượng mà anh nói tới lắm mới phải. Từ những đối tượng cụ thể, rồi anh sẽ nâng lên thành những vấn đề tư tưởng. Đã bao người làm thơ Đèo Ngang – Mà không nói con đèo chạy dọc” ấy là một câu thơ trong bài Đèo Ngang. Nó cũng là một ví dụ về tính tư tưởng trong thơ. Từ những điều rất bâng quơ mà nâng lên thành những chuyện chính trị, triết học cao siêu; nâng lên, nhấn mạnh, gói ghém trong đó, mà người ta không cảm thấy một cách gò gẫm, giả tạo, hoặc lên gân khó chịu. Trong đời sống, chúng ta vốn sợ những người lúc nào cũng ra vẻ ưu tư phiền muộn mà nói ra toàn những điều sách vở: người ta gọi những anh chàng kiểu đó là lý luận rởm, kiểu cách, gàn. Còn thỉnh thoảng ta mới gặp những người mà ung dung như không, nói cười ha hả, những nhận xét cái gì thì hết sức sâu sắc, cụ thể. Một sự thông minh có tính chất dân gian như thế rất tiêu biểu cho người Việt Nam chúng ta. Không làm ra vẻ suy nghĩ, nhưng hồn nhiên như Phạm Tiến Duật vẫn muốn nói một điều gì đằng sau những cái hàng ngày. Đó là một cố gắng phấn đấu của anh, và có những trường hợp, anh đã thành công. Khi nói về Chuyện lạ gặp trên đường hành quân những dấu vết mà người chiến sĩ gặp ở Trường Sơn, một dấu voi đi, một cái bi đông những người anh Nam Tiến trước kia để lại, Phạm Tiến Duật muốn nói về sự tiếp nối của lịnh sử dân tộc. Còn những công việc bình thường hôm nay, dưới mắt anh, đều có ý nghĩa lịch sử – đó là trường hợp bài Công việc hôm nay. Lửa đèn có những đoạn nói về ta và địch vốn là rất khó nói mà Phạm Tiến Duật đã nói được. Cái đoạn cuối nó về ánh đèn chiến thắng ngày mai của anh xứng đáng là kết thúc cho một bài thơ vững chãi về toàn cục. Đây là cái bỏ nhỏ ở cuối bài Tiếng bom ở Seng Phan: Thế đấy, giữa chiến trường Nghe tiếng bom rất nhỏ Nhưng có phải đó cũng là nhận xét chung của mọi người, ở những chiến trường khác nhau? Cũng rất tự nhiên là ở cuối bài Vầng trăng và những quầng lửa (Tạp chí Văn nghệ quân đội 12/1969), sau khi tả rất nổi những quầng lửa chiến đấu, Phạm Tiến Duật vẫn cho bao trùm một ánh trăng: Và vầng trăng, vầng trăng đất nước Vút qua quầng lửa, vụt lên cao. Có một thoáng như là tượng trưng trong đó. Một nhà văn đọc nhiều nói với tôi: những bài thơ hiện đại (một cách đúng nghĩa của hiện đại) ở nước ngoài cũng chỉ cấu tứ đến như thế. * Bài thơ Chuyện lạ gặp trên đường hành quân tôi nhắc trên in ở báo Văn nghệ năm 1966. Tôi muốn đính chính ngay ở đây một nhận xét lầm của nhiều người: Không phải cuối 1968, đầu 1969, Phạm Tiến Duật mới xuất hiện. Sự thực, trước đây anh đã in khá nhiều: 1965: Cái cầu. 1965-66: Ga xép, Chuyện lạ gặp trên đường hành quân, Mùa cam đất Nghệ, Chú Lự phố khách. Đây là chỉ kể những bài đăng giờ đọc lại còn dược, còn thấy đủ những ưu điểm của anh, có thể còn làm cho ta ngạc nhiên. Hai bài rất nổi: Lửa đèn, Công việc hôm nay đều được làm năm 1967, vì những lý do hác nhau đến nay mới đăng. Như thế, Phạm Tiến Duật là một ngòi bút đã được thử thách. Điều tôi muốn nói thêm: sở dĩ trong những năm này, chúng ta mới cảm thấy như có sự phát hiện ra anh, đó là vì giữa người viết và người đọc chúng ta có một sự xích lại gần nhau trong tâm lý, tình cảm. Trên kia, tôi đã nhắc đến hai phong cách Lưu Quang Vũ và Bằng Việt. Chẳng phải là trong những ngày đầu tiên của chiến tranh, chúng ta ưa thích thơ người thứ nhất, rồi tiếp sau đó, khi thấy ý nghĩa đầy đủ hơn của các sự kiện, thấy lòng minh lắng thơ, cần vươn tới hơn, chúng ta đã tìm gặp những điều mình nghĩ ở người thứ hai? Còn đến những ngày này… Cuộc sống chiến đấu ngày càng đi vào bề sâu. Mỏi chân thì gần chợ, càng gần thắng lợi càng nhiều khó khăn. Và chúng ta cần nói với nhau bằng một thứ ngôn ngữ chân chất của thực tế, giành sự thuyết phục cho thực tế. Đó là sự chinh phục có sức mạnh nhất. Ngoài ra thì thơ cần vui, cần khoẻ mạnh, cần dòn dã… để đến với đông dảo bạn đọc. Thơ Phạm Tiến Duật có đầy đủ những đặc điểm của một thứ thơ chiến tranh, thơ truyền tay nhau, thơ đọc trong chiến hào như thế này. Kể ra, chúng ta đã biết từ lâu, nhưng có lẽ chưa bao giờ chúng ta cảm thấy đầy đủ một thứ lạc quan chuyên chính, lạc quan không giả tạo, không ồn ào là cần biết bao nhiêu trong những ngày đang chiến tranh. Mà bây giờ thì đã đến lúc mỗi người cảm thấy cái hiện thực đó như một cảm giác da thịt. Thấy được nhưng cái chủ yếu ấy, chúng ta dễ dàng nhân nhượng Phạm Tiến Duật ở một số mặt khác. Có được bài thơ vui, khoẻ, giúp cho người đọc liên hệ đựoc một chút tư tưởng tình cảm của mình như kiểu Nhớ: Cái vết thương xoàng mà đưa viện Hàng còn chờ đó tiếng xe reo Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ bến Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo. Thế là được rồi, quý lắm và hiếm lắm rồi. Dẫu sao thế vẫn còn hơn trường hợp những suy tưởng cao siêu mà chân chất thiếu thực tế. Cho nên, hẳn giá trị bài Tiểu đội không kính không phải là ở câu: Chỉ cần trong xe có một trái tim Mà là ở toàn bộ những đoạn trên. Cũng như vậy, chúng ta không thật ngạc nhiên với mấy câu suy tưởng ở cuối bài Gửi em Cô thanh niên xung phong: Dừng chân bước đến khi ngoảnh lại Bỗng giật mình đường xa ta xây Đã có độ dài hơn cả độ dài Đường cái từ xưa cộng lại Đó là những trường hợp người viết muốn thêm vào một cái gì đó, mà chưa thật nhuyễn. Thật ra, anh không cần làm thì hơn. Toàn bộ những phần trên của anh đã duyên dáng và có ý nhị. Dẫu sao, cái cảm giác thiếu một bình diện thứ hai, một bình diện đằng sau những điều người viết nêu lên, vẫn là một cảm giác dễ gặp khi đọc thơ Phạm Tiến Duật. Anh chừng như muốn làm thơ cho ta, chứ không phải làm thơ cho chính anh. Cái phần tâm tình riêng của người viết trong thơ chưa được dầy dặn lắm. ấy là không kể về mặt thơ Phạm Tiến Duật còn nhiều nhược điểm khác. Để ………….. cái toàn bộ, anh còn để lỏi nhiều câu văn xuôi. Những câu thơ thật hàm xúc. - Bụi mù trời mùa đông Nước trắng khe mùa lũ Đêm rộng đêm dài là đêm không ngủ - Rực rỡ mặt đất bình minh Hấp hối chân trời pháo sáng Nghe còn có phần hiếm hoi. Thỉnh thoảng lại thấy cách gò ý, gò cấu tứ trong thơ Phạm Tiến Duật (kể cả : Nghĩ về trẻ con trước trận đánh in gần đây). Cùng với cái õng ẹo trong tình cảm, cái xộc xệch trong ngôn từ, nó là cái yếu nhất làm hỏng một số bài có thể khá hơn trong thơ Phạm Tiến Duật. Tuy vậy, công bằng mà nói, cả những bài trung bình, trung bình yếu của Phạm Tiến Duật cũng vẫn có hồn có cốt, nó ở những nét thực tế mà anh quan sát được, và ở cái dấu ấn tình cảm tinh nghịch có khi như là trẻ con của anh. Đối với một người làm thơ mà có được dăm bài thơ xuất sắc và toàn bộ cái nền vững vàng, chúng ta còn mong gì hơn nữa? * Bấy lâu này, trong văn nghệ có những điều gọi là lý luận. Chúng ta dặn dò nhau, trao đổi với nhau, nhữnh điều lý luận ấy đã đúng trong nhiều trường hợp khác nhau. Nhưng đến những trường hợp như thơ Phạm Tiến Duật, chúng ta lại có những chứng cớ vững chắc hơn. Trước hết nhà thơ trẻ này lại là một ví dụ về sự gắn bó của người viết, gắn bó bằng toàn bộ đời sống với cuộc chiến đấu chung, với thực tế cuộc sống, phần thực tế chủ yếu nhất là thực tế chiến đấu hiện nay của dân tộc. Một người chiến sĩ có tâm hồn nghệ sĩ luôn luôn xông xáo ở những mũi nhọn – đó là hình ảnh một Phạm Tiến Duật trong thơ, và hơn thế nữa, là hình ảnh một Phạm Tiến Duật trong cuộc đời. Thơ anh được ưa thích là một điều có lý của nó mà cái lý trước hết là: những ưu điểm và nhược điểm trong thơ Phạm Tiến Duật rất tiêu biểu. Nó phản ánh đầy đủ yêu cầu của quần chúng và tình hình văn nghệ ở một đất nước đang trong thời chiến . Bài thơ về tiểu đội xe không kính ”của Phạm Tiến Duật Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta là một bản anh hùng ca bất diệt .Trong những tháng năm sục sôi khí thế “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” ấy nhân dân Miền Bắc đã không tiếc sức người ,sức của chi viện cho Miền Nam ruột thịt. Trong những đoàn quân điệp trùng nối nhau ra trận có chàng trai trẻ Phạm Tiến Duật .Anh được tôi luyện và trưởng thành trong chiến tranh và trở thành nhà thơ chiến sỹ .Thơ anh không cuốn hút người đọc bằng ngôn từ mượt mà, âm điệu du dương mà nó khiến người đọc say bằng chính sự tự nhiên,sống động,gân guốc,độc đáo và đậm chất lính tráng.“Bài thơ về tiểu đôi xe không kính” là một bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ đó . Xuyên suốt bài thơ là hai hình ảnh trung tâm:những chiếc xe và những người chiến sĩ lái xe.Những chiếc xe không kính và nguyên nhân của nó được giới thiệu bằng lời thơ tự nhiên ,mộc mạc như một lời phân bua mà có lẽ trước tác giả chưa ai khám phá ra chất thơ bộc lộ ngay trong vẻ tự nhiên của ngôn từ : Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi . Cách lý giải đơn giản ,ngộ nghĩnh tạo thú vị cho người đọc .Cảm hứng thơ bắt đầu từ hiện thực ác liệt nơi chiến trường với “bom giật, bom rung ”giúp ta hình dung sự tàn phá của đạn bom trên những nẻo Trường Sơn năm ấy vô cùng dữ dội. Song thiếu đi những phương tiện vật chất tối thiểu lại là cơ sở để người lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp và sức mạnh tinh thần lớn lao của họ : Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất ,nhìn trời ,nhìn thẳng. Trên những chiếc xe không kính ,dưới làn bom đạn của kẻ thù, an toàn của các anh khó mà bảo đảm .Vậy mà thái độ của các anh bình thản tự tin đến không ngờ.Trong tư thế ung dung ,trong cái nhìn bao quát cả đất trời còn có cả niềm kiêu hãnh của người làm chủ hoàn cảnh ,tự hào ngắm nhìn đón nhận thiên nhiên.Nhịp thơ cân xứng,ý thơ trôi chảy ,lời thơ nhẹ nhàng như diễn tả hình ảnh những đoàn xe lăn bánh trên những nẻo đường ra trận .Cái vất vả ,gian khổ hiểm nguy được miêu tả bằng những hình ảnh giản dị trung thực đến từng chi tiết: Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa, như ùa vào buồng lái . Xe không kính ,gió lùa mạnh vào cabin,người lái xe không chỉ cảm thấy mà còn nhìn thấy “gió vào xoa mắt đắng ”. Cử chỉ quá đỗi trìu mến,dịu dàng và thân thiện ấy của gió làm đắng những đôi mắt cay xè vì thiếu ngủ .Và hơn thế nữa ,nắng mưa gió bụi của Trường Sơn đã trở thành những bạn đồng hành : Không có kính ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già . …Không có kính ừ thì ướt áo Mưa phun mưa xối như ngoài trời . Điệp từ “ừ thì” , “chưa cần” ,hình ảnh “phì phèo châm điếu thuốc ”,giọng “cười haha” hào sảng làm tôn lên chất bình dị mà anh hùng của những chàng trai trẻ biết biến cái vất vả gian nan thành phút giây thư giãn thoải mái .Qua đó làm sáng lên tinh thần cứng cỏi đầy nghị lực và bất chấp gian khó của những người biết vượt lên hoàn cảnh để làm chủ hoàn cảnh .Có lẽ ai đã từng đến Trường sơn mới thấu hết cái gian nan của người cầm lái.Đường Trường Sơn gập ghềnh,mưa Trường Sơn như trút nước,mùa khô xe chạy bụi mù trời.Bom đạn của quân thù không làm các anh chùn bước thì gió, bụi,mưa sa của thiên nhiên khắc nghiệt nào có đáng kể chi.Trên những chiếc xe không kính ,tâm trạng người chiến sĩ lái xe vẫn phơi phới thênh thang: Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi . Lạ lùng thay ,như một khám phá bất chợt của nhà thơ ,sự hiểm nguy của những chiếc xe không kính lại trở thành sự tiện lợi bất ngờ khi các chàng lính gặp nhau , bởi họ có thể không cần phải xuống xe mà vẫn có thể bắt tay nhau thể hiện tình thân ái. Công việc vất vả, hiểm nguy nhưng phút nghỉ ngơi của những người lính lại vô cùng giản dị : Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy . Cuộc sống dẫu giản dị, xuềnh xoàng nhưng ấm áp tình cảm .Những người lính không chỉ là đồng chí ,đồng đội của nhau mà họ còn là những người cùng trong một gia đình . Bởi vậy sau những phút nghỉ ngơi ngắn ngủi họ lại tiếp tục công việc của mình với niềm tin mãnh liệt vào ngày mai chiến thắng . Chỉ có điều càng gần đến phương Nam những chiếc xe ngày càng hư hỏng : Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước . Khi tứ xe “không kính” được gói lại thì những con số không khác lại mở ra : “không đèn”,“không mui”,chỉ một thứ duy nhất có thêm nhưng lại là “có xước”.Như vậy cả “không có” và “có ”đều là tổn thất ,đều là hư hại.Điệp ngữ “không có” được nhắc lại ba lần như nhân lên ba lần những thử thách khốc liệt của chiến tranh , hoàn thiện dung mạo trụi trần đến kinh ngạc của chiếc xe vận tải. Vượt dãy Trường Sơn ,đi qua đạn bom khói lửa của kẻ thù ,mang trên mình đầy thương tích những chiếc xe như một dũng sĩ kiên cường . Kì lạ thay : Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim. “Trái tim” là một hoán dụ chỉ người chiến sĩ lái xe yêu nước căm thù giặc sống trẻ trung ,sôi nổi và lạc quan tin tưởng vào thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến .Câu thơ khép lại nhưng con mắt thơ thì mở ra .Ta chợt nhận ra người chiến sỹ lái xe là một phần không thể thiếu ,là con mắt ,là bộ não ,là linh hồn của xe .Có trái tim chiếc xe thành một cơ thể sống ,thành một khối thống nhất với người chiến sĩ .Ta hiểu vì sao cả đoàn xe có thể vượt qua dãy Trường Sơn khói lửa bởi cội nguồn sức mạnh của nó kết tụ lại cả trong trái tim gan góc, kiên cường, giàu bản lĩnh và chan chứa yêu thương.Có lẽ vì thế mà nhiều người cho rằng đây là hình ảnh trái tim cầm lái . Đến với bài thơ ta thú vị nhận ra cái giọng rất trẻ,rất lính.Chất giọng ấy bắt nguồn từ sức trẻ ,từ tâm hồn phơi phới của thế hệ chiến sĩ Việt Nam mà chính tác giả đã từng sống, từng trải nghiệm.Ngôn ngữ thơ giản dị đậm chất văn xuôi,hình ảnh thơ sáng tạo bất ngờ ,đặc biệt là sự linh hoạt của nhạc điệu trong thơ đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn sâu sắc của bài thơ trong lòng độc giả . Phân tích vẻ đẹp của người lính qua hai bài thơ: “Đồng chí” và “Tiểu đội xe không kính”. A. Mở bài: Đoàn giải phóng quân một lần ra đi. Nào có sá chi đâu ngày trở về. Ra đi ra đi bảo tồn sông núi. Ra đi ra đi thà chết cho vinh. Khúc hát quen thuộc từ xa chợt vọng lại gợi trong lòng chúng ta biết bao suy tưởng. Chúng ta như được sống lại một thời hào hùng của dân tộc theo tiếng hát sôi nổi trẻ trung và cũng bình dị như cuộc đời người lính. Không biết đã có bao nhiêu bài thơ nói về họ - những chàng Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi. Tiêu biểu cho hai thời kì chống Pháp và chống Mĩ là hai bài thơ: “Đồng chí” của Chính Hữu và “Tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. - Những người lính trong hai bài thơ thuộc hai thế hệ khác nhau nhưng ở họ có nhiều nét đẹp chung của người lính cách mạng và của con người Việt Nam trong các cuộc kháng chiến cứu nước. B.Thân bài. 1. Họ đều là những con người bình dị, mộc mạc, thấm nhuần tinh thần yêu nước, khát vọng độc lập tự do để đi vào cuộc chiến đấu. - Người lính trong bài thơ “Đồng chí” xuất thân từ những cảnh ngộ nghèo khó: “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”. Họ là những người nông dân vừa được cách mạng giải phóng khỏi kiếp nô lệ lầm than. Bởi vậy, tình nguyện ra nhập bộ đội cầm lấy khẩu súng của cách mạng cũng chính là cầm vũ khí để giải phóng triệt để cho thân phận của mình, cho quần chúng và cho cả dân tộc. Vì tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc mà họ “mặc kệ” tất cả, sẵn sàng từ biệt làng quê với ruộng nương, nhà cửa vốn hết sức thân thiết, gắn bó để ra đi, dấn thân vào cuộc đời người chiến sĩ: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay - Còn người lính trong thơ Phạm Tiến Duật là những chàng trai còn rất trẻ, có tri thức, họ sẵn sàng gác lại những ước vọng tương lai của mình để cống hiến tuổi thanh xuân theo tiếng gọi thiêng liêng của miền Nam yêu dấu: “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. 2.Nhờ có tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó bền chặt, chan hoà và nhờ lòng dũng cảm, hiên ngang, mà họ đã bất chấp những gian khổ, thiếu thốn đến tột cùng để hoàn thành nhiệm vụ. - Trên trận tuyến gay go ác liệt, các anh phải cùng chịu biết bao khó khăn gian khổ, thiếu thốn. + Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp vô cùng gian nan vất vả, các anh đã từng chịu những cơn “sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”, cùng cảnh “áo rách vai, quần tôi có vài mảnh vá”, “chân không giầy”… Cũng chính từ trong gian khổ và thiếu thốn của những ngày đầu tiên bước vào quân ngũ ấy đã nẩy sinh ở họ mối tình cao đẹp – tình đồng chí! Và chính có tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn, chia bùi sẻ ngọt mà họ có đủ sức mạnh lớn lao để vượt qua tất cả: “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Đẹp làm sao giữa đêm rừng hoang đầy sương muối, ở nơi mà sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc, những người chiến sĩ vẫn ôm súng đứng canh gác quân thù trong đêm trăng sáng. Các anh vẫn chiến đấu và vẫn cứ tin có ngày chiến thắng. Ta thấy được ở các anh một tinh thần chiến đấu dũng cảm kiên cường, một niềm lạc quan bất diệt. Đời lính gian khổ nhưng luôn giữ mãi nụ cười dẫu cho nó cận kề cái chết. “Đầu súng trăng treo”, một biểu tượng đẹp của hình ảnh người lính, biểu tượng cao quý của mối tình đồng chí đã khắc sâu trong tâm trí mọi người. (Nhà thơ Quang Dũng trong bài thơ Tây Tiến cũng cho ta thấy rõ điều đó: Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.” Chính điều đó đã giúp ta hiểu được sự quyết tâm của người lính và ta thêm cảm phục sự hi sinh ấy hơn. Tấm lòng của các anh thật cao đẹp và lớn lao biết chừng nào! Đó cũng là hình ảnh chung của những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp - những con người bình dị mà cũng thật anh dũng, hiên ngang. + Cuộc kháng chiến chống Pháp đã giành được thắng lợi vẻ vang với trận Điện Biên Phủ lẫy lừng. Đất nước vẫn chưa được bình yên, cả Miền Nam lại chìm vào máu lửa và những người con của quê hương lại tiếp tục lên đường. Những anh chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn hiện lên trong trang thơ của Phạm Tiến Duật là những anh lính thật ngang tàng, yêu đời, dũng cảm, hóm hỉnh. Từng giây, từng phút, các anh phải đối mặt với nhiều gian khổ và sự ác liệt, dữ dội của bom đạn quân thù hằng ngày trút xuống con đường và nhằm vào những chiếc xe của họ. Những gian khổ và ác liệt hiện hình trong hình ảnh những chiếc xe không kính rồi không cả đèn, cả mui xe, thùng xe có xước, méo mó. Gian khổ tưởng chừng như không thể vượt qua được, cái chết như kề bên, vậy mà lúc nào các anh cũng “ung dung buồng lái ta ngồi. Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng”. Mở đường Trường Sơn để xe tăng tiến vào phía Nam thực hiện chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là giai đoạn gay go nhất, ác liệt nhất và cũng hào hùng nhất. Có lẽ chỉ có những chàng trai tuổi trẻ ngạo nghễ ngang tàng kia mới có sức thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng cao cả này. Những chiếc xe tưởng chừng như không thể sử dụng được vậy mà nó vẫn tiến lên phía trước bởi có những nụ cười rất ngang tàng, rất nghịch ngợm của những anh lái xe rất phớt đời: “Không có kính, ừ thì có bụi. Bụi phun tóc trắng như người già. Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc. Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha…” Bằng sự đồng cảm của một người lính và cảm xúc của một nhà thơ, Phạm Tiến Duật đã xây dựng nên hình ảnh những chiến sĩ lái xe thật hào hùng, thật tếu táo. Cái cử chỉ: “phì phèo châm điếu thuốc” và tiếng cười “ha ha” như một lời thách thức của họ đối với quân thù. Đó là sức mạnh thứ nhất, còn sức mạnh nào nữa khiến cho những chiếc xe ấy vẫn băng băng lên phía trước? Tác giả đã trả lời một cách mạnh mẽ và dứt khoát, trong những chiếc xe không kính có những trái tim yêu nước, luôn hướng về Miền Nam phía trước với là khát vọng cháy bỏng là giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước: “Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim” 3. Qua hình ảnh anh chiến sĩ Trường Sơn, chúng ta chợt nhận ra sự gần gũi, thân quen giữa những người lính qua các thời kì. Từ anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp trong thơ Chính Hữu đến anh chiến sĩ Trường Sơn thời chống Mĩ trong thơ PTD đều có chung một nét đẹp truyền thống kiên cường, bất khuất, dũng cảm và đầy tinh thần lạc quan yêu đời. Với điều kiện thuận lợi hơn, người lính thời chống Mĩ đã được trau rèn, huấn luyện. Các anh đã kế thừa và phát huy được tinh thần cách mạng vốn đã vững vàng nay lại vững vàng hơn. - Tuy cùng khai thác chất liệu thơ từ đời sống thực với những chi tiết thật đến trần trụi của cuộc sống người lính nhưng hai bài thơ còn khác nhau bởi bút pháp và giọng điệu riêng của mỗi tác giả và cảm hứng nổi bật ở mỗi bài. Cảm hứng của Chính Hữu hướng vào vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội của người lính, còn PTD thì lại tập trung làm nổi bật chủ nghĩa anh hùng, tinh thần dũng cảm, bất chấp mọi khó khăn và bom đạn kẻ thù của những người lính lái xe. C. Kết bài: Nhìn lại những chặng đường lịch sử đã đi qua, đọc lại hai bài thơ về người lính qua hai thời kì, trong ta bỗng dấy lên niềm xúc động lẫn tự hào. Hình ảnh những người lính ấy trở nên bất tử và đẹp rực rỡ. Dù lớp bụi thời gian có phủ đầy những trang sách và những đổi mới của cuộc sống làm biến chuyển đi tất cả, nhưng hình ảnh những anh lính cụ Hồ, anh giải phóng quân đến các anh chiến sĩ Trường Sơn vẫn sống mãi trong lòng mọi người với một niềm cảm

Phạm Tiến Duật Ông đóng góp chủ yếu là tác phẩm thơ, phần lớn thơ được sáng tác trong thời kỳ ông tham gia quân ngũ. Thơ của ông được các nhà văn khác đánh giá cao và có nét riêng như: giọng điệu sôi nổi, trẻ trung và có cái "tinh nghịch" nhưng cũng rất sâu sắc. Nhiều bài thơ của ông đã được phổ nhạc thành bài hát trong đó tiêu biểu nhất là "Trường Sơn đông, Trường Sơn tây". Những tập thơ chính: • Vầng trăng quầng lửa (thơ, 1970), nổi tiếng nhất với tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không • • • • • • kính" Ở hai đầu núi (thơ, 1981) Vầng trăng và những quầng lửa (thơ, 1983) Thơ một chặng đường (tập tuyển, 1994) Nhóm lửa (thơ, 1996) Tiếng bom và tiếng chuông chùa (trường ca, 1997) Tuyển tập Phạm Tiến Duật (in xong đợt đầu ngày 17-11-2007, khi Phạm Tiến Duật đang ốm nặng) Ông được ca tụng là "con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại", "cây săng lẻ của rừng già”, "nhà thơ lớn nhất thời chống Mỹ”. Thơ ông thời chống Mỹ từng được đánh giá là "có sức mạnh của một sư đoàn"[3]. Bài viết MỘT TIẾNG NÓI LẠC QUAN TRONG NHỮNG NĂM CHIẾN TRANH- THƠ PHẠM TIẾN DUẬT NHững người đã có dịp đi với bộ đội ít nhiều hẳn biết rõ người chiến sĩ của chúng ta có một đời sống tinh thần đặc biệt; các anh rất dễ vui, và niềm vui của các anh rất trẻ, khoẻ. Hành quân nhọc mệt nhưng đặt ba lô nghỉ là nói đùa, nói “trạng”. Leo những cái dốc “ê ẩm”, đặt cho dốc đủ mọi thứ tên để cười. Làm được cái hầm đẹp đã vui. Cải thiện được bữa rau rừng cũng vui!. Cái lạc quan, cái vui đã thành một nét bản chất của người chiến sĩ, nó nảy sinh trong mọi hoàn cảnh, như một thứ thách thức vượt lên khó khăn; nó là cái hơi ấm toát lên từ tâm tình của những người tự tin và đang chiến thắng. Trong chiến tranh , Phạm Tiến Duật luôn luôn có mặt giữa những người chiến sĩ như thế. Anh đi với lái xe, với công binh, với thanh niên xung phong trên một tuyến đường vận tải quân sự đặc biệt, và những bài thơ in lại trong Vầng trăng quầng lửa,trong Thơ một chặng đường chính là được bắt nguồn từ cái vui, cái lạc quan của cảnh và người gặp trên đường. Như là có một sự gặp gỡ đặc biệt giữa tâm hồn một người chiến sĩ và một người làm thơ. Và chúng ta có một tiếng thơ khá độc đáo. Lần theo những trang thơ, người đọc biết rằng Phạm Tiến Duật đã đi nhiều nơi lắm. Trong văn học, từ việc sống đến việc viết, có nhiều cách thức khác nhau. Có người đi rất nhiều nhưng chỉ cốt nắm lấy không khí, cái “thần” chung nhất của khung cảnh. Đọc những trang viết của họ, nhiều khi thấy ánh lên một cái gì rất mới mà không bao giờ có địa chỉ rõ ràng. Phạm Tiến Duật không như thế. Anh đi đến đâu, anh gặp những ai, ta dễ đoán biết. Anh muốn vang vào trong thơ cả những chi tiết bộn bề như văn xuôi: những chuyến xe bom giật, bom rung vỡ kính; những đêm “cao xạ thình thình điểm đầu canh ba”; khu vực cho một ngày 17 trận bom Mỹ dội. Gợi ý cho bài thơ của anh là một cái cặp tóc ai để quên trên cỏ, tiếng đuổi gà của bà mẹ khi lúa chín trên đồng. Đọc thơ như được cùng anh vào một cuộc đi xa xôi và đầy hứng thú. Mọi thứ đều được anh chăm lo, chi chút. Lúc nào anh cũng giữ được một thứ ngạc nhiên, một niềm say mê “say miền đất lạ” rất tự nhiên. Tuy vậy, đó chỉ là cách viết. Điều quan trọng là thơ Phạm Tiến Duật không bó hẹp trong những người, những cảnh cụ thể. Mọi người khác, ở những đơn vị khác, đều có thể tìm thấy ở thơ anh một sự thông cảm. Một mặt, anh không muốn đơn giản, sơ lược. Như một người chứng kiến nghiêm chỉnh, anh nói khá đầy đủ về những vất vả đến với mỗi chúng ta trong cuộc chiến đấu. Mặt khác anh nói rõ những cái đó, nhưng không làm chúng ta băn khoăn do dự, mà ngược trở lại, một tiếng cười giòn tan cất lên, với tất cả sức trẻ của mình, chúng ta đã vượt qua mọi gian khổ. Người chiến sĩ trong thơ Phạm Tiến Duật vừa thực vừa đẹp một cách lạ lùng. Dù có thế nào vẫn “không có chuyện gì” về tất cả những người ở đây hết. Những xa cách “Trường Sơn đông Trường Sơn tây” không làm cho ai buồn. Trong cái đêm bom rung vỡ cả mái ngói, người chiến sĩ vẫn ung dung ngủ lại với gió sông Lam. Phải lạc quan lắm mới có được một giọng thơ như trong bài Qua một mảnh trời thành phố Vinh ấy! Càng đi vào những miền trọng điểm như Seng Phan, “tiếng bom như tiếng thú” nghe lại càng nhỏ. Và hơn thế nữa, không những ung dung tự tin, người chiến sĩ còn tìm được những niềm vui ấm áp. Anh không bỏ qua một đàn bươm bướm trên lèn đá, một câu hò trong đêm bốc vác rộn ràng. Biết tiếng hát trong rừng “nhịp với phách xem chừng sai cả” anh vẫn lắng nghe. Một tình thương mến bao trùm. Thương em, thương em, thương em biết mấy. Trong bài Gửi em, cô thanh niên xung phong, tình cảm giữa hai nhân vật rất tiêu biểu của cuộc chiến đấu của chúng ta, của anh bộ đội và cô thanh niên xung phong, được biểu hiện thật lành mạnh mà thấm thía, đậm đà. ở các bài khác Khi em qua đèo, nghe em hát trong rừng cũng vậy. Tất cả những tâm tình chiến sĩ ấy là rất phổ biến, nhưng lại mang một dáng vẻ riêng của Phạm Tiến Duật. Anh hóm hỉnh nghịch ngợm mà đôn hậu thương yêu. Anh dễ dàng sao trong việc làm thân trò chuyện với mọi người! Và không chỉ có vui, anh còn có dụng ý muốn mang tới chúng ta những suy nghĩ khái quát. Chuyện các cô gái lái xe: niềm tin có thật trong cuộc chiến đấu. Nói về các lứa tuổi kế tiếp nhau trong trưởng thành là bài Khi em qua đèo. Về mặt này, bài thơ dựng cảnh Vầng trăng quầng lửa khá tiêu biểu. Trong ánh chớp nhoáng nhoàng của bom đạn, tiếng hát vẫn cất lên, mọi dấu hiệu của sự sống vẫn nảy nở. “Và vầng trăng, vầng trăng đất nước – vút qua quầng lửa vụt lên cao” – như là có một thoáng tượng trưng, nửa thực nửa hư, về đất nước, về chiến thắng như cùng trở về trong ta. Sức thuyết phục của bài thơ là ở cả một không khí được gợi lên khá trọn vẹn. Không phải ngẫu nhiên, trong những năm chống Mỹ, thơ Phạm Tiến Duật thường được mọi người nhắc nhở. Đó là một tiếng nói trẻ, thứ tiếng nói mới trong thơ. Người làm thơ này bao giờ cũng coi bài thơ là một kiến trúc. Anh chọn được tình thế đáng nói. Anh biết nói một cách đặc biệt, thường lướt qua những chỗ lặt vặt, giành bất ngờ cho cái chốt chính, cái kíp nổ của bài thơ. Đọc thơ anh, dễ có những thoáng giật mình: sao có những điểm thi vị thế này mà không ai nhìn ra! Riêng cách đặt câu, dùng chữ trong bài đã chứng tỏ Phạm Tiến Duật là một người làm thơ có nghề nghiệp vững chãi đến độ dám đi ra khỏi một số khuôn sáo thông thường. Về mặt giọng điệu, nếu xưa nay thơ của nhiều người như một tiếng hát, thì Phạm Tiến Duật làm cách khác: Anh muốn trò chuyện với người đọc. Anh luôn luôn đi bên cạnh ta, thì thầm với ta điều kia điều nọ. Cách viết này mang lại cho tác giả một lối đi riêng, hợp với sức viết đang độ khoẻ. Cái tài hoa, cái khéo léo tay nghề, là tương ứng với cách cảm, cách nghĩ của anh và hai mặt đó gắn bó làm thành một phong cách thống nhất. Tại sao lại nảy sinh và tồn tại phong cách đó? Từ những năm chống Mỹ, trong bộ đội ta đã hình thành một lớp chiến sĩ mới, với cách sống, cách chiến đấu mới, dáng dấp tâm lý mới, có phần kế thừa mà có phần phát triển so với các thế hệ cha anh. Họ vẫn đọc những bài thơ của các nhà thơ lớp trước. Nhưng họ cần có tiếng nói của mình trong văn học. Thơ Phạm Tiến Duật là một trong những tiếng nói đó. Có điều không nên cường điệu, coi thơ Phạm Tiến Duật là một mẫu mực, hơn nữa, một mẫu mực duy nhất cho tiếng thơ của cả thế hệ cùng tuổi với anh. Trên cái nền phát triển rộng rãi về mọi mặt của xã hội miền Bắc từ sau 1954, người chiến sĩ của chúng ta đã trưởng thành vượt bậc, với rất nhiều vẻ khác nhau. Để nói lên tiếng nói của họ, cần nhiều tiếng thơ khác nhau. Chỉ có thể nói Phạm Tiến Duật là một tiếng thơ trong đó với nghĩa nó có những chỗ mạnh chỗ yếu nhất định. Chỗ yếu quan trọng trong thơ Phạm Tiến Duật là bề ngoài bao quát được một hiện thực nhiều mầu sắc, song vẫn có cái vẻ đơn điệu của nó. Đây đó, một vài bài thơ dường như chỉ khác nhau về đề tài, về khung cảnh, về cách nói, mà ý tứ thì lặp lại. Thực tế lớn lao quá! Có lúc, tác giả như bị ngợp: Anh chỉ kịp làm những đoạn “ống kính chụp nhanh” mà chưa có sự cảm thụ và chuyển hoá sâu sắc. Thường khi anh chạy theo những thay đổi ở bề ngoài khung cảnh mà quên lắng nghe đúng mức về những phản ánh, những vang vọng của mọi thay đổi đó trong lòng, để sự kiện có dịp hoà cùng nhịp điệu với lòng mình. Cũng như nhiều người viết trẻ khác, một số khái quát ở Phạm Tiến Duật hoặc không sáng rõ, hoặc rơi vào chỗ đơn giản, sơ lược. Niềm vui mà anh gợi lên có phần dễ dàng, nhưng lại chưa thật sâu lắng. “Say miền đất lạ”, anh đâm ra sa đà vào những cái ngồ ngộ, kỳ lạ, rồi tự bằng lòng, cười đùa vui vẻ mà không thấy hết những cái mới cơ bản trong khung cảnh và trong lòng người. Trong đời sống cũng như trong văn học, kinh nghiệm cho biết chưa bao giờ những cái ngồ ngộ đó có khả năng biểu hiện những điều quan trọng nhất. Cũng như về mặt cách viết, khi nào cố làm ra vẻ đơn giản. Phạm Tiến Duật lại rơi vào một sự sắp xếp, thành ra một thứ sáo mới, muốn làm duyên hơn là có duyên thật sự. Lẫn với cái thô mộc chân chính; một đôi khi sự qua loa cẩu thả đã xuất hiện trong thơ anh. Bấy nhiêu chỗ yếu chỗ mạnh nói trên cố kết lại hữu cơ trong thơ Phạm Tiến Duật. Anh là người có bản sắc mạnh mẽ, bản sắc không giống ai, nên rất khó thay đổi. Mà có thay đổi, thì vẫn là đổi mới trong cung cách của mình. Cho nên, hơn cả nhưng đóng góp cụ thể, nên tìm ở thành công của anh một ý nghĩa khái quát: Nó là một bằng chứng xác minh thêm cái phương hướng lớn, phương hướng đi vào đời sống của nền văn nghệ mới. Thực tế dân tộc ta nói chung, thực tế bộ đội ta nói riêng là nguồn cảm hứng vô tận đủ sức nuôi dưỡng những tài năng lớn và khác nhau. Đó là điều lâu nay chúng ta vẫn nói. Đặt trong cái toàn cảnh đó, thơ Phạm Tiến Duật mới là một trường hợp, một thí nghiệm. Triển vọng của nó ra sao còn tuỳ thuộc ở sự phấn đấu của riêng người viết. Nhưng có điều chắc chắn: khi được phổ biến, ngay từ bây giờ nó đã là một gợi ý, một kích thích tốt cho những tiếng nói bằng thơ khác đang tiềm tàng trong lớp người trẻ tuổi đang cầm súng. 1971 Ý NGHĨA CỦA MỘT PHONG CÁCH Những người mới quen giới văn nghệ nhiều lúc có cảm tưởng rằng những người viết có phần khắt khe: người ta khen nhau ít quá. Thực ra thì “nằm trong chăn mới biết chăn có rận” người nào tỉnh táo một chút khi nói về ngành mình cũng đều có nhiều băn khoăn lo lắng. Có lo lắng, băn khoăn thì mới biết hướng phải đi, biết đường mà phấn đấu. Nữa là đây lại là công việc văn nghệ, một thứ thực tế thứ hai, một thứ phản ánh của đòi sống, bao giờ cũng ít nhiều đi sau đời sống. Chúng ta hiểu đời sống thì lớn lao, cái phạm vi mà văn nghệ phải bao quát thì vô cùng, công việc trước mặt mình thật nhiều, đường xa mòn mỏi. Chúng ta trông ở nhau để làm việc, để sốt ruột hộ nhau, cũng là để thúc đẩy nhau tiến lên hơn nữa. Nhưng trong đời sống, những điểu cực đoan lại hay đi với nhau. Người ròn cười thì cũng tươi khóc, người hay nghi ngại khi tìm được tri kỷ thì hết sức tin yêu. Đó cũng là quy luật của sự khen chê trong văn nghệ: giữa lúc mọi người đang bối rối, đang lo toan, bỗng nhiên một người mở ra được đường đi, vạch thêm được một lối thoát, thì mọi người đều hỉ hả vui mừng. Người ta không chỉ vui mừng cho chính người kia. Người ta vui mừng vì một khả năng của thực tế được phát hiện. Người ta vui mừng vì tương lai chung còn sán lạn, mình còn có hướng để phấn đấu. Người ta tìm được chỗ mà tin yêu. Nghe các anh nhà văn lớp trước kể lại, tôi thường cố tưởng tượng khung cảnh chào đón những sự kiện lớn của đời sống văn học ta từ hơn hai chục năm nay, khi mà những giải thưởng văn học lớn được công bố. Khi những tác phẩm có tính chất cổ điển như một Đất nước đứng lên ra đời. Nhưng riêng trong năm 1969, năm thứ năm của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc và năm thứ 15 của cuộc đấu tranh vì thống nhất nước nhà cùng một thời gian, tôi được chứng kiến sự chào đón của giới văn nghệ với hai tác phẩm đặc biệt: mấy chương đầu tiểu thuyết ở xã Trung Nghĩa của nhà văn miền Nam Nguyễn Thi và chùm thơ dự thi trên tờ báo Văn nghệ của Phạm Tiến Duật. Trong một năm mà tìm được một ít chương truyện với một chùm thơ hay, thế đã là hiếm hoi lắm. Riêng trong phạm vi thơ mà nói, cho đến cuộc thi thơ vừa qua, thơ Phạm Tiến Duật là trung tâm chú ý của tất cả mọi người. Các nhà thơ lớp trước đã không ngại dùng những chữ như “tài năng”, “hiện tượng”. Điều đó chứng tỏ thơ Phạm Tiến Duật vượt qua phạm vi thơ già- thơ trẻ, mà là một hiện tượng riêng, đòi hỏi mọi người phải nghiên cứu. Còn những người viết trẻ thì vui mừng cách khác. Đây lại là một trường hợp chứng tỏ khả năng của lứa mình. Người ta thấy những triển vọng mở ra: nếu mình được đi được làm việc, mình cũng sẽ có những đóng góp như thế. Ngay cả những người viết văn xuôi, ngoài cái sự “thẩm thơ” rất ngược văn xuôi, nhiều anh vẫn cảm thấy trong các thứ thơ, thơ Phạm Tiến Duật gần với thể loại của mình hơn cả, và mình có thể có những liên tưởng nhất định, giúp cho nghề nghiệp riêng của mình nhất định, khi đọc những bài thơ của tác gải trẻ này. Chẳng riêng giới văn nghệ: nhiều người ở các ngành khác, đông đảo bạn đọc của chúng ta đã hỏi thăm về những bài Gửi em cô thanh niên xung phong. Tiểu đội xe không kính v.v… Khi cùng đi những chuyến đi công tác ở cơ sở với tác giả các bài thơ ấy, tôi đã được chứng kiến những cảnh làm xong thơ, anh mang ra đọc cho mọi người. Anh chăm chú nghe ý kiến trao đổi của một đồng chí cán bộ chính trị. Anh sung sướng nhận lời khen của một bà cụ già. Anh thường đọc thơ ngay cho những đối tượng thơ mình nói đến để chờ người ta góp ý kiến trực tiếp. ở những cửa khẩu, những trọng điểm vận tải quân sự, anh chép thơ của mình thành nhiều bản nhỏ, dúi vào tay các đồng chí lái xe, như một lời dặn dò tin tưởng giúp họ thêm nghị lực đi vào vùng địch đánh phá. Tôi biết rằng không phải người làm thơ nào cũng có gan làm như thế, và không phải thơ nào cũng có sức đi vào lòng nhiều người khác nhau như thế. Trong sự đa dạng nhiều màu sắc của thơ, thơ đã có sự phân công nhất định: có thứ thơ cho lứa thanh niên cuối cấp hai, đầu cấp ba đọc. Có thứ thơ cho những anh em sinh viên, anh em trí thức. Dĩ nhiên, có thứ thơ hợp với một số bà con ta quen nghe đài vào những buổi phát thanh nông thôn hơn. Xưa nay, thứ thơ được nhiều tầng lớp khác nhau thích vốn hiếm: hoặc là dở, hoặc là thật hay. Thơ Phạm Tiến Duật rồi sẽ chịu sự sàng lọc gắt gao của thời gian; tuy nhiên, ngay từ bây giờ, nó đã chứng tỏ khả năng phổ cập rất rộng, phổ cập mà vẫn không rơi vào thơ ca hò vè “tỉnh lẻ” cho nên càng dễ có khả năng sống lâu – phổ cập, dễ hiểu mà vẫn sâu sắc, hàm xúc vốn là một yêu cầu của văn nghệ nói chung, lại là một yêu cầu rất cao trong văn nghệ xã hội chủ nghĩa. * Ngay từ cuối năm 1966, trong giới thơ chuyên nghiệp của chúng ta đã có một cuộc trao đổi ý kiến về thơ chiến đấu. Thường chúng ta bận nhiều việc quá, cứ lo làm tới làm lui, chưa có những tổng kết kinh nghiệm, đúng hơn là chưa có những tổng kết có sức thuyết phục mạnh mẽ. ở một nước mà lịch sử là chống ngoại xâm liên tiếp như ở nước ta, đặc diểm của nền văn học là gì? Nền văn học nói về chiến tranh ra sao? Người văn nghệ trong các cuộc chiến tranh đã có những đóng góp gì? Vẫn chưa có những nhận xét cụ thể. Ngay sau cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc 1946-54, chúng ta cũng chưa có dịp bàn luận cho kỹ càng, thì đã bước vào cuộc chiến đấu mới. Đành là vừa làm vừa mò mẫm. Đành là có những nhận xét vụn vặt từng người từng trường hợp, để rồi lại tiếp tục làm mạnh hơn. Có một điều chắc chắn là: mặc dầu vậy, văn nghệ có những quy luật phát triển của nó, có những quy luật nội tại của văn nghệ mà cũng là những quy luật gắn liền với tình hình xã hội chính trị nói chung. ứng với mỗi giai đoạn có những phong cách văn học nổi lên, nó phản ánh những yêu cầu tâm lý chung, và sự tiếp nối của phong cách này bằng phong cách kia bao giờ cũng có tính chất tất yếu. Riêng trong phạm vi tiếng thơ của thanh niên, thơ của các bạn trẻ mà tôi thường đọc và tìm ở đó tình cảm ý nghĩ của mình chẳng hạn. Những ngày đầu chiến tranh, cuối 1965, đầu 1966, tôi rất yêu những câu thơ của một bạn trẻ là Lưu Quang Vũ. Ta đi chiến đấu yêu thương lắm Mỗi xóm thôn qua, mỗi nghĩa tình. Cả dòng thơ Lưu Quang Vũ là một tiếng tâm tình tỉ tê tâm sự và thương yêu như thế. Cho đến những ngày 1967, 1968, tôi mới lại gặp một tiếng thơ khác đi - Đi qua những chiến hào ta nhìn ra hạnh phúc Đôi mắt nhìn nhau xanh hơn xưa - Tự những năm ai cũng hoá anh hùng Sẽ rèn đúc ai cũng đều nhân hậu Thay cho cái bỡ ngỡ tin yêu là cái cần mẫn nhận thức trong thơ Bằng Việt. Tập Bếp lưủa ấy là một tập thơ suy nghĩ như ta vẫn nói. Bây giờ thì các bạn thơ ấy của tôi vẫn đang phấn đấu theo đường của mình. Nhưng cũng không hiểu tự lúc nào, một tiếng thơ khác xen vào, và dần dần có sức lay động tâm hồn chúng ta: mọi nguời vui mừng vì lại có thêm Phạm Tiến Duật. Chưa bao giờ trong thơ lại có nhiều chi tiết sinh hoạt như thế. Anh nói về những tiểu đội xe không kính, anh nói về các cô thanh niên xung phong đóng cọc dào rào quanh hố bom: anh nói về cái quệt nước trên xe ô tô những ngày mùa mưa ở Trường Sơn. Mà vào trong thơ những chữ nghĩa mới, khung cảnh mới, người đọc thơ như được làm một cuộc viễn du. Phạm Tiến Duật dẫn ta đi, anh có thơ về mọi bước đường của anh, mà cũng là mọi bước đường của cuộc chiến đấu hiện nay. Khi nói thơ Phạm Tiến Duật nói được những cái cụ thể hàng ngày, những người làm thơ hiểu ngay khó khăn của anh: đưa những cái này thành thơ, người viết phải nói có duyên lắm Cây trúc làm duyên phải nhờ gió thổi Cô gái làm duyên phải dùng giọng nói Bông hoa làm duyên phải luỵ hướng bay. Phạm Tiến Duật đã ví quả ớt như ngọn đèn tín hiệu, vết xước trên vai áo của cô thanh niên bốc vác hồn nhiên như bông hoa lan trắng ngần. Cái duyên nói nghe lọt tai của anh là nhờ anh có tình với những gì mà anh nói tới. Tình của một người tuổi trẻ, hồn nhiên đang mở rộng tấm lòng ra để thương yêu, có khi như là trêu đùa bỡn cợt nữa. Về phương diện này, một bài như tài Gửi em cô thanh niên xung phong rất tiêu biểu. Tôi nhớ cách nói của một nhà văn: Có lẽ đã nhiều người ca ngợi thanh niên xung phong họ dùng nhiều chữ nghĩa kêu hơn, mạnh hơn trong lòng họ. Còn hồn nhiên như bông hoa lan trắng ngần là người ở trong cuộc, anh mến yêu những người con gái ấy một cách rất cụ thể. Thương em, thương em, thương em biết mấy. Thương để rồi đi tìm, thương nên mới trêu, đùa, như là bỡn cợt nữa, cái bỡn cợt duyên dáng vốn rất cần sau những giờ phút làm việc mệt nhọc, vốn là một bản tính của những người lao động chúng ta. Theo chỗ tôi hiểu, không phải hồn nhiên như bông hoa lan trắng ngần là người đầu tiên chủ trương đưa cái thực tế với những chi tiết nhỏ nhất của nó vào thơ ca. Có cả một nhà thơ chủ trương trong những bài tiểu luận quan trọng và anh đã mạnh dạn cắt bỏ những bài thơ theo một dọng điệu khác, để dễ xuống một thứ thơ như thế này. Trong số các bạn viết thơ trẻ, cũng đã có người nói thơ anh như công trường lúc nào cũng dở dang gạch ngói. So với những người ấy, thì thơ Phạm Tiến Duật có duyên hơn. Nếu cắt nghĩa rằng như thế, Phạm Tiến Duật có tài hơn thì chưa đủ. Bao giờ cũng thế ở trong văn học, cái tài bắt nguồn từ cái tình. Nhất là trường hợp lối thơ thực tế này, người viết phải có tình với đối tượng mà anh nói tới lắm mới phải. Từ những đối tượng cụ thể, rồi anh sẽ nâng lên thành những vấn đề tư tưởng. Đã bao người làm thơ Đèo Ngang – Mà không nói con đèo chạy dọc” ấy là một câu thơ trong bài Đèo Ngang. Nó cũng là một ví dụ về tính tư tưởng trong thơ. Từ những điều rất bâng quơ mà nâng lên thành những chuyện chính trị, triết học cao siêu; nâng lên, nhấn mạnh, gói ghém trong đó, mà người ta không cảm thấy một cách gò gẫm, giả tạo, hoặc lên gân khó chịu. Trong đời sống, chúng ta vốn sợ những người lúc nào cũng ra vẻ ưu tư phiền muộn mà nói ra toàn những điều sách vở: người ta gọi những anh chàng kiểu đó là lý luận rởm, kiểu cách, gàn. Còn thỉnh thoảng ta mới gặp những người mà ung dung như không, nói cười ha hả, những nhận xét cái gì thì hết sức sâu sắc, cụ thể. Một sự thông minh có tính chất dân gian như thế rất tiêu biểu cho người Việt Nam chúng ta. Không làm ra vẻ suy nghĩ, nhưng hồn nhiên như Phạm Tiến Duật vẫn muốn nói một điều gì đằng sau những cái hàng ngày. Đó là một cố gắng phấn đấu của anh, và có những trường hợp, anh đã thành công. Khi nói về Chuyện lạ gặp trên đường hành quân những dấu vết mà người chiến sĩ gặp ở Trường Sơn, một dấu voi đi, một cái bi đông những người anh Nam Tiến trước kia để lại, Phạm Tiến Duật muốn nói về sự tiếp nối của lịnh sử dân tộc. Còn những công việc bình thường hôm nay, dưới mắt anh, đều có ý nghĩa lịch sử – đó là trường hợp bài Công việc hôm nay. Lửa đèn có những đoạn nói về ta và địch vốn là rất khó nói mà Phạm Tiến Duật đã nói được. Cái đoạn cuối nó về ánh đèn chiến thắng ngày mai của anh xứng đáng là kết thúc cho một bài thơ vững chãi về toàn cục. Đây là cái bỏ nhỏ ở cuối bài Tiếng bom ở Seng Phan: Thế đấy, giữa chiến trường Nghe tiếng bom rất nhỏ Nhưng có phải đó cũng là nhận xét chung của mọi người, ở những chiến trường khác nhau? Cũng rất tự nhiên là ở cuối bài Vầng trăng và những quầng lửa (Tạp chí Văn nghệ quân đội 12/1969), sau khi tả rất nổi những quầng lửa chiến đấu, Phạm Tiến Duật vẫn cho bao trùm một ánh trăng: Và vầng trăng, vầng trăng đất nước Vút qua quầng lửa, vụt lên cao. Có một thoáng như là tượng trưng trong đó. Một nhà văn đọc nhiều nói với tôi: những bài thơ hiện đại (một cách đúng nghĩa của hiện đại) ở nước ngoài cũng chỉ cấu tứ đến như thế. * Bài thơ Chuyện lạ gặp trên đường hành quân tôi nhắc trên in ở báo Văn nghệ năm 1966. Tôi muốn đính chính ngay ở đây một nhận xét lầm của nhiều người: Không phải cuối 1968, đầu 1969, Phạm Tiến Duật mới xuất hiện. Sự thực, trước đây anh đã in khá nhiều: 1965: Cái cầu. 1965-66: Ga xép, Chuyện lạ gặp trên đường hành quân, Mùa cam đất Nghệ, Chú Lự phố khách. Đây là chỉ kể những bài đăng giờ đọc lại còn dược, còn thấy đủ những ưu điểm của anh, có thể còn làm cho ta ngạc nhiên. Hai bài rất nổi: Lửa đèn, Công việc hôm nay đều được làm năm 1967, vì những lý do hác nhau đến nay mới đăng. Như thế, Phạm Tiến Duật là một ngòi bút đã được thử thách. Điều tôi muốn nói thêm: sở dĩ trong những năm này, chúng ta mới cảm thấy như có sự phát hiện ra anh, đó là vì giữa người viết và người đọc chúng ta có một sự xích lại gần nhau trong tâm lý, tình cảm. Trên kia, tôi đã nhắc đến hai phong cách Lưu Quang Vũ và Bằng Việt. Chẳng phải là trong những ngày đầu tiên của chiến tranh, chúng ta ưa thích thơ người thứ nhất, rồi tiếp sau đó, khi thấy ý nghĩa đầy đủ hơn của các sự kiện, thấy lòng minh lắng thơ, cần vươn tới hơn, chúng ta đã tìm gặp những điều mình nghĩ ở người thứ hai? Còn đến những ngày này… Cuộc sống chiến đấu ngày càng đi vào bề sâu. Mỏi chân thì gần chợ, càng gần thắng lợi càng nhiều khó khăn. Và chúng ta cần nói với nhau bằng một thứ ngôn ngữ chân chất của thực tế, giành sự thuyết phục cho thực tế. Đó là sự chinh phục có sức mạnh nhất. Ngoài ra thì thơ cần vui, cần khoẻ mạnh, cần dòn dã… để đến với đông dảo bạn đọc. Thơ Phạm Tiến Duật có đầy đủ những đặc điểm của một thứ thơ chiến tranh, thơ truyền tay nhau, thơ đọc trong chiến hào như thế này. Kể ra, chúng ta đã biết từ lâu, nhưng có lẽ chưa bao giờ chúng ta cảm thấy đầy đủ một thứ lạc quan chuyên chính, lạc quan không giả tạo, không ồn ào là cần biết bao nhiêu trong những ngày đang chiến tranh. Mà bây giờ thì đã đến lúc mỗi người cảm thấy cái hiện thực đó như một cảm giác da thịt. Thấy được nhưng cái chủ yếu ấy, chúng ta dễ dàng nhân nhượng Phạm Tiến Duật ở một số mặt khác. Có được bài thơ vui, khoẻ, giúp cho người đọc liên hệ đựoc một chút tư tưởng tình cảm của mình như kiểu Nhớ: Cái vết thương xoàng mà đưa viện Hàng còn chờ đó tiếng xe reo Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ bến Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo. Thế là được rồi, quý lắm và hiếm lắm rồi. Dẫu sao thế vẫn còn hơn trường hợp những suy tưởng cao siêu mà chân chất thiếu thực tế. Cho nên, hẳn giá trị bài Tiểu đội không kính không phải là ở câu: Chỉ cần trong xe có một trái tim Mà là ở toàn bộ những đoạn trên. Cũng như vậy, chúng ta không thật ngạc nhiên với mấy câu suy tưởng ở cuối bài Gửi em Cô thanh niên xung phong: Dừng chân bước đến khi ngoảnh lại Bỗng giật mình đường xa ta xây Đã có độ dài hơn cả độ dài Đường cái từ xưa cộng lại Đó là những trường hợp người viết muốn thêm vào một cái gì đó, mà chưa thật nhuyễn. Thật ra, anh không cần làm thì hơn. Toàn bộ những phần trên của anh đã duyên dáng và có ý nhị. Dẫu sao, cái cảm giác thiếu một bình diện thứ hai, một bình diện đằng sau những điều người viết nêu lên, vẫn là một cảm giác dễ gặp khi đọc thơ Phạm Tiến Duật. Anh chừng như muốn làm thơ cho ta, chứ không phải làm thơ cho chính anh. Cái phần tâm tình riêng của người viết trong thơ chưa được dầy dặn lắm. ấy là không kể về mặt thơ Phạm Tiến Duật còn nhiều nhược điểm khác. Để ………….. cái toàn bộ, anh còn để lỏi nhiều câu văn xuôi. Những câu thơ thật hàm xúc. - Bụi mù trời mùa đông Nước trắng khe mùa lũ Đêm rộng đêm dài là đêm không ngủ - Rực rỡ mặt đất bình minh Hấp hối chân trời pháo sáng Nghe còn có phần hiếm hoi. Thỉnh thoảng lại thấy cách gò ý, gò cấu tứ trong thơ Phạm Tiến Duật (kể cả : Nghĩ về trẻ con trước trận đánh in gần đây). Cùng với cái õng ẹo trong tình cảm, cái xộc xệch trong ngôn từ, nó là cái yếu nhất làm hỏng một số bài có thể khá hơn trong thơ Phạm Tiến Duật. Tuy vậy, công bằng mà nói, cả những bài trung bình, trung bình yếu của Phạm Tiến Duật cũng vẫn có hồn có cốt, nó ở những nét thực tế mà anh quan sát được, và ở cái dấu ấn tình cảm tinh nghịch có khi như là trẻ con của anh. Đối với một người làm thơ mà có được dăm bài thơ xuất sắc và toàn bộ cái nền vững vàng, chúng ta còn mong gì hơn nữa? * Bấy lâu này, trong văn nghệ có những điều gọi là lý luận. Chúng ta dặn dò nhau, trao đổi với nhau, nhữnh điều lý luận ấy đã đúng trong nhiều trường hợp khác nhau. Nhưng đến những trường hợp như thơ Phạm Tiến Duật, chúng ta lại có những chứng cớ vững chắc hơn. Trước hết nhà thơ trẻ này lại là một ví dụ về sự gắn bó của người viết, gắn bó bằng toàn bộ đời sống với cuộc chiến đấu chung, với thực tế cuộc sống, phần thực tế chủ yếu nhất là thực tế chiến đấu hiện nay của dân tộc. Một người chiến sĩ có tâm hồn nghệ sĩ luôn luôn xông xáo ở những mũi nhọn – đó là hình ảnh một Phạm Tiến Duật trong thơ, và hơn thế nữa, là hình ảnh một Phạm Tiến Duật trong cuộc đời. Thơ anh được ưa thích là một điều có lý của nó mà cái lý trước hết là: những ưu điểm và nhược điểm trong thơ Phạm Tiến Duật rất tiêu biểu. Nó phản ánh đầy đủ yêu cầu của quần chúng và tình hình văn nghệ ở một đất nước đang trong thời chiến . Bài thơ về tiểu đội xe không kính ”của Phạm Tiến Duật Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta là một bản anh hùng ca bất diệt .Trong những tháng năm sục sôi khí thế “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” ấy nhân dân Miền Bắc đã không tiếc sức người ,sức của chi viện cho Miền Nam ruột thịt. Trong những đoàn quân điệp trùng nối nhau ra trận có chàng trai trẻ Phạm Tiến Duật .Anh được tôi luyện và trưởng thành trong chiến tranh và trở thành nhà thơ chiến sỹ .Thơ anh không cuốn hút người đọc bằng ngôn từ mượt mà, âm điệu du dương mà nó khiến người đọc say bằng chính sự tự nhiên,sống động,gân guốc,độc đáo và đậm chất lính tráng.“Bài thơ về tiểu đôi xe không kính” là một bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ đó . Xuyên suốt bài thơ là hai hình ảnh trung tâm:những chiếc xe và những người chiến sĩ lái xe.Những chiếc xe không kính và nguyên nhân của nó được giới thiệu bằng lời thơ tự nhiên ,mộc mạc như một lời phân bua mà có lẽ trước tác giả chưa ai khám phá ra chất thơ bộc lộ ngay trong vẻ tự nhiên của ngôn từ : Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi . Cách lý giải đơn giản ,ngộ nghĩnh tạo thú vị cho người đọc .Cảm hứng thơ bắt đầu từ hiện thực ác liệt nơi chiến trường với “bom giật, bom rung ”giúp ta hình dung sự tàn phá của đạn bom trên những nẻo Trường Sơn năm ấy vô cùng dữ dội. Song thiếu đi những phương tiện vật chất tối thiểu lại là cơ sở để người lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp và sức mạnh tinh thần lớn lao của họ : Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất ,nhìn trời ,nhìn thẳng. Trên những chiếc xe không kính ,dưới làn bom đạn của kẻ thù, an toàn của các anh khó mà bảo đảm .Vậy mà thái độ của các anh bình thản tự tin đến không ngờ.Trong tư thế ung dung ,trong cái nhìn bao quát cả đất trời còn có cả niềm kiêu hãnh của người làm chủ hoàn cảnh ,tự hào ngắm nhìn đón nhận thiên nhiên.Nhịp thơ cân xứng,ý thơ trôi chảy ,lời thơ nhẹ nhàng như diễn tả hình ảnh những đoàn xe lăn bánh trên những nẻo đường ra trận .Cái vất vả ,gian khổ hiểm nguy được miêu tả bằng những hình ảnh giản dị trung thực đến từng chi tiết: Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa, như ùa vào buồng lái . Xe không kính ,gió lùa mạnh vào cabin,người lái xe không chỉ cảm thấy mà còn nhìn thấy “gió vào xoa mắt đắng ”. Cử chỉ quá đỗi trìu mến,dịu dàng và thân thiện ấy của gió làm đắng những đôi mắt cay xè vì thiếu ngủ .Và hơn thế nữa ,nắng mưa gió bụi của Trường Sơn đã trở thành những bạn đồng hành : Không có kính ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già . …Không có kính ừ thì ướt áo Mưa phun mưa xối như ngoài trời . Điệp từ “ừ thì” , “chưa cần” ,hình ảnh “phì phèo châm điếu thuốc ”,giọng “cười haha” hào sảng làm tôn lên chất bình dị mà anh hùng của những chàng trai trẻ biết biến cái vất vả gian nan thành phút giây thư giãn thoải mái .Qua đó làm sáng lên tinh thần cứng cỏi đầy nghị lực và bất chấp gian khó của những người biết vượt lên hoàn cảnh để làm chủ hoàn cảnh .Có lẽ ai đã từng đến Trường sơn mới thấu hết cái gian nan của người cầm lái.Đường Trường Sơn gập ghềnh,mưa Trường Sơn như trút nước,mùa khô xe chạy bụi mù trời.Bom đạn của quân thù không làm các anh chùn bước thì gió, bụi,mưa sa của thiên nhiên khắc nghiệt nào có đáng kể chi.Trên những chiếc xe không kính ,tâm trạng người chiến sĩ lái xe vẫn phơi phới thênh thang: Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi . Lạ lùng thay ,như một khám phá bất chợt của nhà thơ ,sự hiểm nguy của những chiếc xe không kính lại trở thành sự tiện lợi bất ngờ khi các chàng lính gặp nhau , bởi họ có thể không cần phải xuống xe mà vẫn có thể bắt tay nhau thể hiện tình thân ái. Công việc vất vả, hiểm nguy nhưng phút nghỉ ngơi của những người lính lại vô cùng giản dị : Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy . Cuộc sống dẫu giản dị, xuềnh xoàng nhưng ấm áp tình cảm .Những người lính không chỉ là đồng chí ,đồng đội của nhau mà họ còn là những người cùng trong một gia đình . Bởi vậy sau những phút nghỉ ngơi ngắn ngủi họ lại tiếp tục công việc của mình với niềm tin mãnh liệt vào ngày mai chiến thắng . Chỉ có điều càng gần đến phương Nam những chiếc xe ngày càng hư hỏng : Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước . Khi tứ xe “không kính” được gói lại thì những con số không khác lại mở ra : “không đèn”,“không mui”,chỉ một thứ duy nhất có thêm nhưng lại là “có xước”.Như vậy cả “không có” và “có ”đều là tổn thất ,đều là hư hại.Điệp ngữ “không có” được nhắc lại ba lần như nhân lên ba lần những thử thách khốc liệt của chiến tranh , hoàn thiện dung mạo trụi trần đến kinh ngạc của chiếc xe vận tải. Vượt dãy Trường Sơn ,đi qua đạn bom khói lửa của kẻ thù ,mang trên mình đầy thương tích những chiếc xe như một dũng sĩ kiên cường . Kì lạ thay : Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim. “Trái tim” là một hoán dụ chỉ người chiến sĩ lái xe yêu nước căm thù giặc sống trẻ trung ,sôi nổi và lạc quan tin tưởng vào thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến .Câu thơ khép lại nhưng con mắt thơ thì mở ra .Ta chợt nhận ra người chiến sỹ lái xe là một phần không thể thiếu ,là con mắt ,là bộ não ,là linh hồn của xe .Có trái tim chiếc xe thành một cơ thể sống ,thành một khối thống nhất với người chiến sĩ .Ta hiểu vì sao cả đoàn xe có thể vượt qua dãy Trường Sơn khói lửa bởi cội nguồn sức mạnh của nó kết tụ lại cả trong trái tim gan góc, kiên cường, giàu bản lĩnh và chan chứa yêu thương.Có lẽ vì thế mà nhiều người cho rằng đây là hình ảnh trái tim cầm lái . Đến với bài thơ ta thú vị nhận ra cái giọng rất trẻ,rất lính.Chất giọng ấy bắt nguồn từ sức trẻ ,từ tâm hồn phơi phới của thế hệ chiến sĩ Việt Nam mà chính tác giả đã từng sống, từng trải nghiệm.Ngôn ngữ thơ giản dị đậm chất văn xuôi,hình ảnh thơ sáng tạo bất ngờ ,đặc biệt là sự linh hoạt của nhạc điệu trong thơ đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn sâu sắc của bài thơ trong lòng độc giả . Phân tích vẻ đẹp của người lính qua hai bài thơ: “Đồng chí” và “Tiểu đội xe không kính”. A. Mở bài: Đoàn giải phóng quân một lần ra đi. Nào có sá chi đâu ngày trở về. Ra đi ra đi bảo tồn sông núi. Ra đi ra đi thà chết cho vinh. Khúc hát quen thuộc từ xa chợt vọng lại gợi trong lòng chúng ta biết bao suy tưởng. Chúng ta như được sống lại một thời hào hùng của dân tộc theo tiếng hát sôi nổi trẻ trung và cũng bình dị như cuộc đời người lính. Không biết đã có bao nhiêu bài thơ nói về họ - những chàng Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi. Tiêu biểu cho hai thời kì chống Pháp và chống Mĩ là hai bài thơ: “Đồng chí” của Chính Hữu và “Tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. - Những người lính trong hai bài thơ thuộc hai thế hệ khác nhau nhưng ở họ có nhiều nét đẹp chung của người lính cách mạng và của con người Việt Nam trong các cuộc kháng chiến cứu nước. B.Thân bài. 1. Họ đều là những con người bình dị, mộc mạc, thấm nhuần tinh thần yêu nước, khát vọng độc lập tự do để đi vào cuộc chiến đấu. - Người lính trong bài thơ “Đồng chí” xuất thân từ những cảnh ngộ nghèo khó: “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”. Họ là những người nông dân vừa được cách mạng giải phóng khỏi kiếp nô lệ lầm than. Bởi vậy, tình nguyện ra nhập bộ đội cầm lấy khẩu súng của cách mạng cũng chính là cầm vũ khí để giải phóng triệt để cho thân phận của mình, cho quần chúng và cho cả dân tộc. Vì tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc mà họ “mặc kệ” tất cả, sẵn sàng từ biệt làng quê với ruộng nương, nhà cửa vốn hết sức thân thiết, gắn bó để ra đi, dấn thân vào cuộc đời người chiến sĩ: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay - Còn người lính trong thơ Phạm Tiến Duật là những chàng trai còn rất trẻ, có tri thức, họ sẵn sàng gác lại những ước vọng tương lai của mình để cống hiến tuổi thanh xuân theo tiếng gọi thiêng liêng của miền Nam yêu dấu: “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. 2.Nhờ có tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó bền chặt, chan hoà và nhờ lòng dũng cảm, hiên ngang, mà họ đã bất chấp những gian khổ, thiếu thốn đến tột cùng để hoàn thành nhiệm vụ. - Trên trận tuyến gay go ác liệt, các anh phải cùng chịu biết bao khó khăn gian khổ, thiếu thốn. + Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp vô cùng gian nan vất vả, các anh đã từng chịu những cơn “sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”, cùng cảnh “áo rách vai, quần tôi có vài mảnh vá”, “chân không giầy”… Cũng chính từ trong gian khổ và thiếu thốn của những ngày đầu tiên bước vào quân ngũ ấy đã nẩy sinh ở họ mối tình cao đẹp – tình đồng chí! Và chính có tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn, chia bùi sẻ ngọt mà họ có đủ sức mạnh lớn lao để vượt qua tất cả: “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Đẹp làm sao giữa đêm rừng hoang đầy sương muối, ở nơi mà sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc, những người chiến sĩ vẫn ôm súng đứng canh gác quân thù trong đêm trăng sáng. Các anh vẫn chiến đấu và vẫn cứ tin có ngày chiến thắng. Ta thấy được ở các anh một tinh thần chiến đấu dũng cảm kiên cường, một niềm lạc quan bất diệt. Đời lính gian khổ nhưng luôn giữ mãi nụ cười dẫu cho nó cận kề cái chết. “Đầu súng trăng treo”, một biểu tượng đẹp của hình ảnh người lính, biểu tượng cao quý của mối tình đồng chí đã khắc sâu trong tâm trí mọi người. (Nhà thơ Quang Dũng trong bài thơ Tây Tiến cũng cho ta thấy rõ điều đó: Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.” Chính điều đó đã giúp ta hiểu được sự quyết tâm của người lính và ta thêm cảm phục sự hi sinh ấy hơn. Tấm lòng của các anh thật cao đẹp và lớn lao biết chừng nào! Đó cũng là hình ảnh chung của những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp - những con người bình dị mà cũng thật anh dũng, hiên ngang. + Cuộc kháng chiến chống Pháp đã giành được thắng lợi vẻ vang với trận Điện Biên Phủ lẫy lừng. Đất nước vẫn chưa được bình yên, cả Miền Nam lại chìm vào máu lửa và những người con của quê hương lại tiếp tục lên đường. Những anh chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn hiện lên trong trang thơ của Phạm Tiến Duật là những anh lính thật ngang tàng, yêu đời, dũng cảm, hóm hỉnh. Từng giây, từng phút, các anh phải đối mặt với nhiều gian khổ và sự ác liệt, dữ dội của bom đạn quân thù hằng ngày trút xuống con đường và nhằm vào những chiếc xe của họ. Những gian khổ và ác liệt hiện hình trong hình ảnh những chiếc xe không kính rồi không cả đèn, cả mui xe, thùng xe có xước, méo mó. Gian khổ tưởng chừng như không thể vượt qua được, cái chết như kề bên, vậy mà lúc nào các anh cũng “ung dung buồng lái ta ngồi. Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng”. Mở đường Trường Sơn để xe tăng tiến vào phía Nam thực hiện chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là giai đoạn gay go nhất, ác liệt nhất và cũng hào hùng nhất. Có lẽ chỉ có những chàng trai tuổi trẻ ngạo nghễ ngang tàng kia mới có sức thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng cao cả này. Những chiếc xe tưởng chừng như không thể sử dụng được vậy mà nó vẫn tiến lên phía trước bởi có những nụ cười rất ngang tàng, rất nghịch ngợm của những anh lái xe rất phớt đời: “Không có kính, ừ thì có bụi. Bụi phun tóc trắng như người già. Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc. Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha…” Bằng sự đồng cảm của một người lính và cảm xúc của một nhà thơ, Phạm Tiến Duật đã xây dựng nên hình ảnh những chiến sĩ lái xe thật hào hùng, thật tếu táo. Cái cử chỉ: “phì phèo châm điếu thuốc” và tiếng cười “ha ha” như một lời thách thức của họ đối với quân thù. Đó là sức mạnh thứ nhất, còn sức mạnh nào nữa khiến cho những chiếc xe ấy vẫn băng băng lên phía trước? Tác giả đã trả lời một cách mạnh mẽ và dứt khoát, trong những chiếc xe không kính có những trái tim yêu nước, luôn hướng về Miền Nam phía trước với là khát vọng cháy bỏng là giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước: “Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim” 3. Qua hình ảnh anh chiến sĩ Trường Sơn, chúng ta chợt nhận ra sự gần gũi, thân quen giữa những người lính qua các thời kì. Từ anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp trong thơ Chính Hữu đến anh chiến sĩ Trường Sơn thời chống Mĩ trong thơ PTD đều có chung một nét đẹp truyền thống kiên cường, bất khuất, dũng cảm và đầy tinh thần lạc quan yêu đời. Với điều kiện thuận lợi hơn, người lính thời chống Mĩ đã được trau rèn, huấn luyện. Các anh đã kế thừa và phát huy được tinh thần cách mạng vốn đã vững vàng nay lại vững vàng hơn. - Tuy cùng khai thác chất liệu thơ từ đời sống thực với những chi tiết thật đến trần trụi của cuộc sống người lính nhưng hai bài thơ còn khác nhau bởi bút pháp và giọng điệu riêng của mỗi tác giả và cảm hứng nổi bật ở mỗi bài. Cảm hứng của Chính Hữu hướng vào vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội của người lính, còn PTD thì lại tập trung làm nổi bật chủ nghĩa anh hùng, tinh thần dũng cảm, bất chấp mọi khó khăn và bom đạn kẻ thù của những người lính lái xe. C. Kết bài: Nhìn lại những chặng đường lịch sử đã đi qua, đọc lại hai bài thơ về người lính qua hai thời kì, trong ta bỗng dấy lên niềm xúc động lẫn tự hào. Hình ảnh những người lính ấy trở nên bất tử và đẹp rực rỡ. Dù lớp bụi thời gian có phủ đầy những trang sách và những đổi mới của cuộc sống làm biến chuyển đi tất cả, nhưng hình ảnh những anh lính cụ Hồ, anh giải phóng quân đến các anh chiến sĩ Trường Sơn vẫn sống mãi trong lòng mọi người với một niềm cảm ... nói tới phải Từ đối tư ng cụ thể, anh nâng lên thành vấn đề tư tưởng Đã bao người làm thơ Đèo Ngang – Mà không nói đèo chạy dọc” câu thơ Đèo Ngang Nó ví dụ tính tư tưởng thơ Từ điều bâng quơ... với chi tiết nhỏ vào thơ ca Có nhà thơ chủ trương tiểu luận quan trọng anh mạnh dạn cắt bỏ thơ theo dọng điệu khác, để dễ xuống thứ thơ Trong số bạn viết thơ trẻ, có người nói thơ anh công trường... chùm thơ dự thi tờ báo Văn nghệ Phạm Tiến Duật Trong năm mà tìm chương truyện với chùm thơ hay, hoi Riêng phạm vi thơ mà nói, thi thơ vừa qua, thơ Phạm Tiến Duật trung tâm ý tất người Các nhà thơ

Ngày đăng: 15/10/2015, 11:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w