Tìm hiểu văn học Tát nước đầu đình và Bài ca người thợ mộc

3 622 1
Tìm hiểu văn học Tát nước đầu đình và Bài ca người thợ mộc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài ca người thợ mộc Anh là thợ mộc Thanh Hoa, Làm cầu, làm quán, làm nhà... khéo thay! Lựa cột anh dựng đòn tay, Bào trơn đóng bén nó ngay một bề. Bốn cửa anh chạm bốn dê Bốn con dê đực chầu về tổ tông, Bốn cửa anh chạm bồn rồng, Trên thì rồng ấp, dưới thì rồng leo. Bốn cửa anh chạm bốn mèo, Con thì bắt chuột, con leo xà nhà. Bốn cửa anh chạm bồn gà, Đêm thì nó gáy, ngày ra ăn vườn. Bốn cửa anh chạm bốn lươn, Con thì thắt khúc, con trườn bò ra. Bốn cửa anh chạm bốn hoa, Trên là hoa sói, dưới là hoa sen. Bốn cửa anh chạm bốn đèn, Một đèn dệt cửi, một đèn quay tơ. Một đèn đọc sách ngâm thơ, Một đèn anh để đợi chờ nàng đây. Lời bình Tục ngữ có câu: "Thợ mộc xứ Thanh ở quanh Kinh kì", hoặc: "Thợ mộc xứ Thanh ở quanh Thuận Quảng". Thợ mộc dù giỏi đến đâu cũng chỉ được gọi là phó cả. Thợ mộc làm cung điện vua chúa mới được gọi là thợ cả. Xây dựng cung điện thời Lê - Thịnh, thời Nguyễn sau này, phần lớn là thợ mộc Thanh Hoá. Câu đầu của bài ca dao này có dị bản ghi là "Anh làm thợ mộc Thanh Hoa". Theo ý chúng tôi là “Anh là thợ mộc Thanh Hoa”; một chữ là biết mấy tự hào khi chàng trai xưng danh với cô gái. Không phải thợ mộc tầm thường mà là thợ mộc Thanh Hoa xây dựng cung điện đấy nhé! Hai chữ "khéo thay" cũng là lời tự khen, khoe tài của anh: "Làm cầu, làm quán, làm nhà ... khéo thay"! Có tài thực mà khoe khoang thì cũng chẳng hay ho gì! Ở đây, chàng thợ mộc Thanh Hoa khoe tài là để tỏ tình với cô gái mà anh đang yêu, nên rất dễ thương, được chúng ta đồng tình. Câu 3,4 chỉ theo đà mà nói, chứ có tài cán gì ở cái việc "bào trơn, đóng bén"... Từ câu thứ năm trở đi, bằng biện pháp liệt kê, chàng thợ mộc khoe tài chạm trổ của anh. Năm bức chạm con vật: dê, rồng, mèo, gà, lươn. Hai bức chạm cảnh: hoa và đèn. Có bức chạm tứ linh: rồng, nhưng đã được cách điệu dân gian hoá, bình dị hoá. "Trên thì rồng ấp, dưới thì rồng leo" Con lươn có gì đáng chạm? Với tài nghệ điêu luyện, bức chạm lươn vô cùng sống động, tuyệt khéo: "Bốn cửa anh chạm bốn lươn Con thì thắt khúc, con trườn bò ra". Nghệ thuật cổ phương Đông lấy cái cân xứng làm thành một tiêu trí của cái đẹp. Hội hoạ, chạm trổ, kiến trúc, thơ văn... hay miêu tả cảnh vật qua bộ tứ bình: tùng, cúc, trúc, mai; xuân, hạ, thu, đông; ngư tiều, canh, mục...nghệ sĩ lấy cái đối xứng, cái hài hoà làm trọng. Trong bài ca dao này, các tiểu đối đã làm rõ vẻ đẹp bức chạm đầy mĩ thuật của chàng thợ mộc: - Trên thì rồng ấp // dưới thì rồng leo. - Con thì bắt chuột // con leo xà nhà. - Đêm thì nó gáy // ngày ra ăn vườn. - Con thì thắt khúc // con trườn bò ra. - Trên là hoa sói // dưới là hoa sen. - v.v ... Cái hồn của bức chạm 5 con vật được thể hiện ở trạng thái động: " Chầu về tổ tông", "rồng ấp rồng leo", "bắt chuột... leo xà nhà", "gáy ra ăn vườn", "thắt khúc... trườn bò ra". Tất cả các bức chạm đều cho thấy anh thợ mộc là con một người rất tài hoa. Anh còn là một chàng trai đa tình. Làm nghề thợ mộc dù giỏi đến mấy cũng thuộc vị thế tầm thường qua sự xếp đặt 4 lớp người trong xã hội phong kiến. Bức chạm hoa - hoa sói , hoa sen - là một ngầm ý: khoe tâm hồn thanh cao. Chàng trai đang tỏ tình không phải là loại người vai u thịt bắp đâu nhé! Bức chạm đèn mới thật kì diệu. Hai ngọn đèn cho người khéo tay hay lam hay làm - chính là cô gái - để dệt vải, để quay tơ. Đèn thứ ba, để cho ai, "đọc sách ngâm thơ"? Một con người nho nhã đang tỏ tình với nàng. Ngọn đèn thứ tư là ngọn đèn hạnh phúc: "Một đèn anh để đợi chờ nàng đây". Có thể nói bức chạm đèn rất đẹp, đẹp về mặt mĩ thuật, đẹp ở tâm tình chàng thợ "mộc", đó là một con người luôn luôn hướng về một cuộc sống lao động, êm đềm hạnh phúc của lứa đôi trong mỗi gia đình Việt Nam. Cấu trúc bài ca dao cân xứng, hài hoà. Giọng điệu hồn nhiên tự tin và chân thành. Chàng thợ mộc Thanh Hoa là một chàng trai tài hoa và đa tình: Anh là một con người dễ mến dễ thương. Tát nước đầu đình Hôm qua tát nước đầu đình, Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen. Em được thì cho anh xin, Hay là em để làm tin trong nhà. Áo anh sứt chỉ đường tà, Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu. Áo anh sứt chỉ đã lâu, Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng. Khâu rồi anh sẽ trả công, Đến khi lấy chồng anh sẽ giúp cho. Giúp cho một thúng sôi vò, Một con lợn béo, một vò rượu tăm. Giúp cho đôi chiếu em nằm, Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo. Giúp cho quan tám tiền cheo, Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau. Lời bình "Tát nước đầu đình" là bài ca dao tỏ tình của anh trai cày với cô gái thôn nữ. Đã có bài "Mận hỏi Đào"... Cũng có cảnh thổ lộ tình yêu một cách mộc mạc: "Gặp đây anh lắm cổ tay, Anh hỏi câu này, có lấy anh không?" Bài ca dao "Tát nước đầu đình" cho thấy, anh trai cày này dễ thương hơn. Gặp cô thôn nữ chắc anh đã "phải lòng" rồi, anh lấy cớ "mất áo" để bắt chuyện. Sen làm gì có cành, đó chỉ là cách nói cho đậm đà. Cô gái bị buộc vào một cảnh ngộ "khó xử": "Em được thì cho anh xin Hay là em để làm tin trong nhà" Chiếc áo đã trở thành "cái cầu" thương nhớ! Thật là hồn nhiên, tự nhiên. Cô thôn nữ chắc là đã "Lắng nghe lời nói như ru - Chiều thu dễ khiến nét thu ngại ngùng" (Kiều). Bỏ đi sao đành, khi nghe chàng thổ lộ gia cảnh: "Áo anh rứt chỉ đường tà, Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu" Cái áo đã đi trọn một vòng đời khi anh nói: "Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng". Anh đang chăn đơn gối chiếc, thiếu kẻ sửa túi nâng khăn. Anh chỉ có mẹ già, "mẹ già bằng ba lần cửa", "mẹ già như chuối ba hương - như xôi nếp mật như đường mía lau" (ca dao). Cảnh ngộ ấy, ai nghe mà chẳng động lòng. Từ chỗ gọi bằng "em", chàng trai cày chuyển sang gọi bóng gió: "cô ấy". Chàng trai nói về chuyện "trả công", nói về chuyện "giúp cho". Rất hậu hĩnh: "một thúng xôi vò", "một con lợn béo", "một vò rượu tăm". Cũng với lời nói, đến đây, khoé mắt, đôi mày, nụ cười, mái tóc ... như đều biết nói, cùng tham dự vào cuộc tỏ tình. Mỗi lúc một hé lộ, cánh cửa tâm tình mở rộng dần ra. Từ "một" đã thành "đôi" rồi: "Giúp em đôi chiếu em nằm Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo" Bài ca dao, "bức thông điệp của tình yêu" đã thấm sâu vào tâm hồn người thiếu nữ khi bên tai nàng một tiếng nói chân tình vang ngân: "Giúp cho quan tám tiền cheo, Quan năm tiền cưới, lại đèo buồng cau". Các điệp từ, điệp ngữ: "giúp cho.... giúp cho..." tạo nên ngữ điệu nồng nàn, ý vị, thiết tha, thể hiện một cách chân thành nỗi ước mơ nên vợ nên chồng mà chàng trai cày đang hướng tới. Cho chim khoe giọng hót. Anh thợ mộc Thanh Hoa khoe tài. Chàng trai cày nói chuyện bỏ quên cái áo "sứt chỉ đường tà" v.v… Trai gái làng xưa đã tỏ tình, đã giao duyên... đậm đà như vậy. Lao động, hạnh phúc lứa đôi, cuộc sống êm đềm hạnh phúc "chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa", là ước mong, khát vọng muôn đời của họ. Chân thành, tế nhị ... của chàng trai trong tỏ tình, trong giao tiếp... là một nét rất đẹp trong tâm hồn để ta trân trọng.

Bài ca người thợ mộc Anh là thợ mộc Thanh Hoa, Làm cầu, làm quán, làm nhà... khéo thay! Lựa cột anh dựng đòn tay, Bào trơn đóng bén nó ngay một bề. Bốn cửa anh chạm bốn dê Bốn con dê đực chầu về tổ tông, Bốn cửa anh chạm bồn rồng, Trên thì rồng ấp, dưới thì rồng leo. Bốn cửa anh chạm bốn mèo, Con thì bắt chuột, con leo xà nhà. Bốn cửa anh chạm bồn gà, Đêm thì nó gáy, ngày ra ăn vườn. Bốn cửa anh chạm bốn lươn, Con thì thắt khúc, con trườn bò ra. Bốn cửa anh chạm bốn hoa, Trên là hoa sói, dưới là hoa sen. Bốn cửa anh chạm bốn đèn, Một đèn dệt cửi, một đèn quay tơ. Một đèn đọc sách ngâm thơ, Một đèn anh để đợi chờ nàng đây. Lời bình Tục ngữ có câu: "Thợ mộc xứ Thanh ở quanh Kinh kì", hoặc: "Thợ mộc xứ Thanh ở quanh Thuận Quảng". Thợ mộc dù giỏi đến đâu cũng chỉ được gọi là phó cả. Thợ mộc làm cung điện vua chúa mới được gọi là thợ cả. Xây dựng cung điện thời Lê - Thịnh, thời Nguyễn sau này, phần lớn là thợ mộc Thanh Hoá. Câu đầu của bài ca dao này có dị bản ghi là "Anh làm thợ mộc Thanh Hoa". Theo ý chúng tôi là “Anh là thợ mộc Thanh Hoa”; một chữ là biết mấy tự hào khi chàng trai xưng danh với cô gái. Không phải thợ mộc tầm thường mà là thợ mộc Thanh Hoa xây dựng cung điện đấy nhé! Hai chữ "khéo thay" cũng là lời tự khen, khoe tài của anh: "Làm cầu, làm quán, làm nhà ... khéo thay"! Có tài thực mà khoe khoang thì cũng chẳng hay ho gì! Ở đây, chàng thợ mộc Thanh Hoa khoe tài là để tỏ tình với cô gái mà anh đang yêu, nên rất dễ thương, được chúng ta đồng tình. Câu 3,4 chỉ theo đà mà nói, chứ có tài cán gì ở cái việc "bào trơn, đóng bén"... Từ câu thứ năm trở đi, bằng biện pháp liệt kê, chàng thợ mộc khoe tài chạm trổ của anh. Năm bức chạm con vật: dê, rồng, mèo, gà, lươn. Hai bức chạm cảnh: hoa và đèn. Có bức chạm tứ linh: rồng, nhưng đã được cách điệu dân gian hoá, bình dị hoá. "Trên thì rồng ấp, dưới thì rồng leo" Con lươn có gì đáng chạm? Với tài nghệ điêu luyện, bức chạm lươn vô cùng sống động, tuyệt khéo: "Bốn cửa anh chạm bốn lươn Con thì thắt khúc, con trườn bò ra". Nghệ thuật cổ phương Đông lấy cái cân xứng làm thành một tiêu trí của cái đẹp. Hội hoạ, chạm trổ, kiến trúc, thơ văn... hay miêu tả cảnh vật qua bộ tứ bình: tùng, cúc, trúc, mai; xuân, hạ, thu, đông; ngư tiều, canh, mục...nghệ sĩ lấy cái đối xứng, cái hài hoà làm trọng. Trong bài ca dao này, các tiểu đối đã làm rõ vẻ đẹp bức chạm đầy mĩ thuật của chàng thợ mộc: - Trên thì rồng ấp // dưới thì rồng leo. - Con thì bắt chuột // con leo xà nhà. - Đêm thì nó gáy // ngày ra ăn vườn. - Con thì thắt khúc // con trườn bò ra. - Trên là hoa sói // dưới là hoa sen. - v.v ... Cái hồn của bức chạm 5 con vật được thể hiện ở trạng thái động: " Chầu về tổ tông", "rồng ấp rồng leo", "bắt chuột... leo xà nhà", "gáy ra ăn vườn", "thắt khúc... trườn bò ra". Tất cả các bức chạm đều cho thấy anh thợ mộc là con một người rất tài hoa. Anh còn là một chàng trai đa tình. Làm nghề thợ mộc dù giỏi đến mấy cũng thuộc vị thế tầm thường qua sự xếp đặt 4 lớp người trong xã hội phong kiến. Bức chạm hoa - hoa sói , hoa sen - là một ngầm ý: khoe tâm hồn thanh cao. Chàng trai đang tỏ tình không phải là loại người vai u thịt bắp đâu nhé! Bức chạm đèn mới thật kì diệu. Hai ngọn đèn cho người khéo tay hay lam hay làm - chính là cô gái - để dệt vải, để quay tơ. Đèn thứ ba, để cho ai, "đọc sách ngâm thơ"? Một con người nho nhã đang tỏ tình với nàng. Ngọn đèn thứ tư là ngọn đèn hạnh phúc: "Một đèn anh để đợi chờ nàng đây". Có thể nói bức chạm đèn rất đẹp, đẹp về mặt mĩ thuật, đẹp ở tâm tình chàng thợ "mộc", đó là một con người luôn luôn hướng về một cuộc sống lao động, êm đềm hạnh phúc của lứa đôi trong mỗi gia đình Việt Nam. Cấu trúc bài ca dao cân xứng, hài hoà. Giọng điệu hồn nhiên tự tin và chân thành. Chàng thợ mộc Thanh Hoa là một chàng trai tài hoa và đa tình: Anh là một con người dễ mến dễ thương. Tát nước đầu đình Hôm qua tát nước đầu đình, Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen. Em được thì cho anh xin, Hay là em để làm tin trong nhà. Áo anh sứt chỉ đường tà, Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu. Áo anh sứt chỉ đã lâu, Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng. Khâu rồi anh sẽ trả công, Đến khi lấy chồng anh sẽ giúp cho. Giúp cho một thúng sôi vò, Một con lợn béo, một vò rượu tăm. Giúp cho đôi chiếu em nằm, Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo. Giúp cho quan tám tiền cheo, Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau. Lời bình "Tát nước đầu đình" là bài ca dao tỏ tình của anh trai cày với cô gái thôn nữ. Đã có bài "Mận hỏi Đào"... Cũng có cảnh thổ lộ tình yêu một cách mộc mạc: "Gặp đây anh lắm cổ tay, Anh hỏi câu này, có lấy anh không?" Bài ca dao "Tát nước đầu đình" cho thấy, anh trai cày này dễ thương hơn. Gặp cô thôn nữ chắc anh đã "phải lòng" rồi, anh lấy cớ "mất áo" để bắt chuyện. Sen làm gì có cành, đó chỉ là cách nói cho đậm đà. Cô gái bị buộc vào một cảnh ngộ "khó xử": "Em được thì cho anh xin Hay là em để làm tin trong nhà" Chiếc áo đã trở thành "cái cầu" thương nhớ! Thật là hồn nhiên, tự nhiên. Cô thôn nữ chắc là đã "Lắng nghe lời nói như ru - Chiều thu dễ khiến nét thu ngại ngùng" (Kiều). Bỏ đi sao đành, khi nghe chàng thổ lộ gia cảnh: "Áo anh rứt chỉ đường tà, Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu" Cái áo đã đi trọn một vòng đời khi anh nói: "Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng". Anh đang chăn đơn gối chiếc, thiếu kẻ sửa túi nâng khăn. Anh chỉ có mẹ già, "mẹ già bằng ba lần cửa", "mẹ già như chuối ba hương - như xôi nếp mật như đường mía lau" (ca dao). Cảnh ngộ ấy, ai nghe mà chẳng động lòng. Từ chỗ gọi bằng "em", chàng trai cày chuyển sang gọi bóng gió: "cô ấy". Chàng trai nói về chuyện "trả công", nói về chuyện "giúp cho". Rất hậu hĩnh: "một thúng xôi vò", "một con lợn béo", "một vò rượu tăm". Cũng với lời nói, đến đây, khoé mắt, đôi mày, nụ cười, mái tóc ... như đều biết nói, cùng tham dự vào cuộc tỏ tình. Mỗi lúc một hé lộ, cánh cửa tâm tình mở rộng dần ra. Từ "một" đã thành "đôi" rồi: "Giúp em đôi chiếu em nằm Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo" Bài ca dao, "bức thông điệp của tình yêu" đã thấm sâu vào tâm hồn người thiếu nữ khi bên tai nàng một tiếng nói chân tình vang ngân: "Giúp cho quan tám tiền cheo, Quan năm tiền cưới, lại đèo buồng cau". Các điệp từ, điệp ngữ: "giúp cho.... giúp cho..." tạo nên ngữ điệu nồng nàn, ý vị, thiết tha, thể hiện một cách chân thành nỗi ước mơ nên vợ nên chồng mà chàng trai cày đang hướng tới. Cho chim khoe giọng hót. Anh thợ mộc Thanh Hoa khoe tài. Chàng trai cày nói chuyện bỏ quên cái áo "sứt chỉ đường tà" v.v… Trai gái làng xưa đã tỏ tình, đã giao duyên... đậm đà như vậy. Lao động, hạnh phúc lứa đôi, cuộc sống êm đềm hạnh phúc "chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa", là ước mong, khát vọng muôn đời của họ. Chân thành, tế nhị ... của chàng trai trong tỏ tình, trong giao tiếp... là một nét rất đẹp trong tâm hồn để ta trân trọng. ... đôi gia đình Việt Nam Cấu trúc ca dao cân xứng, hài hoà Giọng điệu hồn nhiên tự tin chân thành Chàng thợ mộc Thanh Hoa chàng trai tài hoa đa tình: Anh người dễ mến dễ thương Tát nước đầu đình Hôm... năm tiền cưới lại đèo buồng cau Lời bình "Tát nước đầu đình" ca dao tỏ tình anh trai cày với cô gái thôn nữ Đã có "Mận hỏi Đào" Cũng có cảnh thổ lộ tình yêu cách mộc mạc: "Gặp anh cổ tay, Anh... không?" Bài ca dao "Tát nước đầu đình" cho thấy, anh trai cày dễ thương Gặp cô thôn nữ anh "phải lòng" rồi, anh lấy cớ "mất áo" để bắt chuyện Sen làm có cành, cách nói cho đậm đà Cô gái bị buộc vào

Ngày đăng: 15/10/2015, 09:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan