Xuất xứ Đoạn thơ 8 câu, từ câu 1519-1526 ghi lại cảnh Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều đi về Vô Tích thăm vợ cả Hoạn Thư và thu xếp chuyện "vườn mới thêm hoa". Đại ý Đoạn thơ ghi lại cảnh biệt ly giữa Thuý Sinh và Thuý Kiều và nói lên nỗi buồn thương nhớ, cô đơn của đôi lứa Phân tích 1. Hai câu đầu ghi lại khoảnh khắc chia ly, chia lìa. Hai vế tiểu đối, hai hành động như một nét cắt đau lòng: Người lên ngựa // kẻ chia bào. Cả một "rừng phong thu" bao la đỏ ối "đã nhuốm màu quan san", nơi xa xôi cách biệt. "Màu quan san" ấy gợi cho ta cảnh ly biệt vẫn thường diễn ra vào mùa thu. Nỗi nhớ thương của đôi lứa trẻ trung, từ lòng người như thấm sâu vào cảnh vật, vào không gian bao la, vào sắc lá của "rừng phong thu". 2. Hai câu 3, 4 tả cái đứng lặng và dõi theo của nàng Kiều. Con đường đỏ bụi (dặm hồng), bụi cuốn lấy yên ngựa của người đi xa (bụi cuồn chinh an). Kiều trông theo bóng hình Thúc Sinh, người chồng, vị ân nhân của nàng, nhìn mãi, nhìn hoài cho đến lúc chỉ thấy màu xanh của ngàn dâu mờ xa cuối chân trời. Chữ "trông" và chữ "khuất" diễn tả tình lưu luyến khôn nguôi: "Dặm hồng bụi cuốn chinh an, Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh". Từ màu đỏ của "rừng phong thu" đến màu "hồng" của bụi cuốn, màu "xanh" của ngàn dâu, đó là màu của tâm tưởng, màu của biệt li, màu của thương nhớ: "Ngàn dâu xanh ngắt một màu, Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?" (Chinh phụ ngâm) 3. Nỗi buồn cô đơn của Kiều. Nàng thương mình lẻ loi, cô đơn "chiếc bóng năm canh", thao thức, thương nhớ, chờ đợi.... Nàng thương Thúc Sinh đi xa "muôn dặm" vất vả, cô đơn "một mình", và một ngày một "xa xôi" thêm: "Người về chiếc bóng năm canh, Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi". "Người về"với "kẻ đi" ở hai phía chân trời. "Chiếc bóng" và "một mình" đều lẻ loi, cô đơn. Đêm "năm canh" đợi chờ như dài ra. "Muôn dặm" với bao thương nhớ như "xa xôi" vô tận. 4. Đêm đêm nàng Kiều thao thức, chỉ có vầng trăng với nàng. Xưa là vầng trăng thề nguyền, chứa chan hạnh phúc, "Đêm nay" chỉ có vầng trăng li biệt, "vầng trăng ai xẻ làm đôi", biết bao đau buồn thương nhớ! "Vầng trăng ai xẻ làm đôi Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm đường" Vầng trăng chẳng còn tròn vành vạnh nữa mà đã bị cắt, bị "xẻ làm đôi", như một ám ảnh, một dự báo cuộc từ biệt lần này cũng là cuộc vĩnh biệt tình duyên giữa Thúc Sinh với nàng Kiều. Đoạn thơ "Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều" là một đoạn thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc, "ngang giá một thiên phú biệt li" như Vũ Trinh đời Nguyễn đã bình. Nó chứa chan tình người, gợi lên nỗi đau buồn, thương nhớ cho những lứa đôi nặng tình mà li biệt ...
Trang 1Xuất xứ
Đoạn thơ 8 câu, từ câu 1519-1526 ghi lại cảnh Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều đi về Vô Tích thăm vợ cả
Hoạn Thư và thu xếp chuyện "vườn mới thêm hoa"
Đại ý
Đoạn thơ ghi lại cảnh biệt ly giữa Thuý Sinh và Thuý Kiều và nói lên nỗi buồn thương nhớ, cô đơn của
đôi lứa
Phân tích
1 Hai câu đầu ghi lại khoảnh khắc chia ly, chia lìa Hai vế tiểu đối, hai hành động như một nét cắt đau
lòng:
Người lên ngựa // kẻ chia bào
Cả một "rừng phong thu" bao la đỏ ối "đã nhuốm màu quan san", nơi xa xôi cách biệt "Màu quan san" ấy
gợi cho ta cảnh ly biệt vẫn thường diễn ra vào mùa thu Nỗi nhớ thương của đôi lứa trẻ trung, từ lòng
người như thấm sâu vào cảnh vật, vào không gian bao la, vào sắc lá của "rừng phong thu"
2 Hai câu 3, 4 tả cái đứng lặng và dõi theo của nàng Kiều Con đường đỏ bụi (dặm hồng), bụi cuốn lấy
yên ngựa của người đi xa (bụi cuồn chinh an) Kiều trông theo bóng hình Thúc Sinh, người chồng, vị ân
nhân của nàng, nhìn mãi, nhìn hoài cho đến lúc chỉ thấy màu xanh của ngàn dâu mờ xa cuối chân trời
Chữ "trông" và chữ "khuất" diễn tả tình lưu luyến khôn nguôi:
"Dặm hồng bụi cuốn chinh an,
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh"
Từ màu đỏ của "rừng phong thu" đến màu "hồng" của bụi cuốn, màu "xanh" của ngàn dâu, đó là màu của
tâm tưởng, màu của biệt li, màu của thương nhớ:
"Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?"
(Chinh phụ ngâm)
3 Nỗi buồn cô đơn của Kiều Nàng thương mình lẻ loi, cô đơn "chiếc bóng năm canh", thao thức, thương
nhớ, chờ đợi Nàng thương Thúc Sinh đi xa "muôn dặm" vất vả, cô đơn "một mình", và một ngày một
"xa xôi" thêm:
"Người về chiếc bóng năm canh,
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi"
"Người về"với "kẻ đi" ở hai phía chân trời "Chiếc bóng" và "một mình" đều lẻ loi, cô đơn Đêm "năm
canh" đợi chờ như dài ra "Muôn dặm" với bao thương nhớ như "xa xôi" vô tận
4 Đêm đêm nàng Kiều thao thức, chỉ có vầng trăng với nàng Xưa là vầng trăng thề nguyền, chứa chan
hạnh phúc, "Đêm nay" chỉ có vầng trăng li biệt, "vầng trăng ai xẻ làm đôi", biết bao đau buồn thương
nhớ!
"Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm đường"
Vầng trăng chẳng còn tròn vành vạnh nữa mà đã bị cắt, bị "xẻ làm đôi", như một ám ảnh, một dự báo
cuộc từ biệt lần này cũng là cuộc vĩnh biệt tình duyên giữa Thúc Sinh với nàng Kiều Đoạn thơ "Thúc
Sinh từ biệt Thuý Kiều" là một đoạn thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc, "ngang giá một thiên phú biệt li" như
Vũ Trinh đời Nguyễn đã bình Nó chứa chan tình người, gợi lên nỗi đau buồn, thương nhớ cho những lứa
đôi nặng tình mà li biệt