Giải thích nguồn gốc phát sinh bản chất của hiện tượng GD. Tìm ra các quy luật chi phối Qúa trình giáo dục (QTGD), chi phối sự phát triển của hệ thống GD quốc dân nhằm tổ chức QTGD đạt chất lượng, hiệu quả cao. Nghiên cứu mục tiêu chiến lược và xu thế phát triển của giáo dục – đào tạo trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử XH. Nghiên cứu tìm tòi các phương pháp, phương tiện GD mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả GD ĐT Nghiên cứu xây dựng các lý thuyết GD mới và khả năng ứng dụng chúng vào thực tiễn
Trang 1ĐCBG – gdh đc – CĐSP BR - VT
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
HỌC PHẦN : GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG(Hệ cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên THCS)
Biên soạn: GVC – ThS Nguyễn Thiện Thắng
Chương 1 : GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC
1.1 Đối tượng và nhiệm vụ của giáo dục học (GDH)
1.1.1 Đối tượng của GDH
- Đối tượng của một khoa học: Là một bộ phận trong thế giới khách quan mà khoa học đónghiên cứu Mỗi khoa học có một đối tượng riêng
- Đối tượng của GDH: có nhiều cách diễn đạt và thể hiện ở nhiều tài liệu GDH khác nhau,những cốt lõi thì đều thống nhất rằng : Quá trình giáo dục (nghĩa rộng) là đối tượng củaGDH
1.1.2 Nhiệm vụ của GDH
- Giải thích nguồn gốc phát sinh & bản chất của hiện tượng GD Tìm ra các quy luật chi phốiQúa trình giáo dục (QTGD), chi phối sự phát triển của hệ thống GD quốc dân nhằm tổ chứcQTGD đạt chất lượng, hiệu quả cao
- Nghiên cứu mục tiêu chiến lược và xu thế phát triển của giáo dục – đào tạo trong mỗi giaiđoạn phát triển của lịch sử XH
- Nghiên cứu tìm tòi các phương pháp, phương tiện GD mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệuquả GD & ĐT
- Nghiên cứu xây dựng các lý thuyết GD mới và khả năng ứng dụng chúng vào thực tiễn
1.2 Những khái niệm cơ bản của GDH
1.2.1 Giáo dục : (Được xem xét dưới nhiều phạm vi - cấp độ khác nhau)
- Cấp độ 1(Nghĩa rộng nhất): GD với tư cách là quá trình (QT) xã hội hóa con người Đó là
QT hình thành nhân cách dưới ảnh hưởng của những tác động chủ quan và khách quan, có ýthức và không ý thức của cuộc sống, hoàn cảnh XH đối với cá nhân
- Cấp độ 2 (GD xã hội) : Là hoạt động có mục đích của XH với nhiều lực lượng GD tácđộng có kế hoạch, có hệ thống đến con người để hình thành những phẩm chất nhân cách cầnthiết
- Cấp độ 3 (QTSP tổng thể - GD nhà trường): Là QT tác động có mục đích, kế hoạch, nộidung, PP của nhà GD (nhà trường) đến đối tượng GD (HS) nhằm hình thành những phẩmchất và năng lực cần thiết theo mục tiêu giáo dục (bao gồm QTDH và QTGD – hẹp) – Đốitượng của GDH
- Cấp độ 4 (GD nghĩa hẹp): Là QT bồi dưỡng để hình thành những phẩm chất đạo đức cụthể, thông qua việc tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lưu
Tóm lại, GD được xem là khái niệm cơ bản nhất của GDH.
+ Về bản chất: GD là QT truyền đạt & tiếp thu những kinh nghiệm lịch sử XH của các thế
Trang 2ĐCBG – gdh đc – CĐSP BR - VT
1.2.2 Dạy học (DH)
DH là quá trình hoạt động chung giữa người dạy và người học (GV và HS), trong đó
GV đóng vai trò chủ đạo, HS đóng vai trò chủ động nhằm thực hiện các nhiệm vụ DH
1.2.3 Một số khái niệm khác
- Giáo dưỡng: Bồi dưỡng về tri trức
“Giáo dưỡng, QT & kết quả bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo đã được hệ thốnghóa thành học vấn, là con đường chủ yếu tiếp thu học vấn, giáo dưỡng là việc dạy học trongcác trường học” (Từ điển GDH, Nxb từ điển bách khoa 2001)
- Giáo dục lại: “Hoạt động GD nhằm thay đổi quan điểm, ý thức tư tưởng, nhận thức, thái
độ, hành vi sai lệch với những chuẩn mực của XH để trở thành người tốt có nhân cách được
XH chấp nhận” (Từ điển GDH)
- Tự giáo dục: “Là QT tự mình tiến hành học tập, rèn luyện các phẩm chất đạo đức tốt đẹp
và khắc phục những nét tính cách, thói quen không tốt một cách tự giác và có hệ thống” (từđiển GDH)
- Giáo dục cộng đồng: “ Phương thức GD không chính quy do người dân trong cộng đồng
(phường/ xã) tự tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của những người không đủ điều kiệntheo học các lớp chính quy (chức năng chủ yếu là thông tin, tư vấn, phổ cập những kiến thứcthiết thực với từng đối tượng học)” (từ điển GDH)
- Xã hội hóa GD “Là huy động mọi lực lượng cùng tham gia, phát triển sự nghiệp GD – ĐT,
tham gia vào QTGD dưới sự quản lý của nhà nước” (P.GS Đặng Quốc Bảo)
- Xã hội học tập “là một XH ở đó ai cũng được học tập và tự học thường xuyên, suốt đời và ai
cũng có trách nhiệm đối với việc học tập từ trong gia đình đến ngoài XH” (P.GS Đặng QuốcBảo)
1.3 Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt
+ Mục đích GD do XH đặt ra và tổ chức thực hiện thông qua GD;
+ Phương tiện GD là kinh nghiệm XH đã được khái quát hóa thành các giá trị vật chất vàtinh thần (nền văn hóa);
+ Người điều khiển QTGD là con người đại diện cho XH;
+ Kết quả GD do XH sử dụng
- Trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử XH, GD đều mang những dấu ấn riêng XH cógiai cấp thì GD cũng mang tính giai cấp
- Mỗi quốc gia, vùng miền khác nhau, GD cũng mang những sắc thái khác nhau
1.4 Chức năng của giáo dục
1.4.1 Chức năng văn hóa – tư tưởng
Thực hiện việc nâng cao dân trí; bồi dưỡng nhân tài, hình thành hệ thống giá trị XH,xây dựng lối sống, đạo đức, thế giới quan, ý thức hệ và các chuẩn mực XH cho thế hệ trẻ
Trang 3ĐCBG – gdh đc – CĐSP BR - VT
1.4.2 Chức năng kinh tế - sản xuất
Tái sản xuất sức lao động thông qua công tác đào tạo nhân lực (nguồn lao động cótrình độ) cho cho XH
Để thực hiện tốt chức năng này, công tác GD & ĐT cần quan tâm đến những vấn đề:
- Gắn kết GD với sự phát triển kinh tế - XH trong từng giai đoạn phát triển của đất nước(đào tạo gắn với nhu cầu của XH)
- Xây dựng hệ thống cơ cấu ngành nghề đào tạo phù hợp sự phát triển kinh tế - XH của đấtnước, đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
- Quan tâm thích đáng đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở các trường dạy nghề,THCN, cao đẳng, đại học
- Đầu tư cơ sở vật chất trường học cả về số và chất đáp ứng nhiệm vụ đào tạo ở tất cả các cơ
- Góp phần tạo ra đội ngũ cán bộ thực sự vì nước, vì dân
1.5 Cấu trúc của quá trình giáo dục (QTSP tổng thể)
1.5.1 Cấu trúc ngoài: QTGD bao gồm hai thành phần QTDH và QTGD (hẹp) Mỗi quá
trình bộ phận lại bao gồm các thành phần nhỏ hơn
- Dạy học bao gồm hai yếu tố là dạy và học
1.6 Một số đặc điểm của QTDH và QTGD (hẹp): Tự nghiên cứu
1.7 Các phân ngành của GDH (cấu trúc của GDH)
1.7.1 Giáo dục học đại cương
1.7.2 Giáo dục học chuyên ngành
- Giáo dục học bộ môn (phương pháp dạy học bộ môn);
- Giáo dục học trẻ khuyết tật (giáo dục đặc biệt);
- GDH mầm non, trung học, nghề nghiệp, người lớn, quân sự, y học, TDTT, công tác quầnchúng,…
1.8 Quan hệ giữa GDH với các ngành khoa học khác
1.9 Các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
1.9.1 Một số khái niệm
- Khoa học (KH)
+ Tiếp cận nội dung: KH là hệ thống tri thức về thế giới khách quan (TN, XH, TD).
+ Tiếp cận nhận thức: KH là 1 quá trình nhận thức (tìm tòi, phát hiện những quy luật của
Trang 4ĐCBG – gdh đc – CĐSP BR - VT
- Nghiên cứu khoa học (NCKH)
+ NCKH là quá trình nhận thức hướng vào việc khám phá những thuộc tính bản chất của sựvật hiện tượng trong TGKQ nhằm phát triển nhận thức khoa học về thế giới./
+ Mục đích của NCKH: Nhận thức; Sáng tạo; Kinh tế; Văn hóa, văn minh.
+ Chức năng của NCKH
Mô tả, giải thích, tiên đoán, sáng tạo (giải pháp)
+ Đặc điểm NCKH: mới mẻ; chính xác; khách quan; kế thừa; cá nhân; phức tạp, khó khăn;
hiệu quả; mạo hiểm và kinh tế
“NCKH là làm những gì người ta vẫn làm nhưng phải nghĩ những gì người ta chưa nghĩ”
+ Các loại hình NCKH : Nghiên cứu cơ bản; Nghiên cứu ứng dụng; Nghiên cứu triển khai
- Nghiên cứu khoa học giáo dục (NCKHGD)
Đó là NCKH trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo nhằm:
+ Góp phần xây dựng hệ thống lý luận của KHGD;
+ Góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng GD – ĐT;
+ Góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực cho người nghiên cứu;
+ Góp phần làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách GD
- Đề tài nghiên cứu trong giáo dục
+ Là vấn đề trong GD chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa thấu đáo đòi hỏi nhànghiên cứu phải vận dụng các PP để nghiên cứu giải quyết./
+ Các loại đề tài:
* Dựa theo loại hình có :Nghiên cứu cơ bản; nghiên cứu ứng dụng; nghiên cứu triển khai;nghiên cứu dự báo
* Theo tính chất có: Đề tài lý thuyết; đề tài thực nghiệm; đề tài kết hợp
* Theo cấp quản lý: Đề tài cấp cơ sở; cấp tỉnh; cấp ngành; cấp nhà nước
* Theo trình độ đào tạo: tiểu luận; khóa luận; luận văn; luận án
+ Yêu cầu của một đề tài:
* Có tính cấp thiết trong thời điểm nghiên cứu
* Có yếu tố mới về lý luận hoặc thực tiễn
+ Phương pháp phát hiện vấn đề:
* Quan sát những tranh luận, bất đồng về vấn đề nào đó;
* Đọc các tài liệu tìm ra chỗ chưa giải quyết thỏa đáng;
* Từ những vướng mắc trong thực tiễn cần tìm cách giải quyết
+ Căn cứ để lựa chọn đề tài
* Khách quan: Có địa bàn, tài liệu, người hướng dẫn;
* Chủ quan: Có kiến thức và có hứng thú về vấn đề nghiên cứu
+ Diễn đạt tên đề tài:
Ngắn, rõ, chính xác, dễ hiểu, bao quát được đối tượng, mức độ, nội dung và phạm vinghiên cứu
BT
: Nhận xét về các tên đề tài sau:
(1): “Nghiên cứu hứng thú học của học sinh”
(2) “Nghiên cứu để đề xuất một số cách thức để tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở trường
CĐSP nhằm phát triển lòng yêu nghề cho học sinh – sinhh viên ở trường CĐSP”
(3): Hứng thú học môn tiếng Anh của sinh viên các lớp không chuyên ngành Tiếng Anh ở
trường CĐSP BR - VT
(4): Quan niệm về tình bạn, tình yêu của sinh viên CĐSP năm thứ nhất Trường CĐSP BR –
VT
Trang 5ĐCBG – gdh đc – CĐSP BR - VT
1.9.2 Các giai đoạn cơ bản của quá trình thực hiện một đề tài NCKH
B1 Chuẩn bị nghiên cứu:
- Xác định tên đề tài : (xem phần trước) Ex:“Một số biện pháp hình thành kỹ năng tự học cho SV CĐSP trong quá trình dạy học GDH”
- Xây dựng đề cương nghiên cứu:(khái quát, chi tiết)
Đề cương nghiên cứu :
(1) Lý do chọn đề tài : (Tính cấp thiết của vấn đề NC)
+ Cơ sở lý luận; + Cơ sở thực tiễn
(2) Mục đích nghiên cứu : (Để làm gì?)
(3) Khách thể & đối tượng nghiên cứu :
+ Khách thể NC: Là một bộ phận trong TGKQ mà đề tài quan tâm đến Nó thể hiện giới hạn
mà đề tài không được phép vượt qua Nó chứa đựng đối tượng nghiên cứu của đề tài
+ Đối tượng NC: Là một phần trong khách thể mà tác giả đi sâu nghiên cứu Cái mà tác giảmuốn làm rõ bản chất, quy luật, cải tạo nó
(4) Giả thuyết khoa học (giả thuyết nghiên cứu)
Xây dựng mô hình giả định, dự báo về bản chất, sự vận động của đối tượng nghiên cứu.(5) Nhiệm vụ nghiên cứu
Cụ thể hóa mục tiêu thành chương mục
+ Xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
+ Phân tích làm rõ bản chất và quy luật của đối tượng (thực trạng)
+ Xây dựng, đề xuất các giải pháp, thực nghiệm
(6) Giới hạn nghiên cứu (Phạm vi nghiên cứu)
Là phạm vi đề tài được thực hiện : Về không gian, thời gian, nội dung, đối tượng khảo sát.(7) Các phương pháp nghiên cứu
Nêu những PP sẽ sử dụng Mỗi PP nêu rõ mục đích sử dụng, cách thức tiến hành Chỉ
ra PP nào là chủ yếu
(8) Đóng góp mới của đề tài
(9) Cấu trúc của công trình : Thường có 3 phần (mở đầu, nội dung, kết luận)
(10) Danh mục tài liệu tham khảo
(11) Kế hoạch & nguồn lực để thực hiện công trình
- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu
Định ra tiến trình, thời gian, nhân lực hoàn thành từng công việc, có thể tóm tắt qua bảngdưới đây:
tiết
… Thu thập tư liệu
- Chuẩn bị các điều kiện vật chất và kỹ thuật cho việc nghiên cứu: Giấy in phiếu điều tra;máy ghi âm, ghi hình;…
Trang 6ĐCBG – gdh đc – CĐSP BR - VT
B2 Thu thập tư liệu (thông tin)
- Tư liệu về lý luận : Làm thư mục; phâm loại thư mục; đọc sách, báo, tạp chí,… để tìm hiểuvấn đề một cách hệ thống (chú ý lựa chọn các sách cơ bản có thể đại diện cho các trườngphái
- Tư liệu về thực tiễn : Qua khảo sát thực tế; thực nghiệm;…
B.3 Xử lý tài liệu: Sàng lọc, phân loại, phân tích,…
B.4 Viết công trình
Viết nháp, chỉnh sửa, xin ý kiến chuyên gia, chỉnh sửa, bản chính, nhân bản, viết tóm tắt,…
B.5 Bảo vệ, nghiệm thu, công bố k.quả nghiên cứu.
- Viết tóm tắt công trình;
- Trình bày kết quả nghiên cứu tại hội đồng nghiệm thu
- Đánh giá công trình:
+ Có tính cấp thiết đối với nhu cầu về lý luận hoặc thực tiễn hay không?
+ Mức độ sáng tạo, những đóng góp mới của đề tài (lý luận , thực tiễn)
+ Tính chính xác và độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu;
+ Khả năng ứng dụng và phát triển của vấn đề
1.9.3 Các phương pháp NCKH
a) Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Đó là PP dùng để thu thập thông tin từ các nguồn tư liệu khác nhau nhằm xây dựng các môhình lý thuyết hay thực nghiệm ban đầu
- Gồm các PP cụ thể:
+ Phân tích – tổng hợp lý thuyết;
+ Phân loại, hệ thống hóa lý thuyết;
+ Mô hình hóa, sơ đồ hóa;
+ Xây dựng và chứng minh giả thuyết;
+ Nghiên cứu lịch sử /
b) Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
+ Là PP thu thập thông tin bằng cách tri giác đối tượng và các nhân tố có liên quan
+ Có nhiều cách quan sát : Trực tiếp – gián tiếp;…
- Phương pháp điều tra
+ Là PP khảo sát 1 nhóm đối tượng trên 1 diện rộng nhất định nhằm phát hiện những vấn đềliên quan
+ Có nhiều loại điều tra
* Đàm thoại (phỏng vấn)
* Điều tra bằng phiếu hỏi (Anket) Với 2 loại câu hỏi (đóng và mở)
BT: Xây dựng một bảng hỏi (10 câu) trong đó có câu hỏi đóng và mở để tìm hiểu thái độ
nghề nghiệp của SV.
c) Các PP khác : Thống kê toán học; Thực nghiệm; Thử nghiệm; Xã hội học, Tổng kết kinhnghiệm,…
1.9.4 Định hướng phát triển GDH ở nước ta
- Nhiệm vụ chung: GDH phải nhằm thúc đẩy sự phát triển của GD trong thời kỳ CNH, HĐHđất nước
- Nhiệm vụ cụ thể:
Trang 7ĐCBG – gdh đc – CĐSP BR - VT+ Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các vấn đề về PP luận khoa học GD, đảm bảo cho cáccông trình nghiên cứu đều có khả năng tiếp cận với xu thế phát triển chung của lý luận vàthực tiễn GD trong nước cũng như hòa nhập với thế giới.
+ Tiếp tục nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về các phương thức GD, cácgiải pháp nhằm đảm bảo cho “phát triển GD & ĐT gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - XH,những tiến bộ khoa học – công nghệ và củng cố quốc phòng – an ninh”
Ex: Cơ sở lý luận của việc đổi mới nội dung chương trình GD; giải pháp nâng cao chất lượng GD, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá; vấn đề xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế; Ứng dụng CNTT vào đổi mới PPDH; Vấn đề đào tạo theo tín chỉ, theo nhu cầu của XH;…
+ Nghiên cứu, phát hiện những nhân tố mới trong GD, tổng kết kinh nghiệm & khái quátthành lý luận
Câu hỏi
1 Đối tượng của GDH là gì? Nó khác gì với đối tượng của khoa học nói chung?
2 Trình bày mối quan hệ giữa GD (rộng), GD (hẹp) và dạy học; GD và tự giáo dục
3 Tại sao nói GD là một hiện tượng XH đặc biệt?
4 Trình bày các bước tiến hành nghiên cứu một đề tài KHGD
5 Trình bày các PP nghiên cứu KHGD
Bài tập1/ Xây dựng một bảng hỏi (10 câu) trong đó có câu hỏi đóng và mở để tìm hiểu thái độ họctập của SV Cao đẳng sư phạm BR - VT
2/ Tự chọn một đề tài và xây dựng đề cương nghiên cứu cho đề tài đó
Chương 2: GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
2.1 Một số khái niệm
2.1.1 Con người
Có nhiều quan niệm khác nhau:
- Quan niệm duy tâm: Con người như “một tồn tại thần bí” Đây là quan niệm có nguồn gốc
từ rất xưa, khi khoa học kỹ thuật và trình độ con người còn hạn chế nhiều
Theo quan niệm này, trong mỗi con người tồn tại thì còn có một con người “thầnlinh” nào đó Tuy ta không nhìn thấy nó nhưng nó lại có một sức mạnh tuyệt đối Nó có thểgiải quyết mọi vấn đề Con người là có số phận, số phận của con người là do đấng tối cao(con người thân linh) quyết định Đây là nguồn gốc của niềm tin tôn giáo
Quan niệm con người như vậy đúng hay sai?
Quan niệm này, ngày nay còn tồn tại hay không? Mức độ, tính chất thế nào?
Thực tế hiện nay, việc đi lễ chùa, cúng phật tại sao vẫn tồn tại, thậm chí ngày càng nhiều hơn?
- Quan niệm “con người bản năng”- coi con người chỉ là một tồn tại sinh vật không hơnkhông kém (cũng sinh ra, ăn, uống, sinh sản, chết,…)
Quan niệm này đã đánh đồng bản năng sinh tồn của con người với bản năng của độngvật
Đây cũng là một quan niệm sai lầm mà hậu quả của nó là dẫn đến lối sống tự do, tùytiện, tha hóa và thực dụng
Tiêu biểu cho quan niệm này là nhà Phân tâm học Phrơt (1856 – 1939), người Áo
Trang 8- Quan niệm của K Marx về con người
“…Bản chất con người không phải là cái gì trừu tượng, vốn có của mỗi cá nhân riêng biệt,trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”
Con người vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của xã hội Con người làchủ thể của lịch sử, của mọi giá trị, của mọi nền văn minh Con người sáng tạo ra bản thânmình thông qua việc sáng tạo ra các sản phẩm XH
Như vậy, nói đến nhân cách là nói đến giá trị về mặt XH của một con người cụ thể
đang sống, và hoạt động như là một chủ thể tích cực.
Vậy, con người khi sinh ra đã là một nhân cách chưa? Nhân cách người này có giống người kia không? Tại sao?
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách
2.2.1 Di truyền
- Di truyền là sự tái tạo lại ở thế hệ sau những đặc điểm sinh học giống với thế hệ trước, nhờvậy mà duy trì được giống nòi từ đời này qua đời khác (Những đặc điểm này được mã hóatrong gen)
Đó là các đặc điểm như màu da, màu tóc, đặc điểm về giải phẫu sinh lý, về đặc điểmhoạt động của hệ thần kinh, thể tạng
- Vai trò của di truyền
+ Trước hết di truyền tạo ra sức sống trong bản chất tự nhiên của con người (“Cái trời phú”)
Nó tạo khả năng cho người đó hoạt động có kết quả trong một số lĩnh vực nhất định Nógiúp con người có thể thích nghi với những biến đổi của môi trường
+ Các đặc điểm di truyền là tiền đề vật chất cần thiết (không thể thiếu) cho sự phát triểnnhân cách Tuy nhiên nó chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ cho sự phát triển nhân cách Vì
nó còn phụ thuộc vào các nhân tố khác Bản thân nó không chứa sẵn bất kỳ một đặc điểmtâm lý – nhân cách nào
Trang 9ĐCBG – gdh đc – CĐSP BR - VT
Ex: 2 trẻ sinh đôi cùng trứng.
- Quan niệm sai lầm về vai trò của di truyền:
+ Tuyệt đối hóa vai trò của di truyền (thuyết phân biệt chủng tộc);
+ Xem nhẹ yếu tố di truyền : thuyết môi trường vạn năng
- Lưu ý : Đánh giá đúng đắn vai trò của nhân tố di truyền Sớm phát hiện những trẻ có tốchất bẩm sinh để có những tác động thích hợp, tạo điều kiện cho các tố chất bẩm sinh có cơhội, môi trường thuận lợi để phát triển
2.2.2 Môi trường đối với phát triển nhân cách
- Môi trường là hệ thống phức tạp các hoàn cảnh, các điều kiện tự nhiên và xã hội xungquanh trẻ Có môi trường tự nhiên (đất đai, khí hậu,…), môi trường XH (Kinh tế, chính trị,sinhh hoạt XH, văn hóa,…); có môi trường lớn, môi trường nhỏ
- Vai trò:
+ Sự phát triển nhân cách chỉ có thể diễn ra trong môi trường nhất định (nếu không có XHloài người thì những tư chất có tính người cũng không thể phát triển thành con người thực sựđược)
+ Môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện và điều kiện cho hoạt độngcủa mỗi cá nhân Nhờ đó mà con người chiếm lĩnh được những kinh nghiệm của XH loàingười, chuyển thành kinh nghiệm của cá nhân
+ Tính chất, mức độ ảnh hưởng của môi trường đến từng cá nhân tùy thuộc vào lập trường,quan điểm, thái độ của mỗi cá nhân Môi trường tác động đến dưới 2 góc độ (tích cực và tiêucực)
“Hoàn cảnh đã sáng tạo ra con người, trong chừng mực mà con người đã sáng tạo ra hoàncảnh” (K Marx)
“Dân tộc ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch và chính Người lại làm rạng rỡ dântộc ta, rạng rỡ non sông đất nước ta” (Lê Duẩn)
- Thực tế còn có sự nhận thức sai lầm về vai trò của môi trường đối với sự phát triển nhâncách:
+ Tuyệt đối hóa nhân tố môi trường (thuyết môi trường định mệnh) Quan niệm này đã làmthui chột ý chí, sức mạnh của con người, bị động trước hoàn cảnh, ỷ lại hoàn cảnh “ở bầuthì tròn, ở ống thì dài”, “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
+ Quá xem nhẹ tác động của môi trường “di truyền định mệnh” dẫn đến không quan tâm đếncải tạo môi trường sống hoặc thuyết “giáo dục vạn năng”
- KLSP: Có cách nhìn đúng đắn về vai trò của nhân tố môi trường đối với sự phát triển nhâncách
+ Trong công tác giáo dục cần chủ động tạo ra môi trường lành mạnh
+ Giáo dục cho HS ý thức khắc phục khó khăn để vươn lên
2.2.3.Giáo dục và sự phát triển nhân cách
- GD là một quá trình tác động có mục đích, có nội dung, PP của nhà GD & đối tượng GDnhằm hình thành ở đối tượng GD những phẩm chất, năng lực cần thiết
- Khi nhận định về GD, ngay từ thời cổ xưa, Khổng Tử đã quan niệm rằng “Hữu giáo vôloại”; “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri đạo”
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên” (Hồ Chủ tịch)
- GD có vai trò chủ đạo cho sự phát triển nhân cách, thể hiện:
+ GD không chỉ vạch ra chiều hướng cho sự phát triển nhân cách mà còn tổ chức dẫn dắthình thành và và phát triển nhân cách, đặc biệt ở trẻ nhỏ
Trang 10ĐCBG – gdh đc – CĐSP BR - VT+ GD có thể mang lại những tiến bộ cho cá nhân mà các nhân tố khác khó có được, có thểlàm tăng nhanh sự phát triển.
Ex; một đứa trẻ bình thường 3 tuổi có thể nói được nhưng nếu không học thì không thể đọc
và viết được
+ GD cũng có thể bù đắp những khiếm khuyết của trẻ do bệnh tật gây ra
Ex: Với những PP đặc biệt, trẻ mù có đọc chữ nổi, trẻ điếc có thể hòa nhập được,…
+ GD có thể uốn nắn những sai lầm, những phẩm chất nhân cách xấu được hình thành bởinhững nhân tố khác (GD lại)
+ GD có thể đón trước sự phát triển, định hướng cho sự phát triển của trẻ, tạo đ/k cho trẻphát triển nhanh hơn (Lớp năng khiếu)
- Những quan niệm sai lầm:
+ Tuyệt đối hóa vai trò của GD (GD vạn năng), phủ nhận hoặc xem nhẹ các yếu tố khác.+ Coi nhẹ vai trò của GD mà cho rằng : “cha mẹ sinh con, trời sinh tính”, để trẻ phát triểnmột cách tự do mà không đưa vào khuôn phép
- KLSP(Làm thế nào để phát huy được vai trò của nhân tố GD?)
+ GD phải định hướng, đi trước sự phát triển;
+ Nội dung, PP GD phải hiện đại, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ;
+ GD cho các em có ý thức tự rèn luyện’;
“Muốn có trò giỏi phải có thầy giỏi, nhưng có thầy giỏi chưa chắc đã có trò giỏi”
Liên hệ thực tế : vấn đề nâng cao chất lượng GD hiện nay, vấn đề trường chuyên, lớp chọn;vấn đề đổi mới nội dung PP trong GD ở các cấp học
Trên đây chúng ta vừa thấy được vai trò của các nhân tố di truyền, môi trường sống
và Gd đối với sự phát triển nhân cách Vấn đề đặt ra là một đứa trẻ sinh ra bình thường về mặt di truyền, sống trong điều kiện tốt, được mọi người quan tâm, giáo dục liệu có chắc chắn sau này đứa trẻ đó trở thành người tốt và có ích cho XH hay không?
2.2.4 Hoạt động của cá nhân đối với sự phát triển nhân cách
- Hoạt động của cá nhân chính là nhân tố quyết định trực tiếp đến sự phát triển nhân cáchcủa mỗi con người
- KLSP: Tổ chức cho trẻ tham gia vào nhiều loại hình hoạt động đa dạng phù hợp với đặc
điểm từng lứa tuổi; trong quá trình hoạt động cần xác định rõ mục đích, phương thức hoạtđộng
Tóm lại, có nhiều nhân tố tác động đến sự phát triển nhân cách Mỗi nhân tố đều có
vị trí, vai trò nhất định Trong công tác GD cần đánh giá đúng đắn vai trò của mỗi nhân tố,biết phát huy tối đa ảnh hưởng tích cực của mỗi nhân tố, đặc biệt là việc GD ý thức tự giácrèn luyện của mỗi HS
Đối với con người Việt Nam, trong nhân cách của họ có đặc trưng gì? Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta cần phát huy những đặc trưng đó thế nào?
2.3 Nhân cách con người Việt Nam truyền thống và hiện đại
2.3.1 Con người Việt Nam truyền thống
Trang 11Bên cạnh những đặc điểm tốt ở trên, nhân cách con người VN truyền thống còn bộc
lộ những gì không còn phù hợp với thời kỳ CNH – HĐH đất nước hiện nay?
Đó là: thói quen làm ăn nhỏ, manh mún, thiếu tầm nhìn xa “ăn xổi” (Phá lúa trồngcam, rồi lại phá cam trồng lúa,…); tâm lý bình quân chủ nghĩa theo kiểu cào bằng; tác phongnông nghiệp, mạnh ai người đó làm, ý thức phục tùng kỷ luật (luật pháp) kém; khả nănghạch toán kinh tế kém
2.3.2 Con người VN hiện đại
Trước hết cần xác định con người VN hiện đại (thời đại ngày nay) được đánh dấu khi
cả nước thống nhất bước vào thời kỳ quá độ đi lên CNXH, đặc biệt là từ khi đất nước thựchiện công cuộc đổi mới (1986)
Trong thời đại ngày nay, nhân cách con người VN có những đặc điểm gì? Những giá trị truyền thống của con người VN được phát huy và phát triển thế nào? Trước những yêu cầu của thời kỳ mới, nhân cách con người VN còn bộc lộ những hạn chế gì? Tại sao? Cách khắc phục thế nào?
- Lòng yêu nước,
Nếu trước đây, lòng yêu nước được tập trung thể hiện qua tinh thần anh dũng trongcác cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm, thì ngày nay tinh thần yêu nước được thể hiệntrước hết ở việc nỗ lực thực hiện lý tưởng “dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ,văn minh”
- Tinh thần đoàn kết
Nếu trước đây, tinh thần đoàn kết thường được thể hiện trong việc chống thiên nhiên,chống giặc ngoại xâm thì tinh thần đó ngày nay phải được phát huy trong việc chung tay xâydựng đất nước, thực hiện lý tưởng “dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, vănminh”
- Về lòng nhân ái trong con người VN vẫn được phát huy trong thời kỳ đổi mới Biểu hiệnqua việc thực hiện các phong trào “tương thân, tương ái” “Là lành đùm lá rách” (giúp nhautrong hoạn nạn, rủi ro vì các nguyên nhân khác nhau)
- Về tinh thần hiếu học, nhìn chung vẫn được kế thừa và phát huy ở mọi tầng lớp nhân dân,đặc biệt là tuổi trẻ trước những đòi hỏi của nền kinh tế tri thức, với tinh thần “học để lậpthân, lập nghiệp” Nhiều HS – Sv đạt được các giải cao tại các sân chơi trí tuệ trong nước vàquốc tế
Tóm lại, nhìn chung những giá trị truyền thống của nhân cách con người VN vẫn
được gìn giữ và phát huy trong thời kỳ mới, tuy nhiên trước những ảnh hưởng từ mặt tráicủa thời kỳ mở cửa, của nền kinh tế thị trường đã làm nảy sinh những biểu hiện đáng quanngại như: tư tưởng hưởng thụ, thực dụng; tệ tham nhũng diễn biến ngày càng phức tạp, tinhvi; các tệ nạn XH như ma túy, mại dâm,… đang lan rộng nhanh chóng;