Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
412 KB
Nội dung
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
HỘI THẢO KHOA HỌC
CÂN BẰNG NỘI MÔI
Dương Thanh Nga
Trường THPT chuyên Biên Hòa – Hà nam
I. Khái niệm
- Nội môi là môi trường trong cơ thể, môi trường mà tế bào trao đổi chất.
Gồm: máu, bạch huyết, nước mô.
- Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định môi trường trong cơ thể.
Bao gồm:
+ Cân bằng áp suất thẩm thấu
+ Giữ thăng bằng axit – bazo (ổn định pH).
+ Điều hòa nhiệt độ cơ thể (thân nhiệt ổn định).
+ Giữ ổn định thành phần dịch mô.
II. Ý nghĩa của cân bằng nội môi
- Sự ổn định về các điều kiện lí hoá của môi trường trong đảm bảo cho các tế
bào, cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường.
- Rất nhiều bệnh của người và động vật là hậu quả của mất cân bằng nội môi. Ví
dụ: bệnh cao huyết áp, tiểu đường…
III. Các yếu tố ảnh hưởng tới cân bằng nội môi:
1. Quá trình trao đổi chất của tế bào: Tế bào liên tục hấp thụ các chất dinh
dưỡng hòa tan để sử dụng, quá trình hô hấp tế bào oxy hóa các chất dinh dưỡng tạo ra
sản phẩm cuối cùng là CO2, H2O, axit lactic, ... làm giảm nồng độ các chất dinh dưỡng,
tăng nồng độ các chất thải và giảm pH nội môi.
2. Hoạt động hô hấp của phổi: phổi loại bỏ CO2 cùng với việc hấp thu O 2 làm
giảm nồng độ H+ trong máu theo phản ứng.
HCO3- (từ máu) + H+ H2O + CO2 (CO2 được phổi thải ra bên ngoài).
3. Hoạt động hệ tiêu hóa: hấp thụ các chất dinh dưỡng hòa tan (đường, axit béo,
glucozo) vào máu làm tăng áp suất thẩm thấu trong máu.
4. Hoạt động của gan: Mọi chất hấp thụ từ ống tiêu hóa và các sản phẩm trao
đổi chất của tế bào đều theo máu qua gan điều chỉnh thành phần và hàm lượng:
+ Sản phẩm độc với cơ thể được gan chuyển hóa, đào thải.
+ Gan chuyển hóa các chất thành dạng dễ sử dụng.
+ Chất dinh dưỡng dư thừa chuyển hóa thành dạng dự trữ.
5. Hoạt động của thận: Loại bỏ phần lớn các chất không cần thiết cho hoạt
động của các tế bào, như urê, axit uric; hoặc các ion và nước dư thừa do ăn, uống quá
nhiều.
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
HỘI THẢO KHOA HỌC
IV. Sơ đồ khái quát cơ chế duy trì cân bằng nội môi
- Bộ phận tiếp nhận kích thích: là thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. Bộ phận này
tiếp nhận kích thích từ môi trường (trong, ngoài) và hình thành xung thần kinh truyền
về bộ phận điều khiển.
- Bộ phận điều khiển: là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. Bộ phận này
có chức năng điều khiển các hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu
thần kinh hoặc hoocmon.
- Bộ phận thực hiện: là các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu… dựa
trên tín hiệu thần kinh hoặc hoocmon từ bộ phận điều khiển để tăng hoặc giảm hoạt
động nhằm đưa môi trường trở về trạng thái cân bằng, ổn định.
- Những trả lời của bộ phận thực hiện tác động ngược lại đối với bộ phận tiếp
nhận kích thích gọi là liên hệ ngược.
V. Điều hòa cân bằng nội môi:
1. Cân bằng pH nội môi được duy trì bởi các hệ đệm:
- Hệ đệm là cặp axit – bazo có khả năng cho hoặc nhận H + theo phản ứng thuận
nghịch. Chiều của phản ứng phụ thuộc vào nồng độ H + do đó chúng có khả năng duy
trì ổn định nồng độ H+ trong môi trường.
- Bao gồm:
a. Hệ đệm bicacbonat: H2CO3/HCO3- là hệ đệm chính của huyết tương và dịch
kẽ (hệ đệm quan trọng nhất của cơ thể)
CO2 + H2O⇌ H2CO3 ⇌ H+ + HCO3- Khi thức ăn chứa nhiều axit đưa vào cơ thể phản ứng nghịch xảy ra CO2
được máu đưa đến phổi thải ra ngoài.
- Khi thức ăn chứa nhiều bazo phản ứng thuận xảy ra tạo nhiều HCO3- theo
máu tới thận thải ra ngoài.
b. Hệ đệm protein (protein/proteinat)
- Do protein có 2 nhóm amin và cacboxyl có khả năng cho và nhận H+ duy
trì cân bằng axit – bazo.
- Protein huyết tương có vai trò quan trọng nhất duy trì cân bằng pH là Albumin
vừa điều chỉnh tính kiềm nhờ nhóm -COOH vừa điều chỉnh tính axit nhờ nhóm -NH2
c. Hệ đệm photphat: H2PO4-/HPO42HPO42- + H+⇌ H2PO4-
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
HỘI THẢO KHOA HỌC
Nồng độ photphat trong huyết tương thấp nên hệ đệm này chỉ tham gia một phần
nhỏ vào cân bằng pH. Hệ đệm này đóng vai trò quan trọng ở hệ thống ống thận.
d. Hệ đệm hemoglobin và oxyhemoglobin: HHb/Hb và HHbO2/HbO2
2. Điều hòa cân bằng nội môi bởi thận
Thận điều hòa cân bằng nội môi thông qua bài tiết nước tiểu.
Hình 2.1. Cấu tạo giải phẫu thận người
Hình 2.2. Cấu tạo một đơn vị thận
2.1. Tóm tắt quá trình bài tiết ở thận
- Máu từ động mạch thận chia thành các động mạch nhỏ đến, đi vào quản cầu
Malpighi của cầu thận và đi ra khỏi quản cầu theo động mạch đi.
- Áp lực dòng máu đi vào quản cầu tạo nên áp suất lọc đẩy nước và các chất hòa
tan ra khỏi mao mạch quản cầu vào xoang nang Bowman hình thành nước tiểu đầu.
- Lượng nước tiểu này chảy qua ống lượn gần, quai Henlê, ống lượn xa sẽ xảy ra
quá trình tái hấp thu các chất cần thiết vào mạng lưới mao mạch bao quanh.
- Từ ống lượn xa, nước tiểu đổ vào các ống góp và tập trung vào bể thận đổ vào
niệu quản, tích trữ vào bàng quang và thải ra ngoài qua niệu đạo.
2.2. Thận điều hòa cân bằng axit - bazo của máu
* Tác dụng cân bằng axit – bazo của máu là nhờ hệ đệm, quan trọng nhất là hệ
đệm bicacbonat (H2CO3/HCO3-).
- Hệ đệm sẽ nhận H+ làm giảm mức axit nội môi. Các chất mang H + này sẽ đưa
H+ tới thận để bài tiết ra ngoài. Phần mang tính kiềm của hệ đệm sẽ được thận tái hấp
thu để dự trữ.
* Sự bài tiết gốc axit:
- Quá trình trao đổi các chất trong tế bào sản sinh ra các chất axit (kí hiệu là HA)
đi vào máu. Khi đó lượng dự trữ kiềm NaHCO 3 được dùng để trung hòa axit và ổn
định pH máu theo phản ứng:
HA + NaHCO3
NaA
+
H2CO3
Đến thận
H2O
CO2
Đến phổi thải ra ngoài
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
HỘI THẢO KHOA HỌC
- Ở thận NaA phân li thành Na + được tái hấp thu trở lại máu để duy trì lượng dự
trữ kiềm, còn gốc axit A- được bài tiết ra ngoài qua nước tiểu.
* Sự bài tiết H+ ở thận:
- Bài tiết dạng các axit:
+ Hô hấp tế bào tạo ra CO2 hòa tan trong máu.
+ Lượng CO2 này đi vào dịch lọc cầu thận và khuếch tán vào biểu mô ống thận.
+ Trong tế bào biểu mô ống thận có enzim cacbonic anhyraza xúc tác phản
ứng hình thành H2CO3
H2O + CO2 ⇌ H2CO3 ⇌ H+ + HCO3+ H+ tạo ra sẽ đi vào lòng ống thận kết hợp với các gốc axit tạo thành các axit
tương ứng và thải ra theo nước tiểu.
- Bài tiết dạng muối photphat:
+ Hệ đệm photphat (H2PO4-/HPO42-) có vai trò quan trọng ở ống thận.
+ H+ tạo ra ở thận được nhận theo phản ứng:
H+ + HPO42- + Na+ NaH2PO4 bài tiết vào nước tiểu.
Sau đó Na+ sẽ được tái hấp thu ở các phần của ống thận, còn H2PO4- thải ra ngoài.
- Bài tiết dạng cation amoni:
+ Trong các tế bào biểu mô ống thận còn tổng hợp NH 3 từ sản phẩm thải của
các hợp chất amin (R-NH2).
+ NH3 + H+⇌ NH4+ thải ra ngoài qua nước tiểu, thúc đẩy sự tái hấp thu Na+ trở
lại máu.
+ Khi sản phẩm có tính axit trong máu tăng lên thì lượng NH 4+ thải ra theo
nước tiểu tăng lên. Do đó lượng muối amon thải ra trong nước tiểu được dùng để xác
định sự thay đổi cân bằng axit – bazo trong máu.
* Sự tái hấp thu HCO3-:
- HCO3- được bài tiết mạnh ở quản cầu thận do áp lực lọc.
- 90% HCO3- được tái hấp thu trở lại máu ở ống lượn gần theo sự tái hấp thu Na+.
- HCO3- được tái hấp thu lại có vai trò tham gia hệ đệm duy trì cân bằng pH nội môi.
2.3. Thận điều hòa áp suất thẩm thấu của máu
Quá trình siêu lọc, tái hấp thu và bài tiết tích cực của thận giúp điều hòa cân
bằng nước và các chất điện giải. Kết quả duy trì ổn định áp suất thẩm thấu của máu.
a. Bài tiết Na+ và nước
- Na+ là ion chiếm gần 90% tổng số các cation dịch ngoại bào và quyết định áp
suất thẩm thấu dịch ngoại bào.
- Na+ được đưa và cơ thể theo đường ăn, uống, điều trị. Nó được thải ra ngoài
theo phân, theo mồ hôi và phần lớn theo nước tiểu.
- Na+ bị siêu lọc ở cầu thận và được tái hấp thu ở các phần của ống thận. Quá
trình tái hấp thu Na+ có vai trò quan trọng với sự tái hấp thu nước.
- 70-85% Na+ được tái hấp thu tích cực ở ống lượn gần làm giảm nồng độ dịch
lọc trong ống thận tạo điều kiện cho sự tái hấp thu mạnh nước theo cơ chế thụ động ở
nhánh xuống của quai Henle.
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
HỘI THẢO KHOA HỌC
- Sự tái hấp thu nước ở nhánh xuống làm nồng độ các chất tan trong dịch lọc
ống thận ngày càng tăng và đạt cực đại ở định của quai Henle.
- Ở nhánh lên của quai Henle, và ống lượn xa, Na + lại được vận chuyển tích ra
dịch gian bào làm nồng độ chất tan giảm dần tạo điều kiện cho tái hấp thu nước ở ống
lượn xa và ống góp. Ở ống lượn xa, sự tái hấp thu Na + được điều hòa bởi hoocmon
aldosteron do vỏ tuyến thượng thận tiết ra.
- Như vậy nồng độ chất tan cao nhất ở phần đỉnh quai Henle và phần tủy thận,
điều này tạo điều kiện rút nước từ ống góp vào dịch gian bào, làm cô đặc nước tiểu.
- Tại ống lượn xa và ống góp nước được tái hấp thu mạnh do sự chênh lệch nồng
độ dịch lọc trong ống thận với dịch gian bào và phần đỉnh của quai Henle. Đồng thời
do sự có mặt của hoocmon ADH (tiết ra từ thùy sau tuyến yên) kích thích sự tái hấp
thu nước.
Khoảng 80% nước được tái hấp thu ở ống lượn gần, 5% nước được tái hấp
thu ở quai Henle, 15% nước được tái hấp thu ở ống lượn xa và ống góp.
b. Bài tiết các ion khác
* Ion K+:
- Được đưa vào cơ thể qua thức ăn, nước uống.
- K+ bị siêu lọc ở cầu thận và được tái hấp thu tích cực ở ống lượn gần và được
bài tiết ở ống góp.
- Aldosteron kích thích sự tái hấp thu Na + đồng thời tăng đào thải K+ ở ống góp
vào nước tiểu.
* Ion Ca2+ và Mg2+:
- Sự bài tiết Ca2+ và Mg2+ phụ thuộc vào nồng độ các ion này trong máu, cân
bằng axit-bazo của máu, quá trình hấp thu ở ruột, cơ chế tạo xương và có sự điều hòa
của các hoocmon.
- Khi nồng độ Ca2+ trong máu tăng, tuyến cận giáp tổng hợp PTH
(Parathoocmon) làm tăng sự đào thải Ca2+ ở thận.
- Sự có mặt Mg2+ và hoocmon calcitonin của tuyến giáp làm giảm đào thải Ca 2+
qua nước tiểu nhờ tăng sự tái hấp thu ở ống lượn gần.
* Ion Cl-:
- Cl- chiếm ưu thế anion dịch ngoại bào. Cl - được tái hấp thu thụ động theo Na +
phần lớn ở ống lượn gần.
* Ion Photphat:
- Sau khi bị siêu lọc, ion photphat được tái hấp thu ở ống lượn gần khoảng 80%
theo cơ chế vận chuyển tích cực.
- Tại ống lượn xa ion photphat lại được đào thải. Sự đào thải ion photphat nhiều
hay ít liên quan chặt chẽ với PTH (hormon tuyến cận giáp) có tác dụng làm giảm
ngưỡng photphat của thận, vì thế photphat tăng ở nước tiểu và giảm trong máu.
* Ion sulphat:
- Sự tái hấp thu ion sulfat ở ống lượn gần và ống lượn xa theo cơ chế vận chuyển
tích cực.
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
HỘI THẢO KHOA HỌC
- Thận điều hòa nồng độ ion sulfat máu bằng cơ chế tái hấp thu ion này nhiều
hay ít ở ống thận sau khi nó đã lọc ra ở quản cầu thận.
c. Bài tiết các chất dinh dưỡng hòa tan:
- Glucozo: glucozo trong máu được bài tiết vào dịch lọc ở quản cầu Malpighi.
- Qua hệ thống ống lượn, glucozo được tái hấp thu tích cực
+ Nếu nồng độ glucozo trong máu thấp hơn 1,8g/lít thì toàn bộ glucozo trong
nước tiểu đầu được tái hấp thu.
+ Nếu nồng độ glucozo trong máu trên ngưỡng 1,8g/lít thì glucozo không được
tái hấp thu hoàn toàn. Mức glucozo máu 1,8g/lít gọi là “ngưỡng glucozo của thận”.
- Các axitamin và các vitamin được tái hấp thu tích cực và hoàn toàn ở ống lượn gần.
d. Cơ chế điều hòa áp suất thẩm thấu của thận:
* Điều hòa bằng hoocmon (Cơ chế thể dịch):
- Khi áp suất thẩm thấu của máu tăng cao (khi mất nước qua mồ hôi hoặc ăn
mặn):
+ Vùng dưới đồi tăng sản xuất ADH. ADH làm tăng tính thấm của tế bào thành
ống lượn xa và thành ống góp với nước tăng cường tái hấp thu nước giảm lượng
nước tiểu thải ra, ngăn chặn sự mất nước và sự tăng áp suất thẩm thấu của máu.
+ Khi áp suất thẩm thấu tăng cao còn kích thích vùng dưới đồi gây cảm giác
khát động vật đi tìm nước uống làm giảm áp suất thẩm thấu xuống.
+ Mặt khác, quá trình tiết aldosteron của vỏ tuyến trên thận bị ức chế làm giảm
sự tái hấp thu chủ động ion Na + ở ống lượn gần làm giảm áp suất thẩm thấu của
máu.
- Khi áp suất thẩm thấu của máu giảm xuống (khi cơ thể tiếp nhận nước)
tuyến yên giải phóng ít ADH giảm sự tái hấp thu nước ở ống lượng xa và ống góp
nước tiểu thải ra nhiều và loãng.
+ Mặt khác, khi áp suất thẩm thấu của máu giảm kích thích bộ máy cận quản
cầu thận (gồm 1 đám tế bào nằm bao quanh động mạch đến và một đám tế bào trên
thành ống lượn xa tiếp xúc với cầu thận) tiết ra renin, kết hợp với Angiotensin (do gan
tiết ra) tạo thành Angiotensin II.
+ Angiotensin II gây co mạch máu đến thận, làm giảm áp lực lọc, giảm lượng
nước tiểu.
+ Angiotensin II kích thích phần vỏ tuyến trên thận tiết aldosteron
+ Aldosteron kích thích ống lượn xa tăng cường tái hấp thu Na + kéo theo sự tái
hấp thu nước Áp suất thẩm thấu máu tăng và thể tích máu tăng, trở về mức bình
thường.
* Điều hòa bằng thần kinh:
- Xung thần kinh theo dây giao cảm làm co mạch máu đến thận, làm giảm áp lực
lọc, giảm lượng nước tiểu thải ra.
- Xung thần kinh theo dây đối giao cảm làm dãn mạch máu đến thận, làm tăng
áp lực lọc, tăng lượng nước tiểu thải ra.
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
HỘI THẢO KHOA HỌC
Tăng tái hấp
thu nước
Giảm tốc độ
lọc
Thùy sau
tuyến yên tăng
tiết ADH
Co các động
mạch nhỏ
Cơ quan thụ
Giảm tái hấp
thu Na+
Tuyến thượng thận
giảm tiết aldosteron
Cơ quan thụ
Sơ đồ 2.3.
Tóm tắt cơ chế cảm
có liên
quan với sự điều hòa áp suất thẩm thấu
áp lực
cảm thẩm thấu
ở động vật có vú
TĂNG CẢM
3. Điều hòa cân bằng nội môi bởi gan
NƯỚC TIỂU
áp suất
Giảm áp lực
GIÁC KHÁT,
a. Điều hòaTăng
đường
huyết:
ÍT VÀ ĐẶC
thẩm thấu
thủy tĩnh
UỐNG NHIỀU
- Nồng độ glucozo tối thiểu cần cho hoạt động bình thường của não và hệ thần
NƯỚC
kinh là 0,6 g/lít.
+
nướcnhiều glucozo từ tĩnh mạchTăng
- Sau bữa ăn, gan nhậnMất
được
cửa Na
gan. Glucozo được
chuyển hóa thành glycogen dự trữ trong gan và cơ dưới tác dụng của hoocmon Insulin
THỂ
TÍCH VÀ
ÁP dụng
SUẤT làm
THẨM
THẤU
BÌNH
MÁUglucozo
do tuyến tụy tiết ra.
Insulin
có tác
tăng
cường
quáTHƯỜNG
trình vậnCỦA
chuyển
qua màng vào tế bào gan và cơ.
+
- Nếu lượng glucozoTiếp
vượt
quánước
ngưỡng dự trữ của gan và Giảm
cơ sẽNa
được
gan chuyển
nhận
hóa thành
GIẢM
CẢMcác phân tử mỡ dự trữ dưới da.
- Xa bữa ăn, nồng
độ glucozoTăng
trong
máu giảm kích thích tuyến tụy giải NƯỚC
phóng TIỂU
GIÁC KHÁT,
Giảm áp
áp lực
NHIỀU VÀ
hoocmon
và tuyến
giải
phóng hoocmonTuyến
adrenalin.
Glucagon kích
UỐNG ÍT glucagon suất
thẩm trên thậnthủy
tĩnh
LOÃNG
thượng thận
NƯỚC
thích
quá trình chuyểnthấu
hóa glycogen thành glucozo. Adrenalin
kích
thích
chuyển
hóa
tăng tiết aldosteron
axit lactic giải phóng
cơthụ
và glyxerol
Cơ từ
quan
Cơ sinh
quan ra
thụtừ quá trình phân hủy mỡ thành glucozo.
Khi nhịn đói lâu cảm
ngày,
các
axit amin
cũng
được sử dụng chuyển hóa thành glucozo
thẩm
thấu
cảm
áp lực
cung cấp cho hô hấp tế bào.
b. Điều hòa protein
huyết tương
Giãn các động
Thùy sau
- Các loại protein
chủ
yếu
trong
huyết
tương gồm fibrinogen, globulin, albumin.
mạch
nhỏ
tuyến yên
Chúng có vai trò như
giảm hệ
tiết đệm
ADH pH và tạo nên áp suất keo của huyết tương. Áp suất keo
có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất giữa máu và dịch mô.
- Hầu như tất cả các protein huyết tương được tổng hợpTăng
và phân
hủy ở gan.
tái hấp
Giảm tái hấp
Tăng tốc độ
- Gan tăng cường
hoặc giảm bớt tổng
tương
Na+ tùy nhu cầu cơ
thu nước
lọc hợp protein huyếtthu
thể. Do đó, đảm bảo duy trì áp suất thẩm thấu và pH máu ổn định.
4. Điều hòa cân bằng nội môi nhờ hệ nội tiết:
a. Hoocmon điều hòa lượng nước trong máu:
- Hoocmon chống bài niệu ADH (hay vasopressin) tiết ra từ vùng dưới đồi, tích
lũy ở thùy sau tuyến yên. ADH có tác dụng làm tăng sự tái hấp thu nước ở ống lượn xa
và ống góp, giảm lượng nước tiểu thải ra.
- Sự tiết ADH được điều hòa bởi áp suất thẩm thấu của máu:
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
HỘI THẢO KHOA HỌC
+ Khi áp suất thẩm thấu của máu tăng sẽ tác động vào vùng dưới đồi kích thích
vùng này tăng cường tiết ADH làm tăng sự tái hấp thu nước ở ống thận làm giảm áp
suất thẩm thấu của máu.
+ Khi áp suất thẩm thấu của máu giảm làm ngừng các tín hiệu kích thích sự bài
tiết ADH.
- Sự bài tiết ADH còn được điều hòa bởi thể tích máu:
+ Khi thể tích máu tăng kích thích nên các tế bào thụ cảm đặc biệt trên thành
tâm nhĩ phải, tín hiệu được truyền về não làm ức chế sự bài tiết hoocmon ADH.
+ Ngược lại, khi máu về tâm nhĩ ít, các thụ cảm thể này không bị kích thích nên
quá trình bài tiết ADH lại diễn ra.
b. Các hoocmon điều hòa các chất điện giải trong máu:
* Hoocmon PTH (Parathoocmon) của tuyến cận giáp có tác dụng làm giảm sự
bài tiết ion Ca2+ ở thận, tăng sự tái hấp thu Ca 2+ và Mg2+ ở ống thận, giảm tái hấp thu
ion PO43- ở ống lượn gần. Kết quả làm tăng nồng độ ion canxi và giảm nồng độ ion
photphat trong máu.
- Điều hòa tiết PTH phụ thuộc vào nồng độ ion canxi và photphat trong máu, đặc
biệt là nồng độ ion canxi:
+ Khi nồng độ ion canxi trong máu giảm sẽ kích thích tuyến cận giáp tăng cường
bài tiết PTH.
+ Ngược lại, nếu nồng độ ion canxi trong máu tăng lên, tuyến cận giáp giảm tiết
PTH.
* Hoocmon aldosteron của tuyến trên thận:
- Có tác dụng làm tăng sự tái hấp thu ion Na + và tăng bài xuất ion K+ ở các tế
bào ống thận.
- Cơ chế: aldosteron tác động đến các tế bào thành ống lượn xa và ống góp, hoạt
hóa hệ gen ở nhân, làm tăng sự tổng hợp các enzym và protein vận tải, đặc biệt là
enzym K+ - APTaza, thành phần chủ yếu của bơm Na + - K+ ở màng đáy bên của tế bào
ống thận. Do đó sự
vận chuyển Na + ra khỏi ống thận và K+ vàoĐường
lòng huyết
ống thận được
Đường huyết tăng
tăng cường.
(sau bữa ăn nhiều
giảm
- Điều hòa tiết tinh
aldosteron:
Khi nồng độ K+ trong máu tăng,(xanồng
độ Na+ trong
bột)
bữa ăn)
máu giảm, hoặc khi áp suất thẩm thấu máu giảm (hệ thống
+ renin – angiotensin hoạt
+
động) quá trình tiết aldosteron tăng lên.
c. Các hoocmon điều hòa đường huyết:
Đảo tụy
* Hoocmon tuyến tụy: Insulin và glucagon:
- Insulin và glucagon
tham
gia
- có tác dụngTếđối
bàokháng
β
Tế bào
α điều hòa đường huyết
+
Tác
động
ngược
+
Glucagon
Insulin
Glucozo
Đường huyết giảm
đến mức bình
Glicogen
Glucozo
Đường huyết tăng
đến mức bình
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
HỘI THẢO KHOA HỌC
Sơ đồ 4.1. Điều hòa đường huyết
Chú thích: (+) Tác động kích thích; (-) Tác động ức chế.
- Khi đường huyết tăng trên mức bình thường kích thích các tế bào β của tuyến
tụy tiết Insulin làm giảm glucozo trong máu do:
+ Insulin kích thích tất cả các tế bào cơ thể (trừ tế bào não) tăng cường sử dụng
glucozo.
+ Làm tăng hấp thụ glucozo từ máu.
+ Làm biến đổi glucozo thành glicogen dự trữ ở gan và cơ.
+ Làm chậm phân giải glicogen ở gan, ức chế chuyển aa và axit béo thành glucozo.
+ Tổng hợp protein và dự trữ mỡ.
- Khi glucozo của máu giảm dưới ngưỡng kích thích tế bào α của tuyến tụy
giải phóng glucagon có tác dụng:
+ Kích thích chuyển glicogen thành glucozo ở gan.
+ Phân giải mỡ và protein thành glucozo.
Hoạt động phối hợp của 2 hoocmon kiểm soát hàm lượng glucozo trong máu.
* Hoocmon cortizol của vỏ tuyến thượng thận:
- Tác dụng: tăng cường tổng hợp các enzym xúc tác cho phản ứng chuyển hóa
Môi trường
các axit amin thành glucozo ở gan, do đó làm tăng đường
huyết.
Vỏ não
Các phản ứng
bên ngoài
tập tính: mặc
* Hoocmon adrenalin và noradrenalin của tủy tuyến thượng thận:
Trao đổi
thêm quần áo
nhiệt - Tác dụng: làm tăng sự phân giải glycogen thành glucozo ở gan và cơ để giải
phóng
vào máu, làm Các
tăngcơđường
huyết.
NHIỆT
quan thụ
dưới thích
đồi sự bài tiết hoocmon
Điều hòa tiết
các tác nhân sauVùng
sẽ kích
ĐỘ- DA
cảmhoocmon:
nhiệt độ ở da
adrenalin
và noradrenalin: sự giảm lượng đường
trong máu,TRUNG
giảm huyết áp, cơ thể bị
Trao
đổi
TRUNG
lạnh, các tác nhân stress...
nhiệt
TÂM
TÂM
5.
Điều
hòa
thân
nhiệt
LẠNH
NÓNG
NHIỆT
Các cơ quan thụ cảm
Động vật hằng
điều
hòa nhiệt độ cơ thể nhằm duy trì nhiệt độ cơ thể ổn
ĐỘ- LÕI
nhiệt nhiệt
độ trung
ương
định ở mức phù hợp với các hoạt động sinh lý trong tế bào, cơ thể.
Quá lạnh
Quá nóng
- Điều hòa thân nhiệt thực hiện bằng cách
điều hòa quá
trình thu nhiệt và quá
trình tỏa nhiệt.
Run, tăng tốc
độ chuyển
hóa cơ bản
Co
mạch
Giảm
tiết mồ
hôi
Giảm tốc độ
chuyển hóa
cơ bản
Giãn
mạch
Tăng
tiết mồ
hôi
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
HỘI THẢO KHOA HỌC
Sơ đồ 5.1. Tóm tắt sự điều hòa nhiệt độ của cơ thể con người.
- Các cơ quan thụ cảm nhiệt độ nằm ở da hoặc ở trung ương thần kinh thu nhận
tín hiệu về nhiệt độ và báo về trung khu điều hòa nhiệt độ nằm ở vùng dưới đồi.
- Vùng dưới đồi có 2 trung khu điều hòa nóng và lạnh nằm riêng rẽ, trung khu
này ức chế hoạt động của trung khu kia, do đó chúng không thể hoạt động cùng một
lúc. Phụ thuộc vào tín hiệu gửi về từ các cơ quan cacsrm giác, hai trung tâm có thể tạo
ra một loạt các phản ứng điều hòa thân nhiệt sau:
a. Sinh nhiệt:
- Khi cơ thể gặp lạnh, vùng dưới đồi sẽ điều khiển làm tăng sinh nhiệt làm ấm cơ
thể bằng cách:
+ Tăng tốc độ các phản ứng chuyển hóa tạo ra nhiệt lượng.
+ Tăng co cơ để sinh nhiệt (gây phản ứng run khi cơ co nhanh và lặp lại liên hồi).
+ Tủy thượng thận tăng tiết adrenalin làm huy động glucozo cho hoạt động của
tế bào.
+ Tuyến giáp tiết tiroxin làm tăng cường chuyển hóa cơ bản.
- Khi nóng, vùng dưới đồi điều khiển làm giảm tốc độ chuyển hóa cơ bản, giảm
sinh nhiệt.
b. Giãn mạch và co mạch
- Khi gặp lạnh, có phản ứng co mạch dưới da để giảm lượng máu tới bề mặt da,
giảm mất nhiệt.
- Khi gặp nóng, mạch máu dưới da giãn để tăng thải nhiệt, làm mát cơ thể.
c. Ra mồ hôi:
- Tuyến mồ hôi đổ ra bề mặt da, hơi nước bay hơi làm giảm nhiệt độ bề mặt da.
- Khi nóng, tuyến mồ hôi tăng tiết làm giảm nhiệt cơ thể về mức bình thường.
CÂU HỎI CỦNG CỐ
Câu 1: Cân bằng nội môi là gì ?
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
HỘI THẢO KHOA HỌC
Gợi ý trả lời:
- Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong.
Ví dụ: duy trì nồng độ glucozo trong máu người ở 0,1%; duy trì thân nhiệt người ở
o
36,5 C.
- Sự ổn định về các điều kiện lí hóa của môi trường trong (máu, bạch huyết và dịch
mô) đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển. Các tế bào, các cơ quan của cơ thể chỉ có
thể hoạt động bình thường khi các điều kiện lí hóa của môi trường thích hợp và ổn định.
Câu 2: Tại sao cân bằng mội môi có vai trò quan trọng đối với cơ thể ?
Gợi ý trả lời:
- Cân bằng nội môi có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, đảm bảo cho động vật
tồn tại và phát triển.
- Khi các điều kiện lí hóa của môi trường trong biến động, không duy trì được ổn
đinh (gọi là mất cân bằng nội môi) sẽ gây nên sự thay đổi hoặc rối loạn hoạt động của các
tế bào và các cơ quan, thậm chí gây tử vong.
- Rất nhiều bệnh tật ở người và động vật là hậu quả của việc mất cân bằng nội môi.
Ví dụ: nồng độ NaCl trong máu cao do chế độ ăn nhiều muối gây ra huyết áp cao.
- Môi trường trong duy trì được sự ổn định nhờ cơ thể có các cơ chế duy trì cân
bằng nội môi.
Câu 3: Tại sao bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều kiển và bộ phận
thực hiện lại đóng vai trò quan trọng trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi?
Gợi ý trả lời:
Cơ chế duy trì cân bằng nội môi có sự tham gia của các bộ phận tiếp nhận kích
thích, bộ phận điều kiển, bộ phận thực hiện:
- Bộ phận tiếp nhận kích thích là thụ quan hoặc cơ quan thụ cảm. Bộ phận này tiếp
nhận kích thích từ môi trường (trong và ngoài) và hình thành xung thần kinh truyền về bộ
phận điều khiển
- Bộ phận điều khiển là trung ương thần kinh hoặc các tuyến nội tiết. Bộ phận này
có nhiệm vụ điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi các tín hiệu thần kinh
hoặc hoocmon.
- Bộ phận thực hiện là các cơ quan như thận, gan, tim, phổi..... Bộ phận này dựa
trên tín hiệu thần kinh và hoocmon để tăng hay giảm hoạt động, đưa môi trường trong về
trạng thái cân bằng ổn định. Ví dụ, khi huyết áp tăng cao thì nhịp tim giảm và giảm lực co
bóp làm cho huyết áp bình thường trở lại.
Sự trả lời của bộ phận thực hiện làm thay đổi điều kiện lí hóa của môi trường trong.
Sự thay đổi đó có thể trở thành kích thích tác động ngược trở lại lên bộ phận tiếp nhận
kích thích. Sự tác động ngược trở lại đó gọi là liên hệ ngược.
Bất kì một bộ phận nào thuộc cơ chế cân bằng nội môi hoạt động không bình
thường hoặc bị bệnh sẽ dẫn đến mất cân bằng nội môi.
Câu 4: Cho biết chức năng của thận trong cân bằng nội môi?
Gợi ý trả lời:
Chức năng của thận trong cân bằng nội môi là:
- Điều hòa hấp thụ nước:
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
HỘI THẢO KHOA HỌC
Trong cơ chế điều hòa hấp thụ nước ở thận, hoocmon ADH do vùng dưới đồi tiết ra
có tác dụng kích thích ống thận hấp thu nước trả về máu.
Khi cơ thể mất nước do ỉa chảy, mất mồ hôi: áp suất thẩm thấu tăng kích thích lên
vùng dưới đồi và tuyến yên gây cảm giác khát và tăng tiết hoocmon ADH kích thích tế
bào ống thận tăng cường tái hấp thu nước trả về máu. Nhờ vậy, lượng nước thải theo nước
tiểu giảm, áp suất thẩm thấu trở lại bình thường.
- Điều hòa hấp thụ Na+
Khi huyết áp thấp do giảm Na+ trong máu, kích thích thụ quan áp lực ở bộ máy cận
quản cầu thận tiết renin. Renin kích thích tuyến trên thận tiết aldosteron giúp ống thận
tăng cường tái hấp thu Na+ trả về máu.
Do Na+ có tác dụng giữ nước rất mạnh nên khi Na+ được trả về máu làm tăng hàm
lượng nước trong máu dẫn đến duyết áp tăng dần và trở lại bình thường.
Câu 5: Trình bày vai trò của gan trong điều hòa nồng độ glucozo trong máu.
Gợi ý trả lời:
Vai trò của gan trong điều hòa nồng độ glucozo máu là:
- Khi nồng độ glucozo máu tăng lên, tuyến tụy tiết insulin. Insulin có tác dụng làm
cho gan nhận và chuyển glucozo thành glycogen dự trữ, đồng thời làm cho các tế bào cơ
thể tăng nhận và sử dụng glucozo. Do đó nồng độ glucozo trong máu ổn định trở lại.
- Khi nồng độ glucozo trong máu giảm, tuyến tụy tiết glucagôn. Glucagôn có tác
dụng chuyển glycogen thành các glucozo đưa vào máu, nhờ đó glucozo trong máu tăng
lên và ổn định trở lại.
Câu 6: Hệ đệm, phổi, thận duy trì pH máu bằng cách nào?
Gợi ý trả lời:
- Hệ đệm duy trì được pH ổn định do chúng có khản năng lấy đi H + hoặc OH- khi
các ion này xuất hiện trong máu. Trong máu có các hệ đệm sau:
+ Hệ đệm Bicacbonat: H2CO3/NaHCO3.
+ Hệ đệm Photphat : NaH2PO4/NaHPO4-.
+ Hệ đệm Proteinat (protein): Đây là hệ đệm mạch nhất.
- Phổi và thận cũng có vai trò quan trọng trong điều hòa và cân bằng pH nội môi:
+ Phổi tham gia điều hòa pH máu bằng cách thải CO2 vì khí CO2 tăng lên làm H+
trong máu tăng lên.
+ Thận tham gia điều hòa pH nhờ thải H+, tái hấp thụ Na+, HCO3- , thải NH3.
[...]... việc mất cân bằng nội môi Ví dụ: nồng độ NaCl trong máu cao do chế độ ăn nhiều muối gây ra huyết áp cao - Môi trường trong duy trì được sự ổn định nhờ cơ thể có các cơ chế duy trì cân bằng nội môi Câu 3: Tại sao bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều kiển và bộ phận thực hiện lại đóng vai trò quan trọng trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi? Gợi ý trả lời: Cơ chế duy trì cân bằng nội môi có sự... gọi là liên hệ ngược Bất kì một bộ phận nào thuộc cơ chế cân bằng nội môi hoạt động không bình thường hoặc bị bệnh sẽ dẫn đến mất cân bằng nội môi Câu 4: Cho biết chức năng của thận trong cân bằng nội môi? Gợi ý trả lời: Chức năng của thận trong cân bằng nội môi là: - Điều hòa hấp thụ nước: HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC Trong cơ chế điều hòa hấp thụ... thường khi các điều kiện lí hóa của môi trường thích hợp và ổn định Câu 2: Tại sao cân bằng mội môi có vai trò quan trọng đối với cơ thể ? Gợi ý trả lời: - Cân bằng nội môi có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển - Khi các điều kiện lí hóa của môi trường trong biến động, không duy trì được ổn đinh (gọi là mất cân bằng nội môi) sẽ gây nên sự thay đổi hoặc rối...HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC Gợi ý trả lời: - Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong Ví dụ: duy trì nồng độ glucozo trong máu người ở 0,1%; duy trì thân nhiệt người ở o 36,5 C - Sự ổn định về các điều kiện lí hóa của môi trường trong (máu, bạch huyết và dịch mô) đảm bảo cho động vật tồn tại và phát... duy trì pH máu bằng cách nào? Gợi ý trả lời: - Hệ đệm duy trì được pH ổn định do chúng có khản năng lấy đi H + hoặc OH- khi các ion này xuất hiện trong máu Trong máu có các hệ đệm sau: + Hệ đệm Bicacbonat: H2CO3/NaHCO3 + Hệ đệm Photphat : NaH2PO4/NaHPO4- + Hệ đệm Proteinat (protein): Đây là hệ đệm mạch nhất - Phổi và thận cũng có vai trò quan trọng trong điều hòa và cân bằng pH nội môi: + Phổi tham... tim, phổi Bộ phận này dựa trên tín hiệu thần kinh và hoocmon để tăng hay giảm hoạt động, đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng ổn định Ví dụ, khi huyết áp tăng cao thì nhịp tim giảm và giảm lực co bóp làm cho huyết áp bình thường trở lại Sự trả lời của bộ phận thực hiện làm thay đổi điều kiện lí hóa của môi trường trong Sự thay đổi đó có thể trở thành kích thích tác động ngược trở lại lên bộ phận... phận tiếp nhận kích thích là thụ quan hoặc cơ quan thụ cảm Bộ phận này tiếp nhận kích thích từ môi trường (trong và ngoài) và hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển - Bộ phận điều khiển là trung ương thần kinh hoặc các tuyến nội tiết Bộ phận này có nhiệm vụ điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmon - Bộ phận thực hiện là các cơ quan như thận,... Hệ đệm Photphat : NaH2PO4/NaHPO4- + Hệ đệm Proteinat (protein): Đây là hệ đệm mạch nhất - Phổi và thận cũng có vai trò quan trọng trong điều hòa và cân bằng pH nội môi: + Phổi tham gia điều hòa pH máu bằng cách thải CO2 vì khí CO2 tăng lên làm H+ trong máu tăng lên + Thận tham gia điều hòa pH nhờ thải H+, tái hấp thụ Na+, HCO3- , thải NH3 ... ngược Bất kì phận thuộc chế cân nội môi hoạt động không bình thường bị bệnh dẫn đến cân nội môi Câu 4: Cho biết chức thận cân nội môi? Gợi ý trả lời: Chức thận cân nội môi là: - Điều hòa hấp thụ... động nhằm đưa môi trường trở trạng thái cân bằng, ổn định - Những trả lời phận thực tác động ngược lại phận tiếp nhận kích thích gọi liên hệ ngược V Điều hòa cân nội môi: Cân pH nội môi trì hệ đệm:... thường CÂU HỎI CỦNG CỐ Câu 1: Cân nội môi ? HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HỘI THẢO KHOA HỌC Gợi ý trả lời: - Cân nội môi trì ổn định môi trường Ví dụ: trì nồng