Con đường cứu nước theo khuynh hướng cách mạng vô sản Trong đó, quá trình song song tồn tại và đấu tranh lẫn nhau giữa hai con đường theo hai khuynh hướng cứu nước là cách mạng vô sản và
Trang 1NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG SỬ DỤNG TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VỀ PHẦN LỊCH SỬ ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN
TỘC, GIAI CẤP Ở VIỆT NAM (1919-1930)
Giáo viên: Hà Trọng Thái - THPT chuyên Lào Cai
Lời nói đầu
Lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong những năm 1919- 1930 có một vị trí đặc biệt quan trọng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo dục mũi nhọn của bộ môn Lịch sử ở các trường THPT chuyên hiện nay Vì thế, việc xác định những nội dung kiến thức trọng tâm, hệ thống câu hỏi phù hợp có nghĩa nghĩa rất lớn, làm tăng hiệu quả dạy và học Trong bài viết, chúng tôi không có tham vọng đi sâu, làm nổi bật toàn bộ chương trình kiến thức lịch sử giai đoạn 1919-1930 mà chỉ đưa ra một số câu hỏi thường được giáo viên sử dụng
1 Hướng tiếp cận
Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và giai cấp còn được gọi dưới một thuật ngữ khác là “Phong trào dân tộc dân chủ” ở Việt Nam
(1919-1930 Khi cho học sinh tìm hiểu một phong trào cách mạng, chúng tôi thường cho các em nghiên cứu theo hướng:
- Nhân tố làm nảy sinh, phát triển của phong trào (Điều kiện làm nảy sinh, nguyên nhân, hoàn cảnh lịch sử, hoặc bối cảnh lịch sử…)
- Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của các phong trào
- Trình bày những ưu điểm và hạn chế của các phong trào
- Trên cơ sở đó rút ra những đặc điểm, tính chất của các phong trào…
2 Những mảng kiến thức chủ yếu
a Công cuộc khai thác thuộc địa, tổ chức cai trị, bóc lột, đàn áp thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến trong nền kinh tế, xã hội ở Việt Nam
b Con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
c Con đường cứu nước theo khuynh hướng cách mạng vô sản
Trong đó, quá trình song song tồn tại và đấu tranh lẫn nhau giữa hai con đường theo hai khuynh hướng cứu nước là cách mạng vô sản và cách mạng tư sản nhằm giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam là một trong những đặc điểm nổi bật, nội dung kiến thức trọng tâm trong giai đoạn lịch sử này
3 Những câu hỏi thường gặp khi kiểm tra, đánh giá, ôn luyện
a Phần nhân tố làm nảy sinh, phát triển của phong trào (Điều kiện làm nảy sinh, nguyên nhân, hoàn cảnh lịch sử, hoặc bối cảnh lịch sử…)
Trang 2Câu 1 Phân tích những nhân tố (điều kiện) làm nảy sinh phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến 1930
Câu 2 Phân tích điều kiện lịch sử làm nảy sinh và phát triển của con đường cứu nước theo khuynh hướng cách mạng vô sản ở Việt Nam (1919-1930)
Câu 3 Trình bày (phân tích) những nhân tố làm nảy sinh và thất bại của con đường cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản
Câu 4 Phân tích những yếu tố khách quan, chủ quan thúc đẩy phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1919-1930) có bước phát triển mới
Câu 5 Quá trình chuyển biến về kinh tế, phân hóa về xã hội ở Việt Nam sau Thế chiến thứ nhất là do những nguyên nhân nào?
Câu 6 Trên cơ sở khái quát về giai cấp công nhân Việt Nam, hãy chỉ
ra và phân tích những đóng góp của giai cấp này đối với phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1919-1930)
Câu 7 Có đúng không khi cho rằng sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam trước giai cấp tư sản là một trong những yếu tố quy định nét đặc thù của cách mạng Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỷ XX?
Câu 8 Tình hình giai cấp tiểu tư sản Việt Nam sau năm 1918 Những đóng góp của giai cấp này đối với phong trào giải phóng dân tộc, giai cấp ở Việt Nam (1919-1930)
Câu 9 Những nét chính về sự ra đời và quá trình phát triển từ “tự phát” đến “tự giác” của giai cấp công nhân Việt Nam Vị trí của phong trào công nhân đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
Câu 10 Những sự kiện nào chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam trong quá trình hoạt động đã chuyển từ đấu tranh tự phát lên tự giác ?
Câu 11 Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam đã chuyển hẳn sang giai đoạn đấu tranh tự giác? Lí giải vì sao?
b Con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
Câu 1 Tình hình giai cấp tư sản và tiểu tư sản Việt Nam (1919-1930) Sau chiến tranh thế giới thứ I đến đầu năm 1930, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở nước ta đã diễn ra như thế nào? Tại sao các phong trào đó đều lần lượt thất bại?
Câu 2 Trên cơ sở khái quát về Việt Nam Quốc dân đảng hãy chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến tổ chức thất bại trong phong trào dân tộc
Câu 3 Việt Nam Quốc dân Đảng chủ trương tiến hành cách mạng bằng bạo lực có đáp ứng được phong trào dân tộc ở Việt Nam hay không?
Vì sao tổ chức này lại nhanh chóng thất bại trong khởi nghĩa Yên Bái năm 1930?
Trang 3Câu 4 Phân tích những ưu điểm, hạn chế trong đường lối và những hoạt động cách mạng của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng
Câu 5 Căn cứ nào khẳng định Việt Nam Quốc dân Đảng thất bại trọng hoạt động cách mạng, nhất là trong khởi nghĩa Yên Bái là một tất yếu lịch sử
Câu 6 Lập niên biểu những sự kiện chính của phong trào yêu nước theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản (1919-1930) Vì sao khuynh hướng này lại nhanh chóng thất bại trong quá trình giành quyền lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam ?
c Con đường cứu nước theo khuynh hướng cách mạng vô sản
Câu 1 Vì sao trong quá trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc lại xác định con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản?
Câu 2 Hãy chỉ ra và phân tích những đóng góp của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam (giai đoạn 1919-1930)
Câu 3 Trong 30 năm đầu thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường cứu nước nào cho dân tộc Việt Nam ? Phân tích các điều kiện khách quan và chủ quan tác động đến sự lựa chọn ấy
Câu 4 Thế nào là khuynh hướng cách mạng vô sản? Theo em Nguyễn
Ái Quốc đã lựa chọn con đường cách mạng vô sản cho dân tộc Việt Nam hay dân tộc Việt Nam tự lựa chọn cho mình ? Lí giải vì sao?
Câu 5 Trình bày hoàn cảnh lịch sử, nhiệm vụ, mục tiêu, hoạt động, vai trò của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên
Câu 6 Căn cứ nào khẳng định Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên
là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam?
Câu 7 Tại sao năm 1929, ở nước ta lại diễn ra cuộc đấu tranh xung quanh vấn đề thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ? Nêu kết quả của cuộc đấu tranh
Câu 8 Dân tộc và dân chủ là nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam, hãy giải thích khái niệm và cho biết ngay từ khi ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra đường lối nhằm giải quyết hai nhiệm vụ này như thế nào?
Câu 9 Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm kết hợp của ba yếu tố: phong trào công nhân, phong trào yêu nước, chủ nghĩa Mác-Lênin ?
Câu 10 Trình bày hoàn cảnh lịch sử, nội dung Hội nghị thành lập Đảng và ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam Vai trò của Nguyễn Ái Quốc thể hiện như thế nào tại Hội nghị này ?
Trang 4Câu 11 Hãy chứng minh Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ năm 1930 là một xu thế khách quan của lịch sử
Câu 12 Căn cứ nào khẳng định Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo ?
Câu 13 Cơ sở nào khẳng định trong suốt thập niên 20 (thế kỷ XX), Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
Câu 14 Căn cứ vào đâu Nguyễn Ái Quốc nhận định: “Cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách mạng vô sản Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng nhân dân lao động, giải phóng giai cấp công nhân, đó là sự nghiệp to lớn, lâu dài” (Đường Kách mệnh)
Câu 15 Phân tích tính đúng đắn, sáng tạo của Cương lĩnh chính trị đầu tiên được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
d Các dạng câu hỏi ra dạng so sánh hoặc ngầm so sánh…
Câu 1 Có đúng không khi cho rằng phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam (1919-1930) có những chuyến biến lớn so với các phong trào cách mạng trước đó ?
Câu 2 So sánh những điểm giống và khác nhau giữa khuynh hướng cách mạng vô sản và khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam (1919-1930)
Câu 3 Vì sao cùng bị thực dân Pháp đàn áp và thất bại (trong khởi nghĩa Yên Bái- Việt Nam Quốc dân đảng; phong trào cách mạng 1930-1931- Đảng Cộng sản) nhưng chỉ có Đảng Cộng sản Đông Dương là nhanh chóng phục hồi, phát triển còn Việt Nam Quốc dân đảng thì không ?
Câu 4 Vì sao trong quá trình giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam, con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản đã thắng? Hãy chỉ ra nhân tố quyết định nhất dẫn đến sự thắng lợi này?
Câu 5 Sự lựa chọn con đường cứu nước của cách mạng Việt Nam được phản ánh như thế nào qua ba tổ chức cách mạng: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt Cách mạng Đảng, Việt Nam Quốc dân đảng
Câu 6 Trên cơ sở so sánh nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo với Luận cương tháng 10 năm 1930 hãy rút ra nhận xét
Câu 7 Hãy chỉ ra và phân tích đặc điểm, tính chất của cách mạng Việt trong giai đoạn 1919-1930
Trang 5Câu 8 Căn cứ vào tính chất hãy phân loại các phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1930 Sự thất bại của những phong trào đó có ý nghĩa như thế nào?
Câu 9 Nêu đặc điểm lớn nhất của phong trào yêu nước Việt Nam từ sau Đại chiến 1 đến đầu năm 1930 Phân tích những điều kiện dẫn tới đặc điểm đó?
Câu 10 Nêu và nhận xét về nhiệm vụ chiến lược cách mạng tư sản dân quyền được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam và Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương
Câu 11 Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể, hãy nêu rõ các khuynh hướng chính trị và bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 – 1929
Trên đây là những câu hỏi thường sử dụng và chúng tôi cho rằng nó hết sức cần thiết khi tiến hành bồi dưỡng học sinh giỏi, ôn tập cho học sinh
về phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1919 đến năm
1930 Đây không phải là toàn bộ câu hỏi nhằm hệ thống lại toàn bộ kiến thức, nội dung, chương trình đã học, nhưng rõ ràng đây sẽ là những câu hỏi
có thể nói là trọng tâm, làm nổi bật những khía cạnh, những vấn đề lịch sử trong thời cận đại ở Việt Nam Việc xây dựng đáp án như thế nào, tiếp cận
ra sao là tùy vào khả năng, trình độ, năng lực từng giáo viên, nhóm giáo viên từng trường, cũng như học sinh, song cái tinh thần và bản chất của nó phải thể hiện lên được Trong mục 4 tiếp theo chúng tôi cũng mạnh dạn đưa
ra cách, hướng giải, cách tiếp cận một vài câu hỏi và chỉ mong sẽ đáp ứng được một phần nào yêu cầu ấy Để thực hiện, chúng tôi cũng mạn phép tham khảo một số tài liệu, sách bồi dưỡng của các trường Đại học, của các
GS, PGS Tiến sỹ các bạn đồng nghiệp
4 Hướng giải một vài câu hỏi trên
Câu 1 (mục a) Phân tích những nhân tố (điều kiện) làm nảy sinh phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến 1930.
Sẽ có 4 nhân tố làm nảy sinh phong trào:
Nhân tố 1 Tác động bởi tình hình thế giới
Nhân tố 2 Xuất phát từ chương trình khai thác thuộc địa, chính sách cai trị, bóc lột và đàn áp của chủ nghĩa thực dân Pháp, chính quyền phong kiến tay sai
Nhân tố 3 Quá trình chuyển biến về kinh tế, sự phân hóa về xã hội Nhân tố 4 quá trình chuyển biến về tư tưởng ở Việt Nam
Trang 6Những nhân tố bên ngoài và bên trong Việt Nam đòi hỏi cách mạng Việt Nam phải có con đường cứu nước mới, đúng đắn Điều đó đã làm nảy sinh các phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam
Câu 9 (mục d) Nêu đặc điểm lớn nhất của phong trào yêu nước Việt Nam từ sau Đại chiến 1 đến đầu năm 1930 Phân tích những điều kiện dẫn tới đặc điểm đó?
a Đặc điểm: có hai khuynh hướng cùng tồn tại và phát triển (con đường
cứu nước theo khuynh hướng tư sản, và con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản), cả 2 khuynh hướng này đều cố gắng vươn lên giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam Với nhiệm vụ giành độc lập dân tộc Đó chính là cuộc đấu tranh giành bá quyền lãnh đạo cách mạng giữa hai khuynh hướng đó
b Phân tích điều kiện lịch sử
* Về kinh tế: đây là lúc Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần 2 làm
cho nền kinh tế Việt Nam có chuyển biến tích cực, nhất là về cơ cấu kinh tế, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thâm nhập và phát triển ở Việt Nam, từng bước phá vỡ quan hệ sản xuất phong kiến Dẫn tới sự hình thành các đô thị mới (là những trung tâm công nghiệp và thương mại khác với trung tâm
đô thị thời mang tính chất chính trị thời phong kiến), hình thành những trung
tâm kinh tế (vùng mỏ, vùng đồn điền tập trung nhiều người lao động và
nhiều vốn) và tụ điểm cư dân (địa bàn cư trú).
Tuy nhiên, tư bản pháp không du nhập hoàn chỉnh phương thức sản TBCN vào VN mà vẫn duy trì quan hệ bóc lột phong kiến, đồng thời chúng kết hợp cả 2 phương thức bóc lột Vì thế, nước Việt Nam không thể phát triển trở thành 1 nước tư bản được có nền kinh tế phát triển được Nền kinh
tế VN vẫn là nền kinh tế nông nghiệp, lạc hậu, mất cân đối, phụ thuộc vào kinh tế Pháp
* Về xã hội: Xã hội Việt Nam tiếp tục phân hóa sâu sắc, giai cấp cũ tiếp tục biến đổi, giai cấp công nhân tăng nhanh về số lượng, chất lượng hoạt động; giai cấp TS- TTS ra đời Như vậy, xã hội Việt Nam có đầy đủ các giai cấp của 1 xã hội hiện đại Những giai cấp mới đó là cơ sở để tiếp thu tư tưởng mới
* Về tư tưởng: Tư tưởng cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản tiếp tục chi phối cách mạng Việt Nam; tư tưởng cứu nước theo khuynh hướng cách mạng vô sản thông qua hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên truyền bá vào Việt Nam một cách có hiệu quả Những giai cấp mới cùng với những tư tưởng mới đã dẫn tới sự hình thành khuynh hướng khác nhau trong phong trào cách mạng Việt Nam
Trang 7Kết luận: Việt Nam là một nước thuộc địa vẫn còn những tàn dư phong kiến Nhiệm vụ của toàn thể các giai cấp, tầng lớp nhân dân Việt Nam là phải đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc, đánh đổ chế
độ phong kiến tay sai giành quyền dân chủ Nếu con đường cứu nước nào giải quyết được hai mâu thuẫn: dân tộc và giai cấp thì khuynh hướng cứu nước đó sẽ chiến thắng
Câu 1 (muc b) Tình hình giai cấp tư sản và tiểu tư sản Việt Nam (1919-1930) Sau chiến tranh thế giới thứ I đến đầu năm 1930, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở nước ta đã diễn ra như thế nào? Tại sao các phong trào đó đều lần lượt thất bại?
Hướng dẫn làm bài
1 Tình hình giai cấp tư sản và tiểu tư sản Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ I đến đầu năm 1930
Hai giai cấp tư sản và tiểu tư sản ra đời gần như cùng một lúc trên vũ đài chính trị Việt Nam, trong đợt khai thác thuộc địa sau chiến tranh thế giới thứ I (1914-1918) của Pháp
a Giai cấp tư sản
Sau chiến tranh, tư sản Việt Nam cũng muốn nhân đà phát triển trong
4 năm chiến tranh mà vươn lên Nhưng họ đã vấp phải sức cạnh tranh, kìm hãm của tư bản Pháp
- Tư sản Việt Nam lần lượt có mặt ở nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau
- Một số đông công ty, hãng buôn, xí nghiệp của tư sản Việt Nam được thành lập và hoạt động khá mạnh
- Phần lớn là các ngành dịch vụ (sửa chữa ô tô, buôn tơ lụa, thực phẩm…), chế biến nông sản (xay xát lúa gạo, nấu đường, nấu rượu…), công nghiệp nhẹ (dệt, xà phòng, thuộc da, nhuộm…)
- Nhìn chung giai cấp tư sản Việt Nam ra đời sau chiến tranh vẫn là giai cấp nhỏ, yếu (vốn chỉ bằng 5% vốn của tư bản nưới ngoài), không ít trường hợp bị tư bản Pháp cạnh tranh làm cho phá sản như Bạch Thái Bưởi…
- Giai cấp tư sản Việt Nam phát triển tới một trình độ nào đó thì phân hoá thành hai bộ phận:
Tư sản mại bản gắn liền với quyền lợi đế quốc và là một thế lực phản cách mạng ở nước ta
Tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh độc lập, ít nhiều có tinh thần dân tộc dân chủ chống đế quốc và phong kiến nhưng dễ thỏa hiệp
Trang 8b Giai cấp tiểu tư sản.
Sau hai chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914), lần thứ hai (1919-1929) giai cấp tư sản ở Việt Nam ra đời và không ngừng lớn mạnh
- Số lượng phát triển rất nhanh, tập trung ở các thành thị lớn như: Hà Nội, Sài Gòn, Chợ Lớn, Nam Định, Huế, Đà Nẵng, Vinh… bao gồm nhiều tầng lớp khác nhau (giáo viên, học sinh, sinh viên, viên chức, dân nghèo thành thị, tiểu thương, tiểu chủ, những người nghèo làm nghề tự do)
- Họ bị tư sản Pháp chèn ép, bạc đãi, khinh rẻ, đời sống bấp bênh, dễ
bị xô đẩy vào con đường phá sản, thất nghiệp
- Phần đông giai cấp tiểu tư sản – đặc biệt là tầng lớp trí thức, học sinh, sinh viên, đã nhận ra cảnh áp bức, bóc lột, bất bình đẳng của chế độ thuộc địa
- Vì vậy, họ rất hăng hái tham gia cách mạng, và là một bộ phận quan trọng trong lực lượng cách mạng Việt Nam
2 Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở nước ta từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930
Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta phát triển mạnh mẽ, lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân tham gia ngày càng đông với nhiều hình thức đấu tranh sôi nổi và phong phú
a Phong trào công khai
Trong giai đoạn này, giai cấp tư sản dân tộc và tiểu tư sản đã lãnh đạo phong trào chống thực dân Pháp theo khuynh hướng dân chủ tư sản
- Nhằm mục đích chống lại sự chèn ép, kìm hãm của tư sản Pháp, tư sản Việt Nam đã tổ chức những phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá (1919), đấu tranh chống độc quyền thương cảng Sài Gòn, chống độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kì của tư bản Pháp (1923)…
+ Phong trào báo chí của tư sản cũng phát triển để bênh vực quyền lợi của mình
+ Đảng Lập hiến (đại biểu là Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long)
ra đời ở Nam Kì tập hợp lực lượng của tư sản và địa chủ, đã đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ để tranh thủ đồng tình ủng hộ của quần chúng, nhưng khi Pháp nhượng bộ cho một số quyền lợi thì họ sẵn sàng thỏa hiệp với Pháp
+ Các hoạt động trên của giai cấp tư sản chỉ mang tính chất cải lương, nên nhanh chóng bị phong trào quần chúng vượt qua
Trang 9+ Tầng lớp tiểu tư sản trí thức được tập hợp trong các tổ chức chính trị như Việt Nam Nghĩa đoàn, Phục Việt, Hưng Nam, Thanh niên Cao vọng, Đảng Thanh niên, Tâm tâm xã…
Họ đã có nhiều hoạt động sôi nổi: mít tinh, biểu tình, bãi khoá, bãi thị, ra báo (Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê, Tiếng dân), lập các nhà xuất bản tiến bộ (Nam Đồng thư xã, Cường học thư xã)… để cổ động tinh thần yêu nước, đòi các quyền tự do dân chủ
Một số sự kiện có tiếng vang lớn là:
6/1924, tiếng bom Phạm Hồng Thái ở Sa Diện (Quảng Châu, Trung Quốc) đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào yêu nước
Đấu tranh đòi Pháp phải thả nhà yêu nước Phan Bội Châu (11/1925)
Lễ đưa tang và truy điệu nhà yêu nước Phan Chu Trinh (3/1926) Cuộc đấu tranh đòi Pháp phải thả Nguyễn An Ninh (3/1926)
b Phong trào bí mật
Trong phong trào yêu nước dân chủ của những năm 1925 – 1928 đã
ra đời Việt Nam Quốc dân đảng (25/12/1927)
Đây là một đảng cách mạng chống Pháp bằng đường lối bạo động vũ trang theo khuynh hướng dân chủ tư sản, với mục tiêu là đánh đổ đế quốc, phong kiến, thành lập dân quyền, đại diện quyền lợi của tư sản dân tộc, tiểu
tư sản lớp trên Việt Nam Quốc dân đảng sớm bị thực dân Pháp khủng bố Ngày 9/2/1930, khởi nghĩa Yên Bái nổ ra nhưng nhanh chóng bị dập tắt kéo theo sự tan rã của Việt Nam Quốc dân đảng
Cuộc khởi nghĩa đó tuy thất bại, song nó đã góp phần cổ vũ lòng yêu nước đồng thời cũng biểu lộ tính non yếu, không vững chắc của phong trào dân tộc dân chủ của tư sản dân tộc Việt Nam
c Phong trào văn hoá tiến bộ
Song song với phong trào đấu tranh chính trị là phong trào văn hoá tiến bộ tuyên truyền tư tưởng dân tộc dân chủ
Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, tầng lớp trí thức yêu nước, tiến bộ đã sử dụng báo chí, sách vở để trình bày quan điểm chính trị của mình và giác ngộ, vận động quần chúng cách mạng:
+ Báo chí của trí thức có tư tưởng dân chủ tư sản, quốc gia cải lương:
Họ đã dùng những tờ báo tiếng Pháp để vạch trần những tên quan cai trị tàn
ác, phản động và đòi thực dân thi hành một số quyền tự do dân chủ
Những tờ báo tiêu biểu là: Diễn đàn bản xứ (La tribune indigène) của Nguyễn Phú Khai, Bùi Quang Chiêu, Diễn đàn Đông Dương (Ka tribune Indochinoise), Tiếng vang An Nam (L’Écho Annamite)
+ Báo chí của những trí thức có tư tưởng tiến bộ:
Trang 10Những người này đã dùng những tờ báo tiếng Pháp để phê phán, lên án chế
độ thực dân và bọn quan lại thối nát, phản động chủ trương xây dựng nền văn hoá dân tộc tiến bộ, đả phá chủ nghĩa “Pháp – Việt đề huề”, trích đăng các bài trên báo “Nhân đạo” của Đảng Cộng sản Pháp, một số tài liệu về Cách mạng tháng Mười, về chủ nghĩa Marx Lenin và tác phẩm của Nguyễn
Ái Quốc
Những tờ báo tiêu biểu là: Chuông rè (La Cloche fêlée) của Nguyễn An Ninh, An Nam (L’Annam) của Phan Văn Trường, An Nam trẻ (Le Jeune Annam), Người Nhà quê (Le Nhaque) của Nguyễn Khánh Toàn…
+ Những tờ báo tiếng Việt
Những tờ báo tiếng Việt đã truyền bá nền văn hoá tiến bộ và tư tưởng dân chủ Những tờ báo tiêu biểu là: Hữu Thanh của Tản Đà (Hà Nội), Tiếng Dân của Huỳnh Thúc Kháng (Huế), Đông Pháp thời báo của Trần Huy Liệu (Sài Gòn)…
+ Các nhà xuất bản tiến bộ xuất bản, mua bán các sách báo yêu nước cách mạng Tiêu biểu là: Nam Đồng thư xã của Phạm Tuấn Tài (Hà Nội), Quan hải tùng thư của Đào Duy Anh (Huế), Cường Học thư xã của Trần Huy Liệu (Sài Gòn)
d Kết luận
Phong trào văn hoá tiến bộ đã khích lệ lòng yêu nước, đấu tranh giành độc lập, dân chủ của nhân dân và thanh niên, đồng thời truyền bá những trào lưu tư tưởng cách mạng mới, góp phần đưa phong trào yêu nước dân chủ ở nước ta phát triển mạnh
3 Nguyên nhân thất bại
- Các phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng tư sản ở Việt Nam, tiêu biểu là hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng, đã phát triển mạnh từ sau chiến tranh thế giới thứ I, đều lần lượt đi đến thất bại vì:
Giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam chưa đủ thực lực về kinh tế, non yếu về chính trị
Thiếu cơ sở vững chắc trong mọi tầng lớp nhân dân
Tổ chức kém, không khoa học, hàng ngũ phức tạp, thường bị bọn tay sai Pháp chui vào phá hoại (Việt Nam Quốc dân đảng)
Phong trào không đủ sức chống đỡ trước mọi thủ đoạn khủng bố của kẻ thù để tồn tại và phát triển
- Sự thất bại của phong trào dân tộc theo khuynh hướng tư sản bắt nguồn sâu xa từ cơ sở kinh tế và giai cấp của xã hội Việt Nam sau chiến tranh