1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích ảnh hưởng phương pháp tính giá hàng xuất kho tới lợi nhuận của doanh nghiệp

19 2,7K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 224,14 KB

Nội dung

ĐỀ ÁN MÔN HỌC Đề tài: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ HÀNG XUẤT KHO ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP Đề án môn học Trang 2 MỤC LỤC GVHD: PGS.TS SVTH: Đề án môn học Trang 3 LỜI MỞ ĐẦU Hàng tồn kho là một bộ phận quan trọng trong tài sản lưu động của một doanh nghiệp, tham gia vào tất cả các khâu của chu trình kinh doanh, từ sản xuất, cung ứng đến tiêu thụ. Thông tin chính xác, kịp thời về hàng tồn kho giúp danh nghiệp chỉ đạo kịp thời các nghiệp vụ kinh tế diễn ra hằng ngày, đánh giá được hiệu quả kinh doanh của đơn vị, đảm bảo dự trữ lượng vật tư hàng hóa đúng lúc tránh tình trạng dư thừa hay thiếu hụt, từ đó có thể có kế hoạch mua sắm và tiêu thụ hợp lý. Cho nên công tác quản lý và hoạch toán hàng tồn kho đóp góp vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị. Việc tính đúng giá trị hàng tồn kho còn ảnh hưởng quan trọng đến việc xác định trình bày tình hình tài chính và kết quả lãi lỗ trong các hoạt động của doanh nghiệp. Nếu giá trị hàng bị tính sai, dẫn đến giá trị tài sản lưu động và tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp thiếu chính xác, giá vốn hàng bán tính sai lệch sẽ làm cho chỉ tiêu lãi gộp, lãi ròng của doanh nghiệp không còn chính xác. Hơn nữa hàng tồn kho cuối kỳ của kỳ này còn là hàng tồn kho đầu kỳ của kỳ tiếp theo. Do đó sai lầm sẽ được chuyển tiếp qua kỳ sau và gây nên sai lầm liên tục qua các kỳ của giá vốn hàng bán, lãi gộp và lãi thuần. Chính vì các lý do trên, chúng ta thấy rõ sự cần thiết, vai trò của hàng tồn kho trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu phương pháp tính giá hàng tồn kho trong doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Mỗi phương pháp tính giá khác nhau sẽ cho các kết quả chỉ tiêu lợi nhuận khác nhau trên báo cáo tài chính. Do đó việc cân nhắc lựa chọn phương pháp tính giá thích hợp tại từng thời điểm khác nhau là việc hết sức cần thiết. Và đó cũng chính là lý do nghiên cứu của đề tài: “PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ HÀNG XUẤT KHO ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP” GVHD: PGS.TS SVTH: Đề án môn học Trang 4 PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ HÀNG TỒN KHO VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ XUẤT KHO KHÁI QUÁT VỀ HÀNG TỒN KHO Khái niệm Theo chuẩn mực kế toán VAS02, hàng tồn kho là những tài sản được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường; Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang; Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. Hàng tồn kho bao gồm: - Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến. - Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán. - Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm. - Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường. - Chi phí dịch vụ dở dang. Ngoài ra chúng ta cũng cần hiểu thêm về một số khái niệm liên quan như: - Giá trị thuần có thể thực hiện được: là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. - Giá hiện hành: Là khoản tiền phải trả để mua một loại hàng tồn kho tương tự tại ngày lập Bảng cân đối kế toán. 2. Đặc điểm Hàng tồn kho là một phần quan trọng trong tài sản lưu động và nằm ở nhiều khâu trong quá trình cung ứng sản xuất, dự trữ và lưu thông của nhiều doanh nghiệp. Hàng tồn kho của mỗi doanh nghiệp thường bao gồm: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dịch vụ dở dang, thành phẩm, hàng hóa. Vì vậy đặc điểm của hàng tồn kho cũng chính là những đặc điểm riêng của từng loại hàng tồn kho. Với mỗi loại, chúng có những đặc điểm riêng sau: Nguyên, vật liệu: là đối tượng lao động do doanh nghiệp mua, dự trữ để phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh tạo ra sản phẩm. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, nguyên vật liệu sẽ thay đổi hình thái vật chất, không giữ nguyên trạng thái ban đầu và chuyển toàn bộ giá trị một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Công cụ, dụng cụ là các tư liệu lao động được sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau nhưng không đủ tiêu chuẩn trở thành tài sản cố định. Về đặc điểm vận động, công cụ dụng cụ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Về mặt giá trị công cụ dụng cụ bị I. 1. - - GVHD: PGS.TS SVTH: Đề án môn học - - - - - - - - Trang 5 hao mòn dần trong quá trình sử dụng; Đuợc tính hết giá trị vào chi phí của đối tượng sử dụng trong một lần hoặc là phân bổ dần trong một số kỳ nhất định theo các phương pháp phân bổ thích hợp. Thành phẩm là kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất gắn liền với quy trình công nghệ nhất định trong phạm vi một doanh nghiệp, đảm bảo đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định. Sản phẩm của các doanh nghiệp công nghiệp sản xuất chủ yếu là thành phẩm, ngoài ra có thể có bán thành phẩm . Thành phẩm biểu hiện trên hai mặt hiện vật và giá trị. Nó có vai trò như cột sống và là linh hồn của doanh nghiệp sản xuất. Sản phẩm dỡ dang là khối lượng sản phẩm công việc còn đang trong quá trình gia công chế biến, đang nằm trên các giai đoạn của quy trình công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng còn phải gia công tiếp mới trở thành sản phẩm. Có những sản phẩm đã hoàn thành nhưng chưa nhập kho thành phẩm mà đơn vị xuất bán thì ghi giảm giá trị sản phẩm dỡ dang. Hàng hóa là đối tượng kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Hàng hóa rất đa dạng gồm nhiều chủng loại khác nhau và thường xuyên biến động trong quá trình kinh doanh. Vì vậy kế toán cần theo dõi chặt chẽ tình hình xuất, nhập, tồn trên các mặt số lượng, chất lượng chủng loại và giá trị. Ngoài ra, hàng tồn kho còn được phân loại theo các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, đó là hàng tồn kho ở khâu dự trữ (nguyên vật liệu, hàng đi đường, công cụ dụng cụ..); hàng tồn kho ở khâu sản xuất (giá trị sản phẩm dở dang) và hàng tồn kho ở khâu lưu thông (thành phẩm, hàng hoá, hàng gửi bán). 3. Vai trò của hàng tồn kho Hàng tồn kho của doanh nghiệp thường gồm nhiều loại và có vai trò, công dụng khác nhau. Nhưng nhìn chung, chúng có những vai trò cơ bản sau đây: Thứ nhất, hàng tồn kho là một bộ phận của tài sản ngắn hạn và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Thông thường giá trị hàng tồn kho chiếm 40% - 50% tổng giá trị tài sản của một doanh nghiệp. Viêc quan lý và sử dụng có hiệu quả hàng tồn kho có ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Thứ hai, hàng tồn kho trong doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, với chi phí cấu thành nên giá gốc hàng tồn kho khác nhau. Xác định đúng, đủ các yếu tố chi phí cấu thành nên giá gốc hàng tồn kho sẽ góp phần tính toán, và hoạch toán đúng, đủ, hợp lý giá gốc hàng tồn kho và chi phí hàng tồn kho làm cơ sở xác định lợi nhuận trong kỳ. Thứ ba, hàng tồn kho là tất cả những nguồn lực dự trữ nhằm đáp ứng cho nhu cầu hiện tại hoặc tương lai của doanh nghiệp, tích trữ một lượng hàng nhất định để đảm bảo nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất hoặc đảm bảo có sản phẩm cung ứng cho người mua. Thứ tư, hàng tồn kho tham gia vào toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, trong đó có các nghiệp vụ xảy ra thường xuyên với tần suất lớn. Thứ năm, vấn đề khai thác tính kinh tế nhờ quy mô. Nếu không có hàng tồn kho, doanh nghiệp sẽ cần tăng cường hoạt động logistics để nhận hay giao hàng. Điều GVHD: PGS.TS SVTH: Đề án môn học Trang 6 này khiến cho chi phí logistics tăng lên. Vì thế, doanh nghiệp có thể muốn trữ hàng đợi đến một lượng nhất định thì mới giao hàng nhằm giảm chi phí logistics. II. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ HÀNG XUẤT KHO Tính đơn giá hàng tồn kho sẽ rất đơn giản khi tất cả các đơn vị hàng mua đều được mua với cùng một đơn giá ổn định từ kỳ này sang kỳ khác. Tuy nhiên, khi các loại hàng hoá giống nhau được mua với những giá khác nhau thì phát sinh vấn đề là sử dụng trị giá vốn nào cho hàng hoá tồn kho cuối kỳ và trị giá vốn nào cho hàng hóa bán ra. Bởi vậy, việc xác định đơn giá hàng tồn kho đòi hỏi các doanh nghiệp phải quản lý được giá mua và chi phí mua để đảm bảo đúng yêu cầu về chất lượng và số lượng hàng hóa với chi phí bỏ ra là thấp nhất. Một phần chi phí mua được phân bổ vào đơn giá hàng tồn kho. Điều này là nguyên nhân gây nên một phần chi phí phụ đưa vào hàng tồn kho và chuyển sang kỳ sau để tương ứng với thu nhập mà hàng tồn kho được bán. Tuy nhiên, chi phí cho việc tính toán trên một cách quá chính xác có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận. Do đó, nhiều doanh nghiệp áp dụng tính trọng yếu và tính các chi phí này cho trị giá vốn của hàng bán. Với những trình bày trên đây, đơn giá là điều cơ bản nhất cần xem xét khi ước tính giá hàng tồn kho. Theo chuẩn mực số 02-hàng tồn kho, hiện nay các doanh nghiệp được phép sử dụng một trong bốn phương pháp để xác định giá hàng tồn kho gồm: - Phương pháp nhập trước xuất trước. - Phương pháp nhập sau xuất trước. - Phương pháp bình quân gia quyền. - Phương pháp thực tế đích danh. 1. Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO) FIFO, viết tắt của “First-in-first-out”, là phương pháp được áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho. Theo đó chi phí phát sinh hiện hành không phù hợp với doanh thu phát sinh hiện hành mà doanh thu hiện hành được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hóa đã có được từ cách đó rất lâu. Phương pháp nhập trước xuất trước thích hợp với điều kiện hàng tồn kho luân chuyển nhanh và áp dụng phù hợp với cả hai phương pháp hoạch toán hàng tồn kho là kiểm kê định kỳ và kê khai thường xuyên. 2. Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO) LIFO, viết tắt của "Last-in-first-out", là phương pháp được áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập GVHD: PGS.TS SVTH: Đề án môn học Trang 7 kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho. Cụ thể là các chi phí mới phát sinh sẽ phù hợp với doanh thu cũng vừa được chính các hàng tồn kho này tạo ra. Điều này giúp cho việc cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác hơn về lợi nhuận của doanh nghiệp Trong điều kiện lạm phát, Thuế là nguyên nhân làm cho phương pháp LIFO được áp dụng phổ biến. Khi mức giá của hàng tồn kho tăng và số lượng không đổi thì dẫn đến giá vốn hàng bán tăng. Điều này đồng nghĩa với lãi ròng giảm đi và cuối cùng là thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp giảm xuống. Nhưng bên cạnh đó, chính việc lợi nhuận ròng giảm tạo tâm lý cho các nhà quản trị rằng các nhà đầu tư sẽ hiểu nhầm về khả năng sinh lời và khả năng thu hồi vốn đầu tư. Phương pháp này cũng phù hợp với cả hai phương pháp hoạch toán hàng tồn kho. 3. Phương pháp thực tế đích danh Phương pháp thực tế đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định, có đơn giá hàng tồn kho rất lớn như các đồ trang sức đắt tiền, các bất động sản, ô tô mà có thể nhận diện được từng loại hàng hóa tồn kho với từng lần mua vào và hoá đơn của nó, hơn nữa các doanh nghiệp phải có điều kiện bảo quản riêng từng lô hàng nhập kho, vì vậy mà khi xuất kho lô nào thì tính theo giá đích danh của lô đó. Đặc biệt, phương pháp thực tế đích danh không thể áp dụng được đối với các doanh nghiệp có nhiều mặt hàng. Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính. Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó. Phương pháp tính giá hàng tồn kho này thích hợp cả với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ và kê khai thường xuyên trong kế toán hàng tồn kho. 4. Phương pháp bình quân gia quyền Theo phương pháp này giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Phương pháp bình quân có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. Giá trị hàng xuất= Khối lượng hàng xuất x Đơn giá bình quân gia quyền Trong đó, đơn giá bình quân có thể xác định bằng một trong ba phương pháp sau: Phương pháp bình quân cuối kỳ trước. Phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ. Phương pháp bình quân liên hoàn (bình quân sau mỗi lần nhập). 4.1. Phương pháp bình quân cuối kỳ trước - GVHD: PGS.TS SVTH: Đề án môn học Trang 8 Phương pháp này dựa vào trị giá và số lượng hàng tồn kho cuối kỳ trước để tính giá xuất Phương pháp này đơn giản, dễ tính toán nhưng trị giá hàng xuất không chịu ảnh hưởng của sự thay đổi giá trong kỳ hiện tại. 4.2. Phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ. Tuỳ theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán hàng tồn kho căn cứ vào giá nhập, lượng hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá đơn vị bình quân Ưu điểm của phương pháp là nó khá đơn giản, dễ làm, chỉ tính toán một lần vào cuối kỳ. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm lớn là công tác kế toán dồn vào cuối kỳ ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành còn lại và chưa đáp ứng được yêu cầu thông tin kịp thời ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. 4.3. Phương pháp Bình quân liên hoàn ( bình quân sau mỗi lần nhập) Theo phương pháp này, sau mỗi lần nhập, kế toán tính đơn giá bình quân sau đó căn cứ vào đơn giá bình quân và lượng hàng tồn kho xuất để tính giá hàng tồn kho xuất. Áp dụng ở những doanh nghiệp có ít danh điểm vật tư và số lần nhập của mỗi loại không nhiều do việc tính toán phức tạp, nhiều lần, tốn nhiều công sức. PHẦN 2: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ HÀNG TỒN KHO ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP TỔNG QUAN Trong quá trình sản xuất, kinh doanh muốn đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp thì phải quản lý chặt chẽ vốn kinh doanh, sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn của doanh nghiệp. Muốn vậy doanh nghiệp phải xác định được một cách chính xác nhất các khoản chi phí chi ra. Giá vốn hàng bán là một trong những khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Muốn quản lý chặt chẽ và xác định đúng giá vốn thì trước hết doanh nghiệp phải nắm vững được I. GVHD: PGS.TS SVTH: Đề án môn học Trang 9 sự hình thành của giá vốn. Sự khác nhau trong việc xác định giá vốn hàng bán và trị giá hàng tồn kho cuối kỳ theo các phương pháp tính giá khác nhau liên quan tới việc thay đổi giá phí mua vào của các mặt hàng. Nếu giá cả thị trường ổn định việc sử dụng giá cũ cho xác định trị giá hàng tồn cuối kỳ trong phương pháp LIFO hoặc xác định giá vốn hàng bán theo giá cũ hơn trong phương pháp FIFO sẽ chịu ít ảnh hưởng. Nhưng nếu, giá cả thị trường biến động tăng giảm liên tục sẽ ảnh hưởng tới việc sử dụng đơn giá cũ hoặc mới do thay đổi giá dẫn đến sự khác biệt lớn về giá vốn hàng bán và trị giá tồn cuối kỳ giữa hai phương pháp LIFO và FIFO. Phương pháp FIFO cho kết quả trong Bảng cân đối kế toán sát nhất với giá phí hiện tại so với các phương pháp còn lại. Theo phương pháp FIFO, khi có nghiệp vụ xuất hàng tồn kho thì hàng tồn kho xuất ở đây là hàng đã đươc mua trước đó. Khi giá cả tăng lên, giá vốn hàng tồn kho được tính theo giá của các mặt hàng cũ ở mức giá thấp hơn so với mức giá hiện tại. Theo đó, lợi nhuận sẽ ở mức cao nhất đồng nghĩ với khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là cao nhất. Trong khi, theo phương pháp LIFO thì số hàng tồn cuối kỳ lại là những mặt hàng từ trước đó. Điều đó có nghĩa, khi giá tăng, giá vốn của hàng tồn kho được tính theo giá của những mặt hàng mới ở mức giá gần với giá phí hiện hành. Lúc này lợi nhuận sẽ cho kết quả thấp nhất giúp doanh nghiệp giảm đi gánh nặng về thuế. Nếu một doanh nghiệp sử dụng phương pháp LIFO trong việc tính toán thuế thu nhập doanh nghiệp thì phương pháp này cũng phải được sử dụng trong các Báo cáo Tài chính cho các cổ đông. Đặt giả thuyết trong trường hợp giá giảm, nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước, giá vốn hàng bán được phản ánh theo giá cao hơn so với giá phí hiện tại, lợi nhuận doanh nghiệp sẽ ở mức thấp đồng thời khoản thuế thu nhập phải nộp cũng thấp. Ngược lại, nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính giá xuất kho nhập sau xuất trước, giá vốn hàng bán được tính theo mức giá phí hiện tại. Tức là, giá vốn hàng bán sẽ thấp hơn khi áp dụng phương pháp nhập sau xuất trước. Lợi nhuận vì thế sẽ ở mức cao nhất, tạo gánh nặng về thuế cho doanh nghiệp Trong khi đó, Phương pháp bình quân trong tính giá hàng tồn kho là phương pháp tạo ra sự quân bình ở giữa hai phương pháp LIFO và FIFO trong việc ảnh hưởng tới bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Phương pháp này không đưa ra một dự kiến về thông tin giá phí hiện thời, nó cũng không giúp việc giảm thiểu gánh nặng thuế cũng như không phát sinh những kết quả nặng nề nhất khi có những thay đổi khác nhau. Trái ngược với cả ba phương pháp trên thì phương pháp thực tế đích danh lại có một đặc điểm là không thể điều chỉnh lợi nhuận kế toán khi xuất kho tại thời điểm bán. Mỗi mặt hàng được mua vào và được ghi nhận theo giá gốc tại thời điểm mua, kế toán chỉ có thể lựa chọn duy nhất giá gốc của chính số hàng tồn kho đã mua tại thời điểm nhập kho. Doanh nghiệp không thể lựa chọn một loại giá khác để điều chỉnh thu nhập trong kỳ. GVHD: PGS.TS SVTH: Đề án môn học Trang 10 Nhìn chung xu hướng giá cả và các mục đích về lợi nhuận và thuế là điều quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp tính giá hàng tồn. Trong một thị trường ổn định, khi giá không thay đổi thì việc lựa chọn một phương pháp tính giá hàng tồn kho nào không quan trọng lắm vì tất cả các phương pháp tính giá đều cho cùng một kết quả khi giá không đổi từ kỳ này sang kỳ khác. Nhưng trong một thị trường không ổn định, giá cả lên xuống thất thường thì mỗi phương pháp có thể cho một kết quả khác nhau. Cả bốn phương pháp trên đều được thừa nhận, song mỗi phương pháp tính giá hàng tồn kho thường có những ảnh hưởng nhất định trên báo cáo tài chính , vì vậy việc lựa chọn phương pháp nào phải được công khai trên các báo cáo và phải sử dụng nhất quán trong niên độ kế toán. II. VÍ DỤ MINH HỌA 1. Trường hợp giá tăng Giả sử một doanh nghiệp thương mại kinh doanh một loại sản phẩm X. Có số liệu về tình hình biến động nhập xuất và tồn của mặt hàng này trong tháng 4/N như sau: Diễn giải Lượng Giá Tiền Hàng tồn kho đầu kỳ 100 1.1 110 Mua trong tháng: Ngày 8/4 mua Ngày 12/4 mua Ngày 25/4 mua Tổng hàng mua 40 200 200 440 1.2 1.5 1.6 48 300 320 668 Bán trong tháng: Ngày 10/4 xuất bán Ngày 18/4 xuất bán Ngày 28/4 xuất bán Tổng hàng bán 100 150 250 500 ? ? ? ? ? ? ? ? Đơn vị:1000 đồng/sp Giá trị hàng tồn kho và giá vốn hàng bán được tính theo các phương pháp như sau: 1.1. Phương pháp thực tế đích danh Giá thực tế hàng hóa X xuất kho: - Ngày 10/4 , xuất 100 sản phẩm, trong đó có 60 sản phẩm tồn đầu kỳ và 40 sản phẩm mua ngày 8/4 (Nghìn đồng) - Ngày 18/4, xuất 150 sản phẩm của lô hàng mua ngày 12/4 (Nghìn đồng) GVHD: PGS.TS SVTH: Đề án môn học Trang 11 Ngày 28/4, xuất 250 sản phẩm, trong đó có 40 sản phẩm đầu kỳ,10 sản phẩm của lô hàng ngày 12/4 và 200 sản phẩm của lô hàng ngày 25/4: (Nghìn đồng) Một đặc điểm cơ bản của phương pháp thực tế đích danh đó là không thể điều chỉnh lợi nhuận khi xuất kho. Mặt hàng X mua ba đợt với ba giá khác nhau. Đơn vị giá của hàng hóa xuất bán là các đơn vị giá hàng hóa tồn kho thuộc những lần mua vào và dùng đơn giá của những lần mua đó để xác định giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ. Theo đó kế toán chỉ có thể lựa chọn duy nhất giá gốc của hàng đó lúc mua vào để tính giá vốn hàng bán. Do vậy, doanh nghiệp không thể lựa chon các loại giá khác nhau nhằm mục đích điều chỉnh lợi nhuận. 1.2. Phương pháp nhập trước xuất trước - Giá trị hàng xuất bán và tồn sau mỗi lần nhập : Sổ chi tiết hàng hóa Mặt hàng X Đơn vị: 1000 đồng/1sp Số lượng Nhập kho Đơn Thành giá tiền Số lượng Xuất kho Đơn Thành giá tiền 1/4 8/4 40 1.2 48 10/4 12/4 200 1.5 200 1.6 110 40 110 1.2 1.5 48 165 90 160 440 90 1.5 135 90 200 1.5 1.6 135 320 135 256 40 1.6 64 714 40 1.6 64 320 28/4 Tổng cộng 1.1 300 18/4 25/4 100 668 500 1.5 1.6 Số dư tồn kho Số Đơn Thành lượng giá tiền 100 1.1 110 100 1.1 110 40 1.2 48 40 1.2 48 40 1.2 48 200 1.5 300 Số dư cuối kỳ: 64.000 (đồng) Giá vốn hàng bán: 714.000 (đồng) 1.3. Phương pháp nhập sau xuất trước Giá trị hàng xuất bán và tồn sau mỗi lần nhập Sổ chi tiết hàng hóa Mặt hàng X Đơn vị: 1000 đồng/1sp GVHD: PGS.TS SVTH: Đề án môn học Trang 12 Nhập kho Số Đơn Thành lượng giá tiền Xuất kho Số Đơn Thành lượng giá tiền 1/4 8/4 40 1.2 48 40 60 10/4 12/4 200 1.5 200 1.6 440 668 40 1.1 44 40 200 40 50 40 50 200 1.1 1.5 1.1 1.5 1.1 1.5 1.6 44 300 44 75 44 75 320 150 1.5 225 200 50 1.6 1.5 320 75 40 1.1 44 734 40 1.1 44 320 28/4 Tổng cộng 48 66 300 18/4 25/4 1.2 1.1 Số dư tồn kho Số Đơn Thành lượng giá tiền 100 1.1 110 100 1.1 110 40 1.2 48 500 Số dư cuối tháng: 44.000 (đồng) Giá vốn hàng bán: 734.000 (đồng) 1.4. Phương pháp bình quân gia quyền Giá trị hàng xuất bán và tồn sau mỗi lần nhập • Bình quân cả kỳ sự trữ • Bình quân sau mỗi lần nhập Sổ chi tiết hàng hóa Mặt hàng X Đơn vị: 1000 đồng/1sp Nhập kho Số Đơn Thành GVHD: PGS.TS Số Xuất kho Đơn Thành Số dư tồn kho Số Đơn Thành SVTH: Đề án môn học 1/4 8/4 10/4 12/4 18/4 25/4 28/4 Tổng cộng Trang 13 lượng giá tiền 40 1.2 48 200 200 1.5 1.6 lượng giá tiền 100 1.13 113 giá 1.1 1.13 1.13 1.44 1.44 1.55 1.55 tiền 110 158.2 45.2 345.6 129.6 449.5 62 150 1.44 216 1.55 716.5 40 1.55 62 300 320 250 440 387.5 lượng 100 140 40 240 90 290 40 668 500 Số dư cuối tháng: 62.000 (đồng) Giá vốn hàng bán: 716.500 (đồng) Sau một kỳ kinh doanh, giả sử doanh số của sản phẩm X là 950.000 đồng và các chi phí hoạt động kinh doanh là 120.000 đồng. Ta có kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị như bảng sau: Bảng 1: Báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp giá vốn hàng tồn kho Doanh thu Giá vốn hàng bán Lãi gộp Chi phí kinh doanh Lãi trước thuế Chi phí thuế thu nhập (22%) Lãi ròng sau thuế Nhập trước – xuất trước 950.000 714.000 236.000 120.000 116.000 25.520 90.480 Bình quân gia quyền 950.000 716.500 233.500 120.000 113.500 24.970 88.530 Nhập sau xuất trước 950.000 734.000 216.000 120.000 96.000 21.120 74.880 Biểu đồ 1: Biểu đồ biểu thị kết quả kinh doanh của đơn vị (1000 đồng) Trong một thị trường ổn định, khi giá không đổi từ kỳ này sang kỳ khác thì tất cả các phương pháp đều cho cùng một kết quả. Tuy nhiên trong một thị trường biến động, khi giá lên xuống thất thường, mỗi phương pháp cho kết quả khác nhau. Số liệu ở bảng trên là trường hợp điển hình khi giá cả đầu vào của vật tư, hàng hóa trên thị trường có xu hướng tăng. Khi lựa chọn phương pháp FIFO, hàng tồn kho trình bày trên bảng cân đối kế toán có giá trị cao nhất 64.000 đồng trong khi hai phương pháp còn lại là LIFO với giá trị 44.000 đồng và phương pháp giá bình quân với giá trị 62.000 đồng. Kết quả trên là do số lượng hàng tồn kho tính theo giá của lần mua gần nhất, tức là phản ánh gần sát với giá thị trường. Điều này dẫn đến giá vốn hàng bán trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo Bảng 1lại có giá trị thấp nhất 714.000 đồng do số lượng hàng bán tính theo giá mua ở trước đây. Giả định không xem xét đến các yếu tố khác, nếu giá vốn hàng bán là thấp nhất thì lợi nhuận trước thuế sẽ cao nhất và khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải GVHD: PGS.TS SVTH: Đề án môn học Trang 14 nộp cũng cao nhất. Điều này được minh họa trên biểu đồ 1, lúc này khoản thuế phải nộp theo phương pháp FIFO là 25.520 đồng cao hơn LIFO với 24.970 đồng và phương pháp bình quân với 21.120 đồng. Cùng với sự vận cùng chiều với thuế thu nhập doanh nghiệp, khi áp dụng phương pháp tính giá FIFO, lãi ròng sau thuế của doanh nghiệp đạt giá trị cao nhất và giảm dần giá trị từ 90.480 còn74.880 đồng. Ngược lại, nếu áp dụng phương pháp LIFO thì lãi ròng sau thuế có giá trị thấp nhất là 74.880 đồng. Phương pháp giá bình quân lại tạo ra sự quân bình giữa hai phương pháp FIFO và LIFO. Theo biểu đồ 1 giá vốn hàng bán, khoản thuế thu nhập doanh nghiệp, lãi ròng sau thuế có giá trị nằm giữa hai giá trị tương ứng khi áp dụng phương pháp FIFO hay LIFO. 2. Trường hợp giá giảm Giả sử một doanh nghiệp thương mại kinh doanh một loại sản phẩm X. Có số liệu về tình hình biến động nhập xuất và tồn của mặt hàng này trong tháng 4/N như sau: Diễn giải Lượng Giá Tiền Hàng tồn kho đầu kỳ Mua trong tháng: Ngày 8/4 mua Ngày 12/4 mua Ngày 25/4 mua Tổng hàng mua Bán trong tháng: Ngày 10/4 xuất bán Ngày 18/4 xuất bán Ngày 28/4 xuất bán Tổng hàng bán 100 1.5 150 40 200 200 440 1.4 1.2 1.0 56 240 200 496 100 150 250 500 ? ? ? ? ? ? ? ? Đơn vị:1000 đồng/sp Giá trị hàng tồn kho và giá vốn hàng bán được tính theo các phương pháp như sau: 2.1. Nhập trước xuất trước Giá trị hàng xuất bán và tồn kho sau mỗi lần nhập Sổ chi tiết hàng hóa Mặt hàng X Đơn vị 1000 đồng/1sp Nhập kho Số Đơn Thành lượng giá tiền 1/4 GVHD: PGS.TS Xuất kho Số Đơn Thành lượng giá tiền Số dư tồn kho Số Đơn Thành lượng giá tiền 100 1.5 150 SVTH: Đề án môn học 8/4 40 Trang 15 1.4 10/4 12/4 200 1.2 200 1.0 150 40 110 1.4 1.2 56 132 90 1.2 108 90 200 1.2 1.0 108 200 108 160 40 1.0 40 606 40 1.0 40 200 90 160 28/4 Tổng cộng 1.5 240 18/4 25/4 100 100 40 40 40 200 56 440 556 1.2 1.0 500 1.5 1.4 1.4 1.4 1.2 150 56 56 56 240 Số dư cuối tháng: 40.000 (đồng) Giá vốn hàng bán: 606.000 (đồng) 2.2. Phương pháp nhập sau xuất trước Giá trị hàng xuất bán và tồn kho sau mỗi lần nhập Sổ chi tiết hàng hóa Mặt hàng X Đơn vị:1000 đồng/1sp Nhập kho Số Đơn Thành lượng giá tiền Xuất kho Số Đơn Thành lượng giá tiền 1/4 8/4 40 1.4 56 40 60 10/4 12/4 200 1.2 200 1.0 440 556 40 1.5 60 40 200 40 50 40 50 200 1.5 1.2 1.5 1.2 1.5 1.2 1.0 60 240 60 60 60 60 200 150 1.2 180 200 50 1.0 1.2 200 60 40 1.5 60 586 40 1.5 60 200 28/4 Tổng cộng 56 90 240 18/4 25/4 1.4 1.5 Số dư tồn kho Số Đơn Thành lượng giá tiền 100 1.5 150 100 1.5 150 40 1.4 56 500 Số dư cuối tháng : 60.000 (đồng) GVHD: PGS.TS SVTH: Đề án môn học Trang 16 Giá vốn hàng bán: 586.000 (đồng) 2.3. Phương pháp bình quân gia quyền • Bình quân cả kỳ dự trữ Bình quân sau mỗi lần nhập Giá trị hàng xuất bán và tồn kho sau mỗi lần nhập Sổ chi tiết hàng hóa Mặt hàng X Đơn vị: 1000 đồng/1sp • Nhập kho Số Đơn Thành lượng giá tiền 1/4 8/4 10/4 12/4 18/4 25/4 28/4 Tổng cộng 40 1.4 56 200 1.2 240 200 1.0 Xuất kho Số Đơn Thành lượng giá tiền 100 1.47 147 150 1.25 187.5 1.08 270 200 250 440 556 500 604.5 Số dư tồn kho Số Đơn Thành lượng giá tiền 100 1.5 150 140 1.47 205.8 40 1.47 58.8 240 1.25 300 90 1.25 112.5 290 1.08 313.2 40 1.08 43.2 40 1.08 43.2 Số dư cuối kỳ: 43.200 (đồng) Giá vốn hàng bán: 604.500 (đồng) Sau một kỳ kinh doanh, giả sử doanh số của sản phẩm X là 950.000 đồng và các chi phí hoạt động kinh doanh là 120.000 đồng. Ta có kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị như bảng sau: Bảng 2: Báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp giá vốn hàng tồn kho Doanh thu Giá vốn hàng bán Lãi gộp Chi phí kinh doanh Lãi trước thuế Chi phí thuế thu nhập (22%) Lãi ròng sau thuế GVHD: PGS.TS Nhập trước – xuất trước 950.000 606.000 344.000 120.000 224.000 49.280 174.720 Bình quân gia quyền 950.000 604.500 345.500 120.000 225.500 49.610 175.890 Nhập sau – xuất trước 950.000 586.000 364.000 120.000 244.000 53.680 190.320 SVTH: Đề án môn học Trang 17 Biểu đồ 2: Biểu đồ biểu thị kết quả kinh doanh của đơn vị (1000 đồng) Ngược lại với trường hợp thứ nhất, khi giá cả có xu hướng giảm, giá trị hàng tồn kho khi áp dụng theo phương pháp LIFO sẽ có giá trị cao nhất 60.000 đồng, phương pháp FIFO có giá trị thấp nhất 40.000 đồng. Điều này đồng nghĩa với giá vốn hàng bán theo FIFO sẽ đạt giá trị cao nhất và LIFO sẽ đạt giá trị thấp nhất. Nếu giá vốn hàng bán là cao nhất thì lợi nhuận trước thuế sẽ thấp nhất và khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cũng thấp nhất. Theo biểu đồ 2, cột giá trị lãi trước thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp có xu hướng tăng dần và đạt giá trị cao nhất là 244.00 đồng và 53.680 đồng tại phương pháp FIFO. Tương tự như trường hợp giá tăng, khi giá cả giảm, khoản lãi sau thuế cũng vận động cùng chiều với khoản thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị tăng dần và đạt cực đại ở 190.320 đồng. Như vậy, trong điều kiện giá cả có xu hướng giảm, việc chọn phương pháp LIFO sẽ tạo ra khoản lợi nhuận lớn hơn so với phương pháp FIFO nhưng dòng chi phí thuế theo phương pháp FIFO lại thấp hơn phương pháp LIFO. Ngược lại, chọn phương pháp FIFO, tuy tạo ra lợi nhuận thấp hơn nhưng doanh nghiệp lại tiết kiệm được dòng chi phí về thuế, giảm bớt gánh nặng về thuế cho đơn vị. 3. Kết luận Tổng hợp từ hai trường hợp trên ta có bảng như sau Hàng tồn kho cuối kỳ Giá vốn hàng bán Lãi trước thuế Thuế TNDN Lãi ròng sau thuế Khi giá cả đầu vào có xu hướng tăng Bình FIFO LIFO quân Lớn T.Bình Bé Bé T.Bình Lớn Lớn T.Bình Bé Lớn T.Bình Bé Lớn T.Bình Bé Khi giá cả đầu vào có xu hướng giảm Bình FIFO LIFO quân Bé T.Bình Lớn Lớn T.Bình Bé Bé T.Bình Lớn Bé T.Bình Lớn Bé T.Bình Lớn Như vậy, tùy thuộc vào thái độ hay sự quan tâm của nhà quản trị đến vấn đề lợi nhuận mà mỗi nhà quản trị sẽ có lựa chọn một phương pháp phù hợp. Nếu nhà quản trị muốn lợi nhuận cao trong xu thế giá cả tăng, đơn vị sẽ áp dụng phương pháp FIFO. Ngược lại, nếu muốn giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, tương ứng với mức lợi nhuận thấp, đơn vị sẽ áp dụng phương pháp LIFO. Hay trong xu thế giá cả giảm, sự lựa chọn của các nhà quản trị sẽ theo chiều hướng ngược lại. Lựa chọn LIFO vì lợi nhuận và lựa chọn FIFO vì dòng tiền thuế. Vì vậy, việc lựa chọn phương pháp tính giá hàng tồn kho trở thành một trong những chính sách kế toán quan trọng của doanh nghiệp. GVHD: PGS.TS SVTH: Đề án môn học Trang 18 KẾT LUẬN Bốn phương pháp FIFO, LIFO, phương pháp bình quân hay thực tế đích danh đều được thừa nhận và có thể có những tác động riêng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Thực tế phương pháp giá thực tế đích danh là phương pháp khó có thể điều chỉnh được lợi nhuận. Phương pháp này luôn gắn liền với giá gốc nhập kho của lô hàng và kế toán không thể có được những sự lựa chọn về giá. Trong khi đó, phương pháp bình quân gia quyền có khuynh hướng che dấu sự biến động về giá. Phương pháp này tạo ra sự quân bình giữa hai phương pháp FIFO và LIFO. Phương pháp FIFO lại tạo ra lợi nhuận và dòng tiền về thuế cao hoặc thấp hơn LIFO tùy theo sự biến động giá cả trên thị trường. Tóm lại, mỗi phương pháp lại có sự tác động ít nhiều đến chỉ tiêu lợi nhuận trên Báo cáo tài chính. Do đó việc cân nhắc lựa chọn phương pháp tính giá thích hợp tại từng thời điểm khác nhau là việc hết sức cần thiết trong doanh nghiệp. GVHD: PGS.TS SVTH: Đề án môn học Trang 19 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho” VAS 2 và IAS 2. 2. Tạp chí Kế toán, số 49 tháng 08/2006. 3. Về phương pháp hạch toán hàng tồn kho.(PTS Nguyễn Đình Đỗ-Tạp chí kế toán số 20/1999.) 4. Giáo trình kế toán tài chính.( Khoa kế toán-ĐH Kinh tế quốc dân). 5. Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp phần I (Khoa kế toán – Đại học kinh tế-Đại học Đà Nẵng), trang 120-121 6. Giáo trình Kế toán tài chính, Trần Xuân Nam, Nhà xuất bản thống kê, trang 300-305 GVHD: PGS.TS SVTH: [...]... xác định giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ Theo đó kế toán chỉ có thể lựa chọn duy nhất giá gốc của hàng đó lúc mua vào để tính giá vốn hàng bán Do vậy, doanh nghiệp không thể lựa chon các loại giá khác nhau nhằm mục đích điều chỉnh lợi nhuận 1.2 Phương pháp nhập trước xuất trước - Giá trị hàng xuất bán và tồn sau mỗi lần nhập : Sổ chi tiết hàng hóa Mặt hàng X Đơn vị: 1000 đồng/1sp Số lượng Nhập kho Đơn... 28/4, xuất 250 sản phẩm, trong đó có 40 sản phẩm đầu kỳ,10 sản phẩm của lô hàng ngày 12/4 và 200 sản phẩm của lô hàng ngày 25/4: (Nghìn đồng) Một đặc điểm cơ bản của phương pháp thực tế đích danh đó là không thể điều chỉnh lợi nhuận khi xuất kho Mặt hàng X mua ba đợt với ba giá khác nhau Đơn vị giá của hàng hóa xuất bán là các đơn vị giá hàng hóa tồn kho thuộc những lần mua vào và dùng đơn giá của những... phương pháp giá thực tế đích danh là phương pháp khó có thể điều chỉnh được lợi nhuận Phương pháp này luôn gắn liền với giá gốc nhập kho của lô hàng và kế toán không thể có được những sự lựa chọn về giá Trong khi đó, phương pháp bình quân gia quyền có khuynh hướng che dấu sự biến động về giá Phương pháp này tạo ra sự quân bình giữa hai phương pháp FIFO và LIFO Phương pháp FIFO lại tạo ra lợi nhuận và... vì lợi nhuận và lựa chọn FIFO vì dòng tiền thuế Vì vậy, việc lựa chọn phương pháp tính giá hàng tồn kho trở thành một trong những chính sách kế toán quan trọng của doanh nghiệp GVHD: PGS.TS SVTH: Đề án môn học Trang 18 KẾT LUẬN Bốn phương pháp FIFO, LIFO, phương pháp bình quân hay thực tế đích danh đều được thừa nhận và có thể có những tác động riêng đến lợi nhuận của doanh nghiệp Thực tế phương pháp. .. đồng Phương pháp giá bình quân lại tạo ra sự quân bình giữa hai phương pháp FIFO và LIFO Theo biểu đồ 1 giá vốn hàng bán, kho n thuế thu nhập doanh nghiệp, lãi ròng sau thuế có giá trị nằm giữa hai giá trị tương ứng khi áp dụng phương pháp FIFO hay LIFO 2 Trường hợp giá giảm Giả sử một doanh nghiệp thương mại kinh doanh một loại sản phẩm X Có số liệu về tình hình biến động nhập xuất và tồn của mặt hàng. .. khi giá cả giảm, kho n lãi sau thuế cũng vận động cùng chiều với kho n thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị tăng dần và đạt cực đại ở 190.320 đồng Như vậy, trong điều kiện giá cả có xu hướng giảm, việc chọn phương pháp LIFO sẽ tạo ra kho n lợi nhuận lớn hơn so với phương pháp FIFO nhưng dòng chi phí thuế theo phương pháp FIFO lại thấp hơn phương pháp LIFO Ngược lại, chọn phương pháp FIFO, tuy tạo ra lợi. .. trường hợp điển hình khi giá cả đầu vào của vật tư, hàng hóa trên thị trường có xu hướng tăng Khi lựa chọn phương pháp FIFO, hàng tồn kho trình bày trên bảng cân đối kế toán có giá trị cao nhất 64.000 đồng trong khi hai phương pháp còn lại là LIFO với giá trị 44.000 đồng và phương pháp giá bình quân với giá trị 62.000 đồng Kết quả trên là do số lượng hàng tồn kho tính theo giá của lần mua gần nhất, tức... lúc này kho n thuế phải nộp theo phương pháp FIFO là 25.520 đồng cao hơn LIFO với 24.970 đồng và phương pháp bình quân với 21.120 đồng Cùng với sự vận cùng chiều với thuế thu nhập doanh nghiệp, khi áp dụng phương pháp tính giá FIFO, lãi ròng sau thuế của doanh nghiệp đạt giá trị cao nhất và giảm dần giá trị từ 90.480 còn74.880 đồng Ngược lại, nếu áp dụng phương pháp LIFO thì lãi ròng sau thuế có giá trị... hay sự quan tâm của nhà quản trị đến vấn đề lợi nhuận mà mỗi nhà quản trị sẽ có lựa chọn một phương pháp phù hợp Nếu nhà quản trị muốn lợi nhuận cao trong xu thế giá cả tăng, đơn vị sẽ áp dụng phương pháp FIFO Ngược lại, nếu muốn giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, tương ứng với mức lợi nhuận thấp, đơn vị sẽ áp dụng phương pháp LIFO Hay trong xu thế giá cả giảm, sự lựa chọn của các nhà quản... Lượng Giá Tiền Hàng tồn kho đầu kỳ Mua trong tháng: Ngày 8/4 mua Ngày 12/4 mua Ngày 25/4 mua Tổng hàng mua Bán trong tháng: Ngày 10/4 xuất bán Ngày 18/4 xuất bán Ngày 28/4 xuất bán Tổng hàng bán 100 1.5 150 40 200 200 440 1.4 1.2 1.0 56 240 200 496 100 150 250 500 ? ? ? ? ? ? ? ? Đơn vị:1000 đồng/sp Giá trị hàng tồn kho và giá vốn hàng bán được tính theo các phương pháp như sau: 2.1 Nhập trước xuất ... lựa chọn phương pháp tính giá thích hợp thời điểm khác việc cần thiết Và lý nghiên cứu đề tài: “PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ HÀNG XUẤT KHO ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP” GVHD:... định hàng tồn kho mua trước sản xuất trước xuất trước, hàng tồn kho lại cuối kỳ hàng tồn kho mua sản xuất gần thời điểm cuối kỳ Theo phương pháp giá trị hàng xuất kho tính theo giá lô hàng nhập kho. .. Trang Phương pháp dựa vào trị giá số lượng hàng tồn kho cuối kỳ trước để tính giá xuất Phương pháp đơn giản, dễ tính toán trị giá hàng xuất không chịu ảnh hưởng thay đổi giá kỳ 4.2 Phương pháp

Ngày đăng: 13/10/2015, 15:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w