Khu hệ nhện Việt Nam được các nhà khoa học đánh giá là có mức độ đa dạng sinh học cao, tuy nhiên những khảo sát về khu hệ nhện Việt Nam của nhiều tác giả trong và ngoài nước còn khá hạn
Trang 1Lớp: Sƣ phạm Sinh học MSSV: 3102534
NĂM 2014
Chân xúc giác
Trang 2Lớp: Sƣ phạm Sinh học MSSV: 3102534
NĂM 2014
Chân xúc giác
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, hướng dẫn và giúp đỡ quý báu của quý thầy cô, gia đình và bạn bè Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lòng cám ơn chân thành đến:
Cô Trần Thị Anh Thư, người cô kính mến đã hết lòng hướng dẫn và truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm quý báu Cô đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này
Quý thầy cô Bộ môn Sư phạm Sinh và quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ
đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn tri thức cho tôi suốt thời gian học tập tại trường
Gia đình, bạn bè đã luôn bên tôi cổ vũ và động viên tôi những lúc khó khăn
để có thể vượt qua và hoàn thành tốt luận văn
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 5MỤC LỤC
CẢM TẠ .i
TÓM LƯỢC .ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
TỪ VIẾT TẮT vii
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu đề tài 2
CHƯƠNG II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
1 Vị trí phân loại của nhện 3
2 Một số đặc điểm phân loại nhện 4
2.1 Mắt 4
2.2 Giáp 5
2.3 Ức 6
2.4 Chân 6
2.5 Nhú nhả tơ 7
2.6 Cơ quan sinh dục 7
3 Tổng quan tình hình nghiên cứu 8
3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 8
3.1.1 Về thành phần loài, khu hệ nhện 8
3.1.2 Về sinh học, sinh thái học, tập tính và vai trò của nhện 10
3.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 11
3.2.1 Về thành phần loài, khu hệ nhện 11
3.2.2 Về sinh học, sinh thái học, tập tính và vai trò của nhện 13
4 Lịch sử hình thành và đặc điểm tự nhiên của khu vưc nghiên cứu 14
Trang 6CHƯƠNG III: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
1 Phương tiện 16
2 Đối tượng nghiên cứu, địa điểm và thời gian thu mẫu 16
2.1 Đối tượng nghiên cứu 16
2.2 Địa điểm và thời gian thu mẫu 16
3 Phương pháp thu mẫu 18
4 Phương pháp xử lí và bảo quản mẫu 19
5 Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm 19
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21
1 Thành phần loài ở khu vực Vồ Thiên Tuế - Núi Cấm 21
1.1 Danh sách thành phần loài 21
1.2 Sự đa dạng thành phần loài nhện ở Vồ Thiên Tuế - Núi Cấm 22
1.3 Sự phân bố của nhện theo sinh cảnh ở Vồ Thiên Tuế - Núi Cấm 24
1.4 Sự phân bố của nhện theo mùa ở Vồ Thiên Tuế - Núi Cấm 28
2 Mô tả đặc điểm hình thái của các loài nhện ghi nhận được tại Vồ Thiên Tuế 31
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67
1 Kết luận 67
2 Kiến nghị 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 PHỤ LỤC I
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Thành phần loài và số lượng cá thể nhện thu tại Vồ Thiên Tuế - Núi Cấm 21 Bảng 2: Phân bố các loài nhện theo sinh cảnh tại Vồ Thiên Tuế - Núi Cấm 24 Bảng 3: Số lượng loài nhện của các họ nhện thu được tại ba sinh cảnh 27 Bảng 4: Phân bố của nhện theo mùa (mùa mưa – mùa khô) tại khu vực Vồ Thiên Tuế - Núi Cấm 28 Bảng 5: Số cá thể - số loài – số họ ở ba sinh cảnh qua 2 đợt thu mẫu 29
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Hình thái bên ngoài của bộ nhện lớn Mygalomorphae 3
Hình 2: Hình thái bên ngoài của bộ nhện lớn Araneomorphae 4
Hình 3: Cách sắp xếp của vị trí mắt 5
Hình 4: Vị trí và cách sắp xếp mắt của một số họ nhện 5
Hình 5: Đặc điểm hình thái của giáp ở một số họ nhện 5
Hình 6: Đặc điểm hình thái phần ức của một số họ nhện 6
Hình 7: Đặc điểm chân của một số loài nhện 6
Hình 8: Đặc điểm hình thái nhú nhả tơ của môt số họ nhện 7
Hình 9: Đặc điểm cơ quan sinh dục đực của một số loài nhện 8
Hình 10: Đặc điểm cơ quan sinh dục cái của một số loài nhện 8
Hình 11: Vị trí địa lý xã An Hảo 15
Hình 12: Bản đồ các điểm thu mẫu 17
Hình 13: Sinh cảnh thu mẫu ở khu vực Vồ Thiên Tuế - Núi Cấm 18
Hình 14: Phương tiện thu mẫu 19
Hình 15: Số giống, số loài các họ nhện thu được ở Vồ Thiên Tuế 22
Hình 16: Tỷ lệ phần trăm số lượng cá thể của các họ ghi nhận được tại Vồ Thiên Tuế 23
Hình 17: Tỉ lệ phần trăm số cá thể - số loài – số họ thu được ở mỗi sinh cảnh 27
Hình 18: Tỉ lệ % số cá thể - số loài – số họ qua hai mùa thu mẫu 30
Hình 19: Đặc điểm hình thái của Typ 1 32
Hình 20: Đặc điểm hình thái của Latouchia batuensis 33
Hình 21: Đặc điểm hình thái của Haplopelma vonwirthi 35
Hình 22: Đặc điểm hình thái của Phlogiellus sp 36
Hình 23: Đặc điểm hình thái của Coelotes furvus 38
Hình 24: Đặc điểm hình thái của Draconarius pseudoclavellatus 39
Hình 25: Đặc điểm hình thái của Cyclosa sp 40
Trang 9Hình 26: Đặc điểm hình thái của Neoscona nautica 41
Hình 27: Đặc điểm hình thái của Neoscona punctigera 43
Hình 28: Đặc điểm hình thái Clubiona bachmaensis 44
Hình 29: Đặc điểm hình thái của Castianeira inquinata 46
Hình 30: Đặc điểm hình thái của Oedignatha jocquei 47
Hình 31: Đặc điểm hình thái của Oedignatha sima 48
Hình 32: Đặc điểm hình thái của Ctenus captiosus 50
Hình 33: Đặc điểm hình thái của Ctenus sp 51
Hình 34: Đặc điểm hình thái của Ummeliata insecticeps 52
Hình 35: Đặc điểm hình thái của Hippasa Holmerae 54
Hình 36: Đặc điểm hình thái của Pardosa lugubris 56
Hình 37: Đặc điểm hình thái của Pardosa sp.1 57
Hình 38: Đặc điểm hình thái của của Pardosa sp 2 58
Hình 39: Đặc điểm hình thái của Pardosa sp.3 59
Hình 40: Đặc điểm hình thái của Epectris apicalis 61
Hình 41: Đặc điểm hình thái của Harmochirus zabkai 62
Hình 42: Đặc điểm hình thái của Plexippus paykuli 63
Hình 43: Đặc điểm hình thái của Heterpoda venatoria 65
Hình 44: Đặc điểm hình thái của Colopea virgata 66
Trang 10TỪ VIẾT TẮT
AE: Hàng mắt trước
PE: Hàng mắt sau
AME: Mắt giữa trước
ALE: Mắt bên trước
PME: Mắt giữa sau
PLE: Mắt bên sau
MOQ: Tứ giác mắt
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
Trang 11CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU
1 Đặt vấn đề
Bộ nhện Araneae thuộc lớp hình nhện Arachnida, là một trong những bộ lớn
trong ngành động vật chân khớp Chúng không chỉ đa dạng về số lượng loài, số lượng cá thể trong lớp hình nhện mà còn có tính đa dạng sinh học cao, có khả năng thích ứng với hầu hết các điều kiện môi trường nên chúng có mặt ở mọi nơi (Phạm Đình Sắc, 2011)
Nhện săn mồi phổ biến trong các hệ sinh thái trên cạn, là nhóm động vật phàm ăn và thức ăn của chúng là các loài động vật nhỏ, chủ yếu là côn trùng Do
đó, nhện được xem là nhóm thiên địch hữu hiệu nhất của côn trùng gây hại trên cây trồng nông nghiệp (Nguyễn Văn Huỳnh, 2002) Tơ nhện có độ bền rất vững chắc nên được nghiên cứu sử dụng trong sản xuất vải, áo quân sự, kính chống đạn (Foelix, 1996) Các điều kiện ngoại cảnh, thuốc hóa học, kim loại nặng ảnh hưởng
rõ rệt đến sự quần tụ của nhện Những đặc điểm này làm cho nhện trở thành sinh vật chỉ thị tốt để đánh giá chất lượng môi trường sống và sự ảnh hưởng của môi trường lên hệ sinh thái (Phạm Đình Sắc, 2012)
Việc nghiên cứu đa dạng thành phần loài nhện ở nhiều sinh cảnh khác nhau
có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá chất lượng môi trường tại các vùng nghiên cứu (Jocqué et al.,2007) Khu hệ nhện Việt Nam được các nhà khoa học đánh giá là có mức độ đa dạng sinh học cao, tuy nhiên những khảo sát về khu hệ nhện Việt Nam của nhiều tác giả trong và ngoài nước còn khá hạn chế, các tác giả này chủ yếu tập trung vào kiểm kê thành phần loài, công bố loài mới ở khu vực Miền Bắc Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) chỉ có một số ít nghiên cứu được thực hiện như: nghiên cứu về nhện trên một số hệ sinh thái nông nghiệp ở ĐBSCL (Nguyễn Văn Huỳnh, 2002), trên đất ngập nước của vườn quốc gia Tràm Chim tỉnh Đồng Tháp (Nguyễn Trần Thụy Thanh Mai, 2006) Gần đây nhất là các
đề tài nghiên cứu thành phần loài nhện ở núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh (Trương Thúy Vân, 2013), ở khu Hòa An – Đại học Cần Thơ (Phạm Hữu Khá, 2013) và tại quận
Trang 12Ninh Kiều – thành phố Cần Thơ (Nguyễn Thanh Cần, 2013) được thực hiện Trong khi đó, ĐBSCL lại có hệ sinh thái rất đa dạng như: Ruộng lúa, vườn cây ăn trái, rừng tràm, đước, bạch đàn, đầm lầy Đồng Tháp Mười, đặc biệt là vùng núi Thất Sơn… hứa hẹn sự đa dạng cao và đặc sắc về số loài, mật số và khả năng sinh sống của nhện (Nguyễn Văn Huỳnh, 2002) Do đó việc nghiên cứu về khu hệ bổ sung thành phần loài và sinh học sinh thái là cần thiết
Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của
nhện ở Vồ Thiên Tuế, Núi Cấm, tỉnh An Giang” được tiến hành với hy vọng
nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của nhện theo sinh cảnh, theo mùa; làm dẫn liệu cho các nghiên cứu điều tra về nhện ở khu vực ĐBSCL nói riêng
và cả nước nói chung Đồng thời cung cấp bộ mẫu nhện phục vụ công tác giảng dạy và học tập tại phòng thí nghệm Động vật - Bộ môn Sư phạm Sinh - Khoa Sư phạm - Đại học Cần Thơ
2 Mục tiêu đề tài
Đề tài được thực hiện với mục tiêu:
- Xác định thành phần loài nhện ở Vồ Thiên Tuế, Núi Cấm, tỉnh An Giang
- Lập dẫn liệu về đặc điểm phân bố của nhện theo sinh cảnh, theo mùa ở khu vực nghiên cứu
- Cung cấp bộ mẫu nhện cho phòng thí nghiệm Động vật - Bộ môn Sư phạm Sinh - Khoa Sư phạm - Đại học Cần Thơ
Trang 13CHƯƠNG II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1 Vị trí phân loại của nhện
Bộ nhện (Araneae) là một bộ lớn trong lớp hình nhện (Arachnida), thuộc ngành động vật chân khớp (Arthropoda), tương cận với lớp côn trùng (Insecta)
Dựa vào số đôi sách, số cặp ống nhả tơ và hướng của nanh trên chân kìm chia bộ nhện thành hai phụ bộ là:
- Mygalomorphare có hai đôi phổi sách, hai cặp ống nhả tơ, hai nanh hướng xuống theo trục dọc (hình 1)
- Araneomorphae có một đôi phổi sách, ba đôi ống nhả tơ, hai nanh nhọn hướng ngang (hình 2)
Đa số các loài nhện phổ biến hiện nay thuộc nhóm nhện Araneomorphae (Jocqué, 2007)
A
C
Hình 1: Hình thái bên ngoài của bộ nhện lớn Mygalomorphae (Jocqué et al., 2007)
A Mặt bụng; B Cơ quan sinh dục cái; C Cơ quan sinh dục đực
B
Trang 142 Một số đặc điểm phân loại nhện
Cơ thể nhện được chia làm hai phần chính là: đầu - ngực và bụng, nối nhau bằng một cuống nhỏ gọi là pedicel (Nguyễn Văn Huỳnh, 2002; Jocqué, 2007) Phân loại nhện chủ yếu dựa vào các đặc điểm hình thái Một số đặc điểm được sử
để phân loại nhện như: Mắt, giáp, ức, chân, nhú nhả tơ và cơ quan sinh dục…
2.1 Mắt
Mắt nằm ở phía trước đầu của nhện, phần lớn các nhóm nhện thường gặp có
8 mắt đơn, xếp thành hai hàng: bốn mắt hàng trước gồm một cặp mắt giữa trước (AME) và một cặp mắt bên trước (ALE), bốn hàng mắt sau gồm một cặp mắt giữa sau (PME) và một cặp mắt bên sau (PLE) Hai cặp mắt giữa trước và giữa sau tạo
thành tứ giác mắt (MOQ)
Hình 2: Hình thái bên ngoài của bộ nhện lớn Araneomorphae
(Theo: http://www.mnh.si.edu/highlight/sem/spiders.html)
Trang 152.2 Giáp
Giáp (cephalothorax) là phần che phủ mặt trên đầu, ở giữa có một chỗ trũng vào gọi là forvea Từ fovea xuất phát bốn rãnh cạn mà hai rãnh trước tạo nên hình dáng của đầu, thường có dạng hình chữ U (Nguyễn Văn Huỳnh, 2002)
2.3 Ức
Hình 4: Vị trí và cách sắp xếp mắt của một số họ nhện (Jocqué et al., 2007)
A Salticidae; B Lycosidae; C Ctenidae; E Gnaphosidae; D Oxyopidae;
F Barychelidae; G Hersiliidae
E
Hình 5: Đặc điểm hình thái của giáp ở một số họ nhện (Jocqué et al., 2007)
A Stenochilidae; B Corinnidae; C Ctenidae; D Amaurobiidae E Theridiosomatidae
D
Hình 3: Cách sắp xếp của vị trí mắt (Jocqué et al., 2007)
Trang 16Mặt dưới phần đầu gọi là ức (sternum): phía trước mang các bộ phận của miệng gồm hàm (chelecera), xúc biện môi (pedipalp), môi trên (maxilla), môi dưới (labium) ở phía trước và các đôi chân ở phía sau (Nguyễn Văn Huỳnh, 2002) Đối với phụ bộ Mygalomorphare, xương ức mang các dấu tròn nhỏ (sigilla) Vị trí, hình dạng và số lượng của các sigilla khác nhau giữa các họ (Jocqué et al., 2007)
2.4 Chân
Chân nhện gồm bốn đôi chân xếp dọc hai bên mảnh ức theo thứ tự từ trước tới sau: I, II, III và IV Mỗi chân có cấu tạo bảy đốt: đốt háng (coxa) nối liền với
Hình 6: Đặc điểm hình thái phần ức của một số họ nhện (Jocqué et al., 2007)
A Theridiosomatidae; B Corinnidae; C Stenochilidae; D Barychelidae; E Ctenizidae
Hình 7: Đặc điểm chân của một số loài nhện
A Chân I con đực của Barychelus sp.; B Chân I của Stenochilus crocatus;
C Chân IV Gnaphosa sp; D Chân IV của Amaurobius ferox; E Chân I của Cybaeodes madidus
(Jocqué et al., 2007)
Trang 17phần ngực, đốt chuyển (trochanter), đốt đùi (femur), đốt đầu gối (patella), đốt cẳng (tiabia), đốt bàn trong (matatarsus) và đốt bàn ngoài (tarsus) Đốt bàn ngoài mang hai hay ba móng tùy theo loài Móng trơn hay có dạng răng lược (dùng để kéo tơ) Chân phủ lông mềm (hairs) hay lông gai cứng (spines), lông cảm giác đặc biệt (trichobothria) Chiều dài, hình dạng của các chân, hình dáng và vị trí cũng như số lượng các lông hay gai là những đặc điểm được sử dụng trong phân loại và định
danh nhện (Nguyễn Trần Thụy Thanh Mai, 2006)
2.5 Nhú nhả tơ
Nhện có từ 4 – 6 nhú nhả tơ nằm ở cuối bụng, hầu hết các loài nhện có 6 nhú nhả tơ Hình dạng, vị trí, sự phân đốt của nhú nhả tơ là những tiêu chí trong phân loại nhện (Jocqué et al., 2007)
2.6 Cơ quan sinh dục
Ở con đực trưởng thành xúc biện môi có cấu trúc phức tạp, hai đốt cuối biến thành bộ phận sinh dục dùng để giao hợp Đối với con cái, mặt dưới bụng mang âm đạo (Nguyễn Văn Huỳnh, 2002) Đặc điểm hình thái và cấu trúc của cơ quan sinh dục là những đặc điểm được sử dụng trong định danh nhện
Hình 8: Đặc điểm hình thái nhú nhả tơ của môt số họ nhện
A Gnaphosidae; B Hersiliidae; C Barychelidae; D Stenochilidae; E Liocranidae;
F Amaurobiidae; G Corinnidae(Jocqué et al., 2007)
Trang 183 Tổng quan tình hình nghiên cứu
3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, các nghiên cứu về nhện đã được tiến hành từ rất lâu vào khoảng cuối thế kỉ XVIII (Barrion & Litsinger, 1995; Platnick, 2006) và đến nay
đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể
3.1.1 Về thành phần loài, khu hệ nhện
Thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, giai đoạn với hàng loạt các nghiên cứu chi tiết cũng như các công trình công bố loài mới ngày càng nhiều được đánh giá là thời kì hoàng kim của phân loại học về nhện
Dufour, được cho là người đầu tiên sử dụng các hình vẽ chi tiết về hình thái học của nhện để mô tả so sánh, ghi nhận loài mới với 12 bài báo có giá trị công bố loài mới từ năm 1820 đến năm 1831 (Nguyễn Trần Thụy Thanh Mai, 2006)
Các tác giả có nhiều đóng góp nhất cho ngành nhện học phải kể đến là: Blackwall, Mc Cook, Thorell, Simon, Cambridge, Bristowe
Hình 9: Đặc điểm cơ quan sinh dục đực của một số loài nhện (Jocqué et al., 2007)
A Amaurobius ferox; B Cybaeodes madidus; C Cyphonisia sp D Stenochilus hobsoni
Hình 10: Đặc điểm cơ quan sinh dục cái của một số loài nhện (Jocqué et al., 2007)
A Cybaeodes madidus; B Minosia sp.; C Amaurobius ferox; D Stenochilus hobsoni
Trang 19Blackwall, một trong những cha đẻ của ngành nhện học, có nhiều công trình quan trọng liên quan đến họ Araneidae; một họ lớn của bộ nhện và có nhiều đại diện ở vùng nhiệt đới Cùng thời với Blackwall, Thorell đi sâu vào phân loại thành phần nhện ở Châu Âu từ năm 1896 và là người có nhiều ghi nhận về thành phần loài nhện ở Châu Á (Malaysia, Indonexia, Philippine, Singapore vv…) Công trình của ông về khu hệ nhện Châu Á là nguồn tài liệu quý cho các nghiên cứu về nhện ở khu vực này (Nguyễn Trần Thụy Thanh Mai, 2006)
Ở Đông Nam Á liên tục trong 26 năm (1877 – 1903) Simon đã ghi nhận và
mô tả tổng cộng 104 loài nhện thuộc 21 họ, chiếm 50% thành phần loài nhện được biết đến hiện nay ở Philippine (Nguyễn Trần Thụy Thanh Mai, 2006)
Đầu thế kỷ XX, các nghiên cứu về phân loại học nhện ở khu vực Đông Nam
Á gần như chững lại, do nơi này trở thành một trong những chiến trường chính sau cuộc chiến tranh thế giới thứ hai Đến cuối thế kỉ XX, các nghiên cứu về khu hệ nhện ở khu vực này bắt đầu dần khôi phục lại Năm 1995, Barrion và Litsinger đã ghi nhận 342 loài thuộc 131 giống của 26 họ nhện sau khi nghiên cứu nhện trên cây lúa ở khu vực Đông Nam Á (Barrion A.T and Letsinger J.A., 1995)
Ở Trung Quốc nghiên cứu nhện bắt đầu từ năm 1978 Năm 1999, Song và Zhu công bố danh sách 2361 loài thuộc 450 giống của 56 họ nhện đã được ghi nhận ở nước này Cho đến nay, Trung Quốc đã xuất bản được 5 tập sách Động vật chí của 6 họ nhện bao gồm các họ Araneidae, Thomicidae, Tetragnathidae, Therididae, Ganaphosidae, Philodromidae (Song D.X and Zhu M.S., 1999)
Nhận thức rõ tầm quan trọng của nhện trong khoa học và thực tiễn đời sống năm 1999 hội nhện quốc tế (International Society of Arachnology) được thành lập với sự tham gia của hơn 600 nhà khoa học từ trên 60 nước trên thế giới Từ sau hội nghị nhện quốc tế lần thứ XV (2001), nghiên cứu về nhện đã thực sự trở thành môn khoa học Arachnology - Nhện học (Phạm Đình Sắc, 2012)
Theo thống kê của Platnick (tháng 12 năm 2011), trên thế giới đã ghi nhận được 42.351 loài nhện thuộc 3859 giống của 110 họ nhện
3.1.2 Về sinh học, sinh thái học, tập tính và vai trò của nhện
Trang 20Ngành nhện học hiện đại không chỉ phân loại học nhện một cách thuần túy
mà còn quan tâm nghiên cứu về sinh học, vai trò sinh học, sinh thái học và tế bào học của nhện
Bhatnagar (1963) đi sâu vào nghiên cứu cấu trúc và chức năng của cơ quan
sinh dục con đực và con cái của nhện góa phụ áo đen (Latrodectus curacaviensis)
và loài Lycosa chaperidimon Merrett (1963) nghiên cứu sâu về cơ quan sinh dục ở
nhện đực của họ Linyphiidae (Nguyễn Trần Thụy Thanh Mai, 2006)
Nghiên cứu đặc tính sinh học của loài Cheiracanthium melanostoma,
Sebastian (2002) đã kết luận: thời gian phát triển qua các tuổi của nhện đực là
163-200 ngày, của nhện cái là 226 – 299 ngày
Li DQ (2002) đã tìm hiểu hoạt động giao tiếp của các loài nhện nhảy và cho rằng mọi tín hiệu nhện truyền đạt cho nhau được thực hiện qua đôi chân xúc giác
Theo kết quả nghiên cứu của Proszynski (2003) các loài thuộc họ nhện nhảy thường giao phối vào buổi sáng, khi mặt trời xuất hiện chiếu những tia nắng đầu tiên
Rao et al (1978) tiến hành đánh giá sức ăn của nhện Lycosa cho thấy một ngày chúng có thể tiêu diệt 25 rầy nâu non hoặc 15 rầy trưởng thành Ngoài nhện
Pardosa pseudoannulata ở Ấn Độ cũng đã tiến hành đánh giá khả năng tiêu diệt
con mồi của một số nhện khác đối với rầy nâu (Moham, 1987)
Ngoài các công trình nghiên cứu về khả năng bắt mồi của nhện, còn có các công trình nghiên cứu đánh giá về tương quan số lượng giữa con mồi và nhện Peter A C Ooi (1983) đã đưa ra ngưỡng cân bằng kinh tế của các loài bắt mồi (trong đó có nhện với sâu hại theo tỉ lệ là 1:50) (Bùi Hải Sơn, 1995)
Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật tới nhện bắt mồi trên ruộng lúa Wang (1988) cho rằng: nhện rất mẫn cảm với thuốc hóa học trừ sâu, mức độ mẫn cảm khác nhau với từng loại thuốc, số lần sử dụng và biện pháp phun rải (Bùi Hải Sơn, 1995)
Trong tự nhiên, các yếu tố ngoại cảnh và con người ảnh hưởng rất nhiều tới
sự phát triển của các loài nhện có tập tính chăng lưới Gió to làm cây đổ, cành gãy hay con người chặt phá rừng và đốt rừng làm mạng nhện bị phá dẫn đến nhện mất nơi cư trú (Davies, 1988)
Trang 21So với các vật liệu tự nhiên và vật liệu nhân tạo thì tơ nhện có độ bền rất vững chắc nên được nghiên cứu sử dụng trong sản xuất vải, áo quân sự và kính chống đạn (Foelix, 1996)
Hiện nay, các nhà nhện học đang từng bước áp dụng các kỹ thuật hiện đại như sinh học phân tử và các tiện ích của công nghệ thông tin để nghiên cứu và tìm hiểu chi tiết về sinh học của nhện như trong các công trình của: Rainer (1996); Catherine (2003); Agnarsson (2004)
Như vậy, có thể thấy rằng các công trình nghiên cứu về thành phần loài, đặc điểm sinh học sinh thái của nhện trên thế giới khá đa dạng và phong phú
3.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Các công trình nghiên cứu nhện ở Việt Nam được tiến hành vào những năm cuối thế kỉ XIX và đến nay đã đạt được một số thành tựu nhất định
3.2.1 Về thành phần loài, khu hệ
Ở Việt Nam, dữ liệu đầu tiên về thành phần loài nhện được biết đến qua các công trình của Simon (1886, 1896, 1903, 1904, 1906, 1908) và Hogg (1922) Tất
cả các loài nhện (bao gồm 20 loài) được phát hiện ở Việt Nam bởi 2 tác giả trên
đều là loài mới cho khoa học (Zabka, 1985)
Các tác giả nước ngoài khác như Ono (1997, 1999, 2000, 2002, 2003), Tu và
Li (2003, 2004) Grismado (2004) cũng có đóng góp thêm cho danh sách khu hệ nhện Việt Nam
Ở Việt Nam trong 5 năm (từ năm 2001 – 2005) Phạm Đình Sắc và cộng sự đã đưa ra danh sách tổng kết được 275 loài, 144 giống thuộc 30 họ nhện ghi nhận ở Việt Nam từ các tài liệu công bố kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học
Nghiên cứu nhện trên cánh đồng lúa ở Việt Nam, Bùi Hải Sơn (1995) đã ghi nhận được 34 loài nhện trên lúa vùng ngoại thành Hà Nội Vào năm 2002, Nguyễn Văn Huỳnh lần đầu tiên công bố 99 loài nhện thiên địch, 49 giống thuộc 16 họ hiện diện trên cây trồng Trên đồng lúa Nghệ An đã phát hiện được 26 loài thuộc 18 giống của 8 họ nhện (Phạm Bình Quyền và cộng sự, 1999) Theo Phạm Văn Lầm
và nhóm nghiên cứu (1997, 2002), cho đến nay đã thu thập và xác định được 52 loài nhện trên đồng lúa ở Việt Nam
Trang 22Zabka (1985) đã ghi nhận được 100 loài nhện nhảy, trong đó có 51 loài và 8 giống mới cho khoa học Phạm Đình Sắc và ctv đã công bố danh sách phân bố của
108 loài nhện nhảy họ Salticidae ở Việt Nam (2004) và đã bổ sung thêm 5 loài nhện nhảy cho khu hệ nhện Việt Nam (2005); Gristian công bố một loài mới cho khoa học thuộc họ Zodaridae
Nghiên cứu nhện trên đậu tương vùng Hà Nội, Trần Đình Chiến (2002) đã ghi nhận được 18 loài thuộc 8 họ nhện Trên cánh đồng đậu tương vụ hè thu tại Hà Tây, Trương Xuân Lam (1998) cũng phát hiện được 18 loài Phạm Đình Sắc và Khuất Đăng Long (2001) đã công bố thành phần loài nhện trên đậu tương tại 3 tỉnh
Hà Nội, Hòa Bình và Bắc Ninh bao gồm 26 loài thuộc 9 họ nhện
Một số công trình nghiên cứu thành phần loài nhện trên cây vải thiều đã được công bố Phạm Đình Sắc và Vũ Quang Côn (2002) đã ghi nhận được 34 loài nhện trên cây vải thiều ở Sóc Sơn - Hà Nội, 29 loài nhện trên cây vải thiều ở Mê Linh-Vĩnh Phúc Thái Trần Bái và ctv (2005) đã phát hiện được 33 loài nhện trên cây vải thiều ở Thanh Hóa - Hải Dương
Khu hệ nhện ở các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam rất ít được nghiên cứu Tại vườn quốc gia Ba Bể, Phạm Đình Sắc (2003) bước đầu đã công
bố danh sách 82 loài thuộc 23 họ nhện Tại vườn quốc gia Cát Bà, Phạm Đình Sắc và Nguyễn Văn Quảng (2007) đã xác định được 37 loài nhện thuộc 30 giống của 10 họ Gần đây nhất, Phạm Đình Sắc và cộng sự (2009, 2010) đã công bố 27 loài nhện mới cho khoa học bao gồm: 6 loài trong hang động và 21 loài tại các vườn quốc gia phía Bắc Việt Nam
Trên đất ngập nước tại vườn quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Trần Thụy Thanh Mai (2006) đã công bố thành phần loài nhện bao gồm 100 loài thuộc 43 giống, 12 họ
Trương Thúy Vân (2013) nghiên cứu về phân bố của nhện ở khu vực núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh Kết quả đã ghi nhận được 32 loài, 27 giống, thuộc 15 họ nhện Đặc biệt đã ghi nhận mới cho khu hệ nhện Việt Nam 7 loài, có 2 loài có thể là loài mới cho khoa học
Trang 23Nghiên cứu nhện mặt đất ở khu Hòa An – Đại học Cần Thơ, Phạm Hữu Khá (2013) đã ghi nhận được 15 loài thuộc 13 giống của 8 họ nhện Trong số 15 loài ghi
nhận được ở khu vực nghiên cứu, có 2 loài Pirata blabakensis và Myrmarachne
formicaria là ghi nhận mới cho khu hệ nhện Việt Nam
Khảo sát thành phần loài nhện ở quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ, Nguyễn Thanh Cần (2013) đã ghi nhận được 25 loài thuộc 22 giống của 12 họ Trong đó có 7 loài là ghi nhận mới cho khu hệ nhện Việt Nam
Kết quả thống kê từ tất cả các công trình đã công bố cho thấy hiện nay Việt Nam
đã ghi nhận được 456 loài thuộc 216 giống của 41 họ nhện (Phạm Đình Sắc, 2011)
3.2.2 Về sinh học, sinh thái học, tập tính và vai trò của nhện
Các nghiên cứu nhện ở Việt Nam về sinh học, sinh thái học và khả năng lợi dụng chúng còn rất ít Trong công trình nghiên cứu tương đối chi tiết về bộ nhện lớn của Thái Trần Bái và ctv (1971) mô tả về đặc điểm hình thái, giải phẫu của lớp nhện và đã phát hiện ghi nhận được ở Việt Nam có khoảng 8 loài nhện phổ biến Tác giả cũng nêu lên mặt lợi của lớp nhện đó là loài động vật rất tích cực trong việc bắt sâu bọ và bảo vệ mùa màng, ngoài ra nó còn là nguồn dược liệu cho con người (Bùi Hải Sơn, 1995)
Nguyễn Văn Huỳnh (1977) cho rằng một trong những thiên địch quan trọng
của rầy nâu hại lúa cần chú ý là nhện Pardosa pseudoannulata (Bùi Hải Sơn, 1995)
Theo Lương Minh Châu (1987) thì nhện Pardosa pseudoannulata xuất hiện
trên ruộng lúa từ đầu vụ, có mặt độ cao nhất sau khi cấy 35 – 50 ngày Nhện
Tetragnatha sp có mật độ cao nhất sau khi cấy 60 – 70 ngày Các thuốc bảo vệ thực
vật ít nhiều đều có ảnh hưởng mật độ nhện (Bùi Hải Sơn, 1995)
Phạm Văn Lầm và ctv (1997) tiến hành nghiên cứu khả năng bắt rầy non tuổi 3 – 4 trong phòng thí nghiệm cho thấy một ngày trung bình một nhện cái mang trứng tiêu diệt 25,5 con rầy non, nhện cái không mang trứng tiêu diệt 12,5 con rầy non và 9,4 con rầy non bị tiêu diệt bởi nhện đực
Nghiên cứu nhện trên cây bông ở Đồng Nai và Ninh Thuận, Vũ Quang Côn (1996) kết luận: nhện ăn thịt có vai trò quan trọng trong việc kìm hãm mật độ sâu
Trang 24hại, đặc biệt là sâu xanh trên cây bông Thuốc hóa học có ảnh hưởng xấu đến mật
độ nhện trên cánh đồng bông
Qua tổng quan tài liệu cho thấy, bộ nhện (Araneae) không chỉ có ý nghĩa trong khoa học mà còn có vai trò vô cùng quan trọng trong nhiều lĩnh vực (y học, nông lâm nghiệp, môi trường, ) Tài nguyên nhện ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng; tuy nhiên, các công bố kết quả nghiên cứu về lớp hình nhện ở Việt Nam nói chung và khu vực ĐBSCL nói riêng còn rất nhiều hạn chế Vì vậy các nghiên cứu
về khu hệ bổ sung thành phần loài và sinh học sinh thái là việc làm cần thiết
4 Lịch sử hình thành và điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu
Núi Cấm hay Thiên Cấm Sơn là ngọn núi cao nhất trong dãy Thất Sơn hùng
vĩ với độ cao khoảng 705 m so với mặt nước biển; thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang Núi có diện tích tự nhiên là 2237,4 ha, dân số đang sinh sống khoảng 3000 người với hơn 600 hộ (theo cổng thông tin điện tử huyện Tịnh Biên,
ủy ban nhân dân xã An Hảo; 2012)
Trước năm 1975, Núi Cấm thuộc ấp An Bình, xã An Hảo Đến năm 1998 địa giới hành chính xã An Hảo được điều chỉnh Ấp An Bình (Núi Cấm) được chia thành 5 ấp là: Vồ Đầu, Vồ Thiên Tuế, Vồ Bà, Rau Tần và Tà Lọt Trong đó, Vồ Thiên Tuế có diện tích lớn nhất và dân cư tập trung đông nhất (Lịch sử đảng bộ xã
An Hảo, 2012)
Vồ Thiên Tuế nằm về phía đông Núi Cấm, cách trung tâm hành chính xã An Hảo khoảng 7 Km, có độ cao trung bình khoảng 541 m, địa hình khá phức tạp có nhiều đồi dốc, hang đá, khe suối, có nơi lại khá bằng phẳng Hướng đông giáp ấp
An Hòa, tây giáp ấp Rau Tần, nam giáp ấp Vồ Bà, bắc giáp ấp Vồ Đầu (theo ủy ban nhân dân xã An Hảo, 2013)
Vồ Thiên Tuế - Núi Cấm nói riêng và tỉnh An Giang nói chung chịu ảnh hưởng bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa; có hai mùa mưa, nắng rõ rệt Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong mùa khô chỉ hơn kém nhau khoảng 1,5°C đến 3°C; còn trong các tháng mùa mưa chỉ vào khoảng trên dưới 1°C Nhiệt độ cao nhất năm thường xuất hiện vào tháng 4, dao động trong khoảng 36°C - 38°C; nhiệt độ thấp nhất năm thường xuất hiện vào tháng 10 dưới 18° Mùa mưa thường bắt đầu
Trang 25vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 11 Tổng lượng mưa mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa năm (theo cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang)
Về hệ sinh thái, khu vực Vồ Thiên Tuế - Núi Cấm nhìn chung thay đổi qua các thời kì (Lịch sử đảng bộ xã An hảo, 2012):
- Trước năm 1975 thời kì kháng chiến chống Mỹ, Núi Cấm là khu căn cứ cách mạng rất ít người dân sinh sống, khai thác nên hệ sinh thái nơi đây rất phong phú, đa dạng
- Giai đoạn sau năm 1975 đến năm 1990 do đời sống kinh tế khó khăn nhiều người dân đến đây sinh sống khai phá đất rừng để trồng trọt, chặt cây đốt than khai thác bừa bãi, môi trường bị tàn phá xuất hiện nhiều vùng đất trọc, đồi hoang
hệ sinh thái chịu sự tác động mạnh của con người
- Từ năm 1990 đến nay thực hiện chương trình 327 của chính phủ về phủ xanh đất trống, đồi trọc cải tạo môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu, các ngành và nhân dân xã An Hảo đã trồng hàng trăm ngàn cây xanh các loại từng bước phủ xanh đất trống, đồi trọc
Hình 11: Vị trí địa lý xã An Hảo
(Theo: http://tinhbien.angiang.gov.vn/ )
Trang 26CHƯƠNG III
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Phương tiện
- Phanh mềm, phanh cứng, chổi lông, ống hút, kim giải phẫu
- Bẫy hố, túi vải, cốc nhựa, lọ thủy tinh, đĩa petri
- Cồn 70o, formol 2 %, ethylen glycol, nước
- Kính lúp camera, kính hiển vi, máy ảnh, máy vi tính
- Các khóa phân loại và định danh nhện: R.Jocque (2007); Carl T Kloock (2012); A.S Dippenaar-Schoeman (2007); Levi H.W and D.E Randolph (1975)
2 Đối tượng nghiên cứu, địa điểm và thời gian thu mẫu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nhóm nhện sống lang thang trên mặt đất; sống trên tầng lá rác, thảm mục; đào hang dưới đất và gốc cây, hốc đá
2.2 Địa điểm và thời gian thu mẫu
Nghiên cứu được thực hiện tại Vồ Thiên Tuế, Núi Cấm, tỉnh An Giang Dựa vào đặc điểm khu vực nghiên cứu và mức độ nhân tác mà chúng tôi tiến hành thu mẫu tại 3 sinh cảnh phổ biến như sau:
- Rừng tự nhiên: rừng rậm rạp, thảm mục dày, chủ yếu là các loại cây thân
gỗ Địa hình tương đối dốc và hiểm trở, ít chịu tác động của con người Các điểm thu mẫu có độ cao lần lượt là: 423m (10°30'18.2988"N, 105°0'23.9004"E), 424m (10°30'20.5992"N, 105°0'25.0992"E), 438m (10°30'19.1016"N, 105°0' 21.8988"E)
- Rừng trồng: có địa hình bằng phẳng, tầng lá rác và thảm mục tương đối dày, trồng chủ yếu là các loại cây như: Sao, Dầu, Tóc Độ cao của các điểm thu mẫu cụ thể như sau: 425m (10°30'15.9984"N, 105°0'13.3992"E), 434m (10°30'12.7008"N, 105°0'13.2984"E), 436m (10°30'14.1012"N, 105°0'14.6988"E)
- Vườn tạp: vườn rậm, trồng hỗn tạp nhiều loại cây ăn trái: mít, dâu, hồng quân chịu tác động trực tiếp của con người Các điểm thu mẫu có độ cao như sau:
Trang 27484m (10°30'2.3004"N, 104°59'21.9984"E), 488m (10°30'4.2012"N, 104°59' 22.2"E), 490m (10°30'2.3004"N, 104°59'23.3016"E)
Thời gian thu mẫu được tiến hành từ tháng 7/2013 đến tháng 1/2014, chia làm 4 đợt: 2 đợt mùa mưa và 2 đợt mùa khô, mỗi đợt thu kéo dài liên tục 3 ngày
Hình 12: Bản đồ các điểm thu mẫu
Trang 283 Phương pháp thu mẫu
Các phương pháp thu mẫu được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài dựa trên phương pháp của Curtis (1980) và Millar (2000):
- Phương pháp quan sát bắt tay: phương pháp này sử dụng đối với tất cả các nhóm nhện, được tiến hành trên một đơn vị diện tích cố định Nhện thu thập chủ yếu bằng tay và sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như: ống hút, chổi lông, phanh mềm,
hủ chứa
- Phương pháp rây rác (Sieving): phương pháp này dùng để nghiên cứu nhóm nhện sống trong tầng lá rác Thu gom lá rác trên mặt đất bằng cách gom chúng thật nhanh vào rây rồi lắc khoảng 20 lần, nhện sẽ rơi từ lá rác xuống rây, dùng phanh mềm hay bút lông để thu bắt nhện Sau khi bắt tay phần rác ở mỗi điểm rây sẽ được cho vào túi vải đánh số thứ tự, ghi chú sinh cảnh thu, điểm thu Các rác đem về được cho vào túi lọc treo lên trong 3 ngày để thu số nhện còn sót
Trang 29lại Thu mẫu ở 3 sinh cảnh, mỗi sinh cảnh có 3 điểm lặp lại, tiến hành thu mẫu trong 1 giờ tại mỗi điểm
- Phương pháp sử dụng bẫy hố (Pitfall trap): phương pháp này để nghiên cứu nhóm nhện sống lang thang trên mặt đất Bẫy hố cấu tạo gồm 2 cốc nhựa, cốc nhựa ngoài (kích thước 8cm x 14cm) được chôn ngập xuống đất sao cho bề mặt cốc nhựa bằng với bề mặt nền đất Cốc trong được lồng vào trong cốc ngoài, trong cốc nhựa này cho 100ml dung dịch hỗn hợp gồm cồn 95%, nước và ethylen glycol theo tỷ lệ 70:15:15 Bẫy hố được đặt ở nơi bằng phẳng, cách đường đi ít nhất 10 mét Bẫy được đặt ở 3 sinh cảnh, mỗi sinh cảnh có 3 điểm lặp lại, mỗi điểm đặt 5 cốc nhựa, các cốc nhựa đặt cách nhau 2 mét Bẫy được đặt trong 1 tháng cho mỗi mùa và thu mẫu 5 ngày 1 lần
4 Phương pháp xử lí và bảo quản mẫu
Cơ thể nhện mềm và phân hủy nhanh vì vậy không thể để khô và ghim giống như côn trùng Thay vào đó, các nhóm nhện có thể đặt trực tiếp vào trong dung dịch cồn làm chúng chết khá nhanh Sau đó bảo quản mẫu trong cồn 70o, các nhãn được viết bằng bút chì đặt chung với mẫu trong cùng một lọ (Astri & John, 2003)
5 Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
Mẫu nhện thu thập tại điểm nghiên cứu được mang về phòng thí nghiệm và
Trang 30tự, sinh cảnh, đợt thu và được lưu trữ tại phòng thí nghiệm Động vật – Bộ môn Sinh – Khoa Sư phạm
- Việc phân loại nhện được tiến hành dựa trên các mẫu nhện trưởng thành, với con đực khi đầu của chân xúc biện phình to rõ ràng, với con cái buồng sinh dục nhìn thấy rõ ràng Đo đếm các chỉ tiêu phân loại để định danh theo các khóa phân loại: R.Jocque (2007); Carl T Kloock (2012); A.S Dippenaar-Schoeman (2007); Levi H.W & D.E Randolph (1975) và các tác giả khác Với sự hỗ trợ của kính hiển vi soi nổi Motic DM 143-FBGG-C, có camera chụp ảnh cùng cổng kết nối máy tính
- Sau đó sẽ ghi nhận số lượng cá thể nhện, mô tả và chụp hình mẫu bằng máy ảnh kỹ thuật số hoặc kính lúp có cổng kết nối với máy tính
- Hoàn tất quá trình định danh, mẫu sẽ được bảo quản và lưu trữ trong các lọ riêng biệt có ghi nhãn đầy đủ
Trang 31CHƯƠNG IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1 Thành phần loài ở khu vực Vồ Thiên Tuế - Núi Cấm
1.1 Danh sách thành phần loài
Qua bốn đợt khảo sát và thu mẫu nhện tại Vồ Thiên Tuế - Núi Cấm, kết quả
đã phân tích được 1867 cá thể, ghi nhận được 26 loài nhện, thuộc 20 giống, 14 họ, trong ba kiểu sinh cảnh chính: Rừng tự nhiên, rừng trồng, vườn tạp (bảng 1)
Bảng 1: Thành phần loài và số lượng cá thể nhện thu tại Vồ Thiên Tuế - Núi Cấm
Clubiona bachmaensis Ono, 2009 Castianeira inquinata (Thorell, 1890) Oedignatha jocquei
Deeleman – Reinhold, 2001
Oedignatha sima Simon, 1886 Ctenus captiosus Gertsch, 1935, (*) Ctenus sp
Latouchia batuensis Roewer, 1962, (*) Ummeliata insecticep
Bösenberg et Strand, 1906
Hippasa holmerae Thorel, 1895 Pardosa lugubris (Walckenaer, 1802), (*) Pardosa sp.1
Trang 32(*): Loài nhện ghi nhận mới cho khu hệ Việt Nam
1.2 Sự đa dạng thành phần loài nhện ở Vồ Thiên Tuế - Núi Cấm
Trong tổng số 26 loài nhện ghi nhận được ở Vồ Thiên - Tuế Núi Cấm, 19 loài được nhận diện đến mức loài, 6 loài được nhận diện đến mức giống và 1 loài được nhận diện đến mức họ Họ Lycosidae có số loài nhện chỉ nhận diện đến mức giống chiếm 3 loài
Họ Lycosidae có 2 giống và 5 loài, cao nhất trong tổng số 26 loài chiếm tỉ lệ 19,2% Họ Araneidae, Corinnidae mỗi họ chiếm tỉ lệ 11,5 % với 2 giống, 3 loài đứng hàng thứ hai Tiếp đến là các họ Amaurobiidae, Salticidae, Theraphosidae đều thu được 2 giống, 2 loài chiếm tỉ lệ 7,7 %; riêng họ Ctenidae thu được 1 giống,
Hình 15: Số giống, số loài các họ nhện thu được ở Vồ Thiên Tuế
Trang 332 loài (chiếm 7,7 %) Các họ còn lại như: Barychelidae, Clubionidae, Ctenizidae, Lyniphiidae, Oonopidae, Sparassidae, Stenochilidae mỗi họ chỉ thu được 1 giống, 1 loài (hình 15)
Trong 20 giống nhện thu được thì giống Pardosa có 4 loài, cao nhất trong tổng số 20 giống Giống Neoscona, Oedignatha, Ctenus có 2 loài đứng hàng thứ hai Các giống còn lại mỗi giống chỉ có một loài
Tổng số cá thể nhện thu được ở Vồ Thiên Tuế - Núi Cấm là 1867 cá thể từ tháng 7/2013 đến tháng 1/2014 So sánh số cá thể nhện thu được giữa các họ cho thấy họ Lycosidae có số lượng cá thể cao nhất chiếm 50,56% (hình 16) Số lượng
cá thể giữa các giống, loài cũng có sự chênh lệch cao như: Neoscona nautica,
Plexippus paykuli, Haplopelma vonwirthi chỉ thu được 2 cá thể trong suốt quá trình
thu mẫu Trong khi đó, Pardosa lugubris thu được 237 cá thể, Ummeliata
insecticep thu được 443 cá thể, cao nhất là Pardosa sp.3 thu được 453 cá thể
So sánh với danh sách thống kê các loài nhện ở Việt Nam từ năm 1837 đến năm 2011 của Phạm Đình Sắc và ctv., 2013; thì trong tổng số 26 loài thu được tại
Vồ Thiên Tuế - Núi Cấm có 5 loài nhện ghi nhận mới cho khu hệ nhện Việt Nam
bao gồm: Typ.1, Ctenus captiosus, Latouchia batuensis, Pardosa lugubris,
Epectris apicalis
Hình 16: Tỷ lệ phần trăm số lượng cá thể của các họ ghi nhận được tại Vồ Thiên Tuế
Trang 341.3 Sự phân bố của nhện theo sinh cảnh ở Vồ Thiên Tuế - Núi Cấm
Kết quả về sự phân bố của nhện ở ba sinh cảnh điển hình tại khu vực nghiên
cứu được thể hiện trong bảng 2
Bảng 2: Phân bố các loài nhện theo sinh cảnh tại Vồ Thiên Tuế - Núi Cấm
sinh cảnh
Rừng
tự nhiên
Rừng trồng
Vườn tạp
Trang 35Heteropoda venatoria, Pardosa sp.3, Ummeliata insecticep Xét về số họ nhện thì
15
Trang 36rừng tự nhiên có số họ xuất hiện đầy đủ nhất (14 họ), họ có số lượng loài cao nhất
ở sinh cảnh này là họ Lycosidae
- Sinh cảnh rừng trồng: với 20 loài, 15 giống, 12 họ chiếm 76,9% số loài ghi nhận được Tổng số cá thể thu được tại sinh cảnh này là 674 cá thể, đây là sinh cảnh
có số lượng cá thể thu được nhiều nhất (chiếm 36,1%) Tuy nhiên, ở sinh cảnh này giống Pardosa lại chiếm ưu thế vượt trội về số lượng loài (4 loài) và số lượng cá thể chiếm 64,4% số cá thể thu được Trong sinh thái học, việc có quá nhiều cá thể của một giống loài nào đó quần tụ trên một địa điểm hay khu vực sẽ làm thu hẹp không gian sống cũng như giảm sức cạnh tranh của nhiều giống loài khác (Trần Thụy Thanh Mai, 2006) Giống Pardosa có quá nhiều cá thể quần tụ đã làm cho các giống loài nhện khác khả năng cạnh tranh kém hơn phải di cư sang các vùng khác để sinh sống, vì thế
mà số lượng cá thể của các giống loài khác cũng giảm
- Sinh cảnh vườn tạp: thành phần loài nhện được ghi nhận ở sinh cảnh này
là 20 loài, 15 giống, 13 họ chiếm 76,9% tổng số loài ghi nhận được Là sinh cảnh
có số lượng cá thể thu được ít nhất trong khu vực nghiên cứu với 553 cá thể, chiếm 29,6% tổng số cá thể thu được Sinh cảnh này chịu sự tác động trực tiếp của con người và các loại thuốc hóa học Theo Davies (1988) thì trong tự nhiên các yếu tố ngoại cảnh và con người ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của các loài nhện có tập tính chăn lưới Chen và Gao (1990) cũng đã chỉ rõ: việc sử dụng thuốc trừ sâu trên các vườn cây ăn trái làm giảm đáng kể số lượng nhện sống trên đó; nhện rất mẫn cảm với thuốc hóa học, thuốc hóa học là nhân tố xua đuổi nhện ra khỏi nơi hoạt động và cư trú Vì vậy mà số lượng cá thể thu được ở sinh cảnh này thấp nhất trong khu vực nghiên cứu
- Số họ nhện ghi nhận được ở cả ba sinh cảnh nghiên cứu là 11 họ: Amaurobiidae, Araneidae, Clubionidae, Corinnidae, Ctenizidae, Linyphiidae, Lycosidae, Oonopidae, Sparassidae, Stenochilidae, Theraphosidae Họ Lycosidae chiếm ưu thế về số lượng loài và số lượng cá thể ở ba sinh cảnh
- Các loài như: Draconarius pseudoclavellatus, Plexippus paykuli chỉ phát
hiện được ở sinh cảnh rừng tự nhiên Trong khi đó những loài chỉ gặp ở sinh cảnh
Trang 37vườn tạp là: Harmochirus zabkai, Haplopelma vonwirthi Neoscona nautica là loài
chỉ ghi nhận được ở sinh cảnh rừng trồng
Dựa vào danh sách các loài nhện đã ghi nhận được tại khu vực nghiên cứu
có thể đánh giá về sự phân bố của các họ nhện theo sinh cảnh qua bảng 3
Bảng 3: Số lượng loài nhện của các họ nhện thu được tại ba sinh cảnh
Rừng tự nhiên
Trang 38Tóm lại, giữa các sinh cảnh có sự khác biệt về thành phần loài và số lượng
cá thể của các loài Sự khác nhau đó là do điều kiện ngoại cảnh, mức độ nhân tác
và đặc điểm phân bố của từng loài Trong đó do ít chịu tác động của con người mà sinh cảnh rừng tự nhiên có thành phần loài phong phú nhất Trong khi đó sinh cảnh rừng trồng lại số lượng cá thể thu được nhiều nhất trong khu vực nghiên cứu Sinh cảnh vườn tạp có số lượng cá thể thu được thấp nhất do chịu tác động trực tiếp của con người và điều kiện canh tác tại sinh cảnh
1.4 Sự phân bố của nhện theo mùa ở Vồ Thiên Tuế - Núi Cấm
Qua hai đợt khảo sát nhện (mùa mưa và mùa khô) tại khu vực nghiên cứu chúng tôi đánh giá sự phân bố của nhện theo mùa qua bảng 4
Bảng 4: Phân bố của nhện theo mùa (mùa mưa – mùa khô) tại khu vực Vồ Thiên
Tuế - Núi Cấm
thu đƣợc
Mùa mưa
Mùa khô
Deeleman – Reinhold, 2001
Oedignatha sima Simon, 1886 Ctenus captiosus Gertsch, 1935, (*) Ctenus sp
Latouchia batuensis Roewer, 1962, (*)
Trang 39Bảng 5: Số cá thể - số loài – số họ ở ba sinh cảnh qua 2 đợt thu mẫu
14
Trang 40các sinh cảnh với nhau qua 2 mùa thu mẫu chúng tôi cũng nhận thấy rằng vào mùa mưa nhện xuất hiện với kích thước quần thể lớn hơn rất nhiều so với mùa khô
Do vào mùa khô độ ẩm xuống thấp, tầng thảm mục là nguồn thức ăn của các loài động vật nhỏ ăn xác bã hữu cơ gần như cạn kiệt vì thế mà số lượng và thành phần loài của các nhóm động vật này cũng giảm đi Việc này kéo theo sự giảm sút các nhóm động vật ăn thịt và săn mồi như nhện Mùa mưa điều kiện sống thuận lợi hơn, các loài thực vật thường phát triển tốt hơn, nguồn xác bã hữu cơ vì thế cũng nhiều hơn Nguồn thức ăn cho các nhóm loài động vật phong phú hơn vì thế mà thành phần loài nhện cũng tăng lên
Số loài nhện xuất hiện ở cả 2 mùa là 17 loài, trong đó thì các loài như:
Castianeira inquinata, Ummeliata insecticep, Pardosa sp.1, Phogiellus sp không
có sự chêch lệch nhiều về số lượng cá thể ở 2 mùa thu mẫu Bên cạnh đó thì một số
loài như: Coelotes furvus, Oedignatha jocquei, Colopea virgata lại có số lượng cá
thể thu được ở mùa khô cao hơn so với mùa mưa
Thành phần loài nhện chỉ xuất hiện vào mùa khô: Draconarius
pseudoclavellatus, Cyclosa sp., Epectris apicalis Trong khi đó thành phần loài
Hình 18: Tỉ lệ % số cá thể - số loài – số họ qua hai mùa thu mẫu