Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 56 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
56
Dung lượng
1,35 MB
Nội dung
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƢ PHẠM
BỘ MÔN SƢ PHẠM VẬT LÝ
PHÓNG XẠ XUNG QUANH CHÚNG TA
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: SƢ PHẠM VẬT LÝ
Giáo viên hƣớng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Ths.GVC. Hoàng Xuân Dinh Võ Thị Tố Uyên
Mã số SV: 1100272
Lớp: Sƣ phạm Vật Lý
Khóa: 36
Cần Thơ, năm 2013
LỜI CẢM ƠN
Những năm tháng trên giảng đường Đại học Cần Thơ là những năm tháng vô cùng
quý báu và quan trọng đối với tôi. Các Thầy Cô đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến
thức quý giá làm nền tảng để tôi bước trên con đường giảng dạy sau này.
Sau thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và được sự giúp đỡ của các Thầy Cô, gia đình
và bạn bè tôi đã hoàn thành luận văn của mình.
ới l ng k nh trọng và biết ơn s u s c, tôi in được bày t lời cảm ơn ch n thành
nhất đến quý Thầy Cô và tập thể lớp Sư phạm ật Lý khóa 36 đã luôn bên cạnh để ủng
hộ và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này. Đặc biệt tôi in cảm ơn thầy Hoàng Xu n
Dinh đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá
trình thực hiện luận văn, con in cảm ơn cha m và mọi người trong gia đình đã tạo điều
kiện vật chất cũng như tinh thần trong suốt những năm học qua.
Dù bản than đã có nhiều cố g ng nhưng ch c ch n bài không tránh kh i những sai
sót, rất mong nhận được sự đóng góp của quý Thầy Cô và các bạn để luận văn được hoàn
chỉnh hơn.
Xin k nh chúc quý Thầy cô và toàn thể các bạn lớp Sư phạm ật Lý khóa 36 lời
chúc sức kh e và luôn thành công trên con đường giảng dạy, học tập của mình.
MỤC LỤC
Phần MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................... 1
2. Mục đích của đề tài ..................................................................................................... 1
3. Giới hạn của đề tài ...................................................................................................... 1
4. Phương pháp và phương tiện thực hiện ...................................................................... 1
5. Các bước thực hiện ..................................................................................................... 2
Phần NỘI DUNG .......................................................................................................... 3
Chương 1: NGUỒN PHÓNG XẠ .................................................................................. 3
1.1. Nguồn phóng xạ tự nhiên ......................................................................................... 3
1.1.1. Các tia vũ trụ ......................................................................................................... 3
1.1.1.1. Các tia vũ trụ sơ cấp........................................................................................... 3
1.1.1.2. Tia vũ trụ thứ cấp ............................................................................................... 5
1.1.2. Các nhân phóng xạ trong vỏ Trái Đất ................................................................... 7
1.1.2.1. Các họ phóng xạ................................................................................................. 7
1.1.2.2. Các hạt nhân phóng xạ với số nguyên tử thấp ................................................. 12
1.2. Nguồn phóng xạ nhân tạo ...................................................................................... 13
1.2.1. Các nguồn phóng xạ alpha, beta và gamma........................................................ 13
1.2.2. Các nguồn phóng xạ phát neutron ...................................................................... 14
1.2.2.1. Nguồn neutron theo phản ứng (α, n) ................................................................ 14
1.2.2.2. Nguồn neutron theo phản ứng (γ, n) ................................................................ 15
Chương 2: PHÓNG XẠ XUNG QUANH CHÚNG TA .............................................. 17
2.1. Độ phóng xạ trung bình trong nước ....................................................................... 17
2.1.1. Độ phóng xạ trong nước sông ............................................................................. 17
2.1.2. Độ phóng xạ trong nước mưa ............................................................................. 18
2.1.2.1. Độ phóng xạ trong nước mưa ở Hungari ......................................................... 18
2.1.2.2. Độ phóng xạ trong nước mưa ở Mỹ................................................................. 19
2.1.2.3. Độ phóng xạ trong nước mưa ở Việt Nam ...................................................... 20
2.1.3. Độ phóng xạ trong nước sinh hoạt ...................................................................... 20
2.1.4. Độ phóng xạ trong nước từ đất (nước ngầm) ..................................................... 21
2.1.5. Độ phóng xạ trong nước biển ở Việt Nam.......................................................... 22
2.2. Độ phóng xạ trung bình trong không khí .............................................................. 23
2.2.1. Sự phát tán phóng xạ trong không khí ............................................................... 23
2.2.2. Các bức xạ có nguồn gốc từ đất ......................................................................... 24
2.2.2.1. Hoạt độ phóng xạ ............................................................................................ 24
2.2.2.2. Liều nhận được trong không khí ..................................................................... 25
2.2.2.3. Năng lượng alpha thế ...................................................................................... 25
2.2.3. Các bức xạ có nguồn gốc nhân tạo .................................................................... 25
2.2.3.1. Sự nhiễm bẩn tổng quát từ các vụ nổ thử nghiệm vũ khí hạt nhân ................ 26
2.2.3.2. Các nhà máy sản xuất nhiên liệu hạt nhân ...................................................... 26
2.2.3.3. Sự giải phóng chất phóng xạ từ các lò phản ứng vào không khí .................... 26
2.2.4. Phóng xạ trong không khí tại một số nước Châu Á ............................................ 26
2.3. Độ phóng xạ trong đất .......................................................................................... 27
2.3.1. Độ phóng xạ trong đất phù sa ............................................................................. 28
2.3.2. Ảnh hưởng của chất phóng xạ lên môi trường đất ............................................ 30
2.3.3. Phát hiện phóng xạ trong đất tại Nhật Bản ........................................................ 30
2.4. Độ phóng xạ trung bình trong các mẫu dinh dưỡng và cây .................................. 31
2.4.1. Phát hiện phóng xạ trong lá cây ở Việt Nam ..................................................... 33
2.4.2. Phóng xạ trong nước uống và sữa siêu sạch ở Mỹ ............................................ 33
2.4.3. Phóng xạ trong sữa Meiji ở Nhật Bản ............................................................... 33
2.5. Độ phóng xạ trong thủy sinh vật ............................................................................ 34
2.5.1. Độ phóng xạ trong cá ở sông Đanuýp của Hungari ........................................... 34
2.5.2. Độ phóng xạ trong hải sản ở Nhật bản .............................................................. 35
2.5.3. Độ phóng xạ trong rong, rêu và tảo .................................................................... 36
2.6. Độ phóng xạ trong vật liệu xây dựng ................................................................... 37
2.6.1. Liều hiệu dụng trong nhà và tiêu chuẩn an toàn bức xạ đối với vật liệu xây dựng
....................................................................................................................................... 39
2.6.1.1. Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn .................................................................. 39
2.6.1.2. Tiêu chuẩn theo liều hiệu dụng chiếu ngoài ................................................... 39
2.6.1.3. Tiêu chuẩn theo chỉ số hoạt độ chiếu ngoài và chiếu trong ............................ 40
2.6.1.4. Tiêu chuẩn đối với vật liệu khối và vật liệu lát bề mặt ................................... 41
2.7. Độ phóng xạ trong cơ thể người ........................................................................... 42
2.7.1. Độ phóng xạ trung bình trong cơ thể người ....................................................... 42
2.7.2. Phơi nhiễm phóng xạ và mức độ ảnh hưởng đến cơ thể con người .................. 44
2.7.3. Con người có thể nhiễm phóng xạ khi bay ........................................................ 46
2.8. Độ phóng xạ trong thuốc lá ................................................................................... 46
Phần KẾT LUẬN ............................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 51
Phần MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Loài người không bao giờ quên khi hai quả bom nguyên tử lần đầu tiên ném
xuống hai thành phố Nagasaki và Hiroshima (Nhật Bản) vào tháng 8 năm 1945. Hậu quả
của việc nổ bom nguyên tử này đã sản sinh ra những tia phóng xạ gây nguy hiểm cho con
người và những sinh vật khác trong một thời gian dài.
Trong môi trường sinh sống của chúng ta, đâu đâu cũng có chất phóng xạ. Trên
thực tế, sinh hoạt của loài người chưa bao giờ xa rời chất phóng xạ, chủ yếu là chất
phóng xạ tự nhiên gồm có: phóng xạ từ vũ trụ, mặt đất và kiến trúc cũng như chất phóng
xạ ngay trong cơ thể con người.
Phóng xạ nhân tạo gồm: phóng xạ trong chuẩn đoán và điều trị bằng tia xạ như
chiếu X quang, chụp cộng hưởng từ, dược phẩm phóng xạ, phế thải phóng xạ, hạt bụi vũ
khí hạt nhân sau khi bị nổ, tia xạ của lò phản ứng hạt nhân, máy gia tốc…
Trên thực tế, rất nhiều hoạt động của con người không thể tách rời với chất phóng
xạ, ví dụ như lượng tia xạ trong không khí, thực phẩm và nước uống cần thiết cho sự
sống. Với những lý do trên chúng ta cần quan tâm hơn về phóng xạ đặc biệt là phóng xạ
ngay xung quanh chúng ta. Vì thế tôi chọn đề tài “Phóng xạ xung quanh chúng ta” làm
luận văn tốt nghiệp cho mình.
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Tìm hiểu phóng xạ ở xung quanh chúng ta và biết được tầm ảnh hưởng của chúng
đối với con người cũng như môi trường và các sinh vật khác.
3. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Trong khuôn khổ của đề tài này chúng ta chỉ nghiên cứu về phóng xạ trong một số
mẫu môi trường như: nước, đất, không khí, chất dinh dưỡng, thực vật, động vật (cá), vật
liệu xây dựng, thuốc lá và cơ thể con người qua các tài liệu sách vở, báo chí và internet.
4. PHƢƠNG PHÁP VÀ PHƢƠNG TIỆN THỰC HIỆN
Đề tài được thực hiện bằng phương pháp tổng hợp các tài liệu từ sách, báo,
internet,…
1
5. CÁC BƢỚC THỰC HIỆN
Bước 1: Nhận đề tài.
Bước 2: Tìm, nghiên cứu tài liệu và viết đề cương.
Bước 3: Viết luận văn.
Bước 4: Nộp luận văn và trao đổi với giáo viên hướng dẫn.
Bước 5: Chỉnh sửa và hoàn tất luận văn.
Bước 6: Báo cáo luận văn.
2
Phần NỘI DUNG
Chƣơng 1: NGUỒN PHÓNG XẠ
Nguồn phóng xạ được chia thành hai loại, gồm nguồn phóng xạ tự nhiên (natural
radioactive source) và nguồn phóng xạ nhân tạo (artificial radioactive source). Nguồn
phóng xạ tự nhiên là các chất đồng vị phóng xạ có sẵn trong tự nhiên (trong đất, trong
nước và trong bầu khí quyển). Còn phóng xạ nhân tạo do con người chế tạo ra bằng cách
cho các phản ứng xảy ra trong lò phản ứng hạt nhân hay máy gia tốc. Phóng xạ tự nhiên
và phóng xạ nhân tạo đã tạo ra chất phóng xạ khắp mọi nơi. Các hạt nhân được tạo thành
theo các cách khác nhau, thậm chí các loại liên kết hóa học khác nhau cũng làm thay đổi
bản chất của chúng, và do đó tính chất của mỗi dãy phóng xạ cũng khác nhau.
1.1 NGUỒN PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN
Nguồn phóng xạ tự nhiên gồm các chất phóng xạ có nguồn gốc bên ngoài Trái Đất
như các tia vũ trụ và các chất phóng xạ có nguồn gốc từ Trái Đất như các nhân phóng xạ
có trong đất, đá, trong khí quyển, trong nước. Dưới đây trình bày hai nguồn phóng xạ tự
nhiên nói trên.
1.1.1 Các tia vũ trụ
Các bức xạ proton, alpha,… năng lượng cao rơi vào khí quyển Trái Đất từ không
gian bên ngoài gọi là các tia vũ trụ. Tia vũ trụ có năng lượng cỡ từ hàng chục MeV đến
1020 eV hay cao hơn. Trên đường đi đến mặt đất, tia vũ trụ xuyên qua lớp vật chất dày
khoảng 103 g/cm2 của khí quyển và do tương tác với vật chất nên thành phần các bức xạ
khác với tia vũ trụ nguyên thủy. Tia vũ trụ nguyên thủy gọi là tia vũ trụ sơ cấp còn bức xạ
sinh ra do tia vũ trụ sơ cấp tương tác với bầu khí quyển gọi là tia vũ trụ thứ cấp.
Các tia vũ trụ sơ cấp gồm hai thành phần là thành phần thiên hà, chúng được sinh
ra từ các vật thể vũ trụ rất xa Trái Đất, và thành phần Mặt Trời, sinh ra từ các vụ nổ Mặt
Trời. Thành phần thiên hà gồm 79% các proton năng lượng cao, 20% các hạt alpha và
các hạt ion nặng hơn, phần còn lại là các electron, photon, neutron,… Thành phần Mặt
Trời gồm các proton và hạt alpha với năng lượng tương đối thấp, vào khoảng ≤ 400
MeV và có cường độ rất lớn ≈ 106-107 hạt/cm2.s. Cũng có những trường hợp đặc biệt,
chúng có năng lượng một vài GeV.
1.1.1.1 Các tia vũ trụ sơ cấp
Thành phần các tia vũ trụ sơ cấp
Các tia vũ trụ sơ cấp đẳng hướng và không đổi theo thời gian với cường độ
khoảng 2-4 hạt/cm2.s. Các tia vũ trụ sơ cấp được chia thành các nhóm như sau: Nhóm p
gồm proton, deutron và triton; nhóm α gồm alpha và 2He3; nhóm các hạt nhân nhẹ gồm
lithium, beryllium và boron (Z = 3-5); nhóm các hạt nhân trung bình gồm carbon,
oxygen, nitrogen và fluorine (Z = 6-9); nhóm hạt nhân nặng gồm các hạt nhân với Z ≥
3
10; nhóm hạt nhân rất nặng gồm các hạt nhân với Z ≥ 20 và nhóm hạt nhân siêu nặng
gồm các hạt nhân với Z ≥30. Các tính chất của các nhóm tia vũ trụ sơ cấp được trình bày
trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Thành phần hóa học của các tia vũ trụ sơ cấp. N/Nnặng là tỉ số giữa số hạt của
nhóm xem xét so với số hạt của nhóm hạt nặng. Hai cột cuối cùng ứng với các số liệu
thực nghiệm khác nhau.
Nhóm hạt
nhân
Z
P
1
650
3360
6830
α
2
47
258
1040
Nhẹ
3-5
1,0
10-5
10-5
Trung bình
6-9
3,3
2,64
10,1
Nặng
≥10
1
1
1
Rất nặng
≥20
0,26
0,06
0,05
Siêu nặng
≥30
≈0,3.10-4
0,6.10-5
N/Nnặng trong tia
vũ trụ sơ cấp
Giá trị trung bình của N/Nnặng
trong vũ trụ
Từ bảng 1.1 ta thấy rằng các tia vũ trụ sơ cấp, cũng giống như tất cả vật chất nói
chung, chủ yếu gồm các hạt proton và alpha, nhưng trong vật chất vũ trụ số hạt proton và
alpha gấp 3600 đến 8000 lần lớn hơn số hạt nhân nặng, trong lúc tỉ số này đối với tia vũ
trụ chỉ vào khoảng 700. Tuy nhiên, ngược lại, thành phần các hạt nhân rất nặng và đặc
biệt các hạt nhân nhẹ trong tia vũ trụ lớn hơn rất nhiều so với trong vật chất vũ trụ.
Ảnh hưởng của từ trường Trái Đất lên tia vũ trụ sơ cấp
Từ trường Trái Đất và từ trường trong không gian giữa các hành tinh có ảnh
hưởng đến tia vũ trụ sơ cấp. Ta hãy xét ảnh hưởng của từ trường Trái Đất.
Thứ nhất, từ trường Trái Đất cản trở các hạt năng lượng thấp đi vào Trái Đất.
Chẳng hạn, một hạt proton chuyển động trong lưỡng cực từ của Trái Đất thì động lượng
tối thiểu của nó bằng pmin để có thể bay vào khí quyển dưới góc θ so với vĩ tuyến địa từ λ
được xác định bởi công thức:
pmin 59,3
cos 4
( 1 cos . cos 3 1)2
GeV / c
(1.1)
Ở vĩ tuyến λ = 00, tức là ở xích đạo, động lượng tối thiểu để proton bay vào bầu
khí quyển bằng pmin= 15GeV/c. Tại cực của từ trường, tức là tại vĩ tuyến λ= 900, proton
có thể bay vào bầu khí quyển với động lượng bất kỳ vì pmin= 0.
4
Do động lượng của hạt tích điện bị hạn chế theo công thức (1.1) nên cường độ tia
vũ trụ sơ cấp phụ thuộc vào vĩ độ, gọi là hiệu ứng vĩ độ. Chẳng hạn, cường độ của tia vũ
trụ sơ cấp ở độ cao 10 km tại cực I(900) và tại xích đạo I(00) khác nhau như sau:
I (90 0 ) I (0 0 )
0,36
I (90 0 )
(1.2)
Thứ hai, từ trường Trái Đất ngăn cản tia vũ trụ sơ cấp bay vào bầu khí quyển dưới
phương bay xác định. Chẳng hạn hạt mang điện tích dương không thể bay vào bầu khí
quyển dưới một góc xác định so với đường chân trời về phía đông. Ví dụ, với proton có
năng lượng 2 GeV thì góc cấm này bằng 580. Do đó ta có hiệu ứng bất đối xứng đôngtây, được xác định bởi đại lượng:
I west I east
I west I east
(1.3)
Trong đó Iwest và Ieast là cường độ các tia vũ trụ sơ cấp đến từ hướng tây và hướng đông.
Ở độ cao lớn thì tỉ số này bằng 0,25. Việc phát hiện ra độ mất đối xứng đông-tây cho thấy
tia vũ trụ sơ cấp gồm các hạt tích điện dương.
Từ trường giữa các hành tinh ảnh hưởng không đáng kể đến các tia vũ trụ sơ cấp.
Đóng vai trò quan trọng nhất trong loại từ trường này là từ trường của các khối plasma
phát ra từ bề mặt Mặt Trời trong các vụ nổ Mặt Trời. Các từ trường này chuyển động
trong không gian và làm thay đổi một cách tuần hoàn các điều kiện xuyên qua của tia vũ
trụ. Đó là nguyên nhân chính của hiện tượng biến thiên theo thời gian của tia vũ trụ sơ
cấp theo chu kỳ 11 năm, 27 năm,…
Một hiện tượng khác khi các hạt tích điện chuyển động trong từ trường Trái Đất là
các bẫy từ. Đó là các miền không gian mà các hạt tích điện với năng lượng một vài GeV
trở xuống không thể bay vào cũng như bay ra khỏi chúng. Các bẫy từ có dạng các hình
xuyến bao quanh Trái Đất và là các đới tích tụ các hạt tích điện. Các đới này chủ yếu
chứa các hạt proton và electron, được gọi là các vành đai bức xạ của Trái Đất. Khoảng
cách từ các vành đai này đến mặt đất phụ thuộc vào năng lượng tia sơ cấp, năng lượng
càng cao thì chúng càng gần mặt đất.
1.1.1.2 Tia vũ trụ thứ cấp
Tia vũ trụ thứ cấp sinh ra do tia vũ trụ sơ cấp tương tác với vật chất trong bầu khí
quyển. Quá trình tương tác thường gồm hai giai đoạn. Các hạt sơ cấp bị hấp thụ và sinh
ra các hạt thứ cấp, sau đó các hạt thứ cấp ion hóa môi trường khí quyển. Tia vũ trụ thứ
cấp gồm các hạt hadron (pion, proton, neutron,…), các hạt muon, electron và photon.
Người ta thường chia chúng thành ba thành phần là thành phần kích hoạt hạt nhân (các
hạt hadron), thành phần cứng (muon) và thành phần mềm (electron, photon).
5
Ta hãy xem xét cơ chế sản sinh các thành phần khác nhau của tia vũ trụ thứ cấp.
Các hạt sơ cấp với năng lượng lớn (>> GeV) thường tương tác với các hạt nhân khi đi
xuyên qua bầu khí quyển với các tính chất sau:
-
Proton mất khoảng một nửa năng lượng của mình.
-
Phần chính của năng lượng mất đi này tạo nên một số lớn các hạt tương đối
tính, người ta gọi là đám mưa rào, trong đó chủ yếu là các hạt pion và khoảng
15-20% là các hạt kaon. Ví dụ, proton sơ cấp với năng lượng 103 GeV sinh ra
đám mưa rào gồm khoảng 10 hạt.
-
Phần còn lại của năng lượng nói trên tạo nên các hạt delta-nucleon và kích
thích các hạt nhân cuối. Delta-nucleon là các nucleon sinh ra với năng lượng
cỡ 160 MeV. Các hạt nhân kích thích, khi chuyển về trạng thái cơ bản, phát ra
các hạt proton, neutron, alpha,…
Quãng chạy tự do của các hạt sơ cấp trong bầu khí quyển vào khoảng 80 g/cm3.
Do đó proton năng lượng cao, khi đi xuyên qua bầu khí quyển có thể tham gia hàng chục
lần va chạm với các hạt nhân của khí quyển, trong mỗi lần va chạm đó proton sơ cấp mất
khoảng một nửa năng lượng của mình để sinh ra các hạt thứ cấp như đã nói trên. Các hạt
thứ cấp này hoặc bị hấp thụ, hoặc bay xuống mặt đất. Các hạt pion trung hòa, do thời
gian sống cỡ 10-16 s nên bị phân rã ngay thành cặp hai gamma. Sự tồn tại của các hạt pion
tích điện phụ thuộc vào năng lượng của chúng. Với năng lượng lớn, các hạt pion có thể
bay một quãng đường bằng nửa quãng đường tự do của proton sơ cấp trong khí quyển
(80 g/cm3). Các hạt pion năng lượng cỡ 200 GeV có thể tham gia vào quá trình sinh các
hạt hadron.
Thành phần mềm của tia vũ trụ thứ cấp gồm các hạt electron, positron và gamma.
Tia gamma năng lượng cao được sinh ra đồng thời với các hạt hadron do quá tình phân rã
hạt pion trung hòa:
π0 → γ + γ
(1.4)
Các gamma năng lượng cao này, khi đi xuyên qua môi trường, sinh các cặp
electron-positron rồi các electron-positron phát ra các tia gamma hãm. Quá trình sinh các
hạt electron, positron, gamma như vậy xảy ra cho đến khi năng lượng các electron và
positron giảm đến năng lượng cỡ 72 MeV, là năng lượng mà các hạt electron và positron
mất năng lượng trong không khí chuyển từ cơ chế ion hóa sang cơ chế bức xạ hãm.
Thành phần cứng của tia vũ trụ thứ cấp gồm các hạt muon, sinh ra do sự phân rã
của các hạt pion tích điện:
π± → µ± + ν (ν)
(1.5)
Các hạt muon năng lượng cao có khả năng đâm xuyên rất lớn do mất năng lượng
rất ít đối với các quá trình ion hóa và bức xạ hãm trong môi trường.
6
Cường độ các thành phần tia vũ trụ thứ cấp phụ thuộc vào độ cao của bầu khí
quyển. Thành pần hadron giảm rất nhanh theo chiều cao từ trên xuống và hầu như bằng
không tại mặt biển. Thành phần electron-photon có cường độ lớn ở độ cao lớn và bị hấp
thụ rất nhanh khi đi đến mặt đất, có cường độ không đáng kể so với thành phần muon.
Tại mặt biển, cường độ các thành phần cứng và mền bằng Ihart = 1,7.10-2 hạt/cm2.s và Isoft
= 0,7.10-2 hạt/cm2.s. Như vậy cường độ tia vũ trụ thứ cấp ở mặt biển vào khoảng 100 lần
bé hơn cường độ ở giới hạn bầu khí quyển, mà trong đó chủ yếu là các hạt muon.
Ngoài các hạt sơ cấp và các hạt thứ cấp nêu trên, tại lớp trên của khí quyển xảy ra
các phản ứng hạt nhân giữa các hạt hadron với các hạt nhân hadron với các hạt nhân khí
quyển, sinh ra các hạt nhân phóng xạ và các hạt nhân bền. Các hạt nhân phóng xạ gồm
H3, C14. Be7, P32, S35, Cl39. Nói riêng, do bức xạ vũ trụ, nồng độ của H3 trong nước của
Trái Đất chiếm khoảng 10-16%. Trong số các đồng vị bền, đáng chú ý nhất là Li6, thành
phần vũ trụ làm tăng độ phổ biến của nó trong tự nhiên là 0,03%.
1.1.2 Các nhân phóng xạ trong vỏ Trái Đất
Các nhân phóng xạ trong vỏ Trái Đất gồm các họ phóng xạ uranium, thorium và
các hạt nhân phóng xạ nhẹ khác như K40, Rb87,…
1.1.2.1 Các họ phóng xạ
Năm 1896 nhà bác học Anh Becquerel phát hiện ra chất phóng xạ tự nhiên, đó là
uranium và con cháu của nó. Đến nay người ta biết ba họ phóng xạ tự nhiên là họ
thorium (Th232), uranium (U238) và actinium (U235) (các hình 1.1, 1.3 và 1,4 tương ứng)
và họ phóng xạ nhân tạo neptunium (Np137) (hình 1.2). Uranium gồm ba đồng vị khác
nhau: khoảng 99,3% uranium thiên nhiên là U238, khoảng 0,7% là U235 và khoảng 5.10-3%
là U234. U238 và U234 thuộc cùng một họ uranium, còn U235 là thành viên đầu tiên của họ
thorium. Họ phóng xạ nhân tạo neptunium bắt đầu bằng hạt nhân Np237.
7
α
238
92U
(UI)
234
90Th
(MsTh1)
1,4.1010
năm
β-
6,7 năm
89Ac
228
(MsTh1)
β-
6,1 h
228
90Th
(RaTh)
α
54 s
216
84Po
(ThA)
α
0,16 s
α
224
88Ra
α
(ThX)
1,9 năm
3,6 ngày
220
86Rn
(Th)
212
82Pb
(ThB)
β-
10,6 phút
214
83Bi
(RaC)
β-
α
210
81Tl
60,5 phút
60,5 phút
214
84Po
(RaC’)
(RaC’’)
β-
α
3,1 phút
206
82Pb
3.10-7s
Hình 1.1 Họ thorium (4n)
8
α
237
93Np
233
91Pa
2,2.106
năm
β-
27 ngày
233
92U
1,6.105
năm
β4,8
ngày
89Ac
255
α
87Fr
221
10
ngày
α
4,8
phút
α
229
90Th
α
217
85At
88Ra
225
7340
năm
α
213
83Bi
0,018
s
α
α
209
81Tl
47
phút
β-
47
phút
213
84Po
22
phút
α
82Pb
β209
4.10-6
s
3,4 h
β-
209
83Bi
Hinh 1.2. Họ neptunium (4n +1)
9
238
92U
234
90Th
α
(UI)
(UX)
4,56.109
năm
β-
24 ngày
91Pa
234
(UZ)
β-
6,7 h
234
92U
(UII)
α
1617
năm
222
86Rn
α
3,8 ngày
230
90Th
α
2,48.105
năm
218
84Po
(RaA)
α
3,8 ngày
88Ra
α
(I0)
226
6.104
năm
214
82Pb
(RaB)
β-
27 phút
214
83Bi
(RaC)
210
81Tl
α
(RaC’’)
20 phút
β-
β
1,32 phút
20 phút
214
84Po
(RaC’)
210
82Pb
α
3.10-7s
(RaD)
β-
23 năm
206
81Tl
(RaE’)
α
5 ngày
β-
206
(RaE)
β-
4,2 phút
5 ngày
82Pb
210
83Bi
α
210
84Po
(RaF)
Hình 1.3. Họ uranium (4n +2)
10
235
92U
(AcU)
α
231
90Th
(UY)
7.108
năm
β-
25,6 h
91Pa
231
α
89Ac
α
227
3,4.104
năm
13,5
năm
227
11,4
ngày
219
86Rn
(An)
α
(AcA)
4s
β-
α
88Ra
(RdAc)
18,9
ngày
(AcX)
1,8.10-3 s
1,8.10-3
sec
215
85At
90Th
α
215
84Po
223
13,5
năm
β-
α
87Fr
223
211
82Pb
(AcB)
β-
20 phút
211
83Bi
α
(RaC)
2,16 phút
β-
2,16 phút
211
84Po
(AaC’)
207
81Tl
(AcC”)
β-
1,32 phút
α
207
82Pb
5.10-3 s
Hình 1.4. Họ actinium (4n + 3)
Trong ba họ phóng xạ tự nhiên thorium, uranium, actinium và họ phóng xạ nhân
tạo neptunium, tất cả các hạt nhân nặng với số khối A lớn hơn 209 đều phân rã alpha do
năng lượng coulomb tăng. Nếu số khối lớn hơn giá trị 209 thì hạt nhân này chuyển thành
hạt nhân bền bằng một số phân rã gồm phân rã α và phân rã β xen kẽ nhau. Khi phân rã α
thì số khối giảm đi 4 đơn vị còn số điện tích giảm 2 đơn vị, do đó số phần trăm của các
hạt neutron tăng. Ta đã biết rằng, các hạt nhân bền đối với phân rã β khi A bé cần chứa số
neutron với số phần trăm không lớn. Từ đó ta thấy rằng hạt nhân nặng, sau một vài phân
rã α trở thành không bền đối với phân rã β. Do đó trong họ phóng xạ, các quá trình phân
rã α và β xen kẽ nhau.
11
Số khối A không đổi khi phân rã β và giảm đi 4 đơn vị khi phân rã α. Như vậy
phần còn dư sau khi chia cho 4 sẽ giống nhau đối với tất cả các thành viên của cùng một
họ. Do đó phải tồn tại 4 họ phân rã phóng xạ như đã trình bày trên. Bốn họ phóng xạ này
thường được kí hiệu là các họ 4n (Thorium), 4n + 1 (Neptunium), 4n + 2 (Uranium) và
4n + 3 (Actinium). Các họ phóng xạ này có các đặc điểm sau:
- Ba họ phóng xạ tự nhiên có đặc điểm chung là thành viên thứ nhất là đồng vị
phóng xạ sống lâu, với thời gian bán rã được đo theo đơn vị địa chất. Điều này dễ hiểu vì
nếu xét thời gian từ khi vũ trụ hình thành thì các đồng vị sống tương đối ngắn bị phân rã
trong một vài tỉ năm tồn tại của Trái Đất. Thật vậy, họ phóng xạ nhân tạo neptunium,
trong đó thành viên thứ nhất là Np237 với thời gian bán rã 2,2.106 năm, rất ngắn để nó
phân rã hết nếu nó được sinh ra cùng thời với các nguyên tố khác của Trái Đất. Họ
thorium với hạt nhân đầu tiên là 90Th232 với thời gian bán rã bằng 1,4.1010 năm nên hầu
như thorium không giảm trong quá trình tồn tại của Trái Đất. Trong lúc đó, hạt nhân đầu
tiên 92U238 của họ uranium có thời gian sống 4,5.109 năm nên U238 bị phân rã một phần
còn hạt nhân 92U235 với thời gian bán rã 7.108 năm bị phân rã đáng kể. Chính vì vậy,
trong vỏ Trái Đất rất nhiều thorium còn U235 có hàm lượng bằng 140 lần bé hơn hàm
lượng U238. Đồng vị Np237 chỉ có một lượng rất bé trong mỏ uranium do phản ứng 92U238
(n, 2n) 92U237 và phân rã β tiếp theo
237
92U
→ 93Np237 + e- + ν
- Đặc điểm chung thứ hai của ba họ phóng xạ tự nhiên là mỗi họ đều có một thành
viên dưới dạng khí phóng xạ, chúng là các đồng vị khác nhau của nguyên tố radon. Trong
trường hợp họ uranium, khí 86Rn222 được gọi là radon, trong họ thorium, khí 86Rn220 được
gọi là thoron còn trong họ actinium khí 86Rn219 được gọi là action. Chú ý rằng trong họ
phóng xạ nhân tạo neptunium không có thành viên khí phóng xạ. Trong ba loại khí phóng
xạ thì radon đóng vai trò quan trọng nhất vì nó có thời gian bán rã 3,825 ngày lớn hơn
nhiều so với thời gian bán rã của thoron (52 s) và action (3,92 s).
- Đặc điểm thứ ba của ba họ phóng xạ tự nhiên là sản phẩm cuối cùng trong mỗi
họ đều là chì: Pb206 trong họ uranium, Pb207 trong họ actinium và Pb208 trong họ thorium.
Trong khi đó thành viên cuối cùng trong họ neptunium là Bi209.
1.1.2.2 Các hạt nhân phóng xạ với số nguyên tử thấp
Ngoài các đồng vị phóng xạ trong ba họ thorium, uranium và actinium, trong tự
nhiên còn tồn tại một số đồng vị phóng xạ với số nguyên tử thấp. Các đồng vị phóng xạ
quan trọng nhất được dẫn ra trong bảng 1.2.
12
Bảng 1.2. Các đồng vị phóng xạ với số nguyên tử thấp.
Độ giàu
đồng vị
(%)
Thời gian
bán rã
(năm)
Hoạt độ
riêng
(Bq/kg)
K40
0,0118
1,3.109
V50
0,25
Rb87
Hạt nhân
Năng lượng bức xạ chính (MeV)
Beta (β)
Gamma
(γ)
31635
1,33
1,46
6,0.105
0,11
0,78
1,55
27,9
4,8.1010
8,88.105
0,28
Re187
62,9
4,3.1010
8,88.10-3
0,003
In115
95,8
6,0.1014
184,26
0,048
Pt190
0,013
6,9.1011
13,32
La138
0,089
1,12.1011
765,9
Nd144
23,9
2,4.105
9,25
1,88
Sm148
11,27
>1014
4,07
4,01
Hf176
2,6
2,2.1010
8,88.10-2
0,043
Alpha (α)
3,18
0,28
0,81
0,043
0,31
Một trong các đồng vị phóng xạ tự nhiên là K40, rất phổ biến trong môi trường
(hàm lượng potassium trung bình trong đất đá là 27 g/kg và trong đại dương là khoảng
380 mg/L), trong thực vật, động vật, cơ thể con người (hàm lượng potassium trung bình
trong cơ thể người vào khoảng 1,7 g/kg).
1.2 NGUỒN PHÓNG XẠ NHÂN TẠO
Cụm từ “Nguồn phóng xạ” để chỉ các chất đồng vị phóng xạ phát ra các tia bức xạ
alpha, beta và gamma. Các nguồn phóng xạ này được sản xuất trong các lò phản ứng hạt
nhân hay các máy gia tốc hạt tích điện. Trong lò phản ứng hạt nhân, các chất đồng vị
phóng xạ sinh ra từ các phản ứng của neutron với hạt nhân.
1.2.1 Các nguồn phóng xạ alpha, beta và gamma
Các chất đồng vị phóng xạ khi phân rã phát ra các hạt alpha hoặc beta và sau đó
phát tiếp các tia gamma. Chúng được sử dụng như một trong các dạng của nguồn phóng
xạ. Do đó nguồn phóng xạ này được coi như nguồn alpha, nguồn beta hoặc nguồn
gamma tùy theo mục đích sử dụng. Bảng 1.3 trình bày một số nguồn phóng xạ alpha, beta
và gamma thường dùng.
13
Bảng 1.3. Một số nguồn phóng xạ alpha, beta và gamma thường dùng.
Tên
Đồng vị
Loại bức xạ
Năng lượng
(MeV)
Thời gian
bán rã
Dạng nguồn
Americium
Am241
α
5,48
458 năm
Kín
γ
0,060
Krypton
Kr85
β
0,67
10,6 năm
Kín
Strontium
Sr90
β
2,27
28 năm
Kín
Cobalt
Co60
γ
1,174; 1,332
5,27 năm
Kín
Iodine
I131
γ
0,080; 0,284
8 ngày
Hở
Dung dịch
0,364; 0,637
Caesium
Cs137
γ
0,66
30 năm
Kín
Tecnecium
Tc99m
γ
140,5
6 giờ
Hở
Dung dịch
Phosphorus
P32
β
1,711
15 ngày
Hở
Tấm áp
1.2.2 Các nguồn phóng xạ phát neutron
Ngoài Cf252, không có đồng vị nào phát hạt neutron và để nhận được neutron
thường phải sử dụng các phản ứng (α, n) hoặc (γ, n). Do đó, nguồn phóng xạ phát neutron
khác các nguồn phóng xạ phát các hạt alpha, beta và gamma ở chỗ nó gồm hai thành
phần: Chất đồng vị phóng xạ phát α hay γ và vật liệu bia để chuyển từ hạt α hay γ sang
hạt neutron. Như vậy có hai loại nguồn neutron, một loại dựa trên phản ứng (α, n) và loại
kia dựa trên phản ứng (γ, n). Các chất đồng vị phóng xạ phát hạt α thường dùng là Ra 226,
Po210, Pu239 còn các chất đồng vị phóng xạ phát tia γ thường dùng là Al28, In116, Sb124,
Na24,… Các vật liệu bia thường dùng là Li7, Be9, B11,…
1.2.2.1 Nguồn neutron theo phản ứng (α, n)
Nguyên tắc tạo nguồn neutron theo phản ứng (α, n) được minh họa trên hai nguồn
cụ thể là nguồn Ra-Be và Po-Be. Trong nguồn Ra-Be đồng vị phóng xạ tự nhiên Ra226
phát hạt alpha trộn đều với vật liệu bia Be9 và chứa trong một ống kín. Neutron sinh ra
theo phản ứng Be9 (α, n) C12 không phải chỉ do các hạt alpha của chính Ra226 mà còn do
các hạt alpha của các sản phẩm phân rã Ra226 như Rn, RaA, RaC, RaF,. Tất cả 5 nhóm
hạt alpha có năng lượng khác nhau từ 4,8 MeV đến 7,7 MeV. Khi đi qua vật liệu
beryllium chúng mất năng lượng trong phản ứng (α, n). Do các hạt alpha có năng lượng
14
khác nhau nên phổ năng lượng của neutron sinh ra cũng phức tạp. Nguồn Ra-Be có suất
ra bằng 1,7.107 neutron/(Ci Ra.s), là suất ra lớn nhất trong số các nguồn neutron. Nhược
điểm của nguồn Ra-Be là phát tia gamma với cường độ lớn, tạo nên nguồn phông lớn khi
sử dụng neutron.
Dưới đây là bảng 1.4 trình bày các nguồn neutron theo phản ứng (α, n) thường
dùng và các đặc trưng của chúng.
Bảng 1.4. Các nguồn neutron theo phản ứng (α, n)
Nguồn
Thời gian
bán rã
Suất ra của
neutron 106
neutron/Ci.s
Số hạt
gamma trên
1 neutron
Năng lượng
neutron
trung bình
MeV
Năng lượng
neutron cực
đại MeV
Ra-Be
1620 năm
17
5.103
4,63
12,2
Po-Be
138 ngày
1,6÷3,0
1
5,3
10,9
Pu-Be
24360 năm
1,7
1
4,5
10,7
Ra-B
1620 năm
6,8
2.104
-
-
Po-B
138 ngày
0,9
-
2,7
5
Rn-Be
3,8 ngày
15
-
-
12,2
Nguồn Po-Be có suất ra bé hơn nguồn Ra-Be, đạt cỡ 3,0.106 neutron/(Ci Po.s),
nhưng được sử dụng rộng rãi do hạt alpha có năng lượng xác định 5,3 MeV và cường độ
gamma thấp hơn. Nhược điểm của nguồn Po-Be là thời gian bán rã quá ngắn, chỉ có 138
ngày, trong lúc thời gian bán rã của nguồn Ra-Be là 1620 năm.
1.2.2.2 Nguồn neutron theo phản ứng (γ, n)
Các neutron trong hạt nhân có năng lượng liên kết xác định. Khi tia gamma với
năng lượng lớn hơn năng lượng liên kết đó tương tác với hạt nhân có thể làm cho neutron
bay ra khỏi hạt nhân, tức là gây ra phản ứng (γ, n). Neutron bay ra sau phản ứng này
được gọi là photoneutron. Hạt nhân Be9 có năng lượng liên kết bằng 1,63 MeV còn hạt
nhân D2 là 2,23 MeV. Do đó để nhận được các photoneutron có thể dùng bia Be9 hay
nước nặng D2O. Chẳng hạn, khi dùng bia Be9 có thể chọn nguồn phóng xạ gamma với
năng lượng lớn hơn 1,63 MeV và ta có phản ứng Be9 (γ, n) Be8. Ưu điểm của nguồn
neutron theo phản ứng (γ, n) là các photoneutron có năng lượng đơn sắc. Trên bảng 1.5
trình bày các nguồn photoneutron thường dùng và các đặc trưng của chúng.
15
Bảng 1.5. Các nguồn neutron theo phản ứng (γ, n)
Nguồn
Thời gian bán
rã
Suất ra neutron
104 neutron/s
(trên 1g bia và 1
Ci ở khoảng
cách 1 cm)
Na24-Be9
14,8 giờ
13
Năng lượng
neutron MeV
Năng lượng,
MeV, và suất
ra, %, của
gamma trên 1
phân rã
0,83
3,86 (0,05)
2,75 (100)
Na24-D2O
14,8 giờ
27
0,22
3,86 (0,05)
2,75 (100)
Y88-Be9
104 ngày
10
0,16
1,85 (99)
2,8 (1,0)
Y88-D2O
104 ngày
0,3
0.31
2,8 (1,0)
Sb24-Be9
60 ngày
19
0,024
1,69 (50)
2,09 (6,5)
16
Chƣơng 2: PHÓNG XẠ XUNG QUANH CHÚNG TA
2.1 ĐỘ PHÓNG XẠ TRUNG BÌNH TRONG NƢỚC
Các sản phẩm phân hạch từ các vụ nổ thử nghiệm vũ khí hạt nhân mà vật liệu làm
chất nổ cho các loại vũ khí hạt nhân là các đồng vị phóng xạ U235, U238 và Pu239, với thời
gian bán rã dài cùng với các hạt nhân phóng xạ sẵn có trong tự nhiên đã tạo nên độ phóng
xạ trong cả nước biển cũng như nước ngọt. Hoạt độ trung bình H3 sinh ra từ tương tác
của bức xạ vũ trụ trong các hạt nhân phóng xạ tự nhiên có trong nước sông, nước hồ là
200 ÷ 900Bq/lít. Trong khi đó, hoạt độ phóng xạ của các đồng vị phóng xạ Uran và Thori
trong nước thay đổi trong một dải rộng. Trong nước uống, hoạt độ của U 238 nói chung
nhỏ hơn 1mBq/lít. Tuy nhiên ở Phần Lan, người ta đã ghi nhận được giá trị cao tới
40÷8.105mBq/lít. Hoạt độ của Ra226 trong nước từ lòng đất, trong nước khoáng là vào
khoảng 40÷400mBq/lít trong khi hoạt độ của Pb210 và Po210 trong nước mưa là
110mBq/lít. Người ta cũng đã xác định được rằng, hoạt độ của Radon trong nước sông
thường dao động khoảng 1mBq/lít nhưng hoạt độ của Radon trong nước giếng cung cấp
nước sinh hoạt đã đo được là 74mBq/lít, thậm chí có nơi tới 4.10 4mBq/lít. Lượng Radon
cao ở đây là vì ở giếng nước này có chứa hàm lượng Radi lớn. Trong nước biển, nguyên
tố phóng xạ K40 chiếm một tỉ lệ thành phần lớn, hoạt độ trung bình của nó tới
1.104mBq/lít. Sau các vụ nổ thí nghiệm, thường xuất hiện cả đồng vị phóng xạ H 3 trong
nước mà ở Mỹ trong những năm 1963÷1964, người ta đã đo được hoạt độ tới 10 5mBq/lít.
Bên cạnh đó, vào những năm 1970, ở Hungari người ta đã theo dõi được H3 trong nước ở
các dòng sông và còn phát hiện được cả Sr90 và Cs137. Hai đồng vị này cũng là sản phẩm
của các vụ nổ thử nghiệm và có hoạt độ cỡ 55mBq/lít. Dưới đây liệt kê một số số liệu
nghiên cứu về hoạt độ phóng xạ của các loại nguồn nước tại Hungari những năm
1970÷1980 để làm ví dụ.
2.1.1 Độ phóng xạ trong nƣớc sông
Vì hoạt độ phóng xạ của nước thường thấp, nên người ta phải dùng tới 100÷120 lít
ở độ sâu chừng 20 cm để nghiên cứu xác định độ phóng xạ của nó. Khi cần xác định
lượng bức xạ alpha hoặc lượng bức xạ beta tổng cộng thì thông thường người ta chỉ cần
dùng khoảng 500ml nước, cho bay hơi rồi giữ lấy cặn để đo hoạt độ phóng xạ. Các
phương pháp phân tích hạt nhân có thể được dùng để xác định các đồng vị trong đó gồm
K40, Ra226, U238 và H3, Sr90, Cr137. Các kết quả được minh họa trong (bảng 2.1), (đây là
kết quả khảo sát nước sông Đanuýp ở vùng ngoại ô Buđapet, nơi đã xây dựng một nhà
máy điện hạt nhân).
17
Bảng 2.1. Hoạt độ phóng xạ ghi nhận được ở nước sông Đanuýp qua các năm 1970 –
1980
Các năm đo
Đồng vị
phóng xạ
Đơn vị
α Tổng cộng
1977
1978
1979
1980
mBq/lít
18,50
14,8
33,3
53,0
β Tổng cộng
mBq/lít
111,0
114,7
196,0
126,25
H3
TU
137,0
113,0
89,0
73,0
K40
mBq/lit
55,5
99,9
104,0
104,0
Sr90
mBq/lít
7,03
7,4
5,9
5,29
Cs137
mBq/lít
1,48
0,74
0,74
1,9
Ra266
mBq/lít
22,2
8,51
18,9
18,3
U238
g/lít
1,1
1,1
1,5
2,63
(Ghi chú: Giá trị số ghi ở các cột là các giá trị trung bình đo được)
2.1.2 Độ phóng xạ trong nƣớc mƣa
2.1.2.1 Độ phóng xạ trong nước mưa ở Hungari
Nước mưa được lấy mẫu hàng tháng và các đo đạc được thực hiện trên detector
nhấp nháy lỏng để xác định hàm lượng H3 trong hệ đơn vị TU. Các kết quả được minh
họa ở (bảng 2.2).
18
Bảng 2.2. Độ phóng xạ của nước mưa ghi nhận trong các tháng qua một số năm ở
Hungari.
Năm
1977
1978
1979
1980
1
-
134
30
35
2
-
95
38
46
3
-
103
51
25
4
-
106
53
32
5
-
91
70
62
6
150
175
73
68
7
234
138
86
55
8
128
99
39
55
9
80
46
46
57
10
71
43
38
17
11
68
45
31
26
12
44
29
27
-
Trung bình
111
92
49
43
Tháng
2.1.2.2 Độ phóng xạ trong nước mưa ở Mỹ
John Auerabach, cao ủy về y tế cộng đồng của bang Massachusetts, xác nhận hàm
lượng nhỏ chất phóng xạ I131 đã được tìm thấy ở một trong 100 mẫu nước mưa được lấy
trên khắp nước Mỹ trong khuôn khổ hệ thống giám sát mạng lưới phóng xạ của Cơ quan
bảo vệ môi trường Mỹ.
Các bang California, Pennsylvania, Washington và một số bang khác cũng tiến
hành kiểm tra và phát hiện lượng phóng xạ nhỏ. Bang Nevada và các bang miền tây ở Mỹ
cũng thông báo về dấu hiệu của phóng xạ song khẳng định nó không ảnh hưởng tới sức
khỏe con người. Bộ trưởng Năng lượng và môi trường Richard K. Sullivan Jr. yêu cầu cơ
quan bảo vệ môi trường thu thập thêm mẫu để kiểm tra nước ở Massachusetts.
19
Các hàm lượng phóng xạ thấp trong nước mưa tại Mỹ được tin là xuất phát từ các
lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima I của Nhật Bản, vốn bị hư hại sau trận
động đất và sóng thần hôm 11/3/2011.
2.1.2.3 Độ phóng xạ trong nước mưa ở Việt Nam
Hình 2.1 Mô phỏng đám mây phóng xạ lúc 2h ngày 15/4/2011 ở khu vực Đông Nam Á.
(Nguồn: Bộ KH & CN)
Ngày 13/4/2011, Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân (Viện Năng lượng nguyên
tử Việt Nam) ở Hà Nội đã thông báo kết quả kiểm tra nồng độ phóng xạ trong nước mưa
(trận mưa ngày 7/4/2011) và ghi nhận đồng vị phóng xạ Cs137, Cs134 và I131 với nồng độ
thấp hơn nhiều so với giới hạn cho phép. "Cụ thể đồng vị phóng xạ I131 đo được 44,9±3,5
mBq/l. Trong khi giới hạn theo tiêu chuẩn an toàn của Nhật Bản đối với trẻ em là 100
Bq/l, người lớn là 300 Bq/l".
Trong khi đó, theo dự đoán của chuyên gia CTBTO (mạng lưới Tổ chức Cấm thử
hạt nhân toàn diện), đám mây phóng xạ đang tiếp tục lan rộng tại khu vực Đông Nam Á
và di chuyển về phía Ấn Độ, xuống Nam Bán Cầu. Tuy nhiên, nồng độ hạt nhân phóng
xạ đo được tại các trạm quan trắc tại Đông Nam Á là rất thấp so với mức cho phép.
Theo đánh giá và phân tích, hàm lượng phóng xạ tại Việt Nam chưa cao. Tuy
nhiên, nếu chúng ta sử dụng trực tiếp nước mưa thì cũng có thể đã bị ô nhiễm, khi nguồn
nước mưa rơi qua những đám mây bị phóng xạ.
2.1.3 Độ phóng xạ trong nƣớc sinh hoạt
Người ta đã lấy nước ở các giếng cung cấp nước từ các miền để theo dõi độ phóng
xạ của nước sinh hoạt và đã thấy xuất hiện H3 và K40, tuy nhiên hàm lượng Sr90, Cs137 rất
thấp, có thể coi như không đáng kể. Các kết quả được trình bày ở bảng 2.3.
20
Bảng 2.3. Hàm lượng một vài đồng vị phóng xạ trong nước sinh hoạt tại Hungari trong
những năm 1970 – 1980.
Đơn vị tính
Khu vực sẽ XD
nhà máy điện
nguyên tử
Buđapet
Nước ăn ở các
giếng của tỉnh
Csampa
H3
TU
0,9
2,5
2,8
K40
mBq/l
-
-
63,5
Sr90
mBq/l
-
-
-
Cs137
-
-
-
-
Tên đồng vị
phóng xạ
Chất phóng xạ cũng được tìm thấy trong nước sinh hoạt tại Fukushima. Theo
phóng viên Vietnam+ ở Nhật Bản, chiều 16/3/2011, cơ quan chức năng phát hiện chất
phóng xạ trong nước sinh hoạt của thành phố Fukushima, thuộc tỉnh Fukushima. Tuy
nhiên, mức độ chất phóng xạ còn thấp nên không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Sỡ dĩ có một lượng nhỏ chất phóng xạ trong nước sinh hoạt của thành phố
Fukushima, ngấm vào thức ăn là do nhà máy xả nước để hạ nhiệt lò phản ứng. Tuy nhiên,
hàm lượng chất này rất ít và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người.
2.1.4 Độ phóng xạ trong nƣớc từ đất (nƣớc ngầm)
Người ta đào các hố ở các độ sâu khác nhau và lấy nước ở các độ sâu đó hoặc xử
lý đất bằng axit rồi lấy nước từ trong đất ra. Loại nước này được gọi là nước từ đất (nước
ngầm). Kết quả nghiên cứu theo dõi độ phóng xạ trên loại nước này vào năm 1979 và
1980 ở Hungari được trình bày ở bảng 2.4.
Bảng 2.4. Độ phóng xạ của một số đồng vị ghi nhận được ở nước từ đất (nước ngầm)
Chất phóng xạ
Đơn vị tính
Trung bình
Giá trị min và max
K40
mBq/l
1480
(930,0÷2400)
H3
TU
74
(61,0÷111)
Sr90
mBq/l
7,8
(4,2÷15,3)
Cs137
mBq/l
2,7
(0,6÷3,5)
21
Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), Nhật Bản, đã phát hiện độc tố phóng xạ tritium
với nồng độ cao trong nước ngầm ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.
Chính phủ Nhật Bản cho biết ước tính mỗi ngày có ít nhất 300 tấn nước ngầm
nhiễm phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 có thể đã chảy ra vùng biển
Thái Bình Dương gần nhà máy. Trong đó nồng độ chất Cs134 có khả năng sinh bệnh ung
thư đã tăng cao, ở ngưỡng 9.000 Bq/l. Ngoài ra, hàm lượng chất Cs137 rơi vào khoảng
18.000 Bq/l. Theo quy định của chính phủ Nhật Bản, nồng độ chất Cs134 và Cs137 cho
phép chỉ giới hạn ở mức lần lượt là 60 Bq/l và 90 Bq/l. Trong những trường hợp này, các
chất phóng xạ trên ngấm vào cơ thể con người, chúng sẽ tích tụ trong hệ cơ và xương sau
đó gây các bệnh ung thư nguy hiểm.
Những chất phóng xạ nguy hiểm trên được xác định phát tán từ quá trình tan chảy
của các lò phản ứng tại nhà máy Fukushima sau khi hứng chịu thảm họa động đất sóng
thần hồi tháng 3/2011. Mặc dù, các chất phóng xạ này không ngấm vào đất đai song lại
hòa tan vào mạch nước ngầm dưới nhà máy Fukushima.
Trước nguy cơ đó Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) đưa ra kế hoạch, các ống dẫn
chất lỏng làm nguội sẽ được lắp quanh lò phản ứng số 1 làm “đóng băng” vùng đất quanh
khu lò phản ứng tại Nhà máy Fukushima số 1 nhằm ngăn chặn nước nhiễm xạ ứ đọng
nhiều hơn.
2.1.5 Phóng xạ trong nƣớc biển ở Việt Nam
Theo các số liệu điều tra địa chất, ở Việt Nam có khoảng 40 điểm quặng sa
khoáng chứa Ilmenit - Zircon - Monazit; phân bố dọc theo bờ biển từ Móng Cái đến Hà
Tiên. Các điểm quặng lớn tập trung chủ yếu ở ven biển miền Trung: Hà Tĩnh, Huế, Quy
Nhơn và Bình Thuận. Tổng trữ lượng quặng Titan (ilmenit) trong sa khoáng biển khoảng
15 triệu tấn, trong đó có lượng tinh quặng Zircon ước tính khoảng 1,06 triệu tấn. Trong sa
khoáng biển còn chứa Monazit với hàm lượng trung bình từ 2-5%. Bản thân các mỏ sa
khoáng ven biển đã gây ra sự ô nhiễm phóng xạ với các mức độ khác nhau đối với môi
trường chúng tồn tại.
Hiện nay một số công ty đã tiến hành khai thác quặng Titanium thô, đặc biệt tại
Bình Thuận hoạt động này diễn ra rầm rộ và có quy mô lớn. Trong quá trình khai thác và
chế biến quặng không tránh khỏi phát sinh chất thải vào môi trường như: bụi từ công tác
san lấp; nước thải từ quá trình tuyển quặng và chất thải rắn, chủ yếu là cát lẫn trong
quặng. Trong đó, nước thải từ công tác tuyển quặng có ảnh hưởng lớn nhất đến môi
trường. Về nguyên tắc, nước thải tuyển quặng Titan có thể chứa các hạt phóng xạ kích
thước nhỏ, không thể tự lắng đọng và các nguyên tố phóng xạ tan trong nước, chủ yếu là
U và Ra. Các tác nhân này gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường xung quanh, đặc biệt là
môi trường sinh thái các vùng biển lân cận, môi trường nước của dân cư chung quanh và
trực tiếp ảnh hưởng đến công nhân khai khoáng.
22
Các thân quặng sa khoáng titan chứa chất phóng xạ ven biển nước ta thường nằm
trong các cồn cát ít được cây cối, thảm thực vật che phủ, và lớp phủ thường tương đối
mỏng. Nhiều mỏ quặng đang được khai thác. Bởi vậy, quặng sa khoáng chịu tác động
mạnh mẽ của các yếu tố tự nhiên, của các hoạt động khai thác và các tác động khác của
con người làm cho chúng dễ dàng phát tán ra môi trường xung quanh. Trong điều kiện
môi trường thủy địa hóa thuận lợi, các chất phóng xạ bị hòa tan và di chuyển ra biển, gây
ô nhiễm phóng xạ ở nước biển.
Yếu tố tác động của tự nhiên
Các thân quặng sa khoáng có chứa chất phóng xạ bị phong hóa, bị nước mưa,
nước mặt, nước ngầm tác động phá hủy thường xuyên. Sản phẩm của các quá trình phong
hóa, phá hủy đó bị phát tán và đưa vào môi trường dưới dạng các vành phân tán: vành
phân tán cơ học và vành phân tán muối. Diện tích và hướng phát tán của các vành phân
tán phụ thuộc vào địa hình, thời gian, kích thước và loại vật liệu di chuyển. Các vành
phân tán tạo thành các dị thường nguyên tố phóng xạ. Khi các thân quặng sa khoáng nằm
gần bờ biển thì vật chất trong các vành phân tán quặng dễ dàng xâm nhập, gây ô nhiễm
nước biển.
Yếu tố tác động của con người
Con người khai thác, tàn phá thiên nhiên, làm mất cân bằng sinh thái, mất lớp phủ
thực vật che chắn và bảo vệ đất, làm cho vùng mỏ bị xói lở và bóc mòn. Quặng bị phong
hóa phá hủy và phát tán đi các nơi. Trong các công trình thi công thăm dò khai thác, việc
gom đất đá thải (các hào, lò, giếng khoan…) chưa được chú ý. Các quặng đuôi, các phần
quặng có hàm lượng thấp hơn hàm lượng biên, các mạch quặng nhỏ nằm trong phần đá
kẹp bị đưa ra bãi thải. Nước thải từ các khai khoáng, xưởng tuyển không được xử lý, thu
gom, để chảy tràn lan ra môi trường xung quanh. Các bãi biển đều có địa hình dốc ra phía
biển, càng làm cho các chất thải, nước thải trôi xuống biển, đem theo các chất phóng xạ
và các chất độc hại khác làm ô nhiễm môi trường nước biển.
2.2 ĐỘ PHÓNG XẠ TRUNG BÌNH TRONG KHÔNG KHÍ
Ở khắp nơi trên Trái Đất, dù trên diện tích nhỏ hay lớn luôn luôn tồn tại một lượng
phóng xạ trong không khí và hiển nhiên là ở các miền khác nhau thì có mật độ khác nhau.
Do đó, các địa dư khác nhau cũng cho những số liệu phóng xạ khác nhau. Tuy vậy, ta có
thể lấy các giá trị trung bình để so sánh theo các mục đích khác nhau.
2.2.1 Sự phát tán phóng xạ trong không khí
Trong quá trình phân rã Urani, Thori trong tự nhiên, sản phẩm tạo thành chủ yếu ở
trạng thái rắn, chỉ có 2 đồng vị ở dạng khí là radon và thoron, trong đó thoron có chu kỳ
phân hủy rất ngắn (54 giây), quãng đường di chuyển rất ngắn (khoảng 30 cm) đã chuyển
thành đồng vị khác; do vậy ít ảnh hưởng đến con người.
23
Radon có chu kỳ phân hủy dài (92 giờ), di chuyển xa trong không khí, khi xâm
nhập vào phổi, phân hủy thành đồng vị ở thể rắn, gây ra liều chiếu trong rất nguy hiểm.
Khả năng phát tán của radon trong không khí phụ thuộc vào các yếu tố: nồng độ
radon trong đất, lớp vỏ phong hóa, thảm thực vật, đặc điểm địa hình, hướng gió.
Ở khắp nơi trên Trái Đất, dù trên diện tích nhỏ hay lớn luôn luôn tồn tại một lượng
phóng xạ trong không khí và hiển nhiên là ở các miền khác nhau thì có mật độ khác nhau.
Do đó, các địa dư khác nhau cũng cho những số liệu khác nhau. Tuy vậy, ta có thể lấy
các giá trị trung bình để so sánh theo các mục đích khác nhau.
Sự phát tán phóng xạ trong không khí: kết quả đo khí phóng xạ khu Tiên An được
thể hiện qua bảng 2.5.
Bảng 2.5. Kết quả đo radon và tổng hoạt alpha trong không khí ở khu Tiên An
Vị trí đo
Nồng độ radon (Bq/m3)
Tổng hoạt độ alpha (Bq/m3)
Trong khu mỏ
52,2 – 1260,2
81,8 – 228,9
Lân cận mỏ
3,0 – 60,7
7,7 – 9708
Nồng độ phóng xạ radon trong không khí theo ICRD (Ủy ban An toàn bức xạ
Quốc tế) ≤ 150Bq/m3. Bảng 2.5 cho thấy trong khu vực tồn tại thân quặng phóng xạ có
nồng độ phóng xạ radon trong không khí cao hơn mức tiêu chuẩn giới hạn cho phép và
ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
2.2.2 Các bức xạ có nguồn gốc từ đất
2.2.2.1 Hoạt độ phóng xạ
Trên cơ sở đo lường radon và thoron cân bằng sinh ra từ U238 và Th232 trong đất
đá, người ta xác định được hoạt độ bức xạ của chúng vào trong không khí. Hoạt độ của
radon sinh ra từ đất đá đo được trên mặt đất vào khoảng 4 Bq/m3 (100pCi/m3). Mật độ
thoron ở trên mặt đất cũng như vậy, nhưng ở độ cao trên một mét thì hoạt độ thoron
giảm. Tuy vậy ở độ cao 100m trở đi thì lượng radon cũng giảm đi rõ rệt. Hàm lượng của
hai loại khí radon, thoron trong môi trường còn phụ thuộc vào mùa và tốc độ gió. Thông
thường khi tốc độ gió lớn và trời mưa thì hoạt độ quan trắc của hai loại khí này đều bị
giảm. Người ta xác định được hoạt độ của khí radon đạt giá trị cực đại vào mùa đông, còn
về mùa hè thì nó đạt giá trị cực tiểu. Hoạt độ của các sản phẩm có thời gian bán rã nhỏ
của radon ở trong nhà thì phụ thuộc vào dạng vật liệu xây dựng sử dụng cho chính ngôi
nhà đó. Nói chung hoạt độ này lớn hơn từ 2÷10 lần so với các sản phẩm của radon tự do
trong không khí. Các sản phẩm có thời gian bán rã dài của radon là Pb210 và Po210. Các
sản phẩm này có hoạt độ là 520÷120 µBq/m3 (14÷3,3 fCi/m3). Khi có mưa và gió thì
lượng các sản phẩm của radon cũng bị giảm.
24
2.2.2.2 Liều nhận được trong không khí
Từ việc phân tích các sản phẩm của radon và thoron ở trên, người ta đã xác định
được giá trị trung bình về suất liều của các chất phóng xạ trong không khí ở các vùng
không có dân cư là 1÷2nGy/giờ (0,1÷0,2µrad/giờ), trong khi đó giá trị trung bình của các
suất liều phóng xạ có trong không khí ở khu có dân cư (khu có các công trình xây
dựng…) là 45nGy/giờ (4,5µrad/giờ).
2.2.2.3 Năng lượng alpha thế
Năng lượng alpha thế được biểu diễn bằng đơn vị là MeV. Năng lượng alpha thế
sinh ra từ cường độ cân bằng các thời gian bán rã ngắn, là một đặc trưng quan trọng của
radon và thoron. Để cho tiện người ta còn biểu diễn năng lượng alpha thế qua đơn vị WL,
1WL=1,3x105 MeV/lít. Nó tương đương với năng lượng alpha thế trên sản phẩm của khí
radon. 1WL giải phóng 3,7 hay 0,28 Bq/lít (100 hay 7,47 pCi/lít) sản phẩm của khí radon
hoặc thoron cân bằng. Năng lượng alpha thế của các thoron và radon có thời gian sống
ngắn được giới thiệu ở bảng 2.6.
Bảng 2.6. Năng lượng alpha thế của thoron và radon với thời gian sống ngắn
Năng lượng alpha thế
Các đại lượng biến đổi
Tên các
hạt nhân
Chu kì bán
rã
Hoạt độ
(fCi)
MeV/ng.tử
MeV/fCi
MeV/fCi
Wlít/fCi
Po218(RaA)
3,05 phút
9,77
13,68
134
134
0,00103
Pb214(RaB)
26,8 phút
85,3
7,68
658
658
0,00507
Bi214(RaC)
19,7 phút
63,1
7,68
485
485
0,00370
Po214(RaC)
1,6x10-4Gy
10-5
7,68
7,68x10-5
7,68x10-5
6x10-10
Po216(ThA)
0,158Gy
0,00844
14,57
0,123
0,123
9,5x10-7
Pb212(ThB)
10,6 phút
2040
7,79
15900
15900
0,1223
Bi212(ThC)
60,5 phút
194
7,79
1510
1510
0,0116
Po212(ThC)
3x10-7Gy
1,6x10-8
8,78
1,4x10-7
1,4x10-7
1x10-12
2.2.3 Các bức xạ có nguồn gốc nhân tạo
Trong việc lựa chọn các giá trị trung bình, người ta cũng phải lưu ý tới sự giải
phóng chất phóng xạ do các vụ thử hạt nhân cũng như các cơ sở công nghiệp hạt nhân
phát tán vào bầu khí quyển. Trong công nghiệp hạt nhân, ngoài các lò phản ứng cũng
phải chú ý tới các nhà máy và dây chuyền công nghệ sản xuất nhiên liệu hạt nhân.
25
2.2.3.1 Sự nhiễm bẩn tổng quát từ các vụ nổ thử nghiệm vũ khí hạt nhân
Các sản phẩm phân hạch nguy hiểm nhất được phát tán từ các vụ nổ thử nghiệm
vũ khí hạt nhân vào không khí là Sr90, Cs137, H3 và K85. Ngoài ra, còn có rất nhiều đồng
vị phóng xạ khác cũng được sinh ra từ các vụ nổ thử nghiệm này. Năm 1976, người ta đã
phát hiện ra rằng Sr90 có trong không khí với hoạt độ phóng xạ cỡ 450nBq (121,6fCi) ở
phía Bắc bán cầu. Hàng năm, từ những năm 1970÷1975, hoạt độ phóng xạ của Sr90 đã
được xác định là vào khoảng 7,4÷2pBq/năm. Người ta cũng đã đo được tỷ số hoạt độ
Cs137/Sr90 là 1,6; tỷ số hoạt độ H3/Sr90 trong nước biển là 325,6 và tỷ số hoạt độ Kr85/Sr90
là 0,07.
2.2.3.2 Các nhà máy sản xuất nhiên liệu hạt nhân
Từ việc xác định hoạt độ phóng xạ của Kr85 trên Trái Đất trong năm 1977 là
70MCi, người ta cũng xác định được hoạt độ phóng xạ 65MCi của đồng vị Kr85 sinh ra từ
các nhà máy sản xuất nhiên liệu hạt nhân. Từ những năm 1970, người ta đã tập trung
nhiều hơn vào sản xuất đồng vị Pu và do đó hàm lượng Kr85 cũng giảm xuống.
2.2.3.3 Sự giải phóng chất phóng xạ từ các lò phản ứng vào không khí
Cùng với hoạt động sản xuất trong các nhà máy nhiên liệu hạt nhân, các hoạt động
nghiên cứu thực nghiệm quanh và trong các lò phản ứng hạt nhân thường phát tán các
chất phóng xạ làm nhiễm bẩn môi trường. Tuy nhiên, ở các lò phản ứng hoạt động với
công nghệ hiện đại thì việc gây ô nhiễm môi trường không khí thường ở mức hạn chế.
Trên thực tế, mức độ làm nhiễm bẩn môi trường không khí từ các lò phản ứng hạt nhân là
tùy thuộc vào loại hình lò phản ứng và tính hiện đại về công nghệ của từng loại lò. Hiển
nhiên khi lò không có sự cố gì thì tính ổn định và các tác nhân gây ô nhiễm từ các lò phản
ứng với công nghệ hiện đại là ở mức hạn chế và kiểm soát được. Tuy nhiên, trong những
năm qua, sự cố của nhà máy điện nguyên tử Trecnôbưn (Nga) cùng với các sự cố nhà
máy điện hạt nhân khác ở Mỹ và Nhật cũng đã phát tán một lượng đáng kể các chất
phóng xạ vào môi trường.
2.2.4 Phóng xạ trong không khí tại một số nƣớc Châu Á
Tại khu vực Đông Nam Á, mây phóng xạ có xu hướng tiến đến Indonesia và
Malaysia. Gần Việt Nam nhất có trạm tại Phillipines đã phát hiện thấy các hạt nhân
phóng xạ. Còn tại trạm quan trắc JPP38 của Nhật Bản nằm gần khu vực nhà máy
Fukushima 1 đã phát hiện được ít nhất 3 hạt nhân phóng xạ từ phản ứng kích hoạt và
khoảng 13 hạt nhân phóng xạ từ phản ứng phân hạch.
Theo Viện trưởng Viện an toàn hạt nhân Hàn Quốc, các trạm quan trắc mức độ
phóng xạ tại 12 địa điểm trên toàn nước này đã phát hiện I131 (Iốt) phóng xạ, tuy nhiên
nồng độ ít. Đặc biệt, tại Chuncheon, phía đông bắc Hàn Quốc, hạt Cs137 (cesium) cũng
được tìm thấy cùng với iốt phóng xạ.
26
Ủy ban Điều phối ứng phó khẩn cấp sự cố hạt nhân nhà nước Trung Quốc công bố
thông tin phát hiện nguyên tố phóng xạ nhân tạo I 131 trong không khí phía bắc tỉnh Hắc
Long Giang, không khí một số khu vực ven biển đông nam Trung Quốc cũng quan trắc
được nồng độ phóng xạ cực nhỏ.
Các chuyên gia cho rằng đây là kết quả các chất phóng xạ đã bay từ nhà máy điện
hạt nhân tại Fukushima của Nhật Bản, nơi đã xảy ra vụ rò rỉ phóng xạ do hậu quả của
trận động đất. Nhưng nồng độ rất nhỏ, sẽ không ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe
con người.
2.3 ĐỘ PHÓNG XẠ TRONG ĐẤT
Độ phóng xạ trong đất được hình thành từ các nguồn sau:
Từ các hạt nhân phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên.
Từ các hạt nhân phóng xạ nhân tạo do con người đưa vào môi trường.
Các hạt nhân phóng xạ tự nhiên sinh ra do sự tương tác của các tia vũ trụ và các
bức xạ khác với khí quyển và ngưng đọng lại ở các lớp đá. Hạt nhân đặc trưng là U 238,
Th232, hạt nhân con trong các dãy này và K40. Ngoài ra, còn có một số đồng vị khác có
nguồn gốc tự nhiên như Be7, Na22, Na24. Một số đặc trưng cho một số loại đất và được
minh họa trong bảng 2.7.
Bảng 2.7. Hàm lượng các đồng vị phóng xạ điển hình trong các loại đất đá
Loại nham thạch
Hàm lượng các chất phóng xạ chứa trong các loại nham
thạch Bq/kg (pCi/kg)
K40
U238
Th232
999 (27)
59 (1,6)
81 (2,2)
Diopit
703 (19)
23 (0,62)
33 (0,88)
Bazanlt
241 (6,5)
11 (0,32)
11 (0,3)
Durit
148 (4,0)
0,4 (0,01)
24 (0,66)
Đá vôi
89 (2,4)
28 (0,75)
7 (0,19)
Cacbonat
-
27 (0,72)
8 (0,21)
Cát
370 (10)
18 (0,5)
11 (0,3)
Đất sét
703 (19)
44 (1,2)
44 (1,2)
Nham thạch do núi lửa
Granit
Đất phù sa
27
Ở các nước khác nhau thì số liệu trên có thay đổi và như vậy người ta thường quan
tâm đến giá trị trung bình tính chung cho các loại đất trên toàn thế giới cho các đồng vị
sau đây:
K40 Bq/kg (pCi/kg)
U238 Bq/kg (pCi/kg)
Th232 Bq/kg (pCi/kg)
370 (10)
26 (0,7)
26 (0,7)
Các đồng vị phóng xạ nhân tạo có nhiều loại nhưng sống lâu và tồn tại trong đất là
đồng vị Sr90 và Cs137. Các đồng vị này gây nên sự ô nhiễm phóng xạ trong đất. Hàm
lượng các đồng vị này lại phụ thuộc vào độ sâu so với mặt đất. Thông thường ở độ sâu
45÷55cm thì không thấy tồn tại các đồng vị phóng xạ nhân tạo. Tuy nhiên, ngay ở cùng
độ sâu chừng 15cm tính từ mặt đất thì hàm lượng các đồng vị khác nhau như Sr90 và
Cs137 cũng khác nhau trong các loại đất khác nhau. Một vài ví dụ minh họa trong bảng
2.8.
Bảng 2.8. Hàm lượng các đồng vị phóng xạ phụ thuộc vào độ sâu
Độ sâu
(cm)
Đất sét pH = 4,6
Đất cát pH = 6,6
Đất ở phía bìa có đá vôi
pH = 7,6
Sr(%)
Cs(%)
Sr(%)
Cs(%)
Sr(%)
Cs(%)
0,0÷2,5
50
98
63
98
57
43
2,5÷5,0
20
2
22
2
24
21
5,0÷7,5
15
-
13
-
19
-
7,5÷10
-
-
2
-
6
-
2.3.1 Độ phóng xạ trong đất phù sa
Các số liệu về độ phóng xạ trong đất phù sa trên sông Đanuýp ở vùng ngoại ô
Buđapet, tại nơi mà Hungari đã xây dựng nhà máy điện nguyên tử vào những năm
1977÷1980 được trình bày ở (bảng 2.9) dưới đây. Các số liệu trong bảng là các giá trị
trung bình xác định cho 3 năm
28
Bảng 2.9. Hàm lượng các đồng vị phóng xạ trong phù sa sông Đanuýp năm 1970 – 1980
Đồng vị
phóng xạ
α Tổng cộng
β Tổng cộng
Th234
Ra226
Pb212
Pb214
Ac228
Ti208
Bi214
K40
Sr90
Cs137
1977
1978
1979
1980
mBq/g
mBq/g
mBq/g
mBq/g
107,30
303,40
296,00
202,50
(96,20÷129,50)
(37,00÷869,50)
(173,00÷432,0)
(110,00÷340,0)
222
710
740
453
(74,00÷555,00)
(55,50÷1043,4)
(318,0÷1073)
(114,0÷720)
57,35
56,98
48,22
35,58
(17,12÷92,52)
(18,13÷132,46)
(15,17÷894)
(30,60÷45,60)
83,25
55,5
80,89
60,98
(34,04÷109,89)
(16,65÷105,82)
(47,36÷124)
(39,30÷87,3)
23,68
22,20
26,26
23,109
(18,13÷35,15)
(11,47÷49,95)
(15,91÷35,50)
(21,40÷23,50)
21,83
22,57
30,67
29,68
(11,74÷29,97)
(12,58÷39,59)
(16,65÷38,80)
(15,80÷46,90)
19,98
19,98
27,26
23,03
(8,51÷34,78)
(8,51÷34,78)
(16,65÷39,60)
(15,90÷34,90)
17,40
18,13
26,87
21,16
(9,90÷22,00)
(9,62÷31,40)
(16,28÷34,4)
(12,70÷29,70)
16,30
18,50
24,43
27,74
(11,10÷18,80)
(11,10÷34,80)
(11,23÷49,40)
(16,10÷47,70)
359,60
323,00
246,71
352,14
(198,80÷629,70)
(186,50÷710)
(284,90÷490)
(325,00÷421)
1,11
1,48
0,84
(0,41÷1,50)
(0,14÷1,85)
(0,23÷1,24)
5,55
5,60
9,26
4,65
(4,44÷7,40)
(1,11÷15,17)
(0÷12,10)
(1,20÷5,30)
-
(Giá trị số ghi ở các cột: dòng trên là giá trị trung bình, dòng dưới là các giá trị min-max đo được)
29
2.3.1 Ảnh hƣởng của chất phóng xạ lên môi trƣờng đất
Tác động đến sự trao đổi chất của các vi sinh vật và động vật chân đốt trong đất
của khu vực bị ô nhiễm phóng xạ. Đồng thời hủy hoại tầng sơ cấp của chuỗi thức ăn từ
đó dẫn đến hậu quả tiêu cực cho những loài động vật săn mồi.
Những loài động vật nhỏ trong đất có thể tiêu thụ những hóa chất độc hại trong đất sau
đó chuyển vào chuỗi thức ăn đến các động vật lớn dẫn đến việc tăng tỉ lệ tử vong và thậm
chí còn dẫn đến tiệt chủng loài.
Ngoài ra còn tác động đến sự trao đổi chất của cây và làm giảm năng suất của các vụ
mùa. Cây cối hay các loài thực vật khác sẽ hút chất từ đất bị ô nhiễm phóng xạ sau đó
chuyển vào chuỗi thức ăn gây hại cho cơ thể người. Ở những vùng đất bị ô nhiễm này
nếu không xử lý kịp thời có thể trở thành đất chết.
2.3.2 Phát hiện phóng xạ trong đất tại Nhật Bản
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Không gian đại học
Mỹ cho thấy, các chất phóng xạ xuất hiện tại rất nhiều khu vực Đông Bắc Nhật Bản đã
vượt quá mức độ được cho là an toàn đối với hoạt động nông nghiệp. Đây được xem là
một nghiên cứu toàn diện về mức độ ô nhiễm phóng xạ tại Nhật Bản sau sự cố hạt nhân
tại nhà máy Fukushima.
Nghiên cứu cho thấy, các đồng vị phóng xạ đã được thổi bay phát tán tới nhiều
khu vực, đặc biệt là các vùng ven biển của Nhật Bản sau sự cố hạt nhân tại nhà máy
Fukushima. Trong đó, chất Cs137 được phát hiện tại 46/47 vùng miền của Nhật Bản.
Khu vực phía Đông tỉnh Fukushima có hàm lượng phóng xạ vượt quá mức độ an
toàn cho phép đối với đất canh tác. Càng gần khu vực nhà máy, chất này cao hơn khoảng
8 lần so với mức giới hạn an toàn. Điều này làm dấy lên nguy cơ rằng hoạt động sản xuất
lương thực của Nhật Bản tại các khu vực bị ảnh hưởng có thể bị tác động nghiêm trọng.
Hinh 2.2. Khu vực đất nông nghiệp gần nhà máy Fukushima có hàm lượng phóng xạ cao
(Nguồn: Reuters)
30
Chất Cs137 có thể lơ lửng trong môi trường khoảng nhiều thập kỷ. Theo nghiên
cứu, ngay khi xâm nhập vào đất, chất caesium sẽ liên kết với các khoáng chất có trong
đất có vai trò quyết định tới khả năng hấp thụ các khoáng chất đối với cây trồng. Tuy
nhiên, quá trình hấp thụ này như thế nào sẽ còn tùy thuộc vào từng loại đất.
Nghiên cứu trước đó cũng chỉ rõ, các nông sản của Nhật Bản đều chứa một lượng
phóng xạ ở mức thấp vẫn đảm bảo an toàn cho người dùng.
Chất Cs137 phát ra các tia gamma có thời gian bán rã dài và tác dụng đến nhiều cơ
quan chức năng trong cơ thể. Chất này khi xâm nhập cơ thể sẽ tấn công và phá hủy các tế
bào trong tủy xương, gây ung thư máu và ung thư xương.
2.4 ĐỘ PHÓNG XẠ TRUNG BÌNH TRONG CÁC MẪU DINH DƢỠNG VÀ
CÂY
Độ phóng xạ của cây cỏ ở lục địa và động vật cũng như của thực phẩm nói chung
một phần là do của các hạt nhân phóng xạ tự nhiên và một phần là do các hạt nhân phóng
xạ nhân tạo (do các vụ nổ hạt nhân) gây ra.
Trong các hạt nhân phóng xạ tự nhiên, người ta chú ý tới dãy Uran. Nói một cách
khác người ta thường gặp U238, Ra226, Po210. Đặc biệt đồng vị K40 hay gặp ở trong các
mẫu động vật, thực vật.
Trong các đồng vị nhân tạo, người ta chú ý tới đồng vị Sr90, Cs137, I131. Các đồng
vị này thường sinh ra do các vụ nổ hạt nhân, chúng bay vào không khí, rơi xuống đất,
xuống nước và động thực vật lại hấp thụ vào. Người ta thường so sánh Sr90 với lượng
canxi có trong động, thực vật, hoặc Cs137 với lượng kali có trong toàn bộ động, thực vật.
Người ta theo dõi trong sữa động vật để phát hiện lượng Sr90 và ở các bộ phận của con
người, ở cây cỏ cũng như ở thực phẩm và ở các động vật để phát hiện lượng Cs 137. Trong
tuyến giáp trạng của động vật người ta cũng hay gặp đồng vị phóng xạ I131.
Trong những năm 1970, người ta đã đo độ phóng xạ của một số đồng vị phóng xạ tự
nhiên đối với một số mẫu dinh dưỡng ở một số nước (bảng 2.10)
Bảng 2.10. Độ phóng xạ trong các mẫu dinh dưỡng và trong cây ở một số nước
Tên nước
Các đồng vị phóng xạ tính trong mBq/ngày
U238
Ra226
Pb210 và Po210
Pháp
7,4÷33,3
40,7
-
Nhật
11,1÷44,4
14,8÷37,0
-
Vương quốc Anh
14,8
44,4
37÷370
Mỹ
15,9÷17,0
29,6÷62,9
51,8÷66,6
Liên Xô (cũ)
11,1
-
229,4÷151,7
Giá trị trung bình
10÷20
37
111÷111
31
Ngoài các số liệu trên bảng này, ở một số nước còn theo dõi trên các đối tượng cụ
thể khác như Liên xô (cũ) người ta đã đo được trong nước mưa lượng U 238 là 2,6 Bq/lít
(70pCi/lít). Phần lớn lượng U238 có trong nước giếng đã đạt tới 37÷185 Bq/lít
(1000÷5000pCi/lít). Trong một số mặt hàng tiêu dùng ở Canada và Phần Lan người ta đã
theo dõi lượng Po210 đạt được là 3,7 Bq/lít (100pCi/lít). Ngoài ra, người ta cũng theo dõi
lượng đồng vị Pb210 và Po210 có trong thuốc lá lớn hơn các giá trị có trong bảng cỡ 50%.
Ngoài lượng kali có trong cơ thể người thì người ta còn thấy lượng kali phóng xạ
(K ) cũng thường xuất hiện trong các bộ phận con người, đồng thời lượng K40 còn có
trong rau xanh, hoa quả và các thực phẩm có nguồn gốc muối, nước khoáng. Thường thì
lượng kali trung bình có trong cơ thể cỡ 2 g/kg trọng lượng cơ thể. Chúng ta cũng lưu ý
là khi các sản phẩm phân hạch của quá trình nhân tạo rơi xuống đất thấm vào đất, nước
thì tất cả cây cối và các động vật sẽ bị nhiễm chất phóng xạ này. Trong các sản phẩm
này, thể hiện rõ là Cs137, Sr90 trong sữa và chất dinh dưỡng, được minh họa ở bảng 2.11.
40
Bảng 2.11. Hàm lượng Sr90, Cs137 trong sữa và trong chất dinh dưỡng ở một số nước
Trong sữa
Tên nước
Trong chất dinh dưỡng có sữa
Sr90
Cs137
Sr90
Cs137
mBq/gCa
mBq/lít
mBq/gCa
mBq/ngày
Ấn Độ
148
148
222
666
Pháp
222
444
333
518
Tây Đức
185
555
296
592
Ba Lan
185
814
-
-
Vương quốc
Anh
111
259
-
-
Mỹ (New
York)
185
-
296
-
Ácgiăngtin
74
185
111
148
Úc
148
222
148
-
Nhật
111
333
333
259
32
2.4.1 Phát hiện phóng xạ trong lá cây ở Việt Nam
Trạm quan trắc phóng xạ môi trường của Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân ở
Hà Nội đã lấy mẫu lá thông (loại lá thường được dùng để chỉ thị ô nhiễm phóng xạ trong
môi trường không khí và thực vật) ở huyện Sóc Sơn. Trạm quan trắc đã ghi nhận hai
đồng vị phóng xạ là Cs134 và Cs137 trong lá cây thông.
Tại Việt Nam, theo số liệu đo đạc của các trạm thuộc viện Năng lượng nguyên tử,
ở Đà Lạt và Ninh Thuận không phát hiện thấy đồng vị phóng xạ Cs134 và Cs137, chỉ ghi
nhận đồng vị phóng xạ I131 nhỏ. Ở Thành phố Hồ Chí Minh vẫn ghi nhận các đồng vị
phóng xạ nhân tạo là I131, Cs134 và Cs137. Trạm đo tại Hà Nội không thấy đồng vị I131.
Tuy nhiên các đồng vị phóng xạ nhân tạo ghi nhận được tại 3 địa điểm nói trên
đều ở mức rất thấp, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.
2.4.2 Phóng xạ trong nƣớc uống và sữa siêu sạch ở nƣớc Mỹ
Nhật Bản đã được phát hiện trong nước uống ở hơn 13 thành phố và chất phóng xạ
Cs đã được tìm thấy trong sữa siêu sạch Vermont của Mỹ. Đây là lần đầu tiên Mỹ phát
hiện hàm lượng phóng xạ kể từ sau thảm họa hạt nhân tại nhà máy Fukushima 1 Nhật
Bản.
137
Các mẫu sữa từ thành phố Phoenix và Los Angeles có chứa hàm lượng phóng xạ
I ở các cấp độ tương đương với mức độ chất gây ô nhiễm tối đa cho phép của EPA.
Các mẫu sữa từ Phoenix chứa hàm lượng phóng xạ iốt là 3,2 pCi/l (đơn vị đo hàm lượng
chất phóng xạ trong chất lỏng). Mẫu sữa ở Los Angeles chứa 2,9 pCi/l. Bức xạ trong một
số mẫu sữa đã đạt đến mức gây ô nhiễm mà EPA đưa ra (3.0 pCi/l).
131
Đồng vị phóng xạ trong sữa được tích lũy khi lây lan qua không khí, rơi xuống đất
qua mưa, bụi, và bám trên thực vật và gia súc chăn thả ăn phải những thực phẩm này.
Theo EPA, hàm lượng iốt phóng xạ tích tụ trong tuyến giáp, nó có thể gây ung thư và các
bệnh tuyến giáp khác. Cs137 tích tụ trong các mô mềm của cơ thể và có thể làm tăng nguy
cơ ung thư.
2.4.3 Phóng xạ trong sữa Meiji ở Nhật Bản
Hai chất phóng xạ tìm thấy trong hộp sữa Meiji được sản xuất tại Nhật Bản là
Cs và Cs134. Trong chất này, Cs137 đặc biệt nguy hiểm với chu kỳ bán rã lâu, kéo dài tới
30 năm. Có thể tồn tại, luân chuyển từ môi trường này sang môi trường khác. Thậm chí
có thể tồn tại trong đất đến hàng trăm năm.
137
Kết quả của việc điều tra, hàm lượng chất phóng xạ trong các hộp 850 gam vẫn
nằm trong giới hạn cho phép và không có nguy hại cho sức khoẻ.
Cụ thể, hàm lượng phóng xạ Cs134 được phát hiện ở mức 15,2 Bq/kg, trong khi
hàm lượng Cs137 là 16,5 Bq/kg. Theo công ty, mức độ cho phép đối với sữa và các chế
phẩm từ sữa dành cho trẻ là 200 Bq/kg.
33
Hình 2.3 Minh họa sữa Meiji nhiễm phóng xạ
Nguồn: Bloomberg.
Khi ăn phải thực phẩm bị nhiễm chất cesium, chất này sẽ tồn tại lâu trong cơ thể
và là mối đe dọa cho sức khỏe con người. Khi quá một giới hạn cho phép, Cs137 tích tụ
vào tủy xương thì sẽ làm cho các tế bào tạo ra máu (bone marrow) bị hủy diệt hoặc làm
cho các DNA bị hư hỏng dẫn đến chứng ung thư máu (leukemia).
Đã có 1 sự thống nhất quốc tế về mức độ phóng xạ trong các thực phẩm thương
mại khi xảy ra các thảm họa hạt nhân. Tiêu chuẩn này viết tắt là GLs do FAO và WHO
công bố.
Những thực phẩm có mức độ phóng xạ thấp dưới tiêu chuẩn GLs là an toàn đối
với người sử dụng. Khi mức GLs cao hơn tiêu chuẩn, chính phủ các quốc gia có quyền
hủy bỏ hoặc không cho phép thực phẩm này vào lãnh thổ nước mình.
Trước đó, nhà sản xuất sữa hàng đầu Nhật Bản, Meiji, thừa nhận, trong sữa bột
sản xuất từ ngày 14/3/2011 tới ngày 20/3/2011, đã phát hiện có 30,8Bq phóng xạ
cesium/1kg sữa trong các sản phẩm Meiji “Step”. Tuy mức nhiễm phóng xạ này thấp hơn
nhiều so với mức an toàn là 200Bq/kg theo quy định của chính phủ, nhưng hãng Meiji
vẫn quyết định cho khách đổi lại toàn bộ sữa sản xuất trong giai đoạn vừa nêu.
2.5 ĐỘ PHÓNG XẠ TRONG THỦY SINH VẬT
2.5.1 Độ phóng xạ trong cá ở sông Đanuýp của Hungari
Người ta đã bắt cá ở các đoạn sông trên nhiều địa phương khác nhau, và sau đó
phân loại riêng thịt và xương để theo dõi độ phóng xạ có trong các mẫu đó. Kết quả thu
được trong các năm 1978 đến 1980 được trình bày ở bảng 2.12.
34
Bảng 2.12. Độ phóng xạ trong các mẫu cá
Loại cá
Cá chép
Cá măng
Các phần
của cá
Năm 1978 – 1979
(mBq/g)
Năm 1979 – 1980 (mBq/g)
Sr90
Cs137
Tổng cộng
Sr90
Cs137
Phần
không ăn
35,4
-
1402±76
34,50±4,20
10,26
Phần ăn
-
19,32
8405±257
-
11,57
Phần
không ăn
19,31
-
741±70
18,48±3,40
14,70
Phần ăn
-
16,83
7607±210
-
33,62±5,52
Những năm 1970, người ta đã đo độ phóng xạ tổng cộng trong cá. Kết quả được
minh họa trong bảng 2.13.
Bảng 2.13. Độ phóng xạ tổng cộng trong cá
Năm
1973
1974
1975
1976
Các loại mẫu
Độ phóng xạ bêta tổng cộng mBq/g(pCi/g)
Thịt cá
392 (10,6)
Xương cá
337 (9,1)
Thịt cá
1232 (33,3)
Xương cá
322 (8,7)
Thịt cá
418 (11,3)
Xương cá
270 (7,3)
Thịt cá
410 (11,1)
Xương cá
233 (6,3)
2.5.2 Độ phóng xạ trong hải sản ở Nhật Bản.
Kết quả xét nghiệm phần lớn loài cá gần bờ biển phía đông bắc Nhật Bản cho thấy
nồng độ phóng xạ Cs134 và Cs137 trong cơ thể chúng vẫn thấp hơn ngưỡng an toàn. Tuy
nhiên có khoảng 40% các loài cá sống ở đáy biển như cá bơn lưỡi ngựa, cá tuyết, cá bơn,
đều ở trên ngưỡng an toàn. Đây là phát hiện của Ken Buesseler, một nhà hóa học hải
dương của Viện Hải dương Woods Hole tại Mỹ.
35
Mức độ an toàn của cá và các loại thực phẩm khác xung quanh tỉnh Fukushima
vẫn là mối quan tâm của người dân tại Nhật Bản, một trong số những nước tiêu thụ nhiều
hải sản nhất thế giới nếu tính theo bình quân đầu người.
Thế nhưng cá ở Fukushima có nồng độ phóng xạ gấp 5.000 lần so với mức giới
hạn của chính phủ. Đài Tiếng nói nước Nga dẫn nguồn tin từ nhà điều hành Tokyo
Electric Power quản lý cơ sở hạt nhân Fukushima số 1 của Nhật Bản cho biết gần nhà
máy điện hạt nhân này, một con cá được đánh bắt cho thấy nồng độ phóng xạ cesium
trong cơ thể cao hơn bình thường 5.000 lần.
Theo các chuyên gia, một người ăn con cá này ngay lập tức sẽ nhận liều bức xạ
7,7 millisievert, nhiều gấp đôi tỷ lệ bức xạ trung bình một năm đối với cơ thể.
Khi khủng hoảng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 xảy ra sau thảm họa
sóng thần, người ta đã dùng nước biển để làm nguội các lò phản ứng. Công ty Điện lực
Tokyo, chủ sở hữu của nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1, xác nhận rằng lượng nước
ấy đã chảy ra biển.
“Chu kỳ bán rã của Cs137 là 30 năm. Điều đó có nghĩa là ngay cả khi phóng xạ
ngừng rò rỉ hoàn toàn, phóng xạ sẽ vẫn nằm trong các lớp trầm tích trong vài thập kỷ
nữa”, Buesseler khẳng định.
Các chuyên gia cho rằng nước nhiễm phóng xạ từ nhà máy Fukushima 1 đã ngấm
xuống đất và đang tiếp tục di chuyển về phía Thái Bình Dương. Hideo Yamazaki, một
nhà sinh học hải dương của Đại học Kinki tại Nhật Bản, cũng cho rằng Cesium đang rò rỉ
từ nhà máy Fukushima 1 và nó sẽ tiếp tục ngấm vào các loài động vật biển trong vòng
hơn một thập niên nữa.
2.5.3 Độ phóng xạ trong rong, rêu và tảo
Trên sông Đanuýp chảy qua Hungari, người ta thường thấy những cây rong, rêu
hoặc các loại tảo (Alga), vào thời gian mùa thu hoặc mùa xuân số lượng các cây Alga
hoặc rong rêu này lại càng tăng, đặc biệt khi môi trường nước sông bị bẩn thì số lượng
các cây rong, rêu hoặc Alga lại tăng lên đột ngột. Người ta đã lấy những cây rong, rêu và
Alga này đem đốt sấy ở nhiệt độ 1050C rồi đo hoạt độ trên phổ kế gamma. Kết quả nhận
được trình bày ở (bảng 2.14).
36
Bảng 2.14. Mức độ phóng xạ ở một vài thủy sinh vật trên sông Đanuýp
Các đồng vị phóng xạ nhận được trong những năm 1978 – 1980
Tên mẫu
Alga
Cây rong rêu
dưới nước (nơi
có nước hồ đổ
ra sông)
Đơn vị tính [mBq/g]
TU
I131
Cs137
K40
Be7
Ce141
Ce144
H3
4,8
3,9
675
0,31
-
-
687
-
0,01
418
0,04
-
0,02
1109
2.6 ĐỘ PHÓNG XẠ TRONG VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Vật liệu xây dựng có nguồn gốc từ các khoáng vật như gạch, đá hộc, tro, betong
thường chứa Th232, Ra226 và K40. Các đồng vị này thường phát ra bức xạ gamma. Các
đồng vị khác thuộc họ phóng xạ này thường xuất hiện gồm radon (Rn222) va thoron
(Rn220). Cường độ phóng xạ tự nhiên của gỗ rất nhỏ, có thể bỏ qua. Trong những công
trình xây dựng hiện đại, người ta thường dùng nhiều vật liệu kim loại và thủy tinh. Độ
phóng xạ tự nhiên trong các vật liệu này cũng nhỏ. Nói chung ở các vật liệu xây dựng có
nguồn gốc từ các khoáng vật thì độ phóng xạ tác động lên con người lớn hơn các vật liệu
như gỗ, thủy tinh và kim loại. Thậm chí, các bức xạ từ radon còn thâm nhập vào cơ thể
con người tới tận phổi và nội tạng do quá trình hô hấp.
Có hai cách để xác định liều hiệu dụng đối với con người sống trong ngôi nhà.
Cách thứ nhất, dùng máy đo liều để đo suất liều theo đơn vị µSv/h ở độ cao 1 m so với
mặt đất, ta nhận được liều chiếu xạ ngoài. Để có liều chiếu xạ trong người ta đo nồng độ
Ra222 trong không khí trong nhà. Cách thứ hai là lấy mẫu vật liệu xây dựng để đo hoạt độ
phóng xạ riêng theo đơn vị Bq/kg. Các hạt nhân được đo là Ra226, Th232 và K40. Từ hoạt
độ riêng của các hạt nhân này người ta tính được liều chiếu ngoài dựa trên một mô hình
ngôi nhà chuẩn và dùng phương pháp toán học thích hợp. Khi đó liều chiếu trong được
xác định qua hoạt độ riêng của Ra226. Ngày nay phương pháp thứ hai được sử dụng rộng
rãi hơn còn phương pháp thứ nhất chỉ dùng để kiểm định lại sự đúng đắn của mô hình
tính toán.
37
Bảng 2.15. Độ phóng xạ trung bình ghi nhận trên các vật liệu xây dựng tại các nước khác
nhau ở chân Âu
Vật liệu xây
dựng
Tên nước
Số lượng mẫu đo
Tây Đức
Độ phóng xạ trung bình (mBq/g)
Th232
Ra226
K40
69
63
66
555
Thụy Điển
15
85
48
703
Liên Xô
87
30
33
555
52
55
583
Bê tông
Anh
Giá trị trung bình
Gạch
Gạch
Tây Đức
132
96
96
592
Thụy Điển
21
126
96
925
Liên Xô (cũ)
55
37
55
740
48
26
666
45
52
629
70
65
710
Hà Lan
Anh
23
Giá trị trung bình
Bằng việc ghi các phổ gamma, người ta đã xác định được hoạt độ phóng xạ trong
vật liệu xây dựng như trình bày ở bảng 2.15.
Ngoài ra, trong vật liệu xây dựng, người ta còn có thể xác định được lượng radi
hiệu dụng trên cơ sở sử dụng công thức sau:
C Ra
Qt
(mBq/g)
G (1 e t )
(2.1)
Trong đó, Qt là lượng radon từ các loại vật liệu xây dựng phát tán vào không khí trong
thời gian t; G là khối lượng của vật liệu xây dựng và λ là hằng số phân rã của radon.
Ở Liên Xô trước đây, người ta đã sử dụng công thức trên để xác định lượng radi
hiệu dụng trong các vật liệu xây dựng thông dụng. Số liệu ví dụ như ở bảng 2.16.Bảng
38
2.16. Hàm lượng radi hiệu dụng trong các loại vật liệu xây dựng
Vật liệu xây dựng
CRa(hiệu dụng) (mBq/g)
Bêtông nặng
1,5
Bêtông nhẹ
2,0
Gạch đỏ
0,8
2.6.1 Liều hiệu dụng trong nhà và tiêu chuẩn an toàn bức xạ đối với vật liệu xây
dựng
2.6.1.1 Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn
Khi con người ở trong ngôi nhà thì ngôi nhà trở thành một “lô cốt” chắn gần hết
các tia bức xạ từ không gian bên ngoài chiếu vào nhà. Do đó liều chiếu ngoài và chiếu
trong đối với con người chủ yếu do vật liệu xây dựng, tức là nền nhà, tường nhà và trần
nhà gây nên. Để xây dựng tiêu chuẩn an toàn cho vật liệu xây dựng người ta đo liều chiếu
ngoài và liều chiếu trong của một số ngôi nhà xây dựng từ các vật liệu phổ biến trong
vùng ta quan tâm. Ví dụ ở Áo liều trung bình đo được vào khoảng 2 mSv/năm. Nếu dùng
vật liệu xây dựng có phóng xạ cao thì liều bổ sung của nó không được vượt quá 1 mSv/h
theo tiêu chuẩn an toàn bức xạ đối với dân chúng, tức là giới hạn trên của liều hiệu dụng
tổng cộng là 3 mSv/năm. Nước Áo chọn giới hạn liều hiệu dụng 2,5 mSv/năm. Một số
nước khác chọn giới hạn liều hiệu dụng từ 0,8 đến 2 mSv/năm đối với chiếu xạ ngoài còn
giới hạn liều đối với chiếu xạ trong được tính riêng (xem bảng 2.17 dưới đây).
2.6.1.2 Tiêu chuẩn theo liều hiệu dụng chiếu ngoài
Để xác định liều hiệu dụng chiếu ngoài trong nhà người ta lấy các mẫu vật liệu và
đo hoạt độ phóng xạ riêng (đơn vị Bq/kg) đối với các hạt nhân Ra226, Th232 và K40. Việc
tính toán từ hoạt độ phóng xạ riêng (Bq/kg) sang liều hiệu dụng chiếu ngoài (mSv/năm)
được thực hiện đối với ngôi nhà chuẩn có kích thước 3 m × 3 m × 3 m với các bức tường
dày vô hạn, không có cửa và cửa sổ. Theo mô hình đó liều hiệu dụng chiếu ngoài được
tính toán theo công thức sau:
He = 8,8.10-3 ×(0,461CRa + 0,623CTh + 0,0414CK) (đơn vị mSv/năm) (2.2)
Trong đó, CRa, CTh và CK là hoạt độ riêng của Ra226, Th232 và K44 theo đơn vị Bq/kg. Ví
dụ với các giá trị trung bình trên thế giới của hoạt độ riêng đối với vật liệu xây dựng CRa
= 50 Bq/kg, CTh = 50 Bq/kg và CK = 500 Bq/kg thì He = 0,66 mSv/năm.
Liều hiệu dụng He theo công thức (2.2) ít được sử dụng để đánh giá mức độ an
toàn bức xạ của vật liệu xây dựng. Tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến hơn là chỉ số hoạt
độ nêu dưới đây.
39
2.6.1.3 Tiêu chuẩn theo chỉ số hoạt độ chiếu ngoài và chiếu trong
Cách phổ biến nhất để đánh giá giới hạn hoạt độ là dựa trên các chỉ số hoạt độ
chiếu ngoài Iγ và chiếu trong Iα. Đối với liều chiếu ngoài dùng các giá trị hoạt độ đối với
Ra266, Th232 và K49. Đối với liều chiếu trong, do Rn222 chỉ được sinh ra từ Ra266 nên giới
hạn liều chiếu trong được xác định qua hoạt độ riêng của Ra266. Trong (bảng 2.17) dẫn ra
một số công thức tính chỉ số hoạt độ chiếu ngoài Iγ và chiếu trong Iα. Giới hạn cực đại
của các chỉ số này là Iγ ≤ 1 và Iα ≤ 1. Các công thức đối với chỉ số I gần giống nhau
nhưng giới hạn Iγ ≤ 1 ứng với giới hạn liều hiệu dụng chiếu ngoài thay đổi từ 0,8
mSv/năm đến 2 mSv/năm.
Bảng 2.17. Giới hạn của các chỉ số hoạt độ chiếu ngoài Iγ và chiếu trong Iα
Nước
Chỉ số hoạt độ chiếu xạ
ngoài Iγ
Chỉ số hoạt độ chiếu xạ
trong Iα
Liên Xô cũ
I
C Ra CTh
C
K 1
370 260 4810
I
C Ra
1
185
Đông Đức cũ
I
C Ra CTh
C
K 1
370 260 4810
I
C Ra
1
185
Ba Lan
I
C Ra CTh
C
K 1
370 233 3700
I
C Ra
1
185
Thụy Sỹ
I
C Ra CTh
C
K 1
999 703 9990
I
C Ra
1
185
Trung Quốc
I
C Ra CTh
C
K 1
350 260 4000
I
C Ra
1
200
Ví dụ với các giá trị trung bình trên thế giới của hoạt độ vật liệu xây dựng CRa= 50
Bq/kg, CTh = 50 Bq/kg và CK = 500 Bq/kg thì, theo tiêu chuẩn của Liên Xô cũ và Đông
Đức cũ, ta có Iγ = 0,43 và Iα = 0,27. Như vậy dùng vật liệu xây dựng có hoạt độ phóng xạ
trung bình trên thế giới để xây dựng nhà thì bảo đảm an toàn bức xạ.
Một đại lượng cũng thường được sử dụng, là biến điệu của chỉ số hoạt độ chiếu
ngoài Iγ , đó là hoạt độ tương đương radi
Raeq 370.(
CRa CTh
C
K ) = CRa+1,43CTh+0,007CK
370 259 8810
(2.3)
Giới hạn trên của Raeq là 370 Bq/kg. Với vật liệu xây dựng có giá trị trung bình
trên thế giới như nêu trên thì Raeq = 160 Bq/kg.
40
2.6.1.4 Tiêu chuẩn đối với vật liệu khối và vật liệu lát bề mặt
Hai cách xây dựng tiêu chuẩn nói trên đều xuất phát từ mô hình nhà chuẩn, là mô
hình an toàn nhất về phương diện an toàn bức xạ. Tuy nhiên có hai vấn đề cần xem xét:
-
-
Thứ nhất là vật liệu xây dựng trong nhà được phân thành hai loại, gồm vật
liệu khối tức là vật liệu của cả bức tường hay trần nhà, như betông, gạch, xỉ
than,… và vật liệu mỏng dùng để lát nền và tường như gạch tráng men, đá ốp
lát,…
Thứ hai là ngôi nhà thực không giống ngôi nhà chuẩn, nghĩa các bức tường
không phải dày vô hạn mà chỉ dày khoảng 20 cm.
Do hai lý do này, nếu một loại vật liệu xây dựng nào có liều hiệu dụng chiếu ngoài
hoặc chỉ số hoạt độ chiếu ngoài cao hơn giới hạn thì phải xét tình huống cụ thể đó. Ví dụ
khi đo đạc độ phóng xạ của mẫu đá granite lát nền nhà ở Đài Loan người ta nhận được
chỉ số hoạt độ Iγ = 1,57, tức là lớn gấp 1,57 lần mức cho phép. Người ta đã tiến hành tính
toán cho một phòng với kích thước 6 m × 4 m × 3 m với tường dày 20 cm và nền nhà
granite dày 2 cm, khi đó granite chỉ chiếm 2,2% trọng lượng vật liệu xây dựng, thì nhận
được Iγ = 0,38. Nếu tăng hoạt độ của granite lên 10 lần thì Iγ = 0,62, vẫn dưới mức cho
phép. Người ta cũng tiến hành đo liều gamma trong 85 ngôi nhà ở Đài Loan có sử dụng
granite thì thấy suất liều nằm trong khoảng 0,04 - 0,16 µSv/h, tức là không khác suất liều
trong các nhà không sử dụng granite. Tính toán với một số mô hình, người ta đưa tới tiêu
chuẩn đối với chỉ số Iγ được nêu trong bảng 2.18.
Bảng 2.18. Các giới hạn của các chỉ số Iγ và Iα đối với vật liệu khối và vật liệu lát nền.
Tiêu chuẩn liều
Vật liệu khối
Vật liệu lát nền
0,3 mSv/năm
1 mSv/năm
I 0,5
I 1
I 2
I 6
Như vậy khi xét độ phóng xạ của vật liệu xây dựng phải xem xét vật liệu đó thuộc
loại nào. Cùng với tiêu chuẩn 1 mSv/năm như nhau nhưng vật liệu khối có mức giới hạn
Iγ ≤ 1 còn vật liệu lát mặt ngoài thì giới hạn tăng lên 6 lần, tức là Iγ ≤ 6. Theo tiêu chuẩn
này thì mẫu đá granite lát nền nhà ở Đài Loan có chỉ số hoạt độ Iγ = 1,57 (< 6) vẫn không
vi phạm an toàn bức xạ.
Chú ý rằng tiêu chuẩn Iα ≤ 1 đối với chiếu xạ trong vẫn đúng đối với cả vật liệu
khối lẫn vật liệu lát bề mặt. Do đó sau khi xem xét liều chiếu ngoài xong phải tiếp tục
xem xét liều chiếu trong. Đối với mẫu đá granite Đài Loan nói trên thì Iα < 1.
41
2.7 ĐỘ PHÓNG XẠ TRONG CƠ THỂ NGƢỜI
2.7.1 Độ phóng xạ trung bình trong cơ thể ngƣời
Do bức xạ của các tia trong vũ trụ mà sinh ra đồng vị phóng xạ có nguồn gốc từ tự
nhiên. Có thể kể tên một số đồng vị hay gặp, dễ xâm nhập vào cơ thể con người qua con
đường thực phẩm (dinh dưỡng) như:
-
Triti (H3) thường ở dạng nước và thấm vào trong đất.
Be7
C14 có hàm lượng lớn trong môi trường sinh ra do sự tương tác của các
nơtron trong vũ trụ với nguyên tử của bầu khí quyển.
Na22 xâm nhập vào cơ thể con người nhiều hơn H3 và Be7.
Trong các đồng vị tự nhiên sinh ra có nguồn gốc từ đất, người ta hay gặp là U 238,
U235, Th232 cùng các sản phẩm phân rã trong các họ phóng xạ này như đồng vị K40, Rb87.
Những đồng vị này sống ở dưới đất, tất nhiên là vào cơ thể con người không nhiều lắm.
Trong nước uống, uran có mặt ít, nhưng con cháu của họ phóng xạ này lại lớn như Th230,
Ra226, Ra228. Vì vậy, trong xương người, người ta cũng tìm thấy lượng uran, radi, thori.
Ngoài ra, còn thấy xuất hiện lượng chì và đặc biệt là đồng vị Po210 rã ra hạt alpha. Lượng
K40 cũng vào cơ thể con người qua con đường thức ăn, hằng ngày con người nhận một
lượng kali là 3,3g trong đó có cỡ 1,2.10-2% là K40 phóng xạ.
Các đồng vị phóng xạ nhân tạo sinh ra từ các vụ nổ hạt nhân và sản phẩm năng
lượng hạt nhân, rơi vào khí quyển, nước, đất cũng xâm nhập vào cơ thể con người qua
con đường dinh dưỡng. Những đồng vị phóng xạ nhân tạo hay gặp là:
-
-
-
Triti (H3) được sinh ra từ các vụ nổ, những năm 70 đã lên tới 2,4.1020Bq,
thường tồn tại dưới dạng nước.
C14 sinh ra bởi nơtron tương tác với nitơ trong khí quyển, trong những năm
70 đã đạt tới 2,2.1017Bq.
Sr90 là sản phẩm của các nguyên tố phóng xạ, thường cư trú ở trong xương
của con người. Nó có thời gian sống lâu. Ngoài ra, chúng còn sinh ra các
đồng vị con khác như Y90.
Đồng vị Ru106 hay phát ra beta cứng và sinh ra đồng vị khác là Rh106.
I131 là đồng vị có thời gian sống ngắn, nhưng thường thấy xuất hiện trong các
lò phản ứng hạt nhân. Tuy vậy, khi ra môi trường, thì nó thường cư trú ở
tuyến giáp trạng của con người. Ngoài ra, đồng vị này còn xâm nhập vào sữa
và qua đó xâm nhập vào cơ thể chúng ta.
Cs137 là đồng vị kim loại phóng xạ, có thời gian sống rất lâu. Nó cư trú trong
toàn cơ thể con người, nhưng thường tập trung ở phần thịt nhiều hơn.
Ce144 cũng là sản phẩm phân hạch, có thời gian bán rã nhỏ, chúng vào cơ thể
con người và thường cư trú ở phổi.
42
-
Pu239 và các đồng vị khác (Pu240, Pu241, Am241) thường hay kéo theo nhờ
phản ứng (γ, n) với uran. Các quá trình này hay phân rã ra hạt alpha.
Trong những năm 70 ở Hungari, người ta đã đo lượng phóng xạ sinh ra từ tự nhiên
cũng như sinh ra từ các nguồn nhân tạo đã xâm nhập vào cơ thể con người được trình bày
ở bảng 2.19.
Bảng 2.19. Lượng phóng xạ tự nhiên và nhân tạo xâm nhập vào cơ thể con người.
Các đồng vị
phóng xạ
Hoạt độ phóng xạ Bq/kg
Phổi
Xương
Ở mô mềm
của cơ thể
Toàn cơ thể
H3
-
-
-
0,2÷0,9
C14
-
-
-
40
K40
-
-
-
60
Rb87
-
-
-
8,5
Dãy U238-U234
-
0,15
0,007
-
Th230
0,02
0,20
0,002
-
Ra226
-
0,30
0,005
-
Pb210-Po210
-
3,00
0,200
-
Dãy Th232
0,02
0,20
0,002
-
Ra228-Ra224
-
0,09
0,004
-
H3
-
-
-
Sr90
-
8÷16
-
2÷3
Cs137
-
-
-
0,8÷1,6
Tự nhiên
Nhân tạo
Các vụ nổ hạt
nhân sinh ra
Chúng ta lưu ý rằng, với Sr90 và Cs137 là những sản phảm sinh ra từ nhân tạo,
người ta đã dõi theo và so sánh với lượng canxi, hoặc kali. Ở Hungari vào những năm 70,
người ta đã thấy:
43
1 Bq Sr90/1g canxi → 1Bq Sr90/5g xương
1 Bq Cs137/1g canxi → 1Bq Cs137/500g toàn thân
Từ bảng kết quả chúng ta thấy ở trong phổi con người hình như các chất phóng xạ
ít cư trú được, nhưng trên thực tế thì các chất phóng xạ khí như radon và thoron lại cư trú
ở phổi nhiều nhất. Ở Hungari, người ta đã khảo sát và nhận được kết quả như trình bày ở
bảng 2.20.
Bảng 2.20. Khảo sát hàm lượng phóng xạ lưu lại trên cơ thể con người
Nguồn chiếu xạ
Hoạt độ
phóng xạ
cân bằng
Bq/m3
Nhân tố
lưu lại
Liều lượng phóng xạ
vào phổi tính trung
bình trong một năm
µGy/năm
20
8
20
0,8
340
0,004÷40
0,8
0,07÷700
0,04
0,2
1
0,4
0,8
45
Rn222 và các nguyên tố con của Rn222:
- Trong môi trường tự do
- Trong môi trường xây dựng:
+ Vật liệu xây dựng
+ Nước
Rn220 và các nguyên tố con của Rn220:
- Trong môi trường tự do
- Trong môi trường xây dựng:
+ Vật liệu xây dựng
2.7.2 Phơi nhiễm phóng xạ và mức độ ảnh hƣởng đến cơ thể con ngƣời
Chất phóng xạ được chia thành hai loại: phóng xạ ion hóa và phi ion hóa. Phóng
xạ phi ion hóa đến từ ánh sáng, sóng radio, sóng ngắn, sóng radar và một số dạng sóng
khác. Thông thường loại phóng xạ này không tác động tới tế bào và mô của người.
Ngược lại, hạt phóng xạ ion hóa gây nên phản ứng tức thời ở tế bào và mô khi tiếp xúc
với cơ thể chúng ta. Chúng tới từ tia X, neutron, tia gamma, hạt alpha, hạt beta.
Về phương diện hóa học và vật lý, chất phóng xạ ion tạo nên những nguyên tử có
khả năng xâm nhập tế bào trong cơ thể người, điện hóa các tế bào rồi tiêu diệt chúng.
Nếu bị nhiễm phóng xạ thiên nhiên ở nồng độ thấp, cơ thể có khả năng tái tạo những tế
bào bị điện hóa nên cơ thể vẫn bình thường.
“Phơi nhiễm” là sự nhiễm lượng phóng xạ trong không khí. Mức độ phơi nhiễm
được đo bằng máy đếm Geiger và nhiều thiết bị tương tự, với đơn vị đo là Roentgen.
Máy đếm Geiger lấy mẫu khí tại một khu vực nào đó rồi xác định số lượng hạt phóng xạ
trong mẫu khí. Sau đó máy chuyển dữ liệu thành tín hiệu điện.
44
Con người không hấp thụ mọi hạt phóng xạ trong môi trường xung quanh, bởi
phần lớn chúng đâm xuyên qua cơ thể chúng ta. Các mô của cơ thể hấp thụ một phần
năng lượng của các hạt phóng xạ. Lượng năng lượng đó được đo bằng “lượng phóng xạ
hấp thụ qua phơi nhiễm” hay còn gọi tắt là rad. Nếu tia gamma tạo ra một lượng hạt
phóng xạ nhất định trong 1 cm3 không khí và toàn bộ số hạt phóng xạ đó tiếp xúc với cơ
thể người thì lượng phóng xạ hấp thụ qua phơi nhiễm sẽ tương đương một rad.
“Lượng hấp thụ thực tế” là chỉ số phức tạp hơn đối với mức độ nhiễm phóng xạ.
Chỉ số này chỉ tính tới mức độ gây hại của một loại hạt phóng xạ nào đó trong cơ thể.
Đối với các hạt beta và tia gamma, lượng hấp thụ qua phơi nhiễm chính là “lượng
hấp thụ thực tế”. Còn với hạt neutron và alpha – hai loại đặc biệt đối với cơ thể người –
“lượng hấp thụ thực tế” có giá trị lớn hơn so với “lượng hấp thụ qua phơi nhiễm”. Đơn vị
đo của lượng hấp thụ thực tế là rem và sievert (Sv). Rem là ba chữ cái đầu của cụm từ
“roentgen equivalent man” (roentgren tương ứng với người). Một Sv tương đương 100
rem. Lượng hấp thụ thực tế giúp chúng ta định lượng được mức độ nguy hiểm đối với
một cá nhân bị nhiễm phóng xạ.
Lượng hấp thụ phóng xạ thực tế của một người bình thường vào khoảng 0,36 rem
mỗi năm, trong đó 80% hạt phóng xạ tới từ các nguồn tự nhiên – chẳng hạn như chất
phóng xạ trong vỏ trái đất và từ vũ trụ. 20% số hạt phóng xạ còn lại tới từ các nguồn
phóng xạ nhân tạo như máy chụp tia X, thiết bị phát hiện khói trong công nghiệp, tàn dư
của các vụ thử bom nguyên tử.
Hằng ngày, khi tiếp xúc với ánh sáng Mặt trời và không khí, đi siêu âm, khám,
chữa bệnh, mỗi người đồng thời đã tiếp nhận một hàm lượng chất phóng xạ nhất định.
Chất phóng xạ là một dạng năng lượng tự nhiên xuất phát từ ánh sáng Mặt trời và các tia
vũ trụ. Trong điều kiện bình thường, mật độ của chất phóng xạ rất ít và gần như không
ảnh hưởng gì đến cuộc sống của con người.
Hằng năm, mỗi người nhận liều bức xạ từ nguồn phóng xạ tự nhiên khoảng 2mSv,
trong khi mức an toàn tối đa là 50-100mSv. Bức xạ đi vào một tế bào sống có thể gây ảnh
hưởng lâu dài đến mô và toàn bộ hoạt động của tế bào. Cơ thể đón nhận liều phóng xạ
quá cao trong 1 lần thông qua nước uống, không khí, thức ăn… thì có thể gây ngộ độc,
buồn nôn, ban đỏ, rụng lông, chảy máu chân răng, hoại tử, thậm chí tử vong. Các nhà
chuyên môn cho rằng, chỉ cần một lượng rất nhỏ chất phóng xạ ion hóa (100mSv) là đã
có thể làm tăng nguy cơ ung thư, dù sự gia tăng đó là rất ít. Bên cạnh đó, khi nhiễm
phóng xạ, sức khỏe con người còn chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng khác. Người ta
chia tác hại của các chất phóng xạ thành 2 kiểu: Trước mắt và lâu dài. Ngay sau khi
nhiễm phóng xạ, người bị phơi nhiễm sẽ thấy các dấu hiệu buồn nôn, mệt mỏi, ban đỏ
không rõ nguyên nhân. Sau loạt triệu chứng này có thể là quãng thời gian vài tuần hoàn
toàn bình thường. Thời kỳ ủ bệnh mới thực sự nguy hiểm, đặc trưng bởi các triệu chứng
viêm nhiễm, chảy máu, bệnh dạ dày và ruột, thiếu các tế bào máu… Nếu không được
chữa trị kịp thời, nhiễm phóng xạ có thể dẫn đến ung thư, hiểu nôm na là các tế bào trong
45
cơ thể sẽ tự động phân hủy. Cho dù được chữa trị khỏi nhưng các tổn hại do phóng xạ
gây ra không thể nào khôi phục được, có thể dẫn đến những đột biến ở cơ chế di truyền
như: Chứng nhỏ não, mắt không hoàn chỉnh, chậm phát triển trí tuệ…
2.7.3 Con ngƣời có thể nhiễm phóng xạ khi bay
Hình 2.4 Minh họa chùm tia gamma phát sinh trong
một cơn bão. (Nguồn: NASA)
Giới khoa học đã biết
bão có thể tạo nên những
chùm tia gamma rất mạnh.
Những chùm tia này chỉ tồn
tại trong thời gian cực ngắn.
Chúng xuất hiện ở những độ
cao mà phi cơ thương mại
thường di chuyển (từ 9 tới
12 km). Độ sáng của chùm
lớn đến nỗi những thiết bị
cách chúng vài trăm km có
thể phát hiện chúng. Thế
nhưng giới chuyên gia lại
gọi chúng là "tia chớp tối".
Các nhà khoa học của Viện Công nghệ Florida tại Mỹ đã xây dựng một mô hình
vật lý để tính toán tác động của những tia chớp tàng hình đối với cơ thể người trong phi
cơ.
Mô hình cho thấy, nếu phi cơ di chuyển gần đỉnh của cơn bão, lượng phóng xạ mà
cơ thể người tiếp nhận từ chớp tối tương đương với 10 lần chụp ngực bằng tia X, hay một
năm phơi nhiễm phóng xạ ở mặt đất. Nếu phi cơ bay ở giữa cơn bão, lượng phóng xạ mà
hành khách nhận có thể tương đương 10 lần lượng phóng xạ khi chúng ta chụp cắt lớp
toàn bộ cơ thể. Tuy nhiên theo nghiên cứu thì lượng bức xạ mà cơ thể người nhận từ tia
chớp tối không đủ lớn để có thể gây tác hại.
2.8 ĐỘ PHÓNG XẠ TRONG THUỐC LÁ
Một nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học California, Los Angeles, đã công bố
phát hiện phóng xạ trong thuốc lá trên phiên bản trực tuyến của tạp chí Y khoa Mỹ trong
nghiên cứu về thuốc lá và chất nicôtin.
Họ tiến hành phân tích 27 tài liệu và phát hiện ra ngay từ năm 1959, Po210 là một
đồng vị của nguyên tố Polonium. Po210 có chu kỳ nửa phân rã ngắn 138 ngày. Đó là chất
phóng xạ mạnh và phóng các hạt anpha vào các mô xung quanh. Đây là một chất cực
độc, chỉ cần một lượng rất nhỏ cũng đủ để gây chết người. Ngoài chất phóng xạ Po210,
khói thuốc lá còn chứa nhiều loại hóa chất được cho là gây ung thư.
Khi thuốc lá cháy, nó đạt tới nhiệt độ 600-800 0C, cao hơn nhiệt độ nóng chảy của
polonium. Polonium nóng chảy dính vào các hạt li ti trong khói thuốc lá và sau đó đọng
46
lại ở trong đường hô hấp và phổi người. Khi đã theo khói thuốc vào phổi, nó sẽ đọng lại ở
những nền móng do chất tar (nhựa thuốc lá) tạo nên ở tiểu phế quản. Theo thời gian, hàm
lượng Po210 tích tụ ngày một nhiều lên. Sau một năm, lượng phóng xạ trong các tiểu phế
quản của người hút mỗi ngày một bao rưỡi thuốc lá là 1,3 rem, tương đương với việc mỗi
ngày chụp X-quang phổi một lần trong suốt cả năm. Po210 là thủ phạm của 25% trong
tổng số tất cả các ca ung thư phổi do thuốc lá.
Hình 2.5 Thuốc lá chứa chất phóng xạ Po210
Hrayr Karagueuzian cùng các đồng nghiệp đã thực hiện một số nghiên cứu cần
thiết và thấy rằng bức xạ trong thuốc lá là nguyên nhân gây ra 138 ca tử vong trên 1.000
trường hợp hút thuốc lá trong khoảng thời gian 25 năm. Con người mỗi năm hút khoảng
6 nghìn tỷ điếu thuốc, đủ để tạo ra một sợi dây dài từ Trái Đất tới Mặt Trời và ngược lại.
Tới năm 2020, thuốc lá sẽ gây tử vong khoảng 10 triệu người mỗi năm.
Các nước phát triển sử dụng phân bón hữu cơ được sản xuất từ đá apatít, loại đá
trong tự nhiên chứa urani và chất này phân hủy thành chất phóng xạ Po210, thẩm thấu vào
cây thuốc lá qua rễ và lá.
Thuốc lá được phát hiện chứa chất phóng xạ polonium cách đây khoảng nửa thế
kỷ. Từ những năm 1960, các nhà sản xuất thuốc lá như Philip Morris đã biết về sự có mặt
của Po210 trong sản phẩm của họ. Họ thừa biết rằng chất phóng xạ này ảnh hưởng tới mức
độ tăng trưởng khối u ác tính trong phổi người hút thuốc lá, và thậm chí còn có thể tính
toán được lượng bức xạ trong cơ thể một người hút thuốc thường xuyên trong hơn 20
47
năm. Tuy nhiên, các công ty thuốc lá đã che giấu thông tin này suốt từ đó tới nay. Khi
nhận ra có chất phóng xạ polonium trong thuốc lá, các hãng này đã bắt đầu một chương
trình nghiên cứu nội bộ bí mật. Họ đã tìm hiểu và cố tìm cách loại bỏ nó nhưng đều thất
bại, chỉ có thể tìm cách giảm đáng kể lượng polonium trong khói thuốc lá. Tài liệu của
những năm 1970 cho thấy công ty này đã thử dùng một loại dung môi để rửa lá thuốc lá
và giảm được từ 10% đến 40% hàm lượng phóng xạ. Thế nhưng loại dung môi này lại
làm mất hoàn toàn mùi thơm đặc trưng của lá thuốc và nó sẽ làm cho thuốc mất đi hương
vị đặc biệt.
Nên họ đã phủ nhận trong thuốc lá có chứa Po210. David Sutton, phát ngôn viên
của công ty sản xuất thuốc lá lớn nhất nước Mỹ - Philip Morris - cho biết Po210 là một
“thành phần tự nhiên trong không khí” và đã được đưa ra thảo luận rộng rãi trong cộng
đồng y tế nhiều năm qua.
48
Phần KẾT LUẬN
Bằng lý thuyết tôi đã tìm hiểu được các nguồn phóng xạ bao gồm: phóng xạ tự
nhiên và phóng xạ nhân tạo. Nguồn phóng xạ tự nhiên được tạo ra từ các tia vũ trụ và các
nhân phóng xạ có trong đất, đá, khí quyển, trong nước… Nguồn phóng xạ nhân tạo là các
đồng vị phóng xạ phát ra các tia bức xạ alpha, beta, gamma,… bằng cách cho phản ứng
xảy ra trong lò phản ứng hạt nhân hay máy gia tốc. Đây là cơ sở lý thuyết, là tiền đề để
tôi tìm hiểu phóng xạ xung quanh chúng ta. Trong môi trường sống của chúng ta chất
phóng xạ có mặt khắp mọi nơi như:
-
-
-
-
-
-
-
Trong môi trường nước chất phóng xạ tồn tại ở hầu hết các nguồn nước, trong
nước sông, nước biển, nước mưa, nước sinh hoạt và kể cả nước ngầm cũng có chất
phóng xạ.
Trong không khí cũng được tìm thấy chất phóng xạ, tuy nhiên ở các miền khác
nhau thì mật độ phóng xạ cũng khac nhau. Sự phát tán phóng xạ trong không khí
phụ thuộc vào các yếu tố: lớp vỏ phong hóa, thảm thực vật, đặc điểm địa hình,
hướng gió…
Trong môi trường đất độ phóng xạ được hình thành từ các hạt nhân phóng xạ có
nguồn gốc tự nhiên và các nhân phóng xạ nhân tạo do con người đưa vào môi
trường. Luận văn cũng đã đề cập đến độ phóng xạ trong đất phù sa và phóng xạ
trong đất ở Nhật Bản, đồng thời nêu lên tầm ảnh hưởng của phóng xạ đối với môi
trường đất. Chất phóng xạ tồn tại trong môi trường đất thì tất cả các cây cối sinh
sống trên môi trường này cũng chịu ảnh hưởng của phóng xạ, bằng chứng là phát
hiện phóng xạ trên lá cây.
Trong các mẫu dinh dưỡng đã phát hiện phóng xạ có trong nước uống và sữa.
Nguyên nhân các đồng vị phóng xạ tồn tại trong các mẫu dinh dưỡng là do các
chất phóng xạ được tích lũy khi lây lan qua không khí, rơi xuống đất qua mưa, bụi
và bám trên thực vật và các động vật hấp thụ vào.
Trong thủy sinh vật phóng xạ có trong thủy sản (cá), hải sản và những cây rong,
rêu, tảo (Alga).
Trong vật liệu xây dựng các chất phóng xạ có nguồn gốc từ các khoáng vật như:
gạch, đá, betong thì mức độ tác động lên con người lớn hơn các chất phóng xạ có
nguồn gốc từ gỗ, thủy tinh, kim loại.
Trong cơ thể con người cũng tồn tại chất phóng xạ. Các đồng vị phóng xạ xâm
nhập vào cơ thể con người qua con đương thực phẩm, nước uống, môi trường đất,
nước, không khí…
Chất phóng xạ được tìm thấy trong thuốc lá. Nguyên nhân thuốc lá chứa chất
phóng xạ là do các nước phát triển sử dụng phân bón hữu cơ được sản xuất từ đá
apatit thẩm thấu vào cây và rễ thuốc lá.
Luận văn đã trình bày khá đầy đủ phóng xạ ở xung quanh chúng ta cũng như tầm
ảnh hưởng của chúng đối với con người, môi trường và các sinh vật khác.
49
Đây là đề tài mang tính lý thuyết cao, tôi nhận thấy đây là một đề tài rất quan
trọng trong cuộc sống. Hy vọng đề tài này sẽ mang lại một lượng kiến thức tương đối
đầy đủ cho mọi người về phóng xạ, để mọi người có thể biết được mức độ nguy hiểm
của các bức xạ đối với môi trường, con người và các sinh vật. Nhằm tìm ra những giải
pháp ngăn chặn kịp thời, hợp lý đối với các nguồn bức xạ.
Tuy nhiên, hạn chế của đề tài là chỉ nghiên cứu phóng xạ xung quanh chúng ta
trên cơ sở lý thuyết và các số liệu có sẵn (trên sách, báo, internet…) không có điều
kiện tìm hiểu trên thực tế và cập nhật số liệu mới nhất. Nếu có điều kiện tôi sẽ tiếp tục
nghiên cứu đề tài trên thực tế tại các viện nghiên cứu hạt nhân.
50
Tài liệu tham khảo
1. Đặng Huy Uyên. Môi trường nhiễm xạ và kĩ thuật hạt nhân trong nghiên cứu môi
trường. NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 2005
2. Ngô Quang Huy. Cơ sở vật lý hạt nhân. NXB KH&KT. 2006
3. http://itimes.vn/Root/printdocument.aspx?articleid=8674
4. http://m.vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/6643/nong-do-phong-xa-cao-o-quangnam.html
5. http://m.vtc.vn/1-282848/kinh-te/my-phat-hien-phong-xa-trong-nuoc-uong-vasua-sieu-sach.htm#
6. http://thegioivanhoa.com.vn/xa_hoi/27913/nhat-ban-phat-hien-doc-to-phong-xatrong-nuoc-ngam/
7. http://www.khoahoc.com.vn/doisong/yhoc/suc-khoe/35383_Chat-phong-xa-trongthuoc-la-bi-che-giau.aspx
8. http://www.nguoiduatin.vn/phat-hien-phong-xa-trong-la-cay-o-ha-noi-a2966.html
9. http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/91/68/77/77/77/249047/Default.aspx
10. http://www.vietnamplus.vn/Home/Co-phong-xa-trong-nuoc-sinh-hoat-taiFukushima/20113/81758.vnplus
11. http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/con-nguoi-co-the-nhiem-phong-xa-khi-bay2655405.html
12. http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/nong-do-phong-xa-trong-hai-san-nhatkhong-giam-2280045.html
13. http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/nguoi-dan-mot-so-vung-dang-song-cungphong-xa-2815174.html
14. http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/phat-hien-phong-xa-trong-nuoc-mua-o-hanoi-2192461.html
15. http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/my-phat-hien-phong-xa-trong-nuoc-mua2191039.html
16. http://vov.vn/The-gioi/Chat-phong-xa-trong-dat-tai-Nhat-Ban-vuot-muc-chophep/191612.vov
17. http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=547628
51
[...]... 0,024 1,69 (50) 2,09 (6,5) 16 Chƣơng 2: PHÓNG XẠ XUNG QUANH CHÚNG TA 2.1 ĐỘ PHÓNG XẠ TRUNG BÌNH TRONG NƢỚC Các sản phẩm phân hạch từ các vụ nổ thử nghiệm vũ khí hạt nhân mà vật liệu làm chất nổ cho các loại vũ khí hạt nhân là các đồng vị phóng xạ U235, U238 và Pu239, với thời gian bán rã dài cùng với các hạt nhân phóng xạ sẵn có trong tự nhiên đã tạo nên độ phóng xạ trong cả nước biển cũng như nước ngọt... 1970÷1980 để làm ví dụ 2.1.1 Độ phóng xạ trong nƣớc sông Vì hoạt độ phóng xạ của nước thường thấp, nên người ta phải dùng tới 100÷120 lít ở độ sâu chừng 20 cm để nghiên cứu xác định độ phóng xạ của nó Khi cần xác định lượng bức xạ alpha hoặc lượng bức xạ beta tổng cộng thì thông thường người ta chỉ cần dùng khoảng 500ml nước, cho bay hơi rồi giữ lấy cặn để đo hoạt độ phóng xạ Các phương pháp phân tích... đồng vị phóng xạ tự nhiên là K40, rất phổ biến trong môi trường (hàm lượng potassium trung bình trong đất đá là 27 g/kg và trong đại dương là khoảng 380 mg/L), trong thực vật, động vật, cơ thể con người (hàm lượng potassium trung bình trong cơ thể người vào khoảng 1,7 g/kg) 1.2 NGUỒN PHÓNG XẠ NHÂN TẠO Cụm từ “Nguồn phóng xạ để chỉ các chất đồng vị phóng xạ phát ra các tia bức xạ alpha, beta và gamma... nguồn phóng xạ này được sản xuất trong các lò phản ứng hạt nhân hay các máy gia tốc hạt tích điện Trong lò phản ứng hạt nhân, các chất đồng vị phóng xạ sinh ra từ các phản ứng của neutron với hạt nhân 1.2.1 Các nguồn phóng xạ alpha, beta và gamma Các chất đồng vị phóng xạ khi phân rã phát ra các hạt alpha hoặc beta và sau đó phát tiếp các tia gamma Chúng được sử dụng như một trong các dạng của nguồn phóng. .. quặng Titan có thể chứa các hạt phóng xạ kích thước nhỏ, không thể tự lắng đọng và các nguyên tố phóng xạ tan trong nước, chủ yếu là U và Ra Các tác nhân này gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường xung quanh, đặc biệt là môi trường sinh thái các vùng biển lân cận, môi trường nước của dân cư chung quanh và trực tiếp ảnh hưởng đến công nhân khai khoáng 22 Các thân quặng sa khoáng titan chứa chất phóng xạ ven... hiện lượng Cs 137 Trong tuyến giáp trạng của động vật người ta cũng hay gặp đồng vị phóng xạ I131 Trong những năm 1970, người ta đã đo độ phóng xạ của một số đồng vị phóng xạ tự nhiên đối với một số mẫu dinh dưỡng ở một số nước (bảng 2.10) Bảng 2.10 Độ phóng xạ trong các mẫu dinh dưỡng và trong cây ở một số nước Tên nước Các đồng vị phóng xạ tính trong mBq/ngày U238 Ra226 Pb210 và Po210 Pháp 7,4÷33,3... ba họ phóng xạ tự nhiên là mỗi họ đều có một thành viên dưới dạng khí phóng xạ, chúng là các đồng vị khác nhau của nguyên tố radon Trong trường hợp họ uranium, khí 86Rn222 được gọi là radon, trong họ thorium, khí 86Rn220 được gọi là thoron còn trong họ actinium khí 86Rn219 được gọi là action Chú ý rằng trong họ phóng xạ nhân tạo neptunium không có thành viên khí phóng xạ Trong ba loại khí phóng xạ thì... hạt nhân phóng xạ và các hạt nhân bền Các hạt nhân phóng xạ gồm H3, C14 Be7, P32, S35, Cl39 Nói riêng, do bức xạ vũ trụ, nồng độ của H3 trong nước của Trái Đất chiếm khoảng 10-16% Trong số các đồng vị bền, đáng chú ý nhất là Li6, thành phần vũ trụ làm tăng độ phổ biến của nó trong tự nhiên là 0,03% 1.1.2 Các nhân phóng xạ trong vỏ Trái Đất Các nhân phóng xạ trong vỏ Trái Đất gồm các họ phóng xạ uranium,... so với mức cho phép Theo đánh giá và phân tích, hàm lượng phóng xạ tại Việt Nam chưa cao Tuy nhiên, nếu chúng ta sử dụng trực tiếp nước mưa thì cũng có thể đã bị ô nhiễm, khi nguồn nước mưa rơi qua những đám mây bị phóng xạ 2.1.3 Độ phóng xạ trong nƣớc sinh hoạt Người ta đã lấy nước ở các giếng cung cấp nước từ các miền để theo dõi độ phóng xạ của nước sinh hoạt và đã thấy xuất hiện H3 và K40, tuy... họ phóng xạ uranium, thorium và các hạt nhân phóng xạ nhẹ khác như K40, Rb87,… 1.1.2.1 Các họ phóng xạ Năm 1896 nhà bác học Anh Becquerel phát hiện ra chất phóng xạ tự nhiên, đó là uranium và con cháu của nó Đến nay người ta biết ba họ phóng xạ tự nhiên là họ thorium (Th232), uranium (U238) và actinium (U235) (các hình 1.1, 1.3 và 1,4 tương ứng) và họ phóng xạ nhân tạo neptunium (Np137) (hình 1.2) Uranium