Phóng xạ trong thuốc lá

Một phần của tài liệu phóng xạ xung quanh chúng ta (Trang 51 - 56)

5. Các bước thực hiện

2.8. phóng xạ trong thuốc lá

Một nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học California, Los Angeles, đã công bố phát hiện phóng xạ trong thuốc lá trên phiên bản trực tuyến của tạp chí Y khoa Mỹ trong nghiên cứu về thuốc lá và chất nicôtin.

Họ tiến hành phân tích 27 tài liệu và phát hiện ra ngay từ năm 1959, Po210

là một đồng vị của nguyên tố Polonium.Po210 có chu kỳ nửa phân rã ngắn 138 ngày. Đó là chất phóng xạ mạnh và phóng các hạt anpha vào các mô xung quanh. Đây là một chất cực độc, chỉ cần một lượng rất nhỏ cũng đủ để gây chết người. Ngoài chất phóng xạ Po210

, khói thuốc lá còn chứa nhiều loại hóa chất được cho là gây ung thư.

Khi thuốc lá cháy, nó đạt tới nhiệt độ 600-800 0C, cao hơn nhiệt độ nóng chảy của polonium. Polonium nóng chảy dính vào các hạt li ti trong khói thuốc lá và sau đó đọng

Hình 2.4 Minh họa chùm tia gamma phát sinh trong một cơn bão. (Nguồn: NASA)

47 lại ở trong đường hô hấp và phổi người. Khi đã theo khói thuốc vào phổi, nó sẽ đọng lại ở những nền móng do chất tar (nhựa thuốc lá) tạo nên ở tiểu phế quản. Theo thời gian, hàm lượng Po210 tích tụ ngày một nhiều lên. Sau một năm, lượng phóng xạ trong các tiểu phế quản của người hút mỗi ngày một bao rưỡi thuốc lá là 1,3 rem, tương đương với việc mỗi ngày chụp X-quang phổi một lần trong suốt cả năm. Po210 là thủ phạm của 25% trong tổng số tất cả các ca ung thư phổi do thuốc lá.

Hrayr Karagueuzian cùng các đồng nghiệp đã thực hiện một số nghiên cứu cần thiết và thấy rằng bức xạ trong thuốc lá là nguyên nhân gây ra 138 ca tử vong trên 1.000 trường hợp hút thuốc lá trong khoảng thời gian 25 năm. Con người mỗi năm hút khoảng 6 nghìn tỷ điếu thuốc, đủ để tạo ra một sợi dây dài từ Trái Đất tới Mặt Trời và ngược lại. Tới năm 2020, thuốc lá sẽ gây tử vong khoảng 10 triệu người mỗi năm.

Các nước phát triển sử dụng phân bón hữu cơ được sản xuất từ đá apatít, loại đá trong tự nhiên chứa urani và chất này phân hủy thành chất phóng xạ Po210, thẩm thấu vào cây thuốc lá qua rễ và lá.

Thuốc lá được phát hiện chứa chất phóng xạ polonium cách đây khoảng nửa thế kỷ. Từ những năm 1960, các nhà sản xuất thuốc lá như Philip Morris đã biết về sự có mặt của Po210 trong sản phẩm của họ. Họ thừa biết rằng chất phóng xạ này ảnh hưởng tới mức độ tăng trưởng khối u ác tính trong phổi người hút thuốc lá, và thậm chí còn có thể tính toán được lượng bức xạ trong cơ thể một người hút thuốc thường xuyên trong hơn 20

48 năm. Tuy nhiên, các công ty thuốc lá đã che giấu thông tin này suốt từ đó tới nay. Khi nhận ra có chất phóng xạ polonium trong thuốc lá, các hãng này đã bắt đầu một chương trình nghiên cứu nội bộ bí mật. Họ đã tìm hiểu và cố tìm cách loại bỏ nó nhưng đều thất bại, chỉ có thể tìm cách giảm đáng kể lượng polonium trong khói thuốc lá. Tài liệu của những năm 1970 cho thấy công ty này đã thử dùng một loại dung môi để rửa lá thuốc lá và giảm được từ 10% đến 40% hàm lượng phóng xạ. Thế nhưng loại dung môi này lại làm mất hoàn toàn mùi thơm đặc trưng của lá thuốc và nó sẽ làm cho thuốc mất đi hương vị đặc biệt.

Nên họ đã phủ nhận trong thuốc lá có chứa Po210

. David Sutton, phát ngôn viên của công ty sản xuất thuốc lá lớn nhất nước Mỹ - Philip Morris - cho biết Po210

là một “thành phần tự nhiên trong không khí” và đã được đưa ra thảo luận rộng rãi trong cộng đồng y tế nhiều năm qua.

49

Phần KẾT LUẬN

Bằng lý thuyết tôi đã tìm hiểu được các nguồn phóng xạ bao gồm: phóng xạ tự nhiên và phóng xạ nhân tạo. Nguồn phóng xạ tự nhiên được tạo ra từ các tia vũ trụ và các nhân phóng xạ có trong đất, đá, khí quyển, trong nước… Nguồn phóng xạ nhân tạo là các đồng vị phóng xạ phát ra các tia bức xạ alpha, beta, gamma,… bằng cách cho phản ứng xảy ra trong lò phản ứng hạt nhân hay máy gia tốc. Đây là cơ sở lý thuyết, là tiền đề để tôi tìm hiểu phóng xạ xung quanh chúng ta. Trong môi trường sống của chúng ta chất phóng xạ có mặt khắp mọi nơi như:

- Trong môi trường nước chất phóng xạ tồn tại ở hầu hết các nguồn nước, trong nước sông, nước biển, nước mưa, nước sinh hoạt và kể cả nước ngầm cũng có chất phóng xạ.

- Trong không khí cũng được tìm thấy chất phóng xạ, tuy nhiên ở các miền khác nhau thì mật độ phóng xạ cũng khac nhau. Sự phát tán phóng xạ trong không khí phụ thuộc vào các yếu tố: lớp vỏ phong hóa, thảm thực vật, đặc điểm địa hình, hướng gió…

- Trong môi trường đất độ phóng xạ được hình thành từ các hạt nhân phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên và các nhân phóng xạ nhân tạo do con người đưa vào môi trường. Luận văn cũng đã đề cập đến độ phóng xạ trong đất phù sa và phóng xạ trong đất ở Nhật Bản, đồng thời nêu lên tầm ảnh hưởng của phóng xạ đối với môi trường đất. Chất phóng xạ tồn tại trong môi trường đất thì tất cả các cây cối sinh sống trên môi trường này cũng chịu ảnh hưởng của phóng xạ, bằng chứng là phát hiện phóng xạ trên lá cây.

- Trong các mẫu dinh dưỡng đã phát hiện phóng xạ có trong nước uống và sữa. Nguyên nhân các đồng vị phóng xạ tồn tại trong các mẫu dinh dưỡng là do các chất phóng xạ được tích lũy khi lây lan qua không khí, rơi xuống đất qua mưa, bụi và bám trên thực vật và các động vật hấp thụ vào.

- Trong thủy sinh vật phóng xạ có trong thủy sản (cá), hải sản và những cây rong, rêu, tảo (Alga).

- Trong vật liệu xây dựng các chất phóng xạ có nguồn gốc từ các khoáng vật như: gạch, đá, betong thì mức độ tác động lên con người lớn hơn các chất phóng xạ có nguồn gốc từ gỗ, thủy tinh, kim loại.

- Trong cơ thể con người cũng tồn tại chất phóng xạ. Các đồng vị phóng xạ xâm nhập vào cơ thể con người qua con đương thực phẩm, nước uống, môi trường đất, nước, không khí…

- Chất phóng xạ được tìm thấy trong thuốc lá. Nguyên nhân thuốc lá chứa chất phóng xạ là do các nước phát triển sử dụng phân bón hữu cơ được sản xuất từ đá apatit thẩm thấu vào cây và rễ thuốc lá.

Luận văn đã trình bày khá đầy đủ phóng xạ ở xung quanh chúng ta cũng như tầm ảnh hưởng của chúng đối với con người, môi trường và các sinh vật khác.

50 Đây là đề tài mang tính lý thuyết cao, tôi nhận thấy đây là một đề tài rất quan trọng trong cuộc sống. Hy vọng đề tài này sẽ mang lại một lượng kiến thức tương đối đầy đủ cho mọi người về phóng xạ, để mọi người có thể biết được mức độ nguy hiểm của các bức xạ đối với môi trường, con người và các sinh vật. Nhằm tìm ra những giải pháp ngăn chặn kịp thời, hợp lý đối với các nguồn bức xạ.

Tuy nhiên, hạn chế của đề tài là chỉ nghiên cứu phóng xạ xung quanh chúng ta trên cơ sở lý thuyết và các số liệu có sẵn (trên sách, báo, internet…) không có điều kiện tìm hiểu trên thực tế và cập nhật số liệu mới nhất. Nếu có điều kiện tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu đề tài trên thực tế tại các viện nghiên cứu hạt nhân.

51

Tài liệu tham khảo

1. Đặng Huy Uyên. Môi trường nhiễm xạ và kĩ thuật hạt nhân trong nghiên cứu môi trường. NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 2005

2. Ngô Quang Huy. Cơ sở vật lý hạt nhân. NXB KH&KT. 2006 3. http://itimes.vn/Root/printdocument.aspx?articleid=8674 4. http://m.vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/6643/nong-do-phong-xa-cao-o-quang- nam.html 5. http://m.vtc.vn/1-282848/kinh-te/my-phat-hien-phong-xa-trong-nuoc-uong-va- sua-sieu-sach.htm# 6. http://thegioivanhoa.com.vn/xa_hoi/27913/nhat-ban-phat-hien-doc-to-phong-xa- trong-nuoc-ngam/ 7. http://www.khoahoc.com.vn/doisong/yhoc/suc-khoe/35383_Chat-phong-xa-trong- thuoc-la-bi-che-giau.aspx 8. http://www.nguoiduatin.vn/phat-hien-phong-xa-trong-la-cay-o-ha-noi-a2966.html 9. http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/91/68/77/77/77/249047/Default.aspx 10.http://www.vietnamplus.vn/Home/Co-phong-xa-trong-nuoc-sinh-hoat-tai- Fukushima/20113/81758.vnplus 11.http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/con-nguoi-co-the-nhiem-phong-xa-khi-bay- 2655405.html 12.http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/nong-do-phong-xa-trong-hai-san-nhat- khong-giam-2280045.html 13.http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/nguoi-dan-mot-so-vung-dang-song-cung- phong-xa-2815174.html 14.http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/phat-hien-phong-xa-trong-nuoc-mua-o-ha- noi-2192461.html 15.http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/my-phat-hien-phong-xa-trong-nuoc-mua- 2191039.html 16.http://vov.vn/The-gioi/Chat-phong-xa-trong-dat-tai-Nhat-Ban-vuot-muc-cho- phep/191612.vov 17.http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=547628

Một phần của tài liệu phóng xạ xung quanh chúng ta (Trang 51 - 56)