Giáo dục đại học và vấn đề thất nghiệp, bài học từ các nước và giải pháp cho Việt Nam

26 366 0
Giáo dục đại học và vấn đề thất nghiệp, bài học từ các nước và giải pháp cho Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục lụcChương I:Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam đối với sinh viên đại học và sau đại học I.Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam đối với sinh viên bậc đại học và sau đại học1. Bối cảnh thất nghiệp và việc làm đối với sinh viên bậc đại học và sau đại học ở Việt Nam, so sánh với thế giới 2. Mức độ đáp ứng của lực lượng lao động với yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, so sánh với thế giới II.Nguyên nhân, tác hại 1.Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam của sinh viên2.Tác hại thất nghiệp của sinh viên Chương II:Đào tạo đại học và sau đại học ở Việt NamI.Thực trạng giảng dạy trong các trường đại học và thực tế học tập của sinh viên hiện nay II.Những tác động tích cực của giáo dục đại học và sau đại học tới thị trường lao động Việt Nam 1. Giảm tình trạng thất nghiệp 2. Cung ứng nguồn lao động chất lượng cao cho xã hội Chương III: Chiến lược phát triển giáo dục đại học hiện nay I. Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục II. Đổi mới đội ngũ quản lý, giảng dạy Chương I: :Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam đối với sinh viên đại học và sau đại họcI.Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam đối với sinh viên bậc đại học và sau đại học1. Bối cảnh thất nghiệp và thiếu việc làm đối với sinh viên bậc đại học và sau đại học ở Việt Nam, so sánh với thếgiới Kết quả điều tra Theo khảo sát của Bộ LĐTBXH, cả nước hiện chỉ có 18,7% số lao động nông thôn đã được học nghề. Con số này sẽ còn giảm đi nếu công tác dạy nghề cho người lao động (NLĐ) không được chú trọng và bản thân NLĐ không nhận thức hết được ý nghĩa của việc học nghề.Việt Nam hiện có tỉ lệ dân số vàng cao, đồng nghĩa với việc số người trong độ tuổi LĐ dồi dào. Tuy nhiên, đa số là LĐ chưa qua đào tạo nghề (chiếm 70%). Lực lượng này gọi chung là LĐPT hay LĐ chân tay.Làm thế nào để tạo việc làm cho LĐPT và sử dụng LĐPT sao cho hiệu quả, giảm tỉ lệ thất nghiệp là việc cần chú ý.Nhưng tình trạng đáng báo động ở đây là nguồn lao động trẻ hiện đang theo học ở các trường cao đẳng, đại học và sau đại học những lao động tương lai đã và đang được đào tạo lại có số người thất nghiệp khá caoCứ 10 người tốt nghiệp đại học (ĐH) thì khoảng 1 người thất nghiệp. Số liệu này (do Tổng cục Thống kê công bố mới đây).So sánh các năm gần đây thì thấy rõ tỉ lệ SV tốt nghiệp ĐH ra trường không có việc làm tăng mạnh cả về tỉ lệ phần trăm và con số tuyệt đối. Theo đó, năm 2010, người có trình độ ĐH ở độ tuổi 2129 thất nghiệp chỉ chưa đầy 60.000 người (chiếm 6,84%), nhưng đến năm 2013, số người thất nghiệp có trình độ ĐH ở độ tuổi dưới 30 đã tăng lên thành 101.000 người (9,89%). Riêng quý 32013, tỉ lệ này còn tăng lên mức 11,75%.Thực tế, tình trạng SV ra trường thất nghiệp dài đã bộc lộ quá rõ ràng ngay trong những cảnh báo về ngành nghề khó xin việc của chính Bộ GDĐT trong hai năm tuyển sinh trở lại đây. Từ năm 2013, Bộ GDĐT đã thông báo tình hình đào tạo các ngành nghề và tạm dừng mở mới các ngành đào tạo đang thừa “đầu ra” (tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán...), hạn chế thành lập mới các trường đại học đào tạo các ngành này. Cũng từ năm 2013, bộ lại tiếp tục yêu cầu giảm chỉ tiêu ngành đào tạo sư phạm. Lãnh đạo Trường ĐH Xây dựng Hà Nội cũng thông báo SV xây dựng ra trường đã rất khó kiếm việc làm và tình trạng sẽ còn rất bi đát trong những năm tiếp theo. Ở bậc học trung cấp, ngành điều dưỡng, kế toán... cũng được thông báo dư thừa nhân lực so với nhu cầu.Trong khi đó, nhìn con số thống kê về số SV tốt nghiệp ĐH trong 10 năm qua, không thể không khỏi giật mình. Trong 10 năm, các trường ĐH mở ra quá nhiều, tốc độ tăng quá nhanh khiến cho quy mô SV tăng cao, kéo theo số lượng SV tốt nghiệp hằng năm tăng mạnh.Tỉ lệ sinh viên đã tốt nghiệp mà thất nghiệp lên tới 9,89% là điều dễ hiểu trong giai đoạn nền kinh tế đang gặp khó khăn như hiện nay. Nó thể hiện tình trạng: nguồn nhân lực đã được đào tạo bậc đại học dư thừa so với nhu cầu, tốc độ phát triển kinh tế chưa đáp ứng nhu cầu việc làm. 2. Mức độ đáp ứng của lực lượng lao động với yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệpHiện nay ở Việt Nam đang hình thành 2 loại hình nhân lực: nhân lực phổ thông và nhân lực chất lượng cao. Nhân lực phổ thông hiện tại vẫn chiếm số đông, trong khi đó, tỷ lệ nhân lực chất lượng cao lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Cái thiếu của Việt Nam hiện nay không phải là nhân lực phổ thông, mà là nhân lực chất lượng cao. Không thể nói đến nhân lực chất lượng cao khi chất lượng giáo dục đại học còn thấp; kết cấu hạ tầng còn rất thấp kém; tỷ lệ lao động mới qua đào tạo mới chỉ có từ 30 đến 40%; trình độ ngoại ngữ, khả năng sử dụng máy tính, công nghệ thông tin kém…Theo số liệu thống kê năm 2010, trong số 20,1 triệu lao động đã qua đào tạo trên tổng số 48,8 triệu lao động đang làm việc, thì chỉ có 8,4 triệu người có bằng cấp, chứng chỉ do các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Số người từ 15 tuổi trở lên được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật rất thấp, chiếm khoảng 40%. Cơ cấu đào tạo hiện còn bất hợp lý được thể hiện qua các tỷ lệ: Đại học và trên Đại học là 1, trung học chuyên nghiệp là 1,3 và công nhân kỹ thuật là 0,92; trong khi trên thế giới, tỷ lệ này là 1410. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao và chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam cũng thấp hơn so với nhiều nước khác. Nếu lấy thang điểm là 10 thì chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm (xếp thứ 1112 nước Châu Á tham gia xếp hạng của WB) trong khi Hàn Quốc là 6,91; Ấn Độ là 5,76; Malaysia là 5,59; Thái Lan là 4,94... Cơ cấu phân bổ lao động theo ngành nghề cũng mất cân đối. Các ngành kỹ thuật công nghệ, nông lâm ngư nghiệp ít và chiếm tỉ trọng thấp, trong khi đó các ngành xã hội luật, kinh tế, ngoại ngữ... lại quá cao. Nhiều ngành nghề, lĩnh vực có tình trạng vừa thừa vừa thiếu nhân lực. Những lĩnh vực hiện đang thiếu lao động như: Kinh doanh tài chính, ngân hàng, kiểm toán, công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, cơ khí chế tạo...Về quy mô, tổng số sinh viên cả nước là 1,7 triệu em trong khi năm 1997 là hơn 700.000 và năm 1987 là 130.000 . Qui mô đào tạo nghề hàng năm luôn ở mức 1,5 triệu (1 triệu lao động thông qua đào tạo nghề và 0,5 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng) lượt người được qua đào tạo nghề. Điều này cho thấy nỗ lực to lớn của chính phủ trong việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên với quy mô đào tạo như vậy, chỉ khoảng 13% số người trong độ tuổi 1824 đang theo học trong các trường đại học và cao đẳng và tỷ lệ lao động thông qua đào tạo nghề chỉ ở mức 26%. Trong khi các doanh nghiệp đang có nhu cầu nhân lực rất lớn cho sự phát triển của mình thì vẫn còn 10 triệu lao động không có việc làm.Chất lượng đào tạo không phù hợp và chưa đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệpThực tế ở Việt Nam hiện nay chất lượng nguồn nhân lực rất thấp, đào tạo chưa theo sát thực tế, không đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp, và kém xa so với các nước trong khu vực; chất lượng các trường đại học và trường đào tạo nghề chưa đồng nhất, do cung không đủ cầu nên nhiều trường còn kém chất lượng nhưng vẫn tồn tại; nhiều trường không quan tâm tới nhu cầu của doanh nghiệp mà chỉ dạy những điều mình có. Năm 1987, một giảng viên đào tạo bình quân 6,6 sinh viên, năm 2009 một giảng viên đào tạo tới 28 sinh viên . Sau 22 năm, số sinh viên tăng 13 lần, số trường tăng 3,7 lần, nhưng số giảng viên chỉ tăng 3 lần. 20 năm qua, số giảng viên có trình độ tiến sĩ chỉ đạt hơn 10% .Điều tra của Bộ giáo dục và đào tạo năm 2006 cho thấy cả nước có tới 63% số sinh viên ra trường không có việc làm, 37% số còn lại có việc làm thì hầu hết phải đào tạo lại và có nhiều người không làm đúng nghề mình đã học, trong khi đó nhiều doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp có FDI và nhiều dự án kinh tế quan trọng khác rất thiếu lực nguồn lực chuyên nghiệp .Trong khi đó trên 43,760 triệu người, chiếm 81,75% lực lượng lao động, chưa được đào tạo. Số lao động qua đào tạo (chỉ tính số có bằng cấp chuyên môn kỹ thuật) chiếm khiêm tốn, khoảng 18,25% tổng số lao động và tăng rất chậm (năm2010 là 14,7%).Đến 172014, có trên 22 triệu người không có chuyên môn kỹ thuật hoặc có chuyên môn kỹ thuật nhưng không có chứng chỉ bằng cấp (trên biểu đồ là phần màu xanh lá cây đậm), đang làm những nghề đòi hỏi có chuyên môn kỹ thuật (đặc biệt là các nghề “lao động có kỹ thuật trong nông nghiệp”, “thợ thủ công có kỹ thuật” và “thợ có kỹ thuật lắp ráp và vận hành máy móc”). Theo đánh giá của ILO, hệ quả của tình trạng này là năng suất lao động của Việt Nam ở vào mức thấp nhất của Châu Á Thái Bình Dương.Trái lại, có tới 0,75 triệu người có trình độ đại học và trên đại học (trên biểu đồ là phần màu ghi sáng) đang làm các nghề yêu cầu chuyên môn thấp hơn (đặc biệt là các nghề“nhân viên dịch vụ cá nhân, bảo vệ trật tự an toàn xã hội và bán hàng có kỹ thuật”, “nhân viên chuyên môn sơ cấp, kỹ thuật làm việc tại văn phòng, bàn giấy” và “chuyên môn kỹ thuật bậc trung”).II. Nguyên nhân, tác hại 1.Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam của sinh viên:Về phía bản thân sinh viên:Quyền đăng ký tuyển sinh và lựa chọn ngành đào tạo do người học tự quyết định. Xã hội hiện nay vẫn còn tư duy tập trung cho con đi học những ngành nghề hiện tại đang được đánh giá cao, không tính đến tương lai khi tốt nghiệp ra trường. Nếu xét tới năng lực, trình độ và kỹ năng của các sinh viên khi ra trường hiện nay đang có những sự trì trệ. Một lỗi rất lớn của sinh viên Việt Nam khi tốt nghiệp đó là sự bị động, họ cũng thường có xu hướng dựa vào hoặc ỷ lại vào bố mẹ, tận dụng các mối quan hệ của bố mẹ hoặc chờ đợi một công ty, cơ quan nào đó đến tìm mình. Việc lý tưởng hóa công việc cũng là điều các sinh viên hay mắc phải. Khi mới ra trường, bạn là một người có kiến thức nhưng lại thiếu kinh nghiệm, trong khi công việc ở những vị trí quan trọng với mức lương hấp dẫn đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố này. Sinh viên cần giảm sự lý tưởng hóa và kỳ vọng khi bắt đầu công việc mới, hãy chấp nhận vị trí khởi nghiệp là một nhân viên bình thường, sau đó trải qua quá trình làm việc thực tế, tích lũy kinh nghiệm, bạn sẽ dễ dàng có cơ hội thăng tiến và được ngồi vào vị trí mà bạn mong muốn.Về phía những người đứng đầu ngành giáo dục:Họ lý giải về điều này như thế nào? Từ khi tiến hành đổi mới, Nhà nước không phân công công tác cho các Sinh viên tốt nghiệp ra trường, dẫn đến quy mô, cơ cấu đào tạo của các trường đại học, cao đẳng không ăn khớp với nhu cầu của thị trường lao động. Hiện nay, hệ thống quản lý lao động và việc làm ở cấp trung ương không cung cấp thông tin dự báo nguồn nhân lực theo trình độ và ngành đào tạo trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, không đưa ra các cảnh báo kịp thời cho các nhà trường và xã hội. Các cơ sở giáo dục đại học tổ chức đào tạo chủ yếu dựa vào năng lực đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất, không tổ chức nghiên cứu để cập nhật, phát triển các chương trình đào tạo theo nhu cầu xã hội (chỉ đào tạo những ngành trường có khả năng, chưa đào tạo những ngành xã hội cần). Trong thời gian vừa qua, việc giao chỉ tiêu tuyển sinh chủ yếu căn cứ vào năng lực đào tạo của cơ sở giáo dục đại học mà chưa tính đến nhu cầu sử dụng nhân lực của xã hội. 2. Hậu quả để lại: Không có việc làm đồng nghĩa với hạn chế giao tiếp với những người lao động khác, tiêu tốn thời gian vô nghĩa, không có khả năng chi trả, mua sắm vật dụng thiết yếu cũng như các hàng hóa tiêu dùng. Những nghiên cứu cụ thể chỉ ra rằng, gia tăng thất nghiệp đi liền với gia tăng tỷ lệ tội phạm, tỷ lệ tự tử, và suy giảm chất lượng sức khỏe.Theo một số quan điểm, rằng sinh viên nhiều khi phải chọn công việc thu nhập thấp (trong khi tìm công việc phù hợp) bởi các lợi ích của bảo hiểm xã hội chỉ cung cấp cho những ai có quá trình làm việc trước đó. Về phía người sử dụng lao động thì sử dụng tình trạng thất nghiệp để gây sức ép với những người làm công cho mình (như không cải thiện môi trường làm việc, áp đặt năng suất cao, trả lương thấp, hạn chế cơ hội thăng tiến, v.v..).Cái giá khác của thất nghiệp còn là, khi thiếu các nguồn tài chính và phúc lợi xã hội, sinh viên buộc phải làm những công việc không phù hợp với trình độ, năng lực. Như vậy thất nghiệp gây ra tình trạng làm việc dưới khả năng. Với ý nghĩa này, thì trợ cấp thất nghiệp là cần thiết.Những thiệt thòi khi mất việc dẫn đến trầm uấtChương II:Đào tạo đại học và sau đại học ở Việt NamI.Thực trạng giảng dạy trong các trường đại học và thực tế học tập của sinh viên hiện nay Giáo dục Đại học Việt Nam đã được nhà nước quan tâm đặc biệt trong những năm gần đây, ngân hàng thế giới đã đầu tư cho giáo dục Việt Nam qua nhiều dự án lên đến hàng trăm triệu đô la nhưng tình hình Giáo dục Đại học Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập, 3 trong số những bất cập đó liên quan đến: Mục tiêu, chương trình và phương pháp.1 Mục tiêuCho tới thời điểm hiện nay, các trường Đại học Việt Nam vẫn chưa xác định mục tiêu cụ thể để đào tạo sinh viên. GS TSKH Vũ Minh Giang Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội (2006) lập luận rằng các trường đại học trên thế giới thường hướng đến 3 mục tiêu chính sau để đào tạo sinh viên: Trang bị kiến thức nghề nghiệp chuyên môn; Hướng dẫn sinh viên ứng dụng chuyên môn đã học vào công việc thực tế; nâng cao trình độ nhận thức văn hóa cho sinh viên trong khi đó các trường đại học Việt Nam lại hướng đến những mục tiêu to lớn, không cụ thể như: trung thành với tổ quốc, xây dựng xã hội chủ nghĩa... nên nhiều lúc chính cả thầy và trò còn mơ hồ về mục tiêu dạy và học của mình.Theo GS TSKH Vũ Minh Giang, nếu lấy 3 mục tiêu của các trường đại học trên thế giới áp dụng cho các trường đại học Việt Nam thì sẽ thấy:Mục tiêu 1: Giảng viên Việt Nam thường dạy cho sinh viên những kiến thức cụ thể, những hiểu biết mà mình tích lũy được trong kinh nghiệm giảng dạy mà không chú trọng đến việc dạy nghề cho sinh viên.Mục tiêu 2: Các giảng viên Việt Nam thường ít cập nhật kiến thức chuyên môn liên quan đến nhu cầu thực tế. Bài giảng của thầy đôi khi không còn phù hợp với tình hình xã hội hiện tại. Nếu sinh viên chỉ học ở trường, không có điều kiện va chạm với cuộc sống bên ngoài thì khả năng thích ứng với nhu cầu xã hội là thấp vì khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế là khá xa.Mục tiêu 3: Sinh viên đại học đương nhiên phải có trình độ nhận thức văn hóa cao, cụ thể là phải có những phẩm chất đặc biệt. Các trường đại học Việt Nam cho rằng việc giáo dục phẩm chất cho sinh viên thuộc về trách nhiệm của các bậc học phổ thông trước đó hoặc thuộc về chính bản thân sinh viên nên đã không chú trọng rèn luyện khía cạnh này.Từ phân tích trên cho thấy Giáo dục Đại học Việt Nam chưa có giải pháp để đào tạo theo nghĩa toàn diện vì chúng ta chưa có mục tiêu cụ thể.2 Chương trìnhHiện nay, chương trình giáo dục đại học tại Việt Nam vẫn còn kém hiệu quả. Nguyên nhân do Bộ khống chế quá chặt về chương trình khung và yêu cầu các trường phải tuân thủ một cách cứng nhắc.Trao đổi về vấn đề này, Thầy Ngô Đăng Thành, giảng viên Trường ĐH Kinh tế TP. HCM đã có ý kiến: Kiến thức chuyên ngành sinh viên được học quá ít. Ví dụ, một chương trình cử nhân, bao gồm 125130 tín chỉ tất cả các môn, trong đó có khoảng 8090 tín chỉ là môn chung. Các môn chung của ngành cũng khoảng 20 tín chỉ. Cho nên những kiến thức sẽ học để sau này sinh viên đi làm thực tế chỉ còn khoảng 20 tín chỉ nữa, tương đương với 45 môn. (Nguyễn Hoàng Hạnh, 2008)GSTSKH Đỗ Trần Cát, Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước cho rằng Bộ phải xem xét và phân bổ lại chương trình học. Ví dụ đối với môn chung như triết học, kinh tế chính trị trong các trường đại học nên phân bố số tiết ít hơn, để dành thời gian giảng dạy các môn chuyên ngành sẽ thiết thực hơn. (H.L.Anh D. Hằng, 2005)Còn ThS. Đào Đức Tuyên, Phó Trưởng khoa Ngoại ngữ (Trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM) phát biểu: môn Giáo dục thể chất được quy định trong chương trình khung của Bộ, nên chăng đổi lại thành môn tự chọn vì như vây sinh viên có thể chọn những môn thể thao phù hợp với điều kiện sức khỏe và thể lực của mình. Môn Giáo dục quốc phòng cũng vậy, nên chuyển sang thành môn tự chọn vì một tháng học ròng rã cả lý thuyết lẫn thực hành như hiện nay thực sự không cần thiết đối với sinh viên, đặc biệt là sinh viên nữ (H.L.Anh D. Hằng, 2005).Thiết nghĩ, Bộ Giáo dục và Đào tạo không nên quy định các trường đại học phải tuân theo chương trình khung một cách cứng nhắc mà hãy để các trường đại học chủ động biên soạn chương trình. Chương trình khung của Bộ là chương trình chuẩn để các trường dựa vào đó tự thiết kế chương trình cho mình, như thế mỗi trường đại học sẽ có chương trình đặc thù mang thế mạnh riêng. Đối với những môn chuyên ngành, trường sẽ giao cho khoa chủ động xây dựng chương trình. Như vậy chương trình giảng dạy sẽ hữu dụng hơn vì dựa vào nhu cầu thực tế của xã hội và trình độ của sinh viên, khoa sẽ điều chỉnh và cải tiến chương trình học một cách khoa học và kịp thời.3 Phương phápHiện nay giảng viên tại các trường đại học Việt Nam chủ yếu vẫn sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống thầy đọc, trò chép. Giảng viên lý giải rằng biết rằng phương pháp này khiến sinh viên không hứng thú nhưng họ phải truyền đạt hết nội dung giáo trình cho sinh viên theo số tiết mà Bộ đã quy định.Sự đổi mới về phương pháp giảng dạy trong các trường đại học hiện nay chỉ mang tính hình thức. Thiết bị giảng dạy như: máy chiếu, video ... chỉ là phương tiện hỗ trợ để nâng cao chất lượng giảng dạy nhưng quan trọng hơn cả là việc ý thức được giáo dục phải mang tính sáng tạo, tinh thần trách nhiệm thể hiện qua việc cải tiến về phương pháp và chương trình học thì vẫn chưa được chú trọng.Một bất cập nữa là phương pháp đánh giá, kiểm tra ở các trường đại học. Hiện tại các trường đại học đánh giá sinh viên qua 2 kỳ thi: Kiểm tra giữa kỳ chiếm 30%40% điểm số và thi cuối kỳ chiếm 60%70% là không hợp lý vì không phát huy được tinh thần tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Theo ý kiến của ThS. Đào Đức Tuyên, Bộ nên quy định bài thi cuối kỳ chỉ chiếm 30% điểm số, 30% điểm số còn lại căn cứ vào đề tài nghiên cứu, tham gia vào giờ học ở lớp của sinh viên để cho điểm. Việc đánh giá không nên dựa hoàn toàn vào bài thi mà cần đánh giá sinh viên trong suốt quá trình học tập (H.L.Anh D. Hằng, 2005). Những con số đáng sợ sau là minh chứng cho những bất cập của Giáo dục Đào tạo Việt Nam: Hơn 50% sinh viên được khảo sát không thật tự tin vào các năng lựckhả năng học của mình. Hơn 40% cho rằng mình không có năng lực tự học; Gần 70% cho rằng mình không có năng lực tự nghiên cứu; Gần 55% sinh viên được hỏi cho rằng mình không thực sự hứng thú học tập.(Theo một nghiên cứu mới đây về phong cách học của sinh viên của PGS.TS Nguyễn Công Khanh (2008, được trích trong Mai Minh, 2008)Tóm lại, các trường đại học ở Việt Nam muốn nâng cao chất lượng thì phải chú trọng thay đổi 3 vấn đề chính được đề cập ở trên. Những thay đổi này cần sự nỗ lực từ nhiều phía: Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường, giảng viên và sinh viên. Biết rằng việc thực hiện rất khó khăn và phải mất một khoảng thời gian dài nhưng phải làm ngay vì nhà nước đã mở cửa cho nước ngoài đầu tư vào giáo dục và khuyến khích các cơ sở giáo dục đào tạo theo nhu cầu xã hội. Điều này tạo ra sự cạnh tranh trong Giáo dụcĐào tạo, các trường đại học phải tự đổi mới nâng cao chất lượng để tạo uy tín và thương hiệu cho mình.II.Những tác động tích cực của giáo dục đại học và sau đại học tới thị trường lao động Việt Nam 1.Giảm tình trạng thất nghiệpTỷ lệ thất nghiệp giảmDẫn chứng, TS Nguyễn Thị Lan Hương cho biết, đến tháng 72014, cả nước có hơn 871.000 người trong độ tuổi lao động thất nghiệp (số liệu làm tròn), trong đó: 479.000 người ở thành thị, 521.000 người không có chuyên môn kỹ thuật, 147.000 người có trình độ đại học trở lên. Như vậy, tổng số người thất nghiệp giảm gần 174.000 người so với quý 12014 và giảm 155.000 người so với quý 22013Một trong những điểm đáng chú ý là lao động trình độ đại học trở lên thất nghiệp giảm 15.400 người so với quý 12014 (162.000 người). Mặc dù hiện chưa thể nói chính xác nguyên nhân, song theo đại diện Bộ LĐTBXH thì lí do khiến tỷ lệ cử nhân thất nghiệp giảm là vì họ chấp nhận làm công việc không đúng trình độ. Ngoài ra, đó cũng có thể coi là tín hiệu tích cực do kinh tế phục hồi.Có không ít ý kiến nghi ngờ về tỷ lệ thất ngiệp giảm ở lao động có trình độ, bởi trên thực tế bức tranh” việc làm vẫn còn khá ảm đạm. Liên quan tới băn khoăn này, bà Hương cũng phải thừa nhận: Để có câu trả lời chính xác về sự thay đổi cần sự nghiên cứu kỹ lưỡng hơn”.Lao động có trình độ thất nghiệp dường như không còn là điều gây sốc, mà theo nhiều chuyên gia đây là tất yếu của hệ quả việc đào tạo chỉ chạy theo số lượng trong nhiều năm qua. Kết quả nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho thấy, năng suất lao động của người Singapore năm 2013 cao gấp 15 lần năng suất lao động của người Việt Nam. Thậm chí, năng suất lao động của người Việt Nam cũng chỉ bằng 15 so với Malaysia và 25 so với Thái Lan hai quốc gia thu nhập trung bình khác thuộc khối ASEAN. Một trong những lý do lao động Việt Nam không thất nghiệp sau tốt nghiệp đại học là do họ chấp nhận làm việc của mình có thể không đúng chuyên ngành học hay cũng có thể đó là công việc với mức lương thấp.Một số doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng về nhân viên cũng là điều đáng mừng song cần khắc phục tình trạng làm việc đúng ngành,đúng nghề của mình để chất lượng công việc có hiệu quả cao,góp phần nâng cao hiệu quả công việc và giúp con người cảm thấy hài long hơn với việc của mình.2.Cung ứng nguồn lao động chất lượng cao cho xã hộiHiện nay, công cuộc Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang là một tất yếu của sự phát triển triển, nó trở thành làn sóng mạnh mẽ tác động đến tất cả các nước trên thế giới cũng như mọi mặt của đời sống xã hội. Kinh nghiệm cũng như thực tiễn đã chỉ ra rằng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa có mối quan hệ chặt chẽ với sự nghiệp GD ĐT. Có thể nói rằng đào tạo giáo dục đại học là yếu tố tác động mạnh mẽ đến quy mô, tốc độ cũng như sự thành công trong việc tạo ra nguồn lao động chất lượng cho xã hội góp phần sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Kinh nghiệm một số nước cho thấy rằng phát triển nguồn lực chính là chìa khóa cho sự phát triển bền vững, Nhật Bản là một ví dụ. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, nước Nhật bị tàn phá, khó khăn, thiếu thốn đủ thứ, kinh tế kiệt quệ, khoảng 80 vạn người dân thiếu gạo(ăn khoai, sắn...). Nhưng sau đó kinh tế Nhật Bản lại phục hồi nhanh chóng (1945 –1654) và phát triển với tốc độ thần kỳ (1954 –1973), trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới (sau Mỹ). Đó chính là kết quả của việc phát huy tối đa vai trò nguồn lực trong sự phát triển đất nước. Sự phát triển nguồn nhân lực do tích hợp nhiều nhân tố: giáo dục và đào tạo; sức khỏe và dinh dưỡng; môi trường; việc làm và cả sự giải phóng con người. Trong đó, giáo dục và đào tạo là yếu tố quan trọng nhấtĐến nay, giáo dục đại học (ĐH) đã cung cấp hàng triệu lao động có trình độ khác nhau với số lượng ngày càng tăng, chất lượng dần được nâng cao, trở thành nòng cốt của quá trình CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Đến hết năm 2013, cả nước có 426 trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ), đào tạo 2.177.299 sinh viên theo học. Số sinh viên tính chung các hệ đạt 248vạn dân, trong đó tính riêng hệ chính quy là 189 sinh viênvạn dân. Quy mô đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ là 102.983 người; trong đó nghiên cứu sinh tiến sĩ là 8.067 người. Đáng chú ý, đội ngũ cán bộ giảng dạy ĐH, CĐ ngày càng có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu giảng dạy, đào tạo nhân lực.Cả nước có 87.160 giảng viên gồm: bậc ĐH có 15% giảng viên trình độ TS, có chức danh GS, PGS là 5,2%; bậc CĐ có tỷ lệ 2,62% giảng viên là TS, có chức danh GS, PGS là 0,5%. Đội ngũ giảng viên ĐH trong những năm qua đã được bổ sung nhiều giảng viên trẻ có trình độ TS và được đào tạo có chất lượng ở nhiều trường đại học lớn trên thế giới, có nhiều công trình nghiên cứu và công bố quốc tế. Ở các trường ĐH, CĐ tỷ lệ sinh viêngiảng viên ngày càng giảm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo. Trong đó, các trường ĐH có tỷ lệ 23 sinh viêngiảng viên và các trường CĐ là 27 sinh viêngiảng viên.Đáng chú ý, để đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, Chương III: Chiến lược phát triển giáo dục đại học hiện nayI. Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục 1. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cần đảm bảo các yêu cầu • Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục, đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Đổi mới để tạo ra chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhu cầu học tập của nhân dân.• Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, có tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học, các giải pháp đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.• Đổi mới căn bản và toàn diện không có nghĩa là làm lại tất cả, từ đầu mà cần vừa kế thừa, củng cố, phát huy các thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới, vừa kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc; đổi mới có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình phù hợp với thực tế đất nước, địa phương. Những hạn chế, thách thức của giáo dục phải được nhận thức sâu sắc, có giải pháp hữu hiệu và lộ trình khắc phục, vượt qua để đưa sự nghiệp giáo dục lên tầm cao mới.2.Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức Những cơ hội:•Đất nước ổn định về chính trị, thành tựu phát triển kinh tế xã hội trong 10 năm qua, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 2020 với yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, cùng với Chiến lược và Quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011 2020 là những tiền đề cơ bản để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam.• Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đặc biệt quan tâm, chăm lo phát triển giáo dục và đào tạo, mong muốn đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, tận dụng cơ hội phát triển đất nước trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng và hội nhập quốc tế mạnh mẽ. Những thách thức:• Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, trong khi nguồn lực quốc gia và khả năng đầu tư cho giáo dục của Nhà nước và phần đông gia đình còn hạn chế. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, đặt ra nhiệm vụ nặng nề và thách thức lớn đối với sự phát triển giáo dục và đào tạo.• Khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư, sự phát triển không đều giữa các địa phương vẫn tiếp tục là nguyên nhân dẫn đến thiếu bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục và khoảng cách chất lượng giáo dục giữa các đối tượng người học và các vùng miền.• Tư duy bao cấp, sức ì trong nhận thức, tác phong quan liêu trong ứng xử với giáo dục của nhiều cấp, nhiều ngành, của nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục, không theo kịp sự phát triển nhanh của kinh tế xã hội và khoa học công nghệ; bệnh thành tích, hư danh, chạy theo bằng cấp trong cán bộ và người dân chậm được khắc phục.• Khoảng cách phát triển về kinh tế xã hội, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo giữa nước ta và các nước tiên tiến trong khu vực, trên thế giới có xu hướng gia tăng. Hội nhập quốc tế và sự phát triển của kinh tế thị trường đang làm nảy sinh nhiều nguy cơ tiềm ẩn như sự thâm nhập lối sống không lành mạnh, xói mòn bản sắc văn hoá dân tộc; sự thâm nhập của các loại dịch vụ giáo dục kém chất lượng, lạm dụng dạy thêm, học thêm, chạy trường, chạy điểm..3.Mục tiêu cụ thể đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học• Mục tiêu cụ thể là: Tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất, năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực quốc gia; trong đó có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế. Đa dạng hoá các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.•Nội dung mới so với trước đây: Coi trọng việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh trước kì thi đại học, cao đẳng để giúp họ có được định hướng đúng đắn về cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Tránh tình trạng thi theo xu hướng nghề nghiệp của những năm trước mà không bắt kịp được hiện tại và tương lai tuyển dụng của cơ quan nhà nước cũng như các doanh nghiệp. Giáo dục đại học không chỉ tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài mà phải đặc biệt coi trọngphát triển phẩm chất, năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phải phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực quốc gia; trong đó có một số trường ngang tầm khu vực và quốc tế.II.Đổi mới đội ngũ quản lí, giảng dạy1. Đổi mới công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng giảng viên và cán bộ quản lýa) Với giảng viên và cán bộ quản lí Xây dựng và thực hiện quy hoạch đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học, bảo đảm đủ về số lượng ( giảm tỉ lệ một giáo viên phải dạy quá nhiều sinh viên), nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học. Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học. Chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giảng viên, tầm nhìn chiến lược, năng lực sáng tạo và tính chuyên nghiệp của cán bộ lãnh đạo, quản lý. Đổi mới phương thức tuyển dụng theo hướng khách quan, công bằng và có yếu tố cạnh tranh. Hoàn thiện và thực hiện cơ chế hợp đồng dài hạn; bảo đảm sự bình đẳng giữa giảng viên biên chế và hợp đồng, giữa giảng viên ở cơ sở giáo dục công lập và ở cơ sở giáo dục ngoài công lập. Xây dựng và ban hành chính sách mới đối với giảng viên bao gồm tiêu chuẩn giảng viên, định mức lao động, điều kiện làm việc, nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chế độ nghỉ dạy dài hạn để trao đổi học thuật và cơ chế đánh giá khách quan kết quả công việc. Ban hành chính sách, chế độ kiêm nhiệm giảng dạy. Đổi mới quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư theo hướng giao cho các cơ sở giáo dục đại học thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn và điều kiện chung do Nhà nước quy định. Định kỳ đánh giá để bổ nhiệm lại hoặc miễn nhiệm các chức danh giáo sư, phó giáo sư. Cải cách thủ tục hành chính xét công nhận giảng viên, giảng viên chính.b) Công tác quy hoạch, đào tạo Triển khai đổi mới phương pháp đào tạo theo 3 tiêu chí: trang bị cách học, phát huy tính chủ động của người học; sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động dạy và học. Khai thác các nguồn tư liệu giáo dục mở và nguồn tư liệu trên mạng Internet. Lựa chọn, sử dụng các chương trình, giáo trình tiên tiến của các nước.2. Đổi mới tổ chức triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ: Nhà nước đầu tư nâng cấp, xây dựng mới một số cơ sở nghiên cứu mạnh trong các cơ sở giáo dục đại học, trước mắt tập trung cho các trường trọng điểm. Khuyến khích thành lập các cơ sở nghiên cứu, các doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học. Khuyến khích các tổ chức khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp đầu tư phát triển các cơ sở nghiên cứu trong các cơ sở giáo dục đại học. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học giáo dục. Thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ. Quy định cụ thể nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của giảng viên, gắn việc đào tạo nghiên cứu sinh với việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ. Có chính sách phù hợp để sinh viên, học viên cao học tích cực tham gia nghiên cứu khoa học. Bố trí tối thiểu 1% ngân sách nhà nước hàng năm để các cơ sở giáo dục đại học thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được quy định trong Luật Khoa học và Công nghệ.3. Đổi mới cơ chế quản lý Cải tổ giáo dục bằng cách sử dụng ngân sách phù hợp: bởi Việt Nam đầu tư 95% cho công lập Đại học và sau đại học, điều đó làm cho nền giáo dục không vận hành theo cơ chế thị trường, cụ thể là sinh viên không phải khách hàng→ chất lượng dịch vụ thấp→chất lượng đào tạo chưa đảm bảo Nhà nước bớt can thiệp vào nền kinh tế, để kinh tế phát triển theo đúng nguyên tắc thị trường→người lao động tự tạo động cơ hoàn thiện mình để đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Từ đó nâng cao được chất lượng sinh viên ra trường. Xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản, xây dựng cơ chế đại diện sở hữu nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập. Bảo đảm vai trò kiểm tra, giám sát của cộng đồng; phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức quần chúng, đặc biệt là các hội nghề nghiệp trong việc giám sát chất lượng giáo dục đại học. Quản lý nhà nước tập trung vào việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược phát triển; chỉ đạo triển khai hệ thống bảo đảm chất lượng và kiểm định giáo dục đại học; hoàn thiện môi trường pháp lý; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; điều tiết vĩ mô cơ cấu và quy mô giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu nhân lực của đất nước trong từng thời kỳ. Xây dựng Luật giáo dục đại học.Kết luận: Nên tư nhân hóa việc học4. Về hội nhập quốc tế: Xây dựng chiến lược hội nhập quốc tế, nâng cao năng lực hợp tác và sức cạnh tranh của giáo dục đại học Việt Nam thực hiện các hiệp định và cam kết quốc tế.

 BÀI THẢO LUẬN Môn học KINH TẾ HỌC LAO ĐỘNG Đề tài thảo luận: Khẳng định quan điểm “Để giảm thất nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới nên tăng số lượng sinh viên theo học và tốt nghiệp bậc đại học hoặc sau đại học.” Lời mở đầu Nhiều năm trở lại đây, trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa hiện đại hóa những tiến bộ của khoa học kĩ thuật đã tạo nên bước nhảy vọt về mọi mặt đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tôc độ tăng trưởng cao trên thế giới. Nhưng đằng sau những thành công và kết quả đáng tự hào ấy Đảng và Nhà nước ta phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như: tệ nạn xã hội, lạm phát, thất nghiệp,…Trong đó, vấn đề được quan tâm nhiều nhất là vấn đề thất nghiệp. Thất nghiệp luôn tồn tại như một hiện tượng cố hữu của nền kinh tế, không thể loại bỏ, các giải pháp đưa ra chỉ nhằm làm giảm tối thiểu tỉ lệ thất nghiệp và khắc phục một cách tối đa những hậu quả mà nó đem lại. Chính phủ đã sử dụng rất nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng đó. Một trong những biện pháp hữu hiệu để khắc phục đó là chúng ta nên tăng số lượng sinh viên theo học và tốt nghiệp bậc đại học hoặc sau đại học nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động cung ứng cho xã hội. Để chứng minh tính đúng đắn của giải pháp này chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu làm rõ những tác động tích cực của nó tới tình trạng thất nghiệp ở nước ta hiện nay. Mục lục Chương I:Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam đối với sinh viên đại học và sau đại học I.Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam đối với sinh viên bậc đại học và sau đại học 1. Bối cảnh thất nghiệp và việc làm đối với sinh viên bậc đại học và sau đại học ở Việt Nam, so sánh với thế giới 2. Mức độ đáp ứng của lực lượng lao động với yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, so sánh với thế giới II.Nguyên nhân, tác hại 1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam của sinh viên 2. Tác hại thất nghiệp của sinh viên Chương II:Đào tạo đại học và sau đại học ở Việt Nam I.Thực trạng giảng dạy trong các trường đại học và thực tế học tập của sinh viên hiện nay II.Những tác động tích cực của giáo dục đại học và sau đại học tới thị trường lao động Việt Nam 1. Giảm tình trạng thất nghiệp 2. Cung ứng nguồn lao động chất lượng cao cho xã hội Chương III: Chiến lược phát triển giáo dục đại học hiện nay I. Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục II. Đổi mới đội ngũ quản lý, giảng dạy Chương I: :Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam đối với sinh viên đại học và sau đại học I.Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam đối với sinh viên bậc đại học và sau đại học 1. Bối cảnh thất nghiệp và thiếu việc làm đối với sinh viên bậc đại học và sau đại học ở Việt Nam, so sánh với thếgiới Kết quả điều tra - Theo khảo sát của Bộ LĐTBXH, cả nước hiện chỉ có 18,7% số lao động nông thôn đã được học nghề. Con số này sẽ còn giảm đi nếu công tác dạy nghề cho người lao động (NLĐ) không được chú trọng và bản thân NLĐ không nhận thức hết được ý nghĩa của việc học nghề. Việt Nam hiện có tỉ lệ dân số vàng cao, đồng nghĩa với việc số người trong độ tuổi LĐ dồi dào. Tuy nhiên, đa số là LĐ chưa qua đào tạo nghề (chiếm 70%). Lực lượng này gọi chung là LĐPT hay LĐ chân tay. Làm thế nào để tạo việc làm cho LĐPT và sử dụng LĐPT sao cho hiệu quả, giảm tỉ lệ thất nghiệp là việc cần chú ý. Nhưng tình trạng đáng báo động ở đây là nguồn lao động trẻ hiện đang theo học ở các trường cao đẳng, đại học và sau đại học- những lao động tương lai đã và đang được đào tạo lại có số người thất nghiệp khá cao Cứ 10 người tốt nghiệp đại học (ĐH) thì khoảng 1 người thất nghiệp. Số liệu này (do Tổng cục Thống kê công bố mới đây). So sánh các năm gần đây thì thấy rõ tỉ lệ SV tốt nghiệp ĐH ra trường không có việc làm tăng mạnh cả về tỉ lệ phần trăm và con số tuyệt đối. Theo đó, năm 2010, người có trình độ ĐH ở độ tuổi 21-29 thất nghiệp chỉ chưa đầy 60.000 người (chiếm 6,84%), nhưng đến năm 2013, số người thất nghiệp có trình độ ĐH ở độ tuổi dưới 30 đã tăng lên thành 101.000 người (9,89%). Riêng quý 3-2013, tỉ lệ này còn tăng lên mức 11,75%. Thực tế, tình trạng SV ra trường thất nghiệp dài đã bộc lộ quá rõ ràng ngay trong những cảnh báo về ngành nghề khó xin việc của chính Bộ GD-ĐT trong hai năm tuyển sinh trở lại đây. Từ năm 2013, Bộ GD-ĐT đã thông báo tình hình đào tạo các ngành nghề và tạm dừng mở mới các ngành đào tạo đang thừa “đầu ra” (tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán...), hạn chế thành lập mới các trường đại học đào tạo các ngành này. Cũng từ năm 2013, bộ lại tiếp tục yêu cầu giảm chỉ tiêu ngành đào tạo sư phạm. Lãnh đạo Trường ĐH Xây dựng Hà Nội cũng thông báo SV xây dựng ra trường đã rất khó kiếm việc làm và tình trạng sẽ còn rất bi đát trong những năm tiếp theo. Ở bậc học trung cấp, ngành điều dưỡng, kế toán... cũng được thông báo dư thừa nhân lực so với nhu cầu. Trong khi đó, nhìn con số thống kê về số SV tốt nghiệp ĐH trong 10 năm qua, không thể không khỏi giật mình. Trong 10 năm, các trường ĐH mở ra quá nhiều, tốc độ tăng quá nhanh khiến cho quy mô SV tăng cao, kéo theo số lượng SV tốt nghiệp hằng năm tăng mạnh. Tỉ lệ sinh viên đã tốt nghiệp mà thất nghiệp lên tới 9,89% là điều dễ hiểu trong giai đoạn nền kinh tế đang gặp khó khăn như hiện nay. Nó thể hiện tình trạng: nguồn nhân lực đã được đào tạo bậc đại học dư thừa so với nhu cầu, tốc độ phát triển kinh tế chưa đáp ứng nhu cầu việc làm. 2. Mức độ đáp ứng của lực lượng lao động với yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp Hiện nay ở Việt Nam đang hình thành 2 loại hình nhân lực: nhân lực phổ thông và nhân lực chất lượng cao. Nhân lực phổ thông hiện tại vẫn chiếm số đông, trong khi đó, tỷ lệ nhân lực chất lượng cao lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Cái thiếu của Việt Nam hiện nay không phải là nhân lực phổ thông, mà là nhân lực chất lượng cao. Không thể nói đến nhân lực chất lượng cao khi chất lượng giáo dục đại học còn thấp; kết cấu hạ tầng còn rất thấp kém; tỷ lệ lao động mới qua đào tạo mới chỉ có từ 30 đến 40%; trình độ ngoại ngữ, khả năng sử dụng máy tính, công nghệ thông tin kém… Theo số liệu thống kê năm 2010, trong số 20,1 triệu lao động đã qua đào tạo trên tổng số 48,8 triệu lao động đang làm việc, thì chỉ có 8,4 triệu người có bằng cấp, chứng chỉ do các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Số người từ 15 tuổi trở lên được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật rất thấp, chiếm khoảng 40%. Cơ cấu đào tạo hiện còn bất hợp lý được thể hiện qua các tỷ lệ: Đại học và trên Đại học là 1, trung học chuyên nghiệp là 1,3 và công nhân kỹ thuật là 0,92; trong khi trên thế giới, tỷ lệ này là 1-4-10. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao và chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam cũng thấp hơn so với nhiều nước khác. Nếu lấy thang điểm là 10 thì chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm (xếp thứ 11/12 nước Châu Á tham gia xếp hạng của WB) trong khi Hàn Quốc là 6,91; Ấn Độ là 5,76; Malaysia là 5,59; Thái Lan là 4,94... Cơ cấu phân bổ lao động theo ngành nghề cũng mất cân đối. Các ngành kỹ thuật - công nghệ, nông - lâm - ngư nghiệp ít và chiếm tỉ trọng thấp, trong khi đó các ngành xã hội luật, kinh tế, ngoại ngữ... lại quá cao. Nhiều ngành nghề, lĩnh vực có tình trạng vừa thừa vừa thiếu nhân lực. Những lĩnh vực hiện đang thiếu lao động như: Kinh doanh tài chính, ngân hàng, kiểm toán, công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, cơ khí chế tạo... Về quy mô, tổng số sinh viên cả nước là 1,7 triệu em trong khi năm 1997 là hơn 700.000 và năm 1987 là 130.000 . Qui mô đào tạo nghề hàng năm luôn ở mức 1,5 triệu (1 triệu lao động thông qua đào tạo nghề và 0,5 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng) lượt người được qua đào tạo nghề. Điều này cho thấy nỗ lực to lớn của chính phủ trong việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên với quy mô đào tạo như vậy, chỉ khoảng 13% số người trong độ tuổi 18-24 đang theo học trong các trường đại học và cao đẳng và tỷ lệ lao động thông qua đào tạo nghề chỉ ở mức 26%. Trong khi các doanh nghiệp đang có nhu cầu nhân lực rất lớn cho sự phát triển của mình thì vẫn còn 10 triệu lao động không có việc làm. Chất lượng đào tạo không phù hợp và chưa đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp Thực tế ở Việt Nam hiện nay chất lượng nguồn nhân lực rất thấp, đào tạo chưa theo sát thực tế, không đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp, và kém xa so với các nước trong khu vực; chất lượng các trường đại học và trường đào tạo nghề chưa đồng nhất, do cung không đủ cầu nên nhiều trường còn kém chất lượng nhưng vẫn tồn tại; nhiều trường không quan tâm tới nhu cầu của doanh nghiệp mà chỉ dạy những điều mình có. Năm 1987, một giảng viên đào tạo bình quân 6,6 sinh viên, năm 2009 một giảng viên đào tạo tới 28 sinh viên . Sau 22 năm, số sinh viên tăng 13 lần, số trường tăng 3,7 lần, nhưng số giảng viên chỉ tăng 3 lần. 20 năm qua, số giảng viên có trình độ tiến sĩ chỉ đạt hơn 10% . Điều tra của Bộ giáo dục và đào tạo năm 2006 cho thấy cả nước có tới 63% số sinh viên ra trường không có việc làm, 37% số còn lại có việc làm thì hầu hết phải đào tạo lại và có nhiều người không làm đúng nghề mình đã học, trong khi đó nhiều doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp có FDI và nhiều dự án kinh tế quan trọng khác rất thiếu lực nguồn lực chuyên nghiệp . Trong khi đó trên 43,760 triệu người, chiếm 81,75% lực lượng lao động, chưa được đào tạo. Số lao động qua đào tạo (chỉ tính số có bằng cấp chuyên môn kỹ thuật) chiếm khiêm tốn, khoảng 18,25% tổng số lao động và tăng rất chậm (năm2010 là 14,7%). Đến 1/7/2014, có trên 22 triệu người không có chuyên môn kỹ thuật hoặc có chuyên môn kỹ thuật nhưng không có chứng chỉ bằng cấp (trên biểu đồ là phần màu xanh lá cây đậm), đang làm những nghề đòi hỏi có chuyên môn kỹ thuật (đặc biệt là các nghề “lao động có kỹ thuật trong nông nghiệp”, “thợ thủ công có kỹ thuật” và “thợ có kỹ thuật lắp ráp và vận hành máy móc”). Theo đánh giá của ILO, hệ quả của tình trạng này là năng suất lao động của Việt Nam ở vào mức thấp nhất của Châu Á - Thái Bình Dương. Trái lại, có tới 0,75 triệu người có trình độ đại học và trên đại học (trên biểu đồ là phần màu ghi sáng) đang làm các nghề yêu cầu chuyên môn thấp hơn (đặc biệt là các nghề“nhân viên dịch vụ cá nhân, bảo vệ trật tự an toàn xã hội và bán hàng có kỹ thuật”, “nhân viên - chuyên môn sơ cấp, kỹ thuật làm việc tại văn phòng, bàn giấy” và “chuyên môn kỹ thuật bậc trung”). Cho thấy lực lượng lao động đại học trở nên chưa đáp ứng đc nhu cầu của các doanh nghiệp,còn rất kém.Nhu cầu đối với lao động phổ thông vẫn chiếm tỉ trọng cao trong khi đối với nhân lực II. Nguyên nhân, tác hại 1.Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam của sinh viên: Về phía bản thân sinh viên: Quyền đăng ký tuyển sinh và lựa chọn ngành đào tạo do người học tự quyết định. Xã hội hiện nay vẫn còn tư duy tập trung cho con đi học những ngành nghề hiện tại đang được đánh giá cao, không tính đến tương lai khi tốt nghiệp ra trường. Nếu xét tới năng lực, trình độ và kỹ năng của các sinh viên khi ra trường hiện nay đang có những sự trì trệ. Một lỗi rất lớn của sinh viên Việt Nam khi tốt nghiệp đó là sự bị động, họ cũng thường có xu hướng dựa vào hoặc ỷ lại vào bố mẹ, tận dụng các mối quan hệ của bố mẹ hoặc chờ đợi một công ty, cơ quan nào đó đến tìm mình. Việc lý tưởng hóa công việc cũng là điều các sinh viên hay mắc phải. Khi mới ra trường, bạn là một người có kiến thức nhưng lại thiếu kinh nghiệm, trong khi công việc ở những vị trí quan trọng với mức lương hấp dẫn đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố này. Sinh viên cần giảm sự lý tưởng hóa và kỳ vọng khi bắt đầu công việc mới, hãy chấp nhận vị trí khởi nghiệp là một nhân viên bình thường, sau đó trải qua quá trình làm việc thực tế, tích lũy kinh nghiệm, bạn sẽ dễ dàng có cơ hội thăng tiến và được ngồi vào vị trí mà bạn mong muốn. Về phía những người đứng đầu ngành giáo dục: Họ lý giải về điều này như thế nào? Từ khi tiến hành đổi mới, Nhà nước không phân công công tác cho các Sinh viên tốt nghiệp ra trường, dẫn đến quy mô, cơ cấu đào tạo của các trường đại học, cao đẳng không ăn khớp với nhu cầu của thị trường lao động. Hiện nay, hệ thống quản lý lao động và việc làm ở cấp trung ương không cung cấp thông tin dự báo nguồn nhân lực theo trình độ và ngành đào tạo trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, không đưa ra các cảnh báo kịp thời cho các nhà trường và xã hội. Các cơ sở giáo dục đại học tổ chức đào tạo chủ yếu dựa vào năng lực đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất, không tổ chức nghiên cứu để cập nhật, phát triển các chương trình đào tạo theo nhu cầu xã hội (chỉ đào tạo những ngành trường có khả năng, chưa đào tạo những ngành xã hội cần). Trong thời gian vừa qua, việc giao chỉ tiêu tuyển sinh chủ yếu căn cứ vào năng lực đào tạo của cơ sở giáo dục đại học mà chưa tính đến nhu cầu sử dụng nhân lực của xã hội. Để giải quyết tình trạng này, lãnh đạo Bộ Giáo Dục & Đào tạo cho biết, trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, Bộ sẽ thực hiện các giải pháp như rà soát, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề trong cả nước. Chỉ đạo chặt chẽ việc cho phép thành lập mới các trường đại học, cao đẳng bảo đảm yêu cầu về chất lượng theo quy định của Luật Giáo dục Đại học và các quy định của pháp luật, phù hợp với Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, đáp ứng nhu cầu nhân lực của các địa phương. Mặt khác: Tình hình suy thoái kinh tế thoái trong những năm qua dẫn đến hàng chục ngàn doanh nghiệp phá sản dẫn đến người lao động mất việc làm, làm cho sinh viên sau tốt nghiệp gặp càng nhiều khó khăn hơn trong công tác tìm kiếm việc làm. Đây là lý do khiến rất nhiều sinh viên ra trường lao đao, nhưng dù thế nào đi nữa, cả doanh nghiệp, cả xã hội vẫn đang tìm kiếm những nhân tài đóng góp tài năng của mình, một mặt để nâng cao khả năng bản thân, mặt khác để phát triển kinh tế của xã hội. 2. Hậu quả để lại: Không có việc làm đồng nghĩa với hạn chế giao tiếp với những người lao động khác, tiêu tốn thời gian vô nghĩa, không có khả năng chi trả, mua sắm vật dụng thiết yếu cũng như các hàng hóa tiêu dùng. Những nghiên cứu cụ thể chỉ ra rằng, gia tăng thất nghiệp đi liền với gia tăng tỷ lệ tội phạm, tỷ lệ tự tử, và suy giảm chất lượng sức khỏe. Theo một số quan điểm, rằng sinh viên nhiều khi phải chọn công việc thu nhập thấp (trong khi tìm công việc phù hợp) bởi các lợi ích của bảo hiểm xã hội chỉ cung cấp cho những ai có quá trình làm việc trước đó. Về phía người sử dụng lao động thì sử dụng tình trạng thất nghiệp để gây sức ép với những người làm công cho mình (như không cải thiện môi trường làm việc, áp đặt năng suất cao, trả lương thấp, hạn chế cơ hội thăng tiến, v.v..). Cái giá khác của thất nghiệp còn là, khi thiếu các nguồn tài chính và phúc lợi xã hội, sinh viên buộc phải làm những công việc không phù hợp với trình độ, năng lực. Như vậy thất nghiệp gây ra tình trạng làm việc dưới khả năng. Với ý nghĩa này, thì trợ cấp thất nghiệp là cần thiết. Những thiệt thòi khi mất việc dẫn đến trầm uất, suy yếu ảnh hưởng của công đoàn, công nhân lao động vất vả hơn, chấp nhận thù lao ít ỏi hơn và sau cùng là chủ nghĩa bảo hộ việc làm. Cuối cùng, tình trạng thất nghiệp sẽ khiến cán cân đàm phán điều kiện lao động nghiêng về giới chủ, tăng chi phí khi rời công việc và giảm các lợi ích của việc tìm cơ hội thu nhập khác. Chương II:Đào tạo đại học và sau đại học ở Việt Nam I.Thực trạng giảng dạy trong các trường đại học và thực tế học tập của sinh viên hiện nay Giáo dục Đại học Việt Nam đã được nhà nước quan tâm đặc biệt trong những năm gần đây, ngân hàng thế giới đã đầu tư cho giáo dục Việt Nam qua nhiều dự án lên đến hàng trăm triệu đô la nhưng tình hình Giáo dục Đại học Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập, 3 trong số những bất cập đó liên quan đến: Mục tiêu, chương trình và phương pháp. 1/ Mục tiêu Cho tới thời điểm hiện nay, các trường Đại học Việt Nam vẫn chưa xác định mục tiêu cụ thể để đào tạo sinh viên. GS TSKH Vũ Minh Giang - Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội (2006) lập luận rằng các trường đại học trên thế giới thường hướng đến 3 mục tiêu chính sau để đào tạo sinh viên: Trang bị kiến thức nghề nghiệp chuyên môn; Hướng dẫn sinh viên ứng dụng chuyên môn đã học vào công việc thực tế; nâng cao trình độ nhận thức văn hóa cho sinh viên trong khi đó các trường đại học Việt Nam lại hướng đến những mục tiêu to lớn, không cụ thể như: trung thành với tổ quốc, xây dựng xã hội chủ nghĩa... nên nhiều lúc chính cả thầy và trò còn mơ hồ về mục tiêu dạy và học của mình. Theo GS TSKH Vũ Minh Giang, nếu lấy 3 mục tiêu của các trường đại học trên thế giới áp dụng cho các trường đại học Việt Nam thì sẽ thấy: Mục tiêu 1: Giảng viên Việt Nam thường dạy cho sinh viên những kiến thức cụ thể, những hiểu biết mà mình tích lũy được trong kinh nghiệm giảng dạy mà không chú trọng đến việc dạy nghề cho sinh viên. Mục tiêu 2: Các giảng viên Việt Nam thường ít cập nhật kiến thức chuyên môn liên quan đến nhu cầu thực tế. Bài giảng của thầy đôi khi không còn phù hợp với tình hình xã hội hiện tại. Nếu sinh viên chỉ học ở trường, không có điều kiện va chạm với cuộc sống bên ngoài thì khả năng thích ứng với nhu cầu xã hội là thấp vì khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế là khá xa. Mục tiêu 3: Sinh viên đại học đương nhiên phải có trình độ nhận thức văn hóa cao, cụ thể là phải có những phẩm chất đặc biệt. Các trường đại học Việt Nam cho rằng việc giáo dục phẩm chất cho sinh viên thuộc về trách nhiệm của các bậc học phổ thông trước đó hoặc thuộc về chính bản thân sinh viên nên đã không chú trọng rèn luyện khía cạnh này. Từ phân tích trên cho thấy Giáo dục Đại học Việt Nam chưa có giải pháp để đào tạo theo nghĩa toàn diện vì chúng ta chưa có mục tiêu cụ thể. 2/ Chương trình Hiện nay, chương trình giáo dục đại học tại Việt Nam vẫn còn kém hiệu quả. Nguyên nhân do Bộ khống chế quá chặt về chương trình khung và yêu cầu các trường phải tuân thủ một cách cứng nhắc. Trao đổi về vấn đề này, Thầy Ngô Đăng Thành, giảng viên Trường ĐH Kinh tế TP. HCM đã có ý kiến: "Kiến thức chuyên ngành sinh viên được học quá ít. Ví dụ, một chương trình cử nhân, bao gồm 125-130 tín chỉ tất cả các môn, trong đó có khoảng 80-90 tín chỉ là môn chung. Các môn chung của ngành cũng khoảng 20 tín chỉ. Cho nên những kiến thức sẽ học để sau này sinh viên đi làm thực tế chỉ còn khoảng 20 tín chỉ nữa, tương đương với 4-5 môn." (Nguyễn Hoàng Hạnh, 2008) GS-TSKH Đỗ Trần Cát, Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước cho rằng Bộ phải xem xét và phân bổ lại chương trình học. Ví dụ đối với môn chung như triết học, kinh tế chính trị trong các trường đại học nên phân bố số tiết ít hơn, để dành thời gian giảng dạy các môn chuyên ngành sẽ thiết thực hơn. (H.L.Anh D. Hằng, 2005) Còn ThS. Đào Đức Tuyên, Phó Trưởng khoa Ngoại ngữ (Trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM) phát biểu: môn Giáo dục thể chất được quy định trong chương trình khung của Bộ, nên chăng đổi lại thành môn tự chọn vì như vây sinh viên có thể chọn những môn thể thao phù hợp với điều kiện sức khỏe và thể lực của mình. Môn Giáo dục quốc phòng cũng vậy, nên chuyển sang thành môn tự chọn vì một tháng học ròng rã cả lý thuyết lẫn thực hành như hiện nay thực sự không cần thiết đối với sinh viên, đặc biệt là sinh viên nữ (H.L.Anh - D. Hằng, 2005). Thiết nghĩ, Bộ Giáo dục và Đào tạo không nên quy định các trường đại học phải tuân theo chương trình khung một cách cứng nhắc mà hãy để các trường đại học chủ động biên soạn chương trình. Chương trình khung của Bộ là chương trình chuẩn để các trường dựa vào đó tự thiết kế chương trình cho mình, như thế mỗi trường đại học sẽ có chương trình đặc thù mang thế mạnh riêng. Đối với những môn chuyên ngành, trường sẽ giao cho khoa chủ động xây dựng chương trình. Như vậy chương trình giảng dạy sẽ hữu dụng hơn vì dựa vào nhu cầu thực tế của xã hội và trình độ của sinh viên, khoa sẽ điều chỉnh và cải tiến chương trình học một cách khoa học và kịp thời. 3/ Phương pháp Hiện nay giảng viên tại các trường đại học Việt Nam chủ yếu vẫn sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống "thầy đọc, trò chép". Giảng viên lý giải rằng biết rằng phương pháp này khiến sinh viên không hứng thú nhưng họ phải truyền đạt hết nội dung giáo trình cho sinh viên theo số tiết mà Bộ đã quy định. Sự đổi mới về phương pháp giảng dạy trong các trường đại học hiện nay chỉ mang tính hình thức. Thiết bị giảng dạy như: máy chiếu, video ... chỉ là phương tiện hỗ trợ để nâng cao chất lượng giảng dạy nhưng quan trọng hơn cả là việc ý thức được giáo dục phải mang tính sáng tạo, tinh thần trách nhiệm thể hiện qua việc cải tiến về phương pháp và chương trình học thì vẫn chưa được chú trọng. Một bất cập nữa là phương pháp đánh giá, kiểm tra ở các trường đại học. Hiện tại các trường đại học đánh giá sinh viên qua 2 kỳ thi: Kiểm tra giữa kỳ chiếm 30%40% điểm số và thi cuối kỳ chiếm 60%-70% là không hợp lý vì không phát huy được tinh thần tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Theo ý kiến của ThS. Đào Đức Tuyên, Bộ nên quy định bài thi cuối kỳ chỉ chiếm 30% điểm số, 30% điểm số còn lại căn cứ vào đề tài nghiên cứu, tham gia vào giờ học ở lớp của sinh viên để cho điểm. Việc đánh giá không nên dựa hoàn toàn vào bài thi mà cần đánh giá sinh viên trong suốt quá trình học tập (H.L.Anh - D. Hằng, 2005). * Những con số "đáng sợ" sau là minh chứng cho những bất cập của Giáo dục Đào tạo Việt Nam: - Hơn 50% sinh viên được khảo sát không thật tự tin vào các năng lực/khả năng học của mình. - Hơn 40% cho rằng mình không có năng lực tự học; - Gần 70% cho rằng mình không có năng lực tự nghiên cứu; - Gần 55% sinh viên được hỏi cho rằng mình không thực sự hứng thú học tập. (Theo một nghiên cứu mới đây về phong cách học của sinh viên của PGS.TS Nguyễn Công Khanh (2008, được trích trong Mai Minh, 2008) Tóm lại, các trường đại học ở Việt Nam muốn nâng cao chất lượng thì phải chú trọng thay đổi 3 vấn đề chính được đề cập ở trên. Những thay đổi này cần sự nỗ lực từ nhiều phía: Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường, giảng viên và sinh viên. Biết rằng việc thực hiện rất khó khăn và phải mất một khoảng thời gian dài nhưng phải làm ngay vì nhà nước đã mở cửa cho nước ngoài đầu tư vào giáo dục và khuyến khích các cơ sở giáo dục đào tạo theo nhu cầu xã hội. Điều này tạo ra sự cạnh tranh trong Giáo dục-Đào tạo, các trường đại học phải tự đổi mới nâng cao chất lượng để tạo uy tín và thương hiệu cho mình. II.Những tác động tích cực của giáo dục đại học và sau đại học tới thị trường lao động Việt Nam 1. Giảm tình trạng thất nghiệp Thất nghiệp giảm cả số lượng và tỷ lệ là điểm sáng nhất trong thị trường lao động. Dự kiến, nhu cầu lao động những tháng cuối năm 2014 sẽ tiếp tục tăng mạnh trong các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, sản xuất phân phối điện, khí đốt, thông tin, truyền thông, hoạt động y tế và trợ giúp xã hội. Nhu cầu lao động trong ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tiếp tục giảm mạnh. Theo phân tích trong bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam số 3, chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế vẫn đang là thách thức. Cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch tích cực. Tỷ lệ việc làm nữ trong tổng số việc làm tiếp tục tăng và tỷ trọng lao động làm công ăn lương trong tổng việc làm tăng trở lại. Cơ cấu việc làm theo ngành có dấu hiệu chuyển dịch tích cực, tỷ trọng lao động nhóm ngành công nghiệp- xây dựng tăng lên trong khi tỷ trọng lao động ngành nông-lâm-thủy sản giảm mạnh là dấu hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, tỷ trọng lao động ngành dịch vụ giảm nhẹ cho thấy còn nhiều vấn đề. Trong quý 2 năm nay, cả nước có 52,8 triệu người có việc làm, tăng 312.200 người, tăng 0,59% so với quý I/2014 và 0,83% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù việc làm tăng chậm song vẫn cao hơn mức tăng của lực lượng lao động nên tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm. “Thất nghiệp giảm cả về số lượng và tỷ lệ là điểm sáng nhất của thị trường lao động. Tỷ lệ thất nghiệp của cả nước là 1,84% thấp nhất trong vòng 1 năm qua; tình trạng thiếu việc làm, kết nối cung-cầu đã được cải thiện Trong quý 2, cả nước có 164.800 người đăng ký thất nghiệp, tăng 78.100 người. Tuy nhiên do tình hình kết nối cung cầu được cải thiện, đã có 135.500 người đăng ký thất nhiệp đã được tư vấn giới thiệu việc làm, cả nước có hơn 460.000 lao động được giới thiệu việc làm nên tỷ lệ thất nghiệp vẫn tiếp tục giảm. Triển vọng thị trường lao động do kinh tế tiếp tục phục hồi sẽ có tác động tích cực đến thị trường lao động. Dự kiến, nhu cầu lao động tiếp tục tăng mạnh trong các ngành công nghiệp chế biến chế tạo; sản xuất phân phối điện, khí đốt; thông tin và truyền thông; hoạt động y tế và trợ giúp xã hội Tỷ lệ thất nghiệp giảm Dẫn chứng, TS Nguyễn Thị Lan Hương cho biết, đến tháng 7-2014, cả nước có hơn 871.000 người trong độ tuổi lao động thất nghiệp (số liệu làm tròn), trong đó: 479.000 người ở thành thị, 521.000 người không có chuyên môn kỹ thuật, 147.000 người có trình độ đại học trở lên. Như vậy, tổng số người thất nghiệp giảm gần 174.000 người so với quý 1-2014 và giảm 155.000 người so với quý 2-2013 Một trong những điểm đáng chú ý là lao động trình độ đại học trở lên thất nghiệp giảm 15.400 người so với quý 1/2014 (162.000 người). Mặc dù hiện chưa thể nói chính xác nguyên nhân, song theo đại diện Bộ LĐTBXH thì lí do khiến tỷ lệ cử nhân thất nghiệp giảm là vì họ chấp nhận làm công việc không đúng trình độ. Ngoài ra, đó cũng có thể coi là tín hiệu tích cực do kinh tế phục hồi. Có không ít ý kiến nghi ngờ về tỷ lệ thất ngiệp giảm ở lao động có trình độ, bởi trên thực tế "bức tranh” việc làm vẫn còn khá ảm đạm. Liên quan tới băn khoăn này, bà Hương cũng phải thừa nhận: "Để có câu trả lời chính xác về sự thay đổi cần sự nghiên cứu kỹ lưỡng hơn”. Lao động có trình độ thất nghiệp dường như không còn là điều gây sốc, mà theo nhiều chuyên gia đây là tất yếu của hệ quả việc đào tạo chỉ chạy theo số lượng trong nhiều năm qua. Kết quả nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho thấy, năng suất lao động của người Singapore năm 2013 cao gấp 15 lần năng suất lao động của người Việt Nam. Thậm chí, năng suất lao động của người Việt Nam cũng chỉ bằng 1/5 so với Malaysia và 2/5 so với Thái Lan- hai quốc gia thu nhập trung bình khác thuộc khối ASEAN. Một trong những lý do lao động Việt Nam không thất nghiệp sau tốt nghiệp đại học là do họ chấp nhận làm việc của mình có thể không đúng chuyên ngành học hay cũng có thể đó là công việc với mức lương thấp.Một số doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng về nhân viên cũng là điều đáng mừng song cần khắc phục tình trạng làm việc đúng ngành,đúng nghề của mình để chất lượng công việc có hiệu quả cao,góp phần nâng cao hiệu quả công việc và giúp con người cảm thấy hài long hơn với việc của mình. 2.Cung ứng nguồn lao động chất lượng cao cho xã hội Hiện nay, công cuộc Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang là một tất yếu của sự phát triển triển, nó trở thành làn sóng mạnh mẽ tác động đến tất cả các nước trên thế giới cũng như mọi mặt của đời sống xã hội. Kinh nghiệm cũng như thực tiễn đã chỉ ra rằng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa có mối quan hệ chặt chẽ với sự nghiệp GD & ĐT. Có thể nói rằng đào tạo giáo dục đại học là yếu tố tác động mạnh mẽ đến quy mô, tốc độ cũng như sự thành công trong việc tạo ra nguồn lao động chất lượng cho xã hội góp phần sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kinh nghiệm một số nước cho thấy rằng phát triển nguồn lực chính là chìa khóa cho sự phát triển bền vững, Nhật Bản là một ví dụ. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, nước Nhật bị tàn phá, khó khăn, thiếu thốn đủ thứ, kinh tế kiệt quệ, khoảng 80 vạn người dân thiếu gạo(ăn khoai, sắn...). Nhưng sau đó kinh tế Nhật Bản lại phục hồi nhanh chóng (1945 –1654) và phát triển với tốc độ thần kỳ (1954 –1973), trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới (sau Mỹ). Đó chính là kết quả của việc phát huy tối đa vai trò nguồn lực trong sự phát triển đất nước. Sự phát triển nguồn nhân lực do tích hợp nhiều nhân tố: giáo dục và đào tạo; sức khỏe và dinh dưỡng; môi trường; việc làm và cả sự giải phóng con người. Trong đó, giáo dục và đào tạo là yếu tố quan trọng nhất Đến nay, giáo dục đại học (ĐH) đã cung cấp hàng triệu lao động có trình độ khác nhau với số lượng ngày càng tăng, chất lượng dần được nâng cao, trở thành nòng cốt của quá trình CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Đến hết năm 2013, cả nước có 426 trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ), đào tạo 2.177.299 sinh viên theo học. Số sinh viên tính chung các hệ đạt 248/vạn dân, trong đó tính riêng hệ chính quy là 189 sinh viên/vạn dân. Quy mô đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ là 102.983 người; trong đó nghiên cứu sinh tiến sĩ là 8.067 người. Đáng chú ý, đội ngũ cán bộ giảng dạy ĐH, CĐ ngày càng có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu giảng dạy, đào tạo nhân lực. Cả nước có 87.160 giảng viên gồm: bậc ĐH có 15% giảng viên trình độ TS, có chức danh GS, PGS là 5,2%; bậc CĐ có tỷ lệ 2,62% giảng viên là TS, có chức danh GS, PGS là 0,5%. Đội ngũ giảng viên ĐH trong những năm qua đã được bổ sung nhiều giảng viên trẻ có trình độ TS và được đào tạo có chất lượng ở nhiều trường đại học lớn trên thế giới, có nhiều công trình nghiên cứu và công bố quốc tế. Ở các trường ĐH, CĐ tỷ lệ sinh viên/giảng viên ngày càng giảm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo. Trong đó, các trường ĐH có tỷ lệ 23 sinh viên/giảng viên và các trường CĐ là 27 sinh viên/giảng viên. Đáng chú ý, để đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, nhiều chương trình đào tạo mới đã được mở và đưa vào áp dụng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nguồn nhân lực như: Khoa học máy tính, công nghệ thông tin, tự động hóa, cơ điện tử, công nghệ cơ khí, công nghệ năng lượng, công nghệ sinh học, công nghệ sau thu hoạch, nuôi trồng thủy sản, tài chính, ngân hàng và sau các ngành về du lịch và dịch vụ,... Một số mô hình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cấp quốc gia cũng đang được nghiên cứu áp dụng và nhân rộng. Hiện nay, cả nước có 142 chương trình đào tạo chất lượng cao, 20 chương trình cử nhân, kỹ sư tài năng. Ngoài ra, Bộ GD và ĐT đang triển khai 35 chương trình tiên tiến, 12 chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế và 14 chương trình đào tạo chất lượng cao khác. Phần lớn các chương trình chất lượng cao được sự đầu tư, quan tâm của Nhà nước và của các trường, được xây dựng dựa trên các tiêu chí cao hơn, khác biệt so với chương trình đại trà nhằm mục tiêu xây dựng thương hiệu, uy tín của các trường và nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, tiếp cận với chương trình và công nghệ đào tạo tiên tiến trên thế giới. Có thể nói, phần lớn nguồn nhân lực ở các trình độ đào tạo những năm qua đã đáp ứng được những yêu cầu thiết yếu của nền kinh tế và thị trường lao động. *)Các trường đại học đã đề ra những kế hoạch tầm nhìn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của mình: - Nhà trường xây dựng cho sinh viên có ý thức chung về một thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, một thời đại năng động; có kiến thức sâu rộng về ngành học liên quan, có cái nhìn tổng quan về các ngành, nghề sinh viên sẽ theo trong tương lai gần và từ đó đi sâu vào thực tế. -Ngoài những kỹ năng học hỏi được ở trường, phải trao dồi thêm kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phát biểu trước đám đông và kỹ năng thuyết phục. Đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu của mình, để từ đó rút ra được kinh nghiệm cho bản thân. Có ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, trách nhiệm đối với xã hội. -Phải luôn luôn có ý trí vươn lên, sống tích cực, không buông thả, đua đòi, phải có mục tiêu trong cuộc sống. Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp. -Sử dụng tốt ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, cũng như các ứng dụng về tin học văn phòng, giao tiếp tốt. Chương III: Chiến lược phát triển giáo dục đại học hiện nay I. Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục 1. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cần đảm bảo các yêu cầu • Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục, đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Đổi mới để tạo ra chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhu cầu học tập của nhân dân. • Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, có tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học, các giải pháp đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp. • Đổi mới căn bản và toàn diện không có nghĩa là làm lại tất cả, từ đầu mà cần vừa kế thừa, củng cố, phát huy các thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới, vừa kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc; đổi mới có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình phù hợp với thực tế đất nước, địa phương. Những hạn chế, thách thức của giáo dục phải được nhận thức sâu sắc, có giải pháp hữu hiệu và lộ trình khắc phục, vượt qua để đưa sự nghiệp giáo dục lên tầm cao mới. 2. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức Những cơ hội: •Đất nước ổn định về chính trị, thành tựu phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm qua, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 với yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, cùng với Chiến lược và Quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011 - 2020 là những tiền đề cơ bản để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam. • Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đặc biệt quan tâm, chăm lo phát triển giáo dục và đào tạo, mong muốn đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, tận dụng cơ hội phát triển đất nước trong giai đoạn "cơ cấu dân số vàng" và hội nhập quốc tế mạnh mẽ. •Cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, kinh tế tri thức phát triển mạnh làm biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ các yếu tố cơ bản của chương trình giáo dục (nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục), đổi mới quản lí giáo dục và xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại đáp ứng nhu cầu của xã hội và cá nhân người học. • Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội thuận lợi để nước ta tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục và quản lí giáo dục hiện đại và tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để phát triển giáo dục. • Giáo dục trên thế giới đang diễn ra những xu hướng mới: xây dựng xã hội học tập cùng với các điều kiện bảo đảm học tập suốt đời; đại chúng hoá, đa dạng hoá, toàn cầu hoá, hội nhập và hợp tác cùng với cạnh tranh quốc tế về giáo dục… • Nhân dân ta với truyền thống hiếu học và chăm lo cho giáo dục, sẽ tiếp tục dành sự quan tâm và đầu tư cao cho giáo dục và đào tạo. Những thách thức: • Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, trong khi nguồn lực quốc gia và khả năng đầu tư cho giáo dục của Nhà nước và phần đông gia đình còn hạn chế. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, đặt ra nhiệm vụ nặng nề và thách thức lớn đối với sự phát triển giáo dục và đào tạo. • Khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư, sự phát triển không đều giữa các địa phương vẫn tiếp tục là nguyên nhân dẫn đến thiếu bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục và khoảng cách chất lượng giáo dục giữa các đối tượng người học và các vùng miền. • Tư duy bao cấp, sức ì trong nhận thức, tác phong quan liêu trong ứng xử với giáo dục của nhiều cấp, nhiều ngành, của nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục, không theo kịp sự phát triển nhanh của kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ; bệnh thành tích, hư danh, chạy theo bằng cấp trong cán bộ và người dân chậm được khắc phục. • Khoảng cách phát triển về kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo giữa nước ta và các nước tiên tiến trong khu vực, trên thế giới có xu hướng gia tăng. Hội nhập quốc tế và sự phát triển của kinh tế thị trường đang làm nảy sinh nhiều nguy cơ tiềm ẩn như sự thâm nhập lối sống không lành mạnh, xói mòn bản sắc văn hoá dân tộc; sự thâm nhập của các loại dịch vụ giáo dục kém chất lượng, lạm dụng dạy thêm, học thêm, chạy trường, chạy điểm.. 3. Mục tiêu cụ thể đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học • Mục tiêu cụ thể là: - Tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất, năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. - Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực quốc gia; trong đó có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế. Đa dạng hoá các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. •Nội dung mới so với trước đây: - Coi trọng việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh trước kì thi đại học, cao đẳng để giúp họ có được định hướng đúng đắn về cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Tránh tình trạng thi theo xu hướng nghề nghiệp của những năm trước mà không bắt kịp được hiện tại và tương lai tuyển dụng của cơ quan nhà nước cũng như các doanh nghiệp. - Giáo dục đại học không chỉ tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài mà phải đặc biệt coi trọngphát triển phẩm chất, năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. - Mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phải phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực quốc gia; trong đó có một số trường ngang tầm khu vực và quốc tế. - Thực hiện phân tầng cơ sở giáo dục đại học nhằm phục vụ công tác quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học để đánh giá uy tín và chất lượng đào tạo phục vụ quản lí nhà nước và ưu tiên đầu tư về ngân sách. - Phát triển giáo dục đại học phải gắn với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp với quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo, trong đó có giáo dục đại học từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng. - Quan điểm chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông là chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. - Nội dung các môn học sẽ "tinh giản, cơ bản, hiện đại, giảm tính hàn lâm, tăng tính thực hành và vận dụng kiến thức và kĩ năng vào thực tiễn". Định hướng trên cũng hạn chế được tính hàn lâm, xa rời cuộc sống. - Phương pháp dạy và học sẽ khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, tập trung dạy cách học, cách nghĩ và tự học, theo phương châm "giảng ít, học nhiều". Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học; đa dạng hoá các hình thức tổ chức giáo dục… II.Đổi mới đội ngũ quản lí, giảng dạy 1. Đổi mới công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng giảng viên và cán bộ quản lý a) Với giảng viên và cán bộ quản lí - Xây dựng và thực hiện quy hoạch đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học, bảo đảm đủ về số lượng ( giảm tỉ lệ một giáo viên phải dạy quá nhiều sinh viên), nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học. - Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học. Chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giảng viên, tầm nhìn chiến lược, năng lực sáng tạo và tính chuyên nghiệp của cán bộ lãnh đạo, quản lý. - Đổi mới phương thức tuyển dụng theo hướng khách quan, công bằng và có yếu tố cạnh tranh. Hoàn thiện và thực hiện cơ chế hợp đồng dài hạn; bảo đảm sự bình đẳng giữa giảng viên biên chế và hợp đồng, giữa giảng viên ở cơ sở giáo dục công lập và ở cơ sở giáo dục ngoài công lập. - Xây dựng và ban hành chính sách mới đối với giảng viên bao gồm tiêu chuẩn giảng viên, định mức lao động, điều kiện làm việc, nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chế độ nghỉ dạy dài hạn để trao đổi học thuật và cơ chế đánh giá khách quan kết quả công việc. Ban hành chính sách, chế độ kiêm nhiệm giảng dạy. - Đổi mới quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư theo hướng giao cho các cơ sở giáo dục đại học thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn và điều kiện chung do Nhà nước quy định. Định kỳ đánh giá để bổ nhiệm lại hoặc miễn nhiệm các chức danh giáo sư, phó giáo sư. Cải cách thủ tục hành chính xét công nhận giảng viên, giảng viên chính. b) Công tác quy hoạch, đào tạo - Triển khai đổi mới phương pháp đào tạo theo 3 tiêu chí: trang bị cách học, phát huy tính chủ động của người học; sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động dạy và học. Khai thác các nguồn tư liệu giáo dục mở và nguồn tư liệu trên mạng Internet. Lựa chọn, sử dụng các chương trình, giáo trình tiên tiến của các nước. - Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích lũy kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và ở nước ngoài. - Đổi mới cơ chế giao chỉ tiêu tuyển sinh theo hướng gắn với điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, yêu cầu sử dụng nhân lực, nhu cầu học tập của nhân dân và tăng quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học. - Cải tiến tuyển sinh theo hướng áp dụng công nghệ đo lường giáo dục hiện đại. Mở rộng nguồn tuyển, tạo thêm cơ hội học tập cho các đối tượng khó khăn, bảo đảm công bằng xã hội trong tuyển sinh. - Chấn chỉnh công tác tổ chức đào tạo, đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ. 2. Đổi mới tổ chức triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ: - Nhà nước đầu tư nâng cấp, xây dựng mới một số cơ sở nghiên cứu mạnh trong các cơ sở giáo dục đại học, trước mắt tập trung cho các trường trọng điểm. Khuyến khích thành lập các cơ sở nghiên cứu, các doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học. Khuyến khích các tổ chức khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp đầu tư phát triển các cơ sở nghiên cứu trong các cơ sở giáo dục đại học. - Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học giáo dục. Thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ. - Quy định cụ thể nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của giảng viên, gắn việc đào tạo nghiên cứu sinh với việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ. Có chính sách phù hợp để sinh viên, học viên cao học tích cực tham gia nghiên cứu khoa học. - Bố trí tối thiểu 1% ngân sách nhà nước hàng năm để các cơ sở giáo dục đại học thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được quy định trong Luật Khoa học và Công nghệ. 3. Đổi mới cơ chế quản lý - Cải tổ giáo dục bằng cách sử dụng ngân sách phù hợp: bởi Việt Nam đầu tư 95% cho công lập Đại học và sau đại học, điều đó làm cho nền giáo dục không vận hành theo cơ chế thị trường, cụ thể là sinh viên không phải khách hàng→ chất lượng dịch vụ thấp→chất lượng đào tạo chưa đảm bảo - Nhà nước bớt can thiệp vào nền kinh tế, để kinh tế phát triển theo đúng nguyên tắc thị trường→người lao động tự tạo động cơ hoàn thiện mình để đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Từ đó nâng cao được chất lượng sinh viên ra trường. - Xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản, xây dựng cơ chế đại diện sở hữu nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập. Bảo đảm vai trò kiểm tra, giám sát của cộng đồng; phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức quần chúng, đặc biệt là các hội nghề nghiệp trong việc giám sát chất lượng giáo dục đại học. - Quản lý nhà nước tập trung vào việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược phát triển; chỉ đạo triển khai hệ thống bảo đảm chất lượng và kiểm định giáo dục đại học; hoàn thiện môi trường pháp lý; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; điều tiết vĩ mô cơ cấu và quy mô giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu nhân lực của đất nước trong từng thời kỳ. - Xây dựng Luật giáo dục đại học. Kết luận: Nên tư nhân hóa việc học 4. Về hội nhập quốc tế: - Xây dựng chiến lược hội nhập quốc tế, nâng cao năng lực hợp tác và sức cạnh tranh của giáo dục đại học Việt Nam thực hiện các hiệp định và cam kết quốc tế. - Triển khai việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài, trước mắt là bằng tiếng Anh; nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo và nghiên cứu có khả năng thu hút người nước ngoài; tiếp thu có chọn lọc các chương trình đào tạo tiên tiến của thế giới; đạt được thỏa thuận về tương đương văn bằng, chương trình đào tạo với các cơ sở giáo dục đại học trên thế giới; khuyến khích các hình thức liên kết đào tạo chất lượng cao, trao đổi giảng viên, chuyên gia với nước ngoài; khuyến khích giảng viên là người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giảng dạy tại Việt Nam; tăng số lượng lưu học sinh nước ngoài tại Việt Nam. Khuyến khích du học tại chỗ; có cơ chế tư vấn và quản lý thích hợp để giúp sinh viên Việt Nam du học định hướng ngành nghề, lựa chọn trường và học tập có chất lượng, đạt hiệu quả cao. - Tạo cơ chế và điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư, các cơ sở giáo dục đại học có uy tín trên thế giới mở cơ sở giáo dục đại học quốc tế tại Việt Nam hoặc liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam. Kết luận Trong bối cảnh tình hình kinh tế cũng như chính trị Việt Nam hiện nay thì chúng ta có rất nhiều vấn đề cần được quan tâm. Song có lẽ vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay không chỉ có Việt Nam mà nó được cả thế giới quan tâm đó là vấn đề thất nghiệp. Như vậy từ những phân tích ở trên, cũng như tình hình thực tế hiện nay ở Việt Nam ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc tăng số lượng sinh viên theo học và tốt nghiệp bậc đại học hoặc sau đại học là một trong những biện pháp hữu hiệu góp phần làm giảm thất nghiệp ở nước ta. Trong những năm gần đây, mặc dù trình độ học vấn của lao động không ngừng được cải thiện, hệ thống văn bằng được nâng cao và mở rộng nhưng nguồn nhân lực đã qua đào tạo vẫn chưa đáp ứng kịp với nhu cầu của doanh nghiệp. Bên cạnh việc chỉ tăng đơn thuần về số lượng sinh viên theo học đại học và sau đại học chúng ta phải nâng cao chất lượng giáo dục nhằm cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Chính vì vây, chính phủ cần có những biện pháp thiết thực để thay đổi bộ mặt của nền giao dục nước nhà. Muốn có được điều đó còn phụ thuộc rất lớn vào mỗi người chúng ta. Đặc biệt đối với sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất nước phải luôn trau dồi kiến thức, tận dụng thời gian và nâng cao năng lực để theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế đất nước trong thời kì đổi mới. [...]... và giảm các lợi ích của việc tìm cơ hội thu nhập khác Chương II:Đào tạo đại học và sau đại học ở Việt Nam I.Thực trạng giảng dạy trong các trường đại học và thực tế học tập của sinh viên hiện nay Giáo dục Đại học Việt Nam đã được nhà nước quan tâm đặc biệt trong những năm gần đây, ngân hàng thế giới đã đầu tư cho giáo dục Việt Nam qua nhiều dự án lên đến hàng trăm triệu đô la nhưng tình hình Giáo dục. .. triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ: - Nhà nước đầu tư nâng cấp, xây dựng mới một số cơ sở nghiên cứu mạnh trong các cơ sở giáo dục đại học, trước mắt tập trung cho các trường trọng điểm Khuyến khích thành lập các cơ sở nghiên cứu, các doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học Khuyến khích các tổ chức khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp đầu tư phát triển các cơ... khoa học - Bố trí tối thiểu 1% ngân sách nhà nước hàng năm để các cơ sở giáo dục đại học thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được quy định trong Luật Khoa học và Công nghệ 3 Đổi mới cơ chế quản lý - Cải tổ giáo dục bằng cách sử dụng ngân sách phù hợp: bởi Việt Nam đầu tư 95% cho công lập Đại học và sau đại học, điều đó làm cho nền giáo dục không vận hành theo cơ chế thị trường, cụ thể là sinh... Việt Nam ở nước ngoài tham gia giảng dạy tại Việt Nam; tăng số lượng lưu học sinh nước ngoài tại Việt Nam Khuyến khích du học tại chỗ; có cơ chế tư vấn và quản lý thích hợp để giúp sinh viên Việt Nam du học định hướng ngành nghề, lựa chọn trường và học tập có chất lượng, đạt hiệu quả cao - Tạo cơ chế và điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư, các cơ sở giáo dục đại học có uy tín trên thế giới mở cơ sở giáo. .. thế giới mở cơ sở giáo dục đại học quốc tế tại Việt Nam hoặc liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam Kết luận Trong bối cảnh tình hình kinh tế cũng như chính trị Việt Nam hiện nay thì chúng ta có rất nhiều vấn đề cần được quan tâm Song có lẽ vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay không chỉ có Việt Nam mà nó được cả thế giới quan tâm đó là vấn đề thất nghiệp Như vậy từ những phân tích ở trên,... ngang tầm khu vực và quốc tế - Thực hiện phân tầng cơ sở giáo dục đại học nhằm phục vụ công tác quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học để đánh giá uy tín và chất lượng đào tạo phục vụ quản lí nhà nước và ưu tiên đầu tư về ngân sách - Phát triển giáo dục đại học phải gắn với tiến bộ khoa học và công nghệ;... dục và xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại đáp ứng nhu cầu của xã hội và cá nhân người học • Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội thuận lợi để nước ta tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục và quản lí giáo dục hiện đại và tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để phát triển giáo dục • Giáo dục trên thế giới đang diễn... rèn luyện khía cạnh này Từ phân tích trên cho thấy Giáo dục Đại học Việt Nam chưa có giải pháp để đào tạo theo nghĩa toàn diện vì chúng ta chưa có mục tiêu cụ thể 2/ Chương trình Hiện nay, chương trình giáo dục đại học tại Việt Nam vẫn còn kém hiệu quả Nguyên nhân do Bộ khống chế quá chặt về chương trình khung và yêu cầu các trường phải tuân thủ một cách cứng nhắc Trao đổi về vấn đề này, Thầy Ngô Đăng... 3 vấn đề chính được đề cập ở trên Những thay đổi này cần sự nỗ lực từ nhiều phía: Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường, giảng viên và sinh viên Biết rằng việc thực hiện rất khó khăn và phải mất một khoảng thời gian dài nhưng phải làm ngay vì nhà nước đã mở cửa cho nước ngoài đầu tư vào giáo dục và khuyến khích các cơ sở giáo dục đào tạo theo nhu cầu xã hội Điều này tạo ra sự cạnh tranh trong Giáo dục- Đào... mới: xây dựng xã hội học tập cùng với các điều kiện bảo đảm học tập suốt đời; đại chúng hoá, đa dạng hoá, toàn cầu hoá, hội nhập và hợp tác cùng với cạnh tranh quốc tế về giáo dục • Nhân dân ta với truyền thống hiếu học và chăm lo cho giáo dục, sẽ tiếp tục dành sự quan tâm và đầu tư cao cho giáo dục và đào tạo Những thách thức: • Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế ... triển kinh tế - xã hội 10 năm qua, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 20 11 - 20 20 với yêu cầu tái cấu kinh tế đổi mô hình tăng trưởng, với Chiến lược Quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 20 11... 460.000 lao động giới thiệu việc làm nên tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm Triển vọng thị trường lao động kinh tế tiếp tục phục hồi có tác động tích cực đến thị trường lao động Dự kiến, nhu cầu lao động. .. dịch tích cực, tỷ trọng lao động nhóm ngành công nghiệp- xây dựng tăng lên tỷ trọng lao động ngành nông-lâm-thủy sản giảm mạnh dấu hiệu đáng mừng Tuy nhiên, tỷ trọng lao động ngành dịch vụ giảm

Ngày đăng: 11/10/2015, 17:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan