chữa chi tiết đề đh môn sinh 2015

14 527 0
chữa chi tiết đề đh môn sinh 2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GIẢI CHI TIẾT ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC NĂM 2015 (MÃ ĐỀ 725) Câu 1: Các loại khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính là CO2, NO2, CFC,… trong đó chủ yếu là CO2. Như vậy, để có thể làm giảm hiệu ứng nhà kính, ta cần hạn chế sự gia tăng của các loại khí trên mà chủ yếu là khí CO2 trong khí quyển. ⇒ Đáp án D. Câu 2: Để nghiên cứu về sự di truyền tính trạng ở 1 loài cá nhất định thì cần tiến hành phép lai giữa các con cá thuộc cùng 1 loài. Như vậy, ở đây trong 4 đáp án ta thấy có đáp án là thực hiện lai giữa 2 con cá thuộc 2 loài khác nhau (Cá mún mắt đỏ x cá kiếm mắt đen, cá mún và cá kiếm là 2 loài khác nhau). ⇒ Đáp án B. Câu 3: Cođon quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã trên mARN gồm 3 cođon được đọc theo chiều 5’→3’ là: 5’UAA3’; 5UAG3’ và 5’UGA3’. ⇒ Đáp án B. Câu 4: Đơn phân cấu tạo nên ADN có 4 loại nuclêôtit là Ađênin, Timin, Guanin và Xitôzin. Đơn phân Uraxin là nuclêôtit chỉ tham gia cấu tạo nên ARN. ⇒ Đáp án A. Câu 5: Các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST điển hình ở sinh vật nhân thực cùng với đường kính tương ứng là: Sợi cơ bản (11 nm) → Sợi nhiễm sắc (30 nm) → Vùng xếp cuộn (300 nm) → Crômatit (700nm) Vậy sợi cơ bản có đường kính 11 nm. ⇒ Đáp án D. Câu 6: Bằng chứng tiến hóa được chia ra làm 2 loại bằng chứng gồm: - Bằng chứng trực tiếp: hóa thạch. - Bằng chứng gián tiếp: giải phẫu học so sánh, địa lý sinh vật học, sinh học phân tử, tế bào học,… Xét từng đáp án ta có: Câu A: Di tích của sinh vật tồn tại trong các thời đại trước trong các lớp đất đá chính là bằng chứng hóa thạch nên là bằng chứng trực tiếp. Câu B: Sự giống nhau về kiểu cấu tạo chi trước của mèo và cánh dơi chính là cơ quan tương đồng trong giải phẫu học so sánh (cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự và cơ quan thoái hóa). Như vậy, đây là 1 bằng chứng gián tiếp. Câu C: Sự giống nhau về thành phần axit amin giữa các phân tử protein của 2 loài thuộc về bằng chứng sinh học phân tử. Như vậy, đây là 1 bằng chứng gián tiếp. Câu D: Đây là 1 phát biểu về thuyết tế bào theo Vichop nên nó là 1 bằng chứng tế bào học - bằng chứng gián tiếp. ⇒ Đáp án A. Câu 7: Trong các thành tựu về tạo giống bằng công nghệ tế bào gồm có: - Tạo giống thực vật: nuôi cấy hạt phấn, nuôi cấy tế bào thực vật in vitro tạo mô sẹo, tạo giống bằng chọn dòng tế bào xôma có biến dị và dung hợp tế bào trần. - Tạo giống động vật: cấy truyền phôi và nhân bản vô tính bằng kĩ thuật chuyển nhân. Xét từng đáp án ta có: Câu A: Tạo giống dâu tằm tam bội là 1 thành tựu của tạo giống bằng phương pháp gây đột biến dùng tác nhân hóa học. Câu B: Tạo giống lúa có khả năng tổng hợp beta-caroten là thành tựu của công nghệ gen. Câu C: Tạo ra cừu Đôly là thành tựu của nhân bản vô tính bằng kỹ thuật chuyển nhân. Câu D: Tạo chủng vi khuẩn E. coli có khả năng sản xuất insulin của người là thành tựu của công nghệ gen. ⇒ Đáp án C. Câu 8: Xét từng đáp án ta có: Câu A: Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ không thể tồn tại ⇒ ĐÚNG. Câu B: Mỗi loài khác nhau sẽ có giới hạn sinh thái về nhiệt độ khác nhau ⇒ SAI. Câu C: Khoảng chống chịu là khoảng mà các sinh vật vẫn tồn tại được nhưng gây ức chế cho các hoạt động sinh lý của sinh vật ⇒ ĐÚNG. Câu D: Khoảng thuận lợi là khoảng mà sinh vật thực hiện các chức năng tốt nhất ⇒ ĐÚNG. ⇒ Đáp án B. Câu 9: Xét từng đáp án ta có: Câu A: Kích thước tối đa của quần thể là điểm mà cân bằng với sức chứa của môi trường. Vượt qua điểm này môi trường sẽ không còn khả năng cung cấp nguồn sống cho các cá thể nữa. Lúc này khi mật độ quá cao, trong quần thể sẽ xảy ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể làm cho tỉ lệ tử vong tăng lên, tỉ lệ sinh sản giảm đi,… do đó tốc độ tăng trưởng lúc này là chậm gần như bằng 0. Hoặc ta có thể nhìn vào đồ thị mô tả sự phát triển số lượng cá thể của quần thể trong môi trường bị giới hạn thì thấy khi quần thể đạt kích thước tối đa (cân bằng với sức chứa của môi trường thì đồ thị nằm ngang tức là quần thể không tăng về số lượng). Nhìn vào đồ thị và bẳng minh họa dưới đây ta dễ dàng nhận thấy, tốc độ tăng trưởng của quần thể lớn nhất khi kích thước quần thể bằng một nửa kích thước tối đa. Ta cũng có thể dựa vào công thức về tốc độ tăng trưởng quần thể trong điều kiện môi trường bị giới hạn: trong đó: K là sức chứa của môi trường, N là kích thước củ quần thể hiện tại. Dễ dàng thấy khi kích thước quần thể tối đa tức là N=K thì tốc độ tăng trưởng bằng 0. Tốc độ tăng trưởng đạt lớn nhất khi N=K/2. Vậy câu A là SAI. Câu B: Kích thước của quần thể có thể không ổn định mà nó biến đổi theo sự thay đổi của điều kiện môi trường, kích thước quần thể phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện sống của môi trường ⇒ SAI. Câu C: Tỉ lệ giới tính là một đặc trưng quan trọng của quần thể. Tỉ lệ giới tính giúp cho sự bắt cặp hiệu quả, sự sinh sản của quần thể được hiệu quả. Mỗi loài tường có tỉ lệ giới tính đặc trưng phù hợp với đặc điểm sinh sản và tập tính của từng loài. Tuy nhiên, thường thì tỉ lệ giới tính là 1:1 ⇒ ĐÚNG. Câu D: Theo mùa theo năm thì điều kiện sống của môi trường sẽ thay đổi do đó kéo theo sự thay đổi về số lượng cá thể của quần thể dẫn đến mật độ cá thể của quần thể cũng thay đổi theo ⇒ SAI. ⇒ Đáp án C. Câu 10: Xét từng ý ta có: (1) Năng lượng từ gió là năng lượng vĩnh cửu, do đó dùng năng lượng gió để sản xuất điện là hình thức sử dụng bền vững cho tài nguyên thiên nhiên. (2) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước giúp bảo vệ nguồn năng lượng tài nguyên này một cách bền vững khi hiện nay nguồn nước sách đang giảm đáng kể. (3) Tăng cường trồng rừng cung cấp đủ cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp giúp cho tài nguyên bền vững. (4) Tránh bỏ hoang đất, chống xói mòn và chống ngập mặn cho đất đều giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tăng đa dạng môi trường và sinh vật qua đó bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. (5) Tăng cường khai thác than đá, dầu mỏ khí đốt sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên này vì đây là nguồn tài nguyên không tái sinh. Như vậy, có 4 hình thức (1), (2), (3) và (4) giúp bảo vệ sự bền vững tài nguyên thiên nhiên. ⇒ Đáp án D. Câu 11: Xét từng đáp án ta có: Câu A: Đột biến lặp đoạn NST sẽ làm tăng số lượng gen trên NST đó, mặc dù thành phần gen có thể không thay đổi ⇒ SAI. Câu B: Đột biến đảo đoạn NST thường chỉ làm thay đổi sự sắp xếp các gen, còn số lượng và thành phần gen hoàn toàn không thay đổi ⇒ ĐÚNG. Câu C: Đột biến mất đoạn NST sẽ làm giảm số lượng cũng như thành phần gen trên NST ⇒ SAI. Câu D: Chuyển đoạn giữa 2 NST khác nhau thường làm thay đổi thành phần gen trên NST, cũng có thể thay đổi số lượng gen trên NST ⇒ SAI. ⇒ Đáp án B. Câu 12: Enzim ADN poolimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 5’→3’ (chứ không phải chiều 3’→5’) bằng cách bổ sung các nuclêôtit vào đầu 3’OH tự do của đoạn mồi hoặc đoạn mạch đang kéo dài. ⇒ Đáp án C. Câu 13: Xét từng đáp án ta có: Câu A: Ưu thế lai được giải thích bằng giả thuyết siêu trội tức là ở trạng thái dị hợp về các cặp gen thì biểu hiện ưu thế lai. Khi tự thụ phấn hoặc giao phối gần thì tỉ lệ dị hợp sẽ giảm còn đồng hợp tăng do đso ưu thế lai cũng sẽ giảm, do đó sẽ không thể duy trì và củng cố được ưu thế lai ⇒ SAI. Câu B: Khi lai khác dòng (đồng hợp) thì F1 sẽ có kiểu gen dị hợp về tất cả các cặp gen do đó ưu thế lai sẽ biểu hiện cao nhất ⇒ ĐÚNG. Câu C: Khi lai các dòng thuần chủng có kiểu gen giống nhau thì đời con sẽ có kiểu gen giống với bố mẹ và đều ở trạng thái đồng hợp, do đó ưu thế lai sẽ không được biểu hiện ⇒ SAI. Câu D: Ưu thế lai được giải thích bằng giả thuyết siêu trội tức là số cặp gen ở trạng thái dị hợp, do đó ưu thế lai sẽ tỉ lệ thuận với số lượng cặp gen dị hợp có trong kiểu gen chứ không phải là đồng hợp tử trội ⇒ SAI. ⇒ Đáp án D. Câu 14: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất thì loài người xuất hiện ở kỉ đệ tứ thuộc đại Tân sinh. ⇒ Đáp án A. Câu 15: CLTN và các yếu tố ngẫu nhiên đều là các nhân tố tiến hóa. - Cả 2 nhân tố đều làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể mặc dù CLTN làm thay đổi theo 1 hướng xác định còn các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi một cách hoàn toàn ngẫu nhiên, vô hướng. - Cả 2 nhân tố đều chỉ tác động dựa trên các kiểu hình sẵn có trong quần thể mà không thể tạo nên kiểu hình hay kiểu gen mới. - Chỉ có CLTN mới định hướng cho quá trình tiến hóa còn các yếu tố ngẫu nhiên thì không. - Cả 2 nhân tố đều làm nghèo vốn gen của quần thể. ⇒ Đáp án D. Câu 16: Từ sơ đồ phả hệ ta thấy: - Bố mẹ (11 và 12) đều bị bệnh sinh ra con (18) bình thường nên bình thường do alen lặn quy định còn bệnh do alen trội quy định. - Bố bị bệnh nhưng sinh con gái bình thường nên gen quy định tính trạng phải thuộc NST thường. Quy ước: A: bị bệnh; a: bình thường. Xét từng ý ta có: (1) Tất cả những người bình thường đều chắc chắn có kiểu gen đồng hợp lặn (aa). Trong phả hệ có 16 người bình thường do đó có 16 người có kiểu gen aa. Những người bị bệnh: 1, 3, 11, 12 và 22 sinh con bình thường nên chắc chắn có kiểu gen Aa. 7 và 8 bị bệnh nhưng chắc chắn nhận a từ bố nên cũng chắc chắn có kiểu gen Aa. Chỉ còn 19, 20 và 21 là chưa thể xác định chính xác kiểu gen là AA hay Aa. Như vậy có 23 người xác định được chính xác kiểu gen ⇒ ĐÚNG. (2) 16 người bình thường chắc chắn có kiểu gen đồng hợp tử lặn, còn 3 người bình thường có thể có kiểu gen đồng hợp tử trội. Như vậy, ít nhất 16 người có kiểu gen đồng hợp tử ⇒ ĐÚNG. (3) Bệnh do alen trội quy định nên người bị bệnh trong phả hệ có thể có kiểu gen AA hoặc Aa. Chắc chắn có ít nhất 7 người có kiểu gen Aa ⇒ SAI. (4) Bệnh do alen trội quy định nên người bình thường chắc chắn có kiểu gen đồng hợp lặn, tức là không chứa alen trội ⇒ ĐÚNG. Vậy có 3 ý đúng. ⇒ Đáp án A. Câu 17: Xét từng đáp án ta có: Câu A: Nếu quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa thì quần thể sẽ không tiến hóa và do đó vốn gen của cả 2 quần thể se không thay đổi vì vậy sẽ không thể dẫn đến sự cách ly sinh sản để có thể hình thành loài mới ⇒ SAI. Câu B: Biến dị trong quần thể gồm biến dị di truyền (đột biến và biến dị tổ hợp) và biến dị không di truyền (thường biến). Chỉ có các biến dị di truyền mới có thể là nguyên liệu của quá trình tiến hóa. Hơn thế nữa không phải mọi biến dị di truyền cũng đều là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa ⇒ SAI. Câu C: CLTN luôn tác động vào sinh vật mọi lúc mọi nơi, trong điều kiện sống thay đổi hay ổn định thì CLTN cũng không ngừng tác động. Trong điều kiện sống ổn định, thường quần thể chịu tác động của kiểu chọn lọc ổn định ⇒ SAI. Câu D: Cách li sinh sản là hiện tượng các cá thể không giao phối được với nhau hoặc giao phối được nhưng sinh ra con lai bất thụ hoặc giảm khả năng sinh sản. Như vậy, ở đây chính là dấu hiệu của cách li sinh sản dẫn đến sự hình thành loài mới ⇒ ĐÚNG. ⇒ Đáp án D. Câu 18: Xét từng đáp án ta có: Câu A: Sự phân bố cá thể trong tự nhiên thường hướng đến sự phân li ổ sinh thái do đó làm giảm sự cạnh tranh giữa các loài, đồng thời giúp tận dụng tối đa nguồn sống của môi trường ⇒ ĐÚNG. Câu B: Ở HST rừng mưa nhiệt đới thì sự phân tầng của các loài thực vật gây ra do nhân tố sinh thái là ánh sáng. Ta biết rằng, động vật phụ thuộc chặt chẽ vào thực vật vì thực vật cung cấp nguồn thức ăn, nơi ở,… cho động vật. Do đó, nếu thực vật phân tầng thì động vật cũng sẽ phân tầng ⇒ SAI. Câu C: Nguồn sống hay nhu cầu sống quyết định đến sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã. Các cá thể chỉ phân bố ở nơi có nguồn sống phù hợp với mình ⇒ ĐÚNG. Câu D: Khi phân bố theo chiều ngang thì ở nơi có điều kiện sống thuận lợi sẽ có nhiều loài cũng như nhiều cá thể tập trung ở đây ⇒ ĐÚNG. ⇒ Đáp án B. Câu 19: Quy ước về 2 locut gen là A, a và B, b. Ta có phép lai: PT/C: F1: Khi cho F1 giao phấn với nhau ta có: Câu A: Kiểu hình lặn về 2 tính trạng ( ). Theo công thức: A-bb = aaB- = 0,25 - aabb, ta thấy: Nếu kiểu hình lặn (aabb) có tỉ lệ lớn hơn 0,125 thì tỉ lệ 2 loại kiểu hình trội về 1 tính trạng sẽ nhỏ nhất. Do F1 dị hợp tử đều nên kho có hoán vị tỉ lệ giao tử ab ≥ 0,25. Nếu tần số hoán vị > 2⎷0,125 thì tỉ lệ kiểu hình lặn về 2 tính trạng sẽ lớn hơn 0,125 và mệnh đề câu này sé sai ⇒ SAI. Câu B: F1 dị hợp về 2 cặp gen, khi giảm phân cho đầy đủ các loại giao tử vì vậy số loại kiểu gen ở đời F2 là tối đa. Ta có nhiều các giải quyết cho câu hỏi này: - Cách 1: Kẻ khung Pettnet ta viết tất cả 16 tổ hợp giao tử đời con ra và loại đi các tổ hợp trùng nhau ta sẽ thu được đúng 10 loại kiểu gen. Các tổ hợp trùng bỏ ra được tô vàng: AB Ab aB ab AB Ab aB ab - Cách 2: Với cơ thể dị hợp tử về 2 cặp gen phân li độc lập khi lai với nhau đời con thu được tối đa 9 loại kiểu gen. Khi 2 cặp gen liên kết với nhau thì ở trường hợp kiểu gen mang 2 cặp gen dị hợp sẽ có 2 loại (dị đều và dị chéo) thay vì chỉ có 1 kiểu gen giống như khi phân li độc lập. Vì vậy, khi 2 cặp gen liên kết ra đầy đủ các loại kiểu gen thì sẽ có nhiều hơn trường hợp khi phân li độc lập 1 loại kiểu gen tức là có 10 loại kiểu gen. - Cách 3: Do F1 cho đầy đủ các loại giao tử, nên ta có thể coi như đây như là quần thể ngẫu phối. Khi đó áp dụng công thức tính số loại kiểu gen trong quần thể với 2 locut gen, mỗi locut có 2 alen cùng nằm trên 1 cặp NST ta được số loại kiểu gen tối đa là: ( ) - Cách 4: (hay, nên dùng) Đây là 1 cách mới, áp dụng rất hiệu quả trong các bài tính toán số loại kiểu gen đời con khi biết kiểu gen cụ thể của bố mẹ ở trường hợp có liên kết gen. Ta có công thức tổng quát như sau:  Công thức tính số kiểu gen ở đời con khi biết kiểu gen của bố mẹ (trong phép lai cụ thể và gen trên cùng 1 cặp NST) trong đó : m là số loại giao tử của cơ thể bố hoặc mẹ n là số loại giao tử của cơ thể mẹ hoặc bố k là số loại giao tử giống nhau của cả bố và mẹ (k ≥ 2) Cách tính k: trong 1 locut nếu cả bố và mẹ không có cặp alen nào giống nhau thì ki=0 ; nếu bố và mẹ có 1 cặp alen giống nhau thì ki=1 ; nếu bố và mẹ có 2 cặp alen giống nhau thì ki=2 ( xét loài lưỡng bội và có hoán vị ở cả bố và mẹ); nếu không có hoán vị ta viết giao tử bình thường và tìm k. ⇒ khi đó tích các ki chính là k. *** khi k đỏ > vàng > trắng. Quy ước: A: nâu; a: đỏ; a1: vàng; a2: trắng. ⇒ Con mắt nâu ở phép lai 1 có kiểu gen Aa2 hoặc Aa3. 2 con mắt vàng ở phép lai 2 có kiểu gen a2a3. Ta có phép lai: - TH1: P: Aa2 x a2a3 F1: 1Aa2 : 1Aa3 : 1a2a2 : 1a2a3. KH: 1 nâu : 1 vàng. - TH2: P: Aa3 x a2a3 F1: 1Aa2 : 1Aa3 : 1a2a2 : 1a3a3. KH: 2 nâu : 1 vàng : 1 trắng. ⇒ Đáp án B. Câu 47: Cây hoa đỏ tự thụ phấn đời con thu được 3 loại kiểu hình ⇒ Cây hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen. Ta có sơ đồ lai: P: AaBb x AaBb F1: 1AABB : 2AABb : 4AaBb : 2AaBB : 1AAbb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb : 1aabb. Xét từng ý ta có: ( ) ⇒ ( ) ⇒ (3) Hoa trắng ở F1 có 3 loại kiểu gen là aaBB, aaBb và aabb ⇒ ĐÚNG. (4) Trong các cây hoa trắng ở F1 số cây đồng hợp = số cây dị hợp ⇒ SAI. Vậy có 3 ý đúng. ⇒ Đáp án D. Câu 48: Quy ước: A: đen; a: xám; a1: trắng. Ta có: a1a1 = 0,01 ⇒ a1 = 0,1. Lông xám + lông trắng = 0,24 + 0,01 = 0,25. (⇔ q2 + 2qr + r2 = 0,25 ⇔ q+r = 0,5) ⇔ a + a1 = 0,5. ⇒ a = 0,4; A = 0,5. ⇒ CTDT của quần thể ban đầu là 0,25AA : 0,4Aa : 0,1Aa1 : 0,16aa : 0,08aa1 : 0,01a1a1. Xét từng đáp án ta có: Câu A: Các con lông đen có ⇒ ⇒ ( Câu B: Tỉ lệ lông đen đồng hợp = AA = 0,25. Tỉ lệ lông đen = 0,75. ⇒ Câu C: Các con lông xám có ⇒ ⇒ Tỉ lệ phân li kiểu hình là 35 lông xám : 1 lông trắng. ⇒ ĐÚNG. ⇒ ) ⇒ Câu D: Tổng số lông đen dị hợp = Aa + Aa1 = 0,4+0,1=0,5; Tổng số lông trắng = a1a1 = 0,01. ⇒ Tổng số con lông đen dị hợp + lông trắng = 0,5 + 0,01 = 0,51 ⇒ SAI. ⇒ Đáp án C. Câu 49: Do ta chưa biết 2 locut thuộc các NST khác nhau hay cùng nằm trên cùng 1 NST nên ta sẽ phải tính cả 2 trường hợp. Tuy nhiên, cây thân thấp, hoa đỏ chỉ trội về 1 locut còn locut còn lại toàn lặn nên ta coi như đây là phép lai về 1 locut duy nhất (màu hoa) do đó dù phân li độc lập hay liên kết gen thì kết quả cũng sẽ giống nhau. Do đó, ta chỉ cần tính 1 trường hợp là đủ (tính theo phân li độc lập). Cây thân thấp, hoa đỏ có 2 loại kiểu gen là aaBB và aabb. Chọn 3 cây thân thấp, hoa đỏ tự thụ sẽ có 4 trường hợp khác nhau: +) TH1: 3 cây được chọn là aaBB. ⇒ Đời con cho 100% aaBB (thân thấp, hoa đỏ). +) TH2: 3 cây được chọn có 2 cây aaBB và 1 cây aaBb. ⇒ Đem các cây tự thụ có: ⇒ ⇒ ( ) ⇒ Đời con cho tỉ lệ kiểu hình là: ( ) ( ) +) TH3: 3 cây được chọn có 1 cây aaBB và 2 cây aaBb. Đem các cây tự thụ có: ⇒ ⇒ ( ) ⇒ Đời con cho tỉ lệ kiểu hình là: ( ) ( ) +) TH4: 3 cây được chọn đều có kiểu gen aaBb. ⇒ Đem tự thụ có: ⇒ ⇒ Tỉ lệ kiểu hình là 3 thân thấp, hoa đỏ : 1 thân thấp, hoa vàng. Vậy có (1), (2), (3) và (4) thỏa mãn. ⇒ Đáp án C. Câu 50: Gọi số lần nguyên phân trước khi xảy ra đột biến là x và số lần nguyên phân sau khi đột biến xảy ra là y. Sau khi đã trải qua x lần nguyên phân thì số tế bào con tạo ra là 2x-1, trong đó có 1 tế bào 4n và 2x-2 tế bào 2n. Tất cả tế bào con trên trải qua y lần nguyên phân cho 240 tế bào con ⇒ (2x-1).2y = 240. Vậy ta cần chọn x, y € [1; 6]. Ta thấy 2x-1 luôn luôn là số lẻ do đó ta chỉ cần chọn y sao cho 240/2y lẻ. Lần lượt thử y ta sẽ được y = 4 và x = 4 thỏa mãn đề bài. ⇒ Số tế bào con có bộ NST 2n = (2x-2).2y = (24-2).24 = 224. ⇒ Đáp án C. Người soạn: LÊ THẾ KIÊN - sinh viên khóa 111, ngành bác sĩ đa khoa, trường đại học Y Hà Nội. [...]... Thành và Thủy chắc chắn có kiểu gen Aa Vậy có 5 người biết chính xác kiểu gen ⇒ ĐÚNG ( ) ⇒ Vậy có 3 ý đúng ⇒ Đáp án D Câu 45: Từ đề bài ta thấy F1 lai với con cái đồng hợp tử lặn thu được Fa có 4 tổ hợp ⇒ con đực F1 cho 4 loại giao tử Fa có tỉ lệ kiểu hình phân li không đồng đều ở 2 giới ⇒ 1 trong 2 gen quy định tính trạng màu cánh liên kết với NST giới tính P thuần chủng, F1 toàn cánh đen Lai phân tích... ta cần chọn x, y € [1; 6] Ta thấy 2x-1 luôn luôn là số lẻ do đó ta chỉ cần chọn y sao cho 240/2y lẻ Lần lượt thử y ta sẽ được y = 4 và x = 4 thỏa mãn đề bài ⇒ Số tế bào con có bộ NST 2n = (2x-2).2y = (24-2).24 = 224 ⇒ Đáp án C Người soạn: LÊ THẾ KIÊN - sinh viên khóa 111, ngành bác sĩ đa khoa, trường đại học Y Hà Nội ... có: ⇒ ⇒ ( ) ⇒ Đời con cho tỉ lệ kiểu hình là: ( ) ( ) +) TH3: 3 cây được chọn có 1 cây aaBB và 2 cây aaBb Đem các cây tự thụ có: ⇒ ⇒ ( ) ⇒ Đời con cho tỉ lệ kiểu hình là: ( ) ( ) +) TH4: 3 cây được chọn đều có kiểu gen aaBb ⇒ Đem tự thụ có: ⇒ ⇒ Tỉ lệ kiểu hình là 3 thân thấp, hoa đỏ : 1 thân thấp, hoa vàng Vậy có (1), (2), (3) và (4) thỏa mãn ⇒ Đáp án C Câu 50: Gọi số lần nguyên phân trước khi xảy ra... định) Vậy có 4 trường hợp thỏa mãn ⇒ Đáp án A Câu 44: Để giải quyết bài tập này tốt nhất ta vẽ sơ đồ phả hệ: Hùng Hương Hoa Hà Hiền Thành Thủy Thắng Thương Huyền Từ phả hệ trên ta thấy, bố mẹ bình thường sinh con bị bệnh nên bệnh do alen lặn quy định Quy ước: A: bình thường; a: bị bệnh ⇒ Hoa bình thường có bố bị bệnh nên chắc chắn có kiểu gen Aa Vậy ta có: Hoa x Hà ⇒ ⇒ Vậy ta có: Hiền x Thắng ⇒ ⇒ Xét từng ... bên tác động môi trường Diễn sinh thái nguyên sinh khởi đầu từ môi trường mà trước chưa có sinh vật Diễn sinh thái thứ sinh khởi đầu từ môi trường mà trước có quần xã sinh sống ⇒ Đáp án D Câu 24:... Câu D: Cách li sinh sản tượng cá thể không giao phối với giao phối sinh lai bất thụ giảm khả sinh sản Như vậy, dấu hiệu cách li sinh sản dẫn đến hình thành loài ⇒ ĐÚNG ⇒ Đáp án D Câu 18: Xét đáp... tăng đa dạng môi trường sinh vật qua bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (5) Tăng cường khai thác than đá, dầu mỏ khí đốt làm cạn kiệt nguồn tài nguyên nguồn tài nguyên không tái sinh Như vậy, có hình

Ngày đăng: 11/10/2015, 15:26

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan