Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 99 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
99
Dung lượng
1,01 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN NGỌC NHỚ
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN
XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG KIÊN GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kế Toán
Mã số ngành: D340301
Tháng 9 Năm 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN NGỌC NHỚ
MSSV: LT11333
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN
XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG KIÊN GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN
Mã số ngành: D340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Th.S NGUYỄN THÚY AN
Tháng 9 Năm 2013
LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian học ở Trường Đại Học Cần Thơ, em luôn nhận được sự
chỉ dạy tận tình của Thầy Cô, đặc biệt là quý Thầy Cô ở Khoa Kinh Tế - Quản Trị
Kinh Doanh đã truyền đạt cho em những bài học về lý thuyết cũng như các kỹ năng
làm việc thực tế. Khoảng thời gian thực tập tại công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây
dựng Kiên Giang đã giúp em nắm vững hơn những kiến thức chuyên ngành của mình
và tiếp cận cách làm việc ngoài thực tế. Đến nay, em đã hoàn thành luận văn tốt
nghiệp của mình với đề tài “Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty Cổ
Phần Sản Xuất Vật Liệu Xây Dựng Kiên Giang”.
Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh
trường Đại học Cần Thơ và đặc biệt là cô Nguyễn Thúy An đã truyền đạt những kiến
thức và tận tình hướng dẫn cho em trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Xin cảm ơn Ban Giám Đốc, các cô, chú, anh, chị trong công ty, đặc biệt là anh
Vinh ở Phòng Kế Toán đã giúp đỡ và cung cấp cho em số liệu cần thiết để em hoàn
thành bài luận văn này.
Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tiễn
nên nội dung đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong nhận được sự
góp ý chỉ bảo thêm của quý thầy cô để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ và Ban
Giám Đốc cùng các cô, chú, anh, chị trong công ty nhiều sức khỏe và thành công hơn
nữa trên con đường sự nghiệp của mình. Chúc công ty làm ăn ngày càng phát đạt và
nhiều thắng lợi mới.
Cần Thơ, ngày…….tháng…….năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trần ngọc Nhớ
-I-3-
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, số liệu thu thập và kết quả
phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài này không trùng với bất cứ đề tài nghiên
cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trần Ngọc Nhớ
-II-
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Thủ trưởng đơn vị
-III-5-
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến 2012 của công
ty Sản xuất VLXD Kiên Giang…………………………………………………….. 38
Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 và 2013
của công ty Sản xuất VLXD Kiên Giang………………………………….………. .38
Bảng 4.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tháng 2 năm 2013……………….62
Bảng 4.2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2010
đến 2012 của công ty Sản xuất VLXD Kiên Giang………………………................63
Bảng 4.3: Tình hình doanh thu chung của công ty qua 3 năm 2010-2012.................65
Bảng 4.4 Bảng phân tích cơ cấu sản phẩm tiêu thụ Đá năm 2010-2012
của công ty SXVL Xây Dựng Kiên Giang……………………………………….....67
Bảng 4.5: Tình hình chi phí chung của công ty qua 3 năm 2010-2012…..................71
Bảng 4.6: Tình hình lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2010-2012………………… 74
Bảng 4.7: Các tỷ số lợi nhuận kinh doanh từ năm 2010 đến 2012 của công
ty Sản xuất VLXD Kiên Giang.................................................................................. 75
Bảng 4.8: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm
năm 2011-2013 của công ty Sản xuất VLXD Kiên Giang………………………….77
Bảng 4.9: Bảng phân tích cơ cấu sản phẩm tiêu thụ Đá Quý II Năm 2013
của công ty SXVL Xây Dựng Kiên Giang………………………………………….79
-IV-
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng………………………………12
Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán chiếc khấu thương mại……………………….......14
Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán…………………………………16
Hình 2.4 Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng………………………………….17
Hình 2.5 Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp……………………18
Hình 2.6 Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính…………………...19
Hình 2.7 Sơ đồ hạch toán chi phí hoạt động tài chính………………………20
Hình 2.8 Sơ đồ hạch toán thu nhập khác…………………………………….21
Hình 2.9 Sơ đồ hạch toán chi phi khác………………………………………22
Hình 2.10 Sơ đồ hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp………………….…24
Hình 2.11 Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh…………………....25
Hình 3.1 Tổ chức bộ máy quản lý…………………………………………....31
Hình 3.2 Tổ chức bộ máy kế toán…………………………………………....35
Hình 3.3 Sơ đồ hình thức kế toán Nhật ký chung…………………………....36
Hình 3.4 Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty qua 3 năm….40
Hình 3.5 Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty 6T đầu năm...41
-V--7-
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
TK
:
Tài khoản
QĐ
:
Quyết định
HĐ
:
Hóa đơn
NKC
:
Nhật ký chung
UBND :
:
Ủy ban nhân dân
GVHB :
:
Giá vốn hàng bán
TSCĐ
:
Tài sản cố định
GTGT
:
Giá trị gia tăng
VLXD :
:
Vật liệu xây dựng
QLDN :
:
Quản lý doanh nghiệp
HĐTC
:
Hoạt động tài chính
TNDN :
:
Thu nhập doanh nghiệp
BHXH :
:
Bảo hiểm xã hội
CĐKT
:
Cân đối kế toán
VTKT
:
Vật tư kỹ thuật
TNHH :
:
Trách nhiệm hữu hạn
-VI-
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.......................................................................................1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................................................2
1.3.1 Không gian ......................................................................................................2
1.3.2 Thời gian .........................................................................................................2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................3
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ...................................................................................3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................5
2.1. CƠ SƠ LÝ LUẬN .............................................................................................5
2.1.1 Kế toán xác định kết quả kinh doanh ................................................................5
2.1.1.1 Khái niệm .....................................................................................................5
2.1.1.2 Ý nghĩa .........................................................................................................5
2.1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán xác định kết quả kinh doanh .......................................5
2.1.2 Khái quát về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và báo cáo tài chính.........................6
2.1.2.1. Khái niệm doanh thu ....................................................................................6
2.1.2.2. Khái niệm chi phí .........................................................................................6
2.1.2.3. Khái niệm, ý nghĩa lợi nhuận........................................................................7
2.1.2.4. Khái niệm báo cáo tài chính..........................................................................8
2.1.3 Một số vấn đề về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh.................................8
2.1.3.1. Khái niệm về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh...................................8
2.1.3.2. Vai trò của việc phân tích hoạt động kinh doanh ...........................................9
2.1.3.3. Đối tượng và mục đích của phân tích hoạt động kinh doanh........................10
2.1.4 Kế toán doanh thu bán hàng ...........................................................................10
2.1.4.1 Khái niệm ...................................................................................................10
2.1.4.2 Nguyên tắc hạch toán doanh thu .................................................................10
2.1.4.3 Chứng từ hạch toán .....................................................................................11
2.1.5 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu............................................................13
2.1.5.1 Khái niệm ...................................................................................................13
2.1.5.2 Nguyên tắc hạch toán tài khoản 521, 531, 532............................................13
2.1.5.3 Chứng từ hạch toán ....................................................................................14
2.1.6 Kế toán giá vốn hàng bán ...............................................................................14
2.1.6.1 Khái niệm ...................................................................................................14
2.1.6.2 Chứng từ hạch toán .....................................................................................16
2.1.7 Kế toán chi phí bán hàng................................................................................17
2.1.7.1 Khái niệm ...................................................................................................17
2.1.7.2 Nguyên tắc hạch toán ..................................................................................17
-9-VII-
2.1.7.3 Chứng từ hạch toán .....................................................................................17
2.1.8 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp.............................................................18
2.1.8.1 Khái niệm ...................................................................................................18
2.1.8.2 Chứng từ sử dụng........................................................................................19
2.1.9 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính .............................20
2.1.9.1 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính.........................................................20
2.1.9.2 Kế toán chi phí hoạt động tài chính .............................................................21
2.1.10 Kế toán các khoản thu nhập khác và chi phí khác .........................................22
2.1.10.1 Kế toán các khoản thu nhập khác...............................................................22
2.1.10.2 Kế toán chi phí khác..................................................................................23
2.1.11 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp .................................................24
2.1.12 Xác định kết quả kinh doanh ........................................................................25
2.1.13 Các tỷ số phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ...........................................26
2.1.13.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS).................................................26
2.1.13.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) .................................................27
2.1.13.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) ..........................................27
2.1.13.4 Tỷ suất lãi gộp trên doanh thu ...................................................................27
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................28
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .........................................................................28
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu ..............................................................................28
2.2.2.1 Phương pháp kế toán...................................................................................28
2.2.2.2 Phương pháp so sánh...................................................................................29
2.2.2.3 Phương pháp thay thế liên hoàn...................................................................30
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT
VẬT LIỆU XÂY DỰNG KIÊN GIANG ...............................................................32
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY .......................32
3.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY.............................................33
3.2.1 Chức năng......................................................................................................33
3.2.2 Nhiệm vụ .......................................................................................................33
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY..............................................33
3.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty....................................................33
3.3.1.1 Sơ đồ tổ chức ..............................................................................................33
3.3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ...............................................................................34
3.3.2 Tổ chức bộ máy kế toán .................................................................................37
3.3.2.1 Sơ đồ bộ máy kế toán ..................................................................................37
3.3.2.2 Chính sách kế toán đang áp dụng tại công ty ...............................................37
3.4 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY ........................39
3.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN.......................41
3.5.1 Thuận lợi .......................................................................................................41
3.5.2 Khó khăn .......................................................................................................43
3.5.3 Định hướng phát triển ....................................................................................43
-VIII-
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG KIÊN
GIANG...................................................................................................................45
4.1 KẾ TOÁN DOANH THU VÀ GIÁ VỐN HÀNG BÁN ....................................45
4.1.1 Chứng từ sử dụng:..........................................................................................45
4.1.2 Trình tự luân chuyển chứng từ: ......................................................................45
4.1.3 Trích một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 2/2013..........................45
4.1.4 Trích Sổ cái Tài khoản 511 tháng 2 năm 2013................................................47
4.1.5 Trích Sổ cái Tài khoản 632 tháng 2 năm 2013................................................48
4.2 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ DOANH THU .....................................48
4.3 KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG.....................................................................48
4.3.1 Chứng từ sử dụng:..........................................................................................48
4.3.2 Quy trình luân chuyển chứng từ: ....................................................................48
4.3.3 Trích một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 2/ 2013 .........................49
4.3.4 Trích Sổ cái Tài khoản 641 tháng 2 năm 2013................................................50
4.4 KẾ TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP..........................................50
4.4.1 Chứng từ sử dụng:..........................................................................................50
4.4.2 Quy trình luân chuyển chứng từ: ....................................................................50
4.4.3 Trích một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 2/2013..........................51
4.4.4 Trích Sổ cái Tài khoản 642 tháng 2 năm 2013................................................52
4.5 KẾ TOÁN DOANH THU TÀI CHÍNH VÀ CHI PHÍ TÀI CHÍNH...................52
4.5.1 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính............................................................52
4.5.1.1 Chứng từ sử dụng:.......................................................................................52
4.5.1.2 Quy trình luân chuyển chứng từ: .................................................................52
4.5.1.3 Trích một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 2/2013.......................53
4.5.1.4 Sổ cái Tài khoản 515 tháng 2 năm 2013 ......................................................54
4.5.2 Kế toán chi phí tài chính.................................................................................54
4.5.2.1 Chứng từ sử dụng:.......................................................................................54
4.5.2.2 Quy trình luân chuyển chứng từ: .................................................................54
4.5.2.3 Trích một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 2/2013 .......................55
4.5.2.4 Trích Sổ cái Tài khoản 635 tháng 2 năm 2013.............................................56
4.6 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THU NHẬP KHÁC VÀ CHI PHÍ KHÁC................56
4.6.1 Kế toán các khoản thu nhập khác ...................................................................56
4.6.1.1 Chứng từ sử dụng:.......................................................................................56
4.6.1.2 Quy trình luân chuyển chứng từ: .................................................................56
4.6.1.3 Trích một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 2/2013 .......................57
4.6.1.4 Trích Sổ cái Tài khoản 711 tháng 2 năm 2013.............................................58
4.6.2 Kế toán các khoản chi phí khác ......................................................................58
4.6.2.1 Chứng từ sử dụng:.......................................................................................58
4.6.2.2 Quy trình luân chuyển chứng từ: .................................................................58
4.6.2.3 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 2 năm 2013 ...................................59
4.6.2.4 Sổ cái Tài khoản 811 tháng 2 năm 2013 ......................................................59
-11-IX-
4.7 KẾ TOÁN CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ............................60
4.7 1 Chứng từ sử dụng:..........................................................................................60
4.7.2 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 2 năm 2013 ......................................60
4.7.3 Sổ cái Tài khoản 821 tháng 2 năm 2013 .........................................................60
4.8 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH..........................................61
4.8.1 Chứng từ sử dụng:..........................................................................................61
4.8.2 Sổ cái Tài khoản 911 tháng 2 năm 2013 .........................................................61
4.8.3 Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty tháng 2 năm 2013 ............................62
4.9 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG KIÊN GIANG.................................64
4.9.1 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến 2012 của công ty cổ phần sản
xuất vật liệu xây dựng Kiên Giang..........................................................................64
4.9.2 Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lơi nhuận của công ty Sản xuất VLXD
Kiên Giang qua 3 năm 2010 - 2012.........................................................................65
4.9.2.1 Phân tích tình hình doanh thu chung của công ty .........................................66
4.9.2.2 Phân tích tình hình chi phí chung của công ty..............................................68
4.9.2.3 Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty sản xuất VLXD Kiên Giang qua 3
năm 2010-2012.......................................................................................................72
4.9.3 Các tỷ số phân tích hoạt động kinh doanh......................................................74
4.9.3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) ......................................................75
4.9.3.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) ...................................................75
4.9.3.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)..............................................76
4.9.3.4 Tỷ suất lãi gộp trên doanh thu .....................................................................76
4.9.4 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 6 tháng đầu năm từ năm
2011 đến năm 2013.................................................................................................76
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VLXD KIÊN GIANG .............81
5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA CÔNG TY ...........................................81
5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CHO CÔNG TY ................................81
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................85
6.1 KẾT LUẬN ......................................................................................................85
6.2 KIẾN NGHỊ......................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................87
-X-
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường, vấn đề
đặt lên hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp là hiệu quả kinh doanh. Có hiệu
quả kinh doanh thì mới có thể đứng vững trên thị trường, đủ sức cạnh tranh
được với các doanh nghiệp khác, vừa có điều kiện tích lũy và mở rộng sản
xuất kinh doanh, vừa đảm bảo đời sống cho người lao động, vừa làm tròn
nghĩa vụ đối với nhà nước. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải thường
xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá đầy đủ, chính xác mọi diễn biến về tình
hình hoạt động kinh doanh, những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp trong
mối quan hệ với môi trường xung quanh.
Chính vì thế để thấy được lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp thì công việc
xác định, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là vấn đề quan trọng để
doanh nghiệp có thể tự xem xét đánh giá được tình hình của doanh nghiệp
mình trong suốt thời gian hoạt động, nhằm có hướng điều chỉnh kịp thời và
hợp lý. Đó là một công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả mà các doanh nghiệp đã
sử dụng từ trước đến nay.
Nếu sản phẩm của công ty sản xuất ra không tiêu thụ được sẽ làm cho
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bị đình trệ, ngược lại nếu
sản phẩm của công ty được tiêu thụ mạnh thì sẽ tác động đến quá trình
hoạt động kinh doanh của công ty, tăng lợi nhuận nhiều hơn và đó là yếu tố
quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty.
Một công ty muốn tồn tại và phát triển bền vững thì phải có các hoạt
động nghiên cứu thị trường, phân tích tình hình hiện tại của cả nền kinh tế,
của chính doanh nghiệp, từ đó vạch ra các chiến lược ngắn hạn và dài hạn,
nhằm mục đích cuối cùng là tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu. Một trong
những hoạt động quan trọng đó là xác định kết quả kinh doanh và phân tích
hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Phần lớn trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì doanh thu đạt
được chủ yếu là do quá trình tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm. Do đó việc thực
hiện hệ thống công tác kế toán về xác định kết quả kinh doanh sẽ đóng vai trò
quan trọng trong việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Qua đó biết được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty như thế
nào, có đạt hiệu quả không? Và nếu không hiệu quả thì phải làm sao, có biện
-1-
pháp cụ thể gì để khắc phục, chẳng hạn như tăng doanh thu, giảm chi phí đến
mức thấp nhất để thu lợi nhuận cao nhất.
Thật vậy, để thấy được tầm quan trọng của hệ thống công tác kế toán nói
chung và bộ phận kế toán xác định kết quả kinh doanh nói riêng trong việc
đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tôi đã chọn đề tài:
“Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Sản Xuất Vật
Liệu Xây Dựng Kiên Giang” nhằm tìm hiểu sâu hơn về kế toán xác định kết
quả kinh doanh và làm đề tài thực tập tốt nghiệp của mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Thực hiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ
phần sản xuất vật liệu xây dựng Kiên Giang trong tháng 2 năm 2013. Đồng
thời, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010 đến
2012 và 6 tháng đầu năm 2013 để nhận thấy được tình hình hoạt động kinh
doanh của công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Thực hiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty
trong tháng 2 năm 2013, thông qua việc sử dụng phương pháp kế toán để tính
toán các con số cụ thể.
- Sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối và phương
pháp thay thế liên hoàn để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 để thấy được kết quả
kinh doanh của công ty.
- Tìm ra những mặt còn hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh của công ty, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp cụ thể
nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong hiện tại và
tương lai.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài được thực hiện tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Vật Liệu Xây
Dựng Kiên Giang
1.3.2 Thời gian
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 12/8/2013 - 18/11/2013.
-2-
Số liệu được sử dụng trong đề tài này là số liệu kế toán thực tế trong 3
năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại Công Ty Cổ Phần Sản
Xuất Vật Liệu Xây Dựng Kiên Giang.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Sản
Xuất Vật Liệu Xây Dựng Kiên Giang.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1. Phạm Thu Hằng (2007). “Phân tích hoạt động kinh tế của các tổ chức
thương nghiệp vật tư”. Tạp chí khoa học kinh tế, số 91- 039, trang 761. Đánh
giá khách quan thực trạng hoạt động kinh doanh của các tổ chức cung ứng vật
tư theo cơ chế cũ. Khẳng định sự cần thiết phải đổi mới hoạt động kinh doanh
của các tổ chức TNVT để phù hợp với sự đổi mới chung của toàn bộ nền kinh
tế QD. Quán triệt quan điểm “đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các
tổ chức TNVT phải căn cứ vào mức lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận”. Đề cập 3
nội dung cơ bản phân tích hoạt động của các đơn vị TNVT: phân tích hoạt
động lưu chuyển, hoạt động kinh doanh dịch vụ và hoạt động kinh doanh sản
xuất phụ, trong đó hoạt động lưu chuyển là chủ yếu nhất. Hệ thống hoá các
vấn đề cần phân tích trong hoạt động lưu chuyển; các tình huống khác nhau
trong lưu chuyển, nguyên nhân có thể xảy ra đối với mỗi tình huống và giải
pháp cho các tình huống theo từng nguyên nhân khác nhau. Hệ thống chỉ tiêu
quan trọng nhất trong hoạt động lưu chuyển là: khả năng mua vào tối đa, lực
lưỡng hàng hoá tối đa, nhu cầu thực tế của thị trường.
2. Lê Thị Bích Liễu, 2009. “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại chi
nhánh công ty cổ phần Docimexco – Docifish”. Kết quả cho thấy hiệu quả
hoạt động kinh doanh ở công ty Docifish trong 3 năm qua đạt thành tích
tốt bên cạnh đó những cố gắng của công ty trong việc cải thiện tình hình thu
mua, chế biến và xuất hàng của công ty cho phù hợp với tiêu chuẩn của các
thị trường tiêu thụ xuất khẩu đặt ra, công ty đã đạt được các tiêu chuẩn như
HACCP, ISO 9001:2000... đáp ứng được yêu cầu kiểm nghiệm chất lượng,
vệ sinh an toàn đối với hàng thuỷ sản.
3. Hồ Thị Huỳnh Trang, 2008 với đề tài luận văn tốt nghiệp “phân tích hiệu
quả kinh doanh tại công ty xây dựng 621 - QK9’’. Với mục tiêu tìm hiểu tình
hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2005 - 2007 từ đó đề ra
những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Qua đó tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp chi tiết theo
bộ phận cấu thành chỉ tiêu để phân tích tình hình biến động doanh thu, chi phí
và lợi nhuận của công ty. Và dùng phương pháp thay thế liên hoàn để phân
-3-
tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của doanh thu, chi phí, lợi nhuận.
Đồng thời sử dụng một số chỉ tiêu tài chính: chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho,
tỷ số khả năng sinh lợi, chỉ tiêu khả năng thanh toán để xem xét hiệu quả tài
chính của công ty. Vì vậy kết quả phân tích, tác giả cho thấy công ty hoạt
động có hiệu quả chưa cao vì chịu ảnh hưởng của biến động chi phí là chủ yếu
và khó khăn về tài chính do công ty sử dụng nguồn vốn chủ yếu là đi vay.
4. Nguyễn Như Anh, 2007 “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công
ty cổ phần Nông Lâm Sản Kiên Giang”. Đề tài sử dụng phương pháp so sánh,
phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích. Tìm hiểu, phân tích, đánh giá
hiệu quả hoạt động kinh doanh cuả công ty qua 3 năm 2004 – 2006 trên cơ sở
phân tích tình hình doanh thu, lợi nhuận, phân tích một số chỉ tiêu về tài chính
để thấy rõ hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, các nhân tố ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
5. Nguyễn Thị Đan Thùy, 2008 “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại
công ty cổ phần Dược Hậu Giang”. Đề tài đánh giá tình hình doanh thu, chi
phí và lợi nhuận của công ty qua 3 năm, đề tài tìm ra nguyên nhân sự ảnh
hưởng đến của chi phí đến tình hình lợi nhuận của công ty và sự biến động của
doanh thu, chi phí, lợi nhuận từ đó đề ra một số giải pháp nhằm làm tăng
doanh thu và giảm chi phí cho công ty. Đề tài chỉ đánh giá tính kịp thời giúp
cho nhà quản lý thấy được ưu và nhược điểm của công ty mình để có thể có
những biện pháp nâng cao hay hạn chế nó. Thông qua việc đánh giá tình hình
hoạt động của công ty và phân tích các tỷ số tài chính nó chính là cơ sở để
doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn về khả năng làm được của
doanh nghiệp để từ đó doanh nghiệp tìm ra những mặt mạnh cũng như những
hạn chế cần phải khắc phục. Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh
tương đối, tuyệt đối và phương pháp hình vẽ trong những nội dung phân tích.
6. Nguyễn Thị Vân Anh, 2011 “Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh
doanh tại công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long”. Đề tài sử dụng phương pháp
khảo sát tư liệu các giáo trình kết hợp với khảo sát thực tế công tác kế toán
bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của công ty và dùng phương pháp
phân tích để rút ra các kết luận và đề xuất một số phương hướng, giải pháp
nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả tại
công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long. Nhằm phân tích sự cần thiết khách quan
phải tổ chức công tác kế toán trong cơ chế nói chung và tổ chức công tác kế
toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh nói riêng.
-4-
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SƠ LÝ LUẬN
2.1.1 Kế toán xác định kết quả kinh doanh
2.1.1.1 Khái niệm
Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ của các ngành sản xuất kinh doanh chính và sản xuất kinh
doanh phụ.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (lãi hay lỗ về tiêu thụ sản phẩm
hàng hoá, cung ứng dịch vụ) là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với trị giá
vốn của hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp. Trong
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chỉ tiêu này được gọi là “lợi nhuận
thuần từ hoạt động kinh doanh”.
2.1.1.2 Ý nghĩa
Như vậy, hệ thống kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ và xác định kết
quả kinh doanh nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc tập hợp ghi chép
các số liệu về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, qua đó cung cấp được
những thông tin cần thiết giúp cho chủ doanh nghiệp và giám đốc điều hành có
thể phân tích, đánh giá và lựa chọn phương án kinh doanh, phương án đầu tư
có hiệu quả nhất.
Kết quả hoạt động kinh doanh thường là chỉ tiêu chất lượng đánh giá hiệu
quả của quá trình quản lý và sử dụng vốn của công ty là mục đích cuối cùng
mà công ty phải đạt được để công ty tồn tại và phát triển.
Việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh giúp cho công ty tính toán
được chính xác lãi, lỗ của công ty mình từ đó có biện pháp khắc phục và tìm
ra phương hướng hạ thấp chi phí để lợi nhuận ngày càng cao trong kinh doanh.
2.1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán xác định kết quả kinh doanh
Tổ chức ghi chép phản ánh đầy đủ chính xác, kịp thời và giám sát chặt
chẽ tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm. Tình hình tiêu thụ sản phẩm,
tình hình thanh toán cho người mua, thanh toán với ngân sách nhà nước các
khoản thuế tiêu thụ phải nộp.
Tính toán và ghi chép phản ánh chính xác chi phí bán hàng, chi phí quản
lý doanh nghiệp, chi phí và thu nhập của hoạt động đầu tư tài chính, chi phí và
thu nhập của hoạt động khác.
Hạch toán chính xác, kịp thời tình hình phân phối lợi nhuận, cung cấp số
liệu cho việc quyết toán.
Tham gia kiểm kê, đánh giá thành phẩm, lập báo cáo về tình hình tiêu thụ
sản phẩm, kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận.
-5-
2.1.2 Khái quát về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và báo cáo tài chính
2.1.2.1. Khái niệm doanh thu
- Doanh thu: Là tổng gía trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu
được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh
thông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
- Doanh thu bán hàng: là tổng giá trị sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ mà
doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ.
- Doanh thu bán hàng thuần: Là khoản doanh thu sau khi đã trừ đi các
khoản giảm trừ như các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu, hàng bán bị trả
lại, các khoản thuế…
2.1.2.2. Khái niệm chi phí
Chi phí nói chung là sự hao phí bằng tiền trong quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo
hay một kết quả nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất
thương mại, nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là
doanh thu, lợi nhuận.
Chi phí được phân loại theo ý muốn chủ quan của con người nhằm đến
phục vụ các nhu cầu khác nhau của phân tích. Tùy vào mục đích sử dụng, góc
độ nhìn, chi phí được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau như chi phí sản
xuất, chi phí ngoài sản xuất, chi phí thời kỳ, chi phí khả biến, chi phí bất biến,
chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, chi phí chìm, chi phí cơ hội...
Các loại chi phí có liên quan đến đề tài phân tích:
- Giá vốn hàng bán: Hay còn gọi là chi phí hàng bán là biểu hiện bằng
tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất, tiêu thụ
một loại sản phẩm nhất định. Bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,
chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
- Chi phí bán hàng: Là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ
sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bao gồm các loại như tiền lương, khấu hao tài
sản cố định, tiếp thị, đóng gói sản phẩm, quảng cáo…
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những chi phí có liên quan đến việc tổ
chức, quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí quản lý
bao gồm: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, dụng cụ, chi phí khấu hao
TSCĐ… Đây là những khoản chi phí mang tính chất cố định nên có khoảng
chi nào tăng lên so với kế hoạch là điều không bình thường, doanh nghiệp cần
xem xét nguyên nhân cụ thể.
-6-
2.1.2.3. Khái niệm, ý nghĩa lợi nhuận
a. Khái niệm
- Lợi nhuận: Là một khoản thu nhập thuần tuý của doanh nghiệp sau khi
đã khấu trừ mọi chi phí. Nói cách khác, lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch
giữa doanh thu bán hàng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trừ đi các khoản giảm
trừ, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã
tiêu thụ và thuế theo quy định của pháp luật. Lợi nhuận của một doanh nghiệp
bao gồm:
+ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Là lợi nhuận thu được từ
hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Là khoản chênh lệch giữa
doanh thu của hoạt động kinh doanh trừ đi chi phí hoạt động kinh doanh bao
gồm giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế gián
thu phải nộp theo quy định.
+ Lợi nhuận hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả hoạt động tài
chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy doanh thu hoạt
động tài chính trừ ra các khoản phát sinh từ hoạt động này. Doanh thu hoạt
động tài chính là các khoản về tiền gủi ngân hàng, cho vay, đầu tư chứng
khoán.
+ Lợi nhuận khác: Là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự
tính trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xãy ra. Những khoản
lợi nhuận khác có thể do chủ quan từ phía đơn vị hoặc khách quan đưa tới.
b. Ý nghĩa của chỉ tiêu lợi nhuận
Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp vì trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị
trường doanh nghiệp có tồn tại được hay không? Điều quyết định là doanh
nghiệp có tạo ra lợi nhuận hay không? Vì thế lợi nhuận còn là đòn bẩy kinh tế
quan trọng, đồng thời còn là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh
nghiệp vì lợi nhuận tác động đến tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, có
ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc phấn đấu thực hiện
chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh
nghiệp được vững chắc. Lợi nhuận còn là nguồn tích luỹ cơ bản để mở rộng
tái sản xuất xã hội, là nguồn vốn quan trọng để đầu tư phát triển của một
doanh nghiệp là nguồn tham gia đóng góp theo luật định dưới hình thức thuế
thu nhập doanh nghiệp.
-7-
2.1.2.4. Khái niệm báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế
toán tổng hợp số liệu từ sổ sách kế toán theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh
tại những thời điểm hay thời kỳ nhất định. Các báo cáo tài chính phản ánh
một cách hệ thống tình hình tài sản của đơn vị tại những thời điểm, kết quả
kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong một thời kỳ nhất định. Đồng thời
giải trình giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được
thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị đề ra các quyết
định phù hợp.
Ø Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính phản ánh một cách tổng
quát toàn bộ tài sản của công ty dưới hình thức giá trị và theo một hệ thống
các chỉ tiêu đã được định trước. Báo cáo tài chính được lập theo một quy định
định kỳ cuối tháng, cuối quý, cuối năm.
Bảng CĐKT là nguồn thông tin tài chính quan trọng trong công tác
quản lý của bản thân công ty cũng như nhiều đối tượng bên ngoài, trong đó có
các cơ quan chức năng của Nhà nước. Người ta ví bảng cân đối tài sản như
một bức ảnh chụp nhanh, bởi vì nó báo cáo tình hình tài chính vào một thời
điểm nào đó.
Ø Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản
ánh tổng hợp về doanh thu, chi phí và kết quả lãi lỗ của các hoạt động kinh
doanh khác nhau trong công ty. Ngoài ra, báo cáo này còn phản ánh tình hình
thực hiện nhiệm vụ đối với nhà nước. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh cũng là nguồn thông tin tài chính quan trọng cho nhiều đối tượng khác
nhau, nhằm phục vụ cho công việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
và khả năng sinh lời của công ty.
2.1.3 Một số vấn đề về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
2.1.3.1. Khái niệm về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh hiểu theo nghĩa chung nhất là
nghiên cứu tất cả các hiện tượng, các hoạt động có liên quan trực tiếp và gián
tiếp với kết quả hoạt động kinh doanh của con người, quá trình phân tích được
tiến hành từ bước khảo sát thực tế đến tư duy trừu tượng tức là từ sự việc
quan sát thực tế, thu thập thông tin số liệu, xử lý phân tích các thông tin số
liệu, đến việc đề ra các định hướng hoạt động tiếp theo.
-8-
2.1.3.2. Vai trò của việc phân tích hoạt động kinh doanh
- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng
tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý
trong kinh doanh.
- Bất kỳ hoạt động kinh doanh trong các điều kiện hoạt động khác nhau như
thế nào đi nữa cũng còn nhiều tiềm ẩn, khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện,
chỉ thông qua phân tích doanh nghiệp mới có thể phát hiện được và khai thác
chúng để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thông qua phân tích doanh nghiệp
mới thấy rõ nguyên nhân cùng nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và có giải pháp
cụ thể để cải tiến quản lý.
- Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các doanh nghiệp nhìn nhận
đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của
mình. Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng
các chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra các quyết định
kinh doanh.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức
năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích là quá trình nhận thức hoạt
động kinh doanh, là cơ sở cho việc ra quyết định đúng đắn trong chức năng quản
lý, nhất là chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt
các mục tiêu kinh doanh.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi
ro. Để kinh doanh đat hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xãy ra. Doanh nghiệp
phải tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời dự đoán các
điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, để vạch ra chiến lược kinh doanh cho phù
hợp. ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp về tài chính, lao
động vật tư,…doanh nghiệp còn phải quan tâm phân tích các điều kiện tác động ở
bên ngoài như thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh,…trên cơ sở phân tích
trên doanh nghiệp dự đoán các rủi ro có thể xãy ra và có kế hoạch phòng ngừa
trước khi xãy ra.
- Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà
quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài
khác, khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua phân
tích họ mới có thể quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư cho vay với
doanh nghiệp nữa hay không.
-9-
2.1.3.3. Đối tượng và mục đích của phân tích hoạt động kinh doanh
Đối tượng của phân tích k ế t q u ả hoạt động kinh doanh suy đến cùng
là kết quả kinh doanh.
- Nội dung phân tích tài chính là quá trình tìm cách lượng quá những
yếu tố đã tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh. Đó là những yếu tố của
quá trình cung cấp, sản xuất, tiêu thụ và mua bán hàng hóa, thuộc các lĩnh vực
sản xuất, thương mại, dịch vụ.
- Phân tích hoạt động kinh doanh còn nghiên cứu tình hình sử dụng các
nguồn lực: vốn, vật tư, lao động và đất đai; những nhân tố nội tại của doanh
nghiệp hoặc khách quan từ phía thị trường và môi trường kinh doanh, đã trực
tiếp đến hiệu quả các mặt hoạt đông doanh nghiệp.
- Phân tích hoạt động kinh doanh đi vào những kết quả đã đạt được,
những hoạt đông hiện hành và dựa trên kết quả phân tích đó đề ra các quyết
định quản trị kịp thời trước mắt - ngắn hạn hoặc kế hoạch chiến lược - dài hạn.
- Có thể nói theo cách ngắn gọn đối tượng của phân tích là quá trình
kinh doanh và kết quả kinh doanh-tức sự việc đã xãy ra ở quá khứ; phân tích,
mà mục đích cuối cùng là đúc kết chúng thành quy luật để nhận thức hiện tại
và nhắm đến tương lai cho tất cả các hoạt động của một doanh nghiệp.
2.1.4 Kế toán doanh thu bán hàng
2.1.4.1 Khái niệm
Doanh thu bán hàng là tổng giá trị được thực hiện do việc bán hàng hóa,
sản phẩm cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng. Tổng số doanh thu bán
hàng là số tiền ghi trên hoá đơn bán hàng, trên hợp đồng cung cấp dịch vụ.
Doanh thu = Số lượng hàng hoá, sản phẩm tiêu thụ trong kỳ * Đơn giá
Doanh thu đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, bởi lẻ: doanh thu đóng vai trò trong việc bù đắp chi phí, doanh
thu bán hàng phản ánh qui mô của quá trình sản xuất, phản ảnh trình độ tổ
chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi lẻ nó chứng tỏ sản
phẩm của doanh nghiệp được người tiêu dùng chấp nhận.
2.1.4.2 Nguyên tắc hạch toán doanh thu
Những nguyên tắc cần trong quá trình hạch toán doanh thu bán hàng:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (kể cả doanh thu bán hàng
nội bộ) phải được theo dõi chi tiết theo từng loại sản phẩm, lao vụ nhằm xác
định đầy đủ chính xác kết quả kinh doanh của những mặt hàng khác nhau.
-10-
Các chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán,
hàng bán bị trả lại, phải được hạch toán riêng. Trong đó chiết khấu thanh toán
phải được xác định như sau:
- Doanh nghiệp phải có quy chế quản lý và công khai các khoản chiết
khấu thanh toán và giảm giá hàng bán.
- Các khoản chiết khấu thanh toán hoặc ứ đọng, kém phẩm chất, phải
đảm bảo doanh nghiệp kinh doanh có lãi.
- Phải ghi rõ trong hợp đồng kinh tế hoặc hóa đơn bán hàng.
- Đối với hàng hóa bị trả lại thì phải có biên bản giữa người mua và
người bán ghi rõ số lượng, đơn giá và giá lô hàng bị trả lại kèm theo chứng từ
nhập lại kho của số hàng trên.
Không hạch toán vào “Doanh thu bán hàng” các trường hợp sau:
Trị gía vật tư, hàng hóa, bán thành phẩm xuất giao cho bên ngoài gia
công chế biến.
Trị giá sản phẩm, bán thành phẩm, dịch vụ cung cấp giữa các đơn vị
thành viên trong một tổng Công ty hạch toán ngành.
Trị giá sản phẩm, hàng hóa đang gửi bán, dịch vụ đã hoàn thành, đã
cung cấp cho khách hàng nhưng chưa được người mua chấp nhận thanh toán.
Trị giá hàng gửi bán theo phương thức gửi bán đại lý, ký gửi nhưng
chưa bán được.
Các khoản thu nhập khác không được coi là doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ.
2.1.4.3 Chứng từ hạch toán
a.Chứng từ sử dụng
- Hóa đơn giá trị gia tăng.
- Hóa đơn bán hàng.
- Hóa đơn đặc thù (được sự chấp nhận của bộ tài chính).
b. Điều kiện ghi nhận doanh thu
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thỏa mãn 5 điều kiện sau:
+ Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với
quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.
+ Cty đã thu được và sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
-11-
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
+ Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
+ Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người
sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.
c. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tài khoản 5111: Doanh thu bán hàng hóa
Tài khoản 5112: Doanh thu bán các thành phẩm
Tài khoản 5118: Doanh thu khác
Tài khoản 512: Doanh thu bán hàng nội bộ
Tài khoản 5122: Doanh thu bán các thành phẩm
Tài khoản 5123: Doanh thu cung cấp dịch vụ
d. Sơ đồ kế toán tổng hợp
333
511, 512
111, 112, 131
Thuế TTĐB, thuế XK, Doanh thu bán hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ
thuế GTGT (trực tiếp)
phải nộp
152, 153, 156
3331
531, 532
Kết chuyển giảm
giá hàng bán hàng
bán bị trả lại
521
131
Khi nhận hàng
Bán hàng theo phương
thức đổi hàng
133
Kết chuyển chiết
khấu thương mại
3387
911
Kết chuyển doanh
thu thuần
111, 112
K/c doanh thu Doanh thu chưa thực hiện
của kỳ Kế toán
3331
Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng
-12-
2.1.5 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
2.1.5.1 Khái niệm
a. Chiếc khấu thương mại
Chiết khấu thương mại là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc
đã thanh toán cho người mua hàng do viêc người mua hàng đã mua hàng (sản
phẩm, hàng hoá), dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu
thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc các cam kết mua, bán hàng.
b. Hàng bán bị trả lại
Hàng bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã xác định
tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm hợp đồng kinh tế, vi phạm
cam kết, hàng bị mất, kém phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách.
Hàng bán bị trả lại phải có văn bản đề nghị của người mua ghi rõ lý do
trả lại hàng, số lượng hàng bị trả lại, giá trị hàng bị trả lại, đính kèm hoá đơn
(nếu Thuế GTGT trả lại toàn bộ) hoặc bảng sao hoá đơn (nếu trả lại một phần
hàng). Và kèm theo chứng từ nhập lại kho của doanh nghiệp số hàng nói trên.
c. Giảm giá hàng bán
Giảm giá hàng bán là số tiền giảm trừ cho khách hàng được người bán
chấp nhận trên giá đã thỏa thuận vì lý do hàng bán kém phẩm chất hay không
đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế.
2.1.5.2 Nguyên tắc hạch toán tài khoản 521, 531, 532
+ Nguyên tắc hạch toán tài khoản 521: Chỉ hạch toán vào tài khoản này
khoản chiết khấu thương mại người mua được hưởng đã thực hiện trong kỳ
theo đúng chính sách chiết khấu thương mại của doanh nghiệp đã qui định.
+ Nguyên tắc hạch toán tài khoản 531: Chỉ hạch toán vào tài khoản này
khoản hàng bán bị trả lại phát sinh thực tế, và được phản ánh bên Nợ tài khoản
531. Cuối kỳ trước khi lập báo cáo tài chính được kết chuyển sang tài khoản
511 hoặc tài khoản 512 “Doanh thu hàng bán nội bộ”.
+ Nguyên tắc hạch toán tài khoản 532: Chỉ phản ánh vào tài khoản các
khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá khi đã bán và phát hành hóa đơn.
Khoản phát sinh thực tế được phản ánh bên Nợ tài khoản 532. Cuối kỳ trước
khi lập báo cáo tài chính được kết chuyển sang tài khoản 511 hoặc tài khoản
512 “Doanh thu hàng bán nội bộ”.
-13-
2.1.5.3 Chứng từ hạch toán
a.Chứng từ sử dụng
- Biên bản xác nhận hàng bán bị trả lại.
- Biên nhận giảm giá hàng bán.
- Phiếu chi
- Giấy báo nợ và các chứng từ có liên quan khác.
b. Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 521: Chiết khấu thương mại
Tài khoản 531: Hàng bán bị trả lại
Tài khoản 532: Giảm giá hàng bán
c. Sơ đồ kế toán tổng hợp
111,112,131
521, 531, 532
Khoản CKTM, doanh thu
hàng bán bị trả lại, khoản
giảm giá hàng bán phát sinh
511
Cuối kỳ k/c khoản giảm
trừ doanh thu
333
Thuế
GTGT
Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán chiếc khấu thương mại
2.1.6 Kế toán giá vốn hàng bán
2.1.6.1 Khái niệm
Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của số sản phẩm (hoặc gồm cả
chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hoá bán ra trong kỳ - đối với doanh nghiệp
thương mại), hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành và đã được
xác định là tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết
quả kinh doanh trong kỳ
Doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp sau để xác định trị giá
vốn của hàng xuất kho:
Giá thực tế hàng
xuất kho
=
Số lượng hàng hoá
xuất kho
* Phương pháp đơn giá bình quân:
-14-
*
Giá đơn vị bình quân
Khi sử dụng phương pháp này, có thể áp dụng theo 3 dạng:
- Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ: Giá này được xác định sau khi kết
thúc kỳ hạch toán nên có thể ảnh hưởng đến công tác quyết toán.
Trị giá thực tế hàng tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Giá đơn vị bình
quân cả kỳ dự trữ
=
Số lượng hàng thực tế tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
- Giá đơn vị bình quân của kỳ trước: Trị giá thực tế của hàng xuất dùng
kỳ này sẽ tính theo giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước.Phương pháp này đơn
giản dễ làm, đảm bảo tính kịp thời của số liệu kế toán, mặc dầu độ chính chưa
cao vì không tính đến sự biến động của giá cả kỳ này.
Giá bình quân của kỳ trước
Trị giá tồn kỳ trước
=
Số lượng tồn kỳ trước
- Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập: Phương pháp này vừa đảm bảo
tính kịp thời của số liệu kế toán, vừa phản ánh được tình hình biến động của
giá cả. Tuy nhiên khối lượng tính toán lớn bởi vì cứ sau mỗi lần nhập kho, kế
toán lại phải tiến hành tính toán.
*. Phương pháp nhập trước – xuất trước
Theo phương pháp này, giả thuyết rằng số hàng nào nhập trước thì xuất
trước, xuất hết số hàng nhập trước thì mới xuất số nhập sau theo giá thực tế
của số hàng xuất. Cơ sở của phương pháp này thật ra là giá thực tế của hàng
mua trước sẽ được dùng làm giá để tính giá thực tế của hàng xuất trước do vậy
giá trị hàng tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số hàng mua vào sau cùng.
* Phương pháp nhập sau – xuất trước:
Phương pháp này giả định những hàng mua sau cùng sẽ được xuất trước
tiên, ngược lại với phương pháp nhập trước xuất trước.
* Phương pháp giá hạch toán:
Khi áp dụng phương pháp này, toàn bộ hàng biến động trong kỳ được
tính theo giá hạch toán. Cuối kỳ, kế toán phải tiến hành điều chỉnh từ giá hạch
toán sang giá thực tế theo công thức:
Giá thực tế của hàng
xuất dùng trong kỳ
=
Giá hạch toán của hàng
xuất dùng trong kỳ
*
Hệ số giá
Trong đó:
Hệ số giá
Giá thực tế của hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ
=
Giá hạch toán của hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ
-15-
*. Phương pháp giá thực tế đích danh:
Theo phương pháp này, hàng được xác định theo đơn chiếc hay từng lô
và giữ nguyên từ lúc nhập vào cho đến lúc xuất dùng. Khi xuất hàng nào sẽ
tính theo giá thực tế của hàng đó.
2.1.6.2 Chứng từ hạch toán
a. Chứng từ sử dụng
- Hóa đơn bán hàng hay phiếu xuất kho, nhập kho.
- Bảng báo cáo thành phẩm tiêu thụ.
- Báo cáo xuất, nhập, tồn và các chứng từ có liên quan.
b. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 632 : Giá vốn hàng bán
c. Sơ đồ kế toán tổng hợp
632
154
Sản phẩm sản xuất
xong tiêu thụ ngay
911
Kết chuyển giá vốn
hàng bán
159
159
Trích lập dự phòng
giảm giá hàng tồn kho
Hoàn nhập dự phòng giảm
giá hàng tồn kho
155
155
Kết chuyển giá trị thành
phẩm tồn kho cuối kỳ
Kết chuyển giá trị thành
phẩm tồn kho cuối kỳ
152,153,158
157
Phản ánh khoản hao hụt,
mất mát, bồi thường
241
Kết chuyển giá trị thành
phẩm đã gủi đi chưa tiêu
thụ cuối kỳ
Phản ánh chi phí tự
xây dựng
157
K/c giá trị thành phẩm đã gửi
đi chưa tiêu thụ đầu kỳ
Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán
-16-
2.1.7 Kế toán chi phí bán hàng
2.1.7.1 Khái niệm
Chi phí bán hàng là những khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên
quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ trong kỳ như
chi phí nhân viên bán hàng, chi phí dụng cụ bán hàng, chi phí quảng cáo…
2.1.7.2 Nguyên tắc hạch toán
Trong quá trình hạch toán, chi phí bán hàng phải được theo dõi chi tiết
theo yếu tố chi phí và tùy theo đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng
ngành, từng doanh nghiệp chi phí bán hàng có thể kết hợp theo dõi dưới
những nội dung khác nhau. Về nguyên tắc chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ
để xác định kết quả kinh doanh. Tuy nhiên trong trường hợp chu kỳ sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp dài, trong kỳ không có hoặc ít sản phẩm hàng
hóa tiêu thụ thì cuối kỳ kế toán phải kết chuyển toàn bộ hoặc một phần chi phí
bán hàng phát sinh trong kỳ sang kỳ sau theo những chi phí thực tế đã ghi ở kì
này nhưng có liên quan đến những sản phẩm sẽ được tiêu thụ ở kỳ sau.
2.1.7.3 Chứng từ hạch toán
a. Chứng từ sử dụng
- Chứng từ gốc; Phiếu thu; Phiếu chi
- Bảng tính lương và BHXH
- Phiếu xuất kho nguyên vật liệu
- Phiếu thanh toán chi phí bốc xếp
b. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 641: Chi phí bán hàng
-17-
c. Sơ đồ kế toán tổng hợp
111, 112, 1388
641
334, 338
Giá trị ghi giảm chi phí
bán hàng
Chi phí nhân viên
152, 153
911
Chi phí vật liệu, dụng
cụ
1422
214
Chi phí khấu hao
K/c
chi
phí
bán
hàng
335, 1421
Chi phí theo dự toán
333
Chờ kết
chuyển
K/c vào
kì sau
Trừ vào kết quả
kinh doanh
Thuế, lệ phí phải nộp
331, 111
Chi phí dịch vụ mua ngoài
và chi phí bằng tiền khác
Hình 2.4 Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng
2.1.8 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
2.1.8.1 Khái niệm
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí phát sinh có liên quan
chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng ra
được cho bất kỳ một hoạt động nào. Chi phí quản lý bao gồm nhiều loại như:
chi phí quản lý kinh doanh, chi phí hành chính và chi phí chung khác.
2.2.2 Nguyên tắc hạch toán
Trong quá trình hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp phải được theo
dõi chi tiết theo từng yếu tố chi phí đã phục vụ cho việc quản lý và lập báo cáo
chi phí sản xuất theo yếu tố. Về nguyên tắc, chi phí quản lý doanh nghiệp phát
sinh trong kỳ cũng được tính hết vào giá thành toàn bộ của những sản phẩm đã
tiêu thụ trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh. Tuy nhiên trong trường hợp
đặc biệt, đối với một số doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, trong
kỳ không có sản phẩm tiêu thụ hoặc doanh thu không tương ứng với chi phí
quản lý doanh nghiệp thì kế toán phải kết chuyển toàn bộ chi phí quản lý
-18-
doanh nghiệp phát sinh trong kỳ sang chi phí hoạt động của kỳ sau hoặc phân
bổ chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ cho hai đối tượng: sản
phẩm đã bán trong kỳ và sản phẩm chưa bán được lúc cuối kỳ. Mức phân bổ
chi phí quản lý doanh nghiệp cho những sản phẩm chưa bán được lúc cuối kỳ
được chuyển sang kỳ sau.
2.1.8.2 Chứng từ sử dụng
- Chứng từ chi, phiếu chi, giấy đề nghị chi.
- Bảng tính lương và các khoản trích theo lương.
- Hóa đơn tiền điện, hóa đơn tiền nước, hóa đơn tiền điện thoại.
- Bảng kê thanh toán tạm ứng.
a. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
b. Sơ đồ kế toán tổng hợp
642
334, 338
Chi phí nhân viên
111, 112, 1388
Giá trị ghi giảm chi phí
quản lý doanh nghiệp
152, 153
Chi phí vật liệu, dụng cụ
911
214
Chi phí khấu hao
335, 1421
Chi phí theo dự toán
333
Thuế, lệ phí phải nộp
1422
Kết
chuyển
chi
phí
quản
lý
doanh
nghiệp
139
Chờ
k/c
K/c vào
kỳ sau
Trừ vào kết quả
kinh doanh
Trích lập dự phòng
phải thu khó đòi
111, 331
Chi phí dịch vụ mua ngoài
và chi phí bằng tiền khác.
Hình 2.7 Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
-19-
2.1.9 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính
2.1.9.1 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
a. Khái niệm
Doanh thu hoạt động tài chính là những khoản doanh thu do hoạt động tài
chính mang lại như tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và các
doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.
b. Chứng từ sử dụng:
- Giấy báo có
- Hóa đơn GTGT
- Phiếu thu
- Các chứng từ thu tiền liên quan.
c. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 515: Doanh thu hoạt động tài chính
d. Sơ đồ kế toán tổng hợp
911
515
111, 112
Thu lãi tiền gửi, lãi cổ phiếu,
trái phiếu, thanh toán chiếc
khấu đến hạn
121, 221
Dùng lãi mua bổ sung
cổ phiếu, trái phiếu
111, 112, 138, 152
Cuối kỳ kết chuyển thu
nhập hoạt động tài chính
Thu nhập được chia từ
hoạt động liên doanh
111, 112, 131
Thu tiền từ bán bất động
sản cho thuê TSCĐ
129, 229
Hoàn nhập dự phòng
Hình 2.8 Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính
-20-
2.1.9.2 Kế toán chi phí hoạt động tài chính
a. Khái niệm
Chi phí HĐTC bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan
đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp
vốn liên doanh, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch
bán chứng khoán, khoản lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng
khoán, đầu tư khác, khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và bán ngoại tệ…
b. Chứng từ sử dụng
- Giấy báo nợ
- Phiếu chi
- Giấy xác nhận và biên bản góp vốn
c. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 635: Chi phí hoạt động tài chính
d. Sơ đồ kế toán tổng hợp
111, 112, 141
635
Dùng tiền bù lỗ
121, 221
Lỗ về bán chứng khoán
(giá bán nhỏ hơm giá gốc)
128,222
Cuối kỳ kết chuyển chi
phí hoạt động tài chính
Lỗ hoạt động liên doanh
bị trừ vào vốn
111, 112
Chi phí cho hoạt động cho vay
129, 229
Lập dự phòng giảm giá đầu tư
ngắn hạn, dài hạn
Hình 2.9 Sơ đồ hạch toán chi phí hoạt động tài chính
-21-
911
2.1.10 Kế toán các khoản thu nhập khác và chi phí khác
2.1.10.1 Kế toán các khoản thu nhập khác
a. Khái niệm
Các khoản thu nhập khác là những khoản thu nhập từ các hoạt động xảy
ra không thường xuyên, ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, bao gồm: thu về
thanh lý nhượng bán TSCĐ, thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp
đồng, thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ, các khoản nợ phải trả không
xác định được chủ nợ, các khoản thuế được ngân sách nhà nước hoàn lại.
b. Chứng từ sử dụng:
- Hóa đơn GTGT
- Phiếu thu và các chứng từ có liên quan
c. Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 711 : Thu nhập khác
d. Sơ đồ kế toán tổng hợp
711
911
111, 112
Thu phạt khách hàng
338
Thu khoản phạt tính trừ vào khoản nhật
ký quỹ, ký cược ngắn hạn, dài hạn
Kết chuyển thu
nhập khác vào
TK 911
334
111, 112
Thu khoản phải thu khó đòi đã xoá sổ
Thu khoản nợ không xác
định được chủ nợ
Được giảm thuế GTGT phải nộp
(nếu khác năm tài chính)
331, 338
3331
111, 112
Số thuế được hoàn lại bằng tiền
Các khoản thừa chờ xử lý
Ghi tăng thu nhập
Hình 2.10 Sơ đồ hạch toán thu nhập khác
-22-
111, 112
2.1.10.2 Kế toán chi phí khác
a. Khái niệm
Các khoản chi phí khác là những khoản chi phí từ các hoạt động xảy ra
không thường xuyên, ngoài các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra doanh
thu gồm: chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ
thanh lý, nhượng bán (nếu có), tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, các
khoản chi phí do kế toán bị nhầm, hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán...
b. Chứng từ sử dụng:
- Hóa đơn giá trị gia tăng
- Phiếu chi
- Phiếu xuất kho
- Giấy báo nợ và các chứng từ có liên quan
c. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 811: Chi phí khác
d. Sơ đồ kế toán tổng hợp
811
211
Giá trị còn lại của TSCĐ,
nhượng bán, thanh lý.
214
Giá trị đã
hao mòn
Cuối kỳ K/C chi phí
khác sang TK 911
111, 112, 331
Chi phí nhượng bán, thanh lý TSCĐ
Các khoản bị phạt bị bồi thường
338, 333
Bị phạt do vi phạm hợp đồng, bị
phạt thuế, truy nộp thuế
Hình 2.11 Sơ đồ hạch toán chi phi khác
-23-
911
2.1.11 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
a. Khái niệm
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh
nghiệp) là tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế
thu nhập hoãn lại khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ.
b. Chứng từ sử dụng:
- Giấy nộp tiền
- Tờ tự khai thuế thu nhập doanh nghiệp
c. Nguyên tắc hạch toán
TK 8211: “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành”
- Hàng quý, kế toán căn cứ vào tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp để
ghi nhập số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp vào chi phí
thuế thu nhập hiện hành.
- Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế, nếu số tuế thu
nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp trong năm nhỏ hơn số phải nộp
cho năm đó, kế toán ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thêm
vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Trường hợp số thuế thu
nhập tạm phải nộp trong năm lớm hơn số phải nộp của năm đó, kế toán phải
ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số chênh lệch giữa
số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm thời trong năm lớn hơn số phải nộp.
- Kết thúc năm, kế toán kết chuyển giữa chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành phát sinh trong năm vào tài khoan 911 “ Xác định kết quả
kinh doanh” để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm.
TK 8212 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại”
- Cuối năm tài chính, kế toán phải xác định số tuế thu nhập hoãn lại phải
trả để ghi nhận vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. Đồng thời
phải xác định tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp (Ghi giảm chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp hoãn lại).
- Cuối năm tài chính kế toán phải kết chuyển số chênh lệch giữa số phát
sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có TK 8212 “Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hoãn lại” vào tài khoản 911.
-24-
d. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 821: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
TK 8211 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành”
TK 8212 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại”
e. Sơ đồ kế toán tổng hợp
TK 8211
TK 3334
Thuế thu nhập
doanh nghiệp
TK 8212
TK 911
Nợ > Có
K/c chi phí thuế
TNDN
Có > Nợ
K/c chi phí thuế
TNDN hoãn lại
TK 347
Thuế TNHL
phải trả
TK 243
Tài sản thuế
TNHL
Hình 2.12 Sơ đồ hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp
2.1.12 Xác định kết quả kinh doanh
a. Khái niệm
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu
thuần và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm hàng hoá, dịch vụ), chi phí
bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp.
b. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 911: Xác định kết quả kinh doanh
c. Nguyên tắc hạch toán tài khoản 911
Tài khoản này phải phản ánh đầy đủ, chính xác kết quả hoạt động kinh
doanh của kỳ hạch toán theo đúng qui định của cơ chế quản lí tài chính.
Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại
hoạt động.
Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là
số doanh thu thuần và thu nhập thuần.
-25-
d. Sơ đồ kế toán tổng hợp
TK911
TK 632
K/c giá vốn hàng bán
TK 511
K/c doanh thu thuần
TK 142, 242
TK515
Phân bổ chi phi trả
trước vào kỳ này
K/c doanh thu tài chính
TK 635
TK512
K/c chi phí tài chính
K/c doanh thu bán
hàng nội bộ
TK 641
K/c chi phí bán hàng
TK 642
TK711
K/c chi phí QLDN
K/c doanh thu hoạt
động khác
TK811
K/c chi phí khác
TK821
K/c chi phí thuế TNDN
TK 421
TK421
K/c lợi nhuận sau
thuế thu nhập
K/c lỗ TNDN
Hình 2.13 Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh
2.1.13 Các tỷ số phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Đối với doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là
một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu
tư, sản xuất, tiêu thụ và giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp.
Vì vậy lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất cứ đối tượng nào muốn đặt quan
hệ với doanh nghiệp cũng đều quan tâm.
2.1.13.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Tỷ số này phản ảnh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong
kỳ. Chỉ tiêu thể hiện cứ một đồng doanh thu thuần thì mang lại bao nhiêu phần
-26-
trăm đồng lợi nhuận. Có thể sử dụng tỷ số này để so sánh với các tỷ số của các
năm trước hay so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành.
Công thức xác định tỷ số này là:
Lợi nhuận ròng
ROS =
(%)
x 100
Doanh thu thuần
2.1.13.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Đây là tỷ số đo lường khả năng sinh lời của tài sản. Tỷ số này được xác
định bằng công thức:
Lợi nhuận ròng
ROA =
(%)
Tổng tài sản bình quân
x 100
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng tài sản dùng vào sản xuất kinh doanh
trong kỳ thì mang lại được bao nhiêu phần trăm đồng lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu
này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn.
2.1.13.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Là tỷ số tài chính đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của công
ty. Tỷ số này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận và nguồn vốn chủ sở hữu nhằm cho
biết một đồng vốn tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ lệ này càng lớn biểu
hiện tính tích cực, nếu nhỏ và dưới mức tỷ lệ thị trường thì doanh nghiệp sẽ
gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút vốn.
Công thức xác định tỷ số này là:
Lợi nhuận ròng
ROE =
(%)
x 100
Vốn chủ sở hữu
2.1.13.4 Tỷ suất lãi gộp trên doanh thu
Tỷ số lãi gộp trên doanh thu, được xác định bằng công thức sau:
Lãi gộp
Tỷ lệ lãi gộp/Doanh thu (%) =
Doanh thu
x
100
Trong đó: Lãi gộp = Doanh thu – GVHB.Vậy nên để nhận xét tỷ số này
là đạt hay không đạt thì ta phải phân tích thêm nhiều yếu tố khác.
-27-
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thu thập chủ yếu là số liệu thứ cấp thông qua báo cáo tài chính
của công ty gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,
thuyết minh BCTC từ phòng tài chính - kế toán qua 3 năm 2010 – 2012 và 6
tháng đầu năm 2013.
Thu thập một số chứng từ kế toán (phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất…) và
sổ sách kế toán liên quan đến kế toán xác định kết quả kinh doanh của công ty
trong tháng 2 năm 2013. Đồng thời, thu thập một số thông tin từ tạp chí , từ
nguồn internet, để phục vụ thêm cho việc phân tích.
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
2.2.2.1 Phương pháp kế toán
a. Phương pháp chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán là phương pháp thông tin và kiểm tra sự hình thành các
nghiệp vụ kinh tế
Phương pháp này nhằm sao chụp nguyên tình trạng và sự vận động của
các đối tượng kế toán, được sử dụng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài
chính phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian, địa điểm phát sinh vào
các bản chứng từ kế toán.
Đây là căn cứ pháp lý cho việc bảo vệ tài sản và xác minh tính hợp pháp
trong việc giải quyết các mối quan hệ kinh tế pháp lý thuộc đối tượng hạch
toán kế toán, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh.
b. Phương pháp đối ứng tài khoản
Đối ứng tài khoản là phương pháp thông tin và kiểm tra quá trình vận
động của mỗi loại tài sản, nguồn vốn và quá trình kinh doanh theo mối quan
hệ biện chứng được phản ánh vào trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
c. Nguyên tắc khấu hao TSCĐ
Mức trích khấu hao trung
bình hàng năm của TSCĐ
=
Nguyên giá TSCĐ
Thời gian sử dụng (năm)
d. Phương pháp tính trị giá hàng hóa xuất kho
* Phương pháp đơn giá bình quân: khi sử dụng phương đơn giá bình
quân có các dạng áp dụng cụ thể như sau:
-28-
- Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ:
Giá đơn vị bình
quân cả kỳ dự trữ
=
Trị giá thực tế hàng tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Số lượng hàng thực tế tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
- Giá đơn vị bình quân của kỳ trước:
Giá bình quân của kỳ trước
=
Trị giá tồn kỳ trước
Số lượng tồn kỳ trước
* Phương pháp giá hạch toán:
Giá thực tế của hàng
xuất dùng trong kỳ
=
Giá hạch toán của hàng
xuất dùng trong kỳ
*
Hệ số giá
Trong đó:
Hệ số giá
=
Giá thực tế của hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ
Giá hạch toán của hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ
2.2.2.2 Phương pháp so sánh
a. Khái niệm và nguyên tắc
Ø Khái niệm
Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc
so sánh với một chỉ tiêu cơ sở. Đây là phương pháp đơn giản và được sử dung
nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và
dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô.
Ø Nguyên tắc so sánh
- Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh
- Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua
- Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành
- Các chỉ tiêu bình quân nội ngành
- Các thông số thị trường
- Các chỉ tiêu có thể so sánh khác
- Các số liệu so sánh phải cùng đơn vị tính
Ø Điều kiện so sánh
Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian;
cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán; quy mô và
điều kiện kinh doanh.
-29-
b. Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối để phân tích các
chi tiêu về kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6
tháng đầu năm 2013.
Ø So sánh số tuyệt đối
Là hiệu số của 2 chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ cơ sở. So sánh
số tuyệt đối là so sánh mức độ đạt được của chỉ tiêu kinh tế ở những khoảng
thời gian và không gian khác nhau nhằm đánh giá sự biến động về qui mô,
khối lượng của chỉ tiêu kinh tế đó.
Ø So sánh số tương đối
Là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc để thể hiện
mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc
để nói lên tốc độ tăng trưởng.
2.2.2.3 Phương pháp thay thế liên hoàn
a. Khái niệm
Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố bằng số tương đối và số tuyệt đối.
b. Nội dung và trình tự của phương pháp thay thế liên hoàn
- Xác định số lượng các nhân tố ảnh hưởng, mối quan hệ của chúng với
chỉ tiêu phân tích, từ đó xác định được công thức tính của chỉ tiêu phân tích.
- Sắp xếp thứ tự các nhân tố từ trái sang phải, từ nhân tố số lượng
sang nhân tố chất lượng; Trường hợp có nhiều nhân tố số lượng (chất lượng)
cùng ảnh hưởng thì nhân tố chủ yếu xếp trước, nhân tố thứ yếu xếp sau và
không được đảo lộn trình tự.
- Tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tố một theo trình tự. Nhân tố nào
được thay thế, nó sẽ giữ nguyên giá trị thực tế từ đó; còn các nhân tố chưa
được thay thế phải giữ nguyên giá trị ở kỳ gốc hoặc kỳ kế hoạch. Thay thế
xong một nhân tố, phải tính ra cụ thể kết quả lần thay thế đó.
- Có bao nhiêu nhân tố thì thay thế bấy nhiêu lần và tổng hợp ảnh
hưởng của các nhân tố phải bằng với đối tượng phân tích.
- Lần lượt thay thế nhân tố kế hoạch bằng nhân tố thực tế theo trình tự,
mỗi lần thay thế tính ra được chỉ tiêu phân tích mới, rồi so sánh với chỉ tiêu
phân tích đã tính ở bước trước. Ta sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố
vừa thay thế.
-30-
Để làm rõ các vấn đề lý luận trên, ta lấy một ví dụ khái quát như sau:
Giả sử có chỉ tiêu phân tích Q chịu ảnh hưởng bởi 3 nhân tố, theo thứ
tự a, b, c. Các nhân tố này có quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích Q và đã
được sắp xếp theo trình tự từ nhân tố số lượng đến chất lượng bằng công thức:
Q=axbxc
(1.3)
Ta quy ước kỳ kế hoạch ký hiệu là K còn kỳ thực tế ký hiệu là T. Từ
quy ước này chỉ tiêu Q kỳ kế hoạch và thực tế lần lượt được xác định như sau:
Kỳ kế hoạch: QK = aK x bK x cK
(1.4)
Kỳ thực tế:
(1.5)
QT = aT x bT x cT
- Trình tự phân tích bao gồm 3 bước:
Bước 1: Xác định đối tượng phân tích.
Q = QT - QK
(1.6)
Bước 2: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.
+ Thay thế lần 1: thay aK = aT
Chỉ tiêu phân tích trong trường hợp này là:
QK1 = aT x bK x cK
(1.7)
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a đến chỉ tiêu phân tích Q:
Qa = QK1 - QK
(1.8)
+Thay thế lần 2: thay b K = bT
Chỉ tiêu phân tích trong trường hợp này là:
QK2 = aT x b T x cK
(1.9)
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b đến chỉ tiêu phân tích Q:
Q b = QK2 - QK1
(1.10)
+ Thay thế lần 3: thay cK = cT
Chỉ tiêu phân tích trong trường hợp này là chỉ tiêu phân tích thực tế (QT):
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c đến chỉ tiêu phân tích Q:
Q c = QT - QK2
(1.11)
Bước 3: Tổng hợp:
Q = Qa + Qb+ Qc
-31-
(1.12)
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VẬT
LIỆU XÂY DỰNG KIÊN GIANG
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Công ty Cổ Phần Sản Xuất Vật Liệu Xây Dựng Kiên Giang với tên ban
đầu là Xí Nghiệp Khai Thác Đá Hòn Sóc, được thành lập theo quyết định số
924/UB-QĐ của Ủy ban tỉnh Kiên Giang ngày 28/11/1992.
Thực hiện tốt chỉ thị 500/TTG của chính phủ về việc sắp xếp lại các
doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, UBND Tỉnh đã có đề án
tổng thể sắp xếp lại các đơn vị khai thác tài nguyên theo một trật tự mới đúng
quy hoạch, tập trung nhằm thực hiện tốt công tác quản lý và quá trình khai
thác đạt hiệu quả. Trên cơ sở sát nhập Sở Công Nghiệp thành công ty Sản
Xuất Vật Liệu Xây Dựng Kiên Giang theo quyết định số 1144/QĐ-UB ngày
10/10/1996 của UBND tỉnh Kiên Giang.
Để có nguồn vốn bổ sung có lợi nhất, mặt khác tổ chức lại cơ cấu quản
lý điều hành trong kinh doanh đến năm 2003 công ty tiến hành cổ phần hóa
doanh nghiệp Nhà nước. Công ty Cổ Phần Sản Xuất Vật Liệu Xây Dựng Kiên
Giang là đơn vị chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần được
thành lập theo quyết định số 2499/QĐ-UB ngày 29/08/2003 của UBND tỉnh
Kiên Giang. Nhà nước giữ 51% cổ phần, giao cho công ty Đầu Tư Và Xây
Dựng Kiên Giang làm đại diện. Hiện nay công ty là công ty con nằm trong mô
hình công ty mẹ - công ty con, công ty Đầu Tư Và Xây Dựng Kiên Giang là
công ty mẹ.
+ Ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu: Khai thác và chế biến đá xây
dựng các loại.
+ Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp: số 1700440449 ngày
11/11/2008 do phòng Đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên
Giang cấp.
+ Trụ sở chính: Ấp Hòn Sóc, xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh KG.
+ Số điện thoại giao dịch: 007.3841002
Số Fax: 077.3841.580
+ Số tài khoản: 7706.201.000.089 tại Ngân hàng Nông Nghiệp và phát
triển Nông Thôn chi nhánh huyện Hòn Đất.
+ Vốn điều lệ: 26.100.000.000 đồng.
+ Vốn điều lệ được chia thành 2.610.000 cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần
là 10.000 đồng.
-32-
3.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY
3.2.1 Chức năng
Khai thác chế biến đá xây dựng và kinh doanh các loại đá đáp ứng cho
nhu cầu xây dựng trong và ngoài tỉnh, chủ yếu là nhu cầu xây dựng cơ sở hạ
tầng trong tỉnh.
3.2.2 Nhiệm vụ
Công ty tổ chức nhập hàng hóa theo đúng quy định đảm bảo chất lượng,
số lượng. Không ngừng mở rộng liên kết với các nhà cung ứng để tránh tình
trạng khan hiếm đầu vào, mục tiêu của công ty là tạo được sự uy tín đối với
các nhà cung ứng với cả khách hàng mới.
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY
3.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
3.3.1.1 Sơ đồ tổ chức
Hội Đồng
Quản Trị
Ban Kiểm
Soát
Giám Đốc
Phó Giám
Đốc
Phòng Tổ Chức
Hành Chính
Phòng Kế Hoạch
Vật Tư – Kỹ Thuật
Phòng Kế
Toán Tài Vụ
Hình 3.1 Tổ chức bộ máy quản lý
Hội đồng quản trị: gồm 03 thành viên (1 chủ tịch, 1 thành viên kiêm
giám đốc điều hành và 1 thành viên khác).
Ban kiểm soát: gồm 03 thành viên (1 trưởng ban và 2 thành viên khác).
Giám đốc (chưa có Phó giám đốc).
Các phòng chuyên môn: gồm 03 phòng (phòng Tổ Chức - Hành Chính,
Phòng Kế Toán Tài Vụ và Phòng Kế Hoạch - Vật Tư - Kỹ Thuật).
-33-
3.3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ
Hội đồng Quản Trị
Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty quyết định
mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề
thuộc quyền của đại hội đồng cổ đông, nhiệm kỳ là 5 năm. Hội đồng quản trị
có chức năng và nhiệm vụ sau:
Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển của công ty.
Kiến nghị loại cổ phiếu và tổng số cổ phần được chào bán của từng loại.
Quyết định chào bán cổ phiếu trong phạm vi số cổ phần được quyền
chào bán của từng loại, quyết định huy động vốn theo hình thức khác.
Bổ nhiệm miễn nhiệm, cách thức, khen thưởng, kỷ luật giám đốc và các
cán bộ quản lý quan trọng khác của công ty, quyết định mức lương và lợi ích
của cán bộ quản lý đó.
Các quyền và nhiệm vụ khác quy định tại doanh nghiệp và điều lệ của
công ty.
Chủ tịch hội đồng quản trị do hội đồng quản trị bầu ra. Chủ tịch hội đồng
quản trị có quyền và nhiệm vụ sau:
+ Lập chương trình kế hoạch hoạt động của hội đồng quản trị.
+ Chuẩn bị chương trình nội dung các tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu tập
và chủ tọa cuộc họp hội đồng quản trị.
+ Tổ chức việc thông qua quyết định cả hội đồng quản trị dưới các hình
thức khác.
+ Theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quy định của hội đồng quản trị.
+ Các quyền và nhiệm vụ khác quy định tại luật doanh nghiệp và điều lệ
của công ty.
Ban Kiểm Soát
Ban kiểm soát thực hiện giám sát hội đồng quản trị, giám đốc trong việc
quản lý và điều hành công ty. Chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông
trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Kiểm tra tính hợp lý hợp pháp trong quản lý điều hành và hoạt động kinh
doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính.
Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty. Kiểm tra từng vấn đề
cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty.
-34-
Giám Đốc
Giám Đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh; chịu trách nhiệm
trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
+ Quyền: Tổ chức thực hiện các quy định của Hội đồng quản trị; quy
định các vấn đề có liên quan đến Hội đồng quản trị công ty; ban hành quy chế
quản lí nội bộ của công ty; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh nhà quản trị
trong công ty trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
tuyển dụng lao động; đi sâu vào việc hoạch định chiến lược kinh doanh.
+ Nghĩa vụ: Các nghĩa vụ về khoản nợ, tài sản, kiểm tra, giám sát và báo
cáo tình hình tài chính họat động của công ty cho Hội đồng quản trị; thực hiện
các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực; không được tiết lộ bí
mật công ty; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ được quy định trong điều lệ công ty.
Phó Giám Đốc
+ Quyền: Thay mặt giám đốc giải quyết, quyết định các vấn đề được
giám đốc phân công hoặc ủy quyền. Trực tiếp chỉ đạo, quản lý các đội khai
thác và chế biến đá.
+ Nghĩa vụ: Giúp giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty theo sự phân công và ủy quyền của giám đốc đồng
thời chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ
được giám đống phân công ủy quyền.
Phòng Tổ Chức- Hành Chính
Phòng Tổ Chức - Hành Chính trực thuộc sự quản lý của ban giám đốc
công ty. Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về việc thực hiện chức năng và
nhiệm vụ được phân công như:
- Giải quyết, xử lý các quy trình, quy định về lĩnh vực công tác tổ chức
hành chính. Quản lý con dấu, soạn thảo, phát hành văn bản, lưu trữ tài liệu
đảm bảo an toàn.
- Tham mưu cho giám đốc tuyển dụng, sắp xếp, điều động công nhân lao
động trong công ty theo mô hình tổ chức và loại hình sản xuất phù hợp với
yêu cầu nhiệm vụ của công ty.
- Thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước liên quan đến
người lao động như chế độ bảo hiểm, nâng lương, bồi thường bằng hiện vật,
khám sức khỏe định kỳ...
- Xây dựng phương án và tổ chức bảo vệ cơ sở vật chất, tài sản, máy móc
thiết bị của công ty.
-35-
- Quản lý, sữa chữa bảo dưỡng các thiết bị văn phòng, thanh quyết toán
các chi phí hành chính của công ty.
- Quản lý, điều hành xe ô tô con, xe mô tô phục vụ công tác của công ty.
Phòng Kế Hoạch-Vật Tư-Kỹ Thuật
Phòng Kế Hoạch -Vật Tư - Kỹ Thuật chịu sự quản lý trực tiếp của ban
giám đốc, có chức năng và nhiệm vụ sau:
- Tham mưu cho ban giám đốc lãnh đạo, điều hành hoạt động sản xuất
kinh doanh, thực hiện các phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư
mở rộng sản xuất.
- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh theo định kỳ tháng, quý, năm tổ chức
thực hiện và theo dõi báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ đề ra.
- Chịu trách nhiệm lập các hợp đồng kinh tế, mua bán giao khoán nội bộ
các tổ đội và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng trong lĩnh vực sản xuất kinh
doanh của công ty.
- Chịu trách nhiệm quản lý kho đá thành phẩm và xuất bán hàng theo
đúng hợp đồng ký kết.
- Trực tiếp quản lý và điều hành các bộ phận: đội khai thác và chế biến,
tổ sửa chữa, các xe tải xe xúc, xe cuốc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh
của công ty.
- Lập kế hoạch mua sắm vật liệu nổ, vật tư phụ tùng sửa chữa xe máy,
thiết bị kịp thời phục vụ sản xuất kinh doanh.
Phòng Kế Toán Tài Vụ
Phòng Kế Toán Tài Vụ chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc công ty,
chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và pháp luật về toàn bộ công tác tài
chính kế toán của công ty, có chức năng và nhiệm vụ sau:
- Kiểm soát, kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo vệ tài sản, vật tư, tiền
vốn trong công ty.
- Chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các giấy tờ có
giá trị như tiền. Thực hiện chế độ thanh toán tiền mặt, vay tín dụng.
- Thực hiện các chế độ, chính sách, nghĩa vụ thuế, quả lý tài chính - kế
toán - kiểm toán của công ty.
- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc phân công.
-36-
- Làm báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của công ty hàng
tháng, quý, năm.
3.3.2 Tổ chức bộ máy kế toán
3.3.2.1 Sơ đồ bộ máy kế toán
Kế Toán Trưởng
Kế Toán Tổng Hợp
Kế Toán Thanh Toán
Thủ Quỹ
Kế Toán Chứng Từ
Công Nợ
Kế Toán Tiền Lương
Hình 3.2 Tổ chức bộ máy kế toán
3.3.2.2 Chính sách kế toán đang áp dụng tại công ty
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam.
- Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo
quyết định 15/2006/QĐ-BTC và các chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ tài
chính ban hành và các văn bản bổ sung.
- Giá xuất kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền.
- Giá nhập kho = Giá gốc + Chi phí vận chuyển bốc dở.
- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ là phương pháp
kê khai thường xuyên.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ
Phương pháp khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
+ Căn cứ các quy định trong chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao
TSCĐ ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC, doanh nghiệp
xác định thời gian sử dụng của TSCĐ.
+ Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho TSCĐ theo công
thức:
Mức trích khấu hao trung
Nguyên giá TSCĐ
bình hàng năm của TSCĐ =
Thời gian sử dụng (năm)
-37-
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng mức trích khấu hao trung
bình hàng năm chia cho 12 tháng.
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế TNDN hiện
hành, chi phí thuế TNDN hoãn lại
Chi phí thuế TNDN hiện hành được xác định trên cơ sở thu nhập chịu
thuế và thuế suất TNDN trong năm hiện hành.
- Hình thức kế toán
Hình thức kế toán áp dụng tại đơn vị: Nhật ký chung
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký chuyên
dùng
Sổ nhật ký chung
Sổ cái
Sổ hoặc thẻ chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối
tài khoản
:
Báo cáo tài chính
Hình 3.3 Sơ đồ hình thức kế toán Nhật ký chung
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Hình thức ghi sổ
+ Sổ nhật ký chung
+ Sổ cái
+ Sổ nhật ký chuyên dùng và các lọai sổ kế tóan chi tiết
Sổ nhật ký chung được ghi lại tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo
trình tự thời gian và quan hệ đối ứng tài khoản của các nghiệp vụ đó, làm căn
cứ để ghi vào Sổ cái.
-38-
Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để tổng hợp và hệ thống hóa các
nghiệp vụ phát sinh của từng tài khỏan tổng hợp. Số liệu của sổ cái cuối tháng
được dùng để ghi vào Bảng cân đối tài khoản và lập các báo cáo tài chính.
Sổ nhật ký chuyên dùng được sử dụng trong trường hợp nghiệp vụ phát
sinh nhiều, nếu tập trung ghi cả vào sổ nhật ký chung thì có trở ngại về nhiều
mặt, cho nên phải mở sổ nhật ký chuyên dùng để ghi chép riêng cho từng lọai
nghiệp vụ chủ yếu. Chứng từ gốc được ghi vào sổ nhật ký chuyên dùng, sau
đó định kì hoặc cuối tháng đối chiếu với sổ cái.
Ngoài sổ nhật ký chuyên dùng tùy theo yêu cầu quản lý đối với từng loại
tài sản hoặc từng lọai nghiệp vụ như tài sản cố định , vật tư, hàng hóa, thành
phẩm, chi phí sản xuất… người ta phải mở các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết.
Đây là lọai sổ kế toán dùng để ghi chi tiết các nghiệp vụ đã ghi trên sổ kế toán
tổng hợp nhằm phục vụ công tác kiểm tra, phân tích. Khi mở các sổ kế toán
chi tiết thì chứng từ gốc được ghi vào sổ một cách chi tiết, cuối tháng căn cứ
vào sổ chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết từng loại để đối chiếu với sổ cái.
Công ty đã sử dụng hệ thống chứng từ kế toán áp dụng chung cho các
doanh nghiệp do nhà nước ban hành gồm: Chứng từ tiền lương, Chứng từ
hàng tồn kho, Chứng từ tiền tệ và Chứng từ tài sản cố định. đối với các loại
chứng từ buộc kế toán tuân thủ về mẩu biểu, nội dung, phương pháp lập. Đối
với chứng từ hướng dẫn kế toán vận dụng phù hợp theo yêu cầu quản lí cụ thể
đối với từng loại hoạt động của công ty.
Hóa đơn chứng từ bán hàng
Hóa đơn bán hàng: Công ty sử dụng hóa đơn bán hàng là hóa đơn GTGT
mẫu số 01 GTKT-3LL NG/2008N. Hóa đơn này có 3 liên:
+ Liên 1(màu đen): Lưu tại cùi hóa đơn
+ Liên 2(màu đỏ): Giao cho khách hàng
+ Liên 3(màu xanh): Dùng để hạch toán
3.4 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Nhìn chung, tình hình hoạt động hinh doanh của công ty từ năm 2010
đến năm 2012 khá tốt, tuy chịu ảnh hưởng của những nhân tố môi trường xung
quanh như là cạnh tranh, lạm phát và biến động giá cả thị trường cũng như thị
trường cung- cầu của nền kinh tế, nhưng công ty vẫn đạt được lợi nhuận tương
đối ổn định qua các năm. Doanh thu tăng lên qua các năm kéo theo chi phí
cũng tăng lên, nhưng lợi nhuận lại không tăng lên qua các năm, được thể hiện
qua các bảng sau:
-39-
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến 2012 của công ty
Sản xuất VLXD Kiên Giang
Đvt:1000 đồng
Chênh lệch
Năm
Chỉ tiêu
2010
2011
Doanh thu
72.677.563
80.369.062
Chi phí
61.082.687
Lợi nhuận
11.594.876
2012
2011/2010
Số tiền
2012/2011
%
Số tiền
%
84.420.498 7.691.499
10,6
4.051.436
5,04
68.230.169
73.960.688 7.147.482
11,7
5.730.519
8,4
12.138.893
10.459.810
544.017
4,7 (1.679.083) (13,8)
Nguồn: Bảng báo cáo tài chính của công ty Sản xuất VLXD Kiên Giang, 2010-2012
Để dễ dàng nhận thấy sự biến động của từng yếu tố doanh thu, chi phí,
lợi nhuận liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm
2010-2012, ta biểu diễn dưới dạng đồ thị sau:
Nguồn: Số liệu thu thập từ báo cáo tài chính, 2010-2012
Hình 3.4 Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty qua 3 năm
Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2011 đến 6
tháng đầu năm 2013 đều giảm xuống. Cụ thể là lợi nhuận 6 tháng đầu năm qua
3 năm giảm xuống, nguyên nhân là do tốc độ tăng của chi phí quá cao.
Riêng 6 tháng đầu năm 2013, tình hình doanh thu tăng 10.924.042 ngàn
đồng, tương ứng với 28,3% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nhưng bên cạnh đó
chi phí lại tăng cao hơn doanh thu, chi phí 6 tháng đầu năm 2013 tăng
12.749.587 ngàn đồng, tương ứng 38,5% so với 6 tháng đầu năm 2012. Chính
vì chi phí tăng cao hơn doanh thu nên làm lợi nhuận giảm 1.825.544 ngàn
đồng, tương ứng 33% so với cùng kỳ năm trước, được thể hiện ở bảng sau:
-40-
Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 của
công ty Sản xuất VLXD Kiên Giang
Đvt: 1000 đồng
6 tháng đầu năm
2011
2012
2013
Chỉ tiêu
Doanh thu 39.748.739 38.657.638 49.581.680
Chi phí
Chênh lệch
Giá trị
%
(1.091.101) (2,7) 10.924.042
33.088.088 33.135.002 45.884.589
Lợi nhuận
6.660.651
5.522.636
3.697.091
Chênh lệch
Giá trị
%
46.914
0,14 12.749.587
38,5
(1.138.015)
(17) (1.825.544)
(33)
Nguồn: Bảng báo cáo tài chính của công ty Sản xuất VLXD Kiên Giang, 6T đầu năm 2013
Để dễ dàng nhận thấy sự biến động của từng yếu tố doanh thu, chi phí,
lợi nhuận liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 6T đầu năm
qua 3 năm 2010-2012, ta biểu diễn dưới dạng đồ thị sau:
Nguồn: Số liệu thu thập từ báo cáo tài chính, 2010-2012
Hình 3.5 Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty 6T đầu năm
3.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
3.5.1 Thuận lợi
Kế toán xác định kết quả tiêu thụ ở công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây
dựng Kiên Giang được tiến hành tương đối hoàn chỉnh.
Đối với khâu tổ chức hạch toán ban đầu:
Các chứng từ được sử dụng trong quá trình hạch toán ban đầu đều phù
hợp với yêu cầu nghiệp vụ kinh tế phát sinh và cơ sở pháp lý của
nghiệp vụ.
-41-
28,3
Các chứng từ đều được sử dụng đúng mẫu của bộ tài chính ban hành,
những thông tin kinh tế về nội dung của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
đều được ghi đầy đủ, chính xác vào chứng từ.
Các chứng từ đều được kiểm tra, giám sát chặt chẽ, hoàn chỉnh và xử lý
kịp thời.
Công ty có kế hoạch lưu chuyển chứng từ tương đối tốt, các chứng từ
được phân loại, hệ thống hoá theo các nghiệp vụ, trình tự thời gian
trước khi đi vào lưu trữ. Các chứng từ kế toán của công ty được lưu trữ
và bảo quản tốt theo quy định pháp luật.
Đối với công tác hạch toán tổng hợp:
- Công ty đã áp dụng đầy đủ chế độ tài chính, kế toán của Bộ tài chính
ban hành. Để phù hợp với tình hình và đặc điểm của công ty, kế toán đã mở
các tài khoản cấp 2, cấp 3 nhằm phản ánh một cách chi tiết, cụ thể hơn tình
hình biến động của các loại tài sản của doanh nghiệp và giúp cho kế toán
thuận tiện hơn cho việc ghi chép một cách đơn giản, rõ ràng và mang tính
thuyết phục, giảm nhẹ được phần nào khối lượng công việc kế toán, tránh
được sự chồng chéo trong công việc ghi chép kế toán.
- Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng
tồn kho là hợp lý, vì công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng là doanh
nghiệp kinh doanh nhiều chủng loại hàng hoá khác nhau, các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh liên quan nhiều đến hàng hoá, do đó không thể định kỳ mới kiểm
tra hạch toán được.
Đối với hệ thống sổ sách sử dụng:
+ Công ty đã sử dụng cả hai loại sổ là: Sổ tổng hợp và sổ chi tiết để phản
ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
+ Công ty sử dụng hình thức ghi sổ là “Sổ nhật ký chung”.Tuy nhiên
hình thức này cũng được kế toán doanh nghiệp thay đổi, cải tiến cho phù hợp
với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp.Với việc áp dụng hình thức này
công ty cũng đã bỏ qua một số sổ sách và các loại thẻ chi tiết.
+ Với việc áp dụng hình thức kế toán Sổ Nhật Ký Chung trong công tác
kế toán, công ty đã thực hiện đúng với chế độ kế toán tài chính hiện hành. Vì
vậy việc áp dụng các sổ sách có đơn giản hơn thuận lợi hơn rất nhiều cho công
tác hạch toán kế toán.
-42-
Đối với công tác tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung nên bộ máy kế
toán gọn nhẹ, tiết kiệm, không bị chồng chéo trong công việc chuyên môn
Đối với công tác trang bị cơ sở VCKT phục vụ cho công tác kế toán
Công ty đã trang bị cho phòng kế toán máy tính, và máy in, máy Fax, đặc
biệt là công ty có nối mạng để kế toán có thể cập nhập cũng như nắm bắt các
thông tin kế toán, thông tin kinh tế, để phục vụ tốt cho công tác kế toán của
mình đạt được hiệu quả cao.
Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán vào hạch toán, hệ thống mẫu sổ
sách, báo cáo được thiết lập sẳn, số liệu được rút trích tự động điều đó đã giảm
nhẹ rất nhiều trong công tác kế toán.
Tóm lại, tổ chức hạch toán xác định kết quả tiêu thụ là nội dung quan
trọng trong công tác kế toán hàng hoá của công ty. Nó liên quan đến các
khoản thu nhập thực tế và nộp cho ngân sách nhà nước, đồng thời nó phản ánh
sự vận động của tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp trong lưu thông.
3.5.2 Khó khăn
Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, do những nguyên nhân khách
quan, và chủ quan khác công ty cũng không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm
khuyết, những mặt chưa hoàn thiện trong thời gian tới cần có những giải pháp
khắc phục như:
- Nguồn nhân lực kế toán của công ty vẫn còn ít so với khối lượng công
việc của công ty. Với nhiều công việc như vậy sẽ làm cho hiệu suất làm việc
của kế toán viên sẽ không có hiệu quả.
- Do đặc điểm kinh doanh của công ty, khi bán hàng giao hàng trước rồi
thu tiền hàng sau, do đó số tiền phải thu là khá lớn. Tuy nhiên, kế toán công ty
không tiến hành trích khoản dự phòng phải thu khó đòi, điều này ảnh hưởng
không nhỏ tới việc hoàn vốn và xác định kết quả tiêu thụ.
3.5.3 Định hướng phát triển
Trước sự biến động về tình hình tài chính và lạm phát tăng nhanh ở các
nước phát triển và đang phát triển trên thế giới. Đặc biệt sự biến động chính trị
trên thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế toàn cầu trong thời gian
qua. Việt Nam đã chuyển sang mục tiêu kiềm chế lạm phát và giữ ổn định nền
kinh tế vĩ mô. Kinh tế Việt Nam bên cạnh những điểm sáng thể hiện thành tựu
đạt được vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và thách thức. Do đó đã gây nhiều khó
khăn cho công ty trong việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch đề ra. Đối với
-43-
công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dưng cũng vậy, giá xăng, dầu, vật tư
biến động mạnh đã kéo theo các khoản chi phí đầu vào của công ty tăng lên
nhanh. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả kinh doanh cùng với việc tăng cường
năng lực cạnh tranh công ty tập trung cho việc đầu tư để cải thiện hiệu quả
kinh doanh, mở rộng quy mô hoạt động, công ty cần cố gắng thực hiện các
mục tiêu sau:
- Ổn định, giữ vững thị phần và kinh doanh có hiệu quả các mặt hàng
truyền thống (đá, dịch vụ vận chuyển ...)
- Đáp ứng đủ nhu cầu đá cho các công trình xây dựng, cầu, đường, nhà ở.
- Kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng bền vững; hoàn thành mọi nghĩa vụ
đối với nhà nước, cổ đông, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần cho người lao động.
- Tiếp tục đầu tư phương tiện để nâng cao năng lực vận chuyển đường
sông-biển, bảo đảm thực hiện tối đa các dịch vụ về cung ứng, vận chuyển
trong ngành và đáp ứng một phần cho xã hội.
- Tăng cường công tác quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh, phấn đấu
trở thành đơn vị chủ lực về kinh doanh đá và dịch vụ vận chuyển của Tổng
công ty.
- Tăng vốn điều lệ lên hơn 26,1 tỷ đồng để tăng quy mô vốn phục vụ cho
đầu tư phát triển trong năm.
Để giải quyết những tồn tại hiện thời tại công ty thì Bộ phận quản lý
nhân sự cần đề xuất với cấp trên về việc tuyển thêm nhân viên kế toán, để đáp
ứng nhu cầu công việc cho bộ phận kế toán.
Đồng thời, công ty nên tính toán khoản nợ có khả năng khó đòi, tính toán
lập dự phòng để đảm bảo sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ. Để
tính toán mức dự phòng khó đòi. Công ty đánh giá khả năng thanh toán của
mỗi khách hàng là bao nhiêu phần trăm trên cơ sở số nợ thực và tỷ lệ có khả
năng khó đòi tính ra dự phòng nợ thất thu.
-44-
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG
KIÊN GIANG
4.1 KẾ TOÁN DOANH THU VÀ GIÁ VỐN HÀNG BÁN
4.1.1 Chứng từ sử dụng:
- Sổ cái tài khoản 511, sổ cái tài khoản 632
- Tài khoản sử dụng: 111, 112, 131, 155, 3331, 511, 632
- Hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho, phiếu thu
4.1.2 Trình tự luân chuyển chứng từ:
Phòng bán hàng: Khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng, kế toán xuất hóa đơn
bán hàng (Lệnh xuất kho nội bộ)
Tại phòng thống kê: nhận lệnh xuất kho nội bộ, tiến hành lập phiếu giao
hàng (phiếu xuất kho)
Khi nhận được phiếu xuất kho, Thủ kho xuất hàng giao cho khách hàng.
Cuối tháng, tiến hành đối chiếu sổ sách giữa Thủ kho - phòng Thống kê phòng Bán hàng.
4.1.3 Trích một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 2/2013
- Ngày 3/02/2013 theo chứng từ số HĐ-8060 bán 8 m3 đá 4x6 cho công
ty TNHH Phú Nghĩa trị giá 2.464.000 đồng, gồm 10% thuế GTGT. Giá xuất
kho 1.800.000 đồng.
- Ngày 9/02/2013 theo chứng từ số HĐ-8122 bán 80 m3 vật tư cho công
ty TNHH Trường Phát với giá bao gồm thuế GTGT là 15.278.450 đồng, giá
vốn là 11.141.000 đồng.
- Ngày 15/02/2013 theo chứng từ số HĐ-8261 bán 300 m 3 đá 4x6 cho
DNTN Tuấn Đạt với giá bao gồm thuế GTGT là 15.514.400 đồng, giá xuất
kho là 11.650.642 đồng.
- Ngày 16/02/2013 theo chứng từ số HĐ-8362 bán 90 m 3 đá bụi cho
DNTN Tuấn Đạt trị giá 3.544.860 đồng, gồm 10% thuế GTGT. Giá xuất kho
là 2.126.600 đồng.
- Ngày 18/02/2013 theo chứng từ số HĐ-8425 bán 48 m3 đá 4x6 cho
công ty TNHH Trường Phát trị giá 97.155.960 đồng, gồm 10% thuế GTGT.
Giá vốn là 72.873.352 đồng.
-45-
- Ngày 20/02/2013 theo chứng từ số HĐ-8511 bán 7 m3 đá 4x6 cho công
ty TNHH Vi Kim Sang với giá bao gồm 10% thuế GTGT là 4.730.000 đồng,
giá vốn là 3.552.025 đồng.
- Ngày 21/02/2013 theo chứng từ số HĐ-8512 bán 21 m3 đá 4x6 cho
công ty TNHH Một Thành Viên Bảy Lành trị giá 2.464.000 đồng, gồm 10%
thuế GTGT. Giá xuất kho là 1.800.000 đồng.
- Ngày 25/02/2013 theo chứng từ số HĐ-8601 bán 25 m3 đá 1x2 cho
công ty TNHH Một Thành Viên Bé Hai trị giá 8.421.600 đồng, gồm 10% thuế
GTGT. Giá xuất kho là 6.180.538 đồng.
- Bút toán tổng hợp doanh thu hàng bán của công ty tháng 02 năm 2013:
Nợ TK 111: 504.000.000
Nợ TK 112: 1.300.600.000
Nợ TK 131: 3.100.200.664
Có TK 511: 4.904.889.664
- Bút toán tổng hợp giá vốn hàng bán của công ty tháng 02 năm 2013:
Nợ TK 632: 3.736.462.708
Có TK 155: 3.736.462.708
-46-
4.1.4 Trích Sổ cái Tài khoản 511 tháng 2 năm 2013
Cty CP Sản Xuất VLXD Kiên Giang
Đ/c: Xã Thổ Sơn, Huyện Hòn Đất, Kiên Giang
Mẫu số S03b-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI
Tháng 02 năm 2013
Tên Tài Khoản: Doanh thu bán hàng
Số hiệu: 511
Ngày
ghi sổ
A
Chứng từ
Số
Ngày,
hiệu tháng
B
C
Diễn giải
D
NKC
TK
Trang STT đối
sổ dòng ứng
E
G
H
Số tiền
Nợ
Có
1
2
- Số dư đầu năm
- Số phát sinh trong tháng
3/2 HD-8060
9/2 HD-8122
15/2 HD-8261
16/2 HD-8262
18/2 HD-8425
20/2 HD-8511
21/2 HD-8512
25/2 HD-8601
28/2 TD
3/2 Bán đá cho cty Phú Nghĩa
-Thuế GTGT đầu ra
9/2 Bán vật tư cty Trường Phát
-Thuế GTGT đầu ra
15/2 Bán đá cho cty Tuấn Đạt
-Thuế GTGT đầu ra
16/2 Bán đá cho cty Tuấn Đạt
-Thuế GTGT đầu ra
18/2 Bán đá cho cty Trường Phát
-Thuế GTGT đầu ra
20/2 Bán đá cho cty Vi Kim Sang
-Thuế GTGT đầu ra
21/2 Bán đá cho cty Bảy Lành
-Thuế GTGT đầu ra
25/2 Bán đá cho cty Bé Hai
-Thuế GTGT đầu ra
131
3331
131
3331
131
3331
131
3331
131
3331
131
3331
131
3331
131
3331
2.240.000
224.000
13.889.500
1.388.950
14.104.000
1.410.400
3.222.600
322.260
88.323.600
8.832.360
4.300.000
430.000
2.240.000
224.000
7.656.000
765.600
28/2 K/c doanh thu bán hàng
- Cộng số phát sinh tháng
- Số dư cuối tháng
- Cộng lũy kế từ đầu quý
911
4.904.889.664
4.904.889.664 4.904.889.664
-47-
4.1.5 Trích Sổ cái Tài khoản 632 tháng 2 năm 2013
Cty CP Sản Xuất VLXD Kiên Giang
Đ/c: Xã Thổ Sơn, Huyện Hòn Đất, Kiên Giang
Mẫu số S03b-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI
Tháng 02 năm 2013
Tên Tài Khoản: Giá vốn hàng bán
Số hiệu: 632
Ngày
ghi sổ
A
Chứng từ
Số
Ngày,
hiệu tháng
B
C
NKC
Trang STT
sổ dòng
E
G
Diễn giải
D
Số tiền
TK
đối
ứng
H
Nợ
1
Có
2
- Số dư đầu năm
- Số phát sinh trong tháng
3/2
9/2
15/2
16/2
18/2
20/2
21/2
25/2
HD-8060
HD-8122
HD-8261
HD-8262
HD-8425
HD-8511
HD-8512
HD-8601
28/2 TD
3/2
9/2
15/2
16/2
18/2
20/2
21/2
25/2
Bán đá cho cty Phú Nghĩa
Bán vật tư cty Trường Phát
Bán đá cho cty Tuấn Đạt
Bán đá cho cty Tuấn Đạt
Bán đá cho cty Trường Phát
Bán đá cho cty Vi Kim Sang
Bán đá cho cty Bảy Lành
Bán đá cho cty Bé Hai
28/2 K/c doanh thu bán hàng
- Cộng số phát sinh tháng
- Số dư cuối tháng
- Cộng lũy kế từ đầu quý
155
155
155
155
155
155
155
155
1.800.000
11.141.000
11.650.642
2.126.600
72.873.352
3.552.025
1.800.000
6.180.538
3.736.462.708
911
3.736.462.708 3.736.462.708
4.2 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ DOANH THU
Trong tháng công ty không có phát sinh các nghiệp vụ giảm trừ doanh thu.
4.3 KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG
4.3.1 Chứng từ sử dụng:
- Sổ cái tài khoản 641
- Tài khoản sử dụng: 111, 112, 152, 214, 242, 311, 334, 338, 641
- Phiếu chi, phiếu xuất kho, phiếu khác
4.3.2 Quy trình luân chuyển chứng từ:
- Tại phòng kế toán nhận được hóa đơn (chứng từ gốc) kế toán tiến hành
lập phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất hay phiếu khác.
-48-
- Kế toán sau khi nhận được hóa đơn sẽ tiến hành kiểm tra xem chứng từ
có hợp lệ không, các số liệu ghi trên chứng từ có đúng hay không. Sau đó kế
toán sẽ tiến hành hạch toán vào đúng nhiệm vụ kế toán của mình.
Căn cứ vào các chứng từ, phiếu thu và phiếu chi hay phiếu khác từ đó kế
toán vào sổ quỹ, sổ cái, sổ chi tiết và các sổ có liên quan.
4.3.3 Trích một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 2/ 2013
- Ngày 5/02/2013 theo chứng từ PC-135/02 chi tiền vệ sinh cần sạt số
01+02 làm đường tháng 1 với số tiền là 800.000 đồng.
- Ngày 11/02/2013 chi tiền điện vận hành boong ke tháng 1, với số tiền
là 983.476 đồng, theo chứng từ PC-163/02.
- Ngày 17/02/2013 xuất vật tư sửa xe 68H với số tiền 755.000 đồng, theo
chứng từ PX-353/02.
- Ngày 20/02/2013 theo chứng từ PC-176/02 thanh toán tiền in hóa đơn
với số tiền là 4.503.636 đồng.
- Ngày 23/02/2013 theo chứng từ PX-357/02 thay nhớt xe 68H với số
tiền là 978.699 đồng.
- Ngày 28/02/2013 theo phiếu chi PK-27/02 trích tiền ăn ca tháng 2 với
số tiền là 3.019.000 đồng.
- Ngày 28/02/2013 theo phiếu chi PC-202/02 thanh toán cước phí điện
thoại tháng 02 với số tiền là 1.016.550 đồng.
- Ngày 28/02/2013 theo chứng từ PK-32/02 trích quỹ trả lương tháng 2,
với số tiền 42.977.823
- Bút toán tổng hợp chi phí bán hàng của công ty tháng 02 năm 2013:
Nợ TK 641: 222.229.696
Có TK 111: 26.885.850
Có TK 152: 23.958.320
Có TK 214: 22.451.087
Có TK 242: 22.937.795
Có TK 311: 49.300.100
Có TK 334: 66.534.439
Có TK 338: 10.162.105
-49-
4.3.4 Trích Sổ cái Tài khoản 641 tháng 2 năm 2013
Cty CP Sản Xuất VLXD Kiên Giang
Đ/c: Xã Thổ Sơn, Huyện Hòn Đất, Kiên Giang
Mẫu số S03b-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI
Tháng 02 năm 2013
Tên Tài Khoản: Chi phí bán hàng
Số hiệu: 641
Ngày
ghi sổ
A
Chứng từ
Số Ngày,
hiệu tháng
B
C
NKC
TK
Trang STT đối
sổ dòng ứng
E
G
H
Diễn giải
D
Số tiền
Nợ
Có
1
2
- Số dư đầu năm
- Số phát sinh trong tháng
5/2
11/2
17/2
20/2
23/2
28/2
28/2
28/2
PC-135
PC-163
PX-353
PC-176
PX-357
PK-27
PC-202
PK-32
28/2 TD
5/2
11/2
17/2
20/2
23/2
28/2
28/2
28/2
Vệ sinh xe tháng 1+2
Tiền điện vận hành boog ke
Xuất vật tư sửa xe 68H
Thanh toán tiền in hóa đơn
Thay nhớt xe 68H
Trích tiền ăn ca T2
Cước phí điện thoại
Trích quỹ lương T2
28/2 K/c chi phí bán hàng
- Cộng số phát sinh tháng
- Số dư cuối tháng
- Cộng lũy kế từ đầu quý
111
111
152
111
152
334
111
334
911
800.000
983.476
755.000
4.503.636
978.699
3.019.000
1.016.550
42.977.823
222.229.696
222.229.696 222.229.696
4.4 KẾ TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
4.4.1 Chứng từ sử dụng:
- Sổ cái tài khoản 642
- Tài khoản sử dụng: 111, 112, 214, 242, 334, 311, 338, 642
- Phiếu chi, phiếu khác
4.4.2 Quy trình luân chuyển chứng từ:
- Tại phòng kế toán nhận được hóa đơn (chứng từ gốc) kế toán tiến hành
lập phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất hay phiếu khác.
- Kế toán sau khi nhận được hóa đơn sẽ tiến hành kiểm tra xem chứng từ
có hợp lệ không, các số liệu ghi trên chứng từ có đúng hay không.
- Căn cứ vào các chứng từ, phiếu thu và phiếu chi hay phiếu khác từ đó
kế toán vào sổ quỹ, sổ cái, sổ chi tiết và các sổ có liên quan.
-50-
4.4.3 Trích một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 2/2013
- Ngày 01/02/2013 theo giấy báo nợ của ngân hàng BN-58/02 thanh toán
phí ngân hàng với số tiền là 20.000 đồng.
- Ngày 02/02/2013 theo phiếu chi PC-122/02 chi tiền mua văn phòng
phẩm quý 1, số tiền là 250.000 đồng.
- Ngày 04/02/2013 theo phiếu chi PC-130/02 thanh toán chi phí tiếp
khách số tiền là 2.300.000 đồng.
- Ngày 08/02/2013 theo phiếu chi PC-158/02 quyết toán chi phí văn
phòng số tiền là 20.932.546 đồng.
- Ngày 11/02/2013 theo phiếu chi PC-164/02 thanh toán phí đi công tác
với số tiền là 2.000.000 đồng.
- Ngày 13/02/2013 theo phiếu chi PC-170/02 chi phí Ban Giám Đốc tiếp
khách, số tiền là 1.387.000 đồng.
- Ngày 15/02/2013 theo giấy báo nợ của ngân hàng BN-65/02 thanh toán
phí ngân hàng với số tiền 90.909 đồng.
- Ngày 26/02/2013 theo phiếu chi PC-178/02 chi tiền vệ sinh sạc ga máy
tính với số tiền 920.000 đồng.
- Ngày 28/02/2013 theo chứng từ PK-33/02 trích quỹ trả lương tháng 2,
với số tiền 23.391.192 đồng.
- Ngày 28/02/2013 theo chứng từ PK-39/02 trích tiền ăn ca tháng 2, với
số tiền là 28.958.000 đồng.
- Bút toán tổng hợp chi phí QLDN của công ty tháng 02 năm 2013:
Nợ TK 642: 380.982.118
Có TK 111: 91.000.000
Có TK 112: 10.156.522
Có TK 1388: 990.557
Có TK 214: 23.988.589
Có TK 242: 2.104.330
Có TK 311: 12.000.000
Có TK 333: 111.235.157
Có TK 334: 109.083.177
Có TK 338: 20.423.786
-51-
4.4.4 Trích Sổ cái Tài khoản 642 tháng 2 năm 2013
Cty CP Sản Xuất VLXD Kiên Giang
Đ/c: Xã Thổ Sơn, Huyện Hòn Đất, Kiên Giang
Mẫu số S03b-D
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI
Tháng 02 năm 2013
Tên Tài Khoản: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Số hiệu: 642
Ngày
ghi sổ
A
Chứng từ
Số
Ngày,
hiệu tháng
B
C
NKC
TK
Trang STT đối
sổ dòng ứng
E
G
H
Diễn giải
D
Số tiền
Nợ
Có
1
2
- Số dư đầu năm
- Số phát sinh trong tháng
1/2
2/2
4/2
8/2
11/2
13/2
15/2
26/2
28/2
28/2
BN-58
PC-102
PC-130
PC-158
PC-164
PC-170
BN-65
PC-178
PK-33
PK-39
28/2 TD
1/2
2/2
4/2
8/2
11/2
13/2
15/2
26/2
28/2
28/2
Phí ngân hàng
Chi tiền mua VP phẩm q1
Chi phí BGĐ tiếp khách
Quyết toán chi phí văn phòng
Thanh toán phí đi công tác
Chi phí BGĐ tiếp khách
Phí ngân hàng
Chi tiền vệ sinh
Trích quỹ trả lương T2
Trích tiền ăn ca T2/2013
28/2 K/c chi phí QLDN
- Cộng số phát sinh tháng
- Số dư cuối tháng
- Cộng lũy kế từ đầu quý
112
111
111
111
111
111
112
111
334
334
20.000
250.000
2.300.000
20.932.546
2.000.000
1.387.000
90.909
920.000
23.391.192
28.958.000
380.982.118
380.982.118 380.982.118
4.5 KẾ TOÁN DOANH THU TÀI CHÍNH VÀ CHI PHÍ TÀI CHÍNH
4.5.1 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
4.5.1.1 Chứng từ sử dụng:
- Sổ cái tài khoản 515
- Tài khoản sử dụng: 112, 515
- Phiếu chi, phiếu khác
4.5.1.2 Quy trình luân chuyển chứng từ:
- Tại phòng kế toán nhận được hóa đơn (chứng từ gốc) kế toán tiến hành
lập phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất hay phiếu khác.
-52-
- Kế toán sau khi nhận được hóa đơn sẽ tiến hành kiểm tra xem chứng từ
có hợp lệ không, các số liệu ghi trên chứng từ có đúng hay không. Sau đó kế
toán sẽ tiến hành hạch toán vào đúng nhiệm vụ kế toán của mình.
Căn cứ vào các chứng từ, phiếu thu và phiếu chi hay phiếu khác từ đó kế
toán vào sổ quỹ, sổ cái, sổ chi tiết và các sổ có liên quan.
4.5.1.3 Trích một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 2/2013
- Ngày 19/02/2013 theo chứng từ BC-144/02 thu lãi tiền gửi Ngân Hàng
Đầu Tư & Phát Triển Công Nghiệp Kiên Giang số tiền là 279.514 đồng.
- Ngày 24/02/2013 theo chứng từ PT-122/02 thu tiền sinh hoạt với số
tiền là 24.000 đồng
- Ngày 28/02/2013 theo chứng từ BC-142/02 thu lãi tiền gửi tại Ngân
Hàng Công Thương PGD Hòn Đất số tiền là 66.819 đồng.
- Ngày 28/02/2013 theo chứng từ BC-143/02 thu lãi tiền gửi tại Ngân
Hàng Phát Triển nông Thôn Hòn Đất số tiền là 110.186 đồng.
- Ngày 28/02/2013 theo chứng từ BC-144/02 thu lãi tiền gửi tại Ngân
Hàng Sài Gòn Thương Tín PGD Hòn Đất số tiền là 446.400 đồng.
- Ngày 28/02/2013 theo chứng từ BC-145/02 thu lãi tiền gửi tại Ngân
Hàng Nông Nghiệp Hòn Đất số tiền là 11.480.000 đồng.
- Bút toán tổng hợp chi phí hoạt động tài chính của công ty tháng 2/2013
Nợ TK 112: 12.588.707
Có TK 511: 12.588.707
-53-
4.5.1.4 Sổ cái Tài khoản 515 tháng 2 năm 2013
Cty CP Sản Xuất VLXD Kiên Giang
Đ/c: Xã Thổ Sơn, Huyện Hòn Đất, Kiên Giang
Mẫu số S03b-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI
Tháng 02 năm 2013
Tên Tài Khoản: Doanh thu hoạt động tài chính
Số hiệu: 515
Ngày
ghi sổ
A
Chứng từ
Số
hiệu
B
NKC
Ngày,
tháng
C
TK
Trang STT đối
sổ dòng ứng
E
G
H
Diễn giải
D
Số tiền
Nợ
Có
1
2
- Số dư đầu năm
- Số phát sinh trong tháng
19/2
24/2
28/2
28/2
28/2
28/2
BC-114
PT-122
BC-142
BC-143
BC-144
BC-145
28/2 TD
19/2
24/2
28/2
28/2
28/2
28/2
Thu lãi tiền gửi NH ĐT&PTCN-KG
Thu tiền sinh hoạt
Thu lãi tiền gửi NH CT PGD-HĐ
Thu lãi tiền gửi NH PTNT Hòn Đất
Thu lãi tiền gửi NH SGTT PGD-HĐ
Thu lãi tiền gửi NH NN Hòn Đất
28/2 K/c doanh thu tài chính
- Cộng số phát sinh tháng
- Số dư cuối tháng
- Cộng lũy kế từ đầu quý
112
111
112
112
112
112
279.514
24.000
66.819
110.186
446.400
11.480.000
911 12.588.707
12.588.707 12.588.707
4.5.2 Kế toán chi phí tài chính
4.5.2.1 Chứng từ sử dụng:
- Sổ cái tài khoản 635
- Tài khoản sử dụng: 112, 635
- Giấy báo nợ
4.5.2.2 Quy trình luân chuyển chứng từ:
- Tại phòng kế toán nhận được hóa đơn (chứng từ gốc) kế toán tiến hành
lập phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất hay phiếu khác.
- Kế toán sau khi nhận được hóa đơn sẽ tiến hành kiểm tra xem chứng từ
có hợp lệ không, các số liệu ghi trên chứng từ có đúng hay không. Sau đó kế
toán sẽ tiến hành hạch toán vào đúng nhiệm vụ kế toán của mình.
Căn cứ vào các chứng từ, phiếu thu và phiếu chi hay phiếu khác từ đó kế
toán vào sổ quỹ, sổ cái, sổ chi tiết và các sổ có liên quan.
-54-
4.5.2.3 Trích một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 2/2013
- Ngày 1/02 theo chứng từ BN-60/02 trích TKTG trả lãi vay Ngân Hàng
Ngoại Thương Kiên Giang số tiền là 467.953 đồng.
- Ngày 12/02 theo chứng từ BN-69/02 thanh toán phí trả tiền theo hóa
đơn giao kho cho công ty TNHH SXDVTM Võ Minh Nga, với số tiền là
333.333 đồng.
- Ngày 16/02 theo chứng từ BN-78/02 trả lãi tiền vay Ngân Hàng Nông
Thôn Kiên Giang số tiền là 1.917.542 đồng.
- Ngày 25/02 theo chứng từ BN-89/02 trả lãi tiền vay Ngân Hàng Đầu
Tư & Phát Triển Công Nghiệp Kiên Giang số tiền là 4.707.779 đồng.
- Ngày 27/02 theo chứng từ BN-91/02 trích TKTG trả lãi tiền vay Ngân
Hàng Ngoại Thương Kiên Giang số tiền là 45.211 đồng.
- Ngày 28/02 theo chứng từ BN-93/02 trích TKTG trả lãi tiền vay Ngân
Hàng Vietcombank số tiền là 139.563.558 đồng.
- Ngày 28/02 theo chứng từ BN-94/02 trích TKTG trả lãi tiền vay Ngân
Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Hòn Đất, với số tiền là
11.733.333 đồng.
- Bút toán tổng hợp doanh thu hàng bán của công ty tháng 02 năm 2013:
Nợ TK 635: 259.069.064
Có TK 112: 259.069.064
-55-
4.5.2.4 Trích Sổ cái Tài khoản 635 tháng 2 năm 2013
Cty CP Sản Xuất VLXD Kiên Giang
Đ/c: Xã Thổ Sơn, Huyện Hòn Đất, Kiên Giang
Mẫu số S03b-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI
Tháng 02 năm 2013
Tên Tài Khoản: Chi phí tài chính
Số hiệu: 635
Ngày
ghi sổ
A
Chứng từ
Số Ngày,
hiệu tháng
B
C
NKC
TK
Trang STT đối
sổ dòng ứng
Diễn giải
D
E
G
H
Số tiền
Nợ
Có
1
2
- Số dư đầu năm
- Số phát sinh trong tháng
1/2
12/2
16/2
25/2
27/2
28/2
28/2
BN-60
BN-69
BN-78
BN-89
BN-01
BN-93
BN-94
28/2 TD
1/2
12/2
16/2
25/2
27/2
28/2
28/2
Trả lãi vay NH Ngoại Thương KG
Phí trả tiền theo hóa đơn giao kho
Trả lãi vay NH Nông Thôn KG
Trả lãi vay NHĐT & PTCN KG
Trả lãi vay NH Ngoại Thương KG
Trả lãi vay NH Công Thương HĐ
Trả lãi vay NHNN & PTNT HĐ
28/2 K/c chi phí tài chính
- Cộng số phát sinh tháng
- Số dư cuối tháng
- Cộng lũy kế từ đầu quý
112
467.953
112
333.333
112
1.917.542
112
4.707.779
112
45.211
112 139.563.558
112 11.733.333
911
259.069.064
259.069.064 259.069.064
4.6 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THU NHẬP KHÁC VÀ CHI PHÍ KHÁC
4.6.1 Kế toán các khoản thu nhập khác
4.6.1.1 Chứng từ sử dụng:
- Sổ cái tài khoản 711
- Tài khoản sử dụng: 111, 131, 3331, 711
- Hóa đơn giá trị gia tăng
4.6.1.2 Quy trình luân chuyển chứng từ:
- Tại phòng kế toán nhận được hóa đơn (chứng từ gốc) kế toán tiến hành
lập phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất hay phiếu khác.
- Kế toán sau khi nhận được hóa đơn sẽ tiến hành kiểm tra xem chứng từ
có hợp lệ không, các số liệu ghi trên chứng từ có đúng hay không. Sau đó kế
toán sẽ tiến hành hạch toán vào đúng nhiệm vụ kế toán của mình.
-56-
Căn cứ vào các chứng từ, phiếu thu và phiếu chi hay phiếu khác từ đó kế
toán vào sổ quỹ, sổ cái, sổ chi tiết và các sổ có liên quan.
4.6.1.3 Trích một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 2/2013
- Ngày 01/02/2013 theo chứng từ HD-8370/02 thu tiền điện chia hơi cho
Bãi Mới, số tiền là 21.600.000 đồng, thuế GTGT 10%.
- Ngày 06/02/2013 theo chứng từ HD-8373/02 thu tiền điện chia hơi cho
Trà Đuốc, số tiền là 16.320.000 đồng, thuế GTGT 10%.
- Ngày 25/02/2013 theo chứng từ HD-8600/02 thu tiền cho thê nhà, số
tiền là 500.000 đồng, thuế GTGT 10%.
- Ngày 27/02/2013 theo chứng từ HD-8699/02 thu tiền điện chia hơi Bãi
Mới, số tiền là 13.560.000 đồng, thuế GTGT 10%.
- Ngày 27/02/2013 theo chứng từ HD-8711/02 thu tiền điện sinh hoạt, số
tiền là 598.182 đồng, thuế GTGT 10%.
- Ngày 28/02/2013 theo chứng từ HD-8765/02 thu tiền điện chia hơi cho
Bãi Mới, số tiền là 10.800.000 đồng, thuế GTGT 10%.
- Ngày 28/02/2013 theo chứng từ HD-8766/02 thu tiền cho thuê mặt
bằng số tiền là 1.818.182 đồng.
- Bút toán tổng hợp doanh thu khác của công ty tháng 02 năm 2013:
Nợ TK 111: 2.223.600
Nợ TK 131: 119.838.364
Có TK 711: 122.061.964
-57-
4.6.1.4 Trích Sổ cái Tài khoản 711 tháng 2 năm 2013
Cty CP Sản Xuất VLXD Kiên Giang
Đ/c: Xã Thổ Sơn, Huyện Hòn Đất, Kiên Giang
Mẫu số S03b-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI
Tháng 02 năm 2013
Tên Tài Khoản: Thu nhập khác
Số hiệu: 711
Ngày
ghi sổ
Chứng từ
NKC
Số
hiệu
Ngày,
tháng
Diễn giải
B
C
D
A
1/2 HD-8370
1/2
6/2 HD-8373
6/2
25/2 HD-8600 25/2
27/2 HD-8699 27/2
28/2 HD-8765 28/2
28/2 HD-8766 28/2
28/2 TD
TK
Trang STT đối
sổ dòng ứng
E
- Số dư đầu năm
- Số phát sinh trong tháng
Điện chia hơi Bãi Mới
-Thuế GTGT
Điện chia hơi Trà Đuốc
-Thuế GTGT
Thu tiền cho thuê nhà
-Thuế GTGT
Điện chia hơi Bãi Mới
-Thuế GTGT
Điện chia hơi Bãi Mới
-Thuế GTGT
Tiền cho thuê mặt bằng
-Thuế GTGT
28/2 K/c thu nhập khác
- Cộng số phát sinh tháng
- Số dư cuối tháng
- Cộng lũy kế từ đầu quý
G
H
Số tiền
Nợ
Có
1
2
131
3331
131
3331
131
3331
131
3331
131
3331
131
3331
21.600.000
2.160.000
16.320.000
1.632.000
500.000
50.000
13.560.000
1.356.000
10.800.000
1.080.000
1.818.182
181.818
911
122.061.964
122.061.964 122.061.964
4.6.2 Kế toán các khoản chi phí khác
4.6.2.1 Chứng từ sử dụng:
- Sổ cái tài khoản 811
- Tài khoản sử dụng: 152, 1388, 311, 811
- Phiếu xuất kho, giấy báo nợ, phiếu khác
4.6.2.2 Quy trình luân chuyển chứng từ:
- Tại phòng kế toán nhận được hóa đơn (chứng từ gốc) kế toán tiến hành
lập phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất hay phiếu khác.
-58-
- Kế toán sau khi nhận được hóa đơn sẽ tiến hành kiểm tra xem chứng từ
có hợp lệ không, các số liệu ghi trên chứng từ có đúng hay không. Sau đó kế
toán sẽ tiến hành hạch toán vào đúng nhiệm vụ kế toán của mình.
Căn cứ vào các chứng từ, phiếu thu và phiếu chi hay phiếu khác từ đó kế
toán vào sổ quỹ, sổ cái, sổ chi tiết và các sổ có liên quan.
4.6.2.3 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 2 năm 2013
- Ngày 23/02/2013 theo chứng từ PX-358/02 xuất nhớt cho đội khai thác
số 1, với số tiền là 2.065.212 đồng.
- Ngày 28/02/2013 theo chứng từ BN-99/02 thanh toán tiền điện tháng 2
số tiền là 37.311.000 đồng.
- Ngày 28/02/2013 theo chứng từ PK-38/02 tiền điện sinh hoạt tháng 1
năm 2013, với số tiền 541.818 đồng.
4.6.2.4 Sổ cái Tài khoản 811 tháng 2 năm 2013
Cty CP Sản Xuất VLXD Kiên Giang
Đ/c: Xã Thổ Sơn, Huyện Hòn Đất, Kiên Giang
Mẫu số S03b-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI
Tháng 02 năm 2013
Tên Tài Khoản: Chi phí khác
Số hiệu: 811
Ngày
ghi sổ
A
Chứng từ
Số
Ngày,
hiệu tháng
B
C
NKC
TK
Trang STT đối
sổ dòng ứng
E
G
H
Diễn giải
D
Số tiền
Nợ
Có
1
2
- Số dư đầu năm
- Số phát sinh trong tháng
23/2 PX-358 23/2 Xuất nhớt cho đội khai thác số 1
28/2 BN-99 28/2 Thanh toán tiền điện T02
28/2 PK-38 28/2 Tiền điện sinh hoạt chi nhánh
khai thác Trà Đuốc
28/2 TD
28/2
K/c chi phí khác
- Cộng số phát sinh tháng
- Số dư cuối tháng
- Cộng lũy kế từ đầu quý
152
311
1388
911
-59-
2.065.212
37.311.000
541.818
39.918.030
39.918.030 39.918.030
4.7 KẾ TOÁN CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
4.7 1 Chứng từ sử dụng:
- Sổ cái tài khoản 821
- Tài khoản sử dụng: 821, 911
- Tờ tự kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp
4.7.2 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 2 năm 2013
- Ngày 28/02/2013 kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp tháng 02 với số
tiền là 71.219.044 đồng.
- Bút toán tổng hợp chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tháng 2/2013
Nợ TK 821: 100.219.680
Có TK 334: 100.219.680
4.7.3 Sổ cái Tài khoản 821 tháng 2 năm 2013
Cty CP Sản Xuất VLXD Kiên Giang
Đ/c: Xã Thổ Sơn, Huyện Hòn Đất, Kiên Giang
Mẫu số S03b-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI
Tháng 02 năm 2013
Tên Tài Khoản: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Số hiệu: 821
Ngày
ghi sổ
A
Chứng từ
Số Ngày,
hiệu tháng
B
C
NKC
Trang STT
sổ
dòng
E
G
Diễn giải
D
TK
đối
ứng
H
Số tiền
Nợ
Có
1
2
- Số dư đầu năm
- Số phát sinh trong tháng
28/2
28/2
28/2
TD
28/2
Thuế thu nhập doanh
nghiệp T02
821
K/c chi phí thuế TNDN
- Cộng số phát sinh tháng
- Số dư cuối tháng
- Cộng lũy kế từ đầu quý
-60-
911
100..219.680
100.219.680
100.219.680 100.219.680
4.8 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
4.8.1 Chứng từ sử dụng:
- Sổ cái tài khoản 911
- Tài khoản sử dụng: 511, 515, 711, 632, 635, 641, 642, 811, 821, 421
- Cuối mỗi kỳ kế toán, kế toán tập hợp doanh thu và kết chuyển vào bên
Có TK 911, còn chi phí thì kết chuyển vào bên Nợ TK 911, để xác định kết
quả kinh doanh trong kỳ kế toán đó.
4.8.2 Sổ cái Tài khoản 911 tháng 2 năm 2013
Cty CP Sản Xuất VLXD Kiên Giang
Đ/c: Xã Thổ Sơn, Huyện Hòn Đất, Kiên Giang
Mẫu số S03b-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI
Tháng 02 năm 2013
Tên Tài Khoản: Kết quả kinh doanh
Số hiệu: 911
Chứng từ
Ngày
ghi sổ
A
NKC
Số
hiệu
Ngày,
tháng
Diễn giải
B
C
D
TK
Trang STT đối
sổ dòng ứng
E
G
H
Số tiền
Nợ
Có
1
2
- Số dư đầu năm
- Số phát sinh trong tháng
28/2
28/2
28/2
28/2
28/2
28/2
28/2
28/2
28/2
28/2
TD-510
TD-520
TD-701
TD-6GG
TD-6EB
TD-T03
TD-T17
TD-801
TD-T38
TD-Z11
28/2
28/2
28/2
28/2
28/2
28/2
28/2
28/2
28/2
28/2
Kết chuyển doanh thu thuần
Kết chuyển doanh thu tài chính
Kết chuyển thu nhập khác
Kết chuyển giá vốn hàng bán
Kết chuyển chi phí tài chính
Kết chuyển chi phí bán hàng
Kết chuyển chi phí QLDN
Kết chuyển chi phí khác
Kết chuyển chi phí thuế TNDN
Kết chuyển lãi
- Cộng số phát sinh tháng
- Số dư cuối tháng
- Cộng lũy kế từ đầu quý
511
4.904.889.664
515
12.588.707
711
122.061.964
632 3.736.462.708
635 259.069.064
641 222.229.696
642 380.982.118
811
39.918.030
821 100.219.680
421 300.659.039
5.039.540.335 5.039.540.335
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong các sổ cái được trích dẫn
từ Sổ Nhật Ký Chung, xem phần phụ lục (Phụ lục 1)
-61-
4.8.3 Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty tháng 2 năm 2013
Bảng 4.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tháng 2 năm 2013
Đơn vị tính: VNĐ
Mã Thuyết
CHỈ TIÊU
Tháng 02
số minh
1
2
3
4
4.904.889.664
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
01 VI.25
2. Các tài khoản giảm trừ doanh nghiệp
02
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
4.904.889.664
10
(10 = 01 - 02)
3.736.462.708
4. Giá vốn hàng bán
11 VI.27
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
20
1.168.426.956
(20 = 10 – 11)
12.588.707
6. Doanh thu hoạt động tài chính
21 VI.26
259.069.064
7. Chi phí tài chính
22 VI.28
- Trong đó: chi phí lãi vay
23
259.069.064
8. Chi phí bán hàng
24
222.229.696
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10. Lợi nhuận thuần về hoạt động kinh doanh
[(30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)]
11. Thu nhập khác
25
380.982.118
30
318.734785
31
122.061.964
12. Chi phí khác
32
39.918.030
13. Lợi nhuận khác (40 = 31-32)
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30+40)
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60 = 50 – 51 – 52)
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*)
40
50
51
52
60
70
82.143.934
400.878.719
100.219.680
VI.30
VI.31
300.659.039
115,20
Nguồn: Bảng báo cáo tài chính của công ty Sản xuất VLXD Kiên Giang, 2013
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Hòn Đất, ngày 28 tháng 02 năm 2013
Kế toán trưởng
Giám đốc
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên, đóng dấu)
-62-
Bảng 4.2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2010 đến 2012 của công ty Sản xuất VLXD Kiên Giang
Đvt: 1000 đồng
Chỉ tiêu
1. Doanh thu BH và CCDV
2. Các khoản giảm trừ
3. Doanh thu thuần
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác
14. Tổng lợi nhuận trước thuế
15. Chi phí thuế TNDN
16. Lợi nhuận sau thuế TNDN
2010
72.677.563
217.854
72.459.708
51.729.340
20.730.368
316.137
2.355.130
1.252.557
4.657.862
12.780.955
1.528.109
881.618
646.490
13.427.445
1.832.569
11.594.876
Năm
2011
80.369.062
89.314
80.279.748
60.389.804
19.889.943
425.793
3.361.764
1.562.786
4.932.300
10.458.886
1.055.089
460.017
595.071
11.053.958
(1.084.935)
12.138.893
2012
84.420.498
283.031
84.137.466
62.396.055
21.741.411
226.749
3.787.044
2.613.772
5.285.924
10.281.420
825.038
105.275
719.762
11.001.182
541.372
10.459.810
Chênh lệch 2011/2010
Giá trị
%
7.691.499
10,6
(128.540)
(59)
7.820.040
10,8
8.660.464
16,7
(840.425)
(4,05)
109.656
34,6
1.006.634
42,7
310.229
24,8
274.438
5,9
(2.322.069)
(18,1)
(473.020)
(30,9)
(421.601)
(47,8)
(51.419)
(8)
(2.373.487)
(17,7)
(2.917.504) (159,2)
544.017
4,7
Nguồn: Bảng báo cáo tài chính của công ty Sản xuất VLXD Kiên GIang, 2010- 2012
- HĐKD: Hoạt động kinh doanh
- TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
-63-
Chênh lệch 2012/2011
Giá trị
%
4.051.436
5,04
193.717
216,9
3.857.718
4,8
2.006.251
3,3
1.851.468
9,3
(199.044)
(46,8)
425.280
12,7
1.050.986
67,2
353.624
7,1
(177.466)
(1,7)
(230.051)
(21,8)
(354.742)
(77,1)
124.691
21
(52.776)
(0,5)
1.626.307
149,9
(1.679.083)
(13,8)
4.9 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG KIÊN GIANG
4.9.1 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến 2012 của công
ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng Kiên Giang
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm của công ty
(xem trang 63), ta thấy rằng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công
ty qua 3 năm đều tăng. Tuy nhiên khoản doanh thu này tăng biến động không
ổn định, năm 2011 doanh thu tăng khá cao so với năm 2010, với mức tăng
7.691.499 ngàn đồng, tương ứng với 10,6%. Nhưng đến năm 2012, doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty bắt đầu tăng chậm lại với mức tăng
chỉ còn 4.051.436 ngàn đồng, tương ứng với 5,04% so với năm 2011.
Tuy doanh thu tăng nhưng tình hình chi phí của công ty có chiều hướng
tăng cao. Năm 2011, giá vốn hàng bán của công ty là 60.389.804 ngàn đồng
tăng 8.660.464 ngàn đồng, tương ứng với 16,7% so với năm 2010. Năm 2012
giá vốn hàng bán là 62.396.055 ngàn đồng, tăng 2.006.251 ngàn đồng, tương
ứng với 3,3% so với năm 2011. Bên cạnh sự gia tăng của giá vốn hàng bán thì
chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng lên. Trong đó chi
phí bán hàng tăng lên khá cao, do công ty chưa có chính sách tiết kiệm chi phí
hợp lý. Ngoài ra công ty còn sử dụng vốn vay ngắn hạn nhiều mà lãi suất ngân
hàng lại tăng trong những năm gần đây, làm chi phí tài chính tăng lên, nên các
khoản lợi nhận từ hoạt động tài chính luôn bị lỗ.
Nhìn chung qua 3 năm tốc độ tăng doanh thu cao nhưng tốc độ tăng chi
phí cao hơn nên lợi nhuận hoạt động kinh doanh qua 3 năm đều giảm. Lợi
nhuận của công ty chủ yếu là khoản đóng góp từ lợi nhuận hoạt động kinh
doanh, các khoản lợi nhuận khác không cao. Tốc độ giảm của lợi nhuận từ
hoạt động kinh doanh đã làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty giảm qua các
năm. Năm 2011 lợi nhuận sau thuế tăng so với năm 2010 là 544.017 ngàn
đồng, tương ứng 4,7%, nguyên nhân là do chính sách hỗ trợ thuế thu nhập
doanh nghiệp của chính phủ nên công ty được hoàn thuế TNDN với số tiền
1.084.935 ngàn đồng. Trong năm 2012, lợi nhuận sau thuế giảm 1.679.083
ngàn đồng, tương ứng với 13,8% so với năm 2011. Do các khoảng chi phí thuế
tài nguyên, phí môi trường, vật liệu, xúc, ban, vận chuyển đều tăng đã đẩy giá
vốn tăng đột biến, làm cho lợi nhuận của công ty giảm mạnh trong năm.
Để thấy rõ hơn tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm
2010 - 2012, ta phân tích cụ thể từng yếu tố doanh thu, chi phí, lợi nhuận và sự
ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
-64-
4.9.2 Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lơi nhuận của công ty Sản xuất VLXD Kiên Giang qua 3 năm 2010 - 2012
Bảng 4.3: Tình hình doanh thu chung của công ty qua 3 năm 2010-2012
Chỉ tiêu
Doanh thu thuần từ HĐBH
Doanh thu từ HĐTC
Thu nhập khác
Tổng doanh thu
2010
72.459.708
316.137
1.528.109
74.303.954
Năm
2011
80.279.748
425.793
1.055.089
81.760.630
2012
84.137.466
226.749
825.038
85.189.253
Chênh lệch 2011/1010
Giá trị
%
7.820.040
10,8
109.656
34,7
(473.020)
(30,9)
7.456.676
10,3
Nguồn: Bảng báo cáo tài chính của công ty Sản xuất VLXD Kiên GIang, 2010- 2012
-65-
Đvt: 1000 đồng
Chênh lệch 2012/2011
Giá trị
%
3.857.718
4,8
(199.044)
(46,7)
(230.051)
(21,8)
3.428.623
4,3
4.9.2.1 Phân tích tình hình doanh thu chung của công ty
Từ bảng tình hình doanh thu chung của công ty (xem trang 65) ta
thấy tổng doanh thu của công ty đều tăng qua các năm, tuy nhiên tổng doanh
thu tăng biến động không ổn định, đặc biệt là vào năm 2011, tổng doanh thu
tăng khá cao, với mức tăng lê n đ ế n 7.456.676 ngàn đồng, tương ứng với
1 0 ,3 % so với năm 2010. Nguyên nhân chính là do doanh thu thuần từ hoạt
động bán hàng tăng lên đáng kể. Tổng doanh thu bắt đầu tăng chậm lại vào
năm 2012, với mức tăng là 3.428.632 ngàn đồng, tương ứng với 4,3% so với
năm 2011. Sự tăng chậm lại này là do doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng
tăng ít lại, cộng với sự giảm xuống của doanh thu từ hoạt động tài chính và
thu nhập khác. Điều này ảnh hưởng mạnh đến kết quả hoạt động kinh doanh
của công ty trong năm, vì doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng có tỷ trọng
rất lớn trong tổng doanh thu của công ty.
Doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu hoạt động khác chiếm tỷ
trọng rất nhỏ so với tổng doanh thu của công ty. Và qua ba năm hoạt động ta
thấy hai khoản doanh thu này đều giảm, trong đó doanh thu từ hoạt động
khác có xu hướng giảm mạnh hơn. Thể hiện cụ thể là công ty không tham gia
góp vốn liên doanh, cũng không đầu tư vào các loại chứng khoán ngắn hạn,
do đó hạn chế phần nào thu nhập của công ty.
Năm 2011 doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng tăng cao đạt mức
80.279.748 ngàn đồng, tăng 7.820.040 ngàn đồng so với năm 2010, tương
ứng với 10,8%. Nguyên nhân doanh thu này tăng là do tổng sản lượng tiêu
thụ tăng lên và đạt chỉ tiêu công ty đề ra, bên cạnh đó giá bán bình quân cũng
tương đối ổn định.
Đến năm 2012 thì doanh thu bán hàng tiếp tục tăng nhưng mức tăng thấp
lại đáng e ngại, với mức tăng có 3.857.718 ngàn đồng, tương ứng với 4,8%
so với năm 2011. Mà nhân tố ảnh hưởng chính là do khối lượng tiêu thụ sản
phẩm chính có xu hướng giảm, sản phẩm phụ tăng làm giảm doanh thu. Bên
cạnh đó giá bán bình quân có xu hướng giảm, thông qua đây ta thấy được
ngoài yếu tố sản lượng thì cơ cấu tiêu thụ cũng làm ảnh hưởng đến doanh
thu bán hàng của công ty. Để làm rõ hơn cho tình trạng biến động không ổn
định của doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng, ta phân tích cơ cấu tiêu thu
sản phẩm của công ty qua 3 năm 2010-2012, thông qua bảng số liệu sau:
-66-
Bảng 4.4 Bảng phân tích cơ cấu sản phẩm tiêu thụ Đá năm 2010 - 2012 của công ty SXVL Xây Dựng Kiên Giang
Loại đá
Năm 2010
A
Đá 1x2 (sàng 27)
Đá 1x2 (sàng 25)
Đá 4x6 bóp
Đá 4x6 thả
Đá mi sàng 5x10
Đá 0x4 Loại 1
Đá 0x4 Loại 2
Đá 0x4 Loại 3
Đá mi bụi loại 1
Đá mi bụi loại 2
Đá 1x2 (sàng 19)
Đá 1x2 (sàng 29)
Đá 1x2 (sàng 16)
Cộng
Doanh thu
Giá bán bình quân
1
138.800
35.655
59.333
38.097
6.599
50.220
30.789
7.777
3.017
11.097
64.997
135.000
49.017
508.898
72.677.563.893
142.813,6
Năm 2011
Năm 2012
2
3
146.388
182.784
37.223
34.898
62.280
52.941
41.811
40.843
5.544
11.284
55.994
40.275
26.626
33.003
8.422
17.753
3.642
16.068
12.837
9.324
62.902
52.735
9.900
20.200
67.559
58.481
541.128
570.589
80.369.062.477 84.420.498.195
148.521,4
147.953,3
Tổng
4
467.972
107.776
174.554
120.751
23.427
146.489
90.418
33.952
22.727
33.258
180.634
43.600
175.075
1.620.615
237.467.124.565
146.429,4
Nguồn: phòng kế toán công ty Sản Xuất VLXD Kiên Giang, 2013
-67-
So sánh
So sánh
2012/2010 2012/2011
5 = 2/1
6 =3/1
105%
132%
104%
98%
105%
89%
110%
107%
84%
171%
111%
80%
86%
107%
108%
228%
121%
533%
116%
84%
97%
81%
73%
150%
138%
119%
106%
112%
111%
116%
105%
104%
Khi phân tích tổng thể ta thấy:
Tổng khối lượng tiêu thụ sản phẩm năm 2012 so với năm 2010 đạt 106% tăng
6%, tương đương với lượng là 4.360.653.325
Tổng khối lượng tiêu thụ sản phẩm năm 2012 so với năm 2011 đạt 112% tăng
12% tương đương lượng là 9.644.290.577
Thực tế doanh thu năm 2012 tăng so với năm 2010 là 11% là 7.994.532.028
Thực tế doanh thu năm 2012 tăng so với năm 2011 là 16% là 12.859.049.996
Như vậy khi phân tích từng loại sản phẩm:
Một số sản phẩm chính có xu hướng giảm, sản phẩm phụ tăng làm doanh
thu trong năm 2012 tăng với tốc độ chậm hơn năm 2011.
Giá bán bình quân có xu hướng giảm ở năm 2012, thật ra ngoài yếu tố
sản lượng thì cơ cấu tiêu thụ cũng làm ảnh hưởng đến doanh thu.
4.9.2.2 Phân tích tình hình chi phí chung của công ty
Chi phí là một trong những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận
của công ty. Mỗi một sự tăng, giảm của chi phí sẽ dẫn đến sự tăng hoặc giảm
của lợi nhuận. Do đó chúng ta cần xem xét tình hình thực hiện chi phí một
cách hết sức cẩn thận để hạn chế sự gia tăng và có thể giảm chi phí đến mức
thấp nhất. Đồng nghĩa với việc làm tăng lợi nhuận, năng cao hiệu quả hoạt
động của công ty.
Qua bảng tình hình chi phí chung của công ty (xem bảng trang 71) cho
thấy tình hình thực hiện chi phí của công ty qua 3 năm đều tăng. Năm 2010
tổng chi phí của công ty là 60.876.587 ngàn đồng. Năm 2011 tổng chi phí là
70.706.671 ngàn đồng, tăng so với năm 2010 một khoảng là 9.830.164 ngàn
đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 18,9%. Tổng chi phí năm 2012 là 74.188.070
ngàn đồng, tăng so với năm 2011 một khoảng là 3.481.399 ngàn đồng, tương
ứng tăng 5,7%.
Tổng chi phí của công ty bao gồm chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán
hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính và chi phí hoạt
động khác. Cụ thể tình hình biến động của từng loại chi phí như sau
a. Giá vốn hàng bán:
Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí hàng năm
của công ty chiếm khoảng 85% trong tổng chi phí. Năm 2011 giá vốn hàng
bán của công ty là 60.389.804 ngàn đồng tăng so với năm 2010 một khoảng là
8.660.464 ngàn đồng, tương ứng với 16,7%. Năm 2012 giá vốn hàng bán là
-68-
62.396.055 ngàn đồng tiếp tục tăng hơn năm 2011 một khoảng là 2.006.251
ngàn đồng, tương ứng với 3,3%. Thật ra, giá vốn hàng bán là nhân tố mà công
ty khó có thể chủ động, vì gồm nhiều yếu tố bên trong như: chi phí vật liệu
thuốc nổ cho mỗi lần khai thác hoặc nhiên liệu xăng, dầu, công cụ dụng cụ để
khai thác, chi phí thuế tài nguyên, cũng như chi phí nhân công lao động trực
tiếp trong quá trình khai thác và sản xuất. Mà những chi phí này tăng theo sản
lượng và chất lượng của sản phẩm, đây lại là 2 yếu tố hàng đầu công ty đặt ra
để phục vụ cho khách hàng. Năm 2011 tình hình lạm phát tăng lên nên kéo
theo chi phí giao khoán sản xuất ở mức cao làm chi phí giá vốn của thành
phẩm tăng lên, trong khi đó sản lượng tiêu thụ cũng tăng lên làm giá vốn hàng
bán tăng cao. Năm 2012 công ty trực tiếp tổ chức việc khai thác và sản xuất
nên có thể chủ động tiết kiệm hao phí trong khai thác sản xuất và cũng giảm
chi phí thuê mướn nhân viên giám sát. Mặc khác tình hình lạm phát vẫn còn
giá xăng, dầu và vật tư (hàm nghiền, côn, băng tải, con lăn, sàn) đang tiếp tục
tăng lên. Cộng thêm công trình Sông Kiên đang được đẩy mạnh tiến độ để
hoàn thành đúng theo kế hoạch, nên sản lượng tiêu thụ trong năm cũng tăng
lên. Để giảm chi phí giá vốn công ty cần phải tính toán thật kỹ về chi phí khai
thác, sản xuất, sản lượng sản xuất, chi phí vận chuyển như thế nào cho hợp lý
để không làm chi phí này tăng cao ảnh hưởng lợi nhuận của công ty.
b. Chi phí bán hàng:
Nhìn chung qua 3 năm chi phí bán hàng đều tăng. Nguyên nhân là do
các loại chi phí cấu thành nên chi phí bán hàng đều tăng. Năm 2011 so với
năm 2010 chi phí bán hàng tăng một lượng 310.229 ngàn đồng, tương đương
24,8% và năm 2012 chi phí bán hàng tiếp tục tăng lên một con số đáng kể là
1.050.986 ngàn đồng, tương đương với 67,2%. Nguyên nhân là vì kể từ
năm 2012 công ty quyết định đưa chi phí xúc, ban, vận chuyển đá vào chi
phí bán hàng. Chi phí bán hàng bao gồm chi phí nhiên liệu vận chuyển hàng,
chi phí xúc đá, ban, vận chuyển đá, lương nhân viên bán hàng, chi phí vật tư
sửa chữa máy móc…Trong đó chi phí chiếm tỷ trọng cao là chi phí vận
chuyển hàng và chi phí xúc, bang, vận chuyển đá, mà giá xăng, dầu năm nay
tăng khá cao, đã góp phần đẩy chi phí bán hàng tăng lên vượt bật.
c. Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty qua 3 năm hầu như đều tăng
và ngày càng tăng cao hơn. Năm 2010 chi phí QLDN là 4.657.862 ngàn
đồng, đến năm 2011 chi phí này là 4.932.300 ngàn đồng, tăng 274.438 ngàn
đồng, tương đương với 5,8%, so với năm 2010. Năm 2012 chi phí chi phí
QLDN tăng so với năm 2011 mức tuyệt đối là là 353.624 ngàn đồng, tương
-69-
ứng với 7,1%. Nguyên nhân chi phí này tăng lên là do ảnh hưởng nhiều bởi
nhân tố như chi phí điện, điện thoại, nước và tiền lương nhân viên của công
ty ngày càng tăng theo thời gian. Những năm gần đây Nhà Nước có chính sách
tăng lương cho nhân viên một mặt là đảm bảo cuộc cuộc sống cho người dân
do tình hình lạm phát tăng cao. Mặt khác, để khuyến khích nhân viên làm việc
có hiệu quả thì chính sách tăng lương cho nhân viên là điều cần thiết đối với
mọi doanh nghiệp, mọi công ty và trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh.
Nhìn chung chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty đang ở mức khá
cao, nên Ban quản lý công ty cần tổ chức lại bộ máy quản lý để tiết kiệm chi
phí. Muốn thực hiện được điều này công ty phải xem xét việc sử dụng chi phí
ở từng bộ phận, tiêu biểu như chi phí tiếp khách, chi phí văn phòng phẩm, chi
phí điện, điện thoại, chi phí nước tiêu dùng. Công ty cũng phải có những kế
hoạch, những chiến lược và giải pháp hợp lý hơn.
d. Chi phí hoạt động tài chính
Chi phí tài chính góp phần khá lớn trong tổng chi phí của công ty. Công
ty càng phát triển mạnh nên đòi hỏi nguồn vốn đầu tư vào công ty ngày càng
nhiều, từ đó nhiều chi phí bắt đầu phát sinh nên bắt buộc công ty phải vay
ngân hàng một phần vốn nào đó để đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh
của công ty. Do đó các khoản chi phí tài chính của công ty cũng chiếm tỷ
trọng khá cao trong tổng chi phí.
Chi phí tài chính chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng
phục vụ cho kinh doanh. Trong năm 2011, chi phí tài chính của công ty tăng
khá mạnh, con con số lên tới 3 .361 .764 ngàn đồng, tương ứng tăng
1.006.634 ngàn đồng, với tỷ lệ 42,7% so với năm 2010. Nguyên nhân chính
là do năm nay công ty vay nợ nhiều hơn, trong khi tình trạng lạm phát đang
tăng cao lên đến 18,13%, đã kéo theo khoản lãi vay của công ty tăng lên đáng
chú ý. Đến năm 2012 tình hình lạm phát giảm tương đối mạnh còn 6,81%,
chi phí tài chính tăng nhẹ lại, với mức là 425.280 ngàn đồng, tương ứng tăng
12,7% so với năm 2011. Ta thấy chi phí này có phần tăng ổn định hơn năm
trước, nhưng đây vẫn là con số khá cao ảnh hưởng đến tình hình chi phí chung
của công ty.
Nhìn chung, tình hình chi phí của công ty trong 3 năm qua có khá
nhiều biến động. Mặc dù là ảnh hưởng không quá nghiêm trọng nhưng để
công ty ngày càng đi lên thì sự tăng lên của chi phí trong thời gian qua vẫn là
một đều đáng lo ngại. Công ty cần áp dụng nhiều biện pháp hơn nữa để tiết
kiệm các khoản chi phí, hạn chế những phí tổn để giảm phần nào sự tăng lên
của tổng chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận của công ty.
-70-
Bảng 4.5: Tình hình chi phí chung của công ty qua 3 năm 2010-2012
Năm
2011
2010
Chỉ tiêu
Số tiền
Giá vốn hàng bán
51.729.340
Chi phí hoạt động tài chính
2.355.130
Chi phí bán hàng
1.252.557
Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.657.862
Chi phí khác
881.618
Tổng chi phí
60.876.507
Tỷ
trọng
%
84,97
3,86
2,06
7,65
1,45
100
Số tiền
60.389.804
3.361.764
1.562.786
4.932.300
460.017
70.706.671
2012
Tỷ
Tỷ
trọng
Số tiền
trọng
%
%
85,4 62.396.055 84,1
4,75
3.787.044
5,1
2,2
2.613.772
3,5
7
5.285.924
7,1
0,65
105.275 0,14
100 74.188.070
100
Đvt: 1000 đồng
Chênh lệch
2011/2010
2012/2011
Số tiền
8.660.464
1.006.634
310.229
274.438
(421.601)
9.830.164
%
16,7 2.006.251
42,7
425.280
24,8 1.050.986
5,9
353.624
47,8 (354.742)
18,9 3.481.399
Nguồn: Bảng báo cáo tài chính của công ty Cổ Phần Sản xuất VLXD Kiên GIang, 2010- 2012
-71-
Số tiền
%
3,3
12,7
67,2
7,1
77,1
5,7
4.9.2.3 Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty sản xuất VLXD Kiên
Giang qua 3 năm 2010-2012
Phân tích tình hình lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động
sản xuất kinh doanh. Phân tích tình hình lợi nhuận để thấy được nguyên nhân
và mức độ ảnh hưởng đến việc tăng, giảm lợi nhuận của công ty. Từ đó, công
ty cần đề ra các biện pháp khai thác khả năng kinh doanh tốt hơn nhằm nâng
cao lợi nhuận và giúp hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả tối đa
trong tương lai.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh thì cuối mỗi quý công ty lập báo
quyết toán để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thì lợi nhuận
sau thuế của công ty được tính như sau:
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế là phần lợi nhuận còn lại sau khi đã trừ ra chi phí
và phần thuế thu nhập doanh nghiệp mà công ty phải nộp. Lợi nhuận này
công ty dùng để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, hoặc trích lập các quỹ cho
hoạt động khác của công ty sử dụng.
Nhìn chung qua 3 năm tình hình lợi nhuận sau thuế của Công ty Cổ
Ph ần Sản Xuất VLXD Kiên Giang tăng, giảm không ổn định (xem bảng 4.6
trang 74). Điển hình là mức lợi nhuận sau thuế năm 2011 là 12.138.893 ngàn
đồng, tăng 544.017 ngàn đồng, tương đương với 4,7% so với năm 2010. Đến
năm 2012 lợi nhuận sau thuế giảm 1.679.083 ngàn đồng, tương đương với
giảm 13,8% so với năm 2011. Nhưng thật chất là lợi nhuận của công ty qua 3
năm đều giảm, năm 2011 lợi nhuận tăng là do khoản bù đắp từ thuế TNDN
hoàn lại. Vì những năm gần đây tình hình kinh tế cả nước không ổn định nên
Nhà Nước đã hộ trợ thuế cho một số công ty trong một số ngành nghề kinh
doanh, trong đó có công ty Cổ Phần Sản Xuất VLXD Kiên Giang.
Lợi nhuận sau thuế được hình thành từ 3 khoản lợi nhuận sau: Lợi nhuận
từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt
động khác. Để thấy rõ và cụ thể hơn về tình hình lợi nhuận, ta phân tích từng
yếu tố bên trong ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế của công ty
a. Lợi nhuận thuần từ hoạt động bán hàng
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch từ doanh thu
thuần từ hoạt động bán hàng trừ đi giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi
phí quản lý doanh nghiệp. Xét về chi phí liên quan đến lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh, ta thấy các khoản chi phí này đều tăng lên, đặc biệt năm
2011 so với năm 2010 các khoản chi phí này tăng mạnh. Đã làm lợi nhuận từ
-72-
hoạt động kinh doanh của công ty năm 2011 giảm 1.425.092 ngàn đồng,
tương đương giảm với 9,6%. Đến năm 2012 chi phí bán hàng và chi phí
QLDN tiếp tục tăng lên, nhưng do giá vốn hàng bán tăng lên quá ít so với
năm trước, chính vì thế làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của
công ty tăng lên 446.858 ngàn đồng, tương đương với 3,3%.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là thành phần chủ yếu trong tổng lợi
nhuận của công ty. Qua phần phân tích trên ta thấy qua 3 năm tình hình lợi
nhuận hoạt động bán hàng tăng, giảm không ổn định, cho thấy tình hình chi
phí của công ty cũng tăng, giảm bất thường. Điều này không chỉ ảnh hưởng
đến kết quả kinh doanh của công ty mà còn làm cho việc hoạch định chi phí
của công ty cũng gặp nhiều trở ngại và độ chính xác không chuẩn.
b. Lợi nhuận hoạt động tài chính
Hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là thu từ tiền gửi ngân hàng
và chi trả lãi vay. Dựa vào bảng phân tích lợi nhuân của công ty qua 3
năm cho thấy, hoạt đông tài chính của công ty không mang lại lợi nhuận.
Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty ở mức không cao và bắt
đầu giảm dần sau năm 2011, năm 2012 doanh thu từ hoạt động tài chính còn
226.749 ngàn đồng, giảm 46,8 % so với năm 2011, mức giảm tương ứng là
199.044 ngàn đồng. Bên cạnh đó, chi phí hoạt động tài chính không ngừng
tăng lên và tăng cao ở năm 2011, nguyên nhân là do lạm phát bùng nổ mạnh
vào năm nay làm mức lãi suất tăng lên 12%/năm đối với khoản nợ vay ngắn
hạn. Năm 2012 khoản chi phí này tiếp tục tăng nhưng không cao hơn so với
năm 2011, tuy nhiên chi phí hoạt động tài chính của công ty vẫn ở mức cao
vì việc sử dụng vốn vay để đầu tư máy móc, vật tư, thuốc nổ, nhiên liệu để mở
rộng quy mô sản xuất đã đẩy chi phí lãi vay tăng cao.
Chính điều này đã làm cho lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm liên tục
qua 3 năm. Cụ thể: Lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2010 âm
2.038.993 ngàn đồng, năm 2011 con số này tiếp tục âm nhiều hơn lên đến
2.935.971 ngàn đồng tương đương 4 3 ,9 % so với năm 2010. Năm 2012 lợi
nhuận hoạt động tài chính tiếp tục âm với mức giảm thêm là 624.324 ngàn
đồng, tương đương giảm thêm 21,2% so với năm 2011.
c. Lợi nhuận hoạt động khác
Lợi nhuận hoạt động khác là khoản chênh lệch giữa doanh thu hoạt động
khác và chi phí hoạt động khác. Lợi nhuận hoạt động khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ
trong tổng lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận hoạt động khác của công ty chủ
yếu là khoản thu tiền điện chia hơi.
-73-
Khoản mục lợi nhuận khác của công ty biến động rất bất thường cụ thể
năm 2010 lợi nhuận khác đạt 646.490 ngàn đồng, đến năm 2011 lợi nhuận
này giảm xuống còn 595.071 ngàn đồng, giảm 51.419 ngàn đồng, tương
ứng với 8 % so với năm 2010. Năm 2012 lợi nhuận này tăng đột biến đạt giá
trị là 719.762 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ 21%.
Mặc dù qua 3 năm lợi nhuận có chiều hướng giảm nhưng công ty vẫn
hoạt động có hiệu quả bằng chứng là lợi nhuận sau thuế của công ty qua các
năm đều rất cao. Tuy nhiên lợi nhuận giảm với biên độ lớn thì sẽ gây khó
khăn cho công ty trong việc huy động nguồn vốn. Đồn g thời, trong môi
trường cạnh tranh như ngày nay, giá bán đang có chiều hướng giảm xuống,
sản lượng tiêu thụ các loại sản phẩm không cân đối và không cố định, ảnh
hưởng đến doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty. Vì vậy, công ty cần nổ
lực hơn nữa trong việc nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh và không
ngừng mở rộng quy mô và thị trường nhằm đưa Công ty Cổ phần Sản Xuất
VLXD Kiên Giang trở thành một công ty phát triển vững mạnh hơn trong
lĩnh vực xâydựng.
Bảng 4.6: Tình hình lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2010 - 2012
Đvt: 1000 đồng
Năm
Chỉ tiêu
2010
Lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh
Lợi nhuận từ hoạt
động tài chính
2011
2012
Chênh lệch
2011/2010
Giá trị
%
14.819.949 13.394.857 13.841.715 (1.425.092)
446.858
3,3
(896.978)
(43,9)
719.762
(51.419)
(8)
Lợi nhuận sau thuế 11.594.876 12.138.893 10.459.810
544.017
4,7 (1.679.083) (13,8)
Thu nhập khác
(2.038.993) (2.935.971) (3.560.295)
(9,6)
Chênh lệch
2012/2011
Giá trị
%
646.490
595.071
(624.324) (21,2)
124.691
Nguồn: Bảng báo cáo tài chính của công ty Sản xuất VLXD Kiên GIang, 2010- 2012
4.9.3 Các tỷ số phân tích hoạt động kinh doanh
Các nhà kinh tế luôn quan tâm đến hiệu quả kinh tế vì họ có mục đích
chung là làm thế nào để bỏ ra một đồng vốn kinh doanh thì sẽ thu được nhiều
hơn một đồng lợi nhuận. Vì vậy khả năng sinh lời là căn cứ để đưa ra các
chính sách và quyết định cho đơn vị.
Từ các bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế
toán của công ty trong năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, áp
dụng công thức tính toán của các chỉ tiêu tài chính được bảng số liệu sau:
-74-
21
Bảng 4.7: Các tỷ số lợi nhuận kinh doanh từ năm 2010 đến 2012 của công ty
Sản xuất VLXD Kiên Giang
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm
2010
2011
2012
Doanh thu thuần (1)
1000 đồng
72.459.708
80.279.748 84.137.466
Lợi nhuận ròng (2)
1000 đồng
11.594.876
12.138.893
Tổng Tài Sản (3)
1000 đồng
60.073.265
60.440.144 69.778.776
Vốn chủ sở hữu (4)
1000 đồng
26.454.764
30.487.721 29.331.861
Lãi gộp (5)
1000 đồng
20.730.368
19.889.943 21.741.411
Tỷ suất lợi nhuận ròng /Doanh thu
(ROS)(%)=(2)/(1)
Tỷ suất lợi nhuận ròng /Tổng tài sản
10.459810
%
16
15,1
12,4
%
19,3
20
14,9
%
43,8
39,8
35,6
%
28,6
24,7
25,8
(ROA) (%) =(2)/(3)
Tỷ suất lợi nhuận ròng /Vốn CSH
(ROE) (%) =(2)/(4)
Tỷ suất lãi gộp/ Doanh thu = (5)/(1)
Nguồn: Bảng báo cáo tài chính của công ty Sản xuất VLXD Kiên Giang, 2010-2012
4.9.3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Nhìn chung tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm qua 3 năm. Trong đó,
tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2012 giảm mạnh hơn các năm, giảm còn
12,4%, tức giảm 2,7% so với năm 2011. Nguyên nhân là do tình hình chi phí
tăng mạnh, đặc biệt là chi phí giá vốn và chi phí bán hàng có tốc độ tăng đáng
kể. Do đó dẫn đến tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận giảm xuống làm ảnh
hưởng đến tỷ suất sinh lợi của công ty, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh cũng như uy tín, chất lượng kinh doanh của công ty đối với cổ
đông. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty ở mức không quá thấp
nhưng cũng không cao quá và đang có chiều hướng giảm mạnh, vì vậy công ty
cần có biện pháp khắc phục.
4.9.3.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản được đầu tư,
phản ánh hiệu quả của việc quả lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty. Tỷ
suất này cho biết cứ 100 đồng tài sản ngắn hạn được sử dụng trong sản xuất
-75-
kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp. Tỷ suất này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả.
Qua bảng trên ta thấy tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty tăng, giảm
không ổn định qua các năm. Cụ thể năm 2011 tỷ số này tăng lên là 20 đồng lợi
nhuận, tức tăng 0,7 đồng lợi nhuận so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012 tỷ
số này giảm xuống còn 14,9 đồng, nghĩa là cứ 100 đồng tài sản sẽ giảm đi 5,1
đồng lợi nhuận. Nguyên nhân là vì chi phí lãi vay khá cao, do công ty sử dụng
nhiều nợ hơn trong năm nay. Điều này cho thấy lúc này tốc độ tăng của lợi
nhuận sau thuế chậm hơn tốc độ tăng của tài sản dẫn đến mức độ tăng của tỷ
số lợi nhuận trên tổng tài sản giảm. Vì vậy, trong các năm tới công ty cần có
biện pháp nâng cao hơn nữa việc sử dụng tài sản một cách hiệu quả nhất nhằm
tạo ra lợi nhuận cao hơn, đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản hiệu quả hơn.
4.9.3.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu
tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng phân tích ta thấy tỷ suất này đang
giảm dần theo từng năm, đồng thời cũng thấy được ROE cao hơn ROA gấp
nhiều lần, điều đó cho thấy vốn tự có của công ty là thấp và hoạt động chủ yếu
từ các khoản nợ vay. Năm 2010 cứ 100 đồng vốn thì có 43,8 đồng lợi nhuận
nhưng đến năm 2011 thì 100 đồng vốn chỉ tạo ra được 39,8 đồng lợi nhuận,
giảm 4 đồng lợi nhuận so với năm 2010. Đến năm 2012 thì 100 đồng vốn tự
có tạo ra được 35,6 đồng, giảm 4,2 đồng lợi nhuận so với năm 2011. Điều này
ảnh hưởng mạnh đến việc huy động vốn của công ty trong tương lai. Cho thấy
hiệu quả sử dụng vốn của công ty ngày càng giảm, vì vậy các nhà quản lý nên
tìm biện pháp mới để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn cho công ty.
4.9.3.4 Tỷ suất lãi gộp trên doanh thu
Tỷ số này thể hiện khoản lợi nhuận của công ty trên tổng doanh thu bán
hàng sau khi đã trừ đi giá vốn hàng bán. Từ bảng phân tích ta thấy tỷ số lãi
gộp trên doanh thu có chiều hướng giảm qua các năm, trong đó năm 2011
giảm tương đối mạnh khoảng 3,9% so với năm 2010. Điều này nói lên rằng,
khoảng chi phí giá vốn hàng bán công ty năm nay đặc biệt tăng hơn các năm
khác, mà nguyên nhân chính là do tình hình lạm phát tăng cao lên tới 18,13%
4.9.4 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 6 tháng
đầu năm từ năm 2011 đến năm 2013
Để thấy rõ hơn kết quả hoạt động kinh doanh gần đây nhất của công ty,
tôi tìm hiểu sổ sách kế toán và thu thập số liệu về kết quả kinh doanh 6 tháng
đầu năm 2013, để phân tích so sánh với kết quả hoạt động kinh doanh cùng
kỳ năm 2011 và 2012. Ta có bảng số liệu sau:
-76-
Bảng 4.8: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm năm 2011- 2013 của công ty Sản xuất VLXD Kiên Giang
ĐVT: 1000 đồng
6 tháng đầu năm
Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012
Chỉ tiêu
2011
2012
2013
Giá trị
%
Giá trị
%
1. Doanh thu BH và CCDV
39.748.739 38.657.638 49.581.680 (1.091.100)
(2,7) 10.924.042
28,3
2. Các khoản giảm trừ
84.591
(51.468)
33.123
411.360
(61)
378.237
111,4
3. Doanh thu thuần
39.664.147 38.624.515 49.170.319 (1.039.632)
(2,6) 10.545.804
27,3
4. Giá vốn hàng bán
30.220.781 28.115.688 38.539.641 (2.105.092)
(6,9) 10.423.953
37
5. Lợi nhuận gộp
9.443.366 10.508.826 10.630.677
1.065.459
11,3
121.851
1,2
6. Doanh thu HĐTC
168.232
(120.833)
47.399
149.950
(71,8)
102.551
216,3
7. Chi phí tài chính
1.527.717
296.510
1.824.228
1.603.906
19,4
(220.322)
(12)
8. Chi phí bán hàng
809.884
460.058
1.269.943
2.148.187
56,8
878.244
69
9. Chi phí QLDN
2.403.449
(397.809)
2.005.640
3.323.168
(16,5)
1.317.528
67
10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD
4.870.547
585.866
5.456.413
3.650.571
12 (1.805.842)
(33)
11. Thu nhập khác
718.634
(283.868)
434.765
409.208
(39,5)
(25.557)
(6)
12. Chi phí khác
391.470
(306.099)
85.370
325.217
(78,2)
239.846
381
13. Lợi nhuận khác
327.163
22.231
349.394
83.990
6,8
(265.404)
(76)
14. Tổng lợi nhuận trước thuế
5.197.711
608.097
5.805.808
3.734.561
11,7 (2.071.247)
(36)
15. Chi phí thuế TNDN
(1.462.940)
1.746.112
283.172
37.469
119,4
(245.702)
(87)
16. Lợi nhuận sau thuế TNDN
6.660.651
5.522.636
3.697.091 (1.138.015)
(17) (1.825.544)
(33)
Nguồn: phòng kế toán công ty Sản Xuất VLXD Kiên Giang, 2011-2013
Chú thích: - BH và CCDV: Bán hàng và cung cấp dịch vụ
-
QLDN: Quản lý doanh nghiệp
- HĐTC: Hoạt động tài chính
HĐKD: Hoạt động kinh doanh - TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
-77-
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (trang 77)
nhìn chung ta thấy doanh thu thuần 6 tháng đầu năm của các năm tăng, giảm
với biên độ cao, nhưng lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm của các năm lại
giảm xuống với biên độ không kém. Điều này cho thấy tình hình chi phí trong
kỳ tăng lên qua các năm thật đáng lo, để làm rõ vấn đề ta xem xét cụ thể hơn:
Sáu tháng đầu năm 2012 so với sáu tháng đầu năm 2011, sản lượng tiêu
thụ giảm xuống làm cho doanh thu thuần giảm xuống 1 lượng là 1.039.632
ngàn đồng, tương đương với 2,6%. Và giá vốn hàng bán cũng giảm xuống theo
doanh thu, mức giảm là 2.105.092 ngàn đồng, tương đương với 6,9%. Mà
nguyên nhân làm giá vốn hàng bán giảm mạnh là vì chi phí xúc-bang-vận
chuyển đá bắt đầu từ năm 2012 được chuyển sang chi phí bán hàng chứ không
tính vào giá vốn nữa. Cũng chính điều này, chi phí bán hàng trong kỳ này tăng
lên 460.058 ngàn đồng, tương đương với 56,8%, một con số tương đối cao. Chi
phí QLDN giảm xuống, là do chính sách tiết kiệm chi phí văn phòng của công
ty. Trong khi đó, doanh thu hoạt động tài chính thì giảm xuống, chi phí tài
chính lại tăng lên. Chính vì sự ảnh hưởng của các yếu tố trên làm lợi nhuận sau
thuế 6 tháng đầu năm 2012 giảm xuống với mức là 1.138.015 ngàn đồng, tỷ lệ
giảm tới 17% so với 6 tháng đầu năm 2011.
Nhưng ở 6 tháng đầu năm 2013 thì tình hình doanh thu lại tăng lên với
biên độ khá lớn, doanh thu thuần kỳ này tăng so với kỳ trước là 10.545.804
ngàn đồng, với tỷ lệ là 27,3%. Nguyên nhân doanh thu tăng là do sản lượng
tiêu thụ và chi phí dịch vụ vận chuyển 6 tháng đầu năm 2013 tăng lên. Đồng
thời, giá vốn hàng bán cũng tăng lên vượt trội là 10.423.953 ngàn đồng, tỷ lệ
tăng tới 37%. Cùng với sự tăng lên của giá vốn hàng bán thì chi phí bán hàng
và chi phí QLDN, do tình hình giá xăng, dầu, vật tư, giá điện, nước… giai đoạn
này tăng lên cao, đây là dấu hiệu bất ổn đối với công ty. Trong khi doanh thu
hoạt động tài chính tăng lên 102.551 ngàn đồng, với tỷ lệ tăng 216,3%, chi phí
tài chính giảm xuống 220.322 ngàn đồng, tương đương 12%. Do công ty bắt
đầu giảm sử dụng vốn vay ngắn hạn lại và chú ý nhiều đến việc sử dụng vốn
đầu tư hoạt động tài chính, nhưng khoản lợi nhuận từ hoạt động tài chính qua
các kỳ luôn âm. Sáu tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012, lợi
nhuận sau thuế giảm với mức 1.825.544 ngàn đồng, tỷ lệ giảm tới 33%.
Ta nhận thấy 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012, tốc độ
tăng doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của chi phí nên lợi nhuận sau thuế giảm
xuống. Ngoài yếu tố sản lượng, giá bán thì cơ cấu sản phẩm tiêu thụ cũng
ảnh hưởng đến doanh thu của công ty, điều này thể hiện rõ hơn ở bảng cơ
cấu sản phẩm tiêu thụ đá trong quý II năm 3013
-78-
Bảng 4.9: Bảng phân tích cơ cấu sản phẩm tiêu thụ Đá Quý II Năm 2013 của công ty SXVL Xây Dựng Kiên Giang
Loại đá
A
Đá 1x2 (sàng 27)
Đá 1x2 (sàng 25)
Đá 4x6 bóp
Đá 4x6 thả
Đá mi sàng 5x10
Đá 0x4 Loại 1
Đá 0x4 Loại 2
Đá 0x4 Loại 3
Đá mi bụi loại 1
Đá mi bụi loại 2
Đá 1x2 (sàng 19)
Đá 1x2 (sàng 29)
Đá 1x2 (sàng 16)
Cộng
Doanh thu
Giá bán bình quân
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
1
2
3
11.555,9
12.780,3
9.546,9
3.240,7
3.424,4
2.519,5
5.904,0
5.679,7
5.723,1
4.086,3
2.897,8
1.774,9
453,5
878,5
1.717,5
3.007,5
3.982,0
3.723,0
3.013,3
4.322,4
2.980,5
1.392,6
2.662,5
3.076,8
5.221,5
5.329,8
6.218,7
533,5
797,0
646,0
189,8
65,0
22,0
4.905,5
4.968,0
4.788,0
354,0
277,5
16,0
43.858,1
48.064,9
42.752,9
7.050.255.968 7.685.269.340 6.512.378.895
160.751,5
159.893,6
152.326,0
So sánh T6 So sánh T6
với T4
với T5
4
5 = 2/1
6 =3/2
33.883,1
83%
75%
9.184,6
78%
74%
17.306,8
97%
101%
8.759,0
43%
61%
3.049,5
379%
196%
10.712,5
124%
93%
10.316,2
99%
69%
7.131,9
221%
116%
16.770,0
119%
117%
1.976,5
121%
81%
276,8
12%
34%
14.661,5
98%
96%
647,5
5%
6%
134.675,9
97%
89%
21.247.904.203
92%
85%
157.770,6
95%
95%
Tổng
Nguồn: phòng kế toán công ty Sản Xuất VLXD Kiên Giang, 2013
-79-
Khi phân tích tổng thể ta thấy:
Tổng khối lượng tiêu thụ sản phẩm tháng 6 so với tháng 4 đạt 97% giảm
3% là 211.507.679
Tổng khối lượng tiêu thụ sản phẩm tháng 6 so với tháng 5 đạt 89% giảm
11% là 845.379.627
Thực tế doanh thu tháng 6 giảm so với tháng 4 là 8% là 564.020.477
Thực tế doanh thu tháng 6 giảm so với tháng 5 là 8% là 1.152.790.401
Như vậy khi phân tích từng loại sản phẩm:
Sản phẩm chính có xu hướng giảm, sản phẩm phụ tăng tăng làm giảm
doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2013.
Giá bán bình quân có xu hướng giảm, thật ra ngoài yếu tố sản lượng thì
cơ cấu tiêu thụ cũng làm ảnh hưởng đến doanh thu.
Tóm lại, sản lượng tiêu thu, giá bán, cơ cấu sản phẩm tiêu thụ là một
trong những nguyên nhân chính yếu làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty 6
tháng đầu năm nay giảm xuống.
Nhìn chung qua việc phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của
công ty 6 tháng đầu năm 2013, ta thấy rằng 6 tháng đầu năm nay công ty hoạt
động kém hiệu quả hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 và 2011. Cụ thể là lợi
nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm giảm dần qua các năm. Nguyên nhân chính
yếu là do tình hình biến động giá cả thị trường chung của cả nền kinh, dẫn đến
chi phí phát sinh của công ty tăng lên. Đây là cảnh báo không tốt đối với doanh
nghiệp trong 6 tháng đầu năm nay, để doanh nghiệp nổ lực hơn trong 6 tháng
cuối năm.
-80-
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VLXD KIÊN GIANG
5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA CÔNG TY
- Mặt hàng vật liệu xây dựng của công ty chủ yếu là đá các loại, các vật
liệu thiên nhiên như: đá viên sẵn có, rơm nén chặt, tre, gỗ thừa, đất, gạch
không nung, là những vật liệu có sẵn trong thiên nhiên sẽ giảm được công
đoạn chế biến và xử lý, hơn nữa lại rất kinh tế và không gây ô nhiễm môi
trường lại ít được biết đến và cũng hạn chế sử dụng trong xây dựng hiện nay.
- Trong phương trình Doanh thu – Chi phí = Lợi nhuận, muốn đạt được
lợi nhuận cao thì ngoài việc nâng cao doanh thu, công tác phải làm song song
là giảm chi phí. Giá vốn hàng bán của công ty chiếm tỷ trọng ngày càng cao,
đó là do chi phí khai thác và sản xuất ngày càng tăng. Điển hình như giá xăng,
dầu tăng làm chi phí nhiên liệu trong việc khai thác và vận chuyển hàng tăng
lên, đồng thời giá vật tư như băng tải, côn, con lăn, sàn, hàm nghiền,…đều
tăng lên đồng loạt. Đã làm cho chi phí giá vốn hàng bán tăng lên đáng kể, ảnh
hưởng mạnh đến lợi nhuận của công ty trong những năm gần đây.
- Hiện nay ngày càng có nhiều doanh nghiệp bán vật liệu xây dựng ra
đời, nên việc cạnh tranh càng trở nên căng thẳng khi các doanh nghiệp này bán
phá giá nhằm giành khách hàng. Chính vì thế đã làm cho giá bán bình quân có
xu hướng giảm, ảnh hưởng đến doanh thu hàng bán của công ty.
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty 6 tháng
đầu năm 2013 đang có chiều hướng tăng lên. Nguyên nhân là do tình hình giá
cả thị trường tăng lên đồng loạt, bao gồm: giá điện, nước, cước phí điện thoại,
giá giấy, mực in … đều tăng lên, bên cạnh đó chi phí tiếp khách của Ban Giám
Đốc cũng khá nhiều. Đã góp phần làm tăng chi phí kinh doanh của công ty,
dẫn đến lợi nhuận giảm.
5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CHO CÔNG TY
Qua phân tích kết quả hoạt động kinh yếu tố làm ảnh hưởng đến lợi
nhuận qua các năm là sản lượng, giá bán, kết cấu hàng bán, giá vốn hàng bán,
chi phí bán hàng và chi phí quản lý. Do đó tôi xin đưa ra một số giải pháp làm
tăng sản lượng, tăng giá bán, thay đổi kết cấu hàng bán, kiểm soát được tình
hình tăng giảm của chi phí bán hàng, chi phí quản lý, giá vốn hàng bán để
nâng cao lợi nhuận của công ty.
-81-
5.2.1 Biện pháp tăng sản lượng
- Công ty nên tiếp tục duy trì, củng cố mối quan hệ làm ăn với những
khách hàng lớn và lâu năm, đồng thời không ngừng tìm kiếm khách hàng mới,
khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, khuyến khích, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ
sản phẩm của công ty bằng các biện pháp như: chiết khấu thương mại, chiết
khấu theo thời gian, mua nhiều giảm giá…đối với khách hàng.
- Đây mạnh tiêu thụ ở mảng thị trường giao thông, vận tải (cầu đường).
- Trong thời gian tới công ty nên mở rộng thị trường tiêu thụ trong và
ngoài tỉnh, như: Cần Thơ, Vĩnh Long, Thành Phố HCM…và phát huy mô hình
bán hàng trực tiếp, mở rộng một số cửa hàng bán lẻ của công ty ở những khu
vực này.
- Tiếp tục phát huy mối quan hệ với các đơn vị trong nội bộ Tổng công
ty để cung cấp hàng vào các công trình lớn của Tổng công ty.
5.2.2 Biện pháp tăng giá bán
Trong điều kiện môi trường cạnh tranh gay gắt, quyết liệt của nền kinh
tế thị trường như hiện nay thì khả năng tăng giá bán là vấn đề vô cùng khó
khăn không chỉ riêng đối với công ty cổ phần sản xuất VLXD Kiên Giang mà
đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung.
Vì vậy việc định giá bán phải dựa trên việc theo dõi thường xuyên
tình hình giá cả trên thị trường và trên cơ sở tính toán các định mức chi phí,
từ đó điều chỉnh giá bán phù hợp cho từng loại khách hàng. Công ty cần áp
dụng các mức giá khác nhau tùy theo các đối tượng khách hàng, để một mặc
giữ khách hàng cũ cũng như mời gọi khách hàng mới.
5.2.3 Biện pháp giảm giá vốn
Tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh để giảm giá thành sản phẩm và
tăng lợi nhuận là mục tiêu quan trọng mà bất kỳ công ty nào hoạt động trong
nền kinh tế thị trường cũng cần phải quan tâm thực hiện. Một số giải pháp để
tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất vật liệu
xây dựng Kiên Giang như sau:
- Giao khoán tỷ lệ với chi phí nguyên vật liệu sản xuất cho các đơn vị
trực tiếp khai thác, sản xuất như khoán dầu, điện, vật tư, vật liệu... Định mức
khoán cần phải được xây dựng chi tiết, cụ thể và chặt chẽ cho từng loại sản
phẩm tương ứng với từng loại nguyên vật liệu đầu vào.
- Hạn chế tối đa lượng hàng hoá, nguyên liệu, vật tư, vật liệu tồn kho,
tránh ứ đọng vốn.
-82-
- Xây dựng kế hoạch tiêu thụ và kế hoạch sản xuất phù hợp với tình hình
thiết bị để tăng thời gian thay mới thiết bị, máy móc.
- Nghiên cứu, đầu tư cải tạo và sửa chữa thiết bị nhằm nâng cao năng lực
sản xuất để tiết kiệm chi phí sản xuất.
- Trích lập quỹ dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng
tồn kho.
- Thường xuyên đánh giá tình hình mua sắm nguyên vật liệu để giảm chi
phí mua hàng, xây dựng và ban hành các quy định về công tác quản lý, sử
dụng nguyên vật liệu trong sản xuất, quyết toán hàng tháng để đánh giá tình
hình sử dụng của từng đơn vị.
- Công ty nên phát huy tốt mối quan hệ với các nhà cung cấp vật tư,
thiết bị để mua được với giá rẻ hơn. Thiết lập cho công ty mình nhiều mối
quan hệ, để tạo ra nhiều mối làm ăn. Đồng thời, xây dựng mối liên hệ, hỗ trợ
nhau hai bên cùng có lợi, dù giá vật tư, thiết bị có biến động nhiều thì công
ty cũng chỉ bị tác động nhẹ hơn so với các doanh nghiệp khác.
- Xây dựng định mức tiêu hao nguyên, nhiên liệu, kiểm soát chi phí ở
từng công đoạn sản xuất ra sản phẩm, nâng cao năng suất lao động nhằm
giảm giá thành sản phẩm. Ngoài việc tiết kiệm chi phí tiêu hao cần phải
nâng cao năng suất lao động của con người và máy móc, để tăng
sản lượng sản xuất lên, giảm mức định phí trung b ình trên 1m3 sản
phẩm, nhằm làm giảm chi phí giá vốn của thành phẩm nhập kho.
5.2.4 Thay đổi cơ cấu sản phẩm
Ngày nay việc sản xuất các loại vật liệu xây dựng là một quá trình rất tốn
kém, hơn nữa lại gây nhiều tác động xấu đến môi trường, nhất là môi trường
không khí và môi trường nước.
Những sản phẩm chính của công ty chủ yếu là vật liệu đá các loại, vậy
nên công ty cần bổ sung thêm một vài loại vật liệu thiên nhiên có những đặc
tính tối ưu cho việc xây dựng nhà ở như: đá viên có sẵn, rơm, đất, tre, gỗ thừa,
gạch không nung,…để nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng ngày càng đa dạng
của người tiêu dùng trong và ngoài khu vực.
Cụ thể là tăng cường giới thiệu, quản bá đến khách hàng về những sản
phẩm vật tư mới như: tre, gỗ thừa, gạch không nung hay sản phẩm được làm
từ đất. Đây là những sản phẩm được làm từ những vật liệu có sẵn trong thiên
nhiên sẽ giảm được công đoạn chế biến và sử lý, hơn nữa lại rất kinh tế và
không gây ô nhiễm môi trường. và qua đó công ty lựa chọn đẩy mạnh tiêu thụ
những sản phẩm có giá trị kinh tế cao, để thu được lợi nhuận kinh tế cao hơn.
-83-
5.2.1.5. Giảm chi phí bán hàng
- Hiện nay giá xăng dầu đang biến động không ổn định, giá xăng dầu
kéo theo chi phí vận chuyển, vận hành máy móc thiết bị gia tăng. Vì vậy công
ty cần sử dụng tối đa công suất của phương tiện vận chuyển, tránh sử dụng
lãng phí xe, cũng như tận dụng công suất của các thiết bị đang hoạt động.
- Quản lý chi phí nhiên liệu, vật tư chặt chẽ, nên kiểm tra chặt chẽ nhiên
liệu, vật tư sử dụng trong quá trình khai thác, sản xuất sản phẩm cũng như
kiểm tra về việc nhập, xuất, tồn kho là bao nhiêu, xuất dùng với mục đích gì.
5.2.1.6. Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
- Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp cần xây dựng định mức sử dụng
điện, nước, điện thoại, lập dự toán chi phí ngắn hạn giúp công tác quản lý chi
phí cụ thể hơn. Thực hiện công khai chi phí đến từng bộ phận liên quan để đề
ra biện pháp cụ thể tiết kiệm chi phí chẳng hạn như chi phí văn phòng phẩm,
hoặc đối với chi phí hội hợp, tiếp khách, công ty cần lập ra một biên độ giao
động thích hợp.
- Nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm trong cán bộ, công nhân viên, xây
dựng quy chế thưởng phạt về sử dụng tiết kiệm hay lãng phí tài sản của doanh
nghiệp. Và tuân theo chính sách ban hành của Nhà nước về tiết kiệm điện,
nước: “Tắt khi không sử dụng” chung tay góp sức cho cuộc sống tươi đẹp.
-84-
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Thông qua việc tái hiện lại thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty
trong tháng 2 năm 2013, mà như ta biết tháng 2 là tháng tết vì vậy hầu như
mọi công trình xây dựng đều tạm ngưng và đến giai đoạn này thì chỉ mới bắt
đầu hoạt động lại nên hoạt động kinh doanh của công ty cũng diễn ra chậm và
ít hơn, cộng thêm nền kinh tế thị trường đang gặp khó khăn. Tuy vậy, công ty
hoạt động tương đối ổn định vẫn thu được lợi nhuận, dù khoản lợi nhuận
không cao so với các kỳ trước, nhưng nhìn chung mức lợi nhuận 300.659.039
đồng là một con số tương đối tốt cho kỳ này. Khoản lợi nhuận này không hẳn
là do hoạt động kinh doanh mang lại hoàn toàn, mà cả do hoạt động khác
mang lại. Cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong tháng 02
năm 2013 cũng khá thuận lợi. Với tình hình kinh doanh như hiện nay thì công
ty nên duy trì và phát huy hơn nữa để đem lại kết quả kinh doanh cao hơn.
Qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm,
ta thấy tốc độ tăng doanh thu tuy cao nhưng tốc độ tăng chi phí lại cao hơn,
nên lợi nhuận của công ty qua 3 năm có phần giảm xuống. Tuy vậy công ty
vẫn thu được lợi nhuận ở mức tương đối ổn định qua từng năm, trung bình lợi
nhuận khoảng gần 1 tỷ/tháng. Riêng 6 tháng đầu năm nay, lợi nhuận thu được
không mấy khả quan, mức lợi nhuận giảm xuống so với cùng kỳ năm trước lên
đến 1.825.544 ngàn đồng, đây là dấu hiệu không tốt, ảnh hưởng xấu đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh của công ty trong kỳ và các kỳ tiếp theo. Nguyên
nhân làm lợi nhuận giảm không gì khác ngoài vấn đề chi phí tăng lên không
ổn định. Vậy nên công ty cần phải có biện pháp tăng doanh thu, giảm chi phí
trong thời gian tới, để tăng lợi nhuận hoạt động kinh doanh cũng như đem lại
hiệu quả kinh tế cho công ty và xã hội.
Công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng Kiên Giang là công ty sản
xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng phục vụ cho các công trình cầu đường,
bệnh viện, trường học và nhà ở trong và ngoài tỉnh Kiên Giang. Trong những
năm gần đây mặc dù chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp khác
nhưng tình hình sản xuất kinh doanh của công ty vẫn đảm bảo hiệu quả mang
lại lợi nhuận tương đối cao, bù đắp được các chi phí bỏ vào sản xuất kinh
doanh, tạo lập các quỹ, trả lương cho người lao động góp phần nâng cao đời
sống cho nguời lao động.
-85-
Trong quá trình thực tập tại công ty, em nhận thấy giữa lý thuyết đã học
tại trường và cách hạch toán thực tế tại công ty không có gì khác biệt, cũng
như cách sử dụng các tài khoản để hạch toán và các sổ sách ghi chép.
6.2 KIẾN NGHỊ
- Để hoạt động của công ty được thông suốt, hạn chế được các ảnh
hưởng xấu từ nền kinh tế, Nhà nước cần tạo một môi trường pháp luật chặt
chẽ, ổn định phù hợp với xu thế hội nhập và xu thế phát triển của thị trường.
Cần đảm bảo có sự ổn định về các quy chế tài chính, sau đó là phát triển các
kênh dẫn vốn quan trọng đảm bảo cho nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty.
- Nhà nước cần xây dựng và đảm bảo thực hiện lộ trình tăng giá đá, tránh
để xảy ra tình trạng giá đá tăng trước lộ trình làm cho hoạt động cung ứng của
Công ty bị xáo trộn.
- Mong bàn tay vô hình của Nhà Nước có thể bình ổn giá xăng, dầu làm
giảm chi phí cho công ty cũng như cho ổn định giá cả cho xã hội.
- Trên thị trường đá xây dựng ngày càng gia tăng do sự tăng trưởng của
xã hội và nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng rất lớn và đặt biệt là đối thủ cạnh
tranh ngày càng nhiều. Để có thể cạnh tranh trên thị trường ngoài vấn đề chất
lượng sản phẩm thì nhiệm vụ của doanh nghiệp sản xuất là phải hạ giá thành
sản phẩm, mức hạ giá thành càng nhiều thì khả năng tăng lợi tức càng cao.
- Chi phí quản lý nên chọn một tiêu thức phân bổ hợp lý và áp dụng nhất
quán giữa các kỳ để đảm bảo thông tin có thể so sánh được, nhằm phát hiện
những khoản phí biến động lớn, phát sinh bất thường để tìm nguyên nhân và
biện pháp khắc phục. Hạ thấp chi phí là những vấn đề quan tâm hàng đầu của
công ty và là yếu tố làm gia tăng lợi nhuận. Ngoài những chi phí cố định còn
có những chi phí biến đổi theo mức hoạt động nên có thể cắt giảm những
khoản mục chi phí trong bán hàng và quản lý không cần thiết nếu có thể.
- Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng
Kiên Giang em thấy công ty hoạt động tương đối ổn định, hình thức công tác
tại đơn vị có sự phân công rõ ràng và hợp lý. Tuy nhiên công ty cần có những
biện pháp, phương hướng cụ thể hơn nhằm thúc đẩy cho quá trình sản xuất
kinh doanh cũng như xúc tiến tiêu thu sản phẩm để công ty ngày càng đạt hiệu
quả cao hơn. Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như uy tín, thương
hiệu đá Hòn Sóc của công ty đối với khách hàng.
-86-
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
TS. Nguyễn Minh Kiều, 2006. Tài chính doanh nghiệp. Nhà Xuất Bản
Thống Kê.
2.
Niêm giám thống kê 1995 - 2006. Nhà Xuất Bản Thống Kê.
3.
TS. Trương Đông Lộc, ThS. Trần Bá Trí, Nguyễn Văn Ngân, Nguyễn
Thị Lương, Trương Thị Bích Liên, 2008. Quản Trị Tài Chính, tủ sách Đại
Học Cần Thơ.
4.
TS. Phan Đức Dũng, 2008. Bài tập và bài giải Kế toán tài chính. Hà
Nội: Nhà Xuất Bản Thống Kê.
5.
GVC. Nguyễn Thị Mỵ, TS. Phan Đức Dũng, 2006. Phân tích hoạt động
kinh doanh (lý thuyết, bài tập và bài giải). Hà Nội: Nhà Xuất Bản Thống Kê.
6.
Phạm Thu Hằng, 2007. Phân tích hoạt động kinh tế của các tổ chức
thương nghiệp vật tư. Tạp chí khoa học kinh tế, số 91 - 039, trang 761.
7.
Lê Thị Bích Liễu, 2009. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại chi
nhánh công ty cổ phần Docimexco – Docifish. Luận văn đại học. Đại học Cần
Thơ.
8.
Nguyễn Thị Đan Thùy, 2008. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
tại công ty cổ phần Dược Hậu Giang. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ.
9.
Nguyễn Như Anh, 2007. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của
công ty cổ phần Nông Lâm Sản Kiên Giang. Luân văn đại học. Đại học Cần
Thơ.
10.
Hồ Thị Huỳnh Trang, 2008. Phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty
xây dựng 621 – QK9. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ.
11.
Các chứng từ và sổ sách của công ty Cổ Phần Sản Xuất Vật Liệu Xây
Dựng Kiên Giang
-87-
[...]... động kinh doanh của doanh nghiệp, tôi đã chọn đề tài: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Sản Xuất Vật Liệu Xây Dựng Kiên Giang nhằm tìm hiểu sâu hơn về kế toán xác định kết quả kinh doanh và làm đề tài thực tập tốt nghiệp của mình 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Thực hiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng Kiên. .. hiện tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Vật Liệu Xây Dựng Kiên Giang 1.3.2 Thời gian Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 12/8/2013 - 18/11/2013 -2- Số liệu được sử dụng trong đề tài này là số liệu kế toán thực tế trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Vật Liệu Xây Dựng Kiên Giang 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ Phần. .. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG KIÊN GIANG .64 4.9.1 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến 2012 của công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng Kiên Giang 64 4.9.2 Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lơi nhuận của công ty Sản xuất VLXD Kiên Giang qua 3 năm 2010 - 2012 .65 4.9.2.1 Phân tích tình hình doanh thu chung của công ty. .. định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long” Đề tài sử dụng phương pháp khảo sát tư liệu các giáo trình kết hợp với khảo sát thực tế công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của công ty và dùng phương pháp phân tích để rút ra các kết luận và đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả tại công ty Cổ phần. .. chức công tác kế toán trong cơ chế nói chung và tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh nói riêng -4- CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SƠ LÝ LUẬN 2.1.1 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 2.1.1.1 Khái niệm Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của các ngành sản xuất kinh doanh chính và sản xuất kinh doanh. .. động quan trọng đó là xác định kết quả kinh doanh và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Phần lớn trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì doanh thu đạt được chủ yếu là do quá trình tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm Do đó việc thực hiện hệ thống công tác kế toán về xác định kết quả kinh doanh sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Qua đó biết... hiệu quả của quá trình quản lý và sử dụng vốn của công ty là mục đích cuối cùng mà công ty phải đạt được để công ty tồn tại và phát triển Việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh giúp cho công ty tính toán được chính xác lãi, lỗ của công ty mình từ đó có biện pháp khắc phục và tìm ra phương hướng hạ thấp chi phí để lợi nhuận ngày càng cao trong kinh doanh 2.1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán xác định kết quả. .. .76 4.9.4 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 6 tháng đầu năm từ năm 2011 đến năm 2013 .76 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VLXD KIÊN GIANG .81 5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA CÔNG TY 81 5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CHO CÔNG TY 81 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85 6.1 KẾT LUẬN 85... liệu xây dựng Kiên Giang trong tháng 2 năm 2013 Đồng thời, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 để nhận thấy được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Thực hiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty trong tháng 2 năm 2013, thông qua việc sử dụng phương pháp kế toán để tính toán các con số cụ... thay thế liên hoàn để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 để thấy được kết quả kinh doanh của công ty - Tìm ra những mặt còn hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong hiện tại và tương lai 1.3 PHẠM VI NGHIÊN