ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG VÀ CHẾ PHẨM
PHÂN BÓN LÁ ĐỐI VỚI NĂNG SUẤT VÀ
CHẤT LƯỢNG MÍA ÉP ĐẦU VỤ
ThS. Lê Văn Sự, ThS. Phạm Văn Tùng
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vùng mía Nam bộ chiếm tỷ trọng diện tích lớn (52,1% diện tích mía cả nước),
có điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi cho cây mía phát triển, nhưng mía thu hoạch ở
đầu vụ (từ tháng 9 đến tháng 11) có chữ đường khá thấp, không thuận lợi cho chế biến
đường (tỷ lệ thu hồi 12 - 14 mía/đường). Nguyên nhân cơ bản là do thời gian này trùng
với cuối mùa mưa, lượng mưa còn khá lớn (giao động từ 150 - 300 mm/tháng), không
thuận lợi cho quá trình chín của mía.
Để nâng cao năng suất và chất lượng mía ép đầu vụ cần xây dựng qui trình
thâm canh tổng hợp (giống chín sớm; chế độ bón phân phù hợp; sử dụng các chất điều
hòa sinh trưởng…) là một yêu cầu cấp thiết, nhằm kích thích quá trình sinh trưởng,
phát triển và sự chín của mía đầu vụ ép, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất mía và
chế biến đường.
Để giải quyết những nhu cầu cấp bách trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Ảnh
hưởng của chất điều hòa sinh trưởng và chế phẩm phân bón lá đối với năng suất và
chất lượng mía ép đầu vụ“
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Vật liệu
- Giống mía: VN84-4137
- Đất thí nghiệm: Đất xám bạc màu (Bình Dương)
- Chế phẩm phân bón: K-Humate; Phân bón lá NPK Grow more; GA3
2. Nội dung và phương pháp
Thí nghiệm bao gồm 6 công thức, bố trí theo kiểu khối đầy đủ (RCBD), 3 lần
lặp lại, diện tích ô 60 m2 (4 hàng x 1,2 m x 12,5 m). Theo dõi trên vụ mía tơ trồng vụ
cuối mưa 2005 trên vùng đất gò đồi - đất xám bạc màu ở Bình Dương.
+ CT 1: Đối chứng (phun nước lã).
+ CT 2: Phun K-Humate với liều lượng 2,0 lít/ha/lần phun.
+ CT 3: Phun NPK Grow more (30-10-10) với liều lượng 1,5 kg/ha/lần phun.
+ CT 4: Phun GA3 với liều lượng 27 gr/ha/lần phun.
+ CT 5: Phun K-Humate với liều lượng 2,0 lít/ha/lần phun kết hợp với GA3 với
liều lượng 27 gr/ha/lần phun. Phun nhắc lại 1 tuần sau khi phun đợt 1
+ CT 6: Phun NPK Grow more (30-10-10) với liều lượng 1,5 kg/ha/lần phun
kết hợp với GA3 với liều lượng 27 gr/ha/lần phun. Phun nhắc lại 1 tuần sau khi phun
đợt 1
- Thời gian phun: Cuối tháng 6 đầu tháng 7 khi mía bắt đầu vươn lóng mạnh
- Chỉ tiêu theo dõi: Đánh giá năng suất và chất lượng mía lúc thu hoạch (Bx%;
Pol%; F%; Rs%; AP% và CCS%).
- Xử lý các số liệu thu được bằng trắc nghiệm F trên các chương trình Excell,
Stagraphic 7.0.
171
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Năng suất, chất lượng và năng suất đường
Bảng 1. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng và chế phẩm phân bón lá đến năng
suất và chất lượng của mía đầu vụ ép
Nội dung công thức
Năng suất
(tấn/ha)
Chữ đường
(CCS%)
Năng suất đường
lý thuyết (tấn/ha)
Đối chứng (phun nước lã)
58,9 c
12,37a
7,29 c
Phun K-Humate 2,0 lít/ha
71,2 a
13,46a
9,58 a
Phun NPK(30-10-10) 1,5 kg/ha
64,8 bc
12,94a
8,39 bc
Phun GA3 27 gr/ha
70,2ab
12,27a
8,61 ab
Phun K-Humate + GA3
60,3 c
12,51a
7,54 bc
Phun NPK (30-10-10) + GA3
64,9abc
13,17a
8,55 ab
5,86
12,44
7,83
CV%
Năng suất thu hoạch biến động trong khoảng từ 58,9 tấn/ha đến 71,2 tấn/ha
trong đó cao nhất ở công thức phun K-Hmate đạt 71,2 tấn/ha; kế đến là ở công thức
phun GA3 đạt 70,2 tấn/ha; đều cao hơn và có sự khác biệt có ý nghĩa (P0.05) so với
không phun (58,9 tấn/ha). Ở các công thức phun NPK(30-10-10) 1,5 kg/ha, phun KHumate + GA3 và phun NPK(30-10-10) + GA3 (năng suất tương ứng 64,8; 60,3 và
64,9 tấn/ha) cho năng suất cao hơn nghiệm thức không phun nhưng không có sự khác
biệt có ý nghĩa về mặt thống kê.
Chất lượng mía: Chữ đường (CCS) biến động trong khoảng 12,27 % - 13,46%.
Chữ đường cao nhất ở công thức phun K-Humate đạt 13,46 %; kế đến là ở công thức
phun NPK kết hợp với GA3 đạt 13,17% và thấp nhất ở nghiệm thức phun GA3 27
gr/ha.; 12,27%. Tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( P0.05) giữa các
công thức có phun GA3 và phun chế phẩm bón lá so với không phun.
Năng suất đường lý thuyết ở tất cả các nghiệm thức có phun chất điều hòa sinh
trưởng và chế phẩm phân bón lá cao hơn so với không phun. Năng suất đường lý
thuyết đạt cao nhất ở công thức phun K-Humate đạt 9,58 tấn/ha; kế đến là các công
thức phun GA3 27 gr/ha và phun NPK(30-10-10) + GA3 (tương ứng đạt 8,61 tấn/ha và
8,55 tấn/ha), cao hơn nhiều và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với công thức
không phun (chỉ đạt 7,29 tấn/ha). Ở các công thức phun chất điều hòa sinh trưởng và
chế phẩm phân bón còn lại, năng suất đường lý thuyết không có sự sai có ý nghĩa so
với công thức không phun.
2. Hiệu quả kinh tế
Giống mía VN84-4137 là giống mía chín sớm cho năng suất ổn định và chất
lượng cao. Trong những năm gần đây, giống mía này chiếm một diện tích đáng kể ở
khu vực Đông Nam bộ (25-30% diện tích mía ở Đồng Nai, Tây Ninh trong niên vụ
2002-2003; 2003-2004) do hiệu quả thu được cao hơn các giống mía khác hiện đang
canh tác trong vùng. Số liệu từ Bảng 2 cho thấy, lợi nhuận thu được khá cao dao động
172
từ 12,648 triệu đồng/ha đến 19,898 triệu đồng/ha. Lợi nhuận cao nhất ở công thức phun
K-Humate đạt 19,898 triệu đồng/ha, vượt đối chứng 6,864 triệu đồng/ha; kế đến là
công thức phun GA3, vượt so với không phun 3,607 triệu đồng/ha. Riêng công thức
phun K-Humate kết hợp GA3 lại cho lợi nhuận thấp hơn đối chứng, tuy mức độ không
nhiều (0,368 triệu đồng/ha).
Bảng 2. Hiệu quả kinh tế
Tổng thu
Tổng chi
Lợi nhuận
Vượt Đ/C
(1.000 đ)
(1.000 đ)
(1.000 đ)
(1.000 đ)
Đối chứng (phun nước lã)
25.500,76
12.466
13.034,76
0,0
Phun K-Humate 2,0 lít/ha
33.542,32
13.644
19.898,32
6.863,6
Phun NPK (30-10-10) 1,5 kg/ha
29.347,92
13.110
16.237,92
3.203,2
Phun GA3 27 gr/ha
30.147,39
13.506
16.641,39
3.606,6
Phun K-Humate + GA3
26.402,36
13.754
12.648,36
-386,4
Phun NPK (30-10-10) + GA3
29.915,66
13.730
16.185,66
3.150,9
Công thức
Như vậy, việc sử dụng K-Humate (2 lít/ha) và GA3 (27 gr/ha) phun 1 lần vào
giai đoạn mía vươn lóng mạnh đã cho hiệu quả kinh tế cao nhất, lợi nhuận vượt so với
không phun từ 3,607 triệu đồng/ha đến 6,864 triệu đồng/ha.
KẾT LUẬN
Phun chế phẩm K-Humate (liều lượng 2 Lít/ha) và chất kích thích sinh trưởng
GA3 (27gr/ha) phun 1 lần vào giai đoạn mía vươn lóng mạnh góp phần tăng năng suất,
chất lượng và hiệu quả kinh tế cho mía đầu vụ ép.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Sự và cộng sự (2005). Kết quả đánh giá hiệu lực K-Humate trên cây mía ở Nam
bộ, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học năm 2005, Viện nghiên cứu Mía Đường.
2. Lê Văn Tam (2005). Một số kết quả sử dụng chế phẩm K-Humate trên cây mía ở Lam Sơn
- Thanh Hóa, Báo cáo tham luận tại Hội nghị mía đường toàn quốc - tháng 8 năm 2005.
3. Kuhnle J. A. , Moore P. H. , Haddon W. F., Fitch M. M. (1983). Identification of
gibberellins from sugarcane plants, Springer New York, Vol. 2, No. 1-3/August, pp.59-71.
4. Peter B. K., Najati S. G., Myong Lee, Carlson T. J., Jones J. D., Rigot W., Bigelow W.
C., Kraus A. S. (1981). Effect of Gibberellic Acid on Silica Content and Distribution in
Sugarcane.
Department
of
Botany,
Division
of
Biological
Sciences.
www.plantphysiol.org/cgi/reprint/68/2/314.pdf
5. Sutrisna N., Suwalan S., dan I. Ishaq (2003). Uji Kelayakan Teknis dan Finansial
Penggunaan Pupuk NPK Anorganik pada Tanaman Kentang Dataran Tinggi di Jawa
Barat. http://www.expressindia.com/fe/daily/19990712/fec12032.html
173
EFFECT OF GROWING REGULATED CHEMICAL AND LEAF SUPPLIED
FERTILIZES ON SUGARCANE QUALITY FOR
EARLY PROCESSING SEASON
(Summary)
MSc. Le Van Su, MSc. Pham Van Tung
Sugar and Sugarcane Research and Development Center
Effect of growing regulated chemical and leaf supplied fertilizes on sugarcane
quality for early processing season was studied on Haplic Acrisols in Binh Duong
Province. Growing regulated chemical (GA3) and leaf supplied fertilizes (K-Humate;
NPK Grow more: 30:10:10) were used to spray on leaf canopy. The study result
indicted that GA3 chemical and K-Humate sprayed formulars gained highest yield and
economic effect.
174
... CỨU Năng suất, chất lượng suất đường Bảng Ảnh hưởng chất điều hòa sinh trưởng chế phẩm phân bón đến suất chất lượng mía đầu vụ ép Nội dung công thức Năng suất (tấn/ha) Chữ đường (CCS%) Năng suất. .. không phun Năng suất đường lý thuyết tất nghiệm thức có phun chất điều hòa sinh trưởng chế phẩm phân bón cao so với không phun Năng suất đường lý thuyết đạt cao công thức phun K-Humate đạt 9,58... ý nghĩa thống kê so với công thức không phun (chỉ đạt 7,29 tấn/ha) Ở công thức phun chất điều hòa sinh trưởng chế phẩm phân bón lại, suất đường lý thuyết sai có ý nghĩa so với công thức không