Nguồn lao động của nước ta dồi dào và tăng nhanh. Bình quân mỗi năm nước ta có thêm hơn một triệu lao động. I. Nguồn lao động và sử dụng lao động 1. Nguồn lao động Nguồn lao động của nước ta dồi dào và tăng nhanh. Bình quân mỗi năm nước ta có thêm hơn một triệu lao động. Người lao động Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. Chất lượng nguồn lao động đang được nâng cao. Dựa vào hình 4.1, hãy : - Nhận xét về cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn. Giải thích nguyên nhân. - Nhận xét về chất lượng của lực lượng lao động ở nước ta. Để nâng cao chất lượng lực lượng lao động cẩn có những giải pháp gì ? Tuy nhiên, người lao động nước ta còn có hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn, điều đó cũng gây khó khăn cho việc sừ dụng lao động. 2. Sử dụng lao động Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế - xã hội của đất nước, số lao động có việc làm ngày càng tăng. Trong giai đoạn 1991-2003, số lao động hoạt động trong ngành kinh tế tăng từ 30,1 triệu người lên 41,3 triệu người. Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực. Quan sát hình 4.2, hãy nêu nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta.
Nguồn lao động của nước ta dồi dào và tăng nhanh. Bình quân mỗi năm nước ta có thêm hơn một triệu lao động. I. Nguồn lao động và sử dụng lao động 1. Nguồn lao động Nguồn lao động của nước ta dồi dào và tăng nhanh. Bình quân mỗi năm nước ta có thêm hơn một triệu lao động. Người lao động Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. Chất lượng nguồn lao động đang được nâng cao. Dựa vào hình 4.1, hãy : - Nhận xét về cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn. Giải thích nguyên nhân. - Nhận xét về chất lượng của lực lượng lao động ở nước ta. Để nâng cao chất lượng lực lượng lao động cẩn có những giải pháp gì ? Tuy nhiên, người lao động nước ta còn có hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn, điều đó cũng gây khó khăn cho việc sừ dụng lao động. 2. Sử dụng lao động Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế - xã hội của đất nước, số lao động có việc làm ngày càng tăng. Trong giai đoạn 1991-2003, số lao động hoạt động trong ngành kinh tế tăng từ 30,1 triệu người lên 41,3 triệu người. Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực. Quan sát hình 4.2, hãy nêu nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta.