Người Hi Lạp và Rô-ma đã biết làm lịch dựa theo sự di chuyển của Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Người Hi Lạp và Rô-ma đã biết làm lịch dựa theo sự di chuyển của Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Họ tính được một năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành 12 tháng. Đó là Dương lịch.Người Hi Lạp và Rô-ma đã sáng tạo ra hệ chữ cái a,b,c, ban đầu gồm 20 chữ, sau là 26 chữ mà ngày nay chúng ta vẫn đang dùng.Những hiểu biết của người Hi Lạp và Rô-ma cũng đạt tới một trình độ khá cao trong nhiều lĩnh vực khoa học như số học, hình học, thiên văn, vật lí, triết học, sử học, địa lí v.v... Trong mỗi lĩnh vực đều có những nhà khoa học nổi danh, như Ta-lét, Pi-ta-go, ơ-cơ-lít trong toán học, Ác-si-mét trong vật lí học, Pla-tôn, A-ri-xtốt trong triết học, Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít trong sử học, Stơ-ra-bôn trong địa lí v.v... Họ là những người đặt nền móng cho nhiều ngành khoa học sau này.Nền văn học Hi Lạp được cả thế giới biết đến với những bộ sử thi nổi tiếng I-li-at, Ô-đi-xê của Hô-me, những vở kịch thơ độc đáo Ô-re-xti của Et-sin, ơ-đíp làm vua của Xô-phô-clơ v.v... Hình 13. Thánh Ba-bi-lon với cổng đền I-sơ-ta Trên đất nước Hi Lạp và Rô-ma ngày nay còn bảo tồn nhiều di tích kiến trúc và điêu khắc của thời cổ đại, như đền Pác-tê-nông trên đồi A-crô-pôn ở A-ten, đấu trường Cô-li-dê ở Rô-ma, tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần Vệ nữ ở Mi-lô... Đó là những kiệt tác khiến người đời sau vô cùng thán phục.
Người Hi Lạp và Rô-ma đã biết làm lịch dựa theo sự di chuyển của Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Người Hi Lạp và Rô-ma đã biết làm lịch dựa theo sự di chuyển của Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Họ tính được một năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành 12 tháng. Đó là Dương lịch. Người Hi Lạp và Rô-ma đã sáng tạo ra hệ chữ cái a,b,c, ban đầu gồm 20 chữ, sau là 26 chữ mà ngày nay chúng ta vẫn đang dùng. Những hiểu biết của người Hi Lạp và Rô-ma cũng đạt tới một trình độ khá cao trong nhiều lĩnh vực khoa học như số học, hình học, thiên văn, vật lí, triết học, sử học, địa lí v.v... Trong mỗi lĩnh vực đều có những nhà khoa học nổi danh, như Ta-lét, Pi-ta-go, ơ-cơ-lít trong toán học, Ác-si-mét trong vật lí học, Pla-tôn, A-ri-xtốt trong triết học, Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít trong sử học, Stơ-ra-bôn trong địa lí v.v... Họ là những người đặt nền móng cho nhiều ngành khoa học sau này. Nền văn học Hi Lạp được cả thế giới biết đến với những bộ sử thi nổi tiếng I-li-at, Ô-đi-xê của Hô-me, những vở kịch thơ độc đáo Ô-re-xti của Et-sin, ơ-đíp làm vua của Xô-phô-clơ v.v... Hình 13. Thánh Ba-bi-lon với cổng đền I-sơ-ta Trên đất nước Hi Lạp và Rô-ma ngày nay còn bảo tồn nhiều di tích kiến trúc và điêu khắc của thời cổ đại, như đền Pác-tê-nông trên đồi A-crô-pôn ở A-ten, đấu trường Cô-li-dê ở Rô-ma, tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần Vệ nữ ở Mi-lô... Đó là những kiệt tác khiến người đời sau vô cùng thán phục.