1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng việt nam

12 644 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 321,71 KB

Nội dung

Đề tài nghiên cứu đã chỉ rõ việc áp dụng kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp DN sản xuất xi măng Việt Nam với các nhân tố ảnh hưởng, xác định mối quan hệ của của kế toán trách nhiệm

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Khi nền kinh tế nước ta hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, cạnh

tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra rất khốc liệt Các doanh nghiệp không những

cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp

quốc tế với số vốn lớn và trình độ quản lý tiên tiến Do vậy, để tồn tại và phát triển,

các doanh nghiệp phải liên tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh Khi quy mô

sản xuất kinh doanh tăng lên, các doanh nghiệp phải thực hiện phân cấp và phân

quyền quản lý, hình thành các bộ phận do các nhà quản trị phải chịu trách nhiệm về

hoạt động của bộ phận đó Đây chính là tiền đề và động lực để hình thành một hệ

thống kế toán, đó là kế toán trách nhiệm (RA) Kế toán trách nhiệm là nội dung quan

trọng của kế toán quản trị Đây là một hệ thống kế toán cung cấp thông tin linh hoạt,

kịp thời, chính xác giúp cho các nhà quản trị chiến thắng trong môi trường kinh

doanh cạnh tranh quyết liệt hiện nay Tuy nhiên, kế toán trách nhiệm nói chung, kế

toán trách nhiệm kết hợp với phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động (ABC)

và phương pháp thẻ điểm cân bằng (BSC) là nội dung rất mới trong cả lý luận và thực

tiễn Vì vậy, đề tài nghiên cứu về kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp sản

xuất xi măng Việt Nam là hết sức cần thiết

Đề tài nghiên cứu đã chỉ rõ việc áp dụng kế toán trách nhiệm tại các doanh

nghiệp (DN) sản xuất xi măng Việt Nam với các nhân tố ảnh hưởng, xác định mối

quan hệ của của kế toán trách nhiệm với thành quả doanh nghiệp, việc áp dụng

phương pháp thẻ điểm cân bằng (BSC), việc áp dụng phương pháp kế toán chi phí

dựa trên hoạt động (ABC) Từ đó, xây dựng kế toán trách nhiệm kết hợp với phương

pháp kế toán chi phí ABC và phương pháp BSC theo 7 yếu tố của kế toán trách

nhiệm Đây là những cơ sở khoa học để các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các

doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam nói riêng áp dụng thành công kế toán trách

nhiệm kết hợp với các phương pháp hiện đại nhằm nâng cao thành quả trong doanh

nghiệp

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.Giới thiệu đề tài nghiên cứu

1.1.1.Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu

Các doanh nghiệp Việt nam tiếp tục đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng

do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính những năm vừa qua Một trong những công

cụ quản lý đắc lực hiện nay trong quá trình ra quyết định trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh doanh của các nhà quản trị là hệ thống kế toán quản trị (KTQT) Trong đó, kế toán trách nhiệm (RA) là một trong những nội dung quan trọng của kế toán quản trị Vì vậy, xác định được mức độ áp dụng kế toán trách nhiệm, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới kế toán trách nhiệm, xác định kế toán trách nhiệm tác động đến thành quả doanh nghiệp như thế nào, xác định mối quan hệ giữa kế toán trách nhiệm với các phương pháp hiện đại và từ đó dựng kế toán trách nhiệm kết hợp với các phương pháp hiện đại phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất

xi măng Việt Nam giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định

chính xác, kịp thời, toàn diện là nội dung lý luận quan trọng

Từ lý luận và thực tiễn kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt

nam, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sỹ của mình để có thể phát triển năng lực nghiên cứu khoa học đồng thời cung cấp những cơ sở khoa học giúp cho các nhà quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt nam có thể xây dựng được nội dung kế toán trách nhiệm với việc sử dụng các phương pháp hiện đại, phù hợp với các điều kiện cụ thể trong doanh nghiệp của mình

1.1.2.Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát là xác định được mức độ áp dụng kế toán trách nhiệm, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới kế toán trách nhiệm, xác định kế toán trách nhiệm tác động đến thành quả doanh nghiệp như thế nào, xác định mối quan hệ giữa

kế toán trách nhiệm với các phương pháp hiện đại và từ đó xây dựng kế toán trách nhiệm kết hợp với các phương pháp hiện đại phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất

xi măng Việt Nam nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả, cụ thể là:

-Xác định được mức độ thực hiện kế toán trách nhiệm hiện nay tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt nam

- Kiểm định ảnh hưởng tới kế toán trách nhiệm của các nhân tố trong doanh

Trang 2

nghiệp sản xuất xi măng Việt nam như quy mô doanh nghiệp, hiểu biết của nhà quản

trị về kế toán trách nhiệm, trình độ đào tạo của nhà quản trị, vị trí của nhà quản trị,

tình trạng niêm yết trên sàn chứng khoán

- Xác định ảnh hưởng của kế toán trách nhiệm tới thành quả đạt được của các

doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt nam

- Xác định được mức độ việc áp dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng (BSC)

và phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động (ABC) trong các doanh nghiệp

sản xuất xi măng Việt nam

-Xác định mối quan hệ giữa kế toán trách nhiệm với phương pháp BSC và

phương pháp ABC

-Đề xuất nội dung kế toán trách nhiệm kết hợp phương pháp đo lường thành

quả BSC và phương pháp kế toán chi phí ABC

1.1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án đề cập đến kế toán trách nhiệm trong các

doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu tại các doanh nghiệp sản xuất xi

măng Việt nam năm 2012, 2013, 2014

1.1.4 Câu hỏi nghiên cứu

Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu luận án, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của

luận án đề cập đến là kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng

Việt nam, cần xây dựng câu hỏi nghiên cứu như sau:

-Mức độ áp dụng kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng

Việt nam như thế nào?

- Tình trạng niêm yết trên sàn chứng khoán có tác động tới kế toán trách nhiệm

trong doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt nam không?

-Quy mô doanh nghiệp có tác động tới kế toán trách nhiệm của doanh nghiệp

sản xuất xi măng Việt nam không?

-Trình độ đào tạo nhà quản trị có tác động tới kế toán trách nhiệm của doanh

nghiệp sản xuất xi măng Việt nam không?

- Sự hiểu biết về kế toán trách nhiệm của các nhà quản trị có tác động tới kế

toán trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt nam không?

-Kế toán trách nhiệm có tác động tới thành quả đạt được của các doanh nghiệp

sản xuất xi măng Việt nam không?

-Mức độ áp dụng phương pháp kế toán chi phí hiện đại (ABC) và phương pháp

đánh giá hiện đại (BSC) trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt nam như thế nào?

-Kế toán trách nhiệm nên kết hợp với phương pháp Thẻ điểm cân bằng (BSC)

và phương pháp chi phí dựa trên hoạt động (ABC) trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt nam như thế nào?

1.1.5.Mô hình nghiên cứu

Để có thể thực hiện được mục tiêu cũng như trả lời được các câu hỏi nghiên cứu đã xây dựng trên đây, tác giả thực hiện nghiên cứu theo các nội dung được xây

dựng tại mô hình:

Sơ đồ 1.1: Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng mức độ áp dụng Kế toán trách nhiệm tới thành quả trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt nam

(Nguồn: Tác giả xây dựng)

Phương trình nghiên cứu dự kiến là:

Y= α+β1*X1+ β2*X2 + β3*X3+ β4*X4+ β5*X5 +β6*X6 + β7*X7 + ε

Trong đó:

+ Y: Thành quả của doanh nghiệp đạt được +X1: Mức độ phân chia cơ cấu tổ chức thành các trung tâm trách nhiệm +X2: Mức độ phân quyền cho các nhà quản trị

+X3: Mức độ thực hiện phân bổ chi phí và thu nhập + X4: Mức độ thực hiện lập dự toán

+X5: Mức độ thực hiện đánh giá giữa thực tế và dự toán +X6: Mức độ lập báo cáo để phân tích

+ X7: Mức độ áp dụng hệ thống khen thưởng để đạt mục tiêu

+ ε: Sai số ngẫu nhiên

1.1.6 Phương pháp nghiên cứu

1.1.6.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm

Không có một thiết kế chuẩn và tốt nhất cho hệ thống kế toán quản trị nói chung và kế toán trách nhiệm nói riêng mà phụ thuộc vào những nhân tố trong tổ chức [27] Nhiều tác giả đưa ra nhiều nhân tố tác động vào hệ thống kế toán nói

Trang 3

chung và kế toán trách nhiệm nói riêng như: Kiểu tự công bố và thái độ [68], quy mô

của doanh nghiệp (doanh thu, tổng tài sản, số lao động) [78], vị trí nhà quản trị [7],

nhân tố con người [64], [57], [65]

1.1.6.2 Thang đo các biến

*Mức độ áp dụng kế toán trách nhiệm

Nghiên cứu sử dụng thang đo gồm 43 biến đo lường mức độ áp dụng kế toán

trách nhiệm của Hanini (2013) [40] và phát triển thêm biến đo lường mới là đo lường

mức độ sử dụng phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động (ABC) và phương

pháp thẻ điểm cân bằng (BSC) nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu Để nghiên cứu

của 43 biến này và các biến mới phát triển thêm có đáng tin cậy, phù hợp với các

doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt nam hay không, nghiên cứu sẽ sử dụng kiểm

định Cronbach Alpha để kiểm định thang đo

*Thành quả doanh nghiệp

Thành quả đạt được là kết quả hay hiệu quả Kết quả liên quan đến liệu rằng

công việc cụ thể đã được làm hoặc đạt được mục tiêu không Trong khi đó, hiệu quả

là một khái niệm thành quả phức tạp hơn bởi vì hiệu quả là sự kết hợp chặt chẽ của

chi phí đòi hỏi để hoàn thành nhiệm vụ [33], [56] Thành quả doanh nghiệp được đo

bằng 5 biến quan sát của thành quả doanh nghiệp gồm: Tỷ suất hoàn vốn đầu tư

(ROI), Lợi nhuận gộp, Chất lượng sản phẩm, sự hài lòng của khách hàng, Mức độ sử

dụng công suất máy móc Thang đo này được Hoque và James (2000) [78] sử dụng

trong nghiên cứu của mình dựa trên lý thuyết về thẻ điểm cân bằng của [49] và được

nhiều tác giả như sử dụng trong nghiên cứu của mình như [25], [55] Người được

phỏng vấn sẽ được hỏi về thành quả của doanh nghiệp của họ bằng cách so sánh

thành quả đạt được của họ với đối thủ cạnh tranh trực tiếp hoặc dựa trên mức trung

bình của ngành hoặc những doanh nghiệp khác cùng điều kiện của các thang đo ở

trên theo thang đo likert từ 1= Kém đến 5= rất tốt

1.1.6.3 Mẫu nghiên cứu

Từ tổng thể nghiên cứu 74 doanh nghiệp này, tác giả sẽ tiến hành chọn mẫu

Do các doanh nghiệp sản xuất xi măng phân bố trên cả 3 miền: Miền Bắc, Miền

Trung, Miền Nam, bao gồm cả doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán và

chưa niêm yết trên sàn chứng khoán nên để mẫu đảm bảo tính đại diện những vẫn

đảm bảo được tỷ lệ trả lời phiếu theo yêu cầu nên 74 doanh nghiệp sẽ được đánh số

từ 1 đến 74, sau đó được sắp xếp theo tiêu chí niêm yết trên sàn chứng khoán hay và

chưa niêm yết trên sàn chứng khoán, trong đó lại sắp xếp theo 3 miền (Miền bắc,

miền trung, miền nam) Tiếp đó sẽ dùng phương pháp ngẫu nhiên giản đơn bằng cách

sử dụng hàm RANDBETWEEN() trong Excell để lựa chọn 37 doanh nghiệp để đưa vào mẫu nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu này được nhiều nhà nghiên cứu về kế toán trách nhiệm trong nước và ngoài nước thực hiện như [7], [26], [40], [67] sử dụng trong nghiên cứu của mình

1.1.6.4.Phương pháp thu thập, phân tích dữ liệu

Để trả lời câu hỏi nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp

đa phương pháp

1.1.7 Những đóng góp mới của đề tài

Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra, nghiên cứu có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn

*Những đóng góp mới về mặt lý luận:

- Luận án chỉ rõ việc áp dụng kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp (DN) sản xuất xi măng Việt Nam với các nhân tố ảnh hưởng như quy mô kinh doanh, trình

độ các nhà quản trị, tình trạng niêm yết trên thị trường chứng khoán, sự hiểu biết của nhà quản trị về kế toán trách nhiệm, vị trí của nhà quản trị

- Luận án xác định mối quan hệ của của kế toán trách nhiệm (RA) với thành quả của DN sản xuất xi măng Việt Nam

- Luận án xác định việc áp dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng (BSC) trong

DN sản xuất xi măng Việt Nam, việc áp dụng phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động (ABC), đồng thời xác định ảnh hưởng của các nhân tố tới 2 phương pháp trên trong DN sản xuất xi măng Việt Nam Từ đó, xây dựng nội dung kế toán trách nhiệm kết hợp với phương pháp kế toán chi phí ABC và phương pháp đo lường thành quả BSC theo 7 yếu tố của kế toán trách nhiệm

*Những đóng góp về mặt thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các DN sản xuất xi măng Việt Nam, nhà nước,

cơ sở đào tạo cần thực hiện những đề xuất sau:

-Áp dụng 7 yếu tố của kế toán trách nhiệm nhằm nâng cao thành quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN sản xuất xi măng Việt Nam

-Xây dựng kế toán trách nhiệm với các trung tâm trách nhiệm cụ thể trong DN sản xuất xi măng Việt Nam, thực hiện kết hợp với các phương pháp kế toán chi phí ABC và phương pháp BSC

- Đầu tư trang thiết bị hiện đại, nâng cao doanh thu, tổng tài sản của DN để có thể áp dụng các hệ thống quản lý hiện đại

Trang 4

- Cần thiết kế hệ thống báo cáo RA chi tiết cho từng trung tâm trách nhiệm

nhằm phản ánh kết quả thực hiện bằng các chỉ tiêu đánh giá tài chính và phi tài chính

1.1.8 Kết cấu đề tài nghiên cứu

Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu và để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, đề tài bao

gồm 4 chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu và tổng quan công trình nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về kế toán trách nhiệm

Chương 3: Thực trạng kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp sản xuất xi

măng Việt Nam

Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán trách nhiệm trong các

doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam

1.2.Tổng quan công trình nghiên cứu

1.2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu ngoài nước

Có nhiều công trình nước ngoài liên quan đến kế toán quản trị nói chung, kế

toán trách nhiệm nói riêng cả về phương diện lý luận và thực tiễn Mỗi công trình

nghiên cứu ở một góc độ khác nhau nhằm đạt được mục tiêu của nghiên cứu Dưới

đây là tổng quan một số công trình tiêu biểu liên quan đến đề tài nghiên cứu:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu các yếu tố của kế toán trách nhiệm

Thứ hai, các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới RA

Thứ ba, các công trình nghiên cứu mối quan hệ của kế toán trách nhiệm và

thành quả doanh nghiệp

Thứ tư, các công trình nghiên cứu đề cập đến phương pháp kế toán chi phí dựa

trên hoạt động (ABC) và phương pháp đo lường thành quả thẻ điểm cân bằng (BSC)

sử dụng với kế toán trách nhiệm

1.2.2.Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước

Trên thế giới, kế toán quản trị đã phát triển từ trong thời gian tương đối dài

Tuy nhiên, đối với Việt nam, kế toán quản trị mới được đề cập và nghiên cứu trong

những năm gần đây Trong đó, kế toán trách nhiệm lại là nội dung còn khá mới mẻ

đối với các nhà nghiên cứu cũng như các doanh nghiệp Việt nam, một số công trình

tiêu biểu liên quan đến đề tài nghiên cứu của các tác giả trong nước như sau:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu các yếu tố của kế toán trách nhiệm

Thứ hai, các công trình nghiên cứu về kế toán trách nhiệm gắn với phương

pháp đo lường thành quả hiện đại

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM

2.1.Cơ cấu tổ chức quản lý và sự phân quyền trong doanh nghiệp

2.1.1 Cơ cấu tổ chức quản lý trong doanh nghiệp 2.1.2 Sự phân quyền quản lý trong doanh nghiệp

Để quản lý hoạt động đa dạng và phức tạp của doanh nghiệp, các nhà quản trị thường sử dụng hai phương pháp quản lý để đưa ra các quyết định, đó là ra quyết định tập trung và ra quyết định phân quyền Ra quyết định tập trung là phương pháp quản lý trong đó, chỉ các nhà quản trị cao cấp nhất có quyền hạn trong việc đưa ra các quyết định quản lý doanh nghiệp, các nhà quản trị cấp thấp hơn được giao nhiệm vụ thực hiện các quyết định đó Trong khi đó, ra quyết định phân quyền cho phép các nhà quản trị cấp thấp hơn có quyền hạn đưa ra các quyết định then chốt và thực hiện những quyết định đó gắn liền với trách nhiệm của nhà quản trị đó trong lĩnh vực do nhà quản trị quản lý

2.2 Kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp

2.2.1.Sự hình thành kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp

Mục đích của kế toán trách nhiệm là thiết lập và báo cáo mối quan hệ nguyên nhân và ảnh hưởng của các hoạt động của các nhà quản trị và kết quả tài chính và phi tài chính của các hoạt động này Việc hoàn thành các mục tiêu này đòi hỏi phải sử dụng của hai khái niệm cơ bản Đầu tiên, kế toán trách nhiệm phải được thiết kế để tương ứng với kết quả hoạt động của từng bộ phận, sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm mục đích thiết lập các trung tâm trách nhiệm rộng rãi trong doanh nghiệp Tiếp đó, tất cả các chi phí và các khoản thu nhập phải được phân bổ cho trung tâm trách nhiệm dựa vào khả năng kiểm soát của các nhà quản trị

2.2.2.Khái niệm và bản chất kế toán trách nhiệm

Cho tới nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về kế toán trách nhiệm, tùy theo mục đích khác nhau, các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp hay những nhà quản trị tại các doanh nghiệp có góc nhìn khác nhau về RA ở trong các doanh nghiệp khác nhau Tuy nhiên, vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về kế toán trách nhiệm

Từ những quan điểm trên về kế toán trách nhiệm, có thể rút ra được một số bản chất chung nhất về kế toán trách nhiệm như sau:

Thứ nhất, kế toán trách nhiệm là một nội dung cơ bản của kế toán quản trị nhằm tạo ra hệ thống thông tin tài chính và phi tài chính có liên quan về những hoạt động thực tế và được lập kế hoạch, được dùng để kiểm soát các hoạt động và đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận, người đứng đầu bộ phận trong doanh nghiệp

Thứ hai, kế toán trách nhiệm liên quan đến cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp được phân cấp quản lý và phân quyền rõ ràng Một yêu cầu cơ bản cho việc thực hiện

Trang 5

kế toán trách nhiệm là rất sự tồn tại của một cơ cấu tổ chức đáng tin cậy Các tuyến

quyền lực nên hoàn toàn được xác định trước khi kế toán trách nhiệm được thực hiện

Các nhà quản trị ở các cấp được phân quyền ra quyết định phù hợp với trách nhiệm

quản lý của mình trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Thứ ba, kế toán trách nhiệm cung cấp thông tin để giúp các nhà quản trị kiểm

soát được hoạt động kinh doanh của các nhà quản trị cấp dưới Kế toán trách nhiệm

kiểm soát bằng cách thông qua trách nhiệm cá nhân về thành quả đạt được của các

chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của doanh nghiệp Kế toán trách nhiệm phân định,

thiết lập những quyền hạn, trách nhiệm cho mỗi bộ phận, cá nhân và một hệ thống chỉ

tiêu, công cụ báo cáo kết quả của mỗi bộ phận có quyền kiểm soát và có trách nhiệm

tương ứng, từ đó nhằm kiểm soát hoạt động và kết nối các bộ phận, đơn vị trong

doanh nghiệp đảm bảo cho hoạt động DN hoạt động theo đúng định kế hoạch

Thứ tư, kế toán trách nhiệm có thể căn cứ theo tổ chức và phân quyền để phân

chia thành các trung tâm trách nhiệm phù hợp với cơ cấu tổ chức hoặc kế toán trách

nhiệm căn cứ vào nội dung để phân chia thành các nội dung cụ thể chi tiết Trong mỗi

nội dung, RA sử dụng hỗn hợp các phương pháp kế toán chi phí và phương pháp

đánh giá thành quả, đặc biệt là các phương pháp hiện đại để ghi nhận, đo lường, đánh

giá thành quả hoạt động đạt được trong doanh nghiệp

Thứ năm, kế toán trách nhiệm thiết lập một hệ thống các báo cáo cung cấp

thông tin tài chính và phi tài chính cho các nhà quản trị để kiểm soát hoạt động theo

mục tiêu đã định

Qua tổng hợp các quan điểm ở các khía cạnh khác nhau, có thể khái quát Kế

toán trách nhiệm là một hệ thống thông tin được thiết lập dựa trên sự phân cấp,

phân quyền cho các nhà quản trị, các bộ phận trong tổ chức sử dụng hỗn hợp các

phương pháp kế toán chi phí và phương pháp đánh giá thành quả để ghi nhận, đo

lường, đánh giá thành quả hoạt động đạt được trong tổ chức nhằm cung cấp

thông tin tài chính và phi tài chính cho các nhà quản trị được giao quyền và trách

nhiệm phù hợp ở bộ phận, các trung tâm trách nhiệm nhằm kiểm soát các bộ

phận, đơn vị trong doanh nghiệp hoạt động theo đúng định hướng đã định

2.2.3.Vai trò của kế toán trách nhiệm

Kế toán trách nhiệm sẽ đo lường chi phí liên quan đến các trung tâm, phân bổ

các khoản chi phí, doanh thu, cung cấp thông tin để chuẩn bị dự toán một cách chi

tiết, cung cấp thông tin về thành quả thực hiện của các cấp quản trị, cung cấp thông

tin cho các nhà quản trị cấp cao chọn lựa được các nhà quản trị cấp dưới, giúp cho

các nhà quản trị thiết lập một hệ thống tiền lương, tiền thưởng và hệ thống khuyến khích một cách phù hợp với doanh nghiệp

2.2.4 Phân loại kế toán trách nhiệm

Dựa trên cơ sở các yếu tố của kế toán trách nhiệm, tác giả Hansen và Mowen (2005) phân chia kế toán trách nhiệm thành ba loại gồm có: Kế toán trách nhiệm dựa trên chức năng, kế toán trách nhiệm dựa trên hoạt động và kế toán trách nhiệm dựa trên chiến lược [29]

2.2.5.Các yếu tố của kế toán trách nhiệm

Xét theo quan điểm và cách tiếp cận về cơ cấu tổ chức và mức độ phân quyền thì kế toán trách nhiệm được phân chia thành các trung tâm trách nhiệm

Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận trong tổ chức, nơi mà nhà quản trị bộ phận chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của bộ phận mình Theo đó, căn cứ vào

cơ cấu tổ chức và mức độ phân cấp quản lý, doanh nghiệp có hệ thống các trung tâm trách nhiệm tương ứng Hiện nay, hầu hết các nhà nghiên cứu cho rằng có 4 loại trung tâm trách nhiệm đó là trung tâm trách nhiệm chi phí, trung tâm trách nhiệm doanh thu, trung tâm trách nhiệm lợi nhuận và trung tâm trách nhiệm đầu tư

Xét quan điểm và cách tiếp cận theo nội dung, kế toán trách nhiệm có các yếu

tố sau:

Theo Hansen và Mowen (2005), Kế toán trách nhiệm bao gồm bốn yếu tố cần thiết [29]: 1) Phân công trách nhiệm

2) Xây dựng các tiêu chuẩn và các thước đo thành quả 3) Đánh giá thành quả

4) Phân phối phần thưởng

Các yếu tố cơ bản này phối hợp với nhau theo trình tự của sơ đồ 2.4 như sau:

Sơ đồ 2.4 : Các yếu tố cơ bản của kế toán trách nhiệm

(Nguồn: [29])

Từ 4 yếu tố cơ bản như trên, trong nghiên cứu của mình, Gharayba và đồng nghiệp [38] phát triển thêm thành 7 yếu tố và được các tác giả khác như Hanini [40]… sử dụng trong nghiên cứu về kế toán trách nhiệm, kế toán trách nhiệm có các yếu tố như sau: 1) RA thực hiện việc phân chia cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp thành những trung tâm trách nhiệm khác nhau dựa vào những đặc điểm riêng trong doanh

Phân công trách nhiệm

Xây dựng các tiêu chuẩn và các thước đo thành quả

Đánh giá thành quả

Phân phối phần thưởng

Trang 6

nghiệp đó

2) RA thực hiện phân quyền cho các nhà quản trị tại các trung tâm trách nhiệm

với quyền lực rõ ràng và nhà quản trị phải chịu trách nhiệm cho thành quả của trung

tâm trách nhiệm Các nhà quản trị nên được ủy quyền với quyền lực phù hợp với các

hoạt động tại các trung tâm trách nhiệm và với trách nhiệm cần thiết để đưa ra các

quyết định liên quan đến trách nhiệm của các trung tâm và trách nhiệm của nhà quản

trị nhằm đạt được thành quả theo kế hoạch

3) RA thực hiện phân bổ chi phí và doanh thu tới các trung tâm trách nhiệm

theo khả năng và giới hạn quyền lực của trung tâm đó Đồng thời, RA xác định trách

nhiệm và tính toán chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, doanh thu và giá chuyển

nhượng nội bộ giữa các trung tâm trách nhiệm một cách phù hợp, chính xác nhằm

xác định trách nhiệm rõ ràng

4) RA thực hiện liên kết giữa dự toán với thành quả thực tế tại các trung tâm

trách nhiệm Kế toán trách nhiệm khuyến khích tất cả những người lao động của mỗi

trung tâm đều thực hiện lập dự toán để đảm bảo dự toán phù hợp, khả thi và có thể

đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp

5) RA sử dụng dự toán để kiểm soát và đo lường thành quả thông qua việc so

sánh với thành quả thực tế của mỗi trung tâm trách nhiệm

6) RA chuẩn bị báo cáo để phân tích chênh lệch của thành quả thực tế với dự

toán để xác định xem ai phải chịu trách nhiệm về chênh lệch đó Tất cả các nhà quản

trị phải phân tích lý do của chênh lệch giữa thành quả thực tế đạt được và dự toán đã

lập Báo cáo kế toán trách nhiệm được phân loại theo cấp độ trách nhiệm khác nhau

7) RA thiết lập một hệ thống khuyến khích có quan hệ chặt chẽ với thành quả

khi lập dự toán tại các trung tâm trách nhiệm nhằm hạn chế những chênh lệch không

mong muốn và thúc đẩy những chênh lệch tốt, đồng thời xác định ai là người chịu

trách nhiệm cho những chênh lệch nhằm khuyến khích người lao động cải thiện thành

quả của mình và thành quả chung của toàn doanh nghiệp

Cách tiếp cận theo nội dung rất phù hợp với sự phát triển của kế toán trách

nhiệm Kế toán trách nhiệm ban đầu có 4 yếu tố ban đầu (Hansen và Mowen (2005)

được phát triển thành 7 yếu tố (Gharayba và đồng nghiệp) Sau đó, AL Hanini phát

triển thành 43 thang đo phù hợp với 7 yếu tố Ở các phần tiếp theo, nghiên cứu sẽ sử

dụng cách tiếp cận theo nội dung (cách tiếp cận của 7 yếu tố) và sử dụng 43 thang đo

của Al Hanini được phát triển dựa trên 7 yếu tố này để thực hiện phân tích việc áp

dụng kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam

2.2.6.Tác động của kế toán trách nhiệm tới thành quả của doanh nghiệp

Kế toán trách nhiệm là một hệ thống thông tin được thiết lập dựa trên sự phân cấp, phân quyền cho các nhà quản trị Đây là một hệ thống kế toán tiên tiến sử dụng hỗn hợp các phương pháp kế toán chi phí và phương pháp đánh giá thành quả để ghi nhận, đo lường, đánh giá thành quả hoạt động đạt được trong tổ chức nhằm cung cấp thông tin chính xác, phù hợp cho các nhà quản trị để đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác hơn nhằm cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm các khoản chi phí, tăng doanh thu, cải thiện thành quả của doanh nghiệp Có nhiều tác giả và công trình nghiên cứu đã cho thấy tác động của kế toán trách nhiệm tới thành quả của doanh nghiệp

2.3 Kế toán trách nhiệm sử dụng kết hợp với phương pháp thẻ điểm cân bằng (BSC) và phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động (ABC)

Kế toán trách nhiệm dựa vào phân quyền, lập dự toán, đánh giá, lập báo cáo Đây là những khía cạnh trong số 7 khía cạnh của kế toán trách nhiệm theo nội dung

Để có thể lập được dự toán hay đánh giá được thành quả đã thực hiện của doanh nghiệp một cách chính xác, cần phải có phương pháp đo lường chính xác và phù hợp, giúp cho kế toán trách nhiệm có được thông tin chính xác trong lập dự toán, đánh giá

và lập báo cáo cung cấp thông tin kịp thời (gồm cả thông tin tài chính và phi tài chính) cho các nhà quản trị Do đó, doanh nghiệp phải xây dựng được phương pháp

đo lường chính xác, hiện đại cung cấp được thông tin chính xác, đúng đắn cho nhà quản trị trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh Một trong những phương pháp

đo lường hiện đại hiện nay được sử dụng là phương pháp thẻ điểm cân bằng (BSC)

Để đo lường và đánh giá thành quả chính xác trong cả giai đoạn lập dự toán cũng như lập báo cáo theo phương pháp đo lường truyền thống cũng như trong phương pháp đo lường BSC, doanh nghiệp cần phải có phương pháp kế toán chi phí đúng đắn, hiện đại phù hợp Phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động (ABC)

sẽ cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu này của doanh nghiệp Phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động (ABC) sẽ phân bổ chi phí, thu nhập thực tế cũng như dự toán một cách chính xác và đúng đắn hơn Vì vậy, có rất nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng kết hợp giữa BSC và ABC như [47], [75], [39]… nhằm cung cấp thông tin chính xác hơn trong đo lường và đánh giá cho các nhà quản trị giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn và phù hợp hơn

Hơn nữa, trong 7 yếu tố của kế toán trách nhiệm có yếu tố phân bổ chi phí và thu nhập, lập dự toán, lập báo cáo Vì vậy, để có thể phân bổ chi phí và thu nhập một cách chính xác và phù hợp với thực tế giúp kế toán trách nhiệm lập dự toán hay lập báo cáo đúng đắn thì kế toán trách nhiệm rất cần thiết có phương pháp phân bổ chi

Trang 7

phí và thu nhập một cách chính xác Phương pháp chi phí dựa trên hoạt động (ABC)

sẽ giúp cho kế toán trách nhiệm có được thông tin chính xác, đầy đủ về chi phí và thu

nhập khi kế toán trách nhiệm kết hợp với phương pháp ABC Có nhiều công trình

nghiên cứu đã chỉ ra sự hữu hiệu trong việc cung cấp thông tin cho các nhà quản trị

trong doanh nghiệp bằng cách kết hợp phương pháp thẻ điểm cân bằng (BSC) và

phương pháp chi phí dựa trên hoạt động (ABC) với kế toán trách nhiệm (RA) sẽ giúp

cho kế toán trách nhiệm toàn diện hơn, chính xác hơn và hiệu quả hơn

2.4 Phương pháp đo lường thành quả sử dụng với kế toán trách nhiệm

Qua việc thảo luận về các yếu tố cơ bản của kế toán trách nhiệm ở phần trên,

có thể thấy để đánh giá thành quả chính xác cần phải có phương pháp đo lường chính

xác và phù hợp Do đó, doanh nghiệp phải xây dựng được phương pháp đo lường

chính xác, hiện đại cung cấp được thông tin chính xác, đúng đắn cho nhà quản trị Vì

vậy, trong phần này theo tác giả sẽ lần lượt thảo luận và trình bày về các phương

pháp đo lường thành quả bao gồm cả phương pháp truyền thống và phương pháp thẻ

điểm cân bằng (BSC) nhằm sử dụng để xây dựng các tiêu chuẩn, thước đo thành quả

và thực hiện đánh giá thành quả chính xác trong kế toán trách nhiệm

2.4.1 Phương pháp đo lường thành quả và phương pháp đo lường thành

quả truyền thống

Hệ thống đo lường thành quả là một bộ tiêu chuẩn đo lường được sử dụng để

xác định kết quả và hiệu quả của hoạt động Vai trò chính của hệ thống đo lường

thành quả là đo lường thành quả của doanh nghiệp, thành tích của nhà quản trị [44]

Hệ thống đo lường thành quả có thể là đơn hướng như thành quả tài chính hoặc đa

hướng gồm cả đo lường tài chính và đo lường phi tài chính như: sự hài lòng khách

hàng, chất lượng sản phẩm, sự cải tiến, học tập

Hệ thống đo lường thành quả truyền thống (ĐLTQTT) chủ yếu chỉ tập trung

vào các tiêu chí tài chính như tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) hay tỷ suất hoàn

vốn đầu tư (ROI) để đo lường thành quả doanh nghiệp [71]

2.4.2 Phương pháp thẻ điểm cân bằng (BSC) sử dụng với kế toán trách

nhiệm

Thẻ điểm cân bằng (BSC) là một hệ thống đo lường thành quả hiện đại tập

trung vào đo lường cả khía cạnh tài chính và khía cạnh phi tài chính, giúp cho doanh

nghiệp xác định tầm nhìn và chiến lược của họ và chuyển đổi tầm nhìn và chiến lược

thành hoạt động cụ thể [51] Thẻ điểm cân bằng (BSC) bổ sung hệ thống đo lường

thành quả truyền thống thêm 3 khía cạnh khác gồm: Khía cạnh khách hàng, khía cạnh

quy trình nội bộ, khía cạnh học hỏi và phát triển (sơ đồ 2.5)

2.5 Phương pháp kế toán chi phí sử dụng với kế toán trách nhiệm

Để đo lường thành quả chính xác, doanh nghiệp cần phải có phương pháp kế toán chi phí đúng đắn, hiện đại phù hợp với doanh nghiệp để cung cấp thông tin về chi phí phục vụ cho việc đo lường thành quả trong doanh nghiệp Hơn nữa, để kế toán trách nhiệm phân bổ chi phí và thu nhập (1 yếu tố của RA) một cách đầy đủ chính xác thì kế toán trách nhiệm rất cần phương pháp kế toán chi phí chí xác, sát với thực tế cung cấp thông tin cho nhà quản trị để đưa ra quyết định chính xác, phù hợp

2.5.1 Phương pháp kế toán chi phí và phương pháp kế toán chi phí truyền thống

Hệ thống chi phí truyền thống phân bổ chi phí dựa vào tiêu chí khối lượng như chi phí lao động trực tiếp và số giờ máy chạy hay số giờ lao động trực tiếp Hệ thống

kế toán chi phí truyền thống được thiết kế để đáp ứng cho những yêu cầu của kế toán tài chính cung cấp cho những đối tượng bên ngoài doanh nghiệp

2.5.2.Phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động sử dụng với kế toán trách nhiệm

Phương pháp ABC có 3 yếu tố cơ bản gồm:

Một là nguồn phát sinh chi phí: nguồn phát sinh là nơi và nội dung doanh nghiệp trả tiền như: Các khoản chi phí liên quan đến con người, nguyên vật liệu, phương tiện, dịch vụ

Hai là các hoạt động: Đây là những hành động đã hoàn thành như: sản xuất sản phẩm, kiểm tra chất lượng thực hiện, gặp gỡ khách hàng, hoạt động sửa chữa máy móc, hoạt động vận chuyển thành phẩm

Ba là đối tượng chịu chi phí: Đối tượng chịu chi phí có thể là sản phẩm, khách hàng hoặc những dịch vụ khác được cung cấp bởi doanh nghiệp

Trang 8

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG

CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG VIỆT NAM

3.1 Tổng quan về các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam

3.1.1 Khái quát về các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam

3.1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh

nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam

3.1.2.1 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất xi măng

3.1.2.2.Đặc điểm bộ máy tổ chức quản lý và phân quyền quản lý tại các doanh

nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam

3.1.2.3.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất xi

măng Việt Nam

3.2 Thực trạng kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp sản xuất xi

măng Việt Nam

3.2.1.Thống kê mô tả dữ liệu

3.2.2.Kiểm định Cronbach Alpha

Qua kiểm định các thang đo kế toán trách nhiệm và thang đo thành quả cho

thấy, các thang đo đều phù hợp, đáng tin cậy có ý nghĩa thông kê để sử dụng phân

tích trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt nam

3.2.3 Phân tích nhân tố

Như vậy, kết quả chạy phân tích nhân tố cho thấy chúng ta rút ra được 1 nhân

tố thành quả và 7 nhân tố thể hiện 7 khía cạnh của kế toán trách nhiệm đều đáng tin

cậy và có ý nghĩa về thống kê

3.2.4.Mức độ áp dụng kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp sản xuất

xi măng Việt Nam

Theo số liệu của mẫu thu thập được, mức độ thực hiện các khía cạnh cơ cấu tổ

chức là 2,9705, phân quyền quản lý là 2,9527, phân bổ chi phí và thu nhập là 2,9857,

lập dự toán là 3,0117, Dự toán để kiểm soát và đánh giá là 3,0078, lập báo cáo là

3,0589 và hệ thống khen thưởng là 3,0750 Các giá trị kiểm định của T với mức ý

nghĩa quan sát đều hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa 0,05 nên giả thuyết chấp nhận

giả thuyết Ho một cách có ý nghĩa thống kê Căn cứ vào trung bình mẫu và kết quả

kiểm định có thể nói rằng: Mức độ áp dụng kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp

sản xuất xi măng Việt nam xấp xỉ ở độ vừa phải

3.3.Kế toán trách nhiệm và các nhân tố ảnh hưởng trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam

3.3.1 Nghiên cứu định tính về các nhân tố ảnh hưởng tới kế toán trách nhiệm

Để tìm hiểu sâu hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam, luận án sử dụng câu hỏi phỏng vấn sâu như sau:

Câu hỏi: “Theo quan điểm của Anh (chị) thì mức độ áp dụng kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp của anh (chị) ảnh hưởng bởi những yếu tố nào? Vì sao?” Qua xử lý số liệu cho thấy, việc áp dụng kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp sản xuất xi măng bị ảnh hưởng bởi: Trình độ và tầm nhìn, hiểu biết của nhà quản trị, Tình trạng niêm yết hay chưa niêm yết, Quy mô của doanh nghiệp, Chi phí triển khai

3.3.2 Nghiên cứu định lượng về các nhân tố ảnh hưởng tới kế toán trách nhiệm

3.3.2.1.Kế toán trách nhiệm và tình trạng niêm yết của doanh nghiệp

Kết quả kiểm định cho thấy, theo mẫu của nghiên cứu thu được p-value= 0,000 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa 0,05 nên giả thuyết Ho bị bác bỏ, có nghĩa là việc ứng dụng kế toán trách nhiệm tại doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt nam đã niêm yết khác với các doanh nghiệp sản xuất xi măng chưa niêm yết một cách có ý nghĩa thống kê Kết hợp với giá trị trung bình (phụ lục 03B) có thể thấy rằng việc ứng dụng kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt nam đã niêm yết cao hơn trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng chưa niêm yết một cách có ý nghĩa thống kê

3.3.2.2.Kế toán trách nhiệm và trình độ đào tạo của các nhà quản trị

Kết quả kiểm định cho thấy, theo mẫu của nghiên cứu thu được p-value= 0,000 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa 0,05 nên giả thuyết Ho bị bác bỏ, có nghĩa là việc ứng dụng kế toán trách nhiệm tại doanh nghiệp sản xuất xi măng có trình độ đào tạo khác nhau thì sẽ khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê Kết hợp với giá trị trung bình (phụ lục 04C), có thể thấy rằng trình độ đào tạo của các nhà quản trị càng cao thì khả năng áp dụng kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp càng cao

3.3.2.3.Kế toán trách nhiệm và hiểu biết về kế toán trách nhiệm của các nhà quản trị

Kết quả kiểm định cho thấy, theo mẫu của nghiên cứu thu được p-value= 0,000 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa 0,05 nên giả thuyết Ho bị bác bỏ, có nghĩa là

Trang 9

việc ứng dụng kế toán trách nhiệm tại doanh nghiệp sản xuất xi măng có mức độ hiểu

biết về kế toán trách nhiệm của các nhà quản trị khác nhau thì sẽ khác nhau một cách

có ý nghĩa thống kê Kết hợp với giá trị trung bình (phụ lục 05C) cho thấy rằng mức

độ hiểu biết về kế toán trách nhiệm càng cao thì khả năng áp dụng kế toán trách

nhiệm trong doanh nghiệp càng cao Kết quả phân tích sâu ANOVA post-hoc như

phụ lục số 05A và 05B

3.3.2.4.Kế toán trách nhiệm và vị trí công việc của các nhà quản trị

Kết quả kiểm định cho thấy p-value đều lớn hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa

0,05 nên giả thuyết Ho được chấp nhận, có nghĩa là việc ứng dụng kế toán trách

nhiệm tại doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt nam của các nhà quản trị khác nhau là

giống nhau một cách có ý nghĩa thống kê

3.3.2.5.Kế toán trách nhiệm và số lượng công nhân bình quân trong doanh

nghiệp

Kết quả kiểm định cho thấy, theo mẫu của nghiên cứu thu được p-value= 0,000

nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa 0,05 nên giả thuyết Ho bị bác bỏ, có nghĩa là

việc ứng dụng kế toán trách nhiệm tại doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt nam có số

lượng công nhân bình quân khác nhau thì sẽ khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê

Kết hợp với giá trị trung bình mẫu (phụ lục 06C) cho thấy số lượng công nhân bình

quân của doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt nam càng cao thì việc ứng dụng kế

toán trách nhiệm sẽ càng cao một cách có ý nghĩa thống kê Kết quả phân tích sâu

ANOVA post hoc như phụ lục số 06A, 06B

3.3.2.6.Kế toán trách nhiệm và doanh thu bình quân của doanh nghiệp

Kết quả kiểm định cho thấy, theo mẫu của nghiên cứu thu được p-value= 0,000

nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa 0,05 nên giả thuyết Ho bị bác bỏ, có nghĩa là

việc ứng dụng kế toán trách nhiệm tại doanh nghiệp sản xuất xi măng có doanh thu

bình quân khác nhau thì sẽ khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê Kết hợp với giá

trị trung bình (phụ lục 08B) cho thấy rằng Khi doanh thu của doanh nghiệp càng cao

thì khả năng áp dụng kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp càng cao Kết quả kiểm

định sâu ANOVA post hoc như phụ lục số 07, 08

3.3.2.7.Kế toán trách nhiệm và tổng tài sản bình quân của doanh nghiệp

Kết quả kiểm định cho thấy, theo mẫu của nghiên cứu thu được p-value= 0,000

nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa 0,05 nên giả thuyết Ho bị bác bỏ, có nghĩa là

việc ứng dụng kế toán trách nhiệm tại doanh nghiệp sản xuất xi măng có tổng tài sản

bình quân khác nhau thì sẽ khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê Kết hợp với giá

trị trung bình (phụ lục 09B) cho thấy rằng khi tổng tài sản của doanh nghiệp càng cao

thì khả năng áp dụng kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp càng cao Kết quả kiểm định sâu post hoc như phụ lục số 09A

Như vậy, kết quả kiểm định bằng dữ liệu trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt nam cho thấy:

-Tình trạng niêm yết của doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt nam tác động tới

kế toán trách nhiệm một cách có ý nghĩa thống kê, doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán sẽ có khả năng áp dụng các khía cạnh của kế toán trách nhiệm cao hơn những doanh nghiệp chưa niêm yết

-Trình độ đào tạo của nhà quản trị trong doanh nghiệp sản xuất xi măng tác động tới kế toán trách nhiệm, trình độ đào tạo của nhà quản trị càng cao thì khả năng

áp dụng kế toán vào doanh doanh nghiệp càng cao -Vị trí của nhà quản trị trong doanh nghiệp không ảnh hưởng tới kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp một cách có ý nghĩa thống kê

-Hiểu biết của nhà quản trị về kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp sản xuất

xi măng có tác động tới kế toán trách nhiệm, hiểu biết của nhà quản trị càng nhiều thì khả năng áp dụng kế toán vào doanh doanh nghiệp càng cao

- Quy mô (Tổng tài sản, doanh thu, số lao động) của doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt nam có tác động tới kế toán trách nhiệm một cách có ý nghĩa thống kê, doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì khả năng áp dụng các khía cạnh của kế toán trách nhiệm càng cao

3.4.Kế toán trách nhiệm và thành quả đạt được của doanh nghiệp sản xuất

xi măng Việt Nam

3.4.1.Nghiên cứu định tính về kế toán trách nhiệm và thành quả đạt được của doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam

Để tìm hiểu sâu hơn về tác động của kế toán trách nhiệm tới thành quả trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam, luận án sử dụng câu hỏi phỏng vấn sâu như sau:

Câu hỏi phỏng vấn: Theo anh (chị), việc áp dụng kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp có tác động đến thành quả đạt được tại doanh nghiệp của anh chị không? Tác động như thế nào? vì sao?

Kết quả nghiên cứu định tính bằng các câu hỏi phỏng vấn sâu, thu được 23 tình huống.Trong 23 ý kiến phỏng vấn thu về thì có 22 ý kiến (tương ứng với 96% ý kiến) cho rằng: Các nhà quản trị đều cho rằng, khi áp dụng kế toán trách nhiệm sẽ cải thiện được thành quả của doanh nghiệp

Trang 10

3.4.2.Nghiên cứu định lượng về kế toán trách nhiệm và thành quả đạt được

của doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam

Mô hình hồi quy sẽ là:

Y=0,417+0,160*X1+0,175*X2 + 0,154*X3+ 0,100*X4 + 0,135*X5 +

0,196*X6 + 0,280*X7

Như vậy, qua mô hình hồi quy trên có thể thấy rằng, các khía cạnh của kế toán

trách nhiệm đều có tác động cùng chiều với thành quả của đạt được của doanh nghiệp,

có nghĩa là nếu áp dụng các khía cạnh của kế toán trách nhiệm càng cao thì thành quả

đạt được của các doanh nghiệp càng cao và ngược lại một cách có ý nghĩa thống kê

3.5 Thực trạng áp dụng phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động

(ABC) trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam

3.5.1 Nghiên cứu định tính về phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt

động trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam

Để tìm hiểu sâu hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng phương

pháp ABC trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam, luận án sử dụng câu

hỏi phỏng vấn sâu như sau:

Câu hỏi phỏng vấn: “Theo quan điểm của Anh (chị) thì mức độ áp dụng

phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động (ABC) trong doanh nghiệp của anh

(chị) ảnh hưởng bởi những yếu tố nào? Vì sao?

Kết quả nghiên cứu định tính bằng câu hỏi phỏng vấn sâu, thu được 21 tình

huống Qua phân tích, phân loại thu được những nhân tố có mức độ tập trung cao sau

ảnh hưởng đến áp dụng ABC trong doanh nghiệp sản xuất xi măng như dưới đây:

Tình trạng niêm yết, trình độ đào tạo…

3.5.2.Nghiên cứu định lượng về phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt

động trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam

3.5.2.1.Mức độ áp dụng phương pháp ABC tại các doanh nghiệp sản xuất xi

măng Việt Nam

Kết quả kiểm định cho thấy, theo mẫu của nghiên cứu thu được p-value= 0,597

lớn hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa 0,05 nên giả thuyết Ho được chấp nhận Căn cứ

vào trung bình mẫu = 2,9572 và kết quả kiểm định có thể nói rằng Tại các công ty

sản xuất xi măng mức độ áp dụng áp dụng phương pháp ABC để phân bổ chi phí tại

các trung tâm trách nhiệm xấp xỉ ở mức độ vừa phải

3.5.2.2 Phương pháp ABC và tình trạng niêm yết trên thị trường chứng khoán

của các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt nam

Kết quả kiểm định cho thấy p-value= 0,000 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý

nghĩa 0,05 nên giả thuyết Ho bị bác bỏ, có nghĩa là việc ứng dụng phương pháp ABC tại doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt nam đã niêm yết khác với các doanh nghiệp sản xuất xi măng chưa niêm yết một cách có ý nghĩa thống kê Kết hợp với giá trị trung bình cho thấy việc ứng dụng phương pháp ABC tại doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt nam đã niêm yết cao hơn các doanh nghiệp sản xuất xi măng chưa niêm yết một cách có ý nghĩa thống kê

3.5.2.3.Phương pháp ABC và trình độ đào tạo của các nhà quản trị

Kết quả kiểm định cho thấy p-value= 0,000 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa 0,05 nên giả thuyết Ho bị bác bỏ, có nghĩa là việc ứng dụng phương pháp ABC tại doanh nghiệp sản xuất xi măng có trình độ đào tạo của nhà quản trị khác nhau thì

sẽ khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê Kết hợp với kết quả thống kê mô tả, cho thấy trình độ đào tạo của các nhà quản trị càng cao thì mức độ áp dụng phương pháp ABC trong doanh nghiệp sản xuất xi măng việt nam ngày càng cao

Như vậy, kết quả kiểm định cho thấy, mức độ áp dụng phương pháp ABC trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt nam ở mức vừa phải

Tình trạng niêm yết trên thị trường chứng khoán có tác động tới việc áp dụng phương pháp ABC trong doanh nghiệp một cách có ý nghĩa thống kê Doanh nghiệp

đã niêm yết trên thị trường chứng khoán có mức độ áp dụng phương pháp ABC cao hơn doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán

Trình độ đào tạo của nhà quản trị có tác động tới việc áp dụng phương pháp ABC trong doanh nghiệp một cách có ý nghĩa thống kê Các nhà quản trị có trình độ càng cao thì việc áp dụng phương pháp ABC trong doanh nghiệp càng cao

3.6 Thực trạng áp dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng (BSC) trong đánh giá thành quả tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam

3.6.1.Nghiên cứu định tính về phương pháp thẻ điểm cân bằng trong đánh giá thành quả tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam

Để tìm hiểu sâu hơn về các nhân tố tác động đến mức độ áp dụng phương pháp BSC trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam, luận án sử dụng câu hỏi phỏng vấn sâu như sau:

Câu hỏi phỏng vấn: Theo quan điểm của Anh (chị) thì mức độ áp dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng (BSC) trong doanh nghiệp của anh (chị) ảnh hưởng bởi những nhân tố nào? Vì sao?

Kết quả nghiên cứu định tính bằng các câu hỏi nghiên cứu sau, thu được 24 tình huống Qua phân tích, phân loại thu được những nhân tố có mức độ tập trung cao sau ảnh hưởng đến phương pháp BSC trong doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt nam

Ngày đăng: 06/10/2015, 14:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w