Qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã thực sự để lại trong người đọc sự thương cảm sâu sắc đối với thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Đáng thương thay cho nàng Vũ Nương. Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ đã cho người đọc thấy hình ảnh của một người vợ phải sống xa chồng khi bụng mang dạ chửa. Đó có lẽ là một sự khó khăn lớn. Ở bất kỳ thời đại nào, những người phụ nữ luôn cần có người chồng của mình ở bên cạnh để cùng sẻ chia và gánh vác công việc gia đình. Nhưng ở Vũ Nương, người đọc thấy rõ trên đôi vai nàng là gia đình, mẹ già và con nhỏ. Nhưng, dường như để phải đặt mình vào vị trí của Vũ Nương mà cảm nhận nỗi đau thì phải nói tới cái tủi khổ mà nàng phải chịu đựng dưới xã hội phong kiến đầy bất công. Trong xã hội đó, người chồng là người nắm quyền, người quyết định tất thảy mọi việc, nơi chế độ đa thê bảy thiếp tồn tại. Dưới chế độ phong kiến ấy, người đọc thực sự cảm thấy xót xa cho Vũ Nương khi nàng cất tiếng than bên bến Hoàng Giang: Thiếp nay trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho tôm cá, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ. Nếu như lời than làm cho mọi người thương xót thì cái chết đã chứng minh tấm lòng trinh bạch của Vũ Nương. Qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã thực sự để lại trong người đọc sự thương cảm sâu sắc đối với thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Trích: loigiaihay.com
Qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã thực sự để lại trong người đọc sự thương cảm sâu sắc đối với thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Đáng thương thay cho nàng Vũ Nương. Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ đã cho người đọc thấy hình ảnh của một người vợ phải sống xa chồng khi bụng mang dạ chửa. Đó có lẽ là một sự khó khăn lớn. Ở bất kỳ thời đại nào, những người phụ nữ luôn cần có người chồng của mình ở bên cạnh để cùng sẻ chia và gánh vác công việc gia đình. Nhưng ở Vũ Nương, người đọc thấy rõ trên đôi vai nàng là gia đình, mẹ già và con nhỏ. Nhưng, dường như để phải đặt mình vào vị trí của Vũ Nương mà cảm nhận nỗi đau thì phải nói tới cái tủi khổ mà nàng phải chịu đựng dưới xã hội phong kiến đầy bất công. Trong xã hội đó, người chồng là người nắm quyền, người quyết định tất thảy mọi việc, nơi chế độ đa thê bảy thiếp tồn tại. Dưới chế độ phong kiến ấy, người đọc thực sự cảm thấy xót xa cho Vũ Nương khi nàng cất tiếng than bên bến Hoàng Giang: Thiếp nay trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho tôm cá, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ. Nếu như lời than làm cho mọi người thương xót thì cái chết đã chứng minh tấm lòng trinh bạch của Vũ Nương. Qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã thực sự để lại trong người đọc sự thương cảm sâu sắc đối với thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Trích: loigiaihay.com