Nhân vật anh thanh niên là nhân vật chính được tác giả giới thiệu rất tự nhiên. Anh đến với người đọc qua lời giao tiếp, chuyện trò của bác lái xe, rất giản dị nhưng đó lại là một cách vào đề ấn tượng. Nếu như tác phẩm Làng đã để lại dấu ấn trong lòng người đọc bởi nét tinh tế và sâu sắc qua việc miêu tả nội tâm nhân vật dưới ngòi bút của Kim Lân, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng gây xúc động bởi tình cha con sâu nặng thì Lặng lẽ Sa Pa cũng có những ấn tượng đẹp. Một trong số những điều đó là việc xây dựng hình ảnh nhân vật anh thanh niên dưới ngòi bút của Nguyễn Thành Long. Nhân vật anh thanh niên là nhân vật chính được tác giả giới thiệu rất tự nhiên. Anh đến với người đọc qua lời giao tiếp, chuyện trò của bác lái xe, rất giản dị nhưng đó lại là một cách vào đề ấn tượng. Những ấn tượng ấy mở đầu cho hàng loạt những nét đẹp của nhân vật anh thanh niên, những nét đẹp của tâm hồn. Người ta nhìn thấy vẻ đẹp ấy khi tác giả viết về hoàn cảnh sống của anh: Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét. Trong con mắt của bác lái xe, anh thanh niên là một người cô độc nhất thế gian. Có lỗ cái nhất ấy sẽ hứa hẹn một điều gì đó thật đặc biệt, đặc biệt ở chính công việc của anh. Nhưng có một điều đặc biệt hơn ở tác phẩm này, Nguyễn Thành Long đã để anh thanh niên nói về công việc của chính mình: Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sán xuất phục vụ chiến đấu... Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Trong lời nói của anh thanh niên, đó là những vất vả, đó là những gian lao nhưng dường như có một cảm xúc nào đó của anh thanh niên về công việc ấy. Đó không phải là sự sợ hãi, cũng không phải là một lời than vãn kêu ca mà đó là một phong thái rất lạc quan, ung dung. Bởi với anh, đó là những công việc thường ngày mà anh yêu thích. Anh sống giản dị với những công việc ưa thích như trồng hoa, nuôi gà, đồ vật chỉ có cái bàn nhỏ và kệ sách con ở góc nhà. Với công việc, anh thanh niên với cái nhìn về cuộc sống rất tinh tế: Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được. Với anh, từ trong suy nghĩ cất lên thành lời nói thì cuộc sống của anh tưởng chừng như cô đơn mà lại không cô đơn, tưởng chừng buồn chán với công việc vất vả cứ lặp đi lặp lại mà lại là những niềm vui thực sự. Nguyễn Thành Long đã rất thành công với nhân vật anh thanh niên của mình. Không phải xây dựng được nhân vật đặc biệt ấy đã là thành công, mà thành công đó là tác giả đã khắc hoạ nhân vật như thế nào. Không phải là những nhận xét không có cơ sở. Đó là những lời nói Tắt tự nhiên từ chính cuộc sống hàng ngày. Trích: loigiaihay.com
Nhân vật anh thanh niên là nhân vật chính được tác giả giới thiệu rất tự nhiên. Anh đến với người đọc qua lời giao tiếp, chuyện trò của bác lái xe, rất giản dị nhưng đó lại là một cách vào đề ấn tượng. Nếu như tác phẩm Làng đã để lại dấu ấn trong lòng người đọc bởi nét tinh tế và sâu sắc qua việc miêu tả nội tâm nhân vật dưới ngòi bút của Kim Lân, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng gây xúc động bởi tình cha con sâu nặng thì Lặng lẽ Sa Pa cũng có những ấn tượng đẹp. Một trong số những điều đó là việc xây dựng hình ảnh nhân vật anh thanh niên dưới ngòi bút của Nguyễn Thành Long. Nhân vật anh thanh niên là nhân vật chính được tác giả giới thiệu rất tự nhiên. Anh đến với người đọc qua lời giao tiếp, chuyện trò của bác lái xe, rất giản dị nhưng đó lại là một cách vào đề ấn tượng. Những ấn tượng ấy mở đầu cho hàng loạt những nét đẹp của nhân vật anh thanh niên, những nét đẹp của tâm hồn. Người ta nhìn thấy vẻ đẹp ấy khi tác giả viết về hoàn cảnh sống của anh: Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét. Trong con mắt của bác lái xe, anh thanh niên là một người cô độc nhất thế gian. Có lỗ cái nhất ấy sẽ hứa hẹn một điều gì đó thật đặc biệt, đặc biệt ở chính công việc của anh. Nhưng có một điều đặc biệt hơn ở tác phẩm này, Nguyễn Thành Long đã để anh thanh niên nói về công việc của chính mình: Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sán xuất phục vụ chiến đấu... Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Trong lời nói của anh thanh niên, đó là những vất vả, đó là những gian lao nhưng dường như có một cảm xúc nào đó của anh thanh niên về công việc ấy. Đó không phải là sự sợ hãi, cũng không phải là một lời than vãn kêu ca mà đó là một phong thái rất lạc quan, ung dung. Bởi với anh, đó là những công việc thường ngày mà anh yêu thích. Anh sống giản dị với những công việc ưa thích như trồng hoa, nuôi gà, đồ vật chỉ có cái bàn nhỏ và kệ sách con ở góc nhà. Với công việc, anh thanh niên với cái nhìn về cuộc sống rất tinh tế: Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được. Với anh, từ trong suy nghĩ cất lên thành lời nói thì cuộc sống của anh tưởng chừng như cô đơn mà lại không cô đơn, tưởng chừng buồn chán với công việc vất vả cứ lặp đi lặp lại mà lại là những niềm vui thực sự. Nguyễn Thành Long đã rất thành công với nhân vật anh thanh niên của mình. Không phải xây dựng được nhân vật đặc biệt ấy đã là thành công, mà thành công đó là tác giả đã khắc hoạ nhân vật như thế nào. Không phải là những nhận xét không có cơ sở. Đó là những lời nói Tắt tự nhiên từ chính cuộc sống hàng ngày. Trích: loigiaihay.com