1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đọc hiểu Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ

4 567 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 19,74 KB

Nội dung

Gợi dẫn 1. Thể loại Đây là một truyền thuyết rất quen thuộc trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, thuộc chủ đề giữ nước – chủ đề lớn của thể loại truyền thuyết. Lấy đề tài từ lịch sử nhưng truyền thuyết không phải là lịch sử. Truyền thuyết là “nghệ thuật lựa chọn các sự kiện và nhân vật để xây dựng các hình tượng nghệ thuật, phản ánh tập trung nhất lịch sử của địa phương, quốc gia, dân tộc… Nếu lịch sử cố gắng phản ánh chính xác các sự kiện và nhân vật, thì truyền thuyết lại quan tâm hơn đến sự lay động tình cảm và niềm tin của người nghe sau những sự kiện và nhân vật đó.” Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thuỷ thể hiện rất rõ đặc điểm này của truyền thuyết. 2. Tác phẩm Tác giả dân gian kể chuyện An Dương Vương xây thành, chế nỏ giữ nước và bi kịch tình yêu Mị Châu – Trọng Thuỷ. Câu chuyện là một bài học về tinh thần cảnh giác đối với giặc ngoại xâm. Vì chủ quan, tin tưởng vào nỏ thần và tin vào cha con Triệu Đà mà cha con An Dương Vương đã để đất nước rơi vào tay giặc. 3. Tóm tắt An Dư­ơng Vư­ơng xây mãi không xong thành, cứ xây đến đâu lại đổ đến đấy. Nh­ưng sau nhờ Rùa thần giúp đỡ, thành xây nửa tháng đã xong. Thần lại cho thêm móng rùa làm nỏ liên châu. Triệu Đà sang xâm l­ược như­ng thua lớn, bèn xin cầu hoà. Đà cầu hôn Mị Châu cho con trai là Trọng Thuỷ. Trọng Thuỷ dụ dỗ Mị Châu đánh tráo nỏ thần mang về n­ước rồi đem đại binh sang đánh. Vua chủ quan điềm nhiên ngồi đánh cờ. Khi quân Đà tiến sát, Vua mang nỏ ra bắn như­ng vô hiệu, bèn đem theo Mị Châu chạy về phư­ơng Nam. Chạy tới biển, đư­ờng cùng, vua cầu cứu Rùa vàng. Nghe Rùa vàng kết tội, vua liền rút gư­ơm chém Mị Châu, rồi cầm sừng tê giác bảy tấc theo Rùa vàng xuống biển. Trọng Thuỷ đuổi theo đến biển, thấy xác vợ, đem về táng ở Loa Thành rồi lao đầu xuống giếng mà chết. Ngư­ời đời sau mò đư­ợc ngọc ở biển Đông đem rửa n­ước giếng này thấy ngọc càng thêm sáng. 4. Cách đọc  và kể Đọc theo giọng kể. Chú ý đổi giọng khi đọc (hoặc kể) các câu thoại trong các đoạn văn. Riêng giọng vua khi chạy đến bờ biển thể hiện giọng cầu khẩn, giọng Mị Châu khi đó khẩn thiết, buồn rầu. II - Kiến thức cơ bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ thể hiện một cách đặc sắc ý thức lịch sử của nhân dân – thể hiện tập trung ở vai trò của An Dương Vương trong sự nghiệp giữ nước. Vai trò ấy thể hiện trước hết bằng những chi tiết cụ thể : đó là việc nhà vua dời đô về Cổ Loa, và cho xây thành. Nhưng thành đắp đến đâu lại đổ tới đó, bèn lập đàn cầu đảo bách thần. Được thần Kim Quy giúp đỡ, xây thành xong, vua còn hỏi thần Kim Quy : “Nay nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống ?” và chế “Linh quan Kim Quy thần cơ”. Trước cảnh nước mất nhà tan, được Rùa Vàng cho biết nguyên nhân bởi chính sự nhẹ dạ cả tin của con gái, vua tuốt kiếm chém Mị Châu. Vì quá thương tiếc Mị Châu nên Trọng Thuỷ đã tự vẫn sau khi giúp Triệu Đà chiếm được Âu Lạc. Có thể nói : Mị Châu là con người thuần nhất của tình yêu, sự chung thuỷ. Trọng Thuỷ cũng vậy, nhưng Trọng Thuỷ còn một tư cách khác, đó là tư cách của một nam nhi với trách nhiệm cao đối với vua cha, đất nước. Cho nên, sau khi hoàn thành trách nhiệm đối với vua cha, Trọng Thuỷ lại sống trọn với tình yêu. Cái chết của chàng là minh chứng cho điều đó. Và không phải ngẫu nhiên mà tác giả dân gian để cho nước giếng nơi Trọng Thuỷ tự vẫn có tác dụng làm sáng trong thêm ngọc trai mà Mị Châu đã hoá thân. Truyện phản ánh bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu. Bi kịch mất nước thể hiện qua tình tiết An Dương Vương vô tình gả con gái cho con trai của kẻ thù, thiếu cảnh giác, cậy có nỏ thần nên phải bỏ chạy khi bị giặc tấn công. Mị Châu nhẹ dạ cả tin, cho Trọng Thuỷ xem trộm nỏ thần, dẫn đến tai hoạ nước mất, nhà tan. Bi kịch tình yêu thể hiện qua chi tiết cái chết oan nghiệt của Mị Châu, Trọng Thuỷ cũng lao đầu xuống giếng, đôi lứa vĩnh viễn chia lìa. Xung quanh hành động của Mị Châu, có ý kiến cho rằng nàng là một người vợ hiền, việc làm theo lời chồng là không có tội ; cũng có ý kiến cho rằng Mị Châu là kẻ đáng lên án. Vấn đề này cần được nhìn nhận một cách toàn diện và khách quan để hiểu được dụng ý của tác giả dân gian. Thái độ của nhân dân không hề đơn giản, một chiều. Cho nên, cần tránh tuyệt đối hoá, chỉ khen hoặc chê, minh oan hoặc buộc tội ; bởi với tư cách là một người vợ, Mị Châu là người đáng được đồng cảm, đáng thương ; với tư cách là một công dân, lại là công chúa, phải có trách nhiệm với quốc gia, Mị Châu là người đáng trách và là bài học sâu sắc về tinh thần cảnh giác. Hai tư cách ấy cùng tồn tại trong một thực thể – Mị Châu. Trong truyện, những chi tiết kì ảo có vai trò hết sức quan trọng nhằm dẫn dắt diễn biến của câu chuyện và là yếu tố thể hiện thái độ, tình cảm của nhân dân đối với các nhân vật, đối với lịch sử : thần Rùa Vàng giúp An Dương Vương xây thành ; thần cho vua vuốt để làm lẫy nỏ thần bắn một phát chết hàng vạn tên giặc ; thần Rùa Vàng hiện ra kết tội Mị Châu ; máu Mị Châu chảy xuống biển thành ngọc ; vua An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc theo Rùa Vàng rẽ nước xuống biển ; Trọng Thuỷ đem xác Mị Châu về chôn, xác biến thành ngọc thạch ; ngọc trai rửa nước giếng Trọng Thuỷ tự vẫn thì trong sáng thêm. Hình ảnh ngọc trai – giếng nước được xem là một biểu tượng về tình yêu chung thuỷ giữa Mị Châu và Trọng Thuỷ ; song cũng có thể xem đây là sự lí giải của tác giả dân gian về một nỗi oan tình. Qua các sự kiện, nhân vật, chi tiết, hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng đó, truyện thể hiện bi kịch nước mất nhà tan và ý thức lịch sử sâu sắc của nhân dân. III - Liên hệ 1. Đọc bài thơ : Mị Châu Lông ngỗng rơi trắng đường chạy nạn Những chiếc lông không tự biết giấu mình. Nước mắt thành mặt trái của lòng tin Tình yêu đến cùng đường cùng cái chết Nhưng người đẹp dẫu rơi đầu vẫn đẹp Tình yêu bị dối lừa vẫn nguyên vẹn tình yêu. Giá như trên đời còn có một Mị Châu Vừa say đắm yêu thương vừa luôn luôn cảnh giác Không sơ hở, chẳng mắc lừa mẹo giặc Một Mị Châu như ta vẫn hằng mơ. Thì hẳn Mị Châu không sống đến bây giờ Để chung thuỷ với tình yêu hai ngàn năm có lẻ Như anh với em dẫu yêu nhau chung thuỷ Đến bạc đầu bất quá chỉ trăm năm. Nên chúng ta dù rất đỗi đau lòng Vẫn không thể cứu Mị Châu khỏi chết Lũ trai biển sẽ thay người nuôi tiếp Giữa lòng mình viên ngọc của tình yêu. Vẫn còn đây pho tượng đá cụt đầu Bởi đầu cụt nên tượng càng rất sống Cái đầu cụt gợi nhớ dòng máu nóng Hai ngàn năm dưới đá vẫn tuôn trào. Anh cũng như em muốn nhắc Mị Châu Đời còn giặc xin đừng quên cảnh giác Nhưng nhắc sao được hai ngàn năm trước Nên em ơi ta đành tự nhắc mình. (Anh Ngọc) 2. Về tình tiết Kim Quy giúp vua An Dương Vương trừ yêu quái phá thành, Lĩnh Nam chích quái chép như sau : “Vua ra cửa Đông chờ đợi, chợt thấy một con rùa vàng từ phương Đông lại, nổi lên mặt nước, nói sõi tiếng người, tự xưng là sứ Thanh Giang, thông tỏ mọi việc trời đất, âm dương, quỷ thần. Vua mừng rỡ nói : – “Điều đó chính cụ già đã báo cho ta biết trước”. Bèn rước vào trong thành ngồi trên điện, hỏi vì sao xây thành không được. Rùa Vàng đáp : – “Cái tinh khí ở núi này là con vua đời trước, muốn báo thù cho nước, lại có con gà trống trắng sống ngàn năm, hoá thành yêu tinh ẩn ở núi Thất Diệu. Trong núi có ma, đó là hồn người nhạc công triều đại trước chôn ở đấy. ở bên cạnh có một quán trọ cho khách vãng lai, chủ quán tên là Ngộ Không. Ngộ Không có một người con gái. Lại có một con gà vốn là dư khí của quỷ tinh, phàm có khách qua đường nghỉ đêm ở quán, quỷ tinh biến hoá muôn hình vạn trạng để làm hại. Vì thế người chết rất nhiều. Nay con gà trống trắng lại lấy con gái chủ quán. Nếu giết được con gà trống thì trấn áp được quỷ tinh. Quỷ tinh sẽ tụ âm khí thành yêu, hoá ra chim cú ngậm lá thư bay lên cây chiên đàn tâu cùng thượng đế xin phá thành. Thần sẽ xin bắn rơi lá thư, nhà vua tức tốc nhặt lấy, thành sẽ xây được”. Rùa Vàng bèn bảo vua giả làm kẻ hành nhân nghỉ trọ ở quán, đặt rùa ở phía trên khung cửi. Thấy có khách tới, Ngộ Không bảo : – “Quán này có yêu tinh, đêm thường giết người. Hôm nay trời chưa tối, xin ngài đi mau, chớ nghỉ lại đây”. Vua cười, nói : – “Sống chết có mệnh, ma quỷ làm gì được, ta không sợ”. Bèn cứ nghỉ lại. Đến đêm quỷ ở ngoài vào, thét lớn : – “Kẻ nào đây sao chẳng mau mau mở cửa”. Rùa Vàng thét : – “Cứ đóng cửa thì mày làm gì ?”. Quỷ bèn biến hoá trăm hình vạn trạng, muôn kế nghìn phương để hòng doạ nạt, sau cùng cũng chẳng doạ nổi vua. Đến lúc gà gáy sáng, quỷ tinh chạy tản, Rùa Vàng cùng vua đuổi theo. Tới núi Thất Diệu, quỷ tinh thu hình biến mất. Vua bèn quay về quán. Sáng hôm sau, chủ quán sai người đến định liệm xác khách trọ để chôn. Thấy vua vẫn cười nói hớn hở, họ bèn cùng chạy tới lạy vua mà nói rằng : – “Ngài được thế, tất là thánh nhân. Vậy xin ban thuốc thần để cứu sinh dân”. Vua bảo : – “Nhà ngươi giết con gà trắng mà tế thần quỷ tinh sẽ tan hết”. Ngộ Không y lời đem gà trắng ra giết, người con gái lập tức quay ra chết. Vua bèn sai đào ở núi Thất Diệu lấy được nhiều nhạc khí cổ và xương cốt, mới đốt tán thành tro, đem đổ xuống dòng sông. Trời gần tối, vua và Rùa Vàng lên đến núi Việt Thường, thấy quỷ tinh đã biến thành chim cú sáu chân, ngậm lá thư bay lên cây chiên đàn. Rùa Vàng liền biến thành một con chuột đen theo sau, cắn vào chân cú, lá thư rơi xuống đất. Vua vội nhặt lấy lá thư đã bị nhấm rách quá nửa. Từ đó quỷ tinh bị diệt. Thành xây nửa tháng thì xong”([1]). Chúng tôi cho rằng đây là một đoạn truyện thần kì có thể khá lí thú, nhưng người chép ban đầu có lẽ không nắm được đầy đủ nội dung, bỏ sót một số tình tiết, hoặc giả sửa chữa đôi nét nào đó của truyện, vì vậy, rất tiếc là sự phát triển của câu chuyện có chỗ khó hiểu, không được lôgíc. Tạm lí giải câu chuyện trên như sau : Nghe tin thần Kim Quy sẽ đến giúp, từ sáng vua An Dương Vương đã ra cửa Đông đón. Chợt từ biển Đông tiến vào một con Rùa Vàng. Vào đến nơi, rùa tự xưng : – “Ta là thần Kim Quy, là sứ giả Thanh Giang !”. Vua mừng rỡ đón về cung, hỏi : – “Xin cho biết vì sao thành hầu xây lên lại đổ ?”. Thần đáp : – “Đó là do âm hồn của một hoàng tử cốt báo thù việc nhà vua đã gồm thâu nước của y. Hoàng tử đã nhờ một con yêu tinh là Bạch Hùng Kê sống ngàn năm thành tinh, dùng núi Việt Thường làm sào huyện. Nó thường hoá thành chim cú sáu chân, miệng ngậm một đạo bùa, đạo bùa này có liên quan đến sinh mệnh của nó. Đạo bùa này mà vào tay ai thì nó sẽ chết ngay. Để giúp hoàng tử, nó bay lên cây chiên đàn cao tận trời gọi hung thần về làm đổ thành. Nó còn hay đi lại núi Thất Diệu. ở đây có một con quỷ vốn là âm hồn một nhạc công thường biến hoá nhiều cách để hại khách qua lại. Yêu tinh và quỷ đã từng hãm hại rất nhiều người. Gần núi Thất Diệu lại có một cái quán, chủ quán tên là Ngộ Không. Ngộ Không tối tối thường không ở lại quán mà về nhà ở làng. Ngộ Không có một người con gái và một con gà trống trắng. Con gà này chính là một vía của Bạch Hùng Kê. Nó đã lén lút bắt cô gái làm vợ. Nếu giết được nó thì Bạch Hùng Kê sẽ yếu đi. Bấy giờ tôi sẽ tìm cách làm cho Bạch Hùng Kê phải nhả đạo bùa. Nhà vua phải nhanh tay nhặt lấy, phá tan đạo bùa thì nó sẽ chết. Bạch Hùng Kê mà chết thì thành sẽ xây xong”. Nói đoạn, thần Kim Quy khuyên vua cải trang thành một khách bộ hành đến xin trọ ở quán Ngộ Không. Thần cùng đi với vua. Đến nơi thần giấu mình ở phía trên khung cửi. Thấy vua xin trọ, Ngộ Không nói : -”Quán này có quỷ, đêm thường hại người. Bây giờ hãy còn sớm, quý khách nên tìm trọ nơi khác, đừng nghỉ lại đây”. Vua cười đáp : -”Sống chết có số. Nếu số ta chưa đến lúc chết thì ta sợ gì ma quỷ”. Bèn cứ ở lại đóng chặt cửa. Đêm ấy vua nghe tiếng quỷ gọi cửa ầm ầm. Vua vẫn im lặng xem quỷ làm gì. Không vào được quỷ liền hoá hết phép này đến phép khác, nhưng vì có thần Kim Quy, cuối cùng vẫn không vào được. Cho đến gà gáy, quỷ đành rút lui. Thần Kim Quy cùng vua đuổi theo. Tới núi Thất Diệu chỗ một cái gò, quỷ liền biến mất. Sau đó vua trở lại quán của Ngộ Không. Sáng ngày ra, Ngộ Không dẫn người nhà đến quán định để chôn xác người khách trọ hôm qua, nhưng y ngạc nhiên thấy vua vẫn còn sống, bèn sụp lạy và nói : -”Ngài hẳn là một vị Thánh. Xin ngài làm ơn ban cho phép thần để cứu sinh dân”. Vua bảo : -”Ngươi hãy về giết con gà trắng làm lễ cúng thần, quỷ sẽ hết”. Ngộ Không nghe lời, về bắt gà giết. Gà chết, đứa con gái của Ngộ Không cũng chết theo. Vua ra lệnh cho đào ở chỗ gò núi Thất Diệu, tìm được các nhạc khí và xương cốt, bèn cho đốt thành tro đổ xuống sông. Chập tối hôm ấy, vua cùng thần Kim Quy lên núi Việt Thường. Lúc này yêu tinh đã biến thành chim cú sáu chân đang ngậm đạo bùa bay lên cây chiên đàn. Thần Kim Quy lập tức biến thành một con chuột đen bò ngay lên cây, thoắt chốc đã đuổi kịp cắn vào chân cú đang đậu ở cành. Cú đau quá há miệng đánh rơi đạo bùa xuống đất. Vua đã chờ sẵn, nhặt lấy huỷ ngay, yêu tinh liền bị diệt. Từ đó yêu quái trừ xong, vua xây được thành([2]). loigiaihay.com

Gợi dẫn\r\n\r\n1. Thể loại\r\n\r\nĐây là một truyền thuyết rất quen thuộc trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, thuộc chủ đề giữ nước – chủ đề lớn của thể loại truyền thuyết. Lấy đề tài từ lịch sử nhưng truyền thuyết không phải là lịch sử. Truyền thuyết là “nghệ thuật lựa chọn các sự kiện và nhân vật để xây dựng các hình tượng nghệ thuật, phản ánh tập trung nhất lịch sử của địa phương, quốc gia, dân tộc… Nếu lịch sử cố gắng phản ánh chính xác các sự kiện và nhân vật, thì truyền thuyết lại quan tâm hơn đến sự lay động tình cảm và niềm tin của người nghe sau những sự kiện và nhân vật đó.” Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thuỷ thể hiện rất rõ đặc điểm này của truyền thuyết. 2. Tác phẩm Tác giả dân gian kể chuyện An Dương Vương xây thành, chế nỏ giữ nước và bi kịch tình yêu Mị Châu – Trọng Thuỷ. Câu chuyện là một bài học về tinh thần cảnh giác đối với giặc ngoại xâm. Vì chủ quan, tin tưởng vào nỏ thần và tin vào cha con Triệu Đà mà cha con An Dương Vương đã để đất nước rơi vào tay giặc. 3. Tóm tắt An Dương Vương xây mãi không xong thành, cứ xây đến đâu lại đổ đến đấy. Nhưng sau nhờ Rùa thần giúp đỡ, thành xây nửa tháng đã xong. Thần lại cho thêm móng rùa làm nỏ liên châu. Triệu Đà sang xâm lược nhưng thua lớn, bèn xin cầu hoà. Đà cầu hôn Mị Châu cho con trai là Trọng Thuỷ. Trọng Thuỷ dụ dỗ Mị Châu đánh tráo nỏ thần mang về nước rồi đem đại binh sang đánh. Vua chủ quan điềm nhiên ngồi đánh cờ. Khi quân Đà tiến sát, Vua mang nỏ ra bắn nhưng vô hiệu, bèn đem theo Mị Châu chạy về phương Nam. Chạy tới biển, đường cùng, vua cầu cứu Rùa vàng. Nghe Rùa vàng kết tội, vua liền rút gươm chém Mị Châu, rồi cầm sừng tê giác bảy tấc theo Rùa vàng xuống biển. Trọng Thuỷ đuổi theo đến biển, thấy xác vợ, đem về táng ở Loa Thành rồi lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau mò được ngọc ở biển Đông đem rửa nước giếng này thấy ngọc càng thêm sáng. 4. Cách đọc và kể Đọc theo giọng kể. Chú ý đổi giọng khi đọc (hoặc kể) các câu thoại trong các đoạn văn. Riêng giọng vua khi chạy đến bờ biển thể hiện giọng cầu khẩn, giọng Mị Châu khi đó khẩn thiết, buồn rầu. II - Kiến thức cơ bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ thể hiện một cách đặc sắc ý thức lịch sử của nhân dân – thể hiện tập trung ở vai trò của An Dương Vương trong sự nghiệp giữ nước. Vai trò ấy thể hiện trước hết bằng những chi tiết cụ thể : đó là việc nhà vua dời đô về Cổ Loa, và cho xây thành. Nhưng thành đắp đến đâu lại đổ tới đó, bèn lập đàn cầu đảo bách thần. Được thần Kim Quy giúp đỡ, xây thành xong, vua còn hỏi thần Kim Quy : “Nay nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống ?” và chế “Linh quan Kim Quy thần cơ”. Trước cảnh nước mất nhà tan, được Rùa Vàng cho biết nguyên nhân bởi chính sự nhẹ dạ cả tin của con gái, vua tuốt kiếm chém Mị Châu. Vì quá thương tiếc Mị Châu nên Trọng Thuỷ đã tự vẫn sau khi giúp Triệu Đà chiếm được Âu Lạc. Có thể nói : Mị Châu là con người thuần nhất của tình yêu, sự chung thuỷ. Trọng Thuỷ cũng vậy, nhưng Trọng Thuỷ còn một tư cách khác, đó là tư cách của một nam nhi với trách nhiệm cao đối với vua cha, đất nước. Cho nên, sau khi hoàn thành trách nhiệm đối với vua cha, Trọng Thuỷ lại sống trọn với tình yêu. Cái chết của chàng là minh chứng cho điều đó. Và không phải ngẫu nhiên mà tác giả dân gian để cho nước giếng nơi Trọng Thuỷ tự vẫn có tác dụng làm sáng trong thêm ngọc trai mà Mị Châu đã hoá thân. Truyện phản ánh bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu. Bi kịch mất nước thể hiện qua tình tiết An Dương Vương vô tình gả con gái cho con trai của kẻ thù, thiếu cảnh giác, cậy có nỏ thần nên phải bỏ chạy khi bị giặc tấn công. Mị Châu nhẹ dạ cả tin, cho Trọng Thuỷ xem trộm nỏ thần, dẫn đến tai hoạ nước mất, nhà tan. Bi kịch tình yêu thể hiện qua chi tiết cái chết oan nghiệt của Mị Châu, Trọng Thuỷ cũng lao đầu xuống giếng, đôi lứa vĩnh viễn chia lìa. Xung quanh hành động của Mị Châu, có ý kiến cho rằng nàng là một người vợ hiền, việc làm theo lời chồng là không có tội ; cũng có ý kiến cho rằng Mị Châu là kẻ đáng lên án. Vấn đề này cần được nhìn nhận một cách toàn diện và khách quan để hiểu được dụng ý của tác giả dân gian. Thái độ của nhân dân không hề đơn giản, một chiều. Cho nên, cần tránh tuyệt đối hoá, chỉ khen hoặc chê, minh oan hoặc buộc tội ; bởi với tư cách là một người vợ, Mị Châu là người đáng được đồng cảm, đáng thương ; với tư cách là một công dân, lại là công chúa, phải có trách nhiệm với quốc gia, Mị Châu là người đáng trách và là bài học sâu sắc về tinh thần cảnh giác. Hai tư cách ấy cùng tồn tại trong một thực thể – Mị Châu. Trong truyện, những chi tiết kì ảo có vai trò hết sức quan trọng nhằm dẫn dắt diễn biến của câu chuyện và là yếu tố thể hiện thái độ, tình cảm của nhân dân đối với các nhân vật, đối với lịch sử : thần Rùa Vàng giúp An Dương Vương xây thành ; thần cho vua vuốt để làm lẫy nỏ thần bắn một phát chết hàng vạn tên giặc ; thần Rùa Vàng hiện ra kết tội Mị Châu ; máu Mị Châu chảy xuống biển thành ngọc ; vua An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc theo Rùa Vàng rẽ nước xuống biển ; Trọng Thuỷ đem xác Mị Châu về chôn, xác biến thành ngọc thạch ; ngọc trai rửa nước giếng Trọng Thuỷ tự vẫn thì trong sáng thêm. Hình ảnh ngọc trai – giếng nước được xem là một biểu tượng về tình yêu chung thuỷ giữa Mị Châu và Trọng Thuỷ ; song cũng có thể xem đây là sự lí giải của tác giả dân gian về một nỗi oan tình. Qua các sự kiện, nhân vật, chi tiết, hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng đó, truyện thể hiện bi kịch nước mất nhà tan và ý thức lịch sử sâu sắc của nhân dân. III - Liên hệ 1. Đọc bài thơ : Mị Châu Lông ngỗng rơi trắng đường chạy nạn Những chiếc lông không tự biết giấu mình. Nước mắt thành mặt trái của lòng tin Tình yêu đến cùng đường cùng cái chết Nhưng người đẹp dẫu rơi đầu vẫn đẹp Tình yêu bị dối lừa vẫn nguyên vẹn tình yêu. Giá như trên đời còn có một Mị Châu Vừa say đắm yêu thương vừa luôn luôn cảnh giác Không sơ hở, chẳng mắc lừa mẹo giặc Một Mị Châu như ta vẫn hằng mơ. Thì hẳn Mị Châu không sống đến bây giờ Để chung thuỷ với tình yêu hai ngàn năm có lẻ Như anh với em dẫu yêu nhau chung thuỷ Đến bạc đầu bất quá chỉ trăm năm. Nên chúng ta dù rất đỗi đau lòng Vẫn không thể cứu Mị Châu khỏi chết Lũ trai biển sẽ thay người nuôi tiếp Giữa lòng mình viên ngọc của tình yêu. Vẫn còn đây pho tượng đá cụt đầu Bởi đầu cụt nên tượng càng rất sống Cái đầu cụt gợi nhớ dòng máu nóng Hai ngàn năm dưới đá vẫn tuôn trào. Anh cũng như em muốn nhắc Mị Châu Đời còn giặc xin đừng quên cảnh giác Nhưng nhắc sao được hai ngàn năm trước Nên em ơi ta đành tự nhắc mình. (Anh Ngọc) 2. Về tình tiết Kim Quy giúp vua An Dương Vương trừ yêu quái phá thành, Lĩnh Nam chích quái chép như sau : “Vua ra cửa Đông chờ đợi, chợt thấy một con rùa vàng từ phương Đông lại, nổi lên mặt nước, nói sõi tiếng người, tự xưng là sứ Thanh Giang, thông tỏ mọi việc trời đất, âm dương, quỷ thần. Vua mừng rỡ nói : – “Điều đó chính cụ già đã báo cho ta biết trước”. Bèn rước vào trong thành ngồi trên điện, hỏi vì sao xây thành không được. Rùa Vàng đáp : – “Cái tinh khí ở núi này là con vua đời trước, muốn báo thù cho nước, lại có con gà trống trắng sống ngàn năm, hoá thành yêu tinh ẩn ở núi Thất Diệu. Trong núi có ma, đó là hồn người nhạc công triều đại trước chôn ở đấy. ở bên cạnh có một quán trọ cho khách vãng lai, chủ quán tên là Ngộ Không. Ngộ Không có một người con gái. Lại có một con gà vốn là dư khí của quỷ tinh, phàm có khách qua đường nghỉ đêm ở quán, quỷ tinh biến hoá muôn hình vạn trạng để làm hại. Vì thế người chết rất nhiều. Nay con gà trống trắng lại lấy con gái chủ quán. Nếu giết được con gà trống thì trấn áp được quỷ tinh. Quỷ tinh sẽ tụ âm khí thành yêu, hoá ra chim cú ngậm lá thư bay lên cây chiên đàn tâu cùng thượng đế xin phá thành. Thần sẽ xin bắn rơi lá thư, nhà vua tức tốc nhặt lấy, thành sẽ xây được”. Rùa Vàng bèn bảo vua giả làm kẻ hành nhân nghỉ trọ ở quán, đặt rùa ở phía trên khung cửi. Thấy có khách tới, Ngộ Không bảo : – “Quán này có yêu tinh, đêm thường giết người. Hôm nay trời chưa tối, xin ngài đi mau, chớ nghỉ lại đây”. Vua cười, nói : – “Sống chết có mệnh, ma quỷ làm gì được, ta không sợ”. Bèn cứ nghỉ lại. Đến đêm quỷ ở ngoài vào, thét lớn : – “Kẻ nào đây sao chẳng mau mau mở cửa”. Rùa Vàng thét : – “Cứ đóng cửa thì mày làm gì ?”. Quỷ bèn biến hoá trăm hình vạn trạng, muôn kế nghìn phương để hòng doạ nạt, sau cùng cũng chẳng doạ nổi vua. Đến lúc gà gáy sáng, quỷ tinh chạy tản, Rùa Vàng cùng vua đuổi theo. Tới núi Thất Diệu, quỷ tinh thu hình biến mất. Vua bèn quay về quán. Sáng hôm sau, chủ quán sai người đến định liệm xác khách trọ để chôn. Thấy vua vẫn cười nói hớn hở, họ bèn cùng chạy tới lạy vua mà nói rằng : – “Ngài được thế, tất là thánh nhân. Vậy xin ban thuốc thần để cứu sinh dân”. Vua bảo : – “Nhà ngươi giết con gà trắng mà tế thần quỷ tinh sẽ tan hết”. Ngộ Không y lời đem gà trắng ra giết, người con gái lập tức quay ra chết. Vua bèn sai đào ở núi Thất Diệu lấy được nhiều nhạc khí cổ và xương cốt, mới đốt tán thành tro, đem đổ xuống dòng sông. Trời gần tối, vua và Rùa Vàng lên đến núi Việt Thường, thấy quỷ tinh đã biến thành chim cú sáu chân, ngậm lá thư bay lên cây chiên đàn. Rùa Vàng liền biến thành một con chuột đen theo sau, cắn vào chân cú, lá thư rơi xuống đất. Vua vội nhặt lấy lá thư đã bị nhấm rách quá nửa. Từ đó quỷ tinh bị diệt. Thành xây nửa tháng thì xong”([1]). Chúng tôi cho rằng đây là một đoạn truyện thần kì có thể khá lí thú, nhưng người chép ban đầu có lẽ không nắm được đầy đủ nội dung, bỏ sót một số tình tiết, hoặc giả sửa chữa đôi nét nào đó của truyện, vì vậy, rất tiếc là sự phát triển của câu chuyện có chỗ khó hiểu, không được lôgíc. Tạm lí giải câu chuyện trên như sau : Nghe tin thần Kim Quy sẽ đến giúp, từ sáng vua An Dương Vương đã ra cửa Đông đón. Chợt từ biển Đông tiến vào một con Rùa Vàng. Vào đến nơi, rùa tự xưng : – “Ta là thần Kim Quy, là sứ giả Thanh Giang !”. Vua mừng rỡ đón về cung, hỏi : – “Xin cho biết vì sao thành hầu xây lên lại đổ ?”. Thần đáp : – “Đó là do âm hồn của một hoàng tử cốt báo thù việc nhà vua đã gồm thâu nước của y. Hoàng tử đã nhờ một con yêu tinh là Bạch Hùng Kê sống ngàn năm thành tinh, dùng núi Việt Thường làm sào huyện. Nó thường hoá thành chim cú sáu chân, miệng ngậm một đạo bùa, đạo bùa này có liên quan đến sinh mệnh của nó. Đạo bùa này mà vào tay ai thì nó sẽ chết ngay. Để giúp hoàng tử, nó bay lên cây chiên đàn cao tận trời gọi hung thần về làm đổ thành. Nó còn hay đi lại núi Thất Diệu. ở đây có một con quỷ vốn là âm hồn một nhạc công thường biến hoá nhiều cách để hại khách qua lại. Yêu tinh và quỷ đã từng hãm hại rất nhiều người. Gần núi Thất Diệu lại có một cái quán, chủ quán tên là Ngộ Không. Ngộ Không tối tối thường không ở lại quán mà về nhà ở làng. Ngộ Không có một người con gái và một con gà trống trắng. Con gà này chính là một vía của Bạch Hùng Kê. Nó đã lén lút bắt cô gái làm vợ. Nếu giết được nó thì Bạch Hùng Kê sẽ yếu đi. Bấy giờ tôi sẽ tìm cách làm cho Bạch Hùng Kê phải nhả đạo bùa. Nhà vua phải nhanh tay nhặt lấy, phá tan đạo bùa thì nó sẽ chết. Bạch Hùng Kê mà chết thì thành sẽ xây xong”. Nói đoạn, thần Kim Quy khuyên vua cải trang thành một khách bộ hành đến xin trọ ở quán Ngộ Không. Thần cùng đi với vua. Đến nơi thần giấu mình ở phía trên khung cửi. Thấy vua xin trọ, Ngộ Không nói : -”Quán này có quỷ, đêm thường hại người. Bây giờ hãy còn sớm, quý khách nên tìm trọ nơi khác, đừng nghỉ lại đây”. Vua cười đáp : -”Sống chết có số. Nếu số ta chưa đến lúc chết thì ta sợ gì ma quỷ”. Bèn cứ ở lại đóng chặt cửa. Đêm ấy vua nghe tiếng quỷ gọi cửa ầm ầm. Vua vẫn im lặng xem quỷ làm gì. Không vào được quỷ liền hoá hết phép này đến phép khác, nhưng vì có thần Kim Quy, cuối cùng vẫn không vào được. Cho đến gà gáy, quỷ đành rút lui. Thần Kim Quy cùng vua đuổi theo. Tới núi Thất Diệu chỗ một cái gò, quỷ liền biến mất. Sau đó vua trở lại quán của Ngộ Không. Sáng ngày ra, Ngộ Không dẫn người nhà đến quán định để chôn xác người khách trọ hôm qua, nhưng y ngạc nhiên thấy vua vẫn còn sống, bèn sụp lạy và nói : -”Ngài hẳn là một vị Thánh. Xin ngài làm ơn ban cho phép thần để cứu sinh dân”. Vua bảo : -”Ngươi hãy về giết con gà trắng làm lễ cúng thần, quỷ sẽ hết”. Ngộ Không nghe lời, về bắt gà giết. Gà chết, đứa con gái của Ngộ Không cũng chết theo. Vua ra lệnh cho đào ở chỗ gò núi Thất Diệu, tìm được các nhạc khí và xương cốt, bèn cho đốt thành tro đổ xuống sông. Chập tối hôm ấy, vua cùng thần Kim Quy lên núi Việt Thường. Lúc này yêu tinh đã biến thành chim cú sáu chân đang ngậm đạo bùa bay lên cây chiên đàn. Thần Kim Quy lập tức biến thành một con chuột đen bò ngay lên cây, thoắt chốc đã đuổi kịp cắn vào chân cú đang đậu ở cành. Cú đau quá há miệng đánh rơi đạo bùa xuống đất. Vua đã chờ sẵn, nhặt lấy huỷ ngay, yêu tinh liền bị diệt. Từ đó yêu quái trừ xong, vua xây được thành([2]). loigiaihay.com ... Rùa Vàng giúp An Dương Vương xây thành ; thần cho vua vuốt để làm lẫy nỏ thần bắn phát chết hàng vạn tên giặc ; thần Rùa Vàng kết tội Mị Châu ; máu Mị Châu chảy xuống biển thành ngọc ; vua An Dương. .. oan nghiệt Mị Châu, Trọng Thuỷ lao đầu xuống giếng, đôi lứa vĩnh viễn chia lìa Xung quanh hành động Mị Châu, có ý kiến cho nàng người vợ hiền, việc làm theo lời chồng tội ; có ý kiến cho Mị Châu. .. giúp, từ sáng vua An Dương Vương cửa Đông đón Chợt từ biển Đông tiến vào Rùa Vàng Vào đến nơi, rùa tự xưng : – “Ta thần Kim Quy, sứ giả Thanh Giang !” Vua mừng rỡ đón cung, hỏi : – “Xin cho biết

Ngày đăng: 05/10/2015, 22:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w