1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thúy Kiều, con người của hiện thực khổ đau, con người của vận mệnh bi kịch

5 190 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 20,73 KB

Nội dung

Thúy Kiều đã được giải phóng khỏi những quan niệm siêu hình, tôn giáo về hạnh phúc. Nhân vật của Nguyễn Du là con người được thức tỉnh, dù chỉ để khổ đau       Mộng Liên Đường chủ nhân đã khái quát về thân thế Thúy Kiều: “Khi lại  lắng tình thơ, người tựa án khen tài châu ngọc; khi duyên ưa kim cải non biển thề bồi; khi đất nổi ba đào, cửa nhà tan tác; khi lầu xanh, khi rừng tía cõi đi về nghĩ cũng chồn chân; khi kinh kệ, khi can qua, mùi từng trải nghĩ càng tê lưỡi...” Thúy Kiều đã trải qua hầu hết những đau khổ của người phu nữ dưới chế độ phong kiến; gia đình li tán, tình yêu tan vỡ, làm gái thanh lâu, làm nô tì, làm vợ lẽ, tu hành bất đắc chí, và rồi cuộc đời hầu hết không chồng, không con giữa 30 tuổi xuân.      Nhân vật Nguyễn Du là một con người luôn luôn có ý thức về “kiếp đoạn trường” của bản thân, nhưng đồng thời, luôn luôn hướng tới ánh sáng của hạnh phúc, Thúy Kiều chỉ từ bỏ thiên hướng này khi cuộc sống phủ định nguyện vọng của nàng.       Vận mệnh và tính cách có màu sắc bi kịch này quán xuyến nội dung tác phẩm: khắp Truyện Kiều phảng phất không khí buồn; quán xuyết kết cấu tác phẩm: trong hệ thống “Hội ngộ - Tai biến - Đoàn tụ” Nguyễn Du dành phần lớn tác phẩm để viết về quãng đời “Tai biến” của Kiều và trong toàn bộ tác phẩm, kể cả những giây phút đính ước, tình tự của phần “Hội ngộ”, hay trở về với người yêu trong phần “Đoàn tụ”, hạnh phúc của nàng không bao giờ trọn vẹn; quán xuyến hình tượng nhân vật: Thúy Kiều luôn luôn sống trong tâm trạng bi kịch.       Nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành, tài đàn tuyệt diệu và tài thơ mẫn tiệp của nàng rút cục cũng chỉ để “đem bán vào thuyền lái buôn”. Sự chà đạp lên tài hoa, nhan sắc con người là một tội ác của chế độ phong kiến, nhưng nếu quan niệm mâu thuẫn chủ yếu trong Truyện Kiều là mâu thuẫn giữa trí đức và tài năng với chế độ như ý kiến sau đây: “Mâu thuẫn giữa chế độ xã hội bất công với tài năng của con người là một mâu thuẫn tuyệt đối... Nguyễn Du đã diễn tả mâu thuẫn đó một cách hệ thống từ mở đầu Truyện Kiều cho đến cuối”.      ... “bao giờ còn chế độ xã hội bất công, nhất là ở giai đoạn suy vong của chế độ này, tài hoa chỉ là một mối hận hết sức thê thảm. Đó là cảm hứng chủ đạo nhất, sâu sắc nhất, bi thiết nhất của Nguyễn Du”... có lẽ cũng có phần cần bàn bạc.        Bởi vì nổi bật trên tất cả kiến đoạn trường và nỗi đoạn trường là sự chà đạp lên hạnh phúc tình yêu và ước mơ công lí của người phụ nữ nhan sắc, tài hoa, đa sầu, đa cảm và hết sức vị tha này. Nói một cách khác, Nguyễn Du đặc biệt chú trọng trình bày, miêu tả mâu thuẫn sâu sắc giữa khát vọng hạnh phúc của con người bị áp bức với những thế lực xấu xa, tàn bạo của chế độ phong kiến.       “Giữa đường đứt gánh tương tư" - vì hạnh phúc gia đình, vì vận mệnh cha và em, Kiều hi sinh hạnh phúc cá nhân. Đó là lí tưởng đạo đức và cũng là một phương diện hạnh phúc của đời nàng (Cõi xuân tuổi hạc càng cao - Một vai gánh vác biết bao nhiêu cành... Thà ràng liều một thân con - Hoa dù rã cánh, lá còn xanh cây) nhưng vì đây chỉ là một phương diện của hạnh phúc iẻn Kiều tiếp tục đi vào một bi kịch khác. Thúy Kiều, con người của một thời lại đã có ý thức sâu sắc hơn, phong phú hơn về đau khổ cũng như về khát vọng của mình, không thể đơn giản chấp nhận chỉ một phương diện nào của hạnh phúc. Ngoài hạnh phúc gia đình, nàng còn sống với khát khao tình yêu tuổi trẻ. Ngoài tình thương cha mẹ, hai em, còn tình yêu với chàng Kim. Vì giữa cái tuổi mười sáu, với một nhan sắc khuynh thành, một tài hoa rực rỡ, một trái tim nồng nàn, nàng đã gặp Kim Trọng - chàng trai "phong tư tài mạo tuyệt vời”... Nói một cách khác, Thúy Kiều đã đối diện hạnh phúc. “Kể từ khi gặp chàng Kim” nàng đã sống trong hương vị ngây ngất ngọt ngào của giờ phút “Chập chờn cơn tỉnh cơn mê” ban đầu, của những sớm chiều tình tự “Đủ điều trung khúc ân cần - Lòng xuân phơi phới chén xuân tàng tàng”, và nhất là buổi hôm kì diệu: Nhặt thưa gương giọi đầu cành, Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu. Sinh vừa tựa án thiu thiu, Dở chiều như tỉnh, dở chiều như mê… Tiếng sen sẽ động giấc hòe, Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần. Bâng khuâng đỉnh Giáp non thần, Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng… Buổi hôm kì diệu với tình yêu đắm đuối nồng nàn: ... Hoa hương càng tỏ thức hồng, Đầu mày cuối mắt càng nồng tấm yêu...      Làm sao có thể chôn vùi trong tim đang độ sôi nổi mối tình đầu nên thơ sâu sắc ấy! Tai biến ập đến, Thúy Kiều đã đi theo con đường quen thuộc cửa những thiếu nữ gặp ngang trái trong tình duyên xưa kia: Ngày xuân em hãy còn dài, Xót tình máu mủ thay lời nước non.       Giống như Nhụy Châu đã nhờ cô thị nữ tin yêu thay mình trả nghĩa Song Tinh khi nàng bị gian thần hãm hại đem đi cống Phiên: Mai sau chàng có về đây, Duyên xưa tác hợp cậy mày thể tao. (Truyện Song Tinh)        Và chữ “nghĩa” theo quan niệm phong kiến kia tưởng đâu sẽ là một bài thuốc hiệu nghiệm: Chị dù thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.       Nhưng không, Kiều thấu hiểu rằng không ai có thể thay thế nàng trong trái tim yêu đương của chàng Kim, cho dù người đó là em gái mình đi chăng nữa.. Nàng tiếp tục rơi vào một bi kịch khác: Dù em nên vợ nên chồng, Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.        Nàng vẫn là con người của bi kịch. Là bởi vì như nhiều người bình luận Truyện Kiều đã viết, trong mối quan hệ với chàng Kim, bao giờ Nguyễn Du cũng đành cho chị chữ “Tình” và cô em chữ “Duyên”: Duyên em dù nối chỉ hồng, May ra khi đã tay bồng tay mang. Tình duyên ấy, hợp tan này, Bi hoan mấy nỗi đêm chảy trăng cao. Khi ăn ở, lúc ra vào, Càng âu duyên mới, càng dào tình xưa.       Cũng như các bè bạn cùng thế hệ, Thúy Kiều những mong đem chữ ‘‘Nghĩa” đền đáp người yêu, nhưng tự chiều sâu của đáy lòng, nàng hiểu rằng không bao giờ mối nhân duyên ấy có thể là hạnh phúc trọn vẹn của chàng Kim (Nỗi nàng nhớ đến bao giờ - Tuôn châu đòi trận, vò tơ trăm vòng; nghe tường ngành ngọn tiêu hao - Lòng riêng chàng luống lao đao thẫn thờ...). Và Kiều nữa, cho dù “Chân trời góc bể bơ vơ - Tấm son gột rửa bao giờ cho phai’’, chữ “Nghĩa” không hồn không thể giúp nàng “ngậm cười chín suối” như Kiều đã nói với Vân.       Tình gia dinh, nghĩa nàng Vân không thể tiêu diệt hoàn toàn đau khổ. Tan vỡ đột ngột, tàn khốc đối lập với tình yêu sâu xa, mãnh liệt, và khát vọng hạnh phúc lứa đôi, là cái nền mâu thuẫn chủ yếu của nội tâm nhân vật trong phần mở đầu “Tai biến”. Một cô Kiều, vì hoàn cảnh phải vĩnh viễn chia lìa với người yêu nhưng không từ bỏ, không phủ định khát khao hạnh phúc yêu đương. Và Kiều gắng gượng giải quyết bi kịch trong tâm hồn để rồi rút cục, bất lực không giải quyết nổi. Mai sau, trong hạnh phúc Kim Trọng, nàng không hiện diện. Nàng ước nguyện. Mất người còn chút của tin, Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.       Nàng sẽ để lại những kỉ vật thân thiết của một quá vãng tươi đẹp. “Ngày xưa” đối với Kim Trọng mai sau mà cũng là “ngày xưa” đối với Kiều hiện tại: hạnh phúc rực rỡ đột ngột tan tành thảm khốc, những giây phút tươi đẹp mới mẻ đã trở thành một ảo ảnh vô cùng xa xôi. Thời gian siêu hiện thực biểu hiện tâm trạng tiếc hận đớn đau ghê gớm trong lòng Thúy Kiều. Trong Truyện Kiều cho dù đó là mấy ngày, hay mười lăm năm trường trôi qua, tất cả đều chỉ là quá vãng xa xăm:             ... Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.   ... Nợ chàng Kim đó là người ngày xưa. ... Sự muôn năm cũ kể chi bây giờ.      Nhưng kỉ vật đâu phải là con người. Kỉ vật không thể giải quyết niềm thương nỗi nhớ. Và Kiều khao khát trở về gặp mặt người yêu, cho dù ước vọng ây cũng hết sức mong manh: Mai sau dù có bao giờ, Đốt lò hương ấy, so tơ phím này. Trông ra ngọn cỏ lá cây, Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.        Trong toàn bộ Truyện Kiều, ngày trở về của người yêu, ngày tái hợp của đôi lứa thanh niên bao giờ cũng chĩ là những tháng năm mong manh vô định biểu hiện dưới dạng thái những từ ngữ phiếm chỉ:         ... Trùng phùng dẫu họa có khi, ... Mai sau dù có bao giờ,              ... Biết bao giờ lại nối lời nước non.        Ước mơ bao hàm tuyệt vọng. Và sự hiển hiện ấy, nếu có, cũng chỉ là một ảo ảnh, một hạnh phúc siêu hình. Một cuộc trở về mà không có gặp gỡ. Thêm vào dó, một ràng buộc não nùng day dứt: ... Hồn còn mang nặng lời thề, Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.       Một lời thề chưa được giải đáp! Cái hạnh phúc “nguyện ước ba sinh” nhà Phật đưa ra để an ủi xoa dịu con người chính cũng vò xé lòng người trong bi kịch nặng nề, vì đằng sau lời thề của Kim Trọng - Thúy Kiều, thực chất là tình yêu sâu nặng, là khát vọng hạnh phúc mãnh liệt. Con đường Thúy Kiều đi không hoàn toàn là con đường của chàng trai trong bài vè cổ về câu chuyện Trương Chi: Anh Trương Chi khi trờ ra về, Cắm sào cho chặt hát thề một câu: “Kiếp này đã dở dang nhau,       Thì xin kiếp khác duyên sau lai thành”.      Kiều chờ đợi một kiếp sau sum họp nhưng làm sao nàng có thế hình dung, có thể khẳng định hạnh phúc kiểu siêu hình ấy một khi nàng đã là người của cõi chết, cách biệt tuyệt đối với người yêu thuở trước: ... Dạ đài cách mặt khuất lời...        Đến đây, Kim Trọng sẽ phải làm như MỊ Nương, rõ một giọt lệ cảm thông trên bóng hình đau khổ của Trương Chi, hay như chàng trai trong Tình sử tuôn châu xuống trái tim uất kết của người yêu đã khuất. ... Rảy xin giọt nước cho người thác oan.      Tình sử và câu chuyện Trương Chi chấm dứt ở đây. Oan hồn Trương Chi hiển hiện trên chén ngọc hay trái tim không tan của người vợ trong Tình dù đã do đồng cảm của người tình mà tiêu tan. Nhưng với Nguyễn Du, với Thúy Kiều, mâu thuẫn không hề được giải quyết. Nàng làm sao thể nghiệm được sự đồng cảm ấy, khi nó chỉ là ảo giác của mai sau... Làm sao Kiều có thể tự ru ngủ trong một giấc mộng mơ hồ, ảo giác như vậy! Và “sức cảm thông lạ lùng của nhà đại thi hào dân tộc" (Hoài Thanh) đối với con người thời đại đã đưa Thúy Kiều quay trở về với hiện tại phũ phàng: Bây giờ trâm gãy gương tan, Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân.       Ở đây là mâu thuẫn giữa mối tình vô hạn sâu sắc và khát vọng hạnh phúc vô hạn mãnh liệt “muôn vàn ái ân”, với một sự đổ vỡ không gì có thể cứu vãn nổi (trâm gãy gương tan, tơ duyên ngắn ngủi, phận bạc như vôi, nước chảy hoa trôi thiếp đã phụ chàng).       Mâu thuẫn không được giải quyết. Bản chất hạnh phúc không tồn tại nơi chữ “Hiếu”, chữ “Nghĩa” theo quan niệm phong kiến! Và những quan niệm hạnh phúc siêu hình (kỉ vật, kiếp sau sum họp, giọt lệ cảm thông) hoàn toàn không thể xoa dịu khổ đau của người thiếu nữ có trái tim nồng nàn sôi nổi như Thúy Kiều.       Có thể nói, tâm trạng Kiều đứng trước mọi đổ vỡ của hạnh phúc, thể hiện sự đấu tranh giữa những quan niệm về hạnh phúc - những quan niệm hạnh phúc của Nho gia. Của Phật giáo và những quan niệm hạnh phúc có màu sắc nhân đạo chủ nghĩa. Thúy Kiều chỉ tìm đến những quan niệm hạnh phúc siêu hình khi hoàn cảnh ràng buộc: Nàng từ lánh gót vườn hoa, Dường gần rừng tía, dường xa bụi hồng  Nhân duyên đâu lại còn mong, Khỏi điều thẹn phấn tủi hồng thì thôi.       Và tìm đến nhưng để rồi phủ định, từ bỏ như ở đoạn “Trao duyên”. Cũng như sau này, tâm trạng “sự đời đã tắt lửa lòng”, cách xử lí “đem tình cầm sắt đổi ra cầm cờ” chẳng qua cũng đều do biến động của hoàn cảnh. Nàng không thể là một sư nữ “chân tu”. Sẽ không bao giờ Thúy Kiều “đắc đạo”.       Nói một cách khác, Thúy Kiều đã được giải phóng khỏi những quan niệm siêu hình, tôn giáo về hạnh phúc. Nhân vật của Nguyễn Du là con người được thức tỉnh, dù chỉ để khổ đau. Thúy Kiều là con người của bi kịch. Hạn chế và giá trị của tính cách nhân vật cũng đều bao hàm trong yếu tố đó. Trích: loigiaihay.com

Thúy Kiều đã được giải phóng khỏi những quan niệm siêu hình, tôn giáo về hạnh phúc. Nhân vật của Nguyễn Du là con người được thức tỉnh, dù chỉ để khổ đau Mộng Liên Đường chủ nhân đã khái quát về thân thế Thúy Kiều: “Khi lại lắng tình thơ, người tựa án khen tài châu ngọc; khi duyên ưa kim cải non biển thề bồi; khi đất nổi ba đào, cửa nhà tan tác; khi lầu xanh, khi rừng tía cõi đi về nghĩ cũng chồn chân; khi kinh kệ, khi can qua, mùi từng trải nghĩ càng tê lưỡi...” Thúy Kiều đã trải qua hầu hết những đau khổ của người phu nữ dưới chế độ phong kiến; gia đình li tán, tình yêu tan vỡ, làm gái thanh lâu, làm nô tì, làm vợ lẽ, tu hành bất đắc chí, và rồi cuộc đời hầu hết không chồng, không con giữa 30 tuổi xuân. Nhân vật Nguyễn Du là một con người luôn luôn có ý thức về “kiếp đoạn trường” của bản thân, nhưng đồng thời, luôn luôn hướng tới ánh sáng của hạnh phúc, Thúy Kiều chỉ từ bỏ thiên hướng này khi cuộc sống phủ định nguyện vọng của nàng. Vận mệnh và tính cách có màu sắc bi kịch này quán xuyến nội dung tác phẩm: khắp Truyện Kiều phảng phất không khí buồn; quán xuyết kết cấu tác phẩm: trong hệ thống “Hội ngộ - Tai biến - Đoàn tụ” Nguyễn Du dành phần lớn tác phẩm để viết về quãng đời “Tai biến” của Kiều và trong toàn bộ tác phẩm, kể cả những giây phút đính ước, tình tự của phần “Hội ngộ”, hay trở về với người yêu trong phần “Đoàn tụ”, hạnh phúc của nàng không bao giờ trọn vẹn; quán xuyến hình tượng nhân vật: Thúy Kiều luôn luôn sống trong tâm trạng bi kịch. Nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành, tài đàn tuyệt diệu và tài thơ mẫn tiệp của nàng rút cục cũng chỉ để “đem bán vào thuyền lái buôn”. Sự chà đạp lên tài hoa, nhan sắc con người là một tội ác của chế độ phong kiến, nhưng nếu quan niệm mâu thuẫn chủ yếu trong Truyện Kiều là mâu thuẫn giữa trí đức và tài năng với chế độ như ý kiến sau đây: “Mâu thuẫn giữa chế độ xã hội bất công với tài năng của con người là một mâu thuẫn tuyệt đối... Nguyễn Du đã diễn tả mâu thuẫn đó một cách hệ thống từ mở đầu Truyện Kiều cho đến cuối”. ... “bao giờ còn chế độ xã hội bất công, nhất là ở giai đoạn suy vong của chế độ này, tài hoa chỉ là một mối hận hết sức thê thảm. Đó là cảm hứng chủ đạo nhất, sâu sắc nhất, bi thiết nhất của Nguyễn Du”... có lẽ cũng có phần cần bàn bạc. Bởi vì nổi bật trên tất cả kiến đoạn trường và nỗi đoạn trường là sự chà đạp lên hạnh phúc tình yêu và ước mơ công lí của người phụ nữ nhan sắc, tài hoa, đa sầu, đa cảm và hết sức vị tha này. Nói một cách khác, Nguyễn Du đặc biệt chú trọng trình bày, miêu tả mâu thuẫn sâu sắc giữa khát vọng hạnh phúc của con người bị áp bức với những thế lực xấu xa, tàn bạo của chế độ phong kiến. “Giữa đường đứt gánh tương tư" - vì hạnh phúc gia đình, vì vận mệnh cha và em, Kiều hi sinh hạnh phúc cá nhân. Đó là lí tưởng đạo đức và cũng là một phương diện hạnh phúc của đời nàng (Cõi xuân tuổi hạc càng cao - Một vai gánh vác biết bao nhiêu cành... Thà ràng liều một thân con - Hoa dù rã cánh, lá còn xanh cây) nhưng vì đây chỉ là một phương diện của hạnh phúc iẻn Kiều tiếp tục đi vào một bi kịch khác. Thúy Kiều, con người của một thời lại đã có ý thức sâu sắc hơn, phong phú hơn về đau khổ cũng như về khát vọng của mình, không thể đơn giản chấp nhận chỉ một phương diện nào của hạnh phúc. Ngoài hạnh phúc gia đình, nàng còn sống với khát khao tình yêu tuổi trẻ. Ngoài tình thương cha mẹ, hai em, còn tình yêu với chàng Kim. Vì giữa cái tuổi mười sáu, với một nhan sắc khuynh thành, một tài hoa rực rỡ, một trái tim nồng nàn, nàng đã gặp Kim Trọng - chàng trai "phong tư tài mạo tuyệt vời”... Nói một cách khác, Thúy Kiều đã đối diện hạnh phúc. “Kể từ khi gặp chàng Kim” nàng đã sống trong hương vị ngây ngất ngọt ngào của giờ phút “Chập chờn cơn tỉnh cơn mê” ban đầu, của những sớm chiều tình tự “Đủ điều trung khúc ân cần - Lòng xuân phơi phới chén xuân tàng tàng”, và nhất là buổi hôm kì diệu: Nhặt thưa gương giọi đầu cành, Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu. Sinh vừa tựa án thiu thiu, Dở chiều như tỉnh, dở chiều như mê… Tiếng sen sẽ động giấc hòe, Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần. Bâng khuâng đỉnh Giáp non thần, Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng… Buổi hôm kì diệu với tình yêu đắm đuối nồng nàn: ... Hoa hương càng tỏ thức hồng, Đầu mày cuối mắt càng nồng tấm yêu... Làm sao có thể chôn vùi trong tim đang độ sôi nổi mối tình đầu nên thơ sâu sắc ấy! Tai biến ập đến, Thúy Kiều đã đi theo con đường quen thuộc cửa những thiếu nữ gặp ngang trái trong tình duyên xưa kia: Ngày xuân em hãy còn dài, Xót tình máu mủ thay lời nước non. Giống như Nhụy Châu đã nhờ cô thị nữ tin yêu thay mình trả nghĩa Song Tinh khi nàng bị gian thần hãm hại đem đi cống Phiên: Mai sau chàng có về đây, Duyên xưa tác hợp cậy mày thể tao. (Truyện Song Tinh) Và chữ “nghĩa” theo quan niệm phong kiến kia tưởng đâu sẽ là một bài thuốc hiệu nghiệm: Chị dù thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây. Nhưng không, Kiều thấu hiểu rằng không ai có thể thay thế nàng trong trái tim yêu đương của chàng Kim, cho dù người đó là em gái mình đi chăng nữa.. Nàng tiếp tục rơi vào một bi kịch khác: Dù em nên vợ nên chồng, Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên. Nàng vẫn là con người của bi kịch. Là bởi vì như nhiều người bình luận Truyện Kiều đã viết, trong mối quan hệ với chàng Kim, bao giờ Nguyễn Du cũng đành cho chị chữ “Tình” và cô em chữ “Duyên”: Duyên em dù nối chỉ hồng, May ra khi đã tay bồng tay mang. Tình duyên ấy, hợp tan này, Bi hoan mấy nỗi đêm chảy trăng cao. Khi ăn ở, lúc ra vào, Càng âu duyên mới, càng dào tình xưa. Cũng như các bè bạn cùng thế hệ, Thúy Kiều những mong đem chữ ‘‘Nghĩa” đền đáp người yêu, nhưng tự chiều sâu của đáy lòng, nàng hiểu rằng không bao giờ mối nhân duyên ấy có thể là hạnh phúc trọn vẹn của chàng Kim (Nỗi nàng nhớ đến bao giờ - Tuôn châu đòi trận, vò tơ trăm vòng; nghe tường ngành ngọn tiêu hao - Lòng riêng chàng luống lao đao thẫn thờ...). Và Kiều nữa, cho dù “Chân trời góc bể bơ vơ - Tấm son gột rửa bao giờ cho phai’’, chữ “Nghĩa” không hồn không thể giúp nàng “ngậm cười chín suối” như Kiều đã nói với Vân. Tình gia dinh, nghĩa nàng Vân không thể tiêu diệt hoàn toàn đau khổ. Tan vỡ đột ngột, tàn khốc đối lập với tình yêu sâu xa, mãnh liệt, và khát vọng hạnh phúc lứa đôi, là cái nền mâu thuẫn chủ yếu của nội tâm nhân vật trong phần mở đầu “Tai biến”. Một cô Kiều, vì hoàn cảnh phải vĩnh viễn chia lìa với người yêu nhưng không từ bỏ, không phủ định khát khao hạnh phúc yêu đương. Và Kiều gắng gượng giải quyết bi kịch trong tâm hồn để rồi rút cục, bất lực không giải quyết nổi. Mai sau, trong hạnh phúc Kim Trọng, nàng không hiện diện. Nàng ước nguyện. Mất người còn chút của tin, Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa. Nàng sẽ để lại những kỉ vật thân thiết của một quá vãng tươi đẹp. “Ngày xưa” đối với Kim Trọng mai sau mà cũng là “ngày xưa” đối với Kiều hiện tại: hạnh phúc rực rỡ đột ngột tan tành thảm khốc, những giây phút tươi đẹp mới mẻ đã trở thành một ảo ảnh vô cùng xa xôi. Thời gian siêu hiện thực biểu hiện tâm trạng tiếc hận đớn đau ghê gớm trong lòng Thúy Kiều. Trong Truyện Kiều cho dù đó là mấy ngày, hay mười lăm năm trường trôi qua, tất cả đều chỉ là quá vãng xa xăm: ... Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa. ... Nợ chàng Kim đó là người ngày xưa. ... Sự muôn năm cũ kể chi bây giờ. Nhưng kỉ vật đâu phải là con người. Kỉ vật không thể giải quyết niềm thương nỗi nhớ. Và Kiều khao khát trở về gặp mặt người yêu, cho dù ước vọng ây cũng hết sức mong manh: Mai sau dù có bao giờ, Đốt lò hương ấy, so tơ phím này. Trông ra ngọn cỏ lá cây, Thấy hiu hiu gió thì hay chị về. Trong toàn bộ Truyện Kiều, ngày trở về của người yêu, ngày tái hợp của đôi lứa thanh niên bao giờ cũng chĩ là những tháng năm mong manh vô định biểu hiện dưới dạng thái những từ ngữ phiếm chỉ: ... Trùng phùng dẫu họa có khi, ... Mai sau dù có bao giờ, ... Biết bao giờ lại nối lời nước non. Ước mơ bao hàm tuyệt vọng. Và sự hiển hiện ấy, nếu có, cũng chỉ là một ảo ảnh, một hạnh phúc siêu hình. Một cuộc trở về mà không có gặp gỡ. Thêm vào dó, một ràng buộc não nùng day dứt: ... Hồn còn mang nặng lời thề, Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai. Một lời thề chưa được giải đáp! Cái hạnh phúc “nguyện ước ba sinh” nhà Phật đưa ra để an ủi xoa dịu con người chính cũng vò xé lòng người trong bi kịch nặng nề, vì đằng sau lời thề của Kim Trọng - Thúy Kiều, thực chất là tình yêu sâu nặng, là khát vọng hạnh phúc mãnh liệt. Con đường Thúy Kiều đi không hoàn toàn là con đường của chàng trai trong bài vè cổ về câu chuyện Trương Chi: Anh Trương Chi khi trờ ra về, Cắm sào cho chặt hát thề một câu: “Kiếp này đã dở dang nhau, Thì xin kiếp khác duyên sau lai thành”. Kiều chờ đợi một kiếp sau sum họp nhưng làm sao nàng có thế hình dung, có thể khẳng định hạnh phúc kiểu siêu hình ấy một khi nàng đã là người của cõi chết, cách biệt tuyệt đối với người yêu thuở trước: ... Dạ đài cách mặt khuất lời... Đến đây, Kim Trọng sẽ phải làm như MỊ Nương, rõ một giọt lệ cảm thông trên bóng hình đau khổ của Trương Chi, hay như chàng trai trong Tình sử tuôn châu xuống trái tim uất kết của người yêu đã khuất. ... Rảy xin giọt nước cho người thác oan. Tình sử và câu chuyện Trương Chi chấm dứt ở đây. Oan hồn Trương Chi hiển hiện trên chén ngọc hay trái tim không tan của người vợ trong Tình dù đã do đồng cảm của người tình mà tiêu tan. Nhưng với Nguyễn Du, với Thúy Kiều, mâu thuẫn không hề được giải quyết. Nàng làm sao thể nghiệm được sự đồng cảm ấy, khi nó chỉ là ảo giác của mai sau... Làm sao Kiều có thể tự ru ngủ trong một giấc mộng mơ hồ, ảo giác như vậy! Và “sức cảm thông lạ lùng của nhà đại thi hào dân tộc" (Hoài Thanh) đối với con người thời đại đã đưa Thúy Kiều quay trở về với hiện tại phũ phàng: Bây giờ trâm gãy gương tan, Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân. Ở đây là mâu thuẫn giữa mối tình vô hạn sâu sắc và khát vọng hạnh phúc vô hạn mãnh liệt “muôn vàn ái ân”, với một sự đổ vỡ không gì có thể cứu vãn nổi (trâm gãy gương tan, tơ duyên ngắn ngủi, phận bạc như vôi, nước chảy hoa trôi thiếp đã phụ chàng). Mâu thuẫn không được giải quyết. Bản chất hạnh phúc không tồn tại nơi chữ “Hiếu”, chữ “Nghĩa” theo quan niệm phong kiến! Và những quan niệm hạnh phúc siêu hình (kỉ vật, kiếp sau sum họp, giọt lệ cảm thông) hoàn toàn không thể xoa dịu khổ đau của người thiếu nữ có trái tim nồng nàn sôi nổi như Thúy Kiều. Có thể nói, tâm trạng Kiều đứng trước mọi đổ vỡ của hạnh phúc, thể hiện sự đấu tranh giữa những quan niệm về hạnh phúc - những quan niệm hạnh phúc của Nho gia. Của Phật giáo và những quan niệm hạnh phúc có màu sắc nhân đạo chủ nghĩa. Thúy Kiều chỉ tìm đến những quan niệm hạnh phúc siêu hình khi hoàn cảnh ràng buộc: Nàng từ lánh gót vườn hoa, Dường gần rừng tía, dường xa bụi hồng Nhân duyên đâu lại còn mong, Khỏi điều thẹn phấn tủi hồng thì thôi. Và tìm đến nhưng để rồi phủ định, từ bỏ như ở đoạn “Trao duyên”. Cũng như sau này, tâm trạng “sự đời đã tắt lửa lòng”, cách xử lí “đem tình cầm sắt đổi ra cầm cờ” chẳng qua cũng đều do biến động của hoàn cảnh. Nàng không thể là một sư nữ “chân tu”. Sẽ không bao giờ Thúy Kiều “đắc đạo”. Nói một cách khác, Thúy Kiều đã được giải phóng khỏi những quan niệm siêu hình, tôn giáo về hạnh phúc. Nhân vật của Nguyễn Du là con người được thức tỉnh, dù chỉ để khổ đau. Thúy Kiều là con người của bi kịch. Hạn chế và giá trị của tính cách nhân vật cũng đều bao hàm trong yếu tố đó. Trích: loigiaihay.com ... yêu đương chàng Kim, cho dù người em gái Nàng tiếp tục rơi vào bi kịch khác: Dù em nên vợ nên chồng, Xót người mệnh bạc lòng chẳng quên Nàng người bi kịch Là nhiều người bình luận Truyện Kiều... đưa để an ủi xoa dịu người vò xé lòng người bi kịch nặng nề, đằng sau lời thề Kim Trọng - Thúy Kiều, thực chất tình yêu sâu nặng, khát vọng hạnh phúc mãnh liệt Con đường Thúy Kiều không hoàn... quan niệm siêu hình, tôn giáo hạnh phúc Nhân vật Nguyễn Du người thức tỉnh, dù để khổ đau Thúy Kiều người bi kịch Hạn chế giá trị tính cách nhân vật bao hàm yếu tố Trích: loigiaihay.com

Ngày đăng: 05/10/2015, 19:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w