1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích bài thơ Đất Nước

4 410 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 13,63 KB

Nội dung

Đất nước” là một trong những bài thơ hay nói về khát vọng yêu nước trong mỗi một con người Việt Nam. Dưới đây là bài phân tích về các trích đoạn trong bài thơ “Đất Nước” (trích trường ca “Mặt đường khát vọng”) của Nguyễn Khoa Điềm. “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi (…) Đất Nước có từ ngày đó”. Nguyễn Khoa Điềm thuộc lớp thi sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Những năm 1970, 1971,… ông sống và hoạt động tại chiến trường Trị – Thiên; trường ca “Mặt đường khát vọng” được ông sáng tác vào thời gian ấy. Chương V “Đất Nước” trích trong trường ca “Mặt đường khát vọng”. Phần đầu 42 câu tác giả nhận diện Đất Nước có nguồn gốc lâu đời. Tục ăn trầu, cổ tích Trầu – Cau, truyền thuyết Thánh Gióng dùng gốc tre đánh đuổi giặc Ân mà “mẹ thường hay kể”: “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”. Nhà thơ cảm nhận Đất Nước trong dòng chảy thời gian “đằng đẵng”, trên không gian địa lí “mênh mông”, qua sự tích “Trăm trứng” và giỗ Tổ Hương Vương. Nhà thơ bằng giọng tâm tình đã dẫn hồn ta ngược thời gian bốn nghìn năm trở về cội nguồn Đất Nước: “Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng (…)  Hằng năm ăn đâu làm đâu Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”. Tục “bới tóc xăm mình” của người Lạc Việt, câu ca dao “gừng cay muối mặn” nói về đạo vợ chồng, ngôn ngữ dân tộc hình thành, phát triển, nên “cái kèo, cái cột thành tên”, công việc cấy cày làm ăn “xay, giã, giần, sàng” được chỉ rõ. Cội nguồn “Đất Nước có từ ngày đó”. Đất Nước trong quá khứ mang vẻ đẹp kì diệu, huyền thoại: “Đất là nơi “con chim Phượng Hoàng bay về hòn núi bạc” Nước là nơi “con cá Ngư Ông móng nước biển khơi”. Đất Nước hiện tại gắn bó yêu thương với mọi người, “trong anh và em hôm nay – Đều có một phần Đất Nước”. Mai này Đất Nước nhiều “mơ mộng”. Yêu nước là nghĩa vụ thiêng liêng: “Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa than cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời”. Phần thứ hai có 68 câu (Văn 12 chỉ trích học 47 câu) nói về tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân”. Nhân Dân sáng tạo ra Đất Nước. Các danh lam thắng cảnh đều biểu tượng cho phẩm chất cao đẹp, “lối sống” của ông cha như tình nghĩa vợ chồng thủy chung, tình yêu lứa đôi thắm thiết, sức mạnh quật khởi, tinh thần đại đoàn kết của dân tộc, truyền thống hiếu học của Nhân Dân ta: “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại 99 con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương”. Núi Bút non Nghiên, vịnh Hạ Long, ông Đốc Ông Trang… đều do Nhân Dân ta “góp cho”, “cùng góp cho”, “góp tên” – mà Đất Nước đẹp tươi, hùng vĩ. “Bốn nghìn lớp người” đã đem mồ hôi, xương máu ra xây dựng và bảo vệ Đất Nước: “Khi có giặc người con trai ra trận – Người con gái trở về nuôi cái cùng con – Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh”. Nhân Dân đã sáng tạo ra Đất Nước và làm chủ Đất Nước. Họ là những con người vô danh mà vĩ đại: “Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”.Nhân Dân là người sản xuất “giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng”. Nhân Dân đã sáng tạo ra ngôn ngữ “truyền giọng điệu của mình cho con tập nói”. Nhân Dân đã diệt thù trong giặc ngoài để giữ gìn Đất Nước, làm cho Đất Nước ngày thêm giàu đẹp: “Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm Có nội thù thì vùng lên đánh bại Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân Dân Đất Nước của Nhân Dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”. Tóm lại, Nguyễn Khoa Điềm đã vận dụng sáng tạo tục ngữ, ca dao, dân ca, truyện cổ, phong tục, ngôn ngữ để cảm nhận về nguồn gốc lâu đời của Đất Nước, khẳng định Nhân Dân vĩ đại đã sáng tạo ra Đất Nước và làm chủ Đất Nước. Chương “Đất Nước” chứa chan tình yêu và niềm tự hào dân tộc. Bình giảng đoạn thơ. Đoạn thơ 9 câu dưới đây trích trong phần đầu chương “Đất Nước” thuộc trường ca “Mặt đường khát vọng” (1971) của Nguyễn Khoa Điềm: “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi ……………………………………….. Đất Nước có từ ngày đó”. Đoạn thơ đã nói lên một cách dung dị mà thấm thía về cội nguồn sâu xa của Đất Nước. Giọng điệu thủ thỉ tâm tình, nhà thơ gợi lên một không khí trầm lắng như kể chuyện cổ tích, như dẫn hồn ta ngược thời gian trở về cội nguồn Đất Nước và dân tộc. Bốn chữ “ngày xửa ngày xưa” dùng rất khéo: “Khi ta lớn lớn Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể”.Chữ “có” trong “đã có rồi”, “Đất Nước có trong những cái…” đã làm cho ý thơ khẳng định, tỏa sáng niềm tin. Tục ăn trầu, truyện cổ tích Trầu – Cau gợi lên hình ảnh Đất Nước xa xưa, “Đất Nước bắt đầu”… Truyền thuyết Thánh Gióng cho biết sự vươn mình của dân tộc, đánh dấu sức mạnh quật khởi “Đất Nước lớn lên”. Câu thơ mở rộng đến 12, 13 chữ, với cách gieo vần lưng (đầu – trầu, ăn – dân) nên vẫn thanh thoát, giàu âm điệu: “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”. Hai chữ “lớn lên” liên tưởng đến hình ảnh chú bé làng Gióng lên ba vươn vai thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt khi Đất Nước bị giặc Ân xâm lược. Rồi nhà thơ nói đến phong tục và đạo lí tốt đẹp lâu đời của nhân dân ta. Phong tục “búi tóc” của người Lạc Việt. Câu ca dao nói về đạo vợ chồng: “Tay bưng chén muối đĩa gừng – Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau” đã nhập hồn vào câu thơ Nguyễn Khoa Điềm: “Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”. Chuyện “ngày xửa ngày xưa” nhưng vẫn hiện diện trên “tóc mẹ”, trong tình thương của “cha mẹ” bây giờ. “Đất Nước đã có rồi”, “Đất Nước có…”, “Đất Nước bắt đầu”, “Đất Nước lớn lên” và Đất Nước đang hiện diện quanh ta, gần gũi ta. Tiếp theo, nhà thơ lấy sự hình thành và phát triển ngôn ngữ dân tộc để nói về nguồn gốc lâu đời của Đất Nước. Mỗi vật dụng đều có một cái tên riêng: “Cái cột, cái kèo thành tên”. Nhân Dân ta có nghề trồng lúa nước lâu đời. Nghề trồng lúa nước tạo nên nền văn minh sông Hồng. Khi hạt gạo được sáng tạo nên bằng công sức “một nắng hai sương”, thì ngôn từ “xay, giã, giần, sàng” cũng xuất hiện. Tiếng Việt là của quý lâu đời của Đất Nước ta, Nhân Dân ta. Cách nói của Nguyễn Khoa Điềm thật ý vị: “Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó”. Lấp lánh trong đoạn thơ là hình ảnh Đất Nước thân yêu. Quá khứ của Đất Nước “ngày xửa ngày xưa” đồng hiện trong “miếng trầu bây giờ bà ăn”. Có Đất Nước anh hùng “biết trồng tre mà đánh giặc”. Có Đất Nước cần cù trong lao động sản xuất: “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”. Có nền văn hóa giàu bản sắc, nền văn hiến rực rỡ hội tụ qua thuần phong mĩ tục (tục ăn trầu, tục bới tóc), qua tục ngữ ca dao “gừng cay muối mặn”, qua cổ tích thần thoại, truyền thuyết. Đoạn thơ 9 câu, 85 chữ mà không hề có một từ Hán Việt nào. Ngôn từ bình dị, cách nói biểu cảm thân mật. Hiện diện trong đoạn thơ là: ta, dân mình, bà, cha, mẹ. Có miếng trầu, cây tre, tóc mẹ,… Có “gừng cay muối mặn”, cái kèo, cái cột, hạt gạo, v.v… Thật là thân thuộc và gần gũi, sâu xa và thấm thía, rung động. Tưởng tượng thì phong phú, liên tưởng thì bao la. Đoạn thơ đã “nhịp mãi lên một tấm lòng sứ điệp” để ta yêu thêm Đất Nước và tự hào về Đất Nước. Cấu trúc đoạn thơ: “tổng – phân – hợp”; mở đầu là câu “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”, khép lại đoạn thơ là câu “Đất Nước có từ ngày đó”. Tính chính luận đã làm sáng đẹp chất trí tuệ kết hợp hài hòa với chất trữ tình đậm đà. Đoạn thơ mang vẻ đẹp độc đáo nói về cội nguồn Đất Nước thân yêu. loigiaihay.com Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học >>>>> Luyện thi ĐH-THPT Quốc Gia 2016 bám sát cấu trúc Bộ GD&ĐT bởi các Thầy Cô uy tín, nổi tiếng đến từ các trung tâm Luyện thi ĐH hàng đầu Hà Nội, các Trường THPT Chuyên và Trường Đại học.

Đất nước” là một trong những bài thơ hay nói về khát vọng yêu nước trong mỗi một con người Việt Nam. Dưới đây là bài phân tích về các trích đoạn trong bài thơ “Đất Nước” (trích trường ca “Mặt đường khát vọng”) của Nguyễn Khoa Điềm.\r\n\r\n“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi\r\n\r\n(…) Đất Nước có từ ngày đó”. Nguyễn Khoa Điềm thuộc lớp thi sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Những năm 1970, 1971, … ông sống và hoạt động tại chiến trường Trị – Thiên; trường ca “Mặt đường khát vọng” được ông sáng tác vào thời gian ấy. Chương V “Đất Nước” trích trong trường ca “Mặt đường khát vọng”. Phần đầu 42 câu tác giả nhận diện Đất Nước có nguồn gốc lâu đời. Tục ăn trầu, cổ tích Trầu – Cau, truyền thuyết Thánh Gióng dùng gốc tre đánh đuổi giặc Ân mà “mẹ thường hay kể”: “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”. Nhà thơ cảm nhận Đất Nước trong dòng chảy thời gian “đằng đẵng”, trên không gian địa lí “mênh mông”, qua sự tích “Trăm trứng” và giỗ Tổ Hương Vương. Nhà thơ bằng giọng tâm tình đã dẫn hồn ta ngược thời gian bốn nghìn năm trở về cội nguồn Đất Nước: “Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng (…) Hằng năm ăn đâu làm đâu Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”. Tục “bới tóc xăm mình” của người Lạc Việt, câu ca dao “gừng cay muối mặn” nói về đạo vợ chồng, ngôn ngữ dân tộc hình thành, phát triển, nên “cái kèo, cái cột thành tên”, công việc cấy cày làm ăn “xay, giã, giần, sàng” được chỉ rõ. Cội nguồn “Đất Nước có từ ngày đó”. Đất Nước trong quá khứ mang vẻ đẹp kì diệu, huyền thoại: “Đất là nơi “con chim Phượng Hoàng bay về hòn núi bạc” Nước là nơi “con cá Ngư Ông móng nước biển khơi”. Đất Nước hiện tại gắn bó yêu thương với mọi người, “trong anh và em hôm nay – Đều có một phần Đất Nước”. Mai này Đất Nước nhiều “mơ mộng”. Yêu nước là nghĩa vụ thiêng liêng: “Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa than cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời”. Phần thứ hai có 68 câu (Văn 12 chỉ trích học 47 câu) nói về tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân”. Nhân Dân sáng tạo ra Đất Nước. Các danh lam thắng cảnh đều biểu tượng cho phẩm chất cao đẹp, “lối sống” của ông cha như tình nghĩa vợ chồng thủy chung, tình yêu lứa đôi thắm thiết, sức mạnh quật khởi, tinh thần đại đoàn kết của dân tộc, truyền thống hiếu học của Nhân Dân ta: “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại 99 con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương”. Núi Bút non Nghiên, vịnh Hạ Long, ông Đốc Ông Trang… đều do Nhân Dân ta “góp cho”, “cùng góp cho”, “góp tên” – mà Đất Nước đẹp tươi, hùng vĩ. “Bốn nghìn lớp người” đã đem mồ hôi, xương máu ra xây dựng và bảo vệ Đất Nước: “Khi có giặc người con trai ra trận – Người con gái trở về nuôi cái cùng con – Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh”. Nhân Dân đã sáng tạo ra Đất Nước và làm chủ Đất Nước. Họ là những con người vô danh mà vĩ đại: “Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”.Nhân Dân là người sản xuất “giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng”. Nhân Dân đã sáng tạo ra ngôn ngữ “truyền giọng điệu của mình cho con tập nói”. Nhân Dân đã diệt thù trong giặc ngoài để giữ gìn Đất Nước, làm cho Đất Nước ngày thêm giàu đẹp: “Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm Có nội thù thì vùng lên đánh bại Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân Dân Đất Nước của Nhân Dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”. Tóm lại, Nguyễn Khoa Điềm đã vận dụng sáng tạo tục ngữ, ca dao, dân ca, truyện cổ, phong tục, ngôn ngữ để cảm nhận về nguồn gốc lâu đời của Đất Nước, khẳng định Nhân Dân vĩ đại đã sáng tạo ra Đất Nước và làm chủ Đất Nước. Chương “Đất Nước” chứa chan tình yêu và niềm tự hào dân tộc. Bình giảng đoạn thơ. Đoạn thơ 9 câu dưới đây trích trong phần đầu chương “Đất Nước” thuộc trường ca “Mặt đường khát vọng” (1971) của Nguyễn Khoa Điềm: “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi ……………………………………….. Đất Nước có từ ngày đó”. Đoạn thơ đã nói lên một cách dung dị mà thấm thía về cội nguồn sâu xa của Đất Nước. Giọng điệu thủ thỉ tâm tình, nhà thơ gợi lên một không khí trầm lắng như kể chuyện cổ tích, như dẫn hồn ta ngược thời gian trở về cội nguồn Đất Nước và dân tộc. Bốn chữ “ngày xửa ngày xưa” dùng rất khéo: “Khi ta lớn lớn Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể”.Chữ “có” trong “đã có rồi”, “Đất Nước có trong những cái…” đã làm cho ý thơ khẳng định, tỏa sáng niềm tin. Tục ăn trầu, truyện cổ tích Trầu – Cau gợi lên hình ảnh Đất Nước xa xưa, “Đất Nước bắt đầu”… Truyền thuyết Thánh Gióng cho biết sự vươn mình của dân tộc, đánh dấu sức mạnh quật khởi “Đất Nước lớn lên”. Câu thơ mở rộng đến 12, 13 chữ, với cách gieo vần lưng (đầu – trầu, ăn – dân) nên vẫn thanh thoát, giàu âm điệu: “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”. Hai chữ “lớn lên” liên tưởng đến hình ảnh chú bé làng Gióng lên ba vươn vai thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt khi Đất Nước bị giặc Ân xâm lược. Rồi nhà thơ nói đến phong tục và đạo lí tốt đẹp lâu đời của nhân dân ta. Phong tục “búi tóc” của người Lạc Việt. Câu ca dao nói về đạo vợ chồng: “Tay bưng chén muối đĩa gừng – Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau” đã nhập hồn vào câu thơ Nguyễn Khoa Điềm: “Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”. Chuyện “ngày xửa ngày xưa” nhưng vẫn hiện diện trên “tóc mẹ”, trong tình thương của “cha mẹ” bây giờ. “Đất Nước đã có rồi”, “Đất Nước có…”, “Đất Nước bắt đầu”, “Đất Nước lớn lên” và Đất Nước đang hiện diện quanh ta, gần gũi ta. Tiếp theo, nhà thơ lấy sự hình thành và phát triển ngôn ngữ dân tộc để nói về nguồn gốc lâu đời của Đất Nước. Mỗi vật dụng đều có một cái tên riêng: “Cái cột, cái kèo thành tên”. Nhân Dân ta có nghề trồng lúa nước lâu đời. Nghề trồng lúa nước tạo nên nền văn minh sông Hồng. Khi hạt gạo được sáng tạo nên bằng công sức “một nắng hai sương”, thì ngôn từ “xay, giã, giần, sàng” cũng xuất hiện. Tiếng Việt là của quý lâu đời của Đất Nước ta, Nhân Dân ta. Cách nói của Nguyễn Khoa Điềm thật ý vị: “Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó”. Lấp lánh trong đoạn thơ là hình ảnh Đất Nước thân yêu. Quá khứ của Đất Nước “ngày xửa ngày xưa” đồng hiện trong “miếng trầu bây giờ bà ăn”. Có Đất Nước anh hùng “biết trồng tre mà đánh giặc”. Có Đất Nước cần cù trong lao động sản xuất: “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”. Có nền văn hóa giàu bản sắc, nền văn hiến rực rỡ hội tụ qua thuần phong mĩ tục (tục ăn trầu, tục bới tóc), qua tục ngữ ca dao “gừng cay muối mặn”, qua cổ tích thần thoại, truyền thuyết. Đoạn thơ 9 câu, 85 chữ mà không hề có một từ Hán Việt nào. Ngôn từ bình dị, cách nói biểu cảm thân mật. Hiện diện trong đoạn thơ là: ta, dân mình, bà, cha, mẹ. Có miếng trầu, cây tre, tóc mẹ,… Có “gừng cay muối mặn”, cái kèo, cái cột, hạt gạo, v.v… Thật là thân thuộc và gần gũi, sâu xa và thấm thía, rung động. Tưởng tượng thì phong phú, liên tưởng thì bao la. Đoạn thơ đã “nhịp mãi lên một tấm lòng sứ điệp” để ta yêu thêm Đất Nước và tự hào về Đất Nước. Cấu trúc đoạn thơ: “tổng – phân – hợp”; mở đầu là câu “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”, khép lại đoạn thơ là câu “Đất Nước có từ ngày đó”. Tính chính luận đã làm sáng đẹp chất trí tuệ kết hợp hài hòa với chất trữ tình đậm đà. Đoạn thơ mang vẻ đẹp độc đáo nói về cội nguồn Đất Nước thân yêu. loigiaihay.com Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học >>>>> Luyện thi ĐH-THPT Quốc Gia 2016 bám sát cấu trúc Bộ GD&ĐT bởi các Thầy Cô uy tín, nổi tiếng đến từ các trung tâm Luyện thi ĐH hàng đầu Hà Nội, các Trường THPT Chuyên và Trường Đại học. ... giặc để giữ gìn Đất Nước, làm cho Đất Nước ngày thêm giàu đẹp: “Có ngoại xâm chống ngoại xâm Có nội thù vùng lên đánh bại Để Đất Nước Đất Nước Nhân Dân Đất Nước Nhân Dân, Đất Nước ca dao thần... đời Đất Nước, khẳng định Nhân Dân vĩ đại sáng tạo Đất Nước làm chủ Đất Nước Chương Đất Nước chứa chan tình yêu niềm tự hào dân tộc Bình giảng đoạn thơ Đoạn thơ câu trích phần đầu chương Đất Nước ... Đoạn thơ “nhịp lên lòng sứ điệp” để ta yêu thêm Đất Nước tự hào Đất Nước Cấu trúc đoạn thơ: “tổng – phân – hợp”; mở đầu câu “Khi ta lớn lên Đất Nước có rồi”, khép lại đoạn thơ câu Đất Nước có

Ngày đăng: 05/10/2015, 05:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w