Hôm nay trời chuyển giông, bên ngọn đèn dầu, mẹ ngồi cặm cụi may xong chiếc áo trắng để mai em có áo đi học. Bài tham khảo Hôm nay trời chuyển giông, bên ngọn đèn dầu, mẹ ngồi cặm cụi may xong chiếc áo trắng để mai em có áo đi học. Trời đêm lạnh, vậy mà mẹ vẫn cứ thức để làm cho xong chiếc áo trắng. Ngoài trời gió rít, sấm nổ ầm ầm, mưa càng nặng hạt. Mưa rơi trên mái tôn nghe lộp độp. Phía sau nhà, gió thổi lũy tre chạm vào nhau cót két. Em đang thiu thiu ngủ, chợt nhớ đến mẹ. Vì khi trời sập tối, em trở bênh cúm nên vào ngủ trước. Lúc này trời tối đen như mực, không còn thấy vật gì nữa. Bên ngọn đèn dầu mờ ảo, mẹ đang chăm chú may. Mẹ ngồi trên giường cạnh nơi em đang nằm. Mẹ cầm chiếc áo trắng đặt trên đầu gối, xâu kim xong mẹ bắt đầu may. Tay phải mẹ cầm lấy kim, tay trái cầm múi vải. Đôi tay cứ đưa lên đưa xuống theo nhịp khâu. Thỉnh thoảng mẹ lại lấy tay vuốt phẳng vải để may. Chợt mẹ mỉn cười, em cứ tưởng rằng mẹ em biết em thức. Nhưng mẹ lại im lặng khiến em mỉn cười gọi thầm trong lòng: “Mẹ ơi, con gái mẹ đây!” . Thấy chiếc chăn tuột khỏi người em, mẹ lại cẩn thận giũ ra rồi đắp lại cho em. Lúc này em như được tiếp thêm hơi ấm của mẹ. Mái tóc của mẹ buông xõa xuống, trông mặt mẹ càng hiền từ biết bao. Ôi! Em muốn được ngồi dậy để cùng làm với mẹ. Em không sao chợp mắt được vì những câu hỏi dồn dập tới: “ Mẹ nghĩ gì thế nhỉ? Mẹ thức khuya thế có mệt không?”. Cây tre đầu hè sà vào bên của sổ như muốn trả lời: “ Mẹ nghĩ về em đó, nên mẹ chẳng mệt đâu”. Chiếc áo sắp được hoàn thành thì trời đã khuya. Sáng dậy, em mặc chiếc áo vào như mặc bao tình thương của mẹ. Mẹ đã thức gần trắng một đêm để làm xong chiếc áo cho em. Thế là em có áo đẹp đi học. Mẹ đã không quản ngại vất vả để chăm lo cho em trong mọi sinh hoạt, học tập cũng như nhu cầu cuộc sống. “ Mẹ làm gì nhiều cho vất vả ?”. Có một buổi tối em hỏi mẹ như thế, mẹ đáp: “ Hôm nay mẹ vất vả nhưng mai sau con được sung sướng”. Câu trả lơi của mẹ khiến em xúc động. Em tự hứa với lòng mình học tập thật giỏi, lao động thật tốt để không phụ công lao nuôi dạy của bố, mẹ và các thầy giáo, cô giáo.
Hôm nay trời chuyển giông, bên ngọn đèn dầu, mẹ ngồi cặm cụi may xong chiếc áo trắng để mai em có áo đi học. Bài tham khảo Hôm nay trời chuyển giông, bên ngọn đèn dầu, mẹ ngồi cặm cụi may xong chiếc áo trắng để mai em có áo đi học. Trời đêm lạnh, vậy mà mẹ vẫn cứ thức để làm cho xong chiếc áo trắng. Ngoài trời gió rít, sấm nổ ầm ầm, mưa càng nặng hạt. Mưa rơi trên mái tôn nghe lộp độp. Phía sau nhà, gió thổi lũy tre chạm vào nhau cót két. Em đang thiu thiu ngủ, chợt nhớ đến mẹ. Vì khi trời sập tối, em trở bênh cúm nên vào ngủ trước. Lúc này trời tối đen như mực, không còn thấy vật gì nữa. Bên ngọn đèn dầu mờ ảo, mẹ đang chăm chú may. Mẹ ngồi trên giường cạnh nơi em đang nằm. Mẹ cầm chiếc áo trắng đặt trên đầu gối, xâu kim xong mẹ bắt đầu may. Tay phải mẹ cầm lấy kim, tay trái cầm múi vải. Đôi tay cứ đưa lên đưa xuống theo nhịp khâu. Thỉnh thoảng mẹ lại lấy tay vuốt phẳng vải để may. Chợt mẹ mỉn cười, em cứ tưởng rằng mẹ em biết em thức. Nhưng mẹ lại im lặng khiến em mỉn cười gọi thầm trong lòng: “Mẹ ơi, con gái mẹ đây!” . Thấy chiếc chăn tuột khỏi người em, mẹ lại cẩn thận giũ ra rồi đắp lại cho em. Lúc này em như được tiếp thêm hơi ấm của mẹ. Mái tóc của mẹ buông xõa xuống, trông mặt mẹ càng hiền từ biết bao. Ôi! Em muốn được ngồi dậy để cùng làm với mẹ. Em không sao chợp mắt được vì những câu hỏi dồn dập tới: “ Mẹ nghĩ gì thế nhỉ? Mẹ thức khuya thế có mệt không?”. Cây tre đầu hè sà vào bên của sổ như muốn trả lời: “ Mẹ nghĩ về em đó, nên mẹ chẳng mệt đâu”. Chiếc áo sắp được hoàn thành thì trời đã khuya. Sáng dậy, em mặc chiếc áo vào như mặc bao tình thương của mẹ. Mẹ đã thức gần trắng một đêm để làm xong chiếc áo cho em. Thế là em có áo đẹp đi học. Mẹ đã không quản ngại vất vả để chăm lo cho em trong mọi sinh hoạt, học tập cũng như nhu cầu cuộc sống. “ Mẹ làm gì nhiều cho vất vả ?”. Có một buổi tối em hỏi mẹ như thế, mẹ đáp: “ Hôm nay mẹ vất vả nhưng mai sau con được sung sướng”. Câu trả lơi của mẹ khiến em xúc động. Em tự hứa với lòng mình học tập thật giỏi, lao động thật tốt để không phụ công lao nuôi dạy của bố, mẹ và các thầy giáo, cô giáo.