1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ngân hàng đề thi ngữ văn 12

2 818 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 101,21 KB

Nội dung

Anh chị hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người.. nhưng làm thơ thì không thể không có cái tôi" Câu Va 5 điểm: Để định hướng và thúc đẩy việc học tập nhằm đ

Trang 1

Thạc sĩ Phạm Hữu Cường-Ngân hàng đề thi Ngữ văn 12-Biên soạn theo chương trình mới

================================================================================

1

MÃ ĐỀ Basic Advanced

NGÂN HÀNG ĐỀ THI NGỮ VĂN 12

Biên soạn:Thạc sĩ Phạm Hữu Cường

Nick Y!M: 0982106266 Email:0982106266@yahoo.com

Mobile: 0982106266 Forum:http://cuongvan.kiss.vn

TL1 /12CB TL11 /12NC

Innovative – original – professional – economic – effective - impressive

NGÂN HÀNG ĐỀ THI NGỮ VĂN 12 – NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, MỘT ĐẠO LÝ

B PHẦN TỰ LUẬN:

I.CÁC ĐỀ BÀI TRONG SGK:

Câu I (3 điểm): Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu:

“Ôi ! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn ?”

(Một khúc ca)

Câu IIa (3 điểm): Nhà văn Nga L Tôn-xtôi nói : "Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường

Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương

hướng thì không có cuộc sống" Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng

trong cuộc sống con người (SGK CB tr.20-22)

Câu IIb (5 điểm): Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi nói : "Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường

Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương

hướng thì không có cuộc sống” Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng và

lí tưởng riêng của mình (SGK NC tr.20-22) (SBT CB tr.6)

Câu III (3 điểm): Phải chăng "Cái nết đánh chết cái đẹp" ?

Câu IV (5 điểm): Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về câu nói của nhà phê bình Viên

Mai (Trung Quốc) : "Làm người thì không nên có cái tôi nhưng làm thơ thì không

thể không có cái tôi"

Câu Va (5 điểm): Để định hướng và thúc đẩy việc học tập nhằm đáp ứng những

yêu cầu của xã hội hiện đại, UNESCO đã nêu lên khẩu hiệu: "Học để biết, học để

làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình" Anh (chị) hãy trình bày suy

nghĩ của mình về nội dung khẩu hiệu đó (SBT CB tr.6)

Câu Vb (5 điểm):* Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO

đề xướng: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định

mình" Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về nội dung khẩu hiệu đó

Câu VI (5 điểm):* Tình thương là hạnh phúc của con người

Câu VII (5 điểm):* “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động” Ý kiến của

M.Xixêrông (nhà triết học La mã cổ đại) gợi cho anh chị những suy nghĩ gì về việc tu

dưỡng và học tập của bản thân? (SGK CB tr.35)

Câu VIII (5 điểm):* Thi hào Đức Rên-nơ Ma-ri-a Rin-ke đã viết cho một người bạn

của mình như sau: “Tình yêu của một người đối với một người khác, đó có lẽ là sự

thử thách khó khăn nhất đối với mỗi một người trong chúng ta" Từ lời khắng định

trên, anh (chị) hãy phát biểu những suy nghĩ của mình về ý nghĩa của tình yêu và

trách nhiệm của tuổi trẻ trong tình yêu

Thạc sĩ Phạm Hữu Cường-Ngân hàng đề thi Ngữ văn 12-Biên soạn theo chương trình mới

================================================================================

2

Câu IX (5 điểm):* “Giá trị của con người không ở chân lí người đó sở hữu hoặc cho

rằng mình sở hữu, mà ở nỗi gian khó chân thành người đó nhận lãnh trong khi đi tìm chân lí.” (Lét-xinh) Từ câu nói trên, anh (chị) suy nghĩ gì về những thành công và

thất bại trong hành trình tìm kiếm những giá trị cao đẹp của đời sống con người ? (SBT CB tr.17)

Câu X (5 điểm):* Bình luận ý kiến của Sê-khốp (nhà văn Nga) : "Con người càng

phát triển cao về trí tuệ và đạo đức thì càng tự do và cuộc sống càng đem lại cho anh ta nhiều thích thú hơn”

Câu XI (5 điểm):*

"Sống đẹp" đâu phải là những từ trống rỗng Chỉ có ai bằng đấu tranh , lao động Nhân lên vẻ đẹp cuộc đời Mới là người sống cuộc sống đẹp tươi.”

(Gi Bê-se)

Những vần thơ trên của Gi Bê-se (thi hào Đức) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về lí tưởng và sự phấn đấu trong cuộc sống của tuổi trẻ học đường hiện nay

?

Câu XII (3 điểm):* Suy nghĩ về mục đích và những biện pháp học tập, rèn luyện của

bản thân trong năm học cuối cấp THPT (SGV CB tr.34)

Câu XIII (5 điểm):* “Kĩ năng đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn cần có trong một

thế giới hiện đại là khả năng “học phương pháp học” – nghĩa là thường xuyên tiếp thu và học hỏi những phương pháp mới để làm những công việc cũ hay những phương pháp mới để làm những công việc mới…Trong một thế giới như vậy không chỉ kiến thức mà cả phương pháp học hỏi của bạn mới tạo ra giá trị riêng Bởi những kiến thức mà bạn có ngày hôm nay sẽ trở nên lỗi thời nhanh hơn bạn tưởng nhiều” (Thô-mát L.Phrít-men, Thế giới phẳng, NXB Trẻ, 2005)

Từ lời khuyên của Phrít-men, hãy bàn về vai trò của “học phương pháp học” đối với mỗi con người trong thế giới hiện đại

Câu XIV (5 điểm):* Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan

trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết Anh(chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?

Câu XV (5 điểm):* Phân tích và làm sáng tỏ ý nghĩa câu nói: “Đường đi khó không

khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông"(Nguyễn Bá Học)

Câu XVI (5 điểm):* Phải chăng "Bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi "

? (GSK NC tr.41)

Câu XVII (5 điểm): “Một con người làm sao có thể nhận thức được chính mình? Đó

không phải là việc của tư duy mà là của thực tiễn.Hãy ra sức thực hiên bổn phận của mình, lúc đó bạn lập tức hiểu được giá trị của mình” (Gớt)

Câu XVIII (5 điểm): “Chúng ta phải thực hiện đức tính trong sạch, chất phác, hăng

hái, cần kiệm; xóa bỏ hết những vết tích nô lệ trong tư tưởng và hành động” (Hồ Chí

Minh) tr 175

Câu XIX (3 điểm): Phải chăng "Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong

cuộc đời Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống" ? (Noóc-man Ku-sin, Những vòng tay âu yếm, NXB Trẻ, 2003) (SGK NC tr.252) (SBT

NC tr.131)

Trang 2

Thạc sĩ Phạm Hữu Cường-Ngân hàng đề thi Ngữ văn 12-Biên soạn theo chương trình mới

================================================================================

3

Câu XX (3 điểm): Phát biểu những suy nghĩ của anh (chị) về câu nói của Phran-xi

Ba-công: “Tình bạn làm niềm vui tăng lên gấp đôi và nỗi buồn giảm đi một nửa" (

Những vòng tay âu yếm , NXB Trẻ , 2003 )

Câu XXI (5 điểm): Phải chăng “Chỉ có ai làm đầy đủ bổn phận trong việc nhỏ hàng

ngày mới làm tròn trách nhiệm ở các việc lớn lao” ?

Câu XXII (3 điểm): Bình luận câu tục ngữ: “Chết trong còn hơn sống đục”

Câu XXIII (3 điểm): Bằng những cứ liệu lịch sử, hãy làm sáng tỏ câu hát: “Phụ nữ

Việt nam vốn xưa nay anh hùng” (SBT NC tr.29-30)

Câu XXIV (3 điểm): Mác nói: “Mọi tiết kiệm, suy cho cùng là tiết kiệm thời gian"

Anh (chị) hiểu thế nào về ý kiến đó?

Câu XXV (5 điểm): Nhà văn Pháp Đơ Xtan viết : "Hiểu biết thấu đáo thì sẽ tha thứ

được tất cả, con người sẽ trở nên biết khoan dung" Hãy bình luận câu nói ấy

Câu XXVI (3 điểm): Bình luận câu tục ngữ: "Thương người như thể thương thân”

Câu XXVII (3 điểm): "Gần mực" có nhất thiết bị "đen" không ?

Câu XXVIII (5 điểm): Nhân cách và tiền tài (SBT NC tr.78-79)

Câu XXIX (3 điểm): Viết trong khoảng 1 trang giấy trình bày những suy nghĩ của

anh (chị) về nhận xét "Thành công là tích số của : làm việc, may mắn và tài năng" ?

(Vôn-te, Những vòng tay âu yếm, NXB Trẻ, 2003) (SBT NC tr.131)

Tài liệu tham khảo: Những đề thi Văn ở Trung Quốc

Ở Trung Quốc tất cả các thí sinh thi ĐH, dù là ngành tự nhiên hay xã hội đều phải thi môn

văn Theo quy định của Bộ GD-ĐT Trung Quốc, hầu hết các địa phương đều được chủ động tự ra đề thi,

nhưng cũng có một số tỉnh lại thi chung đề Số môn thi đại học của Trung Quốc được khái quát ở dạng

3+X (gồm 3 môn bắt buộc toán, văn, ngoại ngữ; còn X thì căn cứ vào tình hình của từng địa phương và

có thể được lựa chọn một cách linh hoạt.) Thang điểm thông thường của Trung Quốc là 100 Nhưng khi

thi ĐH thì có sự thay đổi Ở các môn toán, ngoại ngữ, văn, điểm tối đa của mỗi môn là 150; ở môn tổng

hợp, điểm tối đa là 300 (dành cho 3 môn, trung bình mỗi môn 100 điểm.) Như vậy tổng điểm 6 môn thi

ĐH là 750 điểm Nếu đọc được các đề thi đại học môn văn, sẽ thấy có nhiều điểm khá lý thú Kết cấu

Phần một thi trắc nghiệm, kiểm tra kiến thức cơ bản, chiếm khoảng 40% tổng số điểm của bài thi Phần

này có một câu hỏi đưa ra bốn đáp án, chỉ có một đáp án đúng Đây là phần kiểm tra các kiến thức cơ

bản của thí sinh như việc nắm bắt, sử dụng đúng thành ngữ, tục ngữ và kiểm tra các lỗi chính tả thường

gặp trong viết văn (cách đọc, cách viết), các dấu chính tả của thí sinh Phần hai là bài luận nhằm kiểm

tra tính sáng tạo của thí sinh Đây là phần thí sinh tự viết bài, không có đáp án cố định Bài viết của thí

sinh đều có giới hạn về số chữ, thông thường mỗi bài khoảng 800 chữ, bài viết yêu cầu súc tích, ngắn

gọn Điều đáng chú ý là đề bài của bài viết này ra rất mở, không yêu cầu phân tích tác phẩm, không yêu

cầu học thuộc lòng, thí sinh phải vận dụng những kiến thức tổng hợp của mình để nói lên những suy

nghĩ, trăn trở của mình về cuộc sống, nhân sinh Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu đề thi các bài viết

trong kì thi đại học ở Trung Quốc tổ chức đầu tháng 6/2006:

1 Đề thi tỉnh An Huy: Viết một bài với chủ đề “Hiểu cuộc sống, hiểu cha mẹ”

2 Đề thi của Bắc Kinh: Viết một bài viết với tiêu đề “Một nét chấm phá về Bắc Kinh”

Thạc sĩ Phạm Hữu Cường-Ngân hàng đề thi Ngữ văn 12-Biên soạn theo chương trình mới

================================================================================

4

3 Đề thi tỉnh Triết Giang: “Cuộc sống cần nghỉ ngơi, cuộc sống không ngơi nghỉ” Em có suy nghĩ gì về

vấn đề này? Hãy viết bài viết không dưới 800 chữ với chủ đề này, có thể viết về một mặt cũng có thể viết

về cả hai mặt

4 Đề thi của thành phố Thượng Hải: Hãy viết một bài viết với chủ đề “Tôi muốn nắm chặt tay bạn”

5 Đề thi tỉnh Giang Tô: Lỗ Tấn nói, trước kia thế giới vốn không có đường, người đi nhiều nên đã tạo

ra đường Cũng có người nói, thế giới vốn ngay từ đầu đã có đường, người đi nhiều nên đường bị mất

đi Lấy chủ đề “Con người và con đường” để viết một bài dài khoảng 800 chữ

6 Đề thi tỉnh Quảng Đông: Một nhà điêu khắc đang khắc một tảng đá, bức tượng vẫn chưa thành hình,

dần dần, đầu, vai đã lộ ra, cuối cùng nhà điêu khắc đã tạc ra tượng một thiên sứ xinh đẹp Một bé gái nhìn thấy liền hỏi: Làm sao ông biết trong tảng đá có giấu thiên sứ? Nhà điêu khắc nói: trong đá vốn không có thiên sứ nhưng ta đã dồn hết tâm tríđể tạc Lấy thiên sứ trong lòng nhà điêu khắc làm chủ đề

để viết một bài dài 800 chữ

7 Đề thi tỉnh Tứ Xuyên: Trong cuộc sống có rất nhiều câu hỏi, có người ham hỏi, có người ngại hỏi

Hãy lấy “Hỏi” làm chủ đề và viết một bài không dưới 800 chữ

8 Đề thi tỉnh Giang Tây: Có con chim yến nọ sau khi ấp trứng trở nên rất béo, không thể bay được cao

Mẹ của chim yến khuyên nó nên tăng cường tập luyện để giảm béo, như thế mới có thể bay được cao Lấy “Chim yến giảm béo” làm chủ đề, tự đặt tiêu đề và viết một bài 800 chữ

9 Đề thi tỉnh Sơn Đông: Có một câu chuyện ngụ ngôn như sau: Đứng từ dưới đất nhìn lên, con người

đều thấy sao trời lấp lánh, sáng ngời, nhưng khi con người tiến gần sao trời sẽ phát hiện ra rằng các ngôi sao cũng giống như trái đất - gồ ghề, không bằng phẳng, xung quanh đầy bụi bặm Từ câu chuyện ngụ ngôn này em cảm ngộ được điều gì? Lấy đó làm chủ đề và viết một bài viết dài 800 chữ

10 Đề thi thành phố Trùng Khánh: (1) Hãy viết một bài viết 200 chữ miêu tả một bến xe

(2) Bước đi và dừng lại là hiện tượng thường gặp trong cuộc sống, nó đã giúp ta có được những suy nghĩ và liên tưởng về tự nhiên, xã hội, lịch sử, nhân sinh Hãy lấy chủ đề “Bước đi và dừng lại” để viết một bài viết 600 chữ

11 Đề thi tỉnh Liêu Ninh: Lấy “Đôi vai” làm chủ đề và viết một bài viết dài 800 chữ

( Cườngvăn tổng hợp và dịch từ http://China Daily.cn)

NẾU NHƯ CÓ MỘT CHÚT GÌ ĐÓ GỌI LÀ THÀNH CÔNG TRONG CUỘC ĐỜI TÔI,

ĐÓ LÀ DO TÔI CÓ MAY MẮN ĐƯỢC HỌC TOÀN NHỮNG NGƯỜI THẦY GIỎI

(Nghệ sĩ nhân dân Đặng Thái Sơn)

Ngày đăng: 03/10/2015, 21:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w