Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 46 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
46
Dung lượng
527 KB
Nội dung
SÔÛ GIAÙO DUÏC&ÑAØO TAÏO LAÂM ÑOÀNG
TRÖÔØNG THPT GIA VIEÃN
TỔ NGỮ VĂN
Gia vieãn, ngaøy 20 thaùng 03 naêm 2011
KEÁ HOAÏCH OÂN TAÄP KHOÁI 12
NAÊM HOÏC 2010 – 2011
TOÅ VAÊN
- Caên cöù vaøo keá hoaïch chuyeân moân nhaø tröôøng.
- Caên cöù vaøo nghò quyeát cuoäc hoïp phuï huynh hoïc sinh .
- Nay toå Ngöõ vaên laäp keá hoaïch phuï ñaïo hoïc sinh khoái 12 nhö sau:
1. Muïc ñích yeâu caàu:
Nhaèm cuûng coá laïi kieán thöùc vaø kó naêng laøm vaên cho hoïc sinh chuaån bò cho kì thi toát nghieäp.
2. Ñoái töôïng tham gia:
Giaùo vieân daïy vaø toaøn theå hoïc sinh khoái 12 naêm hoïc 20010 - 20011
3. Thôøi gian vaø ñòa ñieåm:
- Thôøi gian toå chöùc oân taäp : baét ñaàu töø tuaàn 30 naêm hoïc 2010-2011.
- Ñòa ñieåm: Tröôøng THPT Gia Vieãn.
4. Noäi dung vaø hình thöùc:
- Noäi dung:
Baùm vaøo caáu truùc ñeà thi naêm 2010 giaùo vieân laäp ñeà cöông chi tieát theo chuyeân ñeà, giuùp hoïc sinh laøm
chuû töøng ñôn vò kieán thöùc. Keå caû kieán thöùc vaên hoïc nöôùc ngoaøi vaø kó naêng laøn vaên nghò luaän. (Coù ñeà
cöông chi tieát)
- Hình thöùc:
+ Hoïp toå thoáng nhaát keá hoaïch, noäi dung phöông phaùp oân taäp.
+ GVBM tieán haønh oân taäp, phuï ñaïo cho hoïc sinh theo thôøi khoùa bieåu 2 tieát / lôùp / tuaàn.
+ Trieån khai caùc ñôn vò kieán thöùc treân thaønh daïng caâu hoûi, daøn baøi chi tieát giuùp hoïc sinh ghi nhôù
caû kieáân thöùc vaø kó naêng vieát vaên nghò luaän.
Duyeät cuûa Ban giaùm hieäu
Ngöôøi laäp keá hoaïch
Ñinh Vaên Höôøng
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 1
ĐỀ THAM KHẢO
Thời gian: 150 phút
CÂU 1: (2 điểm)
Trình bày ngắn gọn cuộc đời và sự nghiệp của Lỗ Tấn.
Câu 2: (3 điểm)
Anh (chị) hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: học để biết,
học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình.
Câu 3: (5 điểm)
Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong “ Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài) từ khi bị bắt về
làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra đến khi trốn khỏi Hồng Ngài.
--Hết—
HƯỚNG DẪN CHẤM
I.
Hướng dẫn chung:
- Người chấm cần nắm vững các yêu cầu hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học
sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của môn Văn nên khi chấm giáo viên cần linh hoạt không nhất thiết phải tuân thủ rập
khuôn, bám sát thang điểm một cách máy móc. Nên và cần khuyến khích những bài viết có cảm xúc,
sáng tạo.
- Việc chi tiết hoá số điểm của các ý phải bảo đảm không sai lệch với tổng điểm mỗi ý và được thống
nhất trong tổ.
- Cộng điểm và làm tròn theo hướng dẫn chung của sở GD-ĐT Lâm Đồng:
(0,25 làm tròn thành 0,5; 0,75 làm tròn thành 1,0).
II.
Đáp án và thang điểm:
Đáp án
Câu 1
Câu 2
Trình bày ngắn gọn cuộc đời và sự nghiệp của Lỗ Tấn.
- Lỗ Tấn (1881- 1936), tên thật là Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài.
- Năm 13 tuổi, bố ông lâm bệnh, không có thuốc uống mà chết. Ông ôm
ấp nguyện vọng học thuốc từ đấy. Trước khi học nghề thuốc, ông đã học
nghề hàng hải với ước mơ mở mang tầm nhìn và nghề khai thác mỏ với
nguyện vọng làm giàu cho Tổ quốc.
- Nhờ học giỏi ông được học bổng sang Nhật. Ông chọn nghề y. Đang
học y khoa thì ông đột ngột thay đổi chí hướng. Do một lần xem phim, ông
thấy cảnh những người Trung Quốc khỏe mạnh hăm hở đi xem người Nhật
chém một người Trung quốc làm gián điệp cho quân Nga. Ông bỗng giật
mình mà nghĩ rằng: chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh
tinh thần cho quốc dân. Và thế là ông chuyển sang làm văn nghệ.
- Nhà văn có tấm lòng yêu nước thương dân.
- Lố Tấn viết chủ yếu là truyện ngắn và tạp văn: Truyện ngắn có Gào
thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết lại. Tạp văn có Nấm mồ, Cỏ dại, Gió
nóng, Hai lòng… Dù ở thể loại nào các tác phẩm của ông cũng đều nhằm
mục đích chiến đấu. Ngòi bút ông như con dao mổ trong tay nhà phẫu thuật:
điềm tĩnh, tỉnh táo, phanh phui các ung nhọt với một mong ước nóng bỏng
là đem lại sức khỏe cho nhân dân.
Anh (chị) hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO
đề xướng: học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Điểm
2.00
3.00
Trang 2
mình.
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Học sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội, bài làm có kết cấu chặt chẽ,
diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý chính
sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận
Câu 3
0.50
- Học để biết: từ đơn giản đến phức tạp; biết gắn lí thuyết vào thực tiễn;
không rập khuôn máy móc…
- Học để làm: học phải đi đôi với hành, người học phải thực hành bằng trải
nghiệm thực tế.
- Học để chung sống: cư xử có văn hóa với mọi người, có sự thương yêu
đùm bọc lẫn nhau.
- Học để tự khẳng định mình: tạo cho mình một vị trí trong xã hội, được
mọi người tôn vinh, quý trọng.
Có thái độ phê phán những người không có mục đích trong học tập, rút ra
bài học cho bản thân.
Phân tích sức sống tiềm tàng của Mị…
2.00
0.50
5.00
a. Yêu cầu về kĩ năng:
HS biết cách làm bài nghị luận văn học phân tích nhân vật văn xuôi; kết cấu
bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ
pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về truyện “vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài), học
sinh phát hiện và phân tích những nét đặc sắc để thầy sức sống tiềm tàng
của Mị.
- Nêu được vấn đề cần nghị luận.
0.50
- Trước khi về làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra: Mị trẻ, đẹp, có tài…
1.00
- Khi về làm dâu gạt nợ: Mị sống kiếp sống trâu ngựa trong nhà Pá Tra.
1.00
- Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân:
nghe tiếng sáo – uống rượu – muốn đi chơi – bị A Sử trói đứng vào cột.
1.00
- Diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm cởi trói chi A Phủ:
Từ chỗ vô cảm – thương xót – đấu tranh tư tưởng - cắt dây trói cho A
Phủ.
- Kết thúc vấn đề
1.00
0.50
-----Hết ----
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 3
CẤU TRÚC ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT
Câu I. (2,0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác
giả, tác phẩm văn học nước ngoài.
VĂN HỌC VIỆT NAM
- Khái quát VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX
- Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh
-Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
- Tây Tiến – Quang Dũng
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc Phạm Văn Đồng
- Việt Bắc (trích) - Tố Hữu
- Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm
- Sóng – Xuân Quỳnh
- Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo
- Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Vợ nhặt – Kim Lân
- Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài
- Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
- Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi
- Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ
VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
- Thuốc - Lỗ Tấn
- Số phận con người (trích) – Sô-lô-khốp
- Ông già và biển cả (trích) – Hê-minh-uê.
Câu II. (3,0 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn
(không quá 400 từ).
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Câu III.(5,0 điểm).Vận dụng khả năng đọc - hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn
học.
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó.
- Khái quát VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX
- Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh
-Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
- Tây Tiến – Quang Dũng
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc Phạm Văn Đồng
- Việt Bắc (trích) - Tố Hữu
- Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm
- Sóng – Xuân Quỳnh
- Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo
- Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Vợ nhặt – Kim Lân
- Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài
- Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
- Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi
- Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ
(Nguồn từ “Cấu trúc đề thi TN THPT của Bộ giáo dục & Đào tạo”)
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 4
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
CHUYÊN ĐỀ 1
KIẾN THỨC GIAI ĐOẠN VĂN HỌC VIỆT NAM
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 8-1945 ĐẾN HẾT THẾ
KỈ XX
A. KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 8-1945 ĐẾN 1975
I. Hoàn cảnh lịch sử
- 9.1945, nước ta được hoàn toàn độc lập. Nước Việt Nam DCCH ra đời.
- 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ.
- 7.1954 đất nước bị chia cắt làm 2 miền. - hai nhiệm vụ chiến lược: vừa sản xuất, vừa chiến đấu,
xây dựng và bảo vệ miền Bắc hậu phương, chi viện cho miền Nam tiền tuyến lớn anh hùng.
- Hiện thực cách mạng ấy đã tạo nên sức sống mạnh mẽ và phong phú của nền Văn học Việt Nam
hiện đại từ sau Cách mạng tháng Tám 1945.
II. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975
1. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu nặng với vận mệnh
chúng của đất nước.
2. Nền văn học hướng về đại chúng.
3. Một nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
III. Những nét lớn về thành tựu
1. Đội ngũ nhà văn ngày một đông đảo, xuất hiện nhiều thế hệ nhà văn trẻ tài năng. Nhà văn
mang tâm thế: nhà văn - chiến sĩ, có sự kế thừa và phát triển liên tục.
2. Về đề tài và nội dung sáng tác
- Hiện thực cách mạng rộng mở, đề tài đa dạng, bám lấy hiện thực cách mạng để phản ánh .
- Lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, truyền thống anh hùng của đất nước và con người Việt
Nam.
- Tình nhân ái, mối quan hệ cộng đồng tốt đẹp của con người mới.
- Lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
3. Về mặt hình thức thể loại và tác phẩm
- Tiếng Việt hiện đại giàu có, trong sáng, nhuần nhị, lối diễn đạt khúc chiết, thanh thoát
- Thơ là thành tựu nổi bật nhất.
- Truyện ngắn, tiểu thuyết, các loại ký… phát triển mạnh, có nhiều tác phẩm hay nói về con
người mới trong sản xuất, chiến đấu, trong tình yêu
- Nghiên cứu, phê bình văn học, dịch thuật… có nhiều công trình khai thác tính truyền thống của
văn học dân tộc và tinh hoa văn học thế giới.
B. KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 1975 - XX
I. Hoàn cảnh lịch sử
- 1975, đất nước hoàn toàn độc lập.
- 1986, đất nước bước sang giai đoạn đổi mới và phát triển
- Đời sống và hiện thực xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực
-> Hiện thực cách mạng ấy đã tạo nên sức sống mạnh mẽ và phong phú của nền văn học
II. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu của văn học từ 1975 - XX
1. Về đề tài và khuynh hướng sáng tác:
+ Khuynh hướng đi sâu vào hiện thực đời sống, đi sâu vào cái tôi cá nhân với những mưu thuẫn,
những mối quan hệ của đời sống xã hội.
+ Khuynh hướng nhìn lại chiến tranh với những góc độ khác nhau, nhiều chiều
+ Khuynh hướng nhạy cảm với hiện thực với những vấn đề mới mẻ đặt ra cho hiện thực đời sống
xã hội..
2. Về tác phẩm và thể loại:
+ Nhiều tác phẩm đã có bước chuyển biến về sự đổi mới trong nghệ thuật
+ Thơ ca và truyện ngắn đã có những đóng góp tích cực trong công cuộc đổi mới văn học
+ Những tác giả trẻ đã có những bước đột phá, tìm tòi để cách tân trong nghệ thuật
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 5
C. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Những đặc điểm cơ bản của Văn học Việt Nam từ sau Cách tháng Tám năm 1945 đến năm
1975?
2. Những thành tự chủ yếu của Văn học Việt Nam từ sau Cách tháng Tám năm 1945 đến năm
1975?
3. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu của văn học từ 1975 – XX?
CHUYÊN ĐỀ 2
TÁC GIA VĂN HỌC VIỆT NAM
A. TÁC GIA NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH
1. Tiểu sử: Hồ Chí Minh (1890 – 1969) gắn bó trọn đời với Dân với Nước, với sự nghiệp giải
phóng dân tộc Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới, là lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một nhà thơ, nhà
văn lớn của dân tộc.
2. Sự nghiệp văn học:
a. Di sản văn học:
- Những tác phẩm chính của HCM thuộc các thể loại: chính luận, truyện, kí, thơ ca.
- Văn chính luận
+ Viết nhằm mục đích đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù, thức tỉnh và giác ngộ quần
chúng, tố cáo tội ác của thực dân Pháp, kêu gọi sự đoàn kết đấu tranh...
+ Những ánh văn chính luận được viết không chỉ bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo, lời văn chặt
chẽ, súc tích mà còn bằng cả tấm lòng yêu nước nồng nàn của một trái tim vĩ đại.
+ Tiêu biểu : Bản án chế độ thực dân Pháp(1925) ; Tuyên ngôn độc lập(1945) ; Lời kêu gọi toàn
quốc kháng chiến(1946)
- Truyện và kí
+ Viết nhằm tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của thực dân phong kiến tay sai và đề
cao tấm lòng yêu nước của nhân dân.
+ Bút pháp hiện đại và nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tác giả tạo nên những tình huống truyện độc
đáo, bằng trí tưởng tượng phong phú, trí tuệ sắc sảo và vốn kiến thức văn hoá sâu rộng.
+ Tiêu biểu : Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922) ; Vi hành (1923) ; Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925) ; Nhật ký chìm tàu (1931) ; Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)
- Thơ ca
+ Đây là lĩnh vực sáng tạo nổi bật nhất trong sự nghiệp văn học của Bác. Thơ của Người thể hiện
tâm hồn nghệ sĩ tinh tế, tài hoa, một tấm gương nghị lực phi thường và nhân cách cao đẹp của một chiến sĩ
cách mạng.
+ Người để lại hơn 250 bài thơ, được in trong 3 tập thơ: Nhật ký trong tù gồm 134 bài; Thơ Hồ
Chí Minh gồm 86 bài; Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh gồm 36 bài.
b. Quan điểm sáng tác:
- Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà
văn cũng phải có tinh thần chiến đấu như chiến sĩ ngoài mặt trận.
- Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Người rất coi trọng việc
giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và luôn đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ.
- Khi cầm bút, Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định
nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn tự đặt câu hỏi : Viết cho ai ? Viết để làm gì ? Viết cái gì ?
Viết như thế nào ?
c. Phong cách nghệ thuật: Độc đáo, đa dạng, mỗi thể loại đều có phong cách riêng, hấp dẫn.
- Văn chính luận: Thường ngắn, gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng
đầy sức thuyết phục, giàu tính chiến đấu và đa dạng về bút pháp.
- Truyện kí : Rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu rất mạnh mẽ, nghệ thuật trào phúng vừa có sự
sắc bén, thâm thúy của phương Đông vừa có cái hài hước, hóm hỉnh của phương Tây.
- Thơ ca: Những bài thơ tuyên truyền lời lẽ giản dị, mộc mạc mang màu sắc dân gian hiện đại, dễ
thuộc, dễ nhớ, có sức tác động lớn. Thơ nghệ thuật hàm súc, có sự kết hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển
và hiện đại, chất trữ tình và tính chiến đấu.
* CÂU HỎI ÔN TẬP:
1.Trình bày ngắn gọn di sản văn học Hồ Chí Minh.
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 6
2. Nêu quan điểm sáng tác Hồ Chí Minh.
3. Nêu phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.
B. TÁC GIA TỐ HỮU
I. Tiểu sử cuộc đời:
- Tên thật: Nguyễn Kim Thành (1920 – 2002). Quê: Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế. Xuất thân
trong gia đình nhà nho nghèo có truyền thống văn học, yêu thích thơ ca dân gian, gắn bó với quê hương
xứ Huế. Từ nhỏ, những làn điệu dân ca trữ tình Huế đã in dấu ấn sâu đậm và làm nên phong cách thơ của
ông.
- Quá trình hoạt động : tuối thanh niên lớn lên trùng với thời kỳ mặt trận dân chủ Đông Dương, sớm
giác ngộ lý tưởng cộng sản, trở thành nguyời lãnh đạo chủ chốt của phong trào thanh niên Huế:
+ 1938 : được kết nạp vào Đảng (lúc 18 tuổi).
+ 1939 : bị giặc Pháp bắt giam, năm 1942 vượt ngục.
+ 1945 : tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế.
- Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Tố Hữu liên tục giữ những cương vị trong
yếu trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta.
-Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
II. Con đường thơ, con đường cách mạng của Tố Hữu:
Con đường thơ của Tố Hữu bắt đầu cùng lúc với con đường giác ngộ và hoạt động cách mạng. Ở
ông, con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất chặt chẽ, sự nghiệp thơ văn gắn liền với sự
nghiệp cách mạng, trở thành một bộ phận của sự nghiệp cách mạng. 5 tập thơ lớn của Tố Hữu phản ánh
những chặng đường hoạt động cách mạng của chính nhà thơ và cũng là của cách mạng Việt Nam:
1. “Từ ấy” (1937 – 1946): tập thơ đầu tay – thể hiện chất men say lý tưởng là tiếng reo vui của
tâm hồn một thanh niên khao khát lẽ sống, bắt gặp lý tưởng của Đảng và hang hái quyết tâm phấn đấu hy
sinh đẻ thực hiện lý tưởng ( Từ ấy, Tâm tư trong tù, Tiếng hát sông Hương, Vui bất tuyệt,…)
2. “Việt Bắc” (1947 – 1954): giai đoạn kháng chiến chống Pháp.
“Việt Bắc” là bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp, viết nhiều về nhân dân, bộ đội, quê
hương việt Bắc, biểu dương những con người bình dị mà anh hùng. Nội dung và hình thức nghệ thuật
mang đậm màu sắc dân tộc và đại chúng. Là tác phẩm xuất sắc của Vh thời kháng chiến chông Pháp
(Việt Bắc, Lượm, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên…)
3. “Gió lộng” (1955 – 1961): viết trong thời kỳ miền Bắc được giải phóng, bắt đầu xây dựng cuộc
sống mới, miền Nam còn trong tay giặc, phải tiếp tục đấu tranh đẻ thống nhất đất nước. Gió lộng là tập
thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn, phơi phới lạc quan và thắm thiết ân tình (Quê mẹ, Me Tơm, Bài
Ca mùa xuân 1961,…)
4. “Ra trận” (1962 – 1971), “Máu và hoa” (1972 – 1977): là những tập thơ ca ngợi chủ nghĩa
anh hùng cách mạng, cổ vũ cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước ở cả hai miền Nam- Bắc (Bác ơi,
Theo chân bác, Nước non ngàn dặm,…)
5. Một số tập thơ khác : “Một tiếng đờn” - 1992, “Ta với ta” - 1999
III. Phong cách nghệ thuật :
1. Về nội dung:
a) Thơ Tố Hữu mang khuynh hướng trữ tình chính trị rất sâu sắc: Thơ Tố Hữu luôn hướng tới
cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng và của cả dân tộc.
b) Thơ Tố Hữu mạng đậm tính sử thi: thường viết về những sự kiện chính trị lớn của đất nước,
luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính toàn dân, ít chú ý tới những diễn biến bình
thường của đời sống. Lời thơ hào hùng tráng lệ. Cảm hứng lãng mạn thể hiện qua những vần thơ chứa
chan cảm xúc hướng về lý tưởng, tương lai với niềm lạc quan vô bờ bến.
2. Về nghệ thuật:
a) Thơ Tố Hữu có giọng điệu tâm tình rất tự nhiên đằm thắm, chân thành: nhà thơ đặc biệt rung
động với đời sống cách mạng, nghĩa tình cách mạng, thường hướng về đồng bào, đồng chí bằng tình cảm
gắn bó ruột thịt.
b) Nghệ thuật biểu hiện trong thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà: sử dụng rất nhuần
nhuyễn các thể thơ dân tộc, đặc biêt là thể thơ lục bát, ngôn ngữ thơ thường sử dụng từ ngữ và lối nói
quen thuộc, lối so sánh ví von truyền thống, phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt.
IV. Kết luận:
- Thơ Tố Hữu là thành công xuất sắc của thơ ca cách mạng.
- Thơ Tố Hữu có sức thu hút người đọc mạnh mẽ vì thể hiện niềm mê say lý tưởng, mang tính dân tộc
đậm đà, kế thừa những truyền thống tốt đẹp của thơ ca Việt Nam qua nhiều thế hệ.
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 7
* CÂU HỎI ÔN TẬP:
1. Hãy tóm tắt các chặng đường thơ Tố Hữu
2. Nêu phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
CHUYÊN ĐỀ 3
TÁC GIA - TÁC PHẨM VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
A. “ ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ”( trích) và Hê - Minh - Uê
I. Tiểu sử và sự nghiệp:
- Sinh năm 1899 mất 1961, là nhà văn Mỹ nổi tiếng thế giới.
- Ông yêu thiên nhiên hoang dại, từng tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau đó cùng với một số
trí thức, nghệ sĩ, ông tự xưng là "thế hệ vứt đi".
- Chiến tranh thế giới thứ hai, tham gia quân đội quốc tế chống phát xít ở Tây Ban Nha, làm phóng
viên mặt trận, sáng tác văn chương.
- Có hoài bão viết “ một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”.
- Đề xướng và thực thi nguyên lí “ tảng băng trôi ”( Nhà văn không trực tiếp phát ngôn cho ý tưởng
của mình, chỉ xây dựng hình tượng có nhiều sức gợi để người đọc có thể rút ra phần ẩn ý).
- Được giải Nô- ben về văn học 1954.
- Tác phẩm chính: Ông già và biển cả, gĩa từ vũ khí, chuông nguyện hồn ai...
II. Nguyên lý “Tảng băng trôi” trong phong cách nghệ thuật của Hemingue.
- Tảng băng trôi là hình ảnh Hemingue đưa ra dùng để thể hiện yêu cầu của ông đối với văn chương:
Nó phải là một Tảng băng trôi, bảy phần chìm, chỉ một phần nổi.
- Nguyên lý đó xuất phát từ một phản ứng đối với thứ văn chương hoa mĩ đang thịnh hành đầu thế kỷ
XX ở Mỹ. Tuy nhiên, nguyên lí Tảng băng trôi không chỉ là một vấn đề thời sự, mà còn thể hiện một
tiêu chí giá trị đặc biệt của lối viết ở thế kỷ XX. Nó có cơ sở trong lý luận văn học Đông cũng như Tây:
Xưa hay nói đến Ý tại ngôn ngoại, nay người ta cũng nói đến Mạch ngầm văn bản, tính đa nghĩa hoặc
rộng hơn nữa là tính đa âm của văn bản.
- Nó thể hiện một bước dân chủ hóa của nghệ thuật, tức là nhà văn không trực tiếp công khai làm cái
loa phóng thanh, phát ngôn cho ý tưởng của mình, mà nói lên bằng hình tượng có nhiều sức gợi, để người
đọc tự rút ra phần ẩn ý.
- Nguyên lý Tảng băng trôi đã khiến nhà văn thiên về những kỹ thuật có khả năng hàm ẩn ý nghĩa,
song như vậy không có nghĩa là nhà văn không có chủ kiến trong thái độ của mình trước hiện thực. Trong
tác phẩm, thái độ ấy bộc lộ bằng những giọng nói trái ngược, khó xác định, có khi vừa trữ tình vừa mỉa
mai, hoặc vừa tả thực vừa biểu tượng. Quả là sau khi Hemingway xuất hiện, có cả một thế hệ nhà văn trẻ
đã đổi mới lối viết.
III. Đoạn trích.
1.Vị trí : Nằm ờ gần cuối truyện: Kể lại ông lão Xan-ti-a-gô rượt đuổi và khuất phục được con cá
kiếm.
2. Tóm tắt.
3. Nội dung:
- Đề cao sự dũng cảm, mưu trí và sức mạnh của con người.
- Thể hiện: + Niểm tin vào nghị lực của con người.
+ Niềm tự hào về con người.
3. Nghệ thuật:
- Lối kể chuyện độc đáo, kết hợp: + Kể và miêu tả.
+ Đối thoại và độc thoại.
- Thể hiện nguyên lí “Tảng băng trôi”.
4. Ý nghĩa của đoạn trích:
Ca ngợi khát vọng giản dị mà lớn lao của con người lao động.
* CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Nêu ngắn gọn tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Huê-minh- Uê.
2. Tóm tắt những chi tiết chính của đọan trích Ông già và biển cả được học.
3. Nêu nguyên lý tảng băng trôi của Huê-Minh- Uê.
4. Nêu ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của đọan trích “Ông già và biển cả” được học.
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 8
B. “THUỐC” và Lỗ Tấn
I. Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Lỗ Tấn
- Lỗ Tấn (1881- 1936), tên thật là Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài.
- Năm 13 tuổi, bố ông lâm bệnh, không có thuốc uống mà chết. Ông ôm ấp nguyện vọng học thuốc từ
đấy. Trước khi học nghề thuốc, ông đã học nghề hàng hải với ước mơ mở mang tầm nhìn và nghề khai
thác mỏ với nguyện vọng làm giàu cho Tổ quốc.
- Nhờ học giỏi ông được học bổng sang Nhật. Ông chọn nghề y. Đang học dở Đại học y khoa thì ông
đột ngột thay đổi chí hướng. Do một lần xem phim, ông thấy cảnh những người Trung Quốc khỏe mạnh
hăm hở đi xem người Nhật chém một người Trung quốc làm gián điệp cho quân Nga. Ông bỗng giật
mình mà nghĩ rằng: chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân. Và thế
là ông chuyển sang làm văn nghệ.
- Nhà văn có tấm lòng yêu nước thương dân.
- Lố Tấn viết chủ yếu là truyện ngắn và tạp văn: Truyện ngắn có Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ
viết lại. Tạp văn có Nấm mồ, Cỏ dại, Gió nóng, Hai lòng… Dù ở thể loại nào các tác phẩm của ông cũng
đều nhằm mục đích chiến đấu. Ngòi bút ông như con dao mổ trong tay nhà phẫu thuật: điềm tĩnh, tỉnh
táo, phanh phui các ung nhọt với một mong ước nóng bỏng là đem lại sức khỏe cho nhân dân.
II. Truyện ngắn: “Thuốc”.
1. Hoàn cảnh ra đời : Viết năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ Tứ ( Phong trào đấu tranh
đòi tự do dân chủ của học sinh, sinh viên Bắc Kinh ) bùng nổ.
2. Tóm tắt
- Sáng sớm mùa thu lão Hoa Thuyên chủ quán trà đến pháp trường mua thuốc để chữa bệnh lao cho
con. Thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người chiến sỹ cách mạng Hạ Du.
- Bà Hoa cho con ăn bánh bao với niềm tin chắc chắn con sẽ khỏi bệnh
- Những người khách trong quán trà bàn về Thuốc, về Hạ Du .
- Bà Hoa và bà mẹ Hạ Du cùng đến thăm con ngoài nghĩa địa trong sự đau khổ tột cùng .
3. Ý nghĩa nhan đề.
- Thuốc: dùng để chữa bệnh lao bằng bánh bao chấm máu người cách mạng, thể hiện sự mê muội của
người dân Trung Quốc lúc bấy giờ.
- Tìm Thuốc để chữa căn bệnh đớn hèn của quần chúng, căn bệnh xa rời những người làm cách mạng.
- Nhan đề thể hiện nét đặc sắc của bút pháp nghệ thuật nội tâm: Bình dị, hàm súc, trầm lắng mang tính
triết luận sâu sắc.
-“Thuốc”: Là một dấu hỏi, đặt ra hai phương án: Thuốc chữa bệnh cho con người hay là thuốc độc
giết người? Trước hết đó là câu chuyện kể về một phương thuốc chữa bệnh lao của những người dân lạc
hậu, tăm tối ở Trung Hoa đầu thế kỷ XX. Nhưng tác phẩm còn đề cập đến một vấn đề sâu xa hơn: Xã hội
Trung Hoa thời kỳ này là một xã hội cổ hủ, lạc hậu. Con người không chỉ u mê trong nhận thức khoa học(
về chữa bệnh) mà còn u mê trong cả việc nhận thức chính trị, xã hội( về những người cách mạng). Thật là
một căn bệnh tinh thần trầm trọng cần phải chữa chạy, nếu dân tộc Trung Hoa muốn tự giải phóng khỏi
hàng nghìn năm phong kiến tối tăm, lạc hậu.
- Thuốc: Chính là phương thuốc chữa bệnh u mê, căn bệnh tinh thần cho người dân, căn bệnh đó đòi
hỏi phải có một phương thuốc đặc biệc
=> Nhan đề tác phẩm không đơn thuần là chuyện chống mê tín dị đoan mà cao hơn là sự giác
ngộ, một sự nhận thức đúng đắn, một cuộc cách mạng thực sự. Xã hội Trung Quốc đang trong giai
đoạn tìm đường và Lỗ Tấn cũng đang tìm đường.
4. Giá trị nội dung.
- Qua câu chuyện ta thấy được trạng thái tinh thần của người dân hoàn toàn không hiểu gì về sự
nghiệp CM của Hạ Du.
- Phê phán những con người trong đám đông dân chúng không chỉ ngu muội mà còn vô cảm, họ là kẻ
sống hưởng lợi trên cái chết và nỗi đau của người khác.
- Xây dựng nhân vật Hạ Du, ngầm nói tới hình ảnh người CM còn xa rời quần chúng.
5. Giá trị nghệ thuật.
- Lối viết cô đọng, súc tích ,giàu hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng (nhan đề, chiếc bánh bao tẩm
máu, vòng hoa, con đường mòn…)
- Xây dựng nhân vật: không đặt nhân vật cách mạng vào vị trí chủ yếu mà đặt ở tuyến ngầm phía sau
nhân vật đám đông để khắc hoạ chủ đề thức tỉnh quần chúng của truyện.
- Không gian NT: Hình ảnh pháp trường, nghĩa địa -> Hình ảnh thu nhỏ cũa XHTQ tối tăm, mù mịt.
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 9
- Thời gian NT: Vận động từ thu sang xuân -> Niềm tin vào tương lai.
* CÂU HỎI ÔN TẬP:
1. Nêu ngắn gọn tiểu sử và sự ngiệp sang tác của Lỗ Tấn.
2. Hãy nêu CHST và ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Thuôc – Lỗ Tấn.
3. Tóm tắt truyện ngắn Thuốc - LỗTấn.
4. Những nét chính về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Thuốc- Lỗ Tấn.
C. “SỐ PHẬN CON NGƯỜI” ( Trích)- Sô-lô-khốp
I. Tiểu sử: (1905 - 1984)
- Nhà văn Xô Viết lỗi lạc, sinh ra ở vùng thảo nguyên sông Đông nước Nga.
- Thời nội chiến: nghỉ học, Ông tham gia cách mạng sớm, làm nhiều nghề kiếm sống.
- Năm 1923 lên Maxcơva, tại đây ông làm đủ nghề để kiếm sống và thực hiện giấc mộng viết văn.
- Năm 1925, ông bắt tay viết tác phẩm Sông Đông êm đềm được giải Noben 1965.
- Thời kỳ chiến tranh vệ quốc (1941-1945) là phóng viên chiến trường trong chiến tranh vệ quốc.
- Ông được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, ông là nhà văn vĩ đại của nền văn học Xô
viết và thế giới.
II. Sự nghiệp văn học.
+ Tác phẩm tiêu biểu: - Sông Đông êm đềm.
- Đất vỡ hoang.
- Số phận con người.
+ Ngòi bút hiện thực, bi hùng, chất sử thi.
+ Viết đúng sự thật, không né tránh dù có khốc liệt và đau thương như thế nào và nghệ thuật miêu
tả tâm lý đặc sắc.
III. Truyện ngắn: “Số phận con người”
1. Vị trí: Phần cuối tác phẩm, kể về cuộc đời, số phận của Xô-cô-lốp sau chiến tranh.
2.Tóm tắt:
- Người kể chuyện ( tác giả ) tình cờ gặp anh lái xe An-đrây và cậu bé Va- ni- a trên vùng sông Đông.
An-đrây đã kể lại cho tác giả nghe về cuộc đời của mình.
- Năm 1922, cả nhà chết đói, chỉ mình anh đi làm thuê nên sống sót, sau đó anh đã có được một tổ ấm
gia đình. Khi chiến tranh bùng nổ, anh lên đường ra mặt trận chiến đấu được một năm thì bị giặc bắt làm
tù binh.
- Sau hai năm bị đày đọa trong các trại tù binh của phát xít Đức, anh vượt trại tù trở với Hồng quân và
tiếp tục chiến đấu. Thời gian sau anh nhận được tin vợ và hai con gái của mình bị quân Đức giết hại. Vào
những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh, bất hạnh lại ập đến với Xô-cô-lốp khi anh nhận được tin con
trai mình đã hy sinh.
- Chiến tranh kết thúc, vượt lên trên nỗi bất hạnh, Xô-cô-lốp đã nhận nuôi cậu bé mồ côi Va-nia với
hy vọng hai tâm hồn cô đơn sẽ nương tựa vào nhau, sưởi ấm cho nhau để chiến thắng số phận.
3. Giá trị nội dung
a. Giá trị hiện thực: Tố cáo chiến tranh, phản ánh số phận, tính cách kiên cường và trung hậu của con
người Nga trong và sau chiến tranh.
b. Giá trị nhân đạo: Quan tâm số phận nghiệt ngã của con người, niềm cảm thương, trân trọng ý chí
con người. Niềm cảm phục của tác giả về sự hy sinh của thế hệ đi trước để tạo niềm tin cuộc sống cho thế
hệ kế tiếp.
c. Ý nghĩa tư tưởng: Khám phá và ca ngợi tính cách Nga ( ý chí kiên cường, niềm tin mãnh liệt vào
cuộc sống ).
-> “Số phận con người” của Sô-lô-khốp đã khiến ta suy nghĩ nhiều hơn đến số phận của từng con
người cụ thể sau chiến tranh. Tác phẩm đã khẳng định một cách viết mới về chiến tranh: không né tránh
mất mát, không say với chiến thắng mà biết cảm nhận chia sẻ những đau khổ tột cùng của con người sau
chiến tranh. Từ đó mà tin yêu hơn đối với con người. Số phận con người khẳng định sức mạnh của lòng
nhân ái, tinh thần trách nhiệm, nghị lực con người. Tất cả những điều đó sẽ nâng đỡ con người vượt lên
số phận.
4. Đặc sắc nghệ thuật:
- Kiểu truyện lồng truyện, hai người kể chuyện (tác giả và nhân vật) -> đảm bảo tính chân thực,
khách quan.
- Sáng tạo nhiều tình huống nghệ thuật, nhiều chi tiết tình tiết để khám phá chiều sâu tính cách nhân
vật.
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 10
- Chất trữ tình sâu lắng. Hình thức tự sự độc đáo, sự xen kẽ nhịp nhàng giọng điệu của người kể
chuyện (tác giả và nhân vật chính).
* CÂU HỎI ÔN TẬP:
1. Nêu ngắn gọn tiểu sử và sự ngiệp sang tác của Sô lô Khôp.
2. Hãy nêu CHST ngắn Số phận con người – Sô lô Khốp.
3. Tóm tắt truyện ngắn Số phận con người – Sô lô Khốp..
4. Những nét chính về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Số phận con người – Sô lô Khốp
.
CHUYÊN ĐỀ 4
VĂN CHÍNH LUẬN
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
1. Hoàn cảnh ra đời:
- Ngày 19/ 8/ 1945 chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân. Ngày 26/ 8/ 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh từ
chiến khu cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội.
- Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang - Hà Nội, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập.
- Ngày 2/ 9/ 1945, tại quảng trường Ba Đình- Hà Nội , Người thay mặt Chính Phủ lâm thời nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước hàng chục vạn đồng bào.
- Vào thời điểm đó tại phía Nam, Pháp nấp sau lưng Anh đang âm mưu chiếm lại Việt Nam. Phía Bắc,
quân đội Tưởng- tay sai đế quốc Mỹ chực sẵn ở biên giới sẵn sàng vào Việt Nam. Bác viết bản Tuyên ngôn
khi biết rõ âm mưu đó của Anh, Pháp và Mỹ.
2. Đối tượng và mục đích sáng tác của bản Tuyên ngôn độc lập
* Đối tượng
- Viết cho đồng bào cả nước và nhân dân thế giới.
- Nhằm vào đế quốc Mỹ, Anh, Pháp.
*Mục đích
- Viết để tuyên bố quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.
- Bác bỏ lý lẽ của kẻ thù, ngăn chặt âm mưu của đế quốc Mỹ, Anh, Pháp.
3. Nội dung:
a. Phần 1: Nêu nguyên lí chung về quyền bình đẳng, tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người
qua việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp.
- Việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn trên nhằm đề cao những giá trị tư tưởng nhân đạo và văn minh
nhân loại, tạo tiền đề cho những lập luận tiếp theo.
- Từ quyền bình đẳng, tự do của con người, Hồ Chí Minh suy rộng ra về quyền bình đẳng, tự do
của các dân tộc. Đây là một đóng góp riêng của Người vào lịch sử tư rưởng của nhân loại.
b. Phần 2: Tố cáo tội ác của thực dân Pháp:
- Thực dân Pháp đã phản bội và chà đạp lên chính nguyên lí mà tổ tiên họ xây dựng.
- Vạch trần bản chất xảo quyệt, tàn bạo, man rợ của thực dân Pháp trên tất cả các lĩnh vực (chính
trị, kinh tế, văn hóa) bằng những lí lẽ và sự thật không thể chối cãi.
- Bác bỏ luận điệu của thực dân Pháp về công lao khai hóa và quyền bảo hộ Đông dương.
- Bản tuyên ngôn khẳng định thực tế lịch sử: nhân dân ta nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Những luận điệu khác của các thế lực phản cách mạng quốc tế cũng bị phản bác mạnh mẽ bằng
những chứng cứ xác thực, đầy thuyết phục.
c. Phần 3: Tuyên bố độc lập:
- Tuyên bố thoát li hẳn mọi quan hệ thực dân với Pháp.
- Kêu gọi toàn dân đoàn kết chống lại âm mưu của thực dân Pháp.
- Kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập, tự do của Việt Nam.
- Khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập,tự do.
3. Nghệ thuật:
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục.
- Ngôn ngữ chính xác, gợi cảm.
- Giọng văn linh hoạt
4. Tổng kết:
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 11
- Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá, tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới
quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập, rự do đã giành
được. Bản Tuyên ngôn độc lập là mộ áng văn chính luận mẫu mực, kết tinh truyền thống yêu nước và ý
chí độc lập rự do của dân tộc.
* CÂU HỎI ÔN TẬP:
1. Nêu HCST, mục đích sáng tác, đối tượng hướng đến của “Tuyên ngôn độc lập” – Hồ Chí Minh
2. Nêu hệ thống luận điểm chính của tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” – Hồ Chí Minh.
3. Vì sao nói TNĐL của Hồ Chí Minh là áng văn chính luận mẫu mực ?
4. Nêu giá trị của tác phẩm“Tuyên ngôn độc lập” – Hồ Chí Minh
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU,
NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC
I. Tác giả :
- Phạm Văn Đồng ( 1906 -2000 ) không chỉ là một nhà cách mạng xuất sắc mà còn là một nhà văn
hóa lớn , một nhà lý luận văn nghệ uyên bác của nước ta trong thế kỷ XX .
II. Hoàn cảnh sáng tác :
- Nguyễn Đình Chiểu , ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc được viết nhân kỷ niệm 75 năm
ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu ( 3/7/1988 ) in trong tạp chí văn học , tháng 7-1963 .
III. Nội dung :
- Phần 1 : Giới thiệu Nguyễn Đình Chiểu , một hiện tượng văn học độc đáo có vẻ đẹp riêng không
dễ nhận ra “ trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường , nhưng con mắt của chúng ta phải chăm
chú nhìn thì mới thấy , và càng nhìn thì càng thấy sáng . Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy
- Phần 2 : Ý nghĩa , giá trị to lớn của cuộc đời , văn nghệ Nguyễn Đình Chiểu
+ Cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu : Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là
cuộc đời của một chiến sĩ yêu nước , trọn đời phấn đấu hy sinh vì nghĩa lớn của dân tộc . .
+ Quan điểm sáng tác : Nguyễn Đình Chiểu coi thơ văn là vũ khí chiến đấu bảo vệ chính nghĩa ,
chống lại kẻ thù xâm lược và tay sai , vạch trần âm mưu thủ đoạn và lên án những kẻ lợi dụng văn
chương làm điều phi nghĩa .
+ Thơ văn yêu nước chống ngoại xâm của Nguyễn Đình Chiểu một phần lớn là văn tế ngợi ca
những người anh hùng suốt đời tận trung với nước , than khóc những liệt sĩ đã trọn nghĩa với dân .
* Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc làm sống dậy một hình tượng mà từ trước tới nay chưa từng
có trong văn chương thời trung đại : Hình tượng người nông dân . Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc
ca những anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang .
* Trong thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu còn có những đóa hoa , những hòn ngọc rất
đẹp như bài ‘ Xúc cảnh “ .
* Truyện Lục Vân Tiên :
- Một tác phẩm lớn của Nguyễn Đình Chiểu chứa đựng những nội dung tư tưởng gần gũi với quần
chúng nhân dân .
- Là một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa , những đạo đức đáng quý trong đời , ca ngợi những
người trung nghĩa .
- Về văn chương : Đây là một chuyện “ kể “ , chuyện “ nói “ . Tác giả cố ý viết một lối văn “nôm
na “ dễ hiểu , dễ nhớ , có thể truyền bá rộng rãi trong dân gian .
- Phần kết : Khẳng định vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học dân tộc : là chí sĩ yêu
nước , một nhà thơ lớn . Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng nêu cao địa vị
và tác dụng của văn học nghệ thuật , nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng .
IV.Nghệ thuật :
- Bố cục chặt chẽ , các luận điểm triển khai bám sát vấn đề trọng tâm .
- Cách lập luận từ khái quát đến cụ thể , kết hợp cả diễn dịch , quy nạp .
- Lời văn vừa có tính khoa học , vừa có màu sắc văn chương , ngôn ngữ giàu hình ảnh , giọng điệu linh
hoạt biến hóa .
V .Tổng kết :
Khẳng định ý nghĩa cao đẹp về cuộc đời và văn nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu : Cuộc đời của một chiến
sĩ phấn đấu hết mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc , sự nghiệp thơ văn là minh chứng hùng hồn cho
địa vị và tác dụng to lớn của văn học cũng như trách nhiệm của người cầm bút đối với đất nước , dân tộc .
• CÂU HỎI ÔN TẬP:
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 12
1. Nêu HCST, mục đích sáng tác tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu – Ngôi sao sáng trong văn nghệ dân
tộc”
2. Nêu hệ thống luận điểm chính của tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu – Ngôi sao sáng trong văn nghệ
dân tộc”
3. Tại sao Phạm Văn Đồng lại khẳng định cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao sáng
trên bầu trời văn nghệ của dân tộc?
4. Nêu giá trị của tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu – Ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc”.
THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY
THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG AIDS, 1- 12 – 2003
(Cô-phi An-nan)
I. Tìm hiểu chung :
1. Tác giả :
- Cô - phi An - nan là người Châu Phi da đen đầu tiên được bầu giữ chức vụ Tổng Thư ký Liên
Hiệp Quốc .
- Ông được trao giải thưởng Nobel hòa bình năm 2001.
2 . Hoàn cảnh ra đời : Tháng 12 năm 2003 gởi tới nhân dân toàn thế giới nhân Ngày thế giới
phòng chống AIDS .
II. Nội dung :
1. Phần nêu vấn đề :
- Cách đây 2 năm, năm 2001 các quốc gia đã có tuyên bố chung về cam kết phòng chống
HIV/AIDS và đưa ra một loạt mục tiêu cụ thể kèm theo thời hạn để chiến đấu chống lại căn bệnh này .
- Họ đã có sự cam kết , nguồn lực và hành động .
2. Phần điểm tình hình : Phân tích những mặt đã làm được và chưa làm được của các quốc gia
trong việc phòng chống đại dịch HIV/AIDS .
a. Những mặt làm được :
- Các nguồn lực đã được tăng lên: Ngân sách dành cho phòng chống được tăng lên đáng kể
- Đại đa số các nước đã xây dựng được chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS của mình .
- Nhiều công ty áp dụng phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc .
- Nhiều nhóm từ thiện và cộng đồng cũng tích cực phối hợp chặt chẽ với chính phủ và các tổ chức
khác để ứng phó căn bệnh này .
b. Những mặt chưa làm được :
- Trong lúc này , đại dịch vẫn hoành hành , gây tỷ lệ tử vong cao , ít dấu hiệu suy giảm.
- HIV/AIDS lây lan ở phụ nữ với tốc độ báo động : Phụ nữ đã chiếm tới một nửa trong tổng số
người nhiễm bệnh trên thế giới .
- Đại dịch này đang lan rộng nhanh nhất ở những khu vực mà trước đây hầu như vẫn an toàn như
Đông âu và toàn bộ châu Á .
- Chúng ta bị chậm trong việc giảm quy mô và tác động của dịch so với chỉ tiêu .
- Phần điểm tình hình không dài nhưng giàu sức thuyết phục và lay động bởi tầm bao quát rộng ,
những số liệu cụ thể , cách nêu số liệu độc đáo : Mỗi phút đồng hồ trôi đi có khoảng 10 người bị lây
nhiễm nói lên tốc độ lây lan đến chóng mặt , gợi nỗi kinh hoàng , những nguy cơ đáng sợ ; và tác giả đã
bộc lộ những tiếc nuối vì có những điều lẽ ra phải làm được thì thực tế chưa làm được : Lẽ ra chúng ta
phải giảm được ¼ số thanh niên bị lây nhiễm , lẽ ra phải giảm được ½ trẻ sơ sinh bị nhiễm…Điều này
thấy được sự hối tiếc , ân hận , sự lo lắng , trăn trở , xót xa tràn đầy trách nhiệm của một vị Tổng Thư ký
Liên Hiệp Quốc trước đại dịch Aids .
c. Phần nêu nhiệm vụ :
- Kêu gọi mọi người , mọi quốc gia nỗ lực hơn nữa , phải đặt vấn đề chống HIV/AIDS lên vị trí
hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế của mình .
- Không kỳ thị phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS .
- Phá bỏ hàng rào ngăn cách giữa chúng ta và họ .
- Công khai lên tiếng về AIDS, im lặng là đồng nghĩa với cái chết .
3. Nghệ thuật :
- Cách trình bày chặt chẽ , lô gich
- Bên cạnh những câu văn truyền thông trực tiếp , có nhiều câu văn giàu hình ảnh , cảm xúc truyền
được tâm huyết của tác giả đến người nghe , người đọc .
III. Tổng kết:
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 13
- Văn bản tuy ngắn gọn nhưng giàu sức thuyết phục bởi những lý lẽ sâu sắc , dẫn chứng , số liệu cụ
thể .
- Văn bản thể hiện trách nhiệm và lương tâm của người đứng đầu LHQ.
- Giá trị của văn bản thể hiện ở tư tưởng có tầm chiến lược , giàu tính nhân văn khi đặt ra nhiệm vụ
phòng chống căn bệnh thế kỷ này
CHUYÊN ĐỀ 5
THƠ
TÂY TIẾN (QUANG DŨNG)
I. Tác giả:
- Tên: Bùi Đình Diệm ( 1921-1988)
- Quê: Đan Phượng, Hà Tây.
- Con người: tài hoa: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc.
- Hồn thơ: phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn, tài hoa
- Sáng tác: Tây Tiến, Đôi mắt người Sơn Tây, Mây đầu ô...
II. Hoàn cảnh sáng tác
- Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947, địa bàn hoạt động ở tây Bắc Bộ Việt
Nam và biên giới Việt-Lào rồi vòng về qua miền Tây Thanh Hoá
- Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là học sinh, thanh niên Hà Nội. Quang Dũng là đại đội trưởng. Đơn vị
Tây Tiến chiến đấu trong hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành
dữ dội. Tuy vậy họ vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn anh hùng.
- Quang Dũng tham gia đoàn quân Tây Tiến từ 1947 và ở đó đến cuối 1948 thì chuyển sang đơn vị
khác. Rời xa đơn vị cũ chưa được bao lâu, ngồi ở Phù Lưu Chanh - 1 làng quê tỉnh Hà Đông cũ – Quang
Dũng đã sáng tác bài thơ này. Bài thơ in trong tập Mây Đầu Ô.
III. Phân tích bài thơ:
Kết cấu bài thơ theo mạch cảm xúc hoài niệm.
1/ Nỗi nhớ về những chặng đường hành quân của Tây Tiến.
- Mở đầu bài thơ là tiếng gọi thân thương, ngân vang: Tây Tiến ơi !...nhớ chơi vơi”
=> Trạng thái nhớ trào dâng, cảm giác chơi vơi khơi nguồn cho nỗi nhớ về núi rừng.
a/ Nhớ về núi rừng dữ dội hùng vĩ:
- Nhớ những địa danh: Sài Khao, Mường Lát, Mường Hịch...Những địa danh xa lạ, gợi sự xa xôi, hiểm
trở.
- Những dốc cao vực sâu: Dốc lên >< Dốc thăm thẳm
Ngàn thước lên cao >< Ngàn thước xuống
Heo hút cồn mây súng ngửi trời.
Miêu tả ấn tượng, đầy cảm giác và tạo hình nhờ:
+ Từ láy: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút
+ Câu thơ bẻ đôi gợi hình mái núi
+ Cường điệu : cồn mây- súng ngửi trời, ngàn thước
+ Kết hợp 3 câu mạnh mẽ gân guốc với câu cuối mềm mại “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
- Nhớ những hiểm nguy thường trực cả không gian, thời gian: dùng nhiều âm trắc
+ Chiều chiều oai linh thác gầm thét
+ Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
*Hình ảnh người lính:
• Vẫn lạc quan yêu đời: Súng ngửi trời – cách nói vui tếu của lính
• Vẫn lãng mạn hào hoa: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi / Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói, Mai Châu
mùa em thơm nếp xôi.
• Đón nhận và xem nhẹ cái chết: “Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời”
b/ Nhớ về rừng núi thơ mộng, trữ tình, ấm áp tình dân quân:
• Kỷ niệm về đêm liên hoan: khắc họa bức tranh lấp lánh:
- Ánh sáng “ bừng lên hội đuốc hoa
- Âm nhạc, vũ đạo “ Khèn lên man điệu nàng e ấp/ Nhạc về ..xây hồn thơ
- Trang phục “ Xiêm áo tự bao giờ
=> Hình ảnh người lính: sững sờ, đắm say : Kìa em, nàng e ấp, xây hồn thơ
* Kỷ niệm buổi chiều chia tay nơi sông nước: gợi chứ không tả, chỉ làm nổi bật linh hồn cảnh vật: đẹp
và buồn man mác.
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 14
- Khung cảnh: chiều sương ấy, hồn lau nẻo bến bờ, nước lũ hoa đong đưa..
- Con người : dáng người trên độc mộc, trôi dòng…có thấy, có nhớ..?
=> Người lính bâng khuâng lưu luyến cảnh và người.
Tiểu kết: Bút pháp lãng mạn đã cực tả, phóng đại và đối lập hai vẻ đẹp của núi rừng: dữ dội hùng vĩ
đến khiếp sợ và thơ mộng trữ tình đến đắm say. Tất cả làm nền cho hình ảnh người lính Tây Tiến xuất
hiện.
2/ Nỗi nhớ về đoàn binh Tây Tiến:
a/ Cõi sống: 4 câu đầu
- Ngoại hình : gân guốc, kỳ dị, oai phong…không mọc tóc, quân xanh màu lá
- Tâm hồn: phong phú, khi thì mạnh mẽ lí trí: dữ oai hùm, mắt trừng; khi thì bay bổng lãng mạn: gửi
mộng, đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm…
b/ Cõi chết: 4 câu sau
• Hiện thực đầy bi thương: chết nhiều “ rải rác biên cương”, chết trẻ “ đời xanh” chôn cất sơ sài
không nghi lễ “ áo bào thay chiếu anh về đất”
• Bi thương nhưng không bi lụy mà rất đỗi hào hùng bi tráng, nhờ:
- Lí tưởng khát vọng cao cả: xả thân vì nước, xem nhẹ cái chết “ chẳng tiếc đời xanh”
- Nhiều từ Hán Việt tạo không khí trang trọng: chiến trường, biên cương, viễn xứ, bào, độc hành
- Nói giảm: về đất
- Nhân hóa khung cảnh: sông Mã gầm lên…
Tượng đài người lính Tây Tiến lãng mạn và bi tráng
• CÂU HỎI ÔN TẬP
1/ Hoàn cảnh sáng tác giúp anh chị hiểu sâu nội dung bài thơ Tây Tiến.
HD: Trả lời dựa vào phần I để chỉ ra nội dung bài thơ.
2/ Vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc trong bài thơ Tây Tiến
HD : Trả lời dựa vào phần II, mục 1
3/ Hình tượng người lính Tây Tiến.
HD: Trả lời dựa vào phần II, mục 2 và bổ sung thêm từ các ý về hình ảnh người lính ở mục 1.
VIỆT BẮC (Tố Hữu)
1/ Hoàn cảnh sáng tác:
- Chiến thắng Điện Biên Phủ thắng lợi, hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết.
- Tháng 10-1954, Trung ương Đảng và chính phủ rời Việt Bắc về Hà Nội. Tố Hữu thay mặt những
người kháng chiến viết bài thơ Việt Bắc gợi nhắc những kỷ niệm kháng chiến và ca ngợi công ơn của
Đảng, Bác Hồ…
2/ Kết cấu:
- Vận dụng kết cấu đối đáp của ca dao: đối thoại Ta- Mình. Ta là người ở lại- Việt Bắc, Mình là
người ra đi- những người kháng chiến.
Thực chất là độc thoại nhằm diễn tả hết những cảm xúc, kỷ niệm một cách tự nhiên, trữ tình như
tình yêu đôi lứa.
II/ Đọc hiểu đoạn trích:
1/ Hình ảnh cuộc chia tay đầy lưu luyến:
a. Ta, người ở lại:
- Cất tiếng trước, ướm hỏi người đi:
Mình về mình có nhớ ta…
Mình về mình có nhớ không…?
- Sợ người đi quên lãng, người ở lại gợi nhắc những kỷ niệm sâu nặng khó quên.
• Nghệ thuật liệt kê trùng điệp, hàng loạt câu hỏi tu từ: nhớ những ngày, nhớ chiến khu, nhớ rừng
núi, nhớ những nhà, nhớ núi non, có nhớ mình…
• Nhiều hình ảnh kép được chắc lọc từ thực tế cuộc kháng chiến, từ quan hệ dân quân son sắt: Mưa
nguồn suối lũ/ những mây cùng mù; Miếng cơm chấm muối/ mối thù nặng vai; Trám bùi để rụng/ măng
mai để già; Hắt hiu lau xám/ đậm đà lòng son…
b. Mình, người ra đi :
- Tâm trạng cũng bâng khuâng xao xuyến hơn cả người ở lại, biểu hiện cả nội tâm bên trong lẫn cử
chỉ bên ngoài: “ Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi”
Tạo ra hình ảnh cuộc chia tay thật lưu luyến, thật đẹp cho tình dân quân thắm thiết như tình yêu đôi
lứa: Áo chàm đưa buổi phân ly, cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 15
- Khẳng định chắc chắn, chung thủy sắt son ghi nhớ ân tình cách mạng: Lòng ta sau trước mặn mà
đinh ninh, Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu…
TK: - Cuộc chia tay thể hiện rõ tình dân quân cao đẹp thắm thiết nghĩa tình.
- Vận dụng sáng tạo ca dao dân ca: đối đáp, ta-mình
- Xây dựng hình ảnh: liệt kê trùng điệp…
2/ Nỗi nhớ Việt Bắc của người ra đi:
-Trước sự gợi nhắc của người ở lại, trong giây phút chia tay, người ra đi trào dâng nỗi nhớ về Việt
Bắc.
- Nỗi nhớ xoay quanh ba mảng: cuộc sống và con người, thiên nhiên núi rừng, cuộc kháng chiến…
a/ Nhớ về cuộc sống và con người Việt Bắc:
-Cuộc sống thật thanh bình thơ mộng, ấm áp nghĩa tình: trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương,
bản khói cùng sương, sớm khuya bếp lửa người thương đi về…
- Con người Việt Bắc: + bao dung nghĩa tình: chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng..
+ chịu khó, đảm đang: người mẹ địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
+ lạc quan, trung kiên với cách mạng:gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
b/ Nhớ về thiên nhiên núi rừng Việt Bắc: khắc họa như một bức tranh tứ bình:
- Đầy màu sắc hài hòa, đặc trưng: hoa chuối đỏ tươi ( đông) mơ nở trắng rừng ( xuân ) rừng hách đổ
vàng ( hạ )
- Có tính biểu tượng: trăng rọi hòa bình.
- Hài hòa với con người, điểm tô cho cuộc sống giản dị mà thanh bình thơ mộng: đèo cao nắng ánh
dao gài thắt lưng, người đan nón chuốt từng sợi giang, cô em gái hái măng một mình, tiếng hát ân tình
thủy chung.
c/ Nhớ về cuộc kháng chiến:
- Tái hiện quá trình cuộc kháng chiến từ gian khó đến lớn mạnh và thắng lợi:
+ Hình ảnh đoàn quân => nghệ thuật cường điệu: rầm rập như là đất rung, quân đi điệp điệp trùng
trùng, bước chân nát đá…
+ Niềm vui chiến thắng tỏa khắp đất nước: vui về, vui từ, vui lên…=> giọng thơ dồn dập tươi vui
- Hình ảnh trung tâm của cuộc kháng chiến thật đẹp đẽ: Trung ương chính phủ và Bác
Nhiều hình ảnh lãng mạn, biểu tượng: ngọn cờ đỏ thắm, rực rỡ sao vàng, u ám quân thù- Cụ Hồ
sáng soi…
• CÂU HỎI ÔN TẬP
1/ Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc
HD: xem phần I
2/ Hình ảnh cuộc chia tay giữa những người kháng chiến với Việt Bắc.
HD: xem phần II, mục 1
3/ Nỗi nhớ Việt Bắc, bức tranh thiên nhiên Việt Bắc, hình ảnh cuộc sống con người Việt Bắc, hình
ảnh cuộc kháng chiến.
HD: xem phần II, mục 2.
ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA (THANH THẢO)
1. Tác giả:
- Tên khai sinh là Hồ Thành Công, sinh năm 1946.
- Quê ở Mộ Đức, Quảng Ngãi.
- Sự nghiệp văn chương:
+ Có các sáng tác hay và độc đáo về chiến tranh và thồi hậu chiến.
+ Các tác phẩm chính: Những người đi tới biển ( 1977 ), Những ngọn sóng mặt trời ( 1981), Khối
vuông ru- bích ( 1985 )…
+ Những năm gần đây: viết báo, tiểu luận, phê bình. Đóng góp quan trọng nhất vẫn là thơ ca.
- Đặc điểm thơ:
+ Là tiếng nói của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về cuộc sống.
+ Ông luôn tìm tòi khám phá sáng tạo tìm cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do với thi ảnh
và ngôn từ mới mẻ.
2. Tác phẩm:
- Rút trong tập Khối vuông ru-bích.
- Là tác phẩm tiêu biểu cho tư duy thơ Thanh Thảo: giàu suy tư, mãnh liệt và phóng túng, ít nhiều
nhuốm màu sắc tượng trưng và siêu thực.
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 16
3. Về Lor- ca
- Tên đầy đủ: Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a-Lor-ca (1898-1936) là một trong những tài năng sáng chói của văn
học hiện đại Tây Ban Nha. Được coi là thần đồng với năng khiếu thiên bẩm trên nhiều lĩnh vực của nghệ
thuật: Thơ ca, hội hoạ, âm nhạc, sân khấu...
- Lor-ca cổ vũ nhân dân đấu tranh, đòi quyền sống và là người khởi xướng những cách tân nghệ thuật
- Hoảng sợ trước ảnh hưởng xã hội to lớn của Lor-ca, năm 1936 bọn phát xít đã bắt giam và bắn chết ông.
- Cái chết của Lor-ca đã làm dấy lên một làn sóng phẫn nộ trên thế giới. Tên tuổi Lor-ca từ đó trở thành
một biểu tượng, là ngọn cờ tập hợp các nhà văn hóa Tây Ban Nha và thế giới chiến đấu chống chủ nghĩa
phát xít, bảo vệ văn hóa dân tộc và văn minh nhân loại.
3. ĐỌC HIỂU BÀI THƠ:
a. Tìm hiểu các hình ảnh: tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa
mỏi mòn:
- Đây đều là những hình ảnh mang tính biểu tượng. Các dòng thơ không hề có hình ảnh về con người
nhưng bóng dáng con người vẫn hiện lên rõ nét qua hình ảnh và âm thanh ( tiếng đàn bọt nước), màu sắc (
áo choàng đỏ gắt ), trạng thái ( chếnh choáng, mỏi mòn )
+ Như vậy ngay ở khổ thơ đầu chúng ta đã được bước vào một không gian đậm chất Tây Ban Nha, với
tiếng đàn ghi ta- niềm tự hào của người Tây Ban Nha, với hình ảnh áo choàng đỏ gắt- áo choàng khoác
trên mình những võ sĩ đấu bò tót- một biểu tượng của Tây Ban Nha.
+ Đồng thời người đọc không thể không nhận thấy cuộc hành trình của con ngiười đi lang thang về miền
đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn. Đó là cuộc độc hành của con người- cuộc
độc hành của Lorca( một anh hùng của Tây Ban Nha )
b. Vẻ đẹp và cái chết của Lorca:
- Tác giả khắc hoạ nhân vật giữa một không gian hoang dã đậm chất tây ban nha: Tây ban nha/ hát
nghêu ngao/ bỗng kinh hoàng/ áo choàng bê bết đỏ. Đó là tiếng hát nghêu ngao của những người Di gan,
áo choàng của võ sĩ đấu bò đã trở thành biểu tượng- biểu tượng cho sự đổ máu, cái chết và sự cầu khấn
cho linh hồn.
- Trên cái nền ấy là hình ảnh Lorca: bị điệu về bãi bắn/ chàng đi như người mộng du. Một lần nữa
chúng ta lại được chứng kiến Lorca vơí cuộc hành trình của anh- cuộc hành trình đến vối cái chết.
Trước cái chết Lor ca đi như người mộng du, đó là thái độ bỏ quên tất cả, không bận lòng với bất cứ
điều gì, kể cả cái chết đang cận kề từ đó thấy được dũng khí của anh, một con người đã dâng hiến cả tuổi
trẻ,cả cuộc đời cho cuộc đấu tranh vì tự do và vì một nền nghệ thuật đã già cỗi.
- Hình ảnh dòng sông lorca bơi sang ngang cùng đường chỉ tay đứt lại một lần nữa miêu tả cuộc hành
trình đi tới cái chết của Lorca. Cuộc đời dài rộng như dòng sông và Lorca bơi sang ngang trên chiếc ghi ta
màu bạc cùng với hình ảnh đường chỉ tay đứt chính là những biểu tượng, là những ám dụ về cái chết, sự
nghiệt ngã của định mệnh, của số phận ngắn ngủi. Đồng thời còn chỉ niềm đam mê của anh nhất là đam
mê đàn ghi ta. Và do đó đàn ghi ta đã trở thành biểu tượng của cả cuộc sống nhiều hoài bão, màu sắc và
thanh âm của Lorca.
- Ở đây động từ ném lặp lại hai lần ( ném lá bùa, ném trái tim ) nó trở thành biểu tượng về cái chết bi
thảm nhưng cũng đầy bi tráng, dũng mãnh của Lorca. Từ đó thấy được cảm xúc đầy mãnh liệt của Thanh
Thảo trước cái chết của Lorca. Sự tiếc thương hoà lẫn với sự mến mộ, tôn vinh và cảm phục.
c.Khổ thơ:
Không ai chôn cất tiếng đàn
Tiếng đàn như cỏ mọc hoang
Giọt nước mắt vầng trăng
Long lanh nơi đáy giếng
Khổ thơ đầy ắp những hình ảnh biểu tượng và siêu thực. Ở đây tiếng đàn đã trở thành một nhân
vật có linh hồn. Rõ ràng Lorca không hiện diện mà chỉ có sự hiện diện của tiếng đàn. Nó đã trở thành
biểu tượng của tâm hồn Lorca, trái tim Lorca. Cuộc đời của ông sống tự do, thanh thản trong suốt như
giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng. Lorca đã chết ( về thể xác ) nhưng dư âm vang
vọng của cuộc đời ông thì còn mãi.
c. Hình tượng tiếng đàn được xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm- Ý nghĩa
- Tiếng đàn ghi ta ở đây được thể hiện với vô vàn cung bậc khác nhau: khi là âm thanh vui tươi,
khi là âm thanh chia cắt, tan vỡ, khi là âm thanh của cái chết, khi là giai điệu của tình yêu.
- Tiếng đàn ghi ta là sự hài hoà kết hợp của rất nhiều trạng thái cảm xúc, trước hết đó là cảm xúc
của Lorca. Cuộc đời của Lorca như tiếng ghi ta những âm thanh, cung bậc của nó khi réo rắt về niềm
yêu đời thiết tha, khi hùng tráng mạnh mẽ về những ngày tháng chiến đấu sôi nổi, khi trầm lắng, đau
buồn về khoảnh khắc phải chia lìa sự sống.
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 17
- Tiếng đàn ghi ta là ẩn dụ hay nói đúng hơn là bài ca về cuộc đời, số phận và cái chết của Lorca.
Cuộc đời của con người ấy như tiếng đàn ghi ta với âm thanh trong trẻo làm lay động lòng người.
d. Nghệ thuật:
- Thể thơ tự do, không dấu câu, không dấu hiệu mở đầu, kết thúc.
- Sử dụng hình ảnh biểu tượng- siêu thực có sức chứa lớn về nội dung.
- Tạo ra màu sắc Tây Ban Nha rất đậm nét trong bài thơ.
- Kết hợp hai yếu tố thơ và nhạc.
*CÂU HỎI ÔN TẬP:
1. Nêu ý nghĩa của các hình ảnh tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng,
yên ngựa mỏi mòn ?
2. Cảm nhận của anh ( chị ) về hình ảnh Lorca được biểu hiện qua bài thơ Đàn ghi ta của Lorca?
3. Phân tích vẻ đẹp và cái chết của hình tượng nhân vật Lorca. Qua đó trình bày suy nghĩ của
mình về nhân vật này
Đất Nước
(Trích Trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
I. Hoàn cảnh ra đời:
- Trường ca Mặt dường khát vọng được Nguyễn Khoa Điềm hình thành ở chiến khu Trị - Thiên năm
1971, in lần đầu 1974. Tác phẩm viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiến miền Nam về non
song đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hoà nhập với cuộc chiến đấu chống
đế quốc Mỹ xâm lược.
- Đoạn trích Đất Nước nằm ở phần đầu chương 5 của Trường ca Mặt đường khát vọng
- Chủ đề: Cảm nhận lí giải về đất nước. Khẳng định đất nước này là đất nước của nhân dân.
II. Bố cục:
+ Phần 1: “Khi ta lớn lên …làm nên đất nước của muôn đời”. ĐN được cảm nhận có từ những cái
giản dị bình thường nhất trong cuộc sống hàng ngày
+ Phần 2: “Những người vợ nhớ chồng...sông xuôi” Nhà thơ làm nổi bật tư tưởng đất nước của
nhân dân ( Cảm nhận đất nước từ phương diện địa lí, danh lam thắng cảnh /Lịch sử, văn hóa)
III. Đọc hiểu chi tiết:
1/ Phần 1: “Khi ta lớn lên …làm nên đất nước của muôn đời”.
(Đ.N được cảm nhận có từ những cái giản dị bình thường nhất trong cuộc sống hàng ngày.)
a/Đất nước được cảm nhận trong chiều sâu văn hoá lịch sử và trong cuộc sống đời thường của mỗi
con người)
+ Khi ta lớn lên ….rồi Giọng điệu quen thuộc của cổ tích Nguồn gốc đất nước VN đã có từ lâu đời
khó xác định được thời gian cụ thể
+ Đất nước ra đời gắn liền với sự ra đời của những cổ tích đời xưa, từ những phong tục văn hoá xa
xưa(…) / từ truyền thống đánh giặc giữ nước(..)/ Từ một nguồn gốc đẹp đẽ, thiêng liêng tôn kính(..)
+ Đất nước là cuộc sống đời thường từ truyền thống lao động cần cù của người dân(…)
+ Đất nước còn bắt nguồn từ cuộc sống chung thuỷ nghĩa tình của con người(...)
+ NT : Giàu thi liệu văn hoá dân gian
=>Sự ra đời của đất nước giản dị đến bất ngờ : Hình ảnh của c/s hàng ngày và hình ảnh của ca dao cổ
tích, hình ảnh kì vĩ, mĩ lệ ở một số bài thơ khác.
b/Đất nước được cảm nhận trên bình diện không gian địa lí, lịch sử.
+ Nghệ thuật tách từ + Nhập từ Cách nhìn mới mẻ , sâu sắc
+ Không gian địa lý : Đất nước không phải là cái gi xa xôi trừu tượng mà là không gian sống gần gũi của
mọi người(…) /Là không gian mênh mông của núi cao biển rộng(..)/Là nơi sinh sống của bao thế hệ
người Việt.(..)
+ Suy ngẫm về trách nhiệm của thế hệ mình đối với đất nước.(...): đất nước có trong mỗi người, làm nên
sự sống của mỗi người Nhớ ngày…..Gắn bó /San sẻ /Hoá thân
NT : Động từ phát triển / Giọng điệu :Trữ tình chính luận, giáo huấn mà hết sức tự nhiên, cảm
xúc./Chất liệu VHDG được sử dụng mới mẻ có sức gợi/ Câu văn khẳng định
2/ Phần 2: “Những người vợ …trăm dáng sông xuôi ”.
* Tư tưởng cốt lõi của đoạn trích, nhấn mạnh tư tưởng “đất nước của nhân dân Triển khai theo
hướng vừa khơi sâu , vừa phát hiện nhiều ý nghĩa mới về địa lí, lịch sử, văn hoá.
a/ Về địa lí: “Những người vợ…….sông ta”
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 18
+ Nhìn vào địa danh, mỗi vùng đất,mỗi danh lam thắng cảnh trên mọi miền đất nước, tác giả thấy đều
thấy đâu đâu cũng đều in dấu công sức , khát vọng của nhân dân , của những người bình thường..
+ NT: Điêp từ “Những” /Liệt kê/Giọng thơ trữ tình chính luận /Tư duy thơ độc đáo, mang ý vị triết lí
sâu sắc
b/ Về lịch sử - văn hoá “Em ơi em…sông xuôi”
+ Không điểm tên các triều đại cùng bao nhân vật anh hùng óc tên trong sử sách mà hướng vào những
con người vô danh, bình dị đã hy sinh trong công cuộc dựng nước, giữ nước đã truyền lại cho các thế hệ
sau nhiều giá trị văn hóa truyền thống
+ NT : Giọng thơ trữ tình + Điệp từ , danh từ chung “họ”+ Câu thơ khẳng định/Giọng thơ trữ tình chính
luận
+ Khẳng định , khái quát hoá sâu sắc , quan trọng tư tưởng chủ đạo đoạn trích “Để đất nước này……
ca dao thần thoại”Bởi hơn ở đâu hết đó là nơi thể hiện tập trung nhất phong phú và sau sắc nhất vẻ đẹp
tâm hồn nhân dân.
+ Những câu cuối: Đất nước được nhìn nhận và đúc kết là đất nước của nhân dân của ca dao thần thoại.
Đất nước trong tâm hồn và ý thức con người. NT : Dùng chất liệu ca dao vừa thể hiện được vẻ đẹp
truyền thống vừa vận dụng một cánh mới mẻ có nhiều sức gợi.
+ Từ tư tưởng trên nhà thơ đúc kết 3 vẻ đẹp tiêu biểu đã trở thành truyền thống của con người VN: Tình
nghĩa thuỷ chung / Quý trọng lao động và kiên cường chống ngoại xâm.
+ Những câu cuối giọng thơ bay bổng lãng mạn , trữ tình đầy tự hào về một đất nước tươi đẹp.
III/ Tổng kết:
1/ Tư tưởng:
+ Cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình
diện: Lịch sử , địa lí , văn hóa,..
+ Với một cái nhìn giàu suy tư, giọng thơ trữ tình chính luận , sâu lắng thiết tha, tạo nên đóng góp riêng
của đọan trích là tư tưởng “Đất nước của nhân dân”.
2/ Nghệ thuật: + Sử dụng nhuần nhị và sáng tạo các chất liệu văn hóa và văn học dân gian.
+ Giọng thơ kết hợp 2 yêu tố trữ tình - chính luận vừa bay bổng say mê , nồng nhiệt với những tưởng
tượng phong phú tràn trề vừa đúc kết lí giải , suy tưởng sâu sắc
+ Thể thơ hiện đại , lối thơ tự do như văn xuôiPhù hợp với giọng điệu giải thích , tâm tình , nhắc nhở.
+ Hình thức đối thọai nhưng độc thọai hòa mình vào tổng thể đất nước .
+ Điệp từ Đất Nước được viết hoa tòan bài Nâng niu , trân trọng.
+ Lối tách từ , nhập từ.
*CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Nêu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, bố cục của trích đoạn “Đất nước”- Nguyễn Khoa Điềm
2. Cảm hứng chủ đạo của đoạn trích “Đất nước” – Nguyễn Khoa Điềm.
3. Phân tích đoạn thơ từ ““Khi ta lớn lên …làm nên đất nước của muôn đời”
3. Phân tích đoạn thơ từ : “Những người vợ …trăm dáng sông xuôi ”
SÓNG (Xuân Quỳnh)
I. HCST Bài thơ:
- Sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình).
- Là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.
- In trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).
II. BÀI THƠ:
*Ýnghĩa hình tượng“sóng”:Bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng “sóng”.
Nghĩa thực Hình ảnh hiện tượng tự nhiên được miêu tả cụ thể sinh động , với nhiều trạng thái mâu
thuẫn, trái ngược nhau.
Biểu tượng h/ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hoá thân, phân thân của cái tôi
trữ tình.
=>Bài thơ được kết cấu trên cơ sở nhận thức sự tương đồng, hoà hợp giữa hai hình tượng trữ tình:
“sóng” và “em” (cấu trúc song hành). “Sóng” và “em” tuy hai mà một, có lúc phân chia, có lúc hoà
nhập
=> Sự phong phú, phức tạp, nhiều khi mâu thuẫn nhưng thống nhất trong tâm hồn người con gái đang
yêu.
1/Hai khổ đầu: Sóng và tâm hồn người phụ nữ khi yêu
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 19
+Dữ dội.. ……..lặnglẽ2 mặt đối lập của sóngTâm trạng người đang yêu nhất là người con gái.NT:
Đối lập trạng thái tâm lý đặc biệt của một tâm hồn khao khát yêu đương đang tìm đến một tình yêu
rộng lớn với nhiều trạng thái đối cực, khi dịu êm, khoan thai, khi dồn dập, dữ dội.
+ Sông…………ra tận bể Đặc tính của sóng và của trái tim người phụ nữ đang yêu: luôn trăn trở, tự
tìm hiểu, khát vọng vươn ra khỏi cái nhỏ hẹp, luôn vươn tới cái lớn lao có thể đồng cảm, đồng điệu với
mình quan niệm mới mẻ về tình yêu: người con gái khao khát yêu đương nhưng không nhẫn nhục,
cam chịu, từ bỏ nơi chật hẹp để đến với cái cao rộng, bao dung.
+ Ôi ..thế Sóng luôn có các đặc điểm như trên, bất biến vĩnh hằngTình yêu cũng vậy.
+ Nỗi…trẻ Nỗi khát vọng tình yêu xôn xao, rạo rực trong trái tim, là khát vọng muôn đời của nhân loại,
nhất là của tuổi trẻ và cũng là khát khao của Xuân Quỳnh Giọng điệu sôi nổi.
2/Năm khổ thơ tiếp theo: Tác giả bộ lộ những trạng thái tâm hồn khi yêu.
a/Khổ 3,4: Băn khoăn lí giải về cội nguồn của tình yêu
+ Hiện tượng tự nhiên có thể giải thích .
+Tình yêu là một hiện tượng tâm lí tự nhiên, đầy bí ẩn, khó hiểu, khó giải thích về khởi nguồn và thời
điểm bắt đầu của nó. Cách cắt nghĩa tình yêu rất XQ - nữ tính
Giọng điệu : chuyển hướng đột ngột , nũng nịu Thể hiện tâm hồn người con gái đang yêu một cách
hồn nhiên, sâu sắc mà ý nhị Tình yêu – sự bí ẩn
b/ Khổ 5: Tình yêu = Nỗi nhớ
+ Sóng nhớ bờ dù không gian thời gian nào
+ Em nhớ anh..trong mơ còn thức nỗi nhớ mãnh liệt của một trái tim đang yêu NT nhân hoá + điệp
từ, ngữ + điệp cú pháp + hình thức đối lập ,song song Chân thành , cảm động, táo bạo dám tỏ bày (Mới
mẻ)
c/Khổ 6:Tình yêu = Sự chung thủy
- Xuôi …, ngược ….Hình ảnh vạn biến, trắc trở, bôn ba ,trong cuộc đời
- ..cũng..một ..Từ ngữ nôm na, giản dị mà khẳng định chắc nịch tấm lòng bất biến thủy chung của em
đối với anh. G/điệu vừa thiết tha mãnh liệt, vừa trong sáng, giản dị Trái tim của người phụ nữ đang
yêu say đắm, thiết tha.
3/ Ba khổ cuối : Khát vọng của người phụ nữ khi yêu
+ Khát vọng của Xuân Quỳnh bắt nguồn từ quy luật của thiên nhiên: sóng, biển, mây , trời ( Ở ngòai kia
….về xa ). Tin vào quy luật tình yêuTình yêu chân chính , mãnh liệt sẽ vượt qua mọi trở ngại và đến
đích Người phụ nữ hồn nhiên, tha thiết yêu đời vẫn còn ấp ủ biết bao hi vọng, vẫn phơi phới một niềm
tin vào hạnh phúc tương lai, vẫn tìm vào cái đích cuối cùng của một tình yêu lớn .
+ Thoáng chút lo âu về hữu hạn đời người.Bằng sự chiêm nghiệm của một trái tim nhạy cảm, nhà thơ
cũng sớm nhận ra và thấm thía về sự hữu hạn của kiếp người ( Cuộc đời …..)Giọng thơ trầm buồn, xúc
động .
+ Làm sao…Khát khao muốn được hóa thân, phân thân giữa biển lớn tình yêu được sống hết mình cho
ty, muốn hoá thân vĩnh viễn thành ty muôn thuở: “Làm sao ... còn vỗ”.
NT: Câu hỏi tu từ “Làm sao” +Giọng thơ tha thiết
III/Tổng kết:
1/Nội dung: Qua hình tượng “sóng”, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hoà hợp giữa sóng và em
diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thuỷ, muốn vượt lên thử thách của thời gian
và sự hữu hạn của đời người thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của
con người.
2/Nghệ thuật:
+Tứ thơ độc đáo (Sóng)
+ Nhân hóa, ẩn dụ liên hòan.
+ Thể thơ 5 chữ, hầu như không ngừng ngắt.
+ Giọng thơ:Tha thiết , sôi nổi , chân thành, xúc động
+ Ngôn ngữ: Mộc mạc, giản dị mà sâu sắc.
=> Bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách thơ xủa XQ.
* CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Nêu HCST bài thơ Sóng – Xuân Quỳnh
2. Nêu ý nghĩa hình tượng Sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh
4. Phân tích từng khổ thơ trong bài thơ Sóng – Xuân Quỳnh.
CHUYÊN ĐỀ 6
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 20
TRUYỆN NGẮN
VỢ CHỒNG A PHỦ - TÔ HOÀI
1/ Tác giả: Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Ông có vốn hiểu biết
phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau của đất nước.
2/ Tác phẩm: Vợ chồng A Phủ (1952) là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội về giải phóng Tây Bắc của
Tô Hoài. Tác phẩm in trong tập Truyện Tây Bắc, được giải nhất giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam
1954 – 1955. Truyện ngắn gồm hai phần, đoạn trích trong SGK là phần một.
Tóm tắt cốt truyện:
3/ Đọc hiểu văn bản:
*NỘI DUNG:
- Nhân vật Mị
+ Cuộc sống thống khổ: Mị là cô gái trẻ, đẹp, yêu đời nhưng vì món nợ “truyền kiếp”, bị bắt làm “con
dâu gạt nợ” nhà thống lí Pá Tra, bị đối xử tàn tệ, mất ý thức về cuộc sống.
+ Sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc: mùa xuân đến (thiên nhiên, tiếng sáo gọi bạn, bữa
rượu,…) Mị đã thức tỉnh (kỉ niệm sống dậy, sống với tiếng sáo, ý thức về thời gian, thân phận,…) và
muốn đi chơi (thắp đèn, quấn tóc,…). Khi bị A Sử trói vào cột, Mị “ như không biết mình đang bị trói”,
vẫn thả hồn theo tiếng sáo.
+ Sức phản kháng mạnh mẽ: lúc đầu, thấy A Phủ bị trói, Mị dửng dưng “vô cảm” . Nhưng khi nhìn
thấy “dòng nước mắt chảy xuống hai hõm má đen xạm lại” của A Phủ, Mị xúc động, nhớ lại mình, đồng
cảm với người, nhận ra tội ác của bọn thống trị. Tình thương, sự đồng cảm giai cấp, niềm khao khát tự do
mãnh liệt,…đã thôi thúc Mị cắt dây trói cứu A Phủ và tự giải thoát cho cuộc đời mình.
- Nhân vật A Phủ
+ Số phân éo le, là nạn nhân của hủ tục lạc hậu và cường quyền phong kiến miền núi (mồ côi cha mẹ,
lúc bé đi làm thuê hết nhà này đến nhà khác, lớn lên nghèo đến nỗi không lấy nổi vợ).
+ Phẩm chất tốt đẹp: có sức khỏe phi thường, dũng cảm ; yêu tự do, yêu lao động ; có sức phản kháng
mãnh liệt…
- Giá trị tác phẩm:
+ Giá trị hiện thực: miêu tả chân thực số phận cực khổ của người dân nghèo, phơi bày bản chất tàn
bạo của giai cấp thống trị ở miền núi.
+ Giá trị nhân đạo: thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của người
dân lao động miền núi trước Cách mạng ; tố cáo, lên án, phơi bày bản chất xấu xa, tàn bạo của giai cấp
thống trị ; trân trọng và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khả năng cách mạng của nhân dân
Tây Bắc ;…
* NGHỆ THUẬT:
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc sắc (A Phủ được miêu tả qua hành động, Mị chủ
yếu khắc họa tâm tư,…).
- Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt ; cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên mà ấn tượng ; kể
chuyện ngắn gọn dẫn dắt tình tiết khéo léo.
- Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục tập quán của người dân miền núi Tây Bắc.
- Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình và đậm chất thơ,…
* Ý NGHĨA VĂN BẢN:
Tố cáo tội ác của bọn phong kiến thực dân; thể hiện số phận đau khổ của người dân lao động miền núi;
phản ánh con đường giải phóng và ca ngợi vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của họ.
*CÂU HỎI ÔN TẬP
CÂU HỎI 2đ:
1/ Trình bày xuất xứ và hoàn cảnh ra đời tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
2/ Khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài).
BÀI LÀM VĂN 5đ.
*Đề 1: Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài (phần
trích trong sách Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục – 2008). (Đề thi tốt nghiệp năm 2009- chương trình
Chuẩn)
*Đề 2: Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị (từ khi bị bắt về làm con dâu trừ nợ cho nhà
thống lí Pá Tra đến khi trốn khỏi Hồng Ngài) trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 21
VỢ NHẶT (KIM LÂN)
1. Tác giả:
- Kim Lân (1920 - 2007), nhà văn tài năng của văn học hiện đại Việt Nam
- Ông được đánh giá là một cây bút truyện ngắn chuyên nghiệp vững vàng.
- Kim Lân thành công ở đề tài nông thôn và hình tượng người nông dân.
- Tác phẩm: Nên vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí (1962)
2. Truyện ngắn Vợ Nhặt:
- Là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân, in trong tập Con chó xấu xí (1962), có tiền thân là truyện
dài Xóm ngụ cư, viết ngay sau CMT8 thành công nhưng còn dang dở và mất bản thảo
- Sau khi hòa bình lập lại (1954), K. Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ, viết lại thành Vợ nhặt.
Tóm tắt cốt truyện:
Truyện kể về những con người trong nạn đói lịch sử 1945. Khi nạn đói kinh hoàng đang diễn ra,
một buổi chiều, người ta thấy Tràng dẫn về một cô vợ nhặt. Sự kiện đó làm cả xóm ngụ cư ngạc nhiên,
người mừng kẻ lo. Tràng là một thanh niên thô, vụng, nhà lại rất nghèo, hàng ngày phải đi kéo thuê xe thóc
cho Liên đoàn lên tỉnh. Trong một lần kéo xe qua kho thóc, thấy mấy cô gái “ngồi vêu” ra ở đấy, anh đùa
mấy câu cho vui, không ngờ có một cô ra đẩy nhờ xe qua dốc. Mấy hôm sau Tràng gặp lại cô ấy ở chợ, áo
quần tả tơi như tổ đỉa, gầy sọp hẳn đi, mặt xám xịt, chỉ còn thấy hai con mắt. Anh lại đùa mấy câu, cô ta ăn
liền bốn bát bánh đúc rồi sau đó theo Tràng về nhà. Thế là Tràng nhặt được vợ. Trên đường về nhà, anh
vừa mừng vừa lo, mặt mày phớn phở khác thường, hình như quên hết cảnh sống ê chề, tăm tối hàng ngày,
quên cả cảnh đói khát ghê gớm đang đe doạ…Về đến nhà, lúc đầu bà cụ Tứ ( mẹ Tràng ) rất ngạc nhiên,
không hiểu, nhưng sau đó bà đã hiểu ra cơ sự. Bà vừa mừng, vừa lo, vừa hờn, vừa tủi. Rồi bà cũng “mừng
lòng” và đồng ý cho Tràng và cô gái nên vợ, nên chồng. Sáng hôm sau ngủ dậy, bà cụ Tứ cùng cô con dâu
đã dọn dẹp sạch sẽ, gọn gàng từ trong nhà tới ngoài vườn, hai cái ang nước đã được gánh đầy. Tràng cảm
thấy yêu thương và gắn bó với ngôi nhà của mình. Một nguồn vui sướng và phấn chấn đột ngột tràn ngập
trong lòng Tràng. Bà mẹ Tràng tươi tỉnh khác thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bữa
cơm đầu tiên mỗi người chỉ có hai lưng chén cháo lõng bõng. Rồi bà cụ Tứ bưng lên một nồi cám luộc mà
bà gọi là “chè khoán”. Dẫu vậy, bà vẫn bàn với con về chuyện nuôi một đôi gà, chuyện tương lai. Còn
người vợ nhặt, khi nghe tiếng trống thúc thuế, đã kể cho cả nhà biết chuyện trên mạn Thái Nguyên, Bắc
Giang, Việt Minh đã phá cả kho thóc Nhật chia cho người đói. Nghe chuyện, Tràng vụt nhớ đến hình ảnh
người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp, đằng trước có lá cờ đỏ thắm mà anh đã gặp mấy hôm
trước.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1. NỘI DUNG
1. Tình huống truyện độc đáo:
- Truyện ngắn Vợ nhặt đã xây dựng được một tình huống độc đáo, éo le, vừa bi thảm vừa thấm đẫm
tình người. Đó là tình huống “nhặt vợ”. Anh Tràng, một người lao động nghèo, xấu, dân ngụ cư,… trong
nạn đói khủng khiếp năm 1945 bỗng nhặt được vợ dễ dàng chỉ bằng vài câu đùa bâng quơ và bốn bát
bánh đúc…
- Tình huống “nhặt vợ” làm cho tác phẩm có giá trị về nhiều phương diện:
+ Nói lên số phận bi thảm, giá trị rẻ rúng của con người trong nạn đói 1945. Ở mặt này tác phẩm có
giá trị hiện thực và có ý nghĩa tố cáo tội ác của Pháp + Nhật
+ Tình huống truyện còn bộc lộ một ý nghĩa nhân bản sâu sắc cảm động: Ca ngợi tình người và khát
vọng hạnh phúc của người lao động. Trong cái đói quay quắt nhặt vợ là để cưu mang một con người, nhặt
vợ là để mưu cầu hạnh phúc, hướng tới tương lai.
2. Bối cảnh câu chuyện: Nạn đói năm 1945.
- “Cái đói đã tràn đến” xóm ngụ cư, gieo rắc chết chóc và xóa mất sinh khí của xóm làng.
Tác giả đã tạo nên hai loại hình ảnh: Con người năm đói và không gian năm đói.
- Hình ảnh con người năm đói được thể hiện qua các chi tiết về: Tràng, đám trẻ con, những đoàn người
đói khát từ Nam Định, Thái Bình lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, nằm
ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngã rạ. Bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những
bóng ma. Kim Lân tạo nên hai hình ảnh thương tâm:
+ Người chết thì như ngã rạ
+ Người sống thì vật vờ “dật dờ” “xanh xám” như những bóng ma.
Cách so sánh ấn tượng ấy đã gây ra một ám ảnh khủng khiếp thê lương về con người năm đói.
- Không gian năm đói: được Kim Lân khắc họa cụ thể qua từng đường nét, màu sắc, âm thanh, mùi vị.
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 22
+ Không khí xóm làng: tiêu điều, ảm đạm “tối sầm lại vì đói” đầy âm khí chết chóc.
+ Vẳng lên một thứ âm thanh ghê sợ. Ban ngày “tiếng quạ gào lên từng hồi thê thiết”, ban đêm tiếng
hờ khóc người chết nghe tỉ tê não nùng.
+ Mùi vị ẩm thối bởi rác rưởi và mùi gây của xác người chết.
- Giữa cảnh đói khát khủng khiếp ấy: Tràng liều lĩnh nhặt vợ; người vợ nhặt liều lĩnh theo về làm vợ
Tràng để trốn chạy cái đói. Thật xót xa cảm động.
=> Với nghệ thuật tương phản, so sánh ấn tượng, lối miêu tả sinh động cụ thể, tác giả đã khắc họa được
bức tranh ảm đạm tối tăm. Cuộc sống đói nghèo chết chóc đang vây bủa lấy cuộc sống con người. Qua đó
tố cáo tội ác của Pháp, Nhật đã đẩy nhân dân ta vào nạn đói khủng khiếp năm 1945.
3. Tình người, khát vọng hạnh phúc và niềm hy vọng vào cuộc sống được thể hiện qua ba nhân vật:
Tràng, cụ Tứ và người vợ nhặt.
a. Tràng:
- Một người lao động nghèo nhưng có tấm lòng nhân hậu thương người:
+ Giữa cảnh đói to, khi thấy “thị” “quần áo tả tơi... hai mắt trũng sâu” vì đói, Tràng sẵn sàng cho
người đàn bà xa lạ ăn.
+ Khi thấy thị muốn theo Tràng về nhà, lúc đầu anh cũng thấy lo “thóc gạo này đến cái thân mình
cũng chả biết có nuôi nổi không lại còn đèo bòng”. Dù lo sợ cho tương lai nhưng Tràng không nỡ từ chối.
Hành động dẫn “thị” về nhà trong cảnh “nuôi thân chưa xong” trước hết xuất phát từ tình người, từ tấm
lòng nhân hậu muốn cưu mang đùm bọc một con người, muốn chia sẻ miếng ăn cho người khác ngay cả
những khi đói khổ nhất. Nhưng sâu xa hơn nó còn thể hiện khát vọng hạnh phúc muốn có một gia đình,
một người vợ để yêu thương của Tràng.
- Tâm trạng của Tràng khi có vợ: vui sướng phấn chấn, hạnh phúc. Ngòi bút dí dỏm và tinh tế của KL
đã diễn tả thành công niềm hạnh phúc lớn lao của Tràng khi có vợ.
+ Trên đường dẫn vợ về nhà, “Mặt hắn có một vẻ gì phởn phơ khác hẳn ngày thường, hắn tủm tỉm
cười nụ một mình,… ánh mắt thì sáng lên lấp lánh… Niềm hạnh phúc ấy thật lớn lao. Nó cứ “ôm ấp mơn
man khắp da thịt Tràng”. Nó “khiến Tràng quên hết những cảnh sống ê chề tăm tối hàng ngày, quên cả
đói khát đang đe dọa, quên những ngày tháng trước mắt”. Bây giờ trong hắn chỉ còn lại tình nghĩa giữa
hắn với người đàn bà đi bên cạnh, …
+ Buổi sáng đầu tiên khi có vợ. Một cảm giác mới “êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi
ra”. Tràng bỗng cảm nhận được cuộc sống xung quanh mình như đang đổi thay mới lạ. Nhà cửa sân vườn
được quét dọn sạch sẽ... Tất cả hiện ra trước mắt Tràng như một thế giới khác hẳn ngày thường.
+ Niềm vui sướng, hạnh phúc của Tràng gắn liền với ý thức về bổn phận trách nhiệm: Hắn thấy yêu
thương gắn bó với gia đình “cái nhà như tổ ấm che mưa che nắng”, hắn thấy có bổn phận với mẹ với vợ
con sau này.
+ Cuộc sống trước mắt còn gian khổ, thậm chí là đen tối, bữa ăn ngày đói là nồi chè cám đắng chát
nhưng chính tình yêu của người vợ, tình mẹ con hòa thuận và đặc biệt là hình ảnh “đám người đói, phía
trước là lá cơ đỏ tung bay” đã nhen nhóm trong Tràng ước vọng về hạnh phúc, niềm tin hy vọng ở tương
lai.
b. Cụ Tứ: Việc Tràng lấy vợ đã gây ra một chấn động lớn trong tâm hồn người mẹ già nghèo khổ. Tâm
trạng bà cụ Tứ diễn biến phức tạp.
- Lúc đầu, khi thấy người đàn bà lạ trong nhà, lại chào mình bằng u, bà ngạc nhiên không hiểu.
- Nhưng khi “hiểu ra biết bao cơ sự”, bà “cúi đầu nín lặng”. Cử chỉ ấy chất chứa bao nỗi niềm tâm
trạng. Đó là sự đan xen lẫn lộn giữa buồn, vui, tủi cực, lo âu.
+ Bà “vừa ai oán xót thương” cho số kiếp con mình vừa cảm thông thương xót cho người con dâu tội
nghiệp. Bà khóc trong tâm trạng cay đắng tủi hờn.
+ Nhưng bà cũng mừng vì con có đôi có lứa. Một niềm vui sướng dậy lên trong lòng người mẹ già
nghèo khổ. Bà đối xử ân cần, dịu dàng với người con dâu tội nghiệp “con ngồi xuống đây cho đỡ mỏi
chân”…Rồi tâm sự “chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá”. Giữa cảnh đói khát, người mẹ già nghèo
khổ ấy đã dang tay đón nhận người con dâu xa lạ mà lòng đầy thương xót.
+ Nạn đói đang hoành hành, bà phấp phỏng lo âu “chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói
khát này không”?
+ Nhưng trong bóng tối của đói nghèo, bà lão vẫn động viên khuyên nhủ, gieo vào lòng các con niềm
tin về cuộc sống “Ai giàu ba họ. Ai khó ba đời”.
+ Bữa cơm ngày đói thật thảm hại, nhưng bà nói toàn chuyện vui, chuyện tương lai sáng sủa. Bà hào
hứng bàn chuyện nuôi gà,…
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 23
=> Đến nhân vật bà cụ Tứ, KL đã tỏ rõ một ngòi bút vững vàng già dặn trong nghệ thuật miêu tả tâm
lý nhân vật. Nhà văn đã diễn tả thành công tâm trạng phức tạp của bà cụ Tứ khi biết con trai mình có vợ.
Qua đó, tác giả đã làm nổi bật tấm lòng nhân hậu bao dung, tình thương con tha thiết và niềm lạc quan,
tin tưởng vào tương lai tươi sáng của người mẹ già nghèo khổ.
c. Người vợ nhặt: Là nạn nhân của cái đói. Những xô đẩy dữ dội của hoàn cảnh sống đã khiến “thị” ăn
nói “chao chát”, táo tợn gợi ý để được ăn và liều lĩnh đi theo về làm vợ Tràng. Tuy nhiên, sâu thẳm trong
con người này vẫn khao khát một mái ấm gia đình. Khi trở thành vợ Tràng, chị là một con người hoàn
toàn khác: một người con dâu, một người vợ dịu dàng, hiền hậu, đúng mực, đảm đang quán xuyến việc
gia đình.
=>Qua các nhân vật, nhà văn muốn thể hiện tư tưởng: “dù cận kề bên cái đói, cái chết, người dân lao
động nghèo vẫn khát khao hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng ở tương
lai”.
2. NGHỆ THUẬT:
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo: Tình huống nhặt vợ. Anh Tràng nghèo, xấu, dân ngụ cư, giữa
lúc đói khát nhất đã nhặt được vợ dễ dàng... Tình huống éo le này là đầu mối cho mọi sự phát triển của
truyện, tác động đến tâm trạng, hành động của các nhân vật và thể hiện chủ đề của truyện.
- Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn, dựng cảnh sinh động, có nhiều chi tiết đặc sắc.
- Nhân vật được khắc họa sinh động, đối thoại hấp dẫn, miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế, sắc sảo.
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng chắt lọc và giàu sức gợi.
3. Ý NGHĨA VĂN BẢN. Truyện ngắn Vợ nhặt của KL phản ánh tình cảnh thê thảm của người nông dân
nước ta trong nạn đói khủng khiếp1945. Qua đó tố cáo tội ác của bọn thống trị. Đồng thời ca ngợi bản
chất tốt đẹp và sức sống diệu kì của người lao động. Ngay bên bờ vực của cái chết, họ vẫn hướng về sự
sống, tin tưởng ở tương lai, khát khao tổ ấm gia đình và yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
• CÂU HỎI ÔN TẬP
CÂU HỎI 2đ:
1.Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
2. Nêu và phân tích ngắn gọn ý nghĩa tình huống độc đáo trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
3.Theo anh/chị qua truyện ngắn Vợ nhặt, KL muốn gửi đến người đọc ý tưởng gì?
BÀI LÀM VĂN 5đ.
Đề1: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của
Kim Lân.
Đề 2: Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống truyện “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.
Đề 3: Phân tích vẻ đẹp của tình người, của khát vọng hạnh phúc và niềm tin vào tương lai của những
người lao động nghèo, qua ba nhân vật: Tràng, cụ Tứ, người vợ nhặt trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim
Lân.
RỪNG XÀ NU
(Nguyễn Trung Thành)
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả :
Nguyễn Trung Thành ( bút danh khác là Nguyên Ngọc) là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng
chiến, gắn bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên.
2. Tác phẩm :
a. Hoàn cảnh ra đời :
+ Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, đất nước chia làm hai miền. Kẻ
thù phá hoại hiệp định, khủng bố, thảm sát, lê máy chém đi khắp miền Nam. Cách mạng rơi vào thời kì
đen tối.
+ Đầu năm 1965, Mĩ đổ quân ồ ạt vào miền Nam và tiến hành đánh phá ác liệt ra miền Bắc.
+ Nguyễn Trung Thành và các nhà văn miền Nam lúc đó muốn viết "hịch thời đánh Mĩ". Rừng xà nu
được viết vào đúng thời điểm mà cả nước ta trong không khí sục sôi đánh Mĩ.
c. Tóm tắt
Tác phẩm được bắt đầu từ thời điểm hiện tại: Ba năm đi đội giải phóng, Tnú được phép về thăm làng.
Thằng bé Heng gặp ở con nước lớn và dẫn anh về. Làng Xô Man đã thay đổi nhiều lắm so với thời anh đi.
Khắp núi rừng đâu cũng có cạm bẫy sẵn sang chờ đón quân thù. Đêm ấy, trước đông đủ dân làng, bên bếp
lửa, cụ Mết - già làng đã kể cho mọi người nghe về cuộc đời Tnú và những trang lịch sử bi hùng của dân
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 24
làng Xô Man. Đó là những năm đen tối, cách mạng miền Nam đang từ đấu tranh chính trị chuyển dần
sang đấu tranh vũ trang. Thời bí mật, dân làng Xô Man thay nhau đi nuôi cán bộ Đảng trong rừng. Anh
Xút bị giặc bắt và bị chúng treo cổ trên thân cây vả đầu làng. Bà Nhan bị bọn Mỹ Diệm chặt đầu. Tnú và
Mai vào rừng học chữ và bảo vệ cán bộ ( anh Quyết ).
Tnú là người con ưu tú của dân làng Xô Man, học cái chữ thì chậm nhưng đi liên lạc thì gan dạ và
thông minh. Chẳng may bị địch bắt, lưng Tnú ngang dọc vết dao chém của bọn giặc nhưng anh vẫn bất
khuất, hiên ngang. Ba năm bị tù ở ngục Kon Tum, Tnú đã vượt ngục trở về. Tnú đọc thư tuyệt mệnh của
anh Quyết gửi dân làng Xô Man. Theo lời dặn trong thư, Tnú đã lên núi Ngọc Linh mang về một gùi đá
mài. Đêm đêm cả làng mài giáo, mác, chuẩn bị khởi nghĩa. Tnú trở thành chỉ huy đội du kích, làm cho
thằng Dục ác ôn lồng lên. Bọn chúng kéo quân về làng, không bắt được Tnú, chúng đã bắt vợ con anh và
tra tấn dã man cho đến chết. Tnú thương vợ con và căm thù quân giặc, với hai bàn tay không, anh đã nhảy
vào để cứu Mai và con. Vợ, con anh chết, anh bị địch bắt, bọn chúng dùng dẻ tẩm nhựa xà nu đốt cháy 10
đầu ngón tay Tnú. Máu mặn chát ở đầu lưỡi, anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, trong bụng nhưng kiên
quyết không kêu rên. Cụ Mết đã kịp thời chỉ huy thanh niên làng Xô Man cầm giáo, mác, dao, rựa bất
ngờ xông ra giết chết cả trung đội giặc, cứu sống Tnú. Rồi tiếng chiêng nổi lên, lửa cháy khắp rừng, suốt
đêm cả rừng Xô Man ào ào rung động. Tiếng cụ Mết sang sảng: “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm
giáo”. Làng Xô Man đã vùng dậy và bắt đầu một cuộc chiến đấu mới.
d. Chủ đề tác phẩm :
Chủ đề tác phẩm được phát biểu trực tiếp qua lời cụ Mết: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm
giáo!", tức là phải dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng. Đó là con đường giải
phóng dân tộc của thời đại cách mạng.
II. PHÂN TÍCH
1. Hình tượng cây xà nu
* Nghĩa tả thực : Sự gắn bó với cuộc sống con người TN
- Có mặt trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày (củi Xn cháy hồng trong bếp lửa mỗi nhà …đuốc lửa xà
nu soi đường rừng đêm, lửa xà nu bập bùng trong nhà ưng, khói xà nu làm đen nhẻm thân hình lũ trẻ,
khói xà nu hun đen tấm bảng để anh Quyết dạy Tnú và Mai học chữ....)
- Tham dự vào những sự kiện quan trọng của cuộc sống dân làng XM ( Ngọn đuốc Xn cháy sáng
trong tay cụ Mết và những người vào rừng lấy giáo mác …, bọn giặc tẩm nhựa XN vào giẻ để đốt 10
ngón tay Tnú, soi sáng rực đêm cả làng XM nổi dậy khởi nghĩa, những bó đuốc XN soi rõ xác 10
thằng giặc bị giết ngổn ngang …)
* Nghĩa biểu trượng : Cây xà nu biểu tượng cho số phận và phẩm chất của người dân Tây nguyên
trong chiến tranh
+ "Làng nằm trong tầm đại bác của đồn giặc", "Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào đồi xà nu cạnh con
nước lớn" -> Hoàn cảnh đất nước có chiến tranh.
+ "cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào là không bị thương", "có những cây bị chặt đứt ngang
nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão..., có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người bị đạn đại
bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được
cứ loét mãi ra, năm mười hôm sau thì cây chết...” -> nỗi đau, sự hi sinh, mất mát của người dân.
+ "trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy, Cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn
năm cây con mọc lên” -> sức sống mãnh liệt của cách mạng và các thế hệ làng Xô Man
+ “Ít nó loại cây ham ánh nắng mặt trời đến thế” -> Khát vọng tự do của nhân dân.
+ "Cứ thế hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng"-> tinh thần quả cảm,
một sự kiêu hãnh của vị trí đứng đầu trong bão táp chiến tranh.
=> nhà văn đã sử dụng nhân hóa như một phép tu từ chủ đạo. Ông luôn lấy nỗi đau và vẻ đẹp của con
người làm chuẩn mực để nói về xà nu khiến xà nu trở thành một ẩn dụ cho con người, một biểu tượng của
Tây Nguyên bất khuất, kiên cường.
2. Hình tượng Tnú
- Là con người gan góc, dũng cảm, mưu trí.
+ dù bị de dọa, khủng bố nhưng Tnú vẫn vào rừng làm liên lạc cho anh Quyết.
+ Học chữ chậm hơn Mai, boe ra bờ suối ngồi, lấy đá đập vào đầu.
+ Đi liên lạc, không đi đường mòn; qua sông suối tránh chỗ nước êm vì chỗ đó có giặc phục kích
+ Khi bị giặc bắt vẫn kiên quyết không khai dù bị tra tấn dã man.
+ Bị giặc tẩm nhựa xà nu đốt 10 đầu ngón tay, anh vẫn không kêu la, van xin, cắn chặt môi đến bật
máu.
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 25
- Có tính kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng.
+ Xa làng 3 năm, tuy nhớ nhà, nhớ quê nhưng phải được cấp trên cho phép anh mới về và chỉ về một
đêm đúng quy định.
+ Bị giặc tra tấn, anh luon khắc ghi lời cụ Mết “Cán bộ là đảng, đảng còn, núi nước này còn”; anh chỉ
vào bụng mình và nói “cộng sản ở đây này”
- Có một trái tim yêu thương và sục sôi căm thù giặc : sống rất tình nghĩa và luôn mang trong tim ba
mối thù : thù của bản thân, thù của gia đình, thù của bản làng.
+ chỉ bằng hai bàn tay không, anh vẫn lao ra cứu hai mẹ con Mai.
+ Gắn bó đầy trách nhiệm với cách mạng : theo dân làng nuôi dấu cán bộ, hết lòng lo lắng đến sự an
toàn của cán bộ, nghe lời anh Quyết ráng học...
+ Yêu làng, yêu quê hương sâu nặng : nhớ buôn làng da diết, nhớ âm thanh tiếng chày giã gạo, dòng
suối mát lành...
=> Cuộc đời bi tráng và con đường đến với cách mạng của Tnú điển hình cho con đường đến với cách
mạng của người dân Tây nguyên, góp phần làm sáng tỏ chân lí thời đại : phải dùng bạo lực cách mạng để
tiêu diệt bạo lực phản cách mạng; đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng.
3. Khuynh hướng sử thi :
- Đề tài nói đến vấn đề sinh tử không chỉ của làng Xô Man mà của cả dân tộc Việt Nam. Đây là thời
điểm lịch sử hết sức trọng đại của cách mạng miền Nam .
- Chủ đề tác phẩm mang đậm tính sử thi: Trước sự tàn các của kẻ thù, nhân dân miền Nam chỉ có một
con đường duy nhất là cầm vũ khí vùng lên chiến đấu giải phóng quê hương.
- Những nhân vật trong tác phẩm (cụ Mết, Tnú, Dít, Heng) kết tinh nhiều phẩm chất tiêu biểu của cả
cộng đồng (gắn bó với dân làng, trung thành với cách mạng, căm thù giặc sâu sắc, kiên cường bất khuất,
dũng cảm chiến đấu hi sinh...).
- Cách trần thuật thể hiện chất sử thi :
+ Cuộc đời Tnú đan được kể đan xen cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man, trong đó chuyện kể về cuộc
đời T nú là cốt lõi.
+ Ngôn ngữ kể chuyện đậm chất sử thi : giọng kể trang nghiêm, trầm hùng của cụ Mết, không khí trang
trọng, thái độ trang nghiêm...
- Nhiều hình ảnh chói lọi, kì vĩ như hình ảnh cây xà nu, rừng xà nu, hai bàn tay của Tnú...
- Lời văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, khi thâm trầm tha thiết, khi trang nghiêm...
III. Tổng kết :
1. Nội dung : ca ngợi tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của đồng bào các dân tộc TN nói riêng ,
đất nước, con người VN nói chung trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và khẳng định chân lí của thời
đại : để giữ gìn sự sống của đất nước và nhân dân, không có cách nào khác là phải cùng nhau đứng lên
cầm vũ khí chống lại kẻ thù.
2. Nghệ thuật :
- Không khí, màu sắc đậm chất Tây nguyên.
- Xây dựng thành công các nhân vật vừa có nét các tính sống động vừa có tính khái quá, tiêu biểu.
- Sáng tạo thành công hình tượng cây xà nu – tạo nên chất sử thi, lãng mạn.
NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
(Nguyễn Thi)
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả :
- Cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền nan thời đánh Mĩ.
- Là người miền Bắc nhưng gắn bó sâu nặng với nhân dân miền Nam và thực sự trở thành nhà văn của
nông dân Nam bộ.
- Là cây bút có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo.
- Nhân vật tiêu biểu nhất của Nguyễn Thi là những người nông dân Nam Bộ có lòng căm thù giặc sâu
sắc, vô cùng gan góc, kiên cường, thuỷ chung, son sắt với quê hương và cách mạng.
2. Tác phẩm :
a. Hoàn cảnh ra đời : “ Những đứa con trong gia đình” là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất
của Nguyễn Thi, được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác ở tạp chí Văn nghệ
Quân giải phóng.
b. Tóm tắt :
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 26
Việt và Chiến là hai chị cùng sinh ra trong một gia đình nông dân Nam Bộ giàu truyền thống cách
mạng. Ông nội và bố mẹ Việt đều bị giặc Mĩ giết hại. Gia đình chỉ còn lại Việt, chị Chiến, út em, chú
Năm và người chị nuôi đi lấy chồng xa. Truyền thống cách mạng vẻ vang của gia đình đã thôi thúc hai
chị em Việt hăng hái tòng quân giết giặc. Trong một trận đánh lớn, Việt dùng thủ pháo diệt một xe bọc
thép Mĩ, bị thương và lạc đơn vị. Việt ngất đi rồi tỉnh lại nhiều lần. Trong cơn mê sảng, Việt nhớ về
những kỉ niệm vui buồn tuổi thơ ấu. Sau ba ngày đêm, anh Tánh, đồng đội của Việt cùng tiểu đội mới tìm
thấy Việt trong một lùm cây rậm và đưa Việt về bệnh viện. Sức khoẻ dần hồi phục, anh Tánh giục Việt
viết thư cho chị Chiến kể về chiến công của mình. Việt nhớ chị Chiến muốn viết thư nhưng không muốn
kể chiến công vì Việt thấy chưa thấm tháp gì so với chiến công của đơn vị và những ước mong của má.
II. Đọc – hiểu chi tiết :
1. Nêu ý nghĩa nhan đề : Nhan đề tác phẩm không chỉ có giá trị thông báo về vị trí thế hệ của hai
nhân vật chính mà còn gợi nhiều ý nghĩa:
+ Đó là những con người được nuôi dưỡng và trưởng thành trong gia đình có truyền thống tốt đẹp,
đáng tự hào.
+ Họ là những con người đã tiếp nối xứng đáng truyền thống cách mạng của gia đình.
- Chủ đề tác phẩm: Khẳng định, ngợi ca mối liên hệ bền chặt, thiêng liêng giữa các thế hệ trong gia
đình, giữa những người con trong một gia đình Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thuỷ
chung son sắt với quê hương cách mạng. Chính sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu
nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con
người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
2. Hệ thống nhân vật :
a. Điểm chung : dòng sông truyền thống.
- Căm thù giặc sâu sắc:
- Gan góc, dũng cảm, khao khát được chiến đấu giết giặc.
- Giàu tình nghĩa, rất mực thuỷ chung son sắt vời quê hương và cách mạng. Tuy nhiên, trong cái dòng
sông truyền thống của gia đình ấy, “mỗi người một khúc”, có nét tính cách riêng, không ai giống ai. Đó
chính là điểm nói lên tài năng của Nguyễn Thi.
b. Nét riêng : Mỗi người một khúc sông
b.1. Nhân vật chú Năm
Trong dòng sông truyền thống gia đình này, chú Năm là khúc thượng nguồn, là nơi kết tinh đầy đủ
hơn cả truyền thống của gia đình.
- Chú hay kể sự tích gia đình. Chú là tác giả cuốn sổ gia đình ghi chép tội ác của giặc và chiến công
của các thành viên trong gia đình.
- Chú Năm là người lao động chất phác nhung giàu tình cảm. Tâm hồn chú Năm bay bổng, đạt dào
cảm xúc khi cất lên tiếng hò. Những lúc đó, chú Năm như đặt cả trái tim mình vào trong câu hò, tiếng hát.
b.2. Nhân vật má Việt
Má Việt cũng là một hiện thân của truyền thống-> hình tượng người phụ nữ mang đậm những nét tính
cách của nhân vật Nguyễn Thi.
- Rất gan góc, căm thù giặc sâu sắc.
- Rất mực thương chồng, thương con, đảm đang, tháo vát. Cuộc đời lam lũ, vất vả chồng chất đau
thương tang tóc, nhưng cắn răng nén chặt nỗi đau thương của mình để nuôi con, đánh giặc.
=>Nguyễn Thi đã khéo chọn những chi tiết điển hình để khắc hoạ hình tượng người phụ nữ này: một
tay bồng con, một tay cắp rổ đi theo thằng giặc đòi đầu chồng; hiên ngang đối đáp vời kẻ thù mà “hai bàn
tay to bản” vẫn “phủ lên đầu đàn con đang nép dưới chân”; mỗi lần bọn lính bắn doạ “mắt má lại sắc ánh
lên nhìn lại bọn lính, đôi mắt của người đã từng vượt sông, vượt biển”... Đó là hình ảnh của sự gan góc,
chở che mang ý nghĩa biểu tượng về người phụ nữ VN lam lũ vất vả, chồng chất đau thương nhưng lại rất
đỗi kiên cường, cao cả.
b. 3. Nhân vật Chiến
- Chiến có những nét giống mẹ: gan góc, đảm đang, tháo vát. Nguyễn Thi có ý thức tô đậm nét kế
thừa người mẹ nhân vật Chiến.
- Chiến là một tính cách đa dạng: vừa là một cô gái mới lớn, tính khí còn rất trẻ con, vừa là người chị
biết nhường em, biết lo toan, đảm đang, tháo vát.
- So với người mẹ, Chiến khác ở cái vẻ trẻ trung thích làm duyên làm dáng. Vận hội mới của cách
mạng đã tạo điều kiện cho Chiến được trực tiếp cầm súng đánh giặc để trả thù nhà, thực hiện lời thề như
dao chém đá của mình: “Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất” .
b.4. Nhân vật Việt : Là cậu con trai mới lớn, vừa là một chiến sĩ gan góc, dũng cảm, kiên cường.
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 27
- Việt có cái nét riêng dễ mến của một cậu con trai lộc ngộc vô tư, tính tình còn rất trẻ con, rất
ngây thơ, hiếu động:
+ Hay tranh giành phần hơn với chị. Việt rất thích đi câu cḠbắn chim, và đến khi đi bộ đội vẫn còn
đem theo cả cái súng cao su ở trong túi.
+ Mọi công việc trong nhà, Việt đều phó thác cho chị. Đêm trước ngày lên đường, Chiến lo toan thu
xếp chu đáo việc nhà, còn Việt thì vô tư “lăn kềnh ra ván cười khì khì”, vừa nghe vừa “chụp một con đom
đóm úp trong lòng tay” rồi ngủ quên lúc nào không biết.
+ Cách thương chị của Việt cũng rất trẻ con, “giấu chị như giấu của riêng” vì sợ mất chị trước những
lời tán tỉnh đùa tếu của anh em.
+ Việt bị thương nằm lại ở chiến trường, đến khi gặp được đồng đội thì cũng giống hệt như thằng Út
em ở nhà “khóc đó rồi cười đó”,...
- Việt đường hoàng, chững chạc trong tư thế của người chiến sĩ trẻ dũng cảm, kiên
cường:
+ Còn bé mà Việt đã dám xông thẳng vào thằng giặc đã giết hại cha mình.
+ Việt nằng nặc đi đi tòng quân để trả thù cho ba má.
+ Khi xông trận, Việt đã chiến đấu rất dũng cảm, đã dùng thủ pháo tiêu diệt được một xe bọc thép của
địch.
+ Khi bị trọng thương, một mình nằm giữa chiến trường, hai mắt không còn nhìn thấy gì, toàn thân
đau điếng và rỏ máu, người thì khô khốc đi vì đói khát, Việt vẫn ë trong tư thế chờ tiêu diệt giặc: “Tao sẽ
chờ mày! Trên trời có mày, dưới đất có mày, cả khu rừng này còn có mình tao. Mày có bắn tao thì tao
cũng bắn được mày. Nghe súng nổ, các anh tao sẽ chạy tới đâm mày! Mày chỉ giỏi giết gia đình tao, còn
đối với tao thì mày là thằng chạy”.
=> Có thể nói, hành động giết giặc để trả thù nhà, đền nợ nước đã trở thành một trong những thước đo
quan trọng nhất về phẩm cách con người của nhân vật Nguyễn Thi.
3. Khuynh hướng sử thi của tác phẩm
- Ở đề tài :
- Ở chủ đề.
- Ở hệ thống nhân vật.
- Ở nghệ thuật trần thuật.
III. Tổng kết :
1. Nghệ thuật :
- Trần thuật qua dòng hồi tưởng của nhân vật, khắc hoạ tính cách và miêu tả tâm lí sắc sảo; ngôn ngữ
phong phú, góc cạnh và đậm chất Nam Bộ.
- Văn của Nguyễn Thi đầy chi tiết cụ thể -> tạo được không khí chân thực, làm cho tất cả bỗng trở nên
như có linh hồn.
2. Nội dung :
- Tác phẩm kể về những người con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước,
căm thù giặc, thuỷ chung son sắt với quê hương, cách mạng. Đó cũng chính là những nhân vật điển hình
cho con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đầy gian khổ.
Đề gợi ý :
Phân thích hình tượng hai chị em Chiến và Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của
Nguyễn Thi.
Gợi ý phần thân bài
1. Nét tính cách chung của hai chị em:
- Cùng sinh ra trong một gia đình chịu nhiều mất mát đau thương (cùng chứng kiến cái chết đau thương
của ba và má).
- Có chung mối thù với bọn xâm lược. Tuy còn nhỏ tuổi, chí căm thù đã thôi thúc hai chị em cùng một
ý nghĩ: phải trả thù cho ba má, và có cùng nguyện vọng: được cầm súng đánh giặc.
- Tình yêu thương là vẻ đẹp tâm hồn của hai chị em. Tình cảm này được thể hiện sâu sắc và cảm động
nhất trong cái đêm chị em giành nhau ghi tên tòng quân và sáng hôm sau trước khi lên đường nhập ngũ
cùng khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm
- Đều là những chiến sĩ gan góc dũng cảm. Đánh giặc là niềm say mê lớn nhất của hai chị em Việt và
Chiến cũng là của tuổi trẻ miền Nam trong những năm tháng ấy: "Hạnh phúc của tuổi trẻ là trên trận
tuyến đánh quân thù".
- Đều có những nét rất ngây thơ thậm chí có phần trẻ con (giành nhau bắt ếch nhiều hay ít, giành nhau
thành tích bắn tàu chiến giặc và giành nhau ghi tên tòng quân).
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 28
2. Nét riêng ở Chiến:
- Hơn Việt chừng một tuổi nhưng Chiến người lớn hơn hẳn: Chiến có thể bỏ ăn để đánh vần cuốn sổ
gia đình. Chiến không chỉ "nói in như má" mà còn học được cách nói "trọng trọng" của chú Năm.
- Tính cách "người lớn" ở Chiến còn thể hiện ở sự nhường nhịn. Tuy có lúc giành nhau với em tranh
công bắt ếch, đánh tàu giặc, đi tòng quân nhưng cuối cùng bao giờ cô cũng nhường em hết trừ việc đi
tòng quân.
=>Nguyễn Thi đã xây dựng nhân vật Chiến vừa có cá tính vừa phù hợp với lứa tuổi, giới tính. Chiến là
nhân vật được hồi tưởng qua Việt nhưng đã gây được ấn tượng sâu sắc .
3. Nét riêng ở Việt:
- Nếu Chiến có dáng dấp một người lớn thực sự thì ở Việt là sự lộc ngộc, vô tư của một cậu con trai
đang tuổi ăn tuổi lớn.
- Chiến nhường nhịn em bao nhiêu thì Việt hay tranh giành với chị bấy nhiêu.
- Đêm trước ngày ra đi, Chiến nói với em những lời nghiêm trang thì Việt lúc "lăn kềnh ra ván cười khì
khì", lúc lại rình "chụp một con đom đóm úp trong lòng tay".
- Vào bộ đội, Chiến đem theo tấm gương soi còn Việt lại đem theo nột chiếc súng cao su.
- Nhưng sự vô tư không ngăn cản Việt trở nên một anh hùng (ngay từ bé, Việt đã dám xông vào đá cái
thằng đã giết cha mình. Khi trở thành một chiến sĩ, mặc dù chỉ có một mình, với đôi mắt không còn nhìn
thấy gì, với hai bàn tay đau đớn, Việt vẫn quyết tâm ăn thua sống mái với quân thù)
= >Việt là một thành công đáng kể trong cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Thi. Tuy còn hồn nhiên
và còn bé nhỏ trước chị nhưng trước kẻ thù Việt lại vụt lớn, chững chạc trong tư thế của một người chiến
sĩ.
= > Chiến và Việt là khúc sông sau nên đi xa hơn trong cả dòng sông truyền thống.
4. Hình ảnh chị em Việt khiêng bàn thờ ba má sang gởi chú Năm.
+ Chỗ hay nhất của đoạn văn là không khí thiêng liêng, nó hoán cải cả cảnh vật lẫn con người.
+ Không khí thiêng liêng đã biến Việt thành người lớn. Lần đầu tiên Việt thấy rõ lòng mình (thương
chị lạ, mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy vì nó đang đè nặng trên vai).
+ Hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng thể hiện sự trưởng thành của hai chị em có thể gánh vác việc gia đình
và viết tiếp khúc sông của mình trong dòng sông truyền thống gia đình. Hơn thế nữa, thế hệ sau cứng cáp,
trưởng thành và có thể đi xa hơn.
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA ( Nguyễn Minh Châu)
.II. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả: Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989)
- Trước 1975: Sáng tác của NMC đậm chất sử thi, chất anh hùng ca và cảm hứng lãng mạn.
- Sau 1975:
+ NMC là một trong những cây bút tiên phong của văn học VN thời kì đổi mới.
+ Từ cảm hứng sử thi (trước 1975), tác giả chuyển sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức
và triết lí nhân sinh.
2. Truyện ngắn: Chiếc thuyền ngoài xa
- Sáng tác 1983.
- Tiêu biểu cho xu hướng chung của văn học thời kì đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá
nhân và thân phận con người trong cuộc sống đời thường.
- Tác phẩm in đậm phong cách tự sự - triết lí của tác giả giai đoạn sau 1975. Với ngôn từ dung dị đời
thường, truyện kể lại chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của
ông về nghệ thuật và cuộc đời.
3. Tóm tắt cốt truyện:
Để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển thật ưng ý, trưởng phòng đề nghị
nhiếp ảnh Phùng đi thực tế chụp bổ sung một bức ảnh với cảnh biển buổi sáng có sương mù. Nhân
chuyến đi thăm Đẩu - người bạn chiến đấu năm xưa - giờ đang là chánh án toàn án huyện. Phùng đi tới
một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh thời kháng chiến chống Mỹ. Sau một tuần lễ “phục
kích”,anh đã chụp được một cảnh “đắt” trời cho, cảnh đẹp như một bức tranh mực tàu của một danh hoạ
thời cổ,từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp,một vẻ đẹp thực đơn giản vá toàn bích: cảnh chiếc
thuyền đánh cá thu lưới vào lúc bình minh. Bức ảnh đó làm cho Phùng cảm thấy tưởng chính mình khám
phá thấy cái chân lí của sự hoàn thiện… Nhưng ngay sau đó, chiếc thuyền vào bờ, từ trong chiếc thuyền,
nghệ sĩ Phùng thấy cảnh một người đàn bà đi trước, theo sau là một người đàn ông, khi đến bên chiếc xe
rà phá mìn ( thờ chiến tranh để lại ), người đàn ông đã lấy chiếc thắt lưng của lính nguỵ ngày xưa quật tới
tấp vào lưng người đàn bà. Người đàn bà cam chịu, không kêu rên, không chống trã cũng không chạy
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 29
trốn. Cảnh tượng đó lúc đầu làm cho nghệ sĩ Phùng kinh ngạc, nhưng rồi ông cũng vứt máy ảnh chạy
nhào tới. Khi đến nơi, Phùng đã thấy thằng Phác giựt chiếc thắt lưng từ trong tay bố để bảo vệ mẹ. Người
đàn bà ôm thằng Phác khóc mếu máo, sau đó buông thằng bé ra và đuổi theo lão đàn ông trở lại chiếc
thuyền.
Ba hôm sau, Phùng lại chứng kiến cảnh người vợ “tự nguyện” để cho ông chồng dẫn lên bờ đánh.
Không thể chịu đựng được, Phùng đã xông ra. Lão đàn ông đánh trả, Phùng bị thương. Mấy hôm sau, ở
toàn án huyện Phùng đã nghe câu chuyện của người đàn bà làng chài xin quý toà “phạt tù con cũng được,
đừng bắt con bỏ nó”. Vì theo chị thì “đám đàn bà làng chài ở thuyền cần phải có người đàn ông để chèo
chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng một sắp con. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con
chứ không thể sống cho mình như ở trên đất liền được. Vả lại, trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái
sống hoà thuận, vui vẻ nhất là ngồi nhìn đàn con tôi được ăn no…”
Tấm ảnh mà nghệ sĩ Phùng đã chụp buổi sáng trên biển ấy được in trong bộ lịch, được treo nhiều
nơi. Trưởng phòng rất bằng lòng nhưng mỗi lần ngắm kĩ nó, bao giờ Phùng cùng thấy người đàn bà ấy
đang bước ra khỏi tấm ảnh…
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1. NỘI DUNG
a. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh.
* Phát hiện một:
+ Một cảnh tượng tuyệt đẹp, “một cảnh đắt trời cho”: cảnh một chiếc thuyền ngoài xa giữa trời biển mờ
sương… đẹp như “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”.
Toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn
bích. Một vẻ đẹp mà cả đời bấm máy có lẽ anh chỉ có diễm phúc bắt gặp một lần.
+ Tâm trạng của người nghệ sĩ:
- “bối rối”, xúc động ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của thuyền và biển lúc bình minh.
- Tâm hồn tràn ngập cảm giác sung sướng hạnh phúc – đó lµ niềm hạnh phúc của khám phá và sáng tạo,
của sự cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu. Bức ảnh đã làm dấy lên trong Phùng những cảm xúc thẩm mĩ, khiến
cho tâm hồn người nghệ sĩ thăng hoa.
- Trong giây lát ấy, người nghệ sĩ “khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái
khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”,…
*Phát hiện thứ hai:
+Một cảnh tượng phi thẩm mĩ
-Bước ra từ chiếc thuyền ngư phủ ấy là một người đàn bà xấu xí mệt mỏi; một gã đàn ông thô kệch, dữ
dằn độc ác
-Một cảnh tượng tàn nhẫn, phi nhân tính: gã chồng đánh vợ một cách thô bạo, dã man… Đứa con vì
thương mẹ đã đánh lại cha …
+ Thái độ của người nghệ sĩ:
- “kinh ngạc” đến mức “trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn”.
- Phùng không thể ngờ rằng đằng sau vẻ đẹp diệu kì thơ mộng của chiếc thuyền ngoài xa là sự bạo hành
của cái ác, cái xấu đang tồn tại.
-Anh căm ghét cái ác và sẵn sàng làm tất cả vì lẽ công bằng, vì tình yêu con người “vứt chiếc máy
ảnh ...chạy nhào tới”.
**>Qua hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng, tác giả muốn nói với chúng ta: Cuộc đời vốn không đơn giản,
xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn; không thể đánh giá con người, cuộc sống ở dáng vẻ
bề ngoài mà phải đi sâu tìm hiểu, phát hiện bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng.
2. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài
+ Là câu chuyện về sự thật cuộc đời
+ Nó giúp nghệ sĩ Phùng hiểu ra được nhiều điều
a. Người đàn bà hàng chài:
+ Trạc ngoài 40 tuổi, đường nét thô kệch, mặt rỗ, khuôn mặt mệt mỏi, tái ngắt.
+ Nghèo khó, vất vả, bị chồng thường xuyên đánh đập hành hạ “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một
trận nặng”
+ Nhưng vẫn thầm lặng nhẫn nhục cam chịu mọi đau đớn “không hề kêu một tiếng, không chống trả,
không tìm cách chạy trốn”, cũng không muốn bỏ người chồng vũ phu…
+ Nguồn gốc sâu xa của mọi sự chịu đựng hi sinh của bà là vì tình thương vô bờ bến đối với những đứa
con.
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 30
=> Tóm lại: Người đàn bà hàng chài có một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, nhiều cay đắng, bất hạnh, nhưng
biết chắt chiu những hạnh phúc đời thường.
- Chị là người rất sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời.
- Chị luôn sống với một tâm niệm thiêng liêng, một hạnh phúc giản dị vì những đứa con thân yêu.
-Ở chị toát lên vẻ đẹp của những người phụ nữ Việt Nam nhân hậu bao dung, giàu tình yêu thương, đức
hi sinh và lòng vị tha.
b. Người đàn ông vũ phu:
+ Vốn là “một anh con trai cục tính nhưng hiền lành”.
+ Chỉ vì nghèo khó, với bao lo toan cực nhọc đã làm đổi tâm tính, trở thành một người chồng vũ phu. Cứ
khi nào thấy khổ quá là lão đánh vợ như để giải tỏa những uất ức, như để trút sạch mọi nỗi tức tối buồn
phiền. “Lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quất tới tấp vào lưng người đàn
bà”
*Thái độ của mọi người về người đàn ông vũ phu.
+ Thái độ của người đàn bà
- Đau đớn nhưng chị không oán hận người chồng
- Vì chị thấu hiểu anh ta cũng chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh sống khốn khó.
Cách nhìn của người đàn bà về chồng mình thật sâu sắc, toàn diện, có sự thấu hiểu, cảm thông.
+ Thái độ của Đẩu - Phùng - bé Phác: mới chỉ thấy ở người đàn ông vũ phu sự độc ác, tàn nhẫn, ích kỉ, là
thủ phạm gây đau khổ cho người khác. Họ kịch liệt phản đối, lên án.
→ Người đàn ông này vừa đáng bị lên án bởi sự độc ác thói vũ phu, tính ích kỉ, nhưng anh ta cũng có chỗ
đáng cảm thông chia sẻ. Bởi xét cho cùng, anh ta cũng chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh sống khốn khổ. Anh
ta vốn là một người hiền lành nhưng do hoàn cảnh sống khắc nghiệt xô đẩy, dồn nén nên đã thay đổi tâm
tính, trở nên tàn nhẫn dữ dằn, độc ác.
+ Từ sự tha hóa của người đàn ông hàng chài qua điểm nhìn của một người lính đã từng chiến đấu để bảo
vệ sự bình yên cho mảnh đất này, tác giả NMC muốn nói đến một cuộc chiến mới không kém phần khó
khăn gian khổ so với hai cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lăng đã qua: cuộc chiến bảo vệ nhân tính,
thiên lương và vẻ đẹp tâm hồn của con người. Ở phương diện này, tác giả NMC đã kế thừa xuất sắc tư
tưởng nhân văn, nhân đạo sâu sắc trong văn học dân tộc.
c. Chánh án Đẩu: Có lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ công lí. Nhưng trước cuộc đời đích thực, anh chưa thấu
hiểu hết mọi nhẽ, đôi khi còn đơn giản hóa khi nhìn nhận vấn đề và giải quyết sự việc: khuyên người đàn
bà bỏ chồng.
d. Nhân vật tôi (Phùng)
+ Đóng vai trò người kể chuyện, là nhân vật tư tưởng (hóa thân của tác giả → bộc lộ tư tưởng của nhà
văn)
+ Là một nghệ sĩ có tài, tâm hồn nhạy cảm, biết chia sẻ, cảm thông trước nỗi đau của người khác, sẵn
sàng làm tất cả vì sự công bằng, nhưng đôi lúc lại đơn giản trong cách nhìn cuộc sống.
+ Trước đó anh nhìn đời bằng con mắt của một nghệ sĩ, cảm nhận được cái đẹp toàn bích, hài hòa, lãng
mạn của cuộc đời, khám phá ra “cái chân lí của sự toàn thiện”, ...
+ Nhưng khi anh bất ngờ phát hiện ra sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, Phùng đã có một cách nhìn đời
khác hẳn, có những thay đổi trong quan niệm nghệ thuật của anh:
-Bản thân cuộc sống không phải là sự “toàn thiện, toàn bích”, bản thân cái đẹp không phải bao giờ cũng
là đạo đức. Cuộc sống vốn phức tạp, chứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn, với đầy đủ những gam màu
tối – sáng, thiện – ác, tốt – xấu…
-Người nghệ sĩ phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều để khám phá ra bản chất thực của con người và
cuộc sống
3. Tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy”:
+ Mỗi lần nhìn tấm ảnh đen trắng, người nghệ sĩ đều thấy “hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương
mai”. Và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy “người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh”.
- “Cái màu hồng hồng của ánh sương mai” là chất thơ của cuộc sống, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, là
biểu tượng của nghệ thuật.
- Còn hình ảnh “người đàn bà vùng biển” là hiện thân của những nhọc nhằn, lam lũ của đời thường. Nó
là sự thật cuộc đời đằng sau bức tranh.
+ Ý nghĩa: Nghệ thuật chân chính không thể tách rời, thoát li cuộc sống. Nghệ thuật chính là cuộc đời và
phải luôn luôn vì cuộc đời. (Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời)
2. NGHỆ THUẬT:
+ Tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống.
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 31
+ Nghệ thuật kể chuyện:
-Tác giả để cho một nhân vật trong truyện (nhân vật Phùng – hóa thân tác giả) kể lại câu chuyện.
- Việc chọn ngôi kể như thế đã tạo ra một điểm nhìn trần thuật sắc sảo, có thể quan sát, nhìn cuộc đời và
con người ở nhiều góc độ khác nhau, làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực và có sức thuyết
phục.
+ Ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người
+ Lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa.
3. Ý NGHĨA VĂN BẢN:
- Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời:
Nghệ thuật chân chính phải luôn gắn với cuộc đời và phải vì cuộc đời; người nghệ sĩ cần phải nhìn nhận
cuộc sống và con người một cách toàn diện, sâu sắc. Tác phẩm cũng rung lên hồi chuông báo động về
tình trạng bạo lực gia đình và hậu quả khôn lường của nó.
CÂU HỎI ÔN TẬP
CÂU HỎI 2đ:
1. Cho biết ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
2. Phân tích ngắn gọn tình huống truyện trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu?
BÀI LÀM VĂN 5đ.
Đề 1: Cảm nhận của anh/chị về nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa
của Nguyễn Minh Châu.
Đề 2: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật tôi (nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng) trong tác phẩm Chiếc
thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. (Ngữ văn 12, tập hai, tr 69)
CHUYÊN ĐỀ 7
TÙY BÚT – KÝ VÀ KỊCH
Người lái đò Sông Đà (Trích - Nguyễn Tuân)
A. Giới thiệu Tác giả - Tác phẩm
- NguyễnTuân là người nghệ sĩ có phong cách nghệ thuật độc đáo: uyên bác và tài hoa.
- NLĐSĐ là bài tùy bút được in trong tập “Sông Đà”- kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc của
Nguyễn Tuân.
- Viết NLSĐSĐ, N.Tuân đã tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên Tây Bắc cùng “thứ vàng mười đã qua
thử lửa” của tâm hồn người lao động Tây Bắc. Ở đó hiện ra diện mạo của một nhà văn Nguyễn Tuân mới
mẻ, luôn khát khao hòa nhịp với đất nước và cuộc đời này.
B. Kiến thức cơ bản
I. NỘI DUNG
1. Hình tượng con sông Đà
* Sông Đà trên trang văn của Nguyễn Tuân hiện lên như một “nhân vật” có hai tính cách trái ngược:
hung bạo, dữ dằn và trữ tình, thơ mộng.
a. Sông Đà hung bạo, dữ dằn
- Cảnh đá “dựng vách thành”,có đoạn đá “chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu”
- Cảnh sóng nước dữ dội “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm
như lúc nào cũng đòi nợ xuýt...”
- Những cái hút nước đầy vẻ hiểm ác: Bằng tri thức của lĩnh vực giao thông, điện ảnh với hình ảnh so
sánh liên tưởng bất ngờ, Nguyễn Tuân đã khiến cho những cái hút nước hiện hình dưới nhiều góc độ và
luôn sẵn sàng nhấn chìm và đập tan chiếc thuyền nào lọt vào.
- Âm thanh nước thác gào thét: Nguyễn Tuân đã nhân hóa con sông Đà thành một sinh thể đang gào
thét trong những âm thanh ghê rợm trên nhiều cung bậc để phô trương sức mạnh “nó rống lên như tiếng
ngàn con trâu mộng đang lồng lộn…”
- Trận địa đá: Bằng tri thức quân sự, qua trí tưởng tượng phong phú, Nguyễn Tuân đã thổi hồn vào
những viên đá vô tri khiến những hòn đá đều mang sắc diện của những tên lính thủy hung tợn, sẵn sàng
tiêu diệt con thuyền. Một trận địa đá được chia làm ba phòng tuyến với những “boong ke chìm”, “pháo
đài đá nổi” sẵn sàng “ăn chết” con thuyền và người lái đò.
Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, sông Đà như một loài thủy quái khổng lồ, nham hiểm, “mang diện
mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một “ của con người.
b. Sông Đà trữ tình, thơ mộng
- Con sông có dòng chảy uốn lượn như “áng tóc trữ tình” của người thiếu nữ Tây Bắc diễm kiều
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 32
- Nước sông Đà biến đổi theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng “ Mùa xuân dòng xanh ngọc bích…”,
“Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa…”
- Sông Đà gợi cảm:lúc là chất thơ Đường đã ngấm vào trong cảnh sắc thiên nhiên, khi là vẻ “đằm đằm
ấm ấm như gặp lại cố nhân”.
- Cảnh hai bên bờ sông Đà vừa có vẻ đẹp “lặng tờ”, như còn dấu tích của lịch sử cha ông vừa có vẻ
“hoang dại như một bờ tiền sử” “hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích”, lại vừa trù phú, tràn trề nhựa
sống…
Bằng tình yêu, sự đắm say với thiên nhiên, Nguyễn Tuân đã nhìn thiên nhiên ở phương diện văn hóa
thẩm mỹ nên có những phát hiện mới mẻ, độc đáo.
Qua hình tượng sông Đà, NT thể hiện tình yêu mến thiết tha đối với thiên nhiên đất nước. với ông,
thiên nhiên cũng là một tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hóa. Cảm nhận và miêu tả sông Đà, NT đã
chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác và lịch lãm. Hình tượng sông Đà là phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh
vẻ đẹp của người lao động trong chế độ mới.
2. Hình tượng người lái đò sông Đà .
* Để làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng người lái đò, NT đã sáng tạo ra một đoạn văn tràn đầy không khí
trận mạc trên mặt trận sông Đà. Ông đã tưởng tượng ra một cuộc chiến đấu ác liệt giữa “cái thuyền sáu
bơi chèo” mà vũ khí chỉ là chiếc cán chèo mỏng manh với “bầy thủy quái sông Đà” có sự phối hợp của
nhiều thế lực luôn đòi “ăn chết cái thuyền”.
a. Người lái đò trí dũng tuyệt vời.
- Ông đò hiện lên như vị chỉ huy dày dạn kinh nghiệm, tài trí. Là Trong cuộc chiến đấu không cân sức
với thiên nhiên dữ dội, hiểm độc, ông đò sẵn sàng đối mặt với thác dữ, với đá nổi, đá chìm, với “trùng vi
thạch trận” đầy những cửa tử và luồng chết
+ Cuộc vượt thác vòng một: Trước những uy lực của con sông, ông lái đã nén chịu nỗi đau thể xác với
“tiếng chỉ huy ngắn gọn,tỉnh táo…”.
+ Cuộc vượt thác vòng hai : Sông Đả tăng thêm nhiều cửa tử , ông lái chủ động đổi chiến thuật “ đứa
thì ông tránh … đứa thì ông đè sấn lên …”. Bằng ý chí “ cưỡi lên thác sông Đà phải cưỡi đến cùng như
là cưỡi hổ” ông lái đã “phóng nhanh vào cửa sinh”.
Cuộc vượt thác vòng ba : Bên phải bên trái đều là luồng chết , ông lái kiên cường, mưu trí “cứ phóng
thẳng thuyền” chọc thủng tất cả các vòng vây.
- Ông đò vượt qua “trùng vi thạch trận” bằng những động tác thật táo bạo, chuẩn xác “nắm chặt láy
được cái bờm sóng đúng luồng rồi ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh
vào cửa sinh…”
- Chiến thắng của ông lái đò là chiến thắng của trí dũng, của kinh nghiệm sông nước đặc biệt là của sự
ngoan cường quyết vượt lên những thử thách khốc liệt để chinh phục thiên nhiên.
b. Người lái đò là người tài hoa nghệ sĩ
- Ông lái đối đầu với ghềnh thác cuồng bạo bằng sự tự tin, ung dung với động tác thuần thục và điêu
luyện “cưỡi lên thác”. “nắm chặt lấy bờm sóng”, “ghì cương lái” như một kị sĩ tài hoa đang trị một con
ngựa bất kham. Hình ảnh “thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn
được” đã khẳng định “tay lái ra hoa”.
- Ông lái nhìn thử thách bằng cái nhìn giản dị bởi đã “nắm chắc binh pháp”, “thuộc qui luật phục
kích” nên chiến thắng vừa qua nơi ải nước “có đủ tướng dữ quân tợn” cũng không có gì hồi hộp đáng
nhớ.
- Ông lái có phong thái thật ung dung: “đêm ấy, nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng cơm lam, và toàn
bàn tán về cá…” mà không hề nói về chiến thắng vừa qua.
Hình ảnh ông lái đò cho thấy Nguyễn Tuân đã tìm được nhân vật mới: những con người đáng trân
trọng, ngợi ca, không thuộc tầng lớp đài các” vang bóng một thời” mà là những người lao động bình
thường-chất “vàng mười của Tây Bắc”. Qua đây, nhà văn muốn phát biểu quan niệm: người anh hùng
không chỉ có trong chiến đấu mà còn có trong cuộc sống lao động thường ngày.
II. NGHỆ THUẬT
- Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị.
- Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao.
- Câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả, gân guốc, khi thì chậm rãi, trữ tình…
III. Ý NGHĨA VĂN BẢN
Qua bài tùy búy, Nguyễn Tuân không chỉ giới thiệu, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con
người lao động ở miền Tây Bắc của Tổ quốc mà còn thể hiện tình yêu mến, sự gắn bó thiết tha của nhà
văn đối với đất nước và con người Việt Nam.
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 33
• CÂU HỎI – ĐỀ ÔN TẬP
Đề 1: Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của hình tượng con sông Đà qua đoạn trích NGƯỜI LÁI ĐÒ
SÔNG ĐÀ của Nguyễn Tuân.
Đề 2: Phân tích hình tượng ông lái đò trong đoạn trích bài tùy bút NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ để làm
rõ nét độc đáo trong cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân.
Đề 3: Trong bài tùy bút NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ, Nguyễn Tuân tự coi mình là đi tìm “thứ vàng
mười” của thiên nhiên và con người Tây Bắc. Qua đoạn trích, anh (chị) hãy làm rõ điều đó.
HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT
Lưu Quang Vũ
A. Giới thiệu Tác giả - Tác phẩm
- LQV là một nhà soạn kịch tài năng nhất của nền VHVN đương đại.
- “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của LQV. Từ một cốt truyện
dân gian, nhà văn đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại chứa đựng nhiều vấn đề mới mẻ, có ý
nghĩa tư tưởng và triết lí nhân sinh sâu sắc.
B. Kiến thức cơ bản
I. NỘI DUNG
1. Màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và xác hàng thịt.
- Hồn TB rơi vào bi kịch không được sống đúng là mình (vốn là người thợ làm vườn rất nhân hậu, giỏi
đánh cờ…. bị rơi vào nghịch cảnh phải sống nhờ, sống trái với tự nhiên trong thân xác hàng thịt thô lỗ,
ham uống rượu, thích bán thịt…) và đang bị nhiễm những thói xấu.
- Ý thức được bi kịch, hồn TB rất đau đớn, giận dữ, hăng hái, quyết liệt đấu tranh để “được tách ra
khỏi cái xác này”. Xác cười nhạo, ngạo nghễ khẳng định “ông không thể tách ra khỏi tôi được đâu
….tôi có sức mạnh ghê gớm lắm khi át cả linh hồn cao khiết của ông đấy !”. Xác còn đưa ra những bằng
chứng để mỉa mai, châm chọc khiến Hồn lúng túng không dám trả lời nhưng vẫn cố ngộ nhận: “Ta vẫn
có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn”.
- Trước sự ranh mãnh của xác, Hồn đuối lí và bị dồn vào đường cùng. Xác thịt hả hê khi đưa ra bằng
chứng để tiếp tục dồn ép Hồn“Tôi cho ông sức mạnh …” và tinh quái, dụ dỗ đưa ra giải pháp cùng tồn
tại hoà bình qua “trò chơi tâm hồn” rồi đắc thắng, vỗ về “phải sống hòa thuận với nhau thôi”. Hoàn toàn
đuối lí, Hồn đành chuyển cách xưng hô hoà bình rồi cay đắng, tuyệt vọng nhập vào xác - trở về với cuộc
sống “hồn nọ xác kia”.
Như vậy, xác đã chứng tỏ được uy quyền, sự chi phối khủng khiếp của nó còn Hồn đành chấp nhân bị
sự dung tục đồng hóa
Màn đối thoại là một ẩn dụ về cuộc đấu tranh giữa tâm hồn và thể xác trong một con người. Đây là
cuộc đấu tranh giữa khát vọng và dục vọng trong mỗi người.
Thông qua cuộc đối thoại, tác giả cảnh báo : khi con người sống trong dung tục thì sớm hay muộn những
phẩm chất tốt đẹp cũng sẽ bị cái dung tục ngự trị, lấn áp, tàn phá vì thế, phải đấu tranh để loại bỏ sự dung
tục, giả tạo để cuộc sống trở nên tươi sáng hơn, đẹp đẽ và nhân văn hơn.
2. Màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với người thân
- Trong thân xác anh hàng thịt – sống chắp vá, không được là chính mình, Hồn TB dù không muốn vẫn
phải thỏa mãn những đòi hỏi của thể xác. Điều đó khiến những người thân mỗi người tuy phản ứng theo
cách một riêng nhưng đều vô cùng đau đớn.
- Người vợ vốn giàu lòng vị tha nhưng buồn bã, đau khổ định bỏ đi bởi đã nhận thấy “ông đâu còn là
ông TB làm vườn ngày xưa”.
- Đứa cháu gái rất hồn nhiên nên không thể chấp nhận một ông Trương Ba thô vụng, tàn nhẫn là ông nội
của nó nên phản ứng quyết liệt, dữ dội và đau đớn trong tiếng khóc nức nở “ông xấu lắm, ác lắm, cút đi”
- Chị con dâu dù thương thầy hơn xưa nhưng cũng đau đớn thừa nhận “con đau đớn thấy…mỗi ngày
thầy một đổi khác dần, mất mát dần… có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa”.
- Trước thái độ rõ ràng của người thân, Hồn Trương Ba hụt hẫng, đau đớn : “run rẫy”, “mặt lạnh ngắt như
tàng đá”. Hồn đã có màn độc thoại nội tâm để rồi trổi dậy ý thức, phản kháng, thách thức xác hàng thịt
“không cần đến cái đời sống do mày mang lại! không cần!”.
Như vậy tuy sống bên người thân nhưng Hồn TB đã trở nên xa lạ, cô độc.
Qua màn đối thoại với người thân, Hồn TB càng thấm thía nỗi đau khi phải sống nhờ sống gửi, sống
không được là chính mình. Màn độc thoại đầy quyết liệt của Hồn chính là quyết tâm mở ra quá trình đấu
tranh không thỏa hiệp với sự dối trá để loại bỏ sự dung tục, giả tạo.
3. Màn đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 34
- Hồn Trương Ba đã thể hiện thái độ kiên quyết không chấp nhận cảnh sống chắp vá“bên trong một
đằng, bên ngoài một nẻo” . Ông muốn được sống đúng theo bản chất của mình “Tôi muốn được là tôi
trọn vẹn”.
- Đế Thích khuyên Hồn TB nên chấp nhận, Hồn Trương Ba đã thẳng thắn, kiên quyết chối từ và còn
chỉ rõ sai lầm của Đế Thích “ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông
chẳng cần biết”.
- Đế Thích tiếp tục sửa sai bằng một giải pháp khác là cho Hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị- một đứa
trẻ ngoan hiền. Hồn Trương Ba tiếp tục đấu tranh bởi những nhận thức rất tỉnh táo, đúng đắn “nhận
rõ bao nhiêu sự rắc rối, vô lý” nếu sống nhờ sống gửi còn “khổ hơn là cái chết”.
- Trương Ba kêu gọi Đế Thích hãy sửa sai bằng một việc làm đúng: hãy cho cu Tị sống lại còn mình
chấp nhận cái chết để được “là tôi trọn vẹn”.
Cái chết của Hồn TB làm bừng sáng lên nhân cách đẹp đẽ của của TB, thể hiện sự chiến thắng của cái
thiện, cái đẹp và sự sống đích thực.
Màn đối thoại thể hiện quan điểm : Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hoà. Sống
thật sự cho ra con người quả không hề đơn giản. Khi sống nhờ, sống chấp vá, khi không được là mình thì
cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Qua màn đối thoại, ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của con người trong cuộc đấu
tranh chống lại sự dung tục giả tạo để bảo vệ quyền được sống toàn vẹn, tự nhiên cùng sự hoàn thiện nhân
cách. Đó chính là chất thơ trong kịch của Lưu Quang Vũ.
II. NGHỆ THUẬT
- Sáng tạo lại cốt truyện dân gian.
- Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại nội tâm.
- Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, góp phần phát triển tình huống truyện....
III. Ý NGHĨA VĂN BẢN: Qua vở kịch, LQV gửi gắm thông điệp: một trong những điều quý giá nhất
của mỗi con người là được sống là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình có và theo đuổi. Sự sống
chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống trong sự hài hòa tự nhiên giữa thể xác và tâm hồn; con
người phải biết đấu tranh để hoàn thiện nhân cách, vươn tới những giá trị cao quý.
• CÂU HỎI – ĐỀ ÔN TẬP
Đề 1: Phân tích nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích vở kịch HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG
THỊT của Lưu Quang Vũ để thấy khát vọng bình dị mà cao đẹp của con người.
Đề 2: Phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba (trích đoạn vở kịch HỒN TRƯƠNG BA, DA
HÀNG THỊT - Lưu Quang Vũ) để làm nổi bật tư tưởng mà tác giả gửi gắm.
Đề 3: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về mối quan hệ giữa linh hồn và thể xác con người trong trích
đoạn vở kịch HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT của Lưu Quang Vũ.
Đề 4: Anh (chị) suy nghĩ gì về quan niệm sống sau đây của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn
trích vở kịch HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT của Lưu Quang Vũ: “ không thể bên trong một
đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi trọn vẹn”.
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?
(Hoàng Phủ Ngọc Tường)
1. Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường:
- Sinh năm 1937 tại thành phố Huế, quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh
Quảng Trị. Hiện đang sinh sống tại thành phố Huế.
- Là nhà văn chuyên viết bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa
chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức
phong phú về nhiều mặt. Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.
- Các tác phẩm chính: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu(1971), Rất nhiều ánh lửa(1979), Ai đã đặt tên
cho dòng sông? (1986)…
2. Tác phẩm (đoạn trích SGK): Ai đã đặt tên cho dòng sông?
2.1. Thể loại: Bút kí (Bút kí là một thể thuộc thể loại kí ghi lại những con người và sự việc mà nhà
văn đã tìm hiểu, nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó. Sức
hấp dẫn và thuyết phục của bút kí tuỳ thuộc vào tài năng trình độ quan sát, nghiên cứu khám phá, diễn
đạt của tác giả đối với các sự kiện được đề cập đến nhằm khám phá ra những khía cạnh “có vấn đề”,
những ý nghĩa mới mẻ, sâu sắc trong va chạm giữa tính cách và hoàn cảnh, cá nhân và môi trường. Nói
cách khác, giá trị hàng đầu của bút kí là gía trị nhận thức.)
2.2. Xuất xứ: Tác phẩm viết tại Huế, ngày 04/01/1981, in trong tập sách cùng tên.
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 35
2.3. Bố cục đoạn trích: 4 phần
- Từ đầu … “chân núi Kim Phụng”: Sông Hương nhìn từ cội nguồn dòng chảy.
- Tiếp … “bát ngát tiếng gà”: Sông Hương trong quan hệ với kinh thành Huế.
- Tiếp … “quê hương xứ sở”: Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế.
- Còn lại: Sông Hương trong quan hệ với lịch sử, cuộc đời và thơ ca.
2.4. Hướng dẫn tiếp nhận đoạn trích:
2.4.1. Sông Hương nhìn từ cội nguồn dòng chảy
Nghệ thuật nhân hoá; hình ảnh, chi tiết miêu tả sinh động; liên tưởng phong phú (bản trường ca của
rừng già…/ phóng khoáng và man dại…/ rầm rộ…/ mãnh liệt…/ cuộn xoáy…dịu dàng và say đắm…/
sống nửa cuộc đời của cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại…) sông Hương vùng thượng lưu toát lên
vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại, đầy cá tính. Đó là cội nguồn của vẻ đẹp tâm hồn sâu thẳm
của dòng sông.
2.4.2. Sông Hương trong mối quan hệ với kinh thành Huế
Nghệ thuật nhân hoá; cái nhìn tinh tế, lãng mạn; kết hợp bút pháp kể - tả tài hoa
(Cô gái đẹp ngủ mơ màng… cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại; vòng giữa khúc quanh…/uốn
mình…/chuyển hướng …/vẽ một hình cung thật tròn…/ đi trong dư vang của Trường Sơn…/Trôi đi giữa
sừng sững thành quách…/mềm như tấm lụa…/ phản quang nhiều màu sắc…Vẻ đẹp trầm mặc như triết lí,
như cổ thi… gặp tiếng chuông chùa ngân nga… những xóm làng … bát ngát tiếng gà…)sông Hương với
vẻ đẹp trong sự phối cảnh kì thú giữa phong cảnh thiên nhiên xứ Huế phong phú, hài hoà.
2.4.3. Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế
■ Góc nhìn hội hoạ
(Như tìm đúng đường về …vui tươi hẳn lên… biền bãi xanh biếc/ kéo một nét thẳng yên tâm… / uốn
một cánh cung rất nhẹ … mềm hẳn đi như một tiếng “vâng” không nói của tình yêu…giống sông Xen,
sông Đanuýp… nằm ngay giữa lòng thành phố…)
■ Góc nhìn âm nhạc
(Điệu chảy lặng lờ… điệu slow tình cảm dành cho Huế … ngập ngừng vấn vương của một nỗi lòng…toàn
bộ nền âm nhạc của Huế được sinh thành trên dòng sông…)
■ Phát hiện mới mẻ
(Rời khỏi kinh thành… lưu luyến ra đi …/ sực nhớ điều gì chưa kịp nói … đột ngột đổi dòng …
gặp thành phố lần cuối …)
Nghệ thuật liên tưởng phong phú, nhân hóa sinh động, cách cảm nhận của một trái tim đa tình, khắc
hoạ những nét đặc trưng của con sông: mềm mại, dịu dàng, đường nét tinh tế làm nên vẻ đẹp cổ kính của
cố đô. Tất cả thệ hiện tình cảm yêu mến, gắn bó của tác giả với con sông và xứ Huế.
2.4.4. Sông Hương trong quan hệ với lịch sử dân tộc, với cuộc đời và thơ ca
¯Với lịch sử dân tộc
(Dòng sông chiến đấu oanh liệt … qua những thế kỉ trung đại/ vẻ vang soi bóng … anh hùng Nguyễn
Huệ/ sống hết lịch sử bi tráng … đi vào thời đại cách mạng tháng Tám … mùa xuân Mậu Thân…)
Sông Hương mang vẻ đẹp của một bản anh hùng ca ghi dấu những chiến công oanh liệt của dân tộc.
¯Với cuộc đời, thơ ca
(Biết cách tự hiến đời mình làm một chiến công… trở về cuộc sống bình thường
… một người con gái dịu dàng…/không bao giờ lặp lại mình trong cảm hứng của nghệ sĩ … mỗi nhà
thơ đều có khám phá riêng… / Tản Đà… Cao Bá Quát …Bà Huyện Thanh Quan …)
Sông Hương mang vẻ đẹp độc đáo : giản dị, khiêm nhường mà tinh tế khác thường.
2.4.5. Nét riêng trong phong cách tác giả
- Tình yêu say đắm với quê hương xứ Huế.
- Ngòi bút giàu chất trí tuệ, vốn hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực : văn hóa, lịch sử, địa lí, văn
chương, âm nhạc, hội hoạ,…
- Văn phong tao nhã, tinh tế, tài hoa.
3. Tổng kết
Đoạn trích bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? là đoạn văn xuôi súc tích và đầy chất thơ về sông
Hương. Nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của đoạn văn là những cảm xúc sâu lắng được tổng hợp từ một
vốn hiểu biết phong phú về văn hoá, lịch sử, địa lý và văn chương cùng một văn phong tao nhã, hướng
nội, tinh tế và tài hoa.
4. Một số đề làm văn tham khảo
Đề 1. Phân tích vẻ đẹp sông Hương qua đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc
Tường.
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 36
Đề 2. Phân tích hình ảnh thơ mộng, trữ tình của những dòng sông Việt Nam qua hai tác phẩm Người
lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
CHUYÊN ĐỀ 8
KỸ NĂNG CHUNG VỀ LÀM VĂN NGHỊ LUẬN
Để làm tốt một bài văn nghị luận xã hội cũng như văn học, học sinh cần nắm chắc những kỹ năng cơ
bản sau:
1. Tìm hiểu đề.
1.1. Khái niệm.
Tìm hiểu đề là đọc, phân tích, suy nghĩ kỹ đề bài văn để xác định đúng và đủ các yêu cầu của đề bài.
1.2. Các yêu cầu của đề.
Mỗi đề văn nghị luận dù dưới hình thức nào cũng đều có ba yêu cầu:
- Yêu cầu hình thức: những thao tác nghị luận chủ yếu (chứng minh, giải thích, phân tích hay bình
luận…);
- Yêu cầu nội dung: Vấn đề cần nghị luận (còn gọi là luận đề);
- Yêu cầu tài liệu: Phạm vi, giới hạn dẫn chứng.
Trong ba yêu cầu trên, yêu cầu về nội dung là rất quan trọng và cũng thường khó xác định hơn cả.
1.3. Cách xác định yêu cầu nội dung.
Đọc kỹ đề, xác định câu hoặc đoạn văn có chứa yêu cầu nội dung nghị luận; ghi tóm tắt nội dung ấy
bằng một vài nhóm từ hoặc câu ngắn gọn. Cụ thể:
- Đối với đề bài có trích dẫn đoạn văn hay đoạn thơ, ta tìm câu chủ đề của đoạn trích ấy rồi căn cứ vào
đó mà xác định yêu cầu nội dung;
- Tìm những từ ngữ then chốt của đề bài rồi từ ý nghĩa của những từ ngữ ấy mà xác định yêu cầu nội
dung.
1.4. Mục đích của việc tìm hiểu các yêu cầu của đề.
Làm căn cứ để:
- Lập ý và lập dàn bài;
- Xác định những thao tác nghị luận chủ yếu cần sử dụng;
- Tìm dẫn chứng.
1.5. Luyện tập.
Xác định các yêu cầu nghị luận của các đề bài sau đây:
Đề 1:
2. Lập ý và lập dàn bài.
2.1. Lập ý.
- Lập ý là tìm và xác lập các ý cần nghị luận cho bài văn;
- Căn cứ để tìm và xác lập ý là các yêu cầu của đề bài và những kiến thức về văn học, xã hội có liên
quan đến vấn đề cần nghị luận.
- Các bước lập ý:
+ Xác lập các ý lớn: Mỗi khía cạnh của vấn đề cần nghị luận tương ứng với một ý lớn;
+ Xác lập các ý nhỏ: Phân tích mỗi ý lớn đã xác định thành những khía cạnh nhỏ hơn, ta được các ý
nhỏ.
2.2. Lập dàn bài.
2.2.1. Khái niệm.
Lập dàn bài là sắp xếp các ý đã được xác lập theo một trình tự hợp lý và định ra những tỉ lệ trình bày
phù hợp cho mỗi ý.
2.2.2. Các bước lập dàn ý.
Bước 1: Sắp xếp ý.
- Cần chú ý đảm bảo tính hệ thống của lập luận và tâm lý tiếp nhận của người đọc;
- Có thể chọn cách sắp xếp ý theo một trong các trình tự sau đây:
+ Trật tự bắt buộc theo các yêu cầu đã nêu trong đề bài;
+ Từ dễ tiếp thu đến khó tiếp thu;
Bước 2: Xác định tỉ lệ (mức độ) trình bày mỗi ý.
Mục đích của việc xác định tỉ lệ các ý là nhằm làm cho bài văn cân đối, có sức hấp dẫn. Thông
thường, ý nói kỹ là ý trọng tâm, phức tạp hoặc ý thể hiện khám phá, phát hiện mới của người viết.
2.2.3. Những lưu ý khi lập ý và dàn ý.
Khi lập ý và dàn ý, cần chú ý tránh các lỗi sau:
- Lạc ý:
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 37
+ Ý lớn không phù hợp với các yêu cầu nội dung và hình thức của đề bài;
+ Ý nhỏ không phù hợp với ý lớn;
+ Dẫn chứng không phù hợp với yêu cầu tài liệu.
- Thiếu ý:
+ Thiếu một số ý lớn theo yêu cầu của đề bài;
+ Thiếu ý nhỏ để cụ thể hóa ý lớn.
- Lặp ý:
+ Ý sau lặp lại hoàn toàn ý trước;
+ Ý sau bao ý trước hoặc ngược lại.
- Ý lộn xộn:
+ Ý sắp xếp tùy tiện, không theo trật tự nào;
+ Trật tự các ý không phù hợp với logique nhận thức.
3. Bố cục của bài văn nghị luận.
Bố cục của bài văn nghị luận là sự sắp xếp, phân bố các phần, các bộ phận của bài văn với những nội
dung và nhiệm vụ cụ thể. Thông thường mỗi bài văn nghị luận có ba phần:
3.1. Mở bài (đặt vấn đề).
Mở bài có nhiệm vụ:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận;
- Dẫn dắt, thu hút sự chú ý của người đọc về vấn đề sắp nghị luận.
3.2. Thân bài (Giải quyết vấn đề).
Thân bài có nhiệm vụ lần lượt giải quyết các khía cạnh của vấn đề cần nghị luận bằng hệ thống các
thao tác lập luận.
3.3. Kết bài.
Kết bài có nhiệm vụ chốt lại vấn đề đã bàn luận ở phần thân bài; nêu cảm nghĩ của người viết hoặc đề
ra phương hướng, cách thức hành động cho người đọc trên cơ sở vấn đề đã nghị luận.
4. Lập luận trong văn nghị luận.
Lập luận là việc nêu ra và tổ chức các luận cứ một cách hợp lý để làm rõ luận điểm nhằm giúp người
đọc hiểu, tin đồng thời thuyết phục họ đồng tình với luận điểm mà mình đưa ra.
4.1. Luận điểm.
- Luận điểm là ý kiến xác định của người viết (tán đồng hay phản đối…) về vấn đề hoặc khía cạnh của
vấn đề được đặt ra.
- Luận điểm khác với ý ở chỗ:
+ Ý là khía cạnh của vấn đề cần nghị luận, còn luận điểm là ý kiến của người viết về khía cạnh ấy;
+ Khi tiến hành nghị luận cùng một vấn đề, nếu làm đúng, các ý sẽ giống nhau nhưng các luận điểm
của mỗi người trong mỗi bài văn sẽ khác nhau.
4.2. Luận cứ.
Luận cứ là tài liệu dùng làm cơ sở, căn cứ để thuyết minh cho luận điểm. Luận cứ gồm hai loại:
- Dẫn chứng;
- Lý lẽ.
4.3. Một số phương pháp lập luận.
Có nhiều cách lập luận. Khi làm văn nghị luận, chúng ta có thể phối hợp sử dụng linh động một số
cách lập luận sau:
- Diễn dịch: cách phối hợp, tổ chức và triển khai các luận cứ đi từ cái chung, cái khái quát đến cái
riêng, cái cụ thể.
- Qui nạp: từ cái riêng, cái cụ thể mà rút ra cái chung, cái khái quát.
- Tổng – phân – hợp: sự kết hợp giữa diễn dịch và qui nạp.
- Nêu phản đề: cách nêu ra một luận điểm giả định (trái ngược với luận điểm của mình) và triển khai
đến tận cùng để chứng tỏ rằng luận điểm ấy sai nhăm khẳng định luận điểm của mình.
- So sánh: từ một chân lý đã biết suy ra một chân lý tương tự hoặc từ sự đối chiếu các mặt trái ngược
nhau của vấn đề mà làm nổi bật luận điểm.
- Nêu nhân – quả: từ nguyên nhân mà chỉ ra kết quả hay ngược lại.
- Vấn – đáp: Nêu câu hỏi rồi trả lời hoặc để người đọc tự suy ngẫm.
- Phân tích: tạm thời chia tách vấn đề thành những yếu tố nhỏ hơn để tìm hiểu, xem xét rồi sau đó
tổng hợp, đánh giá;
- Bác bỏ: dùng lý lẽ, dẫn chứng để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch rồi từ đó nêu ý kiến mà
mình cho là đúng;
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 38
- Bình luận: đánh giá và bàn bạc vấn đề được đưa ra.
4.4. Những lưu ý khi lập luận:
Khi lập luận cần chú ý tránh một số lỗi thường gặp sau:
- Luận điểm không rõ ràng: không thể hiện rõ ý kiến của người viết về vấn đề đang nghị luận;
- Luận cứ không chuẩn xác, không đáng tin cậy;
- Luận chứng thiếu logic: các luận điểm trái ngược nhau; luận điểm và luận cứ mâu thuẫn; luận điểm
một đằng, luận cứ một nẻo…
5. Mở bài, kết bài và liên kết các đoạn văn trong bài văn nghị luận.
5.1. Mở bài.
5.1.1. Yêu cầu.
- Nêu đúng vấn đề. Nếu đề bài có trích dẫn ý kiến thì phải nêu nguyên văn ý kiến ấy.
- Chỉ nêu những ý khái quát.
5.1.2. Cách mở bài.
- Mở bài trực tiếp: giới thiệu ngay vấn đề cần nghị luận.
- Mở bài gián tiếp: Dẫn dắt bằng những ý liên quan rồi mới đi vào vấn đề cần nghị luận. Mở bài gián
tiếp gồm nhiều kiểu sau:
+ Diễn dịch: Nêu ý khái quát hơn vấn đề rồi mới đi vào vấn đề cần nghị luận.
+ Qui nạp: Nêu những ý nhỏ hơn vấn đề rồi tổng hợp thành vấn đề cần nghị luận
+ Tương liên: Nêu ý giống với ý của đề rồi chuyển sang vấn đề cần nghị luận.
+ Đối lập: Nêu ý trái ngược với ý của đề bài để làm cớ rồi chuyển sang vấn đề cần nghị luận.
5.2. Kết bài.
5.2.1. Yêu cầu.
- Thể hiện đúng quan điểm đã nêu ở thân bài;
- Chỉ nêu ý khái quát nhưng thiên về tổng kết, đánh giá.
5.2.2. Cách kết bài.
- Tóm lược: Tóm tắt quan điểm ở thân bài;
- Phát triển: Mở rộng thêm vấn đề đã giải quyết;
- Vận dụng: Trên cơ sở ý kiến đã bàn luận ở thân bài, nêu lên phương hướng hành động.
- Liên tưởng: Mượn ý kiến tương tự vấn đề đã nghị luận thay cho lời kết.
5.3. Liên kết các đoạn văn.
Trong bài văn nghị luận, tùy theo tỉ lệ, cấp độ của mỗi ý mà chúng được thể hiện dưới hình thức của
một hay nhiều đoạn văn. Các đoạn văn này phải vừa tách bạch lại vừa phải liên kết chặt chẽ với nhau cả
về ý nghĩa lẫn hình thức.
5.3.1. Về ý nghĩa.
Có thể tạo sự liên kết giữa các đoạn văn về mặt nội dung ý nghĩa theo một trong những mối quan hệ
sau:
- Quan hệ liệt kê;
- Quan hệ đối lập;
- Quan hệ cụ thể - khái quát;
- Quan hệ nhân – quả.
5.3.2. Về hình thức.
Có thể tạo sự liên kết giữa các đoạn văn về mặt hình thức theo một trong những cách sau:
- Sử dụng các từ ngữ có tác dụng liên kết. Việc sử dụng từ ngữ này tùy thuộc vào quan hệ ý nghĩa
giữa các đoạn văn:
+ Từ ngữ biểu thị quan hệ liệt kê: một là, hai là; trước hết, sau cùng; ngoài ra…
+ Từ ngữ có ý nghĩa khái quát: tóm lại, nhìn chung, …
+ Từ ngữ đối lập: trái lại, tuy nhiên, thế mà, song,…
+ Từ ngữ biểu thị nguyên nhân: bởi vậy, cho nên, vì thế, do đó,…
- Sử dụng câu có tác dụng liên kết:
+ Câu nối: có tác dụng nối hai đoạn văn với nhau. Về nội dung, nó tóm tắt ý đoạn trước, khái quát ý
đoạn sau; về hình thức, nó thường sử dụng các từ kết nối với đoạn trước như: trên đây, ở trên,…và triển
khai đoạn sau như: dưới đây, tiếp theo,…
+ Câu song hành cú pháp: các câu giống nhau về caua tạo ngữ pháp, được đặt ở đầu mỗi đoạn văn.
6. Dẫn chứng trong văn nghị luận.
Dẫn chứng (một loại luận cứ) là những sự vật, sự việc, ý kiến…có giá trị thuyết minh cho luận điểm.
- Dẫn chứng phải đảm bảo các yêu cầu sau: đáng tin cậy, phù hợp với luận điểm, tiêu biểu và đầy đủ.
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 39
- Dẫn chứng phải được sắp xếp theo những trình tự hợp lý:
+ Trình tự thời gian;
+ Trình tự tâm lý: Dễ chấp nhận trước, khó chấp nhận sau;
+ Trình tự tăng dần sức khái quát.
- Dẫn chứng được trình bày dưới những hình thức sau:
+ Trích dẫn nguyên văn cả câu, cả đoạn hoặc cả văn bản ngắn. Phần trích dẫn này phải được đặt sau
dấu hai chấm (:), sang dòng và trong dấu ngoặc kép (“”);
+ Trích dẫn một số từ, ngữ tiêu biểu. Phần trích dẫn này được đặt trong dấu ngoặc kép và nằm trong
mạch diễn đạt chung của câu văn;
+ Trích dẫn bằng cách tóm lược nội dung chính. Phần tóm lược này phải được đặt sau dấu hai chấm,
sang dòng và được áp dụng khi dẫn chứng quá dài; nội dung nguyên văn không phù hợp với trình độ nhận
thức của người đọc hoặc không lành mạnh..
- Dẫn chứng phải được phân tích, đánh giá đúng với nội dung và hình thức vốn có của nó.
7. Hành văn (diến đạt) trong văn nghị luận.
Hành văn là việc diễn đạt các ý của bài văn thành lời văn, qua đó bày tỏ quan điểm, thái độ, cách đánh
giá của mình về vấn đề được đặt ra trong bài văn. Hành văn cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
7.1. Tính chuẩn xác.
- Dùng từ đúng nghĩa, đúng phong cách, kết hợp từ đúng chuẩn mực, tránh hiện tượng lặp từ; đặt câu
đặt câu đúng ngữ pháp;
- Lời văn nghị luận phải chặt chẽ:
+ Cách dùng từ và thuật ngữ phải nhất quán;
+ Nhận định, đánh giá phải đúng mức;
+ Đảm bảo tính đơn nghĩa của câu văn.
7.2. Tính truyền cảm.
- Sử dụng hình ảnh đúng chỗ, đúng mức;
- Thể hiện tình cảm chân thực đối với vấn đề đang bàn luận.
CHUYÊN ĐỀ 9
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Văn nghị luận là loại văn luận thuyết, dùng lí lẽ và dẫn chứng để giải quyết vấn đề. Văn nghị luận
được chia làm hai loại: Nghị luận xã hội (NLXH) và nghị luận văn học(NLVH). Cái khó của bài nghị
luận xã hội là do pham vi NLXH hết sức rộng lớn, đòi hỏi người viết cần phải có nhiều vốn sống, vốn
hiểu biết. Mặt khác trong chương trình làm văn THPT, học sinh chỉ chủ yếu được rèn luyện kĩ năng làm
bài nghị luận văn học chứ chưa chú trọng rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội. Chính vì vậy, các
em chưa có nhiều kinh nghiệm làm bài NLXH, kĩ năng làm bài còn yếu. Đa số các em rất lúng túng khi
gặp phải các bài NLXH. Bài viết này nhằm giúp các em nắm lại một số phương pháp và kĩ năng cơ bản
để giúp các em học sinh 12 không phải lúng túng khi gặp các vấn đề NLXH và đồng thời có thể giải
quyết tốt các yêu cầu đề ra.
Bài nghị luận xã hội trong chương trình 12 tập trung vào 2 dạng đề:
- Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Để làm tốt bài NLXH, trước hết cần xác định đúng dạng đề, nắm chắc phương pháp làm bài, nhuần
nhuyễn kĩ năng triển khai từng kiểu bài, đồng thời khi viết bài các em phải chú ý dùng từ, viết câu đúng,
trình bày ý mạch lạc, diễn đạt rõ ràng,…Có như vậy bài viết mới đạt yêu cầu.
Dưới đây là một số phương pháp và kĩ năng cơ bản khi làm bài nghị luận xã hội:
A. PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI:
Một số dạng đề:
- ĐỀ 1: Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói của Hồ Chí
Minh “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân”.
- ĐỀ 2: Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về phương châm “Học
đi đôi với hành”.
- ĐỀ 3: Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 từ) phát biểu ý kiến của anh/chị về vai trò của tự học
đối với học sinh hiện nay.
- ĐỀ 4: Có người cho rằng: “Vào đại học là con đường lập thân duy nhất của thanh niên hiện nay”. Hãy
phát biểu ý kiến của anh/chị về quan niệm ấy trong một bài văn nghị luận (khoảng 400 từ).
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 40
- ĐỀ 5: Hàng năm, cứ đến kì thi tuyển sinh Đại học - Cao đẳng, trên cả nước ta lại có phong trào “Tiếp
sức mùa thi”. Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về phong
trào đó.
- ĐỀ 6: Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tình trạng bạo lực
học đường đang trở thành vấn nạn ở nước ta hiện nay
Học sinh cần thực hiện tốt bốn bước làm bài sau
BƯỚC 1: TÌM HIỂU ĐỀ, TÌM Ý:
1. Xác định dạng đề:
- Cần xác định rõ một trong hai dạng đề: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí (đề 1, đề 2, đề 3, đề 4)
hay nghị luận về một hiện tượng đời sống (đề 5, đề 6). Nếu là nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thì cần
xác định rõ: đề có câu trích (đề 1, đề 2, đề 4) hay không có câu trích (đề 3).
- Để phân biệt dạng đề cần chú ý:
+ Đề bài yêu cầu bàn về một một tư tưởng, quan niệm thì đó là nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Tư
tưởng, quan niệm ấy có khi thể hiện qua một câu trích (đề 1, đề 2, đề 4), có khi người viết phải bày tỏ (đề
3): Tự học đối với học sinh hiện nay là rất quan trọng.
+ Nếu đề bài yêu cầu bàn về một hiện tượng, sự việc mang tính thời sự, được nhiều người quan
tâm; hoặc bàn về hành vi, thái độ tốt, xấu của con người thì đó là nghị luận về một hiện tượng đời sống
(đề 5, đề 6).
* Lưu ý: Nếu không xác định đúng dạng đề, sẽ bị lạc về phương pháp, dẫn tới lạc về nội dung, đương
nhiên sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả bài làm.
2. Xác định các yêu cầu của đề:
a. Yêu cầu về nội dung:
Tìm hiểu yêu cầu nội dung là cần xác định rõ: Đề bài yêu cầu bàn luận về vấn đề gì? Bàn luận về
điều đó như thế nào ? Để tìm hiểu đúng yêu cầu nội dung của đề cần chú ý:
- Ở dạng đề nghị luận về tư tưởng, đạo lí: Cần hiểu rõ tư tưởng đó là như thế nào ? Tư tưởng đó đúng
hay không đúng ? - Ở dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống: Cần hiểu rõ hiện tượng đó là như
thế nào ? Hiện tượng đó là tốt hay xấu ?
- Ví dụ:
* Yêu cầu của đề 1 là trình bày suy nghĩ về câu nói của Bác: “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu
là kẻ thù của nhân dân”. Đây là một tư tưởng đúng. Bài văn cần triển khai bốn ý sau:
1. Trình bày, giải thích rõ vấn đề được nghị luận. Giải thích làm rõ vấn đề: tham ô là gì? Lãng phí
là gi? Bệnh quan liêu là gì? Tại sao nói nó là kẻ thù của nhân dân?
2. Phân tích đúng sai, lợi hại của vấn đề đang xét. Đưa lí lẽ, dẫn chứng để khẳng định sự nguy hại
của ba tệ nạn mà Hồ Chí Minh gọi là kẻ thù của nhân dân. Từ phân tích đánh giá đó mà nhận định về mức
độ sâu sắc, tầm quan trọng của lời dạy.
3. Mở rộng vấn đề, nâng cao vấn đề. Phê phán thái độ, hành vi “tham ô, lãng phí và bệnh quan
liêu”. Vì sao các tệ nạn đó lại nảy sinh, làm thế nào để khắc phục chúng, nếu tệ nạn đó không được khắc
phục, ngược lại ngày một trầm trọng thì xã hội sẽ ra sao. Như vậy càng thấy rõ tính chất nguy hại của
chúng
4. Khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh là đúng đắn và sáng suốt.
Rút ra bài học nhận thức và hành động.
* Yêu cầu của đề 2 là trình bày suy nghĩ về phương châm “Học đi đôi với hành”. Đây là phương
châm đúng, bài văn cần có bốn ý sau:
1. Giải thích làm rõ phương châm “Học đi đôi với hành” là như thế nào ?
2. Đưa lí lẽ, dẫn chứng để khẳng định phương châm “Học đi đôi với hành” là hoàn toàn đúng.
3. Phê phán thái độ, hành vi “học” không đi đôi với “hành”,…
4. Rút ra bài học nhận thức và hành động từ phương châm “Học đi đôi với hành”.
* Yêu cầu của đề 3 là phát biểu ý kiến về vai trò của tự học đối với học sinh hiện nay. Ý kiến là:
Tự học với học sinh hiện nay là rất cần thiết, bài văn cần có bốn ý sau:
1. Giải thích về “học” và “tự học”.
2. Đưa các lí lẽ, dẫn chứng để khẳng định tự học đối với học sinh hiện nay là rất cần thiết.
3. Phê phán không tự học, dựa dẫm, ỷ lại,…
4. Rút ra bài học nhận thức và hành động từ việc tìm hiểu về tự học.
b. Yêu cầu về thao tác nghị luận: Thường sử dụng kết hợp các thao tác sau:
- Thao tác trình bày luận điểm: Gồm hai thao tác diễn dịch và qui nạp (nên sử dụng diễn dịch).
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 41
- Thao tác làm rõ luận điểm gồm: Thao tác giải thích để làm rõ nội dung ý kiến hay khái niệm ở đề
bài. Thao tác phân tích để chia tách vấn đề thành nhiều khía cạnh, chỉ ra các biểu hiện cụ thể của vấn đề.
Thao tác chứng minh để làm sáng tỏ vấn đề. Thao tác bình luận để khẳng định vấn đề. Thao tác bác bỏ
để phê phán, phủ nhận khía cạnh sai lệch.
c. Yêu cầu về phạm vi tư liệu (dẫn chứng):
- Bài nghị luận xã hội chủ yếu lấy dẫn chứng trong thực tế đời sống. Ngoài ra, có thể lấy dẫn chứng
thơ, văn có liên quan (Ví dụ nói về phong trào Tiếp sức mùa thi có thể đưa câu ca dao: Nhiễu điều phủ lấy
giá gương – Người trong một nước phải thương nhau cùng).
• Lưu ý: Trong ba yêu cầu trên, yêu cầu nội dung là quan trọng nhất.
BƯỚC 2: LẬP DÀN Ý
- Lập dàn ý là tìm ra các ý và sắp xếp một cách hợp lí các ý trong bố cục ba phần của bài văn. Dàn ý
cần thật ngắn gọn, chỉ ghi lại những từ ngữ then chốt của từng ý
* Lưu ý:
- Phải có dàn ý trước khi viết bài. Không có dàn ý thì nghĩ gì viết nấy, nghĩ sao viết vậy, sẽ dẫn đến
tình trạng bài văn thiếu ý hoặc sắp xếp ý không hợp lí.
- Phải nhớ cấu trúc bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và cấu trúc bài văn nghị luận về một
hiện tượng đời sống, dựa vào cấu trúc bài văn để lập ra dàn ý phù hợp cho đề bài đã cho. Dưới đây là cấu
trúc bài văn của hai dạng đề nói trên:
CẤU TRÚC BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
I/. Mở bài:
- Giới thiệu ý có liên quan để dẫn vào tư tưởng, đạo lí.
- Nêu vấn đề:
+ Đề bài có câu trích thì ghi lại nguyên văn câu trích (cả xuất xứ nếu có) và nhận định đúng hay
không đúng (đề 1).
+ Đề bài không có câu trích thì nêu ý của đề và nêu nhận định phù hợp với đề bài. Ví dụ đề 2: Sau
khi giới thiệu ý có liên quan sẽ đưa ra nhận định: Tự học đối với học sinh hiện nay là vô cùng quan trọng.
II/. Thân bài:
Ý
Tư tưởng đúng
Tư tưởng không đúng
1
Làm rõ tư tưởng, đạo lí (giải thích, có thể nêu ví dụ).
2 Phân tích những mặt đúng, chỉ ra ý nghĩa, tác
Phân tích các mặt sai, chỉ ra tác hại của tư
dụng của tư tưởng, đạo lí.
tưởng lệch lạc, quan niệm sai trái.
3 Bác bỏ những tư tưởng sai lệch có liên quan đến Nêu quan niệm đúng có liên quan đến vấn đề, chỉ
vấn đề.
rõ ý nghĩa, tác dụng.
4
Rút ra bài học nhận thức và hành động
III/. Kết bài: Nhận định chung, cảm nghĩ chung về tư tưởng, đạo lí.
CẤU TRÚC BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I/. Mở bài:
- Giới thiệu ý có liên quan để dẫn vào hiện tượng.
- Nêu vấn đề: Nêu hiện tượng và nhận định chung (là hiện tượng tốt, cần học tập, phát huy hay xấu,
nhiều tác hại, cần khắc phục; hoặc từ ngữ phù hợp với đề bài).
II/. Thân bài:
Ý
Hiện tượng tốt
Hiện tượng xấu
1
Trình bày về hiện tượng, hiện trạng thực tế (giải thích, nêu biểu hiện).
2
Phân tích ý nghĩa của hiện tượng.
Phân tích tác hại của hiện tượng.
3
Phê phán hiện tượng trái ngược.
Phân tích nguyên nhân của hiện tượng.
4
Đề xuất phương hướng rèn luyện.
Đề xuất biện pháp khắc phục hiện tượng.
III/. KẾT BÀI: Kết luận chung về hiện tượng. Cảm nghĩ cá nhân.
* Khi lập dàn ý, điều khó đối với học sinh là không tìm ra ý nhỏ để làm rõ các ý lớn trong
phần thân bài, đó là do các em không biết cách mà thôi. Để làm được điều này, cần suy ngẫm, hiểu
nghĩa của từ ngữ, cần xuất phát từ thực tế đã biết, liên hệ với vấn đề, rút ra nhận xét thì sẽ có được
ý. Luôn đặt ra câu hỏi: Để cho người đọc hiểu được hay thuyết phục người đọc về ý này thì cần có
những lí lẽ, dẫn chứng nào ?
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 42
- Ví dụ 1: Ở đề bài 2, để giải thích phương châm “Học đi đôi với hành”, cần suy ngẫm: phải giải thích
“học” là gì, “hành” là gì, và “đi đôi” là thế nào. Giải thích về “học”, “hành”: liên hệ thực tế học tập của
học sinh các môn Văn, Toán,… sẽ biết được: “học” là chỉ việc tiếp thu về lí thuyết, “hành” là chỉ việc vận
dụng lí thuyết vào làm bài tập. Ý cả câu là: trong học tập, học lí thuyết và làm bài tập luôn phải tiến hành
đồng thời với nhau (đi đôi).
- Ví dụ 2: Ở đề bài 3, để tìm ra các ý để khẳng định tự học đối với học sinh hiện nay là rất cần thiết, cần
suy ngẫm về việc học của học sinh, từ đó sẽ tìm ra các ý: Tự học khi chuẩn bị bài trước khi đến lớp có tác
dụng gì ? Tự học ở nhà sau khi học bài trên lớp có tác dụng gì ? Phải tự mình đọc thêm tài liệu, làm thêm
bài tập (tự học) mới mở rộng, nâng cao được kiến thức,…
BƯỚC 3: VIẾT BÀI
Cần chú ý:
- Mở bài: Viết một đoạn văn (khoảng 3 câu). Chú ý: Mở bài cần ngắn gọn, quan trọng là nêu đúng vấn đề
bàn luận, cần nêu vấn đề phù hợp với đề bài.
- Thân bài: Nêu câu chủ đề cho các ý trong phần thân bài. Phải có các đoạn văn để trình bày ý mạch lạc
(điều này rất quan trọng). Để làm rõ các ý, phải có dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục. Dẫn chứng và lí lẽ phải
luôn phải bám sát thực tế đời sống, cần cụ thể, thiết thực, không mơ hồ, chung chung.
- Kết bài: Viết một đoạn văn (khoảng 3 câu). Mở đầu phần kết bài bằng từ “Tóm lại”, phải chú ý kết luận
về vấn đề.
- Cả bài văn: Phải dùng từ, viết câu đúng, diễn đạt lưu loát. Kinh nghiệm là: Từ nào không hiểu nghĩa thì
không dùng. Luôn nhớ phải chấm câu, trước khi chấm câu, cần đọc lướt qua câu vừa viết xem đã có nội
dung thông báo với người đọc chưa. Để diễn đạt không lủng củng, viết câu sau cần “liếc” qua câu trước,
“nhẩm trong miệng” rồi mới viết câu ra giấy,…
* Xem kĩ mục B.
BƯỚC 4: KIỂM TRA BÀI LÀM
- Đọc lại bài và sửa chữa nhỏ (một vài lỗi thông thường). Không thể sửa chữa lớn (thiếu ý, thiếu dẫn
chứng…). Để không phải sửa chữa lớn, phải có dàn ý và đối chiếu với đề bài, kiểm tra kĩ dàn ý trước khi
viết bài.
B. MINH HỌA CÁC BƯỚC LÀM BÀI
Ví dụ minh họa là hai câu làm văn nghị luận xã hội trong đề thi tốt nghiệp năm 2009, năm 2010 và
các bước làm bài.
Khi đọc các bài viết tham khảo cần chú ý: Những câu in đậm chữ đứng là câu nêu vấn đề, kết thúc
vấn đề, câu chủ đề cho các ý lớn. Câu chữ đậm nghiêng là ý chính của các ý nhỏ trong ý lớn. Thân bài
có chia thành nhiều đoạn văn để trình bày các ý được rõ.
Ví dụ 1 (đề thi tốt nghiệp năm 2009)
Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của việc đọc
sách.
BƯỚC 1: TÌM HIỂU ĐỀ
- Dạng đề: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; không có câu trích.
- Yêu cầu nội dung: Phát biểu ý kiến về tác dụng của việc đọc sách. Ý kiến là: đọc sách có nhiều tác
dụng, bài văn cần có bốn ý: Giải thích: “Sách”, “Đọc sách”. Đánh giá: Đọc sách có nhiều tác dụng, phân
tích các tác dụng của việc đọc sách. Phê phán: Không đọc sách,… Bài học nhận thức và hành động.
BƯỚC 2: LẬP DÀN Ý
I/. Mở bài:
- Nhận định: Đọc sách có nhiều tác dụng.
II/. Thân bài:
1/. Nêu ví dụ từ đó giải thích: “Sách” là kho tàng tri thức, kĩ năng. “Đọc sách” là hoạt động tiếp thu tri
thức, kĩ năng.
2/. Nêu các ví dụ và phân tích tác dụng của đọc sách:
- Mở mang hiểu biết…
- Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm…
- Có thêm nhiều kĩ năng…
- Có tác dụng giải trí…
3/. Phê phán người không quí trọng sách, lười đọc, đọc không lựa chọn, không đúng lúc.
4/. Bài học:
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 43
- Nhận thức tầm quan trọng của đọc sách.
- Hành động: Đọc sách liên quan đến học tập. Còn cần đọc thêm sách khác. Biết chọn sách để đọc, đọc
sách đúng cách đúng lúc.
III/. Kết bài: Đánh giá chung tác dụng của đọc sách, mọi người cần đọc sách.
BƯỚC 3: VIẾT BÀI
BƯỚC 4: KIỂM TRA BÀI LÀM (Đã thực hiện)
Ví dụ 2 (đề thi tốt nghiệp năm 2010):
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu thương con
người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay.
BƯỚC 1: TÌM HIỂU ĐỀ
- Dạng đề: Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Yêu cầu nội dung: Trình bày suy nghĩ về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ hiện nay. Là hiện
tượng tốt, bài làm cần có bốn ý sau: Giải thích “lòng yêu thương con người”. Đánh giá: ý nghĩa của “lòng
yêu thương con người”. Phê phán sự vô cảm. Phương hướng rèn luyện.
BƯỚC 2: LẬP DÀN Ý
I/. Mở bài:
- Nêu ý: Yêu thương con người là truyền thống của dân tộc. Nhận định: Tuổi trẻ hiện nay đang có những
hành động thể hiện lòng yêu thương con người…
II/. Thân bài:
1. Giải thích:
- “Lòng yêu thương”: là đồng cảm, chia sẻ, là phẩm chất tốt của con người.
- Biểu hiện lòng yêu thương con người của tuổi trẻ hiện nay: quan tâm, giúp đỡ người khó khăn,…
2. Đánh giá: Lòng yêu thương con người của tuổi trẻ hiện nay có ý nghĩa sâu sắc, phân tích các ví dụ để
thấy:
- Hành động của tuổi trẻ tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trong xã hội.
- Phát huy được truyền thống dân tộc.
3. Phê phán thái độ vô cảm của một số thanh niên hiện nay.
4. Phương hướng rèn luyện: Chia sẻ, quan tâm, giúp đỡ người khó khăn.
III/. Kết bài: Đánh giá chung ý nghĩa lòng yêu thương của tuổi trẻ. Cảm nghĩ cá nhân.
BƯỚC 3: VIẾT BÀI
BƯỚC 4: KIỂM TRA BÀI LÀM
(Đã thực hiện)
CHUYÊN ĐỀ 10
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
1. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
Đối tượng của kiểu bài này rất đa dạng. Nó có thể là một bài thơ, một đoạn thơ, một hình tượng,…
1.1. Cách làm.
- Vận dụng những kỹ năng chung về các bước làm văn nghị luận;
- Tập trung tìm hiểu, phân tích từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ, cảm hứng,…của bài
thơ, đoạn thơ cần nghị luận.
1.2. Dàn bài tổng quát.
1.2.1. Mở bài.
Thường có những ý sau:
- Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ:
+ Những nét tiêu biểu về tác giả có liên quan đến nội dung vấn đề sẽ nghị luận;
+ Hoàn cảnh ra đời của bài thơ, xuất xứ đoạn thơ;
+ Chủ đề (Hoặc ý chủ đạo cần nghị luận) của bài thơ, đoạn thơ.
- Trích dẫn bài thơ, đoạn thơ. Có ba cách trích dẫn:
+ Chép đầy đủ;
+ Trích dẫn đầu – cuối (đối với đoạn thơ quá dài);
+ Nêu tên bài thơ mà không trích dẫn (đối với bài thơ quá dài).
1.2.2. Thân bài.
Lần lượt nghị luận, bàn bạc, phân tích về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ
qua từng phần của bài thơ, đoạn thơ.
1.2.3. Kết bài.
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 44
- Đánh giá chung bài thơ, đoạn thơ về các phương diện:
+ Giá trị tư tưởng và nghệ thuật;
+ Tác dụng của bài thơ, đoạn thơ.
- Cảm nghĩ của người viết.
2. Nghị luận một ý kiến bàn về văn học.
Đối tượng của kiểu bài này có thể là một ý kiến, nhận định về văn học sử, về lý luận văn học hoặc
vè tác phẩm văn học,…
2.1. Cách làm.
- Vận dụng những kỹ năng chung về các bước làm văn nghị luận;
- Tập trung bàn luận, giải thích, nêu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó đối với văn học và đời sống.
2.2. Dàn bài tổng quát.
2.2.1 Mở bài.
- Giới thiệu nguồn gốc, xuất xứ của ý kiến;
- Trích dẫn ý kiến;
- Nhận định, đánh giá khái quát về ý kiến.
2.2.2. Thân bài.
- Giải thích nội dung ý nghĩa của ý kiến.
- Lần lượt phân tích, bình luận, chứng minh các khía cạnh của ý kiến.
2.2.3. Kết bài.
- Khẳng định về tính đúng hoặc sai của ý kiến;
- Tác dụng của ý kiến đối với đời sống văn học.
3. Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.
Đối tượng của kiểu bài này có thể là giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, đoạn trích nói
chung; một phương diện, một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của tác phẩm, đoạn trích hoặc các tác
phẩm đoạn trích khác nhau.
3.1. Cách làm.
- Vận dụng những kỹ năng chung về các bước làm văn nghị luận;
- Tập trung tìm hiểu, phân tích, đánh giá vấn đề qua các phương diện ngôn ngữ, kết cấu, tình huống,
cách xây dựng nhân vật, nghệ thuật kể chuyện,…
3.2. Dàn bài tổng quát.
3.2.1. Mở bài.
Thường có những ý sau:
- Giới thiệu khái quát về tác phẩm, đoạn trích:
+ Những nét tiêu biểu về tác giả có liên quan đến nội dung vấn đề sẽ nghị luận;
+ Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm; xuất xứ đoạn trích;
- Nêu ý chủ đạo của tác phẩm, đoạn trích.
- Nhận định khái quát về ý chủ đạo ấy.
3.2.2. Thân bài.
Lần lượt bàn bạc, phân tích những khía cạnh của vấn đề cần nghị luận về tác phẩm hoặc đoạn trích
đó.
3.2.3. Kết bài.
- Đánh giá chung đối với vấn đề đã nghị luận về tác phẩm, đoạn trích;
- Cảm nghĩ của người viết đối với vấn đề đã nghị luận về tác phẩm, đoạn trích.
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 45
MỤC LỤC
Phần 1: Giới thiệu chung.................................................................................. Trang 1
Phần 2 : Nội dung
Chuyên đề 1: Giai đoạn Văn học Việt Nam..................................................... Trang 1
Chuyên đề 2: Tác gia Văn học Việt Nam ........................................................ Trang 2
Chuyên đề 3: Tác gia, tác phẩm Văn học nước ngoài...................................... Trang 5
Chuyên đề 4: Văn chính luận........................................................................... Trang 8
Chuyên đề 5: Thơ............................................................................................. Trang 11
Chuyên đề 6: Truyện ngắn............................................................................... Trang 18
Chuyên đề 7: Tùy bút, ký, kịch........................................................................ Trang 31
Chuyên đề 8: Kỹ năng chung về làm văn nghị luận......................................... Trang 36
Chuyên đề 9: Kỹ năng làm văn nghị luận xã hội............................................. Trang 40
Chuyên đề 10 : Kỹ năng làm văn nghị luận văn học........................................Trang 46
Mục lục: ........................................................................................................... Trang 48
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2011 - THPT Gia Viễn
Trang 46
[...]... Trang 12 1 Nờu HCST, mc ớch sỏng tỏc tỏc phm Nguyn ỡnh Chiu Ngụi sao sỏng trong vn ngh dõn tc 2 Nờu h thng lun im chớnh ca tỏc phm Nguyn ỡnh Chiu Ngụi sao sỏng trong vn ngh dõn tc 3 Ti sao Phm Vn ng li khng nh cuc i v th vn Nguyn ỡnh Chiu l ngụi sao sỏng trờn bu tri vn ngh ca dõn tc? 4 Nờu giỏ tr ca tỏc phm Nguyn ỡnh Chiu Ngụi sao sỏng trong vn ngh dõn tc THễNG IP NHN NGY TH GII PHềNG CHNG AIDS, 1- 12. .. (Cụ-phi An-nan) I Tỡm hiu chung : 1 Tỏc gi : - Cụ - phi An - nan l ngi Chõu Phi da en u tiờn c bu gi chc v Tng Th ký Liờn Hip Quc - ễng c trao gii thng Nobel hũa bỡnh nm 2001 2 Hon cnh ra i : Thỏng 12 nm 2003 gi ti nhõn dõn ton th gii nhõn Ngy th gii phũng chng AIDS II Ni dung : 1 Phn nờu vn : - Cỏch õy 2 nm, nm 2001 cỏc quc gia ó cú tuyờn b chung v cam kt phũng chng HIV/AIDS v a ra mt lot mc tiờu... V chng A Ph ca Tụ Hoi 2/ Khỏi quỏt nhng nột c sc v ngh thut ca tỏc phm V chng A Ph (Tụ Hoi) BI LM VN 5 * 1: Phõn tớch giỏ tr nhõn o ca truyn ngn V chng A Ph ca nh vn Tụ Hoi (phn trớch trong sỏch Ng vn 12, Tp hai, NXB Giỏo dc 2008) ( thi tt nghip nm 2009- chng trỡnh Chun) * 2: Phõn tớch sc sng tim tng ca nhõn vt M (t khi b bt v lm con dõu tr n cho nh thng lớ Pỏ Tra n khi trn khi Hng Ngi) trong truyn... vt ngi n b hng chi trong truyn ngn Chic thuyn ngoi xa ca Nguyn Minh Chõu 2: Trỡnh by suy ngh ca anh (ch) v nhõn vt tụi (ngh s nhip nh Phựng) trong tỏc phm Chic thuyn ngoi xa ca Nguyn Minh Chõu (Ng vn 12, tp hai, tr 69) CHUYấN 7 TY BT Kí V KCH Ngi lỏi ũ Sụng (Trớch - Nguyn Tuõn) A Gii thiu Tỏc gi - Tỏc phm - NguynTuõn l ngi ngh s cú phong cỏch ngh thut c ỏo: uyờn bỏc v ti hoa - NLS l bi tựy bỳt c ... phng phỏp v k nng c bn giỳp cỏc em hc sinh 12 khụng phi lỳng tỳng gp cỏc NLXH v ng thi cú th gii quyt tt cỏc yờu cu Bi ngh lun xó hi chng trỡnh 12 trung vo dng : - Ngh lun v mt t tng o lớ... tr ca tỏc phm Nguyn ỡnh Chiu Ngụi sỏng ngh dõn tc THễNG IP NHN NGY TH GII PHềNG CHNG AIDS, 1- 12 2003 (Cụ-phi An-nan) I Tỡm hiu chung : Tỏc gi : - Cụ - phi An - nan l ngi Chõu Phi da en u tiờn... gi chc v Tng Th ký Liờn Hip Quc - ễng c trao gii thng Nobel hũa bỡnh nm 2001 Hon cnh i : Thỏng 12 nm 2003 gi ti nhõn dõn ton th gii nhõn Ngy th gii phũng chng AIDS II Ni dung : Phn nờu : -