Chợ là nơi trao đổi hàng hoá của cư dân địa phương. Chợ đặt ở làng nào, xã nào thường lấy tên của làng, xã ấy mà gọi. Ở nông thôn Việt Nam, thường mỗi xã hoặc một vài làng liền kề nhau có một cái chợ. Chợ là nơi trao đổi hàng hoá của cư dân địa phương. Chợ đặt ở làng nào, xã nào thường lấy tên của làng, xã ấy mà gọi. Nói nôm na đó là loại chợ quê. Quang cảnh chợ quê rất đơn giản, vài cái lều lợp gianh, lợp lá trên mấy cái cọc tre nhỏ, đơn giản. Có khi không có lều quán mà chỉ là một bãi đất trống. Người bán bày sản phẩm thành hàng, thành dãy hai bên lối di. Chủng loại hàng hoá, đa phần là những sản vật địa phương do vậy mà thay đổi theo mùa, vụ. Chợ quê cũng có sự "phân cấp" một cách tự nhiên thành chợ Làng, chạ xã, chợ huyện, chợ tình... Người ta gọi chợ theo cấp hành chính và quy mô chợ cũng từ đó mà to dần lên. Ngày nay chỉ còn dấu vết chợ quê ở làng, ở xã, còn chợ huyện, chợ tỉnh hầu như đã biến thành những trung tâm buôn bán lớn trong vùng. Do nhu cầu trao đổi, mua bán nên ngày nào cũng họp chợ. Vì vậy mà mất đi phiên chợ truyền thống ngày trước. Chợ quê lại có hai loại, chợ phiên và chợ hôm. Chợ phiên họp vào những ngày theo một chu kỳ nhất định. Khi nói chợ họp ngày ba và ngày tám, có nghĩa là phiên chợ họp vào những ngày mồng ba, mồng tám, mười ba, mười tám, hai ba, hai tám hàng tháng (theo âm lịch). Gần đây nhiều chợ chọn ngày chủ nhật làm phiên họp chính. Phiên chợ chính bao giờ cũng đông người hơn phiên chợ xép (chợ họp không đúng phiên). Ngoài những sản phẩm địa phương, ở chợ phiên mặt hàng đa dạng hơn bởi sự góp mặt của các hàng công nghiệp đắt tiền. Chợ hôm thì ngày nào cũng họp. Người mua người bán chỉ thưa thớt, trao đổi những hàng thiết yếu hàng ngày, hàng tươi sống như rau, hoa quả, dầu, muối, tôm cá, trứng... Chợ thường họp vào buổi sáng sớm hay chiều. Nếu chợ họp vào buổi chiều người ta hay gọi là chợ chiều. Trích: loigiaihay.com
Chợ là nơi trao đổi hàng hoá của cư dân địa phương. Chợ đặt ở làng nào, xã nào thường lấy tên của làng, xã ấy mà gọi. Ở nông thôn Việt Nam, thường mỗi xã hoặc một vài làng liền kề nhau có một cái chợ. Chợ là nơi trao đổi hàng hoá của cư dân địa phương. Chợ đặt ở làng nào, xã nào thường lấy tên của làng, xã ấy mà gọi. Nói nôm na đó là loại chợ quê. Quang cảnh chợ quê rất đơn giản, vài cái lều lợp gianh, lợp lá trên mấy cái cọc tre nhỏ, đơn giản. Có khi không có lều quán mà chỉ là một bãi đất trống. Người bán bày sản phẩm thành hàng, thành dãy hai bên lối di. Chủng loại hàng hoá, đa phần là những sản vật địa phương do vậy mà thay đổi theo mùa, vụ. Chợ quê cũng có sự "phân cấp" một cách tự nhiên thành chợ Làng, chạ xã, chợ huyện, chợ tình... Người ta gọi chợ theo cấp hành chính và quy mô chợ cũng từ đó mà to dần lên. Ngày nay chỉ còn dấu vết chợ quê ở làng, ở xã, còn chợ huyện, chợ tỉnh hầu như đã biến thành những trung tâm buôn bán lớn trong vùng. Do nhu cầu trao đổi, mua bán nên ngày nào cũng họp chợ. Vì vậy mà mất đi phiên chợ truyền thống ngày trước. Chợ quê lại có hai loại, chợ phiên và chợ hôm. Chợ phiên họp vào những ngày theo một chu kỳ nhất định. Khi nói chợ họp ngày ba và ngày tám, có nghĩa là phiên chợ họp vào những ngày mồng ba, mồng tám, mười ba, mười tám, hai ba, hai tám hàng tháng (theo âm lịch). Gần đây nhiều chợ chọn ngày chủ nhật làm phiên họp chính. Phiên chợ chính bao giờ cũng đông người hơn phiên chợ xép (chợ họp không đúng phiên). Ngoài những sản phẩm địa phương, ở chợ phiên mặt hàng đa dạng hơn bởi sự góp mặt của các hàng công nghiệp đắt tiền. Chợ hôm thì ngày nào cũng họp. Người mua người bán chỉ thưa thớt, trao đổi những hàng thiết yếu hàng ngày, hàng tươi sống như rau, hoa quả, dầu, muối, tôm cá, trứng... Chợ thường họp vào buổi sáng sớm hay chiều. Nếu chợ họp vào buổi chiều người ta hay gọi là chợ chiều. Trích: loigiaihay.com