1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Tổng kết phần tập làm văn lớp 9

2 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 7,65 KB

Nội dung

I. CÁC KIỂU VĂN BẢN ĐÃ HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH Đọc bảng tổng kết sau và trả lời câu hỏi.   1. So sánh và tự rút ra nhận xét về sự khác nhau giữa các kiểu văn bản. Gợi ý: So sánh trên từng đặc điểm: mục đích, nội dung, phương thức biểu đạt, các phương pháp sử dụng và yêu cầu về ngôn ngữ. 2. Các kiểu văn bản trên có thay thế cho nhau được hay không? Vì sao? Gợi ý: Mỗi kiểu văn bản phù hợp với mục đích riêng, với thế mạnh riêng, phù hợp với những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Vì thế, không thể thay thế các kiểu văn bản cho nhau. 3. Các phương thức biểu đạt trên có thể được phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể hay không? Vì sao? Nêu một ví dụ minh hoạ. Gợi ý: Trong văn bản cụ thể, các phương thức biểu đạt có thể kết hợp với nhau để tạo ra hiệu quả giao tiếp cao nhất. Sự kết hợp sẽ phát huy được thế mạnh của từng phương thức trong những mục đích, nội dung cụ thể. 4. Từ bảng trên, hãy cho biết kiểu văn bản và hình thức thể hiện, thể loại tác phẩm văn học có gì giống nhau và khác nhau. Gợi ý: Kiểu văn bản là cơ sở. Một kiểu văn bản có thể có những hình thức văn bản khác nhau. Kiểu văn bản không đồng nhất với thể loại tác phẩm văn học. Tuy nhiên, mỗi thể loại văn học thường gắn với một kiểu văn bản như là yếu tố cơ sở. Không thể đồng nhất giữa kiểu văn tự sự với thể loại văn học tự sự. Nhưng trong thể loại văn học tự sự, yếu tố tự sự (kể chuyện) giữ vai trò chủ đạo.Tương tự như vậy, kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình là khác nhau nhưng trong thể loại văn học trữ tình, yếu tố biểu cảm (bộc lộ tình cảm, cảm xúc) giữ vai trò chủ đạo. Cũng có thể thấy đặc điểm này trong tác phẩm nghị luận. Người viết có thể sử dụng thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận. Các yếu tố này giúp cho việc triển khai, thuyết phục luận điểm. 5. Hãy kể tên các thể loại văn học đã học. Gợi ý: Tự sự, trữ tình, kịch, kí. 6. Mỗi thể loại văn học có thể sử dụng nhiều phương thức biểu đạt không? Gợi ý: Các phương thức biểu đạt khác nhau có thể được kết hợp sử dụng trong một thể loại văn học. Ví dụ: Tự sự (thể loại văn học) có thể sử dụng các phương thức biểu đạt tự sự, thuyết minh, miêu tả, biểu cảm… Văn bản thơ, truyện, kịch có thể sử dụng yếu tố nghị luận. II. PHẦN TẬP LÀM VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS 1. Phần Văn và tập làm văn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nắm vững những kiến thức, kĩ năng của phần Tập làm văn thì mới có khả năng đọc – hiểu tốt và ngược lại. Các văn bản (hoặc đoạn trích) trong phần Văn là những biểu hiện cụ thể, sinh động của các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt. 2. Những nội dung của phần Tiếng Việt có liên quan mật thiết với phần Văn và Tập làm văn. Cần nắm chắc những kiến thức và vận dụng được các kĩ năng về từ ngữ, câu, đoạn để khai thác nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong các văn bản (hoặc đoạn trích) cũng như để viết, nói cho tốt. 3. Các phương thức biểu đạt như miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh là những phương thức không thể thiếu đối với việc làm văn. Rèn luyện kĩ năng làm văn, thực chất cũng là rèn luyện sử dụng miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh trong những tình huống cụ thể. III. CÁC KIỂU VĂN BẢN TRỌNG TÂM Xem kĩ lại bảng tổng kết các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt ở mục (I) để nắm vững những kiến thức và định hướng kĩ năng về: - Văn bản thuyết minh; - Văn bản tự sự; - Văn bản nghị luận. Với mỗi kiểu văn bản, hãy chú ý tới những vấn đề sau: - Mục đích biểu đạt của kiểu văn bản ấy là gì? - Kiểu văn bản ấy có những đặc điểm gì về nội dung? - Phương pháp thường dùng trong kiểu văn bản? - Đặc điểm ngôn ngữ, cách diễn đạt, bố cục của kiểu văn bản? Đặc biệt chú ý tới kiểu văn bản nghị luận, nhất là nghị luận văn học.  loigiaihay.com

I. CÁC KIỂU VĂN BẢN ĐÃ HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH Đọc bảng tổng kết sau và trả lời câu hỏi. 1. So sánh và tự rút ra nhận xét về sự khác nhau giữa các kiểu văn bản. Gợi ý: So sánh trên từng đặc điểm: mục đích, nội dung, phương thức biểu đạt, các phương pháp sử dụng và yêu cầu về ngôn ngữ. 2. Các kiểu văn bản trên có thay thế cho nhau được hay không? Vì sao? Gợi ý: Mỗi kiểu văn bản phù hợp với mục đích riêng, với thế mạnh riêng, phù hợp với những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Vì thế, không thể thay thế các kiểu văn bản cho nhau. 3. Các phương thức biểu đạt trên có thể được phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể hay không? Vì sao? Nêu một ví dụ minh hoạ. Gợi ý: Trong văn bản cụ thể, các phương thức biểu đạt có thể kết hợp với nhau để tạo ra hiệu quả giao tiếp cao nhất. Sự kết hợp sẽ phát huy được thế mạnh của từng phương thức trong những mục đích, nội dung cụ thể. 4. Từ bảng trên, hãy cho biết kiểu văn bản và hình thức thể hiện, thể loại tác phẩm văn học có gì giống nhau và khác nhau. Gợi ý: Kiểu văn bản là cơ sở. Một kiểu văn bản có thể có những hình thức văn bản khác nhau. Kiểu văn bản không đồng nhất với thể loại tác phẩm văn học. Tuy nhiên, mỗi thể loại văn học thường gắn với một kiểu văn bản như là yếu tố cơ sở. Không thể đồng nhất giữa kiểu văn tự sự với thể loại văn học tự sự. Nhưng trong thể loại văn học tự sự, yếu tố tự sự (kể chuyện) giữ vai trò chủ đạo.Tương tự như vậy, kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình là khác nhau nhưng trong thể loại văn học trữ tình, yếu tố biểu cảm (bộc lộ tình cảm, cảm xúc) giữ vai trò chủ đạo. Cũng có thể thấy đặc điểm này trong tác phẩm nghị luận. Người viết có thể sử dụng thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận. Các yếu tố này giúp cho việc triển khai, thuyết phục luận điểm. 5. Hãy kể tên các thể loại văn học đã học. Gợi ý: Tự sự, trữ tình, kịch, kí. 6. Mỗi thể loại văn học có thể sử dụng nhiều phương thức biểu đạt không? Gợi ý: Các phương thức biểu đạt khác nhau có thể được kết hợp sử dụng trong một thể loại văn học. Ví dụ: Tự sự (thể loại văn học) có thể sử dụng các phương thức biểu đạt tự sự, thuyết minh, miêu tả, biểu cảm… Văn bản thơ, truyện, kịch có thể sử dụng yếu tố nghị luận. II. PHẦN TẬP LÀM VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS 1. Phần Văn và tập làm văn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nắm vững những kiến thức, kĩ năng của phần Tập làm văn thì mới có khả năng đọc – hiểu tốt và ngược lại. Các văn bản (hoặc đoạn trích) trong phần Văn là những biểu hiện cụ thể, sinh động của các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt. 2. Những nội dung của phần Tiếng Việt có liên quan mật thiết với phần Văn và Tập làm văn. Cần nắm chắc những kiến thức và vận dụng được các kĩ năng về từ ngữ, câu, đoạn để khai thác nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong các văn bản (hoặc đoạn trích) cũng như để viết, nói cho tốt. 3. Các phương thức biểu đạt như miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh là những phương thức không thể thiếu đối với việc làm văn. Rèn luyện kĩ năng làm văn, thực chất cũng là rèn luyện sử dụng miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh trong những tình huống cụ thể. III. CÁC KIỂU VĂN BẢN TRỌNG TÂM Xem kĩ lại bảng tổng kết các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt ở mục (I) để nắm vững những kiến thức và định hướng kĩ năng về: - Văn bản thuyết minh; - Văn bản tự sự; - Văn bản nghị luận. Với mỗi kiểu văn bản, hãy chú ý tới những vấn đề sau: - Mục đích biểu đạt của kiểu văn bản ấy là gì? - Kiểu văn bản ấy có những đặc điểm gì về nội dung? - Phương pháp thường dùng trong kiểu văn bản? - Đặc điểm ngôn ngữ, cách diễn đạt, bố cục của kiểu văn bản? Đặc biệt chú ý tới kiểu văn bản nghị luận, nhất là nghị luận văn học. loigiaihay.com ... CÁC KIỂU VĂN BẢN TRỌNG TÂM Xem kĩ lại bảng tổng kết kiểu văn phương thức biểu đạt mục (I) để nắm vững kiến thức định hướng kĩ về: - Văn thuyết minh; - Văn tự sự; - Văn nghị luận Với kiểu văn bản,... kiểu văn gì? - Kiểu văn có đặc điểm nội dung? - Phương pháp thường dùng kiểu văn bản? - Đặc điểm ngôn ngữ, cách diễn đạt, bố cục kiểu văn bản? Đặc biệt ý tới kiểu văn nghị luận, nghị luận văn. .. dụng ngôn ngữ văn (hoặc đoạn trích) để viết, nói cho tốt Các phương thức biểu đạt miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh phương thức thiếu việc làm văn Rèn luyện kĩ làm văn, thực chất

Ngày đăng: 03/10/2015, 08:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w